Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỐI QUAN hệ của THỂ dục THỂ THAO với xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.96 KB, 12 trang )

MỐI QUAN HỆ CỦA TDTT VỚI XÃ HỘI
1. Mối quan hệ của TDTT với chính trị
1.1. Khái niệm “chính trị”
Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại “politika”, có nghĩa là
"cơng việc nhà nước” hay "những công việc xã hội". Trong tiếng Hán cổ đại, "chính trị"
nghĩa là “chính sách quốc gia", "cơng việc trị quốc"... Hiện nay, trên thế giới có rất
nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai trị;
những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân phối
tài nguyên hay lợi ích…
Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các hoạt động và các mối quan
hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề chung của toàn xã hội. Đây là
biểu hiện bề ngồi của chính trị. Thực chất, chính trị là mối quan hệ, sự tương tác giữa
chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên trong xã hội với quyền lực chi phối
chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.
Trong các cơng việc chung của xã hội thì cơng việc của nhà nước chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp chiếm ưu thế luôn luôn muốn
giành lấy vai trị thực hiện các cơng việc chung để xác lập và duy trì địa vị thống trị của
giai cấp mình. Chính vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan
hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và
sử dụng quyền lực nhà nước. (Tài liệu đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Như vậy, khái niệm “chính trị” chỉ bắt đầu xuất hiện trong xã hội có giai cấp.
Chính trị bao gồm hệ tư tưởng, quan điểm, đường lối của giai cấp thống trị nhằm duy trì
và sử dụng quyền lực nhà nước. Hệ thống chính trị quy định và điều khiển tồn bộ hoạt
động của xã hội với mục đích giai cấp rõ ràng.


1.2. Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị
Mối quan hệ giữa TDTT và chính trị ln là vấn đề tranh luận của giới nghiên
cứu TDTT. Có người chủ trương: “Khi bạn đã đặt chân vào ngơi nhà chung Olimpíc thì
hãy gạt vấn đề chính trị ra bên ngồi”. Tuy nhiên, tách biệt hồn tồn TDTT và chính
trị, cho rằng giữa chúng khơng có mối quan hệ nào là suy nghĩ rất ấu trĩ. TDTT không


thể tồn tại trong một mơi trường chính trị xã hội “chân khơng”. TDTT là một thành tố
khơng thể thiếu trong xã hội lồi người và chịu sự ảnh hưởng của các lực lượng khác
như chính trị, kinh tế, xã hội …. TDTT có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Tuy
nhiên, nhấn mạnh sự phụ thuộc của TDTT vào chính trị một cách thái quá cũng không
hợp lý. Chúng ta hãy xem xét vấn đề này từ góc độ lịch sử phát triển của TDTT.
Ở giai đoạn mạnh nha hình thành, TDTT quả thực khơng hề liên quan đến chính
trị giai cấp. TDTT được hình thành trong xã hội cơng xã ngun thủy không phân chia
giai cấp và chủ yếu phục vụ cho lao động, giáo dục và rèn luyện sức khỏe.
Sự kết hợp giữa TDTT và chính trị là sản phẩm của xã hội có phân chia giai cấp.
Trong xã hội tiền tư bản, TDTT được sử dụng nhằm mục đích giáo dục đạo đức, duy trì,
bảo vệ quyền lợi giai cấp, huấn luyện quân sự và đấu tranh dân tộc. Trong xã hội tư bản,
TDTT được sử dụng để tuyên truyền chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa
quân quốc, chủ nghĩa hịa bình và các quan niệm giá trị khác nhưng chủ yếu vẫn nhằm
phục vụ và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư bản.
Trong đời sống quốc tế hiện nay, mối quan hệ giữa TDTT và chính trị quốc tế,
chính trị dân tộc càng ngày càng mật thiết. TDTT trở thành một công cụ cho các hoạt
động ngoại giao, đấu tranh quốc tế. Rất nhiều giải thể thao quốc tế, đặc biệt là Đại hội
Olimpíc được coi là nơi để các quốc gia thể hiện sức mạnh và tranh giành ảnh hưởng
quyền lực chính trị. Thậm chí, có người cịn cho rằng: các giải đấu thê thao quốc tế là
những “cuộc chiến” khơng khói thuốc, khơng vũ khí. Nêu ví dụ minh họa: Olimpíc
Matxcơva năm 1980, chỉ có sự tham gia của khối các nước XHCN mà thiếu vắng các
nước tư bản lớn như Mỹ, Anh, Đức…
1.3. Ảnh hưởng của Chính trị đối với TDTT chủ yếu thể hiện ở những mặt
sau:
- Chính trị quyết định mục đích, tính chất của TDTT:


Trong xã hội có giai cấp, chính trị tập trung thể hiện quyền lợi, nguyện vọng và
yêu cầu của giai cấp thống trị. Do đó, mục đích tính chất của TDTT trong xã hội có giai
cấp cũng sẽ mang đặc điểm và dấu ấn giai cấp và thời đại. Giai cấp thống trị sẽ thơng

qua những chính sách, tổ chức và cách quản lý nhất định quyết định tính chất của
TDTT. VD: TDTT của xã hội tư bản chỉ nhằm phục vụ cho nhu cầu giải trí, tăng cường
sức khỏe của giai cấp tư sản. Người dân lao động bình thường hoặc giai cấp cơng nhân
vơ sản khơng có cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng những giá trị tốt đẹp của TDTT.
Ngược lại, trong chế độ XHCN, nhà nước chủ trương mang lại cơ hội tận hưởng các giá
trị văn hóa xã hội (trong đó có TDTT) bình đẳng cho mọi thành viên trong xã hội,
không phân biệt giàu nghèo, cao thấp.
- Thể chế chính trị quyết định thể chế TDTT:
Thể chế TDTT là một bộ phận của thể chế chính trị. Các thể chế chính trị khác
nhau sẽ hình thành nên các thể chế TDTT khác nhau. Thể chế chính trị của chủ nghĩa tư
bản có đặc trưng là phân quyền nên hình thành nên thể chế TDTT về cơ bản do tư nhân,
xã hội quản lý. Ở các nước XHCN, TDTT là một bộ phận sự ngiệp của chính phủ.
Trong thời kì kinh tế kế hoạch, khi các nước XHCN thực thi chế độ chính trị tập trung
cao độ thì TDTT cũng được quản lý theo thể chế nhà nước tập trung. Bước vào giai
đoạn kinh tế thị trường, thể chế chính trị cải thiện, cho phép các tầng lớp xã hội tham
gia nhiều hơn vào hoạt động chính trị thì TDTT cũng xuất hiện xu thế xã hội hóa, các tổ
chức TDTT xã hội hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Tác dụng của TDTT đối với Chính trị
- Cải thiện sức khỏe nhân dân, nâng cao tố chất con người, nâng cao sức mạnh
tổng hợp của quốc gia, thể hiện tính ưu việt của chế độ, góp phần tích cực vào cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bác Hồ đã nói “Dân cường thì nước thịnh”. Một dân tộc không thể mạnh, không
thể tự bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình cũng như không thể xây dựng một đất nước
giàu mạnh với những công dân yếu về thể chất, nhược về tinh thần.
Hội thảo “Nâng cao tầm vóc trẻ em Việt Nam” do Viện Dinh dưỡng Quốc gia và
Hãng Lacdkid (Hàn Quốc) tổ chức ngày 28/9/2013 tại Hà Nội, đã công bố kết quả điều
tra (năm 2010) về chiều cao trung bình của người Việt Nam là thấp nhất trong khu vực
Đông Nam Á và thấp hơn rất nhiều khi so sánh với một số nước phát triển ở khu vực



châu Á (đó là chưa tính đến thời điểm thu thập số liệu nghiên cứu của Việt Nam muộn
hơn 5-6 năm so với các nước), theo đó:
- Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam từ 22 - 26 tuổi (năm 2010) là
1,644m, trong khi đó của Thái Lan là 1,675m (1991-1995); Singapore là 1,706m
(2005); Trung Quốc là 1,702m (2004) và Hàn Quốc là 1,739m (2006).
- Chiều cao trung bình của nữ thanh niên Việt Nam từ 22 - 26 tuổi (năm 2010) là
1,548m, trong khi đó của Thái Lan là 1,573m (1991-1995); Trung Quốc là 1,586m
(2004) và Hàn Quốc là 1,611m (2006).
Tại Hội thảo, các chuyên gia đầu ngành dinh dưỡng cũng khẳng định, việc phát
triển chiều cao của con người phụ thuộc 20% vào di truyền và 80% vào dinh dưỡng,
môi trường sống và rèn luyện thể thao. Như vậy thể dục, thể thao được coi là một trong
3 nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chiều cao và thể lực của con người, bên
cạnh yếu tố dinh dưỡng và di truyền. Một trong những nguyên nhân chính, dẫn đến thể
chất của thanh - thiếu niên nước ta xếp vào loại thấp nhất, so với các nước trong khu
vực, là do học sinh, sinh viên Việt Nam ưa thích chơi Game online, lướt web, xem
phim, tụ tập ăn uống... hơn là những hoạt động TDTT. Điều này dẫn đến việc cơ thể
thiếu vận động, coi nhẹ thể dục, thể thao ở độ tuổi thanh thiếu niên. Lười vận động còn
gây ra hàng loạt các loại bệnh nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo đánh
giá của tạp chí y khoa The Lancet (Anh), Việt Nam chỉ có 15,3% người dân tập thể dục
nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Như vậy, trong 100 người thì chỉ có hơn 15 người bỏ ra
nửa tiếng đồng hồ mỗi ngày để vận động, tỷ lệ này thật đáng báo động so với dân số
hơn 90 triệu người hiện nay.
Tại Lễ công bố Tổng điều tra dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 do Viện Dinh
dưỡng quốc gia (tổ chức ngày 4/4/2013 tại Hà Nội), các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết
quả sau 35 năm (từ năm 1975-2010), chiều cao trung bình của người Việt Nam trưởng
thành chỉ tăng thêm được 4cm và nặng hơn 8kg, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em
dưới 5 tuổi giảm 14% (còn 29,3%), nhưng vẫn nằm trong số 36 quốc gia có tỷ lệ suy
dinh dưỡng thấp cịi trên phạm vi tồn cầu, tình trạng béo phì lại vượt 0,6% so với chiến
lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010, trong đó tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi ở thành
phố lên tới 6,5% (cao hơn mức trung bình 1,5%). Việt Nam đang phải đối mặt với gánh

nặng kép về dinh dưỡng, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm nhưng vẫn ở mức cao, trong khi tỷ


lệ thừa cân, béo phì và các bệnh mãn tính đang gia tăng. Một trong những nguyên nhân
chính được xác định là do chế độ ăn, uống và vận động chưa hợp lý.
Vậy, chúng ta có thể giàu về kinh tế, mạnh về chính trị, có đủ sức đương đầu,
chiến đấu với các thế lực bành trướng nước ngồi ln âm mưu rình rập, thơn tính nước
ta với lực lượng dân số thấp bé về thể hình, yếu về thể lực như vậy không. Nâng cao sức
khỏe nhân dân, cải thiện nguồn nhân lực đất nước là một chức năng chính trị quan trọng
hàng đầu của TDTT. Cụ thể, bằng cách nào?
TDTT là một trong những biện pháp quan trong để nâng cao sức khỏe, thể lực,
nâng cao tố chất của người lao động → nâng cao năng suất lao động → góp phần tăng
trưởng kinh tế → nâng cao tiềm lực quốc gia → xây dựng đất nước.
TDTT góp phần rèn luyện sức khỏe, thể lực cho các chiến sỹ trong lực lượng vũ
trang, cho giới thanh niên để đủ sức khỏe, sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu và chiến
thắng trong công cuộc đấu tranh, giữ vững chủ quyền Tổ quốc → tăng cường sức mạnh
chính trị của đất nước.
TDTT là biện pháp quan trọng để rèn luyện thể chất, nâng cao thể lực, giáo dục
nhân cách cho trẻ em → góp phần bồi dưỡng nguồn lực tương lai cho đất nước → đảm
bảo sức mạnh chính trị vững bền cho đất nước.
TDTT góp phần chăm sóc, cải thiện sức khỏe người cao tuổi, giảm bớt chi phí
khám chữa bệnh cho đối tượng này → tiết kiệm nguồn lực cho đất nước → dành đầu tư
cho những lĩnh vực quan trọng, cấp thiết khác như quốc phòng, an ninh
- Chấn hưng tinh thần dân tộc, giáo dục chủ nghĩa yêu nước.
Đây là giá trị chủ yếu của thể thao thành tích cao. Tại các giải đấu quốc tế, VĐV
đều tham dự theo đơn vị quốc gia, đều mang trên mình màu cờ sắc áo của đất nước. Kết
quả thi đấu của VĐV đều mang những ý nghĩa chính trị nhất định. Những chiến thắng
nức lòng của các VĐV tại các đấu trường quốc tế, những trận cầu nghẹt thở, những
chiến thắng vỡ ịa của đội tuyển Bóng đá … đều có tác dụng hội tụ, chấn hưng tinh thần
dân tộc và giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc một cách tự nhiên, sâu

rộng và hiệu quả.
- Góp phần xây dựng tình đồn kết, hiểu biết và lối sơng hài hịa, thân ái, hữu
nghị giữa con người với con người, giữa các dân tộc khác nhau, duy trì sự ổn định, bình
yên của xã hội.


TDTT là nơi mà con người ở các giai cấp khác nhau, giới tính khác nhau, dân tộc
khác nhau, tơn giáo khác nhau, xuất thân khác nhau, ngôn ngữ khác nhau….đều có thể
hịa chung vào một sân chơi, bỏ lại bên ngồi những sự khác biệt để từ đó thấu hiểu
nhau hơn, đoàn kết hữu nghị hơn, sống chung với nhau một cách thân ái, nhường nhịn
nhau hơn, hịa bình hơn → xã hội nhờ đó mà cũng bớt tranh chấp, căng thẳng, cũng yên
bình hơn. VD: TDTT khu dân cư giúp người dân trong một khu vực sống xích lại gần
nhau hơn, hàng xóm láng giềng hiểu và thân ái với nhau hơn → sống n bình hơn, ít
tranh chấp, cãi cọ hơn.
Tương tự như vậy với TDTT các dân tộc thiểu số, TDTT trong cơng ty – xí
nghiệp …
- Phục vụ cho mục đích ngoại giao của quốc gia.
TDTT là một phương thức ngoại giao đặc biệt. Các giải đấu thể thao quốc tế là
một phần quan trọng của giao lưu văn hóa quốc tế, đưa các quốc gia xích lại gần nhau
hơn, tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị đồn kết giữa các quốc gia, là cơ hội để
các nước giới thiệu, quảng bá hình ảnh thân thiện và vẻ đẹp của đất nước mình, mở
rộng, tăng cường giao lưu quốc tế. Đặc biệt, các sự kiện thể thao lớn của quốc tế và khu
vực như Olimpic,Worldcup, ASIAD, SEAGames… thu hút sự chú ý của hàng triệu,
hàng tỷ người, được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới là cơ hội rất tốt để các quốc
gia giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước đến thế giới. Khi đó, các VĐV – HLV khơng
đơn thuần chỉ có nhiệm vụ thi đấu thể thao mà cịn mang trên mình sứ mệnh của những
sứ giả ngoại giao của đất nước. VD: nếu khơng có SEAGames 27 thì rất ít người VN
hiểu biết về đất nước Myanma, một đất nước cịn khá khép mình, bí ẩn với thế giới.
Điều này cũng giải thích vì sao trong hồn cảnh khó khăn, thiếu thốn của chiến tranh
nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn cử các đoàn VĐV tham gia các giải thi đấu thể thao

quốc tế như GANEFO ….trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. VĐV chúng ta
đến đó, đôi khi không phải để thi đấu đua tranh thứ hạng mà là để nói lên tiếng nói
chính nghĩa của nhân dân VN, để tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với
cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc. Thậm chí, có đơi khi, giao lưu thể thao lại là
nhân tố có trước và làm cầu nối cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
VD như chính sách ngoại giao Bóng bàn của Trung Quốc khi muốn lập lại quan hệ
ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ vào những năm 70 của thế kỉ trước – khi chiến tranh


lạnh đang diễn ra. Chế độ “hưu chiến” (đình chiến) ở Olimpíc cổ đại …. Trong những
ngày Biển Đơng dậy sóng thì sự kiện binh lính của lực lượng vũ trang Việt Nam và
Philippin cùng nhau thi đấu giao hữu Bóng chuyền trên quần đảo Trường Sa được coi là
một minh chứng hùng hồn nhất, hiệu quả nhất cho chức năng chính trị của TDTT. Sự
kiện đó chứng minh rằng: cho dù còn tồn tại bất đồng, tranh chấp nhưng các dân tộc,
các quốc gia trên thế giới hoàn toàn có thể ngồi lại đàm phán với nhau, giải quyết tranh
chấp bằng con đường hịa bình. Trong đó, TDTT là một trong những con đường hóa giải
hiệu quả nhất để các quốc gia xích lại gần nhau hơn.


2. Mối quan hệ giữa TDTT và Kinh tế
2.1. Khái niệm “Kinh tế”
Theo quan điểm của Kinh tế chính trị Mác – Lê nin, kinh tế là toàn bộ hoạt động
sản xuất ra của cải vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
Hoạt động kinh tế (hoạt động sản xuất ra của cải vật chất) của con người bao gồm
2 yếu tố: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự thống nhất và tác động qua lại giữa
2 yếu tố này tạo nên phương thức sản xuất. Bất kì một nền kinh tế nào cũng đều có
phương thức sản xuất tương ứng, phù hợp với nó. Xem xét mối quan hệ giữa TDTT và
kinh tế, trước hết phải xem xét mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và TDTT.
2.2. Mối quan hệ giữa phương thức sản xuất và TDTT
Xã hội lồi người đã trải qua nhiều thời kì phát triển với các loại công cụ lao

động khác nhau: đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, máy hơi nước, điện khí hóa và đến thời kì tự
động hóa và tin học hóa ngày hơm nay. Thời kì đồ đá, đồ đồng, đồ sắt, lao động chủ yếu
dựa vào sức mạnh thể lực, cơ bắp của con người. Ở những thời kì đó, hoạt động lao
động chân tay giản đơn của con người cũng đã bao gồm rất nhiều hoạt động thể lực.
Hoạt động TDTT đan xen luôn vào trong các hoạt động lao động của con người.
Bắt đầu từ khi có động cơ hơi nước cho đến thời kì điện khí hóa, lao động trí óc
đã đóng vai trị ngày càng quan trọng, đặc biệt trong thời kì điện tử hóa và tin học hóa
hiện nay. Lực lượng sản xuất và cơng cụ sản xuất càng phát triển thì tỉ lệ lao động trí óc
trong kết cấu lao động cũng ngày càng cao. Tỉ lệ lao động trí óc cao đồng nghĩa với việc
sẽ hạn chế bớt những kĩ năng vận động vốn có của con người. Con người sẽ dần chuyển
từ lao động thể lực, chân tay (trạng thái vận động) sang những loại hình lao động trí óc
(trạng thái n tĩnh). Trong xã hội lồi người, tình trạng “thừa cân”, “thiếu vận động” sẽ
xuất hiện ngày càng nhiều với những căn bệnh của xã hội văn minh như: tai biến mạch
máu não, tiểu đường, béo phì … Sự phát triển mất cân bằng về thể lực và trí tuệ đã trở
thành một vấn đề xã hội cấp thiết.
Như vậy, sự tiến bộ không ngừng của lực lượng sản xuất đã khiến cho giá trị của
TDTT trong xã hội ngày càng tăng lên. Giá trị này thể hiện ở chỗ TDTT là một biện
pháp quan trọng giúp con người đối phó với nguy cơ về sức khỏe trong xã hội lấy lao
động trí óc làm chính.


Ngược lại, lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất thay đổi sẽ giúp giải
phóng sức lao động của con người, tạo cho con người có nhiều thời gian nhàn rỗi, nhiều
cơ hội tham gia tập luyện và thưởng thức TDTT hơn.
2.3. Mối quan hệ giữa trình độ phát triển kinh tế và TDTT
Sự phát triển TDTT của bất kì quốc gia nào cũng ln chịu sự chi phối của
trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Trình độ phát triển kinh tế về cơ bản sẽ quyết định quy mô và tốc độ phát triển
của TDTT. Những chỉ tiêu cơ bản của nền kinh tế như GDP, thu nhập bình quân đầu
người ... là những chỉ tiêu tiền đề cho sự phát triển của TDTT. Nêu và phân tích các ví

dụ cụ thể: theo một nghiên cứu của học giả nước ngoài, người dân sẽ bắt đầu chú ý và
tăng cường chi tiêu cho các hoạt động TDTT khi thu nhập bình quân đầu người đạt mức
từ 800 – 3000USD/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người hiện nay của VN là
1168USD/người/năm – là mức lý tưởng để bắt đầu tăng chi tiêu cho hoạt động TDTT.
Thực tế, thể thao thế giới cũng chứng minh rằng, các cường quốc TDTT trên
thế giới đại đa số đều là những nước có tiềm lực kinh tế hùng hậu. VD: Mỹ, Úc,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga….Tiềm lực kinh tế hùng hậu mới cho phép đầu
tư lớn để phát triển TDTT, đặc biệt là thể thao thành tích cao. Cuộc chạy đua thành tích
thể thao thành tích cao của thế giới hiện nay không đơn thuần chỉ dừng lại ở thể lực hay
kĩ thuật đơn thuần mà còn là cuộc đua tranh tổng lực ở tất cả các mặt như dinh dưỡng,
phục hồi, trang thiết bị, nghiên cứu khoa học … mà tất cả những yếu tố trên đều đòi hỏi
phải có sự đầu tư kinh tế tương xứng.


2.4. Giá trị kinh tế của TDTT
- TDTT nâng cao tố chất của người lao động, nâng cao chất lượng của lực lượng
sản xuất. TDTT giúp nâng cao trình độ thể lực của người lao động, tăng năng suất lao
động; giúp người lao động phòng tránh và hạn chế được các loại bệnh nghề nghiệp, từ
đó giảm bớt chi phí y tế, giảm bớt gánh nặng khám chữa bệnh cho xã hội. VD:
- TDTT cũng giúp nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động, tăng cường sự
gắn kết, bồi dưỡng tinh thần đồng đội, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ đó thúc
đẩy doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hiệu quả hơn. VD:
- TDTT cũng là một ngành kinh tế mới nổi và đóng góp ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế chung. TDTT là một ngành kinh tế mới nổi, chủ yếu nhằm đáp ứng
nhu cầu rèn luyện sức khỏe và văn hóa tinh thần của con người. Cùng với sự phát triển
của xã hội và lối sống hiện đại, nhu cầu của con người đối với các hoạt động TDTT
ngày càng tăng. Chính vì vậy, từ chỗ khơng có vị trí độc lập, chủ yếu dựa vào nguồn
ngân sách quốc gia, kinh tế TDTT đã ngày càng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh
tế quốc dân. Tại các quốc gia có nền kinh tế và TDTT phát triển, kinh tế TDTT đã trở
thành một trong những ngành trụ cột, đóng góp tỉ lệ lớn vào nền kinh tế quốc dân. Nêu

và phân tích ví dụ cụ thể: những năm 80 của thế kỉ 20, ngành kinh tế TDTT của Mĩ
đóng góp 1,3% vào GDP của cả nước, đứng thứ 22 trong bảng tổng sắp đóng góp của
các ngành trong nền kinh tế quốc dân, thậm chí cịn vượt trên cả các ngành cơng nghiệp
dầu khí, ngành chế tạo ơ tơ, hàng khơng, đồ gỗ ….cùng thời bấy giờ. Đến năm 1995,
ngành kinh tế TDTT của Mĩ vươn lên đứng thứ 11 trong bảng tổng sắp về mức độ đóng
góp cho GDP quốc gia, cao hơn các ngành Bảo hiểm, sản xuất và chế tạo xe cơ giới, sửa
chữa và dịch vụ ô tô…Theo một thống kê năm 1997, người Mĩ thời đó cứ kiếm được
8USD thì sẽ chi 1USD cho các hoạt động rèn luyện, giải trí TDTT. Ngồi Mỹ, có thể kế
đến các quốc gia có nền kinh tế TDTT phát triển, chiếm thứ hạng cao trong bảng tổng
sắp đóng góp vào GDP quốc gia khác như Anh (năm 1990 đứng thứ 5), Ý (chủ yếu
ngành cơng nghiệp Bóng đá – có thể lọt vào top 25 ngành kinh tế lớn), Tây Ban Nha
(1,98% GDP), Phần Lan (1,07% GDP), Thụy Sỹ (3,3% GDP) vào những năm 90 của
thế kỷ 20. Ở các quốc gia này, TDTT thậm chí đã trở thành một điểm tựa, một đòn bẩy
để thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.
3. Mối quan hệ giữa TDTT và văn hóa


3.1. Khái niệm “văn hóa” và “văn hóa thế chất”
Có rất nhiều khái niệm “văn hóa”. Ở đây chúng ta lấy khái niệm được chấp nhận
rộng rãi nhất: Văn hóa là tổng hòa các giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người
sáng tạo ra cũng như phương thức mà con người sáng tạo ra chúng.
Theo sách giáo khoa Lí luận và PP TDTT “TDTT (Văn hóa thể chất) là một bộ
phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài
tập thể lực nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp
phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển tồn diện”.
Như vậy, có thể hiểu: Văn hóa TDTT là tổng hịa các giá trị vật chất và tinh thần
trong hoạt động động TDTT của lồi người. Văn hóa TDTT bao gồm: tri thức TDTT, lý
tưởng TDTT, quan niệm về giá trị TDTT, đạo đức TDTT, thể chế TDTT … cũng như
các điều kiện vật chất của TDTT.
3.2. TDTT là một loại hình hoạt động văn hóa.

- Trước hết, TDTT là một loại hoạt động xã hội mà chỉ có duy nhất ở xã hội loài
người, do con người sáng tạo ra. Đặc trưng quan trọng để phân biệt con người với các
loài động vật khác là: con người có thể sáng tạo ra các loại hình hoạt động văn hóa khác
nhau và TDTT chính là một trong số các loại hình hoạt động văn hóa đó. Các hoạt động
vận động thân thể, tứ chi hay các trị chơi nghịch ngợm của động vật hồn tồn là các
hoạt động bản năng, khơng chứa đựng bất kì ý nghĩa văn hóa nào. Trong khi đó, hoạt
động TDTT là do con người sáng tạo ra trong quá trình lao động, là yếu tố khơng mang
tính di truyền.
- Hoạt động TDTT mang đầy đủ đặc trưng của văn hóa, đó là: tính kế thừa, tính
thời đại, tính dân tộc, tính quốc tế, tính giai cấp … Lấy VD cụ thể để minh họa.
- TDTT không chỉ dừng lại ở các giá trị vật chất bên ngoài như các hình thức vận
động thân thể cũng như các trang thiết bị, sân bãi dụng cụ đi kèm mà TDTT còn có
những nội dung ẩn sâu bên trong như các quan niệm về giá trị, các quy phạm hành vi …
như tinh thần Olimpíc “đồn kết, trung thực, cao thượng”, tơn chỉ Olimpíc “nhanh hơn,
cao hơn, mạnh hơn”, tinh thần “fair play” … đã trở thành một bộ phận trong lý tưởng
đạo đức chung của xã hội lồi người.
Văn hóa TDTT ngày nay sẽ phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, thậm chí
sẽ trở thành một tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của xã hội.


3.3. Giá trị văn hóa của TDTT
- Giá trị văn hóa vĩ đại của TDTT nằm ở chỗ: cũng giống như hoạt động cải tạo
môi trường tự nhiên thông qua lao động của con người, TDTT cũng góp phần cải tạo và
sáng tạo mơi trường. Chỉ có điều, mơi trường đó khơng phải là mơi trường tự nhiên bên
ngồi mà là môi trường sinh lý tự nhiên bên trong của chính mỗi con người. Từ đó thậm
chí có thể cải tạo môi trường sinh lý, tâm lý của một quần thể trong xã hội.
- Giá trị văn hóa của TDTT với vai trị là một loại hình hoạt động thực tiễn còn
nằm ở chỗ TDTT giúp phát triển và nâng cao giá trị của tự thân mỗi con người. Đó là sự
phát triển tồn diện, tự do, hài hịa; là sự phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần
của con người; là sự hài hòa và thống nhất của nhân cách cá nhân và nhân cách xã hội.

- TDTT là một hình thức quan trọng để chuyển tải những nét đặc sắc của các các
dân tộc. VD: Vovinam – truyền tải truyền thống thượng võ, độ dẻo dai, linh hoạt của
người Việt. Đua thuyền, đua ghe go – truyền tải nét đẹp văn hóa của nền văn minh sông
nước; Samurai của Nhật Bản không đơn thuần chỉ là một mơn thể thao mà cịn là linh
hồn của nước Nhật, thể hiện tinh thần quả cảm của người Nhật…..
Giá trị văn hóa của TDTT đã được thể hiện sinh động trong phong trào Olimpíc
hiện đại. Chính nhờ những giá trị văn hóa cao đẹp đó mà TDTT nói chung và phong
trào Olimpíc hiện đại nói riêng nên TDTT mới có được sự phát triển huy hồng như
ngày hơm nay.



×