Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Phương pháp truyền thông về phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 134 trang )

2016 | PDF | 228 Pages





HỘI ĐỒNG CHỈ ĐẠO XUẤT BẢN
Chủ tịch Hội đồng
PGS. TS. PHẠM VĂN LINH
Phó Chủ tịch Hội đồng
PHẠM CHÍ THÀNH
Thành viên
TRẦN QUỐC DÂN
TS. NGUYỄN ĐỨC TÀI
TS. NGUYỄN AN TIÊM
NGUYỄN VŨ THANH HẢO




LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, với địa
hình tương đối phức tạp, đa dạng, hằng năm
Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều loại hình
thiên tai: bão, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán,
xâm nhập mặn... Đặc biệt, thiên tai tại các vùng
núi hiện nay thường xảy ra ở quy mô lớn và cường
độ khó dự báo. Thiên tai đã gây thiệt hại lớn về
tính mạng và tài sản của nhân dân; tác động xấu
đến các ngành kinh tế, đời sống xã hội và tài


nguyên, môi trường của Việt Nam. Chúng ta
không thể loại trừ thiên tai mà chỉ có khả năng
hạn chế và tìm các biện pháp thích ứng để giảm
nhẹ rủi ro thiên tai, để thiên tai không biến thành
thảm họa. Thực tế này đòi hỏi ở sự nỗ lực của các
cấp chính quyền, các tổ chức, các đồn thể, đặc biệt
là sự tham gia một cách chủ động của nhân dân
trong phịng ngừa và ứng phó với thiên tai trên cơ
sở những hiểu biết cơ bản về thiên tai, tuân thủ
những quy định của pháp luật cũng như thực hiện
có hiệu quả các chính sách của Nhà nước trong
phịng, chống để giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
5


Nhằm cung cấp những hiểu biết cơ bản về
thiên tai; phương châm và biện pháp phòng,
chống thiên tai; phổ biến các chính sách và quy
định pháp luật của Nhà nước trong phịng ngừa,
ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Nhà
xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản cuốn sách Sổ
tay truyền thơng về phịng, chống và khắc phục
hậu quả thiên tai.
Hy vọng cuốn sách sẽ đem lại những thông tin
thiết thực để người dân và cán bộ cơ sở hiểu rõ và
có sự chuẩn bị sẵn sàng khi thiên tai xảy ra.
Tháng 12 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


6


CHƯƠNG I

THIÊN TAI VÀ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG
CỦA THIÊN TAI

I- KHÁI NIỆM
Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có
thể gây thiệt hại về người, tài sản, mơi trường,
điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội,
bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn,
lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc
dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dịng chảy,
nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán,
rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần
và các loại thiên tai khác1.
Vùng thiên tai là vùng có hiện tượng tự nhiên
bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản,
môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh
tế - xã hội bao gồm: sạt lở đất bờ sơng, bờ biển, lũ,
____________
1. Xem Luật phịng, chống thiên tai, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2013, tr.8.

7


lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất núi, sụt lún đất,

ngập lụt, xâm nhập mặn, nước biển dâng, tố, lốc,
động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.
II- MỘT SỐ LOẠI HÌNH THIÊN TAI CHỦ YẾU
Ở VIỆT NAM*
Việt Nam có tổng diện tích đất liền là 329.241
km2, bờ biển dài 3.260 km; trung bình cứ 100 km2
đất liền có 1 km bờ biển, nơi có chiều rộng lớn nhất
khoảng 600 km, nơi có chiều rộng hẹp nhất khoảng
50 km. Địa hình Việt Nam tương đối đa dạng: núi,
sơng, cao nguyên, đồng bằng, bờ biển, bán đảo, đảo.
Đồi núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ, bao
gồm các khu vực như: đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng Trung Bộ, đồng bằng Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Việt Nam được phân chia
thành 7 vùng kinh tế và tiểu khí hậu, gồm: miền
núi phía Bắc, đồng bằng sơng Hồng, Bắc Trung Bộ,
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
đồng bằng sông Cửu Long.
____________
* Theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định số
172/2007/QĐ-TTg ngày 16-11-2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phịng, chống
và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và Quyết định số
46/2014/QĐ-TTg ngày 15-8-2014 của Thủ tướng Chính
phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

8



Với đặc điểm địa hình như trên, Việt Nam
thường xuyên chịu tác động của những loại hình
thiên tai sau:
1. Bão, áp thấp nhiệt đới
- Bão là một loại xoáy thuận nhiệt đới có sức
gió mạnh nhất từ cấp 8 trở lên và có thể có gió
giật. Bão có sức gió mạnh nhất từ cấp 10 đến cấp
11 gọi là bão mạnh, từ cấp 12 đến cấp 15 gọi là
bão rất mạnh, từ cấp 16 trở lên gọi là siêu bão.
- Áp thấp nhiệt đới là một xốy thuận nhiệt
đới1 có sức gió mạnh nhất từ cấp 6 đến cấp 7 và có
thể có gió giật2.
Ở nước ta, mùa bão hằng năm từ tháng 6 đến
tháng 11, nhiều nhất là vào tháng 7 đến tháng 10.
Bão khơng chỉ gây gió xốy mạnh kèm theo gió
giật mà cịn mang theo mưa lớn trên diện rộng,
sóng biển dâng cao... Bão thường gây lũ lụt, ngập
úng, lũ quét, sạt lở đất, tàn phá các cơng trình,
____________
1. Xốy thuận nhiệt đới là vùng gió xốy (đường

kính có thể tới hàng trăm kilơmét) hình thành trên
biển nhiệt đới, gió thổi xốy vào trung tâm theo hướng
ngược chiều kim đồng hồ, áp suất khí quyển (khí áp)
trong xốy thuận nhiệt đới thấp hơn xung quanh, có
mưa, đơi khi kèm theo dơng, tố, lốc.
2. Gió giật là gió với tốc độ tăng lên tức thời, được xác
định trong khoảng hai giây.

9



nhà cửa, cây cối, hoa màu; đánh chìm tàu thuyền
trên biển, hủy hoại mơi trường sinh thái, thậm chí
gây thiệt hại đến tính mạng con người.
Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ
yếu và nguy hiểm ở Việt Nam. Bão vào thường
gặp lúc triều cường, nước biển dâng cao, kèm theo
mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. Có tới 80 - 90% dân số
Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão.
2. Lũ, lụt
- Lũ là hiện tượng lưu lượng nước và mực nước
trên sông, suối tăng lên gấp nhiều lần so với dịng
chảy bình thường trong khoảng thời gian nhất
định, sau đó rút xuống.
- Mùa lũ là khoảng thời gian liên tục trong một
năm thường xuất hiện lũ.
Lũ trên các sông ở Việt Nam được ghi nhận với
những đặc điểm dưới đây:
Lũ các sông Bắc Bộ
Sông Hồng và sông Thái Bình có diện tích lưu
vực là 164.300 km2, trong đó phần lưu vực thuộc
lãnh thổ Việt Nam là 87.400 km2, bao gồm 23 tỉnh,
thành phố, chiếm 75,7% diện tích tự nhiên của
tồn Bắc Bộ.
Mùa lũ trên hệ thống sơng Hồng và sơng Thái
Bình thường xuất hiện sớm so với các vùng khác, từ
tháng 5 đến tháng 9. Trung bình mỗi năm có từ 3
10



đến 5 trận lũ xuất hiện trên lưu vực này. Tùy theo
quy mơ của trận lũ mà có thời gian dài, ngắn khác
nhau, dao động khoảng từ 8 đến 15 ngày. Những
trận lũ lớn trên sông Hồng do 3 sông là sông Đà,
sông Thao và sông Lô tạo thành. Trong đó sơng Đà
có vai trị quyết định và thường chiếm tỷ lệ 37 69%, lượng lũ ở Sơn Tây bình quân 49,2%, sông Lô
chiếm tỷ lệ lượng lũ 17 - 41,5% (bình qn là 28%),
sơng Thao chiếm tỷ lệ ít nhất 13 - 30% (trung bình
19%). Lũ sơng Thái Bình do 3 sông là sông Cầu,
sông Thương, sông Lục Nam và một phần nước từ
sông Hồng qua sông Đuống tạo thành.
Biên độ mực nước lũ trên hệ thống sông Hồng
dao động mạnh: tại Hà Nội, dao động ở mức trên
10 m; dao động mực nước trên sơng Thái Bình tại
Phả Lại ở mức trên 6 m.
Lũ các sông miền Trung
Các sơng từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, mùa lũ
xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Các sông này
lũ tập trung chủ yếu trong dịng chính vì có hệ
thống đê ngăn lũ, biên độ dao động trên 7 m với
hệ thống sông Mã, trên 9 m với hệ thống sông Cả.
Các sơng từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mùa
lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là khu
vực có hệ thống sơng ngắn, dốc, lũ lên nhanh,
xuống nhanh. Các sơng ở khu vực này có hệ thống
đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ khơng
chỉ chảy trong dịng chính mà cịn chảy tràn qua
đồng bằng, biên độ dao động trên 8 m.
11



Lũ các sông khu vực Tây Nguyên
Khu vực này không có các hệ thống sơng lớn,
lượng mưa trung bình hằng năm nhỏ, phạm vi
ảnh hưởng hẹp, thường mang đặc điểm lũ núi, lũ
quét, biên độ lũ tại cầu Đabla trên sông Đabla ở
mức 10 m.
Lũ các sông miền Đông Nam Bộ
Do cường độ mưa khơng lớn, có lớp phủ thực
vật và rừng nguyên sinh phong phú nên lũ trên
sông Đồng Nai thường không lớn, nhưng thời
gian ngập lũ kéo dài. Tuy nhiên, trong lịch sử
cũng đã có những trận lũ đột biến với cường độ
mạnh khác thường như trận lũ xảy ra vào tháng
10-1952, lưu lượng đỉnh lũ lớn nhất tại Biên
Hịa là 12.500 m3/s.
Lũ các sơng đồng bằng sơng Cửu Long
Lũ chủ yếu từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ
về và chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều kết
hợp với khả năng điều tiết của Biển Hồ. Lũ diễn
biến chậm, kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ
4 đến 5 tháng trong năm, làm ngập hầu hết toàn
bộ vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hằng năm, ở Việt Nam dù mùa lũ đến sớm hay
muộn, lũ lớn chính vụ hay khơng chính vụ, đều gây
ra những thiệt hại nghiêm trọng. Khi lũ, lụt xảy ra
lại kết hợp với các hiện tượng khí tượng thủy văn
nguy hiểm khác như: bão, nước biển dâng, mưa lớn,
triều cường (thường ở vùng cửa sơng ven biển)... thì

12


diễn biến lũ lụt càng trở nên nguy hiểm hơn và thiệt
hại rất nghiêm trọng.
3. Lũ quét
Lũ quét là lũ xảy ra bất ngờ trên các lưu vực
sông suối nhỏ ở miền núi, có dịng chảy xiết, thường
kèm theo bùn đá; lũ lên nhanh, xuống nhanh, có
sức tàn phá lớn.
Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ,
sạt lở đất lấp dòng chảy... Lũ quét đã xảy ra và có
nguy cơ xảy ra hầu khắp tại 33 tỉnh miền núi
trong cả nước thuộc 4 vùng: vùng núi phía Bắc,
Trung Bộ, Tây Ngun và Đơng Nam Bộ. Do sự
biến đổi của khí hậu, trong những năm gần đây,
lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, bình
quân có từ 2 đến 4 trận lũ quét xảy ra trong mùa
lũ hằng năm. Có những nơi lũ quét xảy ra nhiều
lần ở cùng một địa điểm. Lũ quét thường phát
sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất
khốc liệt và thường gây những tổn thất nghiêm
trọng về người và của. Hiện chưa dự báo được
nhưng có thể chủ động phòng tránh lũ quét bằng
cách khoanh vùng những nơi có nguy cơ xảy ra và
xây dựng hệ thống cảnh báo.
4. Lụt, ngập lụt
- Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng
lãnh thổ, có thể do nước lũ trong sông tràn bờ hoặc
13



làm vỡ các cơng trình ngăn lũ (đê, bờ vùng...) vào
các vùng trũng; có thể do mưa lớn tại chỗ, có thể
do nước biển dâng cao, có thể kết hợp nhiều
nguyên nhân nêu trên.
- Ngập lụt là hiện tượng mặt đất bị ngập nước
do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, triều cường, nước
biển dâng. Ngập lụt tuy ít gây tổn thất về người
nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp
và môi trường sinh thái.
5. Hạn hán
Hạn hán là hiện tượng thiếu nước nghiêm
trọng, xảy ra trong thời gian dài do khơng có mưa
và cạn kiệt nguồn nước.
Hạn hán là loại hình thiên tai thường xảy ra ở
Việt Nam và đứng thứ 3 về mức độ thiệt hại sau
bão và lũ. Ở những vùng ven biển, khi các dịng
sơng cạn kiệt, nước biển có thể lấn sâu vào đất
liền làm đất bị nhiễm mặn.
Ở nước ta, hạn hán xảy ra ở cả ba miền: Bắc,
Trung, Nam. Tại khu vực Bắc Bộ: Vùng Tây Bắc,
mùa khô hạn phổ biến từ tháng 9 đến tháng 4
năm sau; vùng Việt Bắc và đồng bằng Bắc Bộ phổ
biến từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Ở khu vực
Trung Bộ: Bắc Trung Bộ phổ biến từ tháng 4 đến
tháng 8; Nam Trung Bộ phổ biến từ tháng 2 đến
tháng 8; Tây Nguyên phổ biến từ tháng 9 đến
tháng 4 năm sau. Ở khu vực Nam Bộ phổ biến từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

14


Trong những năm gần đây, hạn hán liên tiếp
xảy ra ở khắp các vùng trong cả nước. Hạn hán có
năm làm giảm từ 20 - 30% năng suất cây trồng,
giảm sản lượng lương thực, ảnh hưởng nghiêm
trọng tới chăn nuôi và sinh hoạt của người dân.
Việc chống hạn thường gặp nhiều khó khăn do
thiếu nguồn nước, các hồ chứa nước thượng nguồn
cũng bị cạn kiệt. Hạn hán kéo dài sẽ dẫn đến nguy
cơ hoang mạc hóa ở một số vùng, đặc biệt là vùng
Nam Trung Bộ, vùng cát ven biển và vùng đất dốc
thuộc trung du, miền núi.
6. Xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với
nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng
khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn
kiệt nguồn nước ngọt.
Bờ biển Việt Nam dài 3.260 km với nhiều cửa
sông, do vậy hiện tượng xâm nhập mặn xảy ra
suốt dọc bờ biển với các mức độ khác nhau. Có 3
vùng có nguy cơ xâm nhập mặn cao, đó là: các tỉnh
ven biển Tây Nam Bộ, các tỉnh duyên hải miền
Trung và khu vực hạ lưu sông Đồng Nai. Các tỉnh
ven biển Tây Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng
xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu ha
đất bị nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích. Chi phí
xây dựng các cơng trình ngăn mặn, giữ ngọt rất
tốn kém.

15


7. Tố, lốc
- Tố là hiện tượng gió mạnh đột ngột, phạm vi
hẹp, do đám mây dông phát triển đặc biệt mạnh
tạo ra. Tố có hướng gió thay đổi đột ngột, tốc độ
gió từ cấp 8 trở lên. Kèm theo tố thường là mưa
rào, cá biệt cịn có cả mưa đá.
- Lốc là luồng gió xốy có sức gió mạnh tương
đương với sức gió của bão nhưng được hình thành
và tan trong thời gian ngắn, phạm vi hoạt động
hẹp từ vài km2 đến vài chục km2, do đám mây
dông mạnh và có cấu trúc đặc biệt tạo nên. Hiện
tượng này cịn được gọi là vịi rồng. Trong một đám
mây dơng có thể tạo ra hai hoặc ba vịi rồng cùng
lúc và hợp thành cơn lốc. Lốc thường kéo theo mưa
rào, mưa dơng và có thể có cả mưa đá kèm theo
cát, bụi...
Tố và lốc đều là những loại thiên tai nguy hiểm,
thường xảy ra bất ngờ, chưa thể dự báo được nên
hậu quả rất khó lường, gây tác hại lớn, song tác hại
của lốc thường nghiêm trọng hơn. Tố thường kèm
theo gió mạnh gây đổ cây cối, nhà cửa, phá hủy
đường dây thông tin, đường dây tải điện, làm đắm
tàu thuyền cỡ nhỏ... Lốc do có gió mạnh hơn, tốc độ
lớn lại liên tục chuyển hướng nên thường gây ra sự
tàn phá rất khốc liệt. Tố, lốc thường xuyên xảy ra
hằng năm ở Việt Nam. Những năm gần đây số
lượng tố, lốc ngày càng gia tăng.

16


8. Dông, sét
- Dông là tên gọi hiện tượng chớp (tia lửa điện)
kèm theo sấm (tiếng nổ) do sự phóng điện giữa các
khối mây dơng tích điện trái dấu lại gần nhau,
xảy ra trên vùng có đối lưu khí quyển mạnh mẽ.
Dơng thường kèm theo gió giật mạnh, mưa rào,
sấm sét dữ dội, thậm chí có mưa đá, tố, lốc, ở vùng
núi cao có khi có tuyết rơi.
- Sét là hiện tượng phóng điện từ những đám
mây dơng mang điện dương rất lớn xuống đất
(mang điện âm) qua những vật thể dẫn điện trên
mặt đất.
Dông được xếp vào hiện tượng thời tiết nguy
hiểm, vì trong cơn dơng gió giật rất mạnh và có
khi kèm theo sét, có thể gây thiệt hại nghiêm
trọng tới các cơng trình xây dựng, giao thơng
(nhất là hàng không, đường sắt) và đặc biệt nguy
hiểm đối với tính mạng con người...
Dơng ở nước ta có thể xảy ra quanh năm ở bất
cứ nơi nào trên phạm vi tồn quốc, tuy nhiên
những tháng chính đơng ở Bắc Bộ ít xảy ra nhất.
9. Rét hại
Rét hại là dạng thời tiết đặc biệt xảy ra trong
mùa đông ở miền Bắc khi nhiệt độ khơng khí
trung bình ngày xuống dưới 130C.
Rét hại thường hay xảy ra ở Bắc Bộ và Bắc
Trung Bộ nước ta vào các tháng chính đơng (tháng

12 năm trước và tháng 1, tháng 2 năm sau). Trong
17


thời điểm rét đậm xuất hiện ở vùng trung du các
tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ thì ở miền núi
phía Bắc thường bị rét hại, thậm chí nhiệt độ
xuống thấp hơn nhiều có thể gây ra tuyết, băng
giá, sương muối. Rét hại ảnh hưởng rất lớn đến
sản xuất nông nghiệp và vật nuôi.
10. Sạt lở đất
- Sạt lở đất là hiện tượng đất bị sạt, trượt, lở do
tác động của mưa, lũ hoặc dòng chảy.
Sạt lở đất gây thiệt hại về tài sản, hoa màu;
phá hủy/làm hư hỏng đường sá, cầu cống; làm giao
thông, thông tin liên lạc bị ngưng trệ; làm cho đất
trồng trọt bị vùi lấp, có thể khơng cịn khả năng
canh tác như ban đầu.
Sạt lở đất là loại hình thiên tai thường xảy ra ở
Việt Nam, bao gồm: sạt lở bờ sông, bờ biển, các
sườn núi dốc và lún, nứt đất. Sạt lở thường do các
nguyên nhân: ngoại sinh (do nước), nội sinh (do
biến động địa chất) và dân sinh (do khai thác
khoáng sản bừa bãi hoặc thi cơng các cơng trình)...
- Sạt lở bờ sông là hiện tượng phổ biến xảy ra
hằng năm ở nước ta tại các sông, suối trong cả
nước, làm mất đi số lượng đáng kể diện tích đất ở,
đất canh tác; phá hủy nhiều làng mạc ven sông.
- Sạt lở bờ biển do sóng, thủy triều, nước biển
dâng và dịng hải lưu gây ra. Sạt lở bờ biển dẫn

đến hậu quả biển xâm thực vào đất liền, mất nhà
ở, phá hủy môi trường...
18


- Sạt lở đồi núi, sườn dốc thường do mưa lớn
tập trung, kết hợp với nơi có cấu tạo địa chất yếu
do tác động của con người như: bạt núi mở đường,
chặt phá rừng... Sạt lở đồi núi thường kèm theo lũ
bùn đá, gây tổn thất nghiêm trọng đối với tính
mạng và tài sản của người dân trong vùng.
11. Động đất và sóng thần
- Động đất là sự rung động mặt đất bởi sự giải
phóng đột ngột năng lượng trong vỏ trái đất dưới
dạng sóng địa chấn, có thể gây ra biến dạng trên
mặt đất, phá hủy nhà cửa, công trình, của cải và
sinh mạng con người.
Động đất đã xảy ra ở Việt Nam song mới chỉ với
cấp độ thấp. Mặc dù không nằm trên “vành đai
lửa” của các chấn tâm động đất mạnh trên thế giới,
Việt Nam vẫn có mối hiểm họa động đất khá cao.
Một số đô thị lớn và các khu công nghiệp của
Việt Nam hiện nay đang nằm trên những khu vực
có độ nhạy cảm cao trước những rung động địa
chấn. Chẳng hạn, Thủ đô Hà Nội hiện đang nằm
trên vùng được dự báo phải chịu đựng chấn động
cấp 8. Các khu vực dân cư và các cơng trình thủy
điện lớn của đất nước tại Tây Bắc như Điện Biên,
Lai Châu, Sơn La... có thể phải chịu đựng những
chấn động cấp 8-9 trong tương lai. Đà Nẵng, Dung

Quất và một số khu vực đô thị của miền Trung
19


nước ta cũng nằm trong vùng có thể chịu ảnh
hưởng chấn động động đất tới cấp 7.
- Sóng thần là chuỗi sóng biển chu kỳ dài (từ
vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn
(có khi tới 800 km/giờ). Khi tới bờ, phụ thuộc vào
độ sâu của biển và địa hình vùng bờ, sóng thần có
thể đạt tới độ cao hàng chục mét, tràn sâu vào đất
liền, gây ra thảm họa.
Động đất, núi lửa phun trào và các vụ nổ dưới
nước (kể cả các vụ thử hạt nhân dưới nước), trượt
lở đất, va chạm của các thiên thạch... xảy ra trên
biển đều có khả năng gây ra sóng thần. Sóng thần
tuy chưa xuất hiện ở Việt Nam song nhiều vùng
bờ biển của Việt Nam vẫn có nguy cơ chịu ảnh
hưởng của sóng thần do tiềm ẩn nguy cơ động đất
ở một số nước trong khu vực.
12. Nước biển dâng
Nước biển dâng là hiện tượng mực nước biển
trung bình hằng năm trong những năm gần đây
cao hơn mức mực nước biển trung bình nhiều năm
do ảnh hưởng của biến đối khí hậu tồn cầu.
Trong 70 năm qua, nhiệt độ trung bình ở
Việt Nam đã tăng lên 0,70C và mực nước biển
dâng cao thêm 20 cm1. Biến đổi khí hậu đang tác
____________
1. Theo GS.TSKH. Nguyễn Đức Ngữ - Trung tâm

Khoa học cơng nghệ khí tượng thủy văn và mơi trường.

20


động tới Việt Nam với những trận lũ lụt, hạn hán
và bão mạnh hằng năm tăng nhanh và làm mực
nước biển dâng cao.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu năm 2012 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường, nếu mực nước
biển dâng 1m sẽ có khoảng 39% diện tích, 35%
dân số vùng đồng bằng sơng Cửu Long, trên
10% diện tích, 9% dân số vùng đồng bằng sông
Hồng và Quảng Ninh, trên 2,5% diện tích, 9%
dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng
7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng
trực tiếp.
Mực nước biển dâng, gây xâm nhập mặn là
mối đe dọa nghiêm trọng đối với các vùng ven
biển ở Việt Nam, trong đó các tỉnh ven biển Tây
Nam Bộ là khu vực chịu ảnh hưởng xâm nhập
mặn nghiêm trọng nhất với 1,77 triệu ha đất bị
nhiễm mặn, chiếm 45% diện tích. Điển hình như
các tỉnh Sóc Trăng, Bến Tre, nước mặn đã xâm
nhập vào đất liền khoảng từ 40 - 45 km, thậm
chí có nơi vào sâu đến 70 km. Tại đồng bằng sông
Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh, các dự báo
cho thấy, đến năm 2100, nếu mực nước tăng 1 m
thì vựa lúa này có nguy cơ mất đi 7,6 triệu
tấn/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng

lúa của cả vùng.
21


III- TẦN SUẤT XUẤT HIỆN VÀ PHÂN VÙNG
THIÊN TAI Ở VIỆT NAM
Địa hình Việt Nam tương đối phức tạp, đa
dạng, có sự phân hóa theo chiều Bắc - Nam và
theo hướng Đơng - Tây; 3/4 diện tích nước ta là
đồi núi và cao ngun, chỉ 1/4 diện tích cịn lại là
đồng bằng châu thổ và đồng bằng duyên hải. Với
vị trí địa lý đặc thù và địa hình phân bố phức
tạp, hằng năm, Việt Nam phải đối mặt với rất
nhiều loại hình thiên tai, đặc biệt là các loại
hình thiên tai liên quan đến nước (thủy tai) như
lũ, bão, ngập úng, sạt lở và lũ quét. Tuy nhiên,
tần suất xuất hiện và loại hình thiên tai thường
xảy ra ở mỗi vùng lại có đặc trưng khác nhau.
1. Tần suất xuất hiện
Tần suất

Tần suất xuất hiện

Tần suất

xuất hiện cao

trung bình

xuất hiện

thấp

Lũ lụt

Mưa đá

Động đất

Bão

Hạn hán

Sương mù

Ngập úng

Sạt, lở đất

Nhiễm mặn

Rét đậm, rét hại

Xói mịn/ bồi lắng Sương muối
Tố, lốc
Dơng, sét

22


2. Phân vùng thiên tai

Các vùng
Vùng núi phía Bắc

Các loại thiên tai
Lũ quét, sạt lở đất, bão, lốc,
mưa đá, rét hại, sương muối

Vùng đồng bằng sông Bão, lũ lụt theo mùa mưa bão,
Hồng

sạt lở đất, bồi lắng, rét hại

Các tỉnh miền Trung Bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét,
hạn hán, xâm nhập mặn
Tây Nguyên

Lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, lốc

Vùng đồng bằng sông Lũ lụt, bão, lốc, sạt lở đất,
Cửu Long

nhiễm mặn, hạn hán

IV- TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TAI
1. Hậu quả của thiên tai
Thiên tai luôn là mối đe dọa nghiêm trọng đối
với con người. Thiên tai là ngun nhân gây nên
tình trạng nghèo đói, thất nghiệp, làm giảm tăng
trưởng kinh tế và gây nên những bất ổn xã hội ở
nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là đối với những

nước nghèo. Sự tàn phá của thiên tai càng khủng
khiếp khi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và
biến đổi khí hậu có xu hướng diễn ra với tốc độ
nhanh hơn trong vài thập kỷ qua. Các hiện tượng
khí hậu cực đoan đang trở thành mối đe dọa ngày
càng lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
các nước trên thế giới. Hầu hết giá cả thực phẩm
23


×