Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Tình cảm, vai trò của giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.14 KB, 13 trang )

Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

TIỂU LUẬN
Môn: Tâm lý học đại cương

Sinh viên:
Mã số sinh viên:
Ngành:
Lớp tín chỉ:

Hà Nội – 2021
LỜI CẢM ƠN


Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001
Lời đầu tiên em xin trân thành cảm ơn giảng viên bộ môn đã giúp đỡ em cũng
như cả lớp hết sức tận tình truyền tải cho em những kiến thức q báu, bổ ích trong
q trình học tập cũng như đã luôn sẵn sàng giải quyết giúp đỡ những thắc mắc đồng
thời cho em những lời khuyên hữu ích để em có thể hồn thiện tốt nhất bài tiểu luận
này.
Qua học phần này em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức gắn với thực tiễn
được tích lũy từ những bài giảng trên lớp, đồng thời kết hợp và tổng hợp được với
những bài học đã học trước đây, từ đó giúp em có thêm sự hiểu biết để tiếp thu các học
phần về sau này cũng như chuẩn bị tích cực nhất cho cơng việc chun ngành mà em
hướng tới.
Cuối cùng, em xin chúc cô luôn vui vẻ, hạnh phúc và có sức khỏe thật tốt. Em
xin trân thành cảm ơn!



Nhận làm bài thuê lý luận chính trị, khoa học xã hội & nhân văn giá rẻ sinh viên
Liên hệ Zalo: 0389632001

MỤC LỤC


4

Câu 1: Phân tích bản chất, đặc điểm của tình cảm? Từ quy luật về sự hình thành tình
cảm, hãy chỉ ra các biện pháp để hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối
quan hệ xã hội?
I. Bản chất của tình cảm
Như chúng ta đã biết, nhân cách gồm nhiều phẩm chất tâm lí và thuộc tính tâm
lí đặc trưng của con người, một trong những phẩm chất quan trọng trong quá trình
hình thành nên nhân cách là tình cảm. Tình cảm ln hiện diện xung quanh chúng ta,
trong mỗi con người đều chứa đựng và cảm nhận được những tình cảm đa dạng và
phong phú như: tình cảm gia đình, tình cảm anh em, tình cảm bạn bè,…Nó ảnh hưởng
sâu sắc đến tồn bộ các q trình và hoạt động tâm lí khác của con người và đóng vai
trị động lực của tâm lí con người.
Trước hết, tình cảm được định nghĩa là những thái độ thể hiện sự rung cảm của
con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực, phản ánh ý nghĩa của chúng
trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con người. Để có một tình cảm nào
đó: tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương, tình bạn, tình đồng chí,.. phải có và được biểu
hiện qua những xúc cảm đồng loạt. Nói như vậy có nghĩa là bản chất của tình cảm
chính là những xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm đều biểu thị thái độ của con người đối
với thế giới, nhưng xúc cảm và tình cảm cũng có những điểm khác nhau.
Trước hết, nói về xúc cảm. Hiện tượng này xuất hiện ở cả con người và động
vật. Đây là một q trình tâm lí và xuất hiện trước tình cảm, mang tính nhất thời, đa
dạng và phụ thuộc vào tình huống cụ thể. Xúc cảm giúp chúng ta thực hiện chức năng
sinh học (giúp cơ thể định hướng và thích nghi với mơi trường với tư cách một cá thể

và luôn gắn liền với phản xạ khơng điều kiện, bản năng.
Tình cảm chỉ xuất hiện ở con người. Đây là một thuộc tính tâm lí ổn định, tiềm
tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc chủ thể hơn so với nhận thức. Xuất
hiện sau những xúc cảm đồng loạt và có tính chất ổn định, xác định và khó hình thành,
khó mất đi. Chẳng hạn: tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Đâu phải mới sinh ra đứa con
đã biết yêu cha mẹ, phải trải qua thời gian dài được cha mẹ chăm sóc thì đứa con mới
hình thành tình cảm với cha mẹ, tình cảm này khó mất đi. Tình cảm thường ở trạng
thái tiềm tàng và thực hiện chức năng xã hội như hình thành mối quan hệ tình cảm


5
giữa người với người, cụ thể là giữa cha mẹ với con cái, anh em, bạn bè với nhau,…
Tình cảm gắn liền với phản xạ có điều kiện biểu hiện ở việc muốn có được tình cảm
thì con người phải trải qua quá trình tiếp xúc, hình thành tình cảm.
II. Đặc điểm của tình cảm
Tình cảm với tư cách là một đặc trưng của tâm lí con người, mang những đặc
điểm sau đây:
Thứ nhất, tình cảm mang tính nhận thức. Tình cảm được phát triển trên cơ sở
những xúc cảm trong sự tác động qua lại với lí trí, trong mối quan hệ người – người.
Tính nhận thức của tình cảm thể hiện ở việc nhận thức được đối tượng, nguyên nhân
gây nên tình cảm cho mình. Yếu tố nhận thức rung động và phản ánh cảm xúc là ba
yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Nhận thức được xem là “cái lí” của tình cảm. Nó làm
cho tình cảm bao giờ cũng có đối tượng xác định, “tính có đối tượng của tình cảm tìm
thấy sự biểu hiện cho mình ở chỗ, chính các tình cảm được phân biệt tuỳ theo phạm vi
đối tượng mà chúng có quan hệ tới”.
Thứ hai, tình cảm có tính xã hội. Tình cảm chỉ có ở con người, nó mang tính xã
hội, thực hiện chức năng xã hội và hình thành trong mơi trường xã hội chứ không phải
là những phản ứng sinh lí đơn thuần. Bản chất của con người được hiểu như là "tổng
hòa của các mối quan hệ xã hội". Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo
tự nhiên bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với nhau như là

một thành viên của một nhóm, một tập thể, một cộng đồng nhất định.
Thứ ba là tính ổn định. Nếu xúc cảm là thái độ nhất thời, có tính tình huống, thì
tình cảm là những thái độ của con người đối với hiện thực xung quanh và đối với bản
thân. Chính vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lý, một đặc trưng quan trọng của
nhân cách con người.
Thứ tư, tình cảm mang đặc điểm chân thực. Tính chân thực của tình cảm được
thể hiện là: Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con ngườim ngay cả khi
con người cố che giấu (ngụy trang) bằng những “động tác giả” (vờ như không buồn,
nhưng thực ra buồn đến nẫu ruột).
Cuối cùng là đặc trưng đối cực. Tính đối cực của tình cảm gắn liền với sự thỏa
mãn nhu cầu của con người. Trong một hoàn cảnh nhất định, một số nhu cầu được thỏa
mãn, còn một số nhu cầu lại bị kìm hãm hoặc khơng được thỏa mãn – tương ứng với


6
điều đó, tình cảm của con người được phát triển và mang tính đối cực: Yêu – ghét; vui
– buồn; tích cực – tiêu cực…
III. Quy luật về sự hình thành tình cảm
Xúc cảm chính là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình
tổng hợp hóa, động hình hóa, khái qt hóa những xúc cảm đồng loạt (cùng một phạm
trù, một phạm vi đối tượng)…Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với cha mẹ là xúc cảm
thường xuyên xuất hiện do liên tục được cha mẹ thỏa mãn nhu cầu, dần dần được tổng
hợp hóa, động hình hóa, khái qt hóa mà thành.
Tình cảm được xây dựng từ những xúc cảm, nhưng khi đã được hình thành thì
tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm. Cùng một tình
cảm có thể được hiện thực hóa trong các xúc cảm khác nhau. Chẳng hạn: Tình yêu làm
nảy sinh một phổ rộng các xúc cảm như niềm vui, sự tức giận, nỗi buồn,…Tình cảm
quy định nội dung và động thái các phản ứng xúc cảm mang tính chất tình huống.
IV. Biện pháp hình thành những tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội
Từ quy luật về sự hình thành tình cảm nêu trên, chúng ta cần thực hiện một số

biện pháp cơ bản để hình thành tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội như sau:
Thứ nhất, cần phải luôn chân thành với mọi người xung quanh, có một thái độ
chân thành trong việc tạo dựng các mối quan hệ trong xã hội là điều thực sự cần thiết.
Nếu chúng ta chỉ lăm le tạo dựng mối quan hệ để lợi dụng đối tác thì mối quan hệ đó
sẽ khơng thể lâu bền và bởi những xúc cảm lúc này không mang tính chân thật, ổn
định nữa.
Thứ hai, ln giúp đỡ mọi người bởi quá trình hình thành tình cảm là quá trình
tổng hợp hóa, động hình hóa, khái qt hóa những xúc cảm đồng loạt. Luôn giúp đỡ
mọi người là quá trình tạo xúc cảm tích cực một cách liên tục, từ đó có thể hình thành
các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cho bản thân mình.
Thứ ba, chúng ta cần phải có lối sống trong sáng, lành mạnh để có một cơ thể
khỏe mạnh, một cơ thể khỏe mạnh mang đến cho chúng ta một tinh thần tích cực trong
cuộc sống. Ln có thái độ chăm chỉ, siêng năng và nhường nhịn mọi người nhất là
với trẻ em. Để gây lịng u mến, có được tình cảm của trẻ em, chúng ta phải mang


7
đến những xúc cảm tích cực cho trẻ, đây là đối tượng nhạy cảm trong việc hình thành
mối quan hệ xã hội với tình cảm tốt đẹp.
Thứ tư, đối với người lớn tuổi, phải luôn hiếu thảo, vâng lời người lớn. Việc
hiếu thảo, nghe lời và hành động làm thỏa mãn nhu cầu dần dần sẽ được tổng hợp hóa,
động hình hóa và khái qt hóa trong việc hình thành tình cảm tốt đẹp giữa con cháu
với ơng bà, cha mẹ trong gia đình.
Mặc dù được xây dựng từ những xúc cảm nhưng khi đã được hình thành thì
tình cảm lại thể hiện qua các xúc cảm đa dạng và chi phối các xúc cảm nên chúng ta
phải biết điều khiển cảm xúc của mình để khơng làm ảnh hưởng tiêu cực tới các mối
quan hệ trong xã hội.
Dựa vào quy luật hình thành tình cảm, trên đây là một số biện pháp theo em sẽ
làm hình thành tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ xã hội. Tình cảm có vai trị vơ
cùng to lớn trong cuộc sống và hoạt động của con người. Nó thúc đẩy con người hoạt

động, giúp con người vượt qua những khó khăn, trở ngại găp phải trong quá trình hoạt
động. Do vậy, trong cơng tác giáo dục, tình cảm vừa được xem là điều kiện, phương
tiện giáo dục, vừa được xem là nội dung giáo dục nhân cách. Muốn có một nhân cách
cao đẹp, chúng ta hãy phát huy tình cảm một cách tích cực nhất!
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Xn Thức (2017), giáo trình “Tâm lí học đại cương” – NXB đại học Sư
phạm, Hà Nội.
2. Nguyễn Quang Uẩn (2007), giáo trình “Tâm lí học đại cương” – NXB đại học Sư
phạm, Hà Nội.
Câu 2: Hãy phân tích các quan điểm, cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học về vai
trò của yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách? Từ các quan điểm,
cách tiếp cận khác nhau trong tâm lý học, hãy cho biết quan điểm cá nhân của anh/chị
về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?
I. Tìm hiểu về nhân cách con người
Như chúng ta đã biết, sự hiểu biết về nhân cách con người là tiền đề để điều
khiển hoạt động của họ một cách có hiệu quả. Khi đánh giá một con người với tư cách


8
là thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các mối quan hệ con người, của
hoạt động có ý thức và giao tiếp thì chúng ta sẽ đánh giá qua nhân cách của họ.
Hiện nay, có nhiều quan điểm về khái niệm của nhân cách. Nhưng đứng dưới
góc độ tâm lí học, nhân cách được hiểu là bản sắc độc đáo, riêng biệt của từng cá nhân,
là nội dung và tính chất bên trong của mỗi con người. Ta có định nghĩa về “nhân cách”
như sau: “Nhân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện ở bản
sắc và giá trị xã hội của người ấy.”
Nhân cách khơng phải là tồn bộ các đặc điểm đặc trưng của từng người mà chỉ
bao gồm những đặc trưng quy định con người như là một thành viên của xã hội, nói
lên bản chất tâm lí xã hội, giá trị và tư cách của mỗi người. Nhân cách không phải là
một nét riêng, một phẩm chất tâm lí riêng biệt mà là một cấu tạo tâm lý mới nên con

người phải trải qua quá trình hoạt động trong xã hội mới dần dần hình thành nhân
cách. Bên cạnh đó, nhân cách cịn quy định bản sắc, cái riêng của cá nhân trong sự
thống nhất biện chứng với cái phổ biến, cái chung của cộng đồng mà con người đó là
thành viên. Chẳng hạn: Mỗi công dân Việt Nam đều là những nhân cách duy nhất với
tất cả những đặc điểm riêng biệt của mình, nhưng đều có điểm chung là tình u q
hương, Tổ quốc Việt Nam.
Dưới góc độ tâm lí học, nhân cách có những đặc điểm cơ bản dưới đây:
Thứ nhất, nhân cách mang tính thống nhất. Sự thống nhất ở đây là thống nhất
giữa việc nói và việc làm, giữa ý thức và hành động, giữa đức và tài,…
Thứ hai, tính ổn định: thể hiện ở việc nhân cách con người là quá trình hình
thành từ từ, đây là tổ hợp các thuộc tính ổn định, tiềm tàng của cá nhân và nó khó hình
thành cũng như khó mất đi.
Thứ ba, nhân cách có tính tích cực bởi nó là chủ thể của hoạt động và giao lưu
các mối quan hệ giữa người này và người khác trong xã hội.
Thứ tư là tính giao lưu. Nhân cách chỉ có thể hình thành, phát triển, tồn tại và
thể hiện trong hoạt động và trong mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân khác thơng
qua q trình quan hệ giao tiếp với người khác, quá trình tham gia vào các quan hệ xã
hội, tiếp nhận các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội; được đáng giá, được
nhìn nhận theo quan hệ xã hội và đặc biệt, thông qua quá trình giao tiếp, con người


9
cịn góp phần đẩy mạnh các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội
xung quanh.
Hình thành nhân cách là quá trình khách quan mang đặc trưng quy luật, trong
đó mỗi cá nhân thể hiện mình vừa trong tư cách là đối tượng của sự tác động vừa trong
tư cách là chủ thể của hoạt động và giao tiếp. Q trình hình thành nhân cách được
tính từ khi chủ thể nhân cách còn nằm trong bào thai, có vai trị mang tính tiền định
nhân cách là giữ vai trị rất quan trọng trong q hình hoạt động trong xã hội.
Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã

hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục. Quá trình
phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng
thành của chủ thể nhân cách.
Từ nhận thức về quá trình hình thành và phát triển nhân cách trên đây, ta đưa ra
5 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành nhân cách, đó là: yếu tố di
truyền, yếu tố hồn cảnh sống, yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động và cuối cùng là yếu tố
giao tiếp.
II. Tìm hiểu về yếu tố giáo dục
Giáo dục là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách con người. Môi trường xã hội tác động đến mỗi cá nhân một cách tự phát và tự
giác nhưng chủ yếu bằng con đường tự giác là giáo dục.
Giáo dục là một hoạt động chun mơn của xã hội nhằm hình thành và phát
triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử
nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp: Theo nghĩa
rộng, giáo dục là toàn bộ sự tác động của gia đình, nhà trường, xã hội tới con người,
trong đó có cả q trình dạy học và các q trình tác động giáo dục khác có liên quan.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như là một quá trình tác động đến thế hệ trẻ về
mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi,…nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen ứng xử
đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội.


10
III. Phân tích một số quan điểm, cách tiếp cận chủ đạo trong tâm lí học về vai trị của
yếu tố giáo dục trong sự hình thành, phát triển nhân cách
Theo quan điểm Tâm lí học Mác-xít, yếu tố giáo dục giữ vai trị chủ đạo trong
q trình hình thành và phát triển nhân cách con người. Vai trò chủ đạo của giáo dục
đối với sự hình thành và phát triển nhân cách thể hiện ở những cách tiếp cận sau:
Thứ nhất, giáo dục định hướng và tổ chức dẫn dắt quá trình hình thành, phát
triển nhân cách của cá nhân. Điều này được thể hiện ở quá trình xác định mục đích
giáo dục cho cả hệ thống, cho từng bậc học, cấp học, trường học và từng hoạt động

giáo dục cụ thể. Để hoàn hiện nhân cách, con người phải xây dựng nội dung, chương
trình, kế hoạch dạy học và giáo dục, lựa chọn phương pháp, phương tiện và hình thức
giáo dục đáp ứng mục đích giáo dục, phù hợp với nội dung và đối tượng, điều kiện
giáo dục cụ thể.
Sự định hướng của giáo dục khơng chỉ thích ứng với những yêu cầu của xã hội
hiện tại mà cịn phải thích hợp với u cầu phát triển của tương lai để thúc đẩy sự tiến
bộ của xã hội. Vì vậy, giáo dục phải tích cực đi trước, đón đầu sự phát triển. Muốn đi
trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục căn cứ trên những dự báo về tốc độ phát triển
của xã hội, thiết kế nên mô hình nhân cách của con người thời đại với hệ thống định
hướng giá trị tương ứng.
Ngồi ra, thơng qua việc đánh giá, điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình
thức giáo dục kết hợp với tổ chức các hoạt động, giao lưu giữa các cá nhân giúp điều
chỉnh phương hướng phát triển nhân cách theo hướng tích cực hơn.
Thứ hai, giáo dục can thiệp, điều chỉnh các yếu tố khác nhằm tạo sự thuận lợi
cho quá trình phát triển nhân cách của từng cá nhân. Như chúng ta đã biết, các yếu tố
bẩm sinh - di truyền, môi trường và hoạt động các nhân đều có ảnh hưởng đến sự phát
triển nhân cách ở các mức độ khác nhau, đặc biệt hơn là yếu tố giáo dục lại có thể tác
động đến các yếu tố này để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển nhân cách.
Điều đó được chứng minh dưới đây:
Thứ nhất, đối với yếu tố bẩm sinh – di truyền: Giáo dục tạo điều kiện thuận lợi
để những mầm mống của con người được phát triển ở trong chương trình gene. Ví dụ:
trẻ em được di truyền cấu tạo cột sống, bàn tay hay thanh quản,…nhưng trẻ sẽ rất khó


11
khăn trong quá trình học đi, học đứng, học cầm nắm dụng cụ hay nói chuyện, sử dụng
ngơn ngữ nếu như khơng có sự giáo dục đến từ cha mẹ, ông bà, đến từ gia đình.
Giáo dục giúp rèn luyện, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất của con
người và góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển các giác quan và vận động cơ thể
của con người. Thêm vào đó, giáo dục tăng cường những tư chất của cá nhân và tạo

điều kiện để phát huy năng khiếu thành năng lực cụ thể
Thông qua giáo dục, con người có thể phát hy tối đa các mặt mạnh của các yếu
tố khác chi phối sự hình thành nhân cách như các yếu tố thể chất (bẩm sinh, di truyền),
yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội. Giáo dục góp phần bù đắp cho những thiếu hụt,
hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hồn cảnh bị tai nạn
hay do chiến tranh gây nên. Ngoài ra, giáo dục tăng cường nhận thức trong xã hội về
trách nhiệm của cộng đồng đối với người khuyết tật và tổ chức cho toàn xã hội chia sẻ,
hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn và sự bất hạnh của mình.
Thứ hai, đối với yếu tố môi trường. Giáo dục tác động vào môi trường tự nhiên
qua việc trang bị kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường của con người, khắc phục
được sự mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường tự nhiên trở nên trong lành, đẹp
đẽ hơn. Nói rộng hơn, giáo dục tác động lớn đến môi trường xã hội thông qua các chức
năng kinh tế - xã hội, chức năng chính trị - xã hội, chức năng tư tưởng - văn hóa của
giáo dục.
Tiếp đó, giáo dục góp phần thay đổi tính chất của mơi trường xã hội nhỏ như
gia đình, trường học và các nhóm bạn bè, làng xóm…, để các mơi trường nhỏ tạo nên
những tác động tích cực, trong sáng đến sự phát triển nhân cách con người. Hiện nay
công tác giáo dục xã hội đang chú tâm xây dựng yếu tố gia đình là một mái ấm dân
chủ, bình đẳng, ấm no, hạnh phúc; trường học là một môi trường thân thiện đối với
học sinh, cộng đồng dân cư là khu vực văn hóa của một xã hội văn minh tiến bộ.
Cuối cùng, giáo dục tác động đến hoạt động của con người. Giáo dục tổ chức
nhiều loại hình hoạt động giao tiếp tích cực, lành mạnh nhằm phát huy những phẩm
chất và năng lực cá nhân của mỗi người; xây dựng những động cơ đúng đắn cho con
người khi tham gia hoạt động, giao tiếp đồng thời hướng dẫn cá nhân lựa chọn các
hoạt động và giao tiếp phù hợp với khả năng của mình. Đặc biệt cơng tác giáo dục
ln xây dựng các mối quan hệ giao tiếp tích cực giữa thầy trị, giữa bạn bè với nhau


12
đồng thời tổ chức và định hướng cho trẻ tham gia vào các hoạt động chủ đạo ở từng

giai đoạn lứa tuổi để thúc đẩy sự phát triển nhân cách.
Giáo dục tạo tiền đề cho tự giáo dục của cá nhân. Tự giáo dục thể hiện tính chủ
thể của cá nhân khi con người đáp ứng hoặc tự vận động nhằm chuyển hóa các yêu cầu
của giáo dục thành phẩm chất và năng lực của bản thân. Nếu cá nhân thiếu khả năng
tự giáo dục thì các phẩm chất và năng lực của họ sẽ hình thành ở mức độ thấp hoặc
thậm chí khơng thể hình thành. Trình độ, khả năng tự giáo dục của cá nhân phần lớn
bắt nguồn từ sự định hướng giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục đúng
đắn và đầy đủ sẽ giúp con người hình thành khả năng tự giáo dục, đề kháng trước
những tác động tiêu cực của xã hội để phát triển nhân cách mạnh mẽ.
IV. Quan điểm cá nhân về vai trò của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân
cách
Đối với em - một sinh viên chuyên ngành quản lí giáo dục, em ln xác định
rằng giáo dục giữ vai trị đặc biệt trong việc hình thành và phát triển nhân cách con
người. Bản thân em cũng nhận thấy giáo dục ln có tính tân tiến và có thể đi trước
định hướng cho việc hoàn thiện nhân cách nên nếu cá nhân được giáo dục một cách
đúng đắn ngay từ gia đình, nhà trường sẽ giúp cho xã hội có những phương hướng
phát triển nhân cách đúng đắn, có nhận thức và thái độ, lý tưởng, động cơ trong sáng,
lành mạnh,…
Giáo dục thực sự có thể bù đắp những hạn chế do khuyết tật bẩm sinh hoặc
bệnh tật đem lại cho con người như “chàng trai kỳ diệu” Nick Vuijicic dù sinh ra
không có cả chân lẫn tay nhưng nhờ có sự giáo dục đúng đắn từ gia đình mà anh trở
nên thành công, đi khắp năm châu bốn bể truyền cảm hứng cho ngàn triệu người khác,
hay như đối với đất nước Việt Nam chúng ta, do ảnh hưởng nặng nề của chất độc màu
da cam, nhiều trẻ em sinh ra bị khuyếm khuyết nhưng có phương pháp giáo dục hợp lý
mà vươn lên trong cuộc sống, có khả năng ni sống bản thân, ni sống gia đình. Đó
là cơ sở để tổ chức các trung tâm giáo dục trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thịi,… Bên
cạnh đó, giáo dục cịn có khả năng phát triển những tố chất tiềm ẩn bên trong trẻ em
như năng khiếu âm nhạc, năng khiếu diễn xuất,…
Tuy vậy, theo em, mơi trường xã hội có những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát
triển của nhân cách con người nên chúng ta cần phải có phương pháp giáo dục hợp lý



13
để giúp trẻ em, học sinh, sinh viên phòng ngừa, loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực,
động viên được tính tự giáo dục của mỗi người.
Cuối cùng, em nghĩ rằng giáo dục là phương pháp tốt nhất trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của con người, giúp chúng ta hướng đến những chuẩn
mực đạo đức, lối sống tốt đẹp,văn minh. Cần phải giáo dục nhân cách cho trẻ em ngay
từ khi còn nhỏ, để cho thế hệ mai sau của đất nước là một thế hệ có nhân cách cao đẹp,
lý tưởng niềm tin trong sáng – xứng đáng là những trụ cột của đất nước.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Đào Thị Oanh (2007), “Vấn đề nhân cách trong tâm lí học ngày nay” – NXB Giáo
dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Xn Thức (2017), giáo trình “Tâm lí học đại cương” – NXB đại học Sư
phạm, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Uẩn (2007), giáo trình “Tâm lí học đại cương” – NXB đại học Sư
phạm, Hà Nội.



×