Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN VĂN 10 NĂM HỌC 2021 -2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.96 KB, 3 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
TỔ NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KÌ I
NGỮ VĂN 10 - NĂM HỌC 2021 - 2022
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần:
- Phần 1: Đọc - hiểu văn bản: 4 điểm
- Phần 2: Làm văn: 6 điểm
B. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Về kĩ năng trả lời câu hỏi:
a. Nhận biết:
- Xác định đề tài, thể thơ, hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản/đoạn văn bản.
- Nhận diện được phương thức biểu đạt, thể thơ, các biện pháp tu từ... trong văn
bản/đoạn văn bản.
- Nhận diện được từ ngữ, chi tiết, hình ảnh,... trong văn bản/đoạn văn bản.
- Nhận diện phong cách ngôn ngữ đã học được sử dụng trong văn bản.
b. Thông hiểu:
- Hiểu nghĩa của từ/câu thơ, câu văn trong ngữ cảnh.
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn văn bản
c. Vận dụng:
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/ đoạn văn bản; bày tỏ quan điểm của
bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.
2. Kiến thức:
- Các văn bản/ đoạn trích thuộc thể loại tự sự dân gian: sử thi, truyền thuyết, cổ tích,
truyện cười (Ngữ liệu ngồi sách giáo khoa)
- Đọc hiểu ca dao (Ngữ liệu ngoài sách giáo khoa)
- Đọc hiểu thơ Đường luật trung đại Việt Nam/ thơ Đường/thơ hai-cư (Ngữ liệu ngoài
sách giáo khoa)


3. MỘT SỐ LƯU Ý LÀM BÀI ĐỐI VỚI PHẦN ĐỌC HIỂU
a. Câu hỏi: Xác định phương thức biểu đạt chính
- Về các phương thức biểu đạt, gồm có: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị
luận, hành chính - cơng vụ. Dựa vào đặc điểm để học sinh nhận diện các phương thức
biểu đạt trên.
- Chỉ nêu một phương thức biểu đạt. Xác định từ 2 phương thức biểu đạt trở lên thì
khơng có điểm.
b. Câu hỏi: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của chúng
- Đối với dạng câu hỏi này, cần ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng như so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm nói tránh, nói quá,…
và các biện pháp tu từ cú pháp như lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo
ngữ, đối,…
- Xác định được từ ngữ thực hiện.
- Nêu tác dụng cụ thể, rõ ràng.
c. Câu hỏi: Xác định nội dung chính, hiểu ý nghĩa câu văn, câu thơ, ý nghĩa văn bản:
- Đối với dạng câu hỏi này, cần đọc kỹ văn bản, tìm xem trong đó các từ ngữ nào được
lặp đi lặp lại. Xét nội dung của nó nói về điều gì?


- Giải thích, hiểu được nghĩa các từ ngữ trong câu thơ, câu văn rút ra được ý nghĩa của
cả câu.
d. Câu hỏi: Rút ra thông điệp, bài học:
- Chọn một thơng điệp có ý nghĩa nhất được đề cập trong ngữ liệu đọc hiểu.
- Lí giải vì sao đó là thông điệp ý nghĩa.
PHẦN II: LÀM VĂN (Nghị luận văn học)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Kĩ năng làm một bài văn nghị luận văn học với kiểu bài phân tích, đánh giá một nhận
định hay một vấn đề của tác phẩm văn học
- Nắm kỹ năng xử lý đề, khơng đơn thuần là thuộc lịng nội dung văn bản
- Vận dụng các thao tác lập luận để viết một bài văn nghị luận văn học có luận điểm rõ

ràng, luận cứ chính xác, lập luận hợp lí, thuyết phục.
2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh cần củng cố, hệ thống lại kiến thức những văn bản
sau:
- Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa: bài 1, bài 4, bài 6
- Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)
- Cảnh ngày hè (Nguyễn Trãi)
- Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)
3. Đề tham khảo:
I.ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản:
Trước kia, có một nàng dâu vụng chèo khéo chống. Một hôm, đến bữa ăn, nàng
dâu xới một bát cơm bưng lên cho bố chồng.
Ông bố chồng và một miếng cơm, tấm tắc khen: “Cơm hôm nay thơm ngon, ta phải
ăn ba bát”
Nàng dâu được bố chồng khen, vội thưa: “Bữa cơm hôm nay con nấu đấy, bố ạ”
Ông và tiếp miếng thứ hai, vừa nhai bỗng “cục” một tiếng, ông la: “Cơm sao lắm
sạn quá !”
Nàng dâu vội vàng giải thích: “Hơm nay cơ em nhà con vo gạo đấy!”
Ông bố lấy đũa đảo bát cơm, nhắm mắt hít một hơi rồi hỏi: “Cơm hơm nay hình
như có mùi khê con ạ”
Nàng dâu trả lời thẳng thừng “Hôm nay mẹ cho hơi nhiều củi đấy ạ!”
(Nàng dâu khéo nói, Tinh hoa văn học dân gian người Việt - Truyện cười, NXB
Khoa học xã hội, 2009, tr.171)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Trong văn bản, hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?
Câu 3. Trong văn bản, nhân vật bố chồng tấm tắc khen con dâu điều gì?
Câu 4. Theo anh (chị), những lời nói của cơ con dâu có ý nghĩa gì?
Câu 5. Văn bản phê phán thói xấu nào của con người?
Câu 6. Thông qua văn bản, anh (chị) rút ra được bài học gì cho bản thân?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)


Phân tích vẻ đẹp người tráng sĩ thời Trần qua bài thơ sau:
Phiên âm:

Hồnh sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam qn tì hổ khí thơn ngưu.
Nam nhi vị liễu cơng danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sơng trải mấy thu,
Ba qn khí mạnh nuốt trơi trâu.
Cơng danh nam tử cịn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
(Tỏ lòng, Phạm Ngũ Lão,

Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.115,116)

TTCM
NGUYỄN THỊ BÍCH



×