Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Những món ăn truyền thống trong bữa tiệc Giáng sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 11 trang )




Những món ăn truyền
thống trong bữa tiệc
Giáng sinh
Khi những cơn gió lạnh Giáng sinh tràn về thì cũng là lúc không khí lễ
hội tràn ngập trên khắp mọi nẻo đường, len lỏi cả vào căn bếp nhà bạn.
Tự tay làm những món đặc trưng Giáng sinh cho chính gia đình mình,
nghe những tiếng xuýt xoa của người thân trong bàn tiệc sum họp là
một niềm hạnh vô biên cho những bà nội trợ.
Webtretho xin giới thiệu đến các mẹ một số món ăn truyền thống, đặc trưng
cho Giáng sinh

Bánh khúc cây (Buche de Noel)

Chiếc bánh khúc cây Noel thân thuộc - Ảnh: Gettyimages
Buche de Noel là một trong nhiều loại bánh nướng truyền thống vào dịp
Giáng sinh, như tên gọi cho thấy, nó có nguồn gốc từ Pháp. Trong lễ hội của
người Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong
suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Đến thế kỷ 19, những
thợ làm bánh đã sáng tạo ra chiếc bánh có hình dáng khúc cây tạo nên chiếc
bánh đặc trưng cho đêm Giáng sinh cho đến ngày nay.
Bánh khúc cây Buche de Noel mang đầy đủ không khí của Giáng sinh đến
cả những nơi không có mùa đông giá lạnh như nước ta. Bạn có thể tự tay
làm một chiếc bánh cho bữa tiệc Giáng sinh của nhà mình với công thức sau:
Nguyên liệu
 Lớp bánh bông lan: 1 khuôn hình chữ nhật 38 x 25 x 2 cm có lót một
lớp giấy chống dính
 4 quả trứng (tách lòng trắng riêng, lòng đỏ riêng)
 150g ( 3/4muỗng ) đường


 1 muỗng cà phê vani
 80 g (3/4 muỗng) bột mì Tây
 25 g (1/4 muỗng ) bột sôcôla
 3/4 muỗng cà phê bột nổi
 1/4 muỗng cà phê muối
 100g mứt dứa
 100g kem tươi dùng để trang trí
Cách làm
Cách làm bánh:
Bật nóng lò nướng ở nhiệt độ 350°F (khoảng 160)
1. Rây bột mì Tây và bột sô-cô-la 2 lần cho thật mịn.
2. Cho lòng đỏ và đường vào đánh cho đến khi chuyển sang màu vàng
nhạt.
3. Đánh lòng trắng trứng và muối cho đến khi không còn nước từ lòng
trắng trứng đọng lại dưới đáy cối. Trứng được đánh bông nổi.
4. Trong khi cho máy đánh lòng trắng trứng, trộn 1/2 hỗn hợp bột ở (1)
vào (2).
5. Lòng trắng đánh bông nổi xong, cho 1/2 vào vị trí giữa tô (4), dùng
muỗng nhựa múc hỗn hợp bột, đường, lòng đỏ trứng phủ lên phần lòng trắng
trứng, vừa quay vòng tô vừa múc hỗn hợp phủ lên lòng trắng trứng cho đến
khi lòng trắng trứng được trộn lẫn vào. Cho 1/2 phần bột còn lại vào trộn
đều, sau đó cho 1/2 lòng trắng trứng còn lại vào trộn đều. Cách trộn tương
tự. Và phải làm nhanh tay để lòng trắng trứng vẫn còn độ nổi bông xốp làm
cho bánh xốp nhẹ khi chín.
6. Đổ bột bánh vào khuôn đã được lót một lớp giấy chống dính. Nướng ở
nhiệt độ quy định trong 15 phút hoặc cho đến khi châm một que thử vào
không bị dính.
Cách cuốn bánh:
1. Bánh chín, lấy bánh ra khỏi khuôn, đặt bánh lên một lớp vải thô. Khi
bánh vẫn đang còn ấm, vừa cuốn bánh vừa nhẹ tay gỡ lớp giấy lót đáy khuôn

ra. Cuốn bắt đầu từ 2 mép ngoài của chiều dài bánh. Để yên như thế cho
bánh nguội.
2. Mở bánh ra, dùng muỗng múc mứt dứa thoa đều lên mặt trong bánh.
Cuốn bánh trở lại. Tạo hình cho bánh theo ý thích.
Trang trí kem:
1. Dùng muỗng nhựa múc hỗn hợp kem đã được đánh mịn phủ đều khắp
mặt khúc cây vừa mới tạo.
2. Dùng nĩa kéo dọc theo thân cây thành những rãnh nhỏ cho giống hình
vỏ cây, cho kẹo đủ hình dáng trang trí theo sở thích của bạn.

Chiếc kẹo cây gậy mang nhiều ý nghĩa tinh thần về lễ Giáng sinh - Ảnh:
Gettyimages
Kẹo cây gậy ( Candy canes)
Từ rất lâu, kẹo cây gậy đã trở thành món ăn không thể thiếu trong lễ Giáng
sinh. Thuở ban đầu, cây kẹo này có hình dáng thẳng và chỉ có màu trắng.
Vào cuối thế kỷ 19, một người thợ làm kẹo ở Ấn Độ đã sáng tạo ra loại kẹo
độc đáo hơn bằng cách uốn cong những chiếc kẹo thẳng và cứng thành hình
chữ “J” – hình chiếc gậy ba-toong. Màu trắng muốt của kẹo biểu hiện cho sự
xuất hiện của Đức Mẹ Đồng Trinh, sự trong trắng vô tội của Chúa.
Độ cứng của kẹo biểu trưng cho ý chí sắt đá, nền tảng vững chắc của nhà thờ
và lời hứa cao cả của Chúa. Những sọc nhỏ màu đỏ tượng trưng cho đau đớn
mà Ðức Chúa phải chịu đựng trước khi ngài chết trên cây Thánh giá.
Kẹo cây gậy Giáng sinh vì thế xuất hiện như một biểu tượng thiêng liêng,
đồng thời giúp con người hướng đến cuộc sống thánh thiện, tốt đẹp hơn mỗi
khi được thưởng thức.
Bánh quy Giáng sinh (Christmas cookies)
Loại bánh với đủ hình dạng, kích cỡ và màu sắc vui nhộn, ngộ nghĩnh đã trở
thành một phần không thể thiếu trong dịp lễ Giáng sinh. Bánh quy xuất hiện
lần đầu tiên ở Châu Âu với các nguyên liệu đa dạng như quế, gừng, tiêu đen,
hạnh nhân, hoa quả khô…

Nhưng chính những người nhập cư Hà Lan và Đức sống ở Mỹ đã tạo ra máy
cắt bánh và các khuôn trang trí dùng trong các dịp lễ hội. Bánh cookie được
xem là loại bánh hình thú đầu tiên có thể ăn được. Sao bạn không thử cùng
bé yêu nhà mình làm món bánh này cho ngày lễ thánh năm nay?

Những chiếc bánh quy ngộ nghĩnh mà các bé thích mê - Ảnh: Inmagine
Nguyên liệu :
 2 trứng gà
 250g bột mì
 150g bơ lạt (còn lạnh, xắt cục)
 150g đường xay
 100g – 150g sôcôla chip,
 1/2 muỗng cà phê bột nổi (baking powder)
Cách làm :
1. Đánh bơ và cho từ từ đường xay vào từ từ đến khi bơ chuyển màu
vàng nhạt, bông xốp.
2. Cho trứng vào đánh đều.
3. Rây sẵn bột mì + bột nổi rồi cho vào đánh tiếp.
4. Cho chip sôco6la vào trộn bằng cây trộn bột
5. Dùng muỗng múc bánh vào khay nướng có lót giấy chống dính thành
từng chiếc nhỏ cách nhau 2cm hoặc cho kem vào bịch bắt đuôi để tạo hình
theo ý thích.
6. Cho vào lò đã nóng ở nhiệt độ 160
o
C, 15 phút sau giảm còn 100
o
C
khoảng 5 phút để sấy cho bánh cứng giòn. Bánh nguội cho vào lọ bảo quản.
Gà tây quay
Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước

Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà
Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh
về.

Món gà nhồi quay thơm nức - Ảnh: Inmagine
Nguyên liệu:
 1 con gà khoảng 2 kg, rửa sạch, dùng giấy thấm lau thật khô cả trong
và ngoài con gà
 1 củ hành tây, 1 củ cà rốt, 1 quả chanh, 1 nhánh cần tây, vài nhánh
hương thảo, húng quế
 1 chén nhỏ dầu ăn (tốt nhất là dầu ô liu)
 Muối, tiêu, tỏi
Cách làm:
Làm nhân nhồi: Cho tất cả hành tây, cà rốt, tỏi, chanh, lá húng quế, lá hương
thảo, cần tây đã cắt nhỏ vào một cái âu lớn. Cho dầu ăn vào, thêm muối cho
đậm rồi trộn đều. Để phần nhân cho ngấm.
Nướng gà:
1. Chặt cổ gà bỏ ra. Cắt phần đầu cánh gà ra một bên. Tiếp đến nhồi
phần nhân đã chuẩn bị vào bụng gà, chú ý nhồi thật đều tay.
2. Dùng dây buộc cố định con gà từ cổ vòng qua cánh xuống đùi và
chân, bắt chéo hai chân gà và cột chặt lại. làm như vậy con gà có hình dáng
đẹp hơn và không bị chảy phần nước ngon trong bụng ra ngoài.
3. Đặt con gà lên khay, tưới đẫm dầu ăn, xoa cho đều trên bề mặt da gà.
Rắc muối, tiêu đều lên thân gà.
4. Cho gà vào lò nướng đã chỉnh ở nhiệt độ 200
o
C, khi nướng được 30
phút thì hạ bớt nhiệt độ xuống 180
o
C và tiếp tục nướng trong 2 giờ nữa. Sau

đó bỏ gà ra khỏi lò, lật lại rồi cho vào lò nướng tiếp ở 220
o
C để gà có màu
nâu vàng bóng đẹp mắt. Phần này chỉ cần thêm 10 phút là được.
5. Tắt lò, lấy gà ra.
Bánh pudding

Chiếc bánh tráng miệng ngọt ngào của đêm Noel - Ảnh: Inmagine
Pudding là chiếc bánh không thể thiếu trong bữa tiệc Giáng sinh với vị thơm
lừng, béo ngậy, có nguồn gốc từ cháo bột mỳ (một loại cháo rất đậm gia vị
mà cả người giàu lẫn người nghèo đều ưa thích) và nhiều loại rau.Tuy nhiên,
bánh pudding ngày nay khác xa “tổ tiên” xưa của chúng.
Vào thế kỷ XV, bánh thường được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ,
vụn bánh mỳ, thảo dược, hành, rau, trái cây khô và gia vị.Khoảng thế kỷ thứ
XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX, thành phần và vị của
nó rất gần với bánh pudding ngày nay đó là những nguyên liệu cao cấp kết
hợp với các hoa quả khô hương vị ngọt ngào.

×