Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tieu luan non NNPQXHCN cơ sở hình thành nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.66 KB, 21 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
VIỆN XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN
(Điều kiện)
MÔN: XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ĐỀ TÀI:
CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ ĐẶC TRƯNG
CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Họ và tên học viên: Lê ………..
Mã số học viên: MP22…………………
Lớp: Cao học XDĐ&CQNN………………………

ST – 202…


i

MỤC LỤC
*
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..........................................2
5. Ý nghĩa của đề tài................................................................................3
6. Kết cấu tiểu luận..................................................................................3
NỘI DUNG.....................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ


HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM................................................................4
1.1. Tiếp thu chọn lọc quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong
lịch sử tư tưởng nhân loại........................................................................4
1.1.2. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà nước và
pháp luật kiểu mới...................................................................................7
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật........................9
1.1.4. Từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới.........10
CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM........................................................................11
2.1. Khái niệm, đặc trưng của nhà nước pháp quyền..............................11
1.2. Khái niệm, đặc trưng cư bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam........................................................................................12
KẾT LUẬN....................................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................19


1

MỞ ĐẦU
*
1. Lý do chọn đề tài
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển 2011) được thông qua tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản
Việt Nam nêu ra 8 phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, trong đó có nhiệm vụ “xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Đây là nhiệm vụ xuyên suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan. Tính tất yếu khách quan

này được quy định bởi đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Phù hợp với chế độ tư bản chủ nghĩa là nhà
nước pháp quyền tư sản - bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản bằng pháp luật tư
sản. Phù hợp với chế độ xã hội chủ nghĩa nhất định phải là Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa - bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động bằng
pháp luật của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Tính tất yếu khách quan
của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn xuất
phát từ đặc điểm, điều kiện lịch sử của Nhà nước Việt Nam. Việt Nam đi lên chủ
nghĩa xã hội không phải từ một nước tư bản phát triển mà từ một nước thuộc
địa, nửa phong kiến, bỏ qua chế độ tư bản, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân
rồi nhà nước xã hội chủ nghĩa. Q trình ấy địi hỏi phải “Phát triển dân chủ đến
cùng, tìm ra những hình thức của sự phát triển ấy, đem thí nghiệm những hình
thức ấy trong thực tiễn”.
Do vậy, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách
quan của q trình hồn thiện Nhà nước dân chủ nhân dân lên Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Tính tất yếu khách quan của việc xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam còn thể hiện ở chỗ Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa là hình thức tối ưu để thực hiện quyền lực nhà nước thuộc nhân


2

dân. Bởi lẽ, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phương thức tổ chức dân
chủ, quyền lực nhà nước mà theo đó pháp luật là cơ sở cho việc thực hiện dân
chủ, thực hiện quyền lực cũng như thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mọi chủ
thể trong xã hội. Hơn nữa, trong thế kỷ XXI này việc xây dựng nhà nước pháp
quyền đang trở thành một yêu cầu mang tính giá trị đặt ra cho các nhà nước; một
xu thế khách quan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại.
Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quỹ đạo chung đó.
Xuất phát từ tính tất yêu khách quan như trên cùng với thực tiễn xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, việc nghiên cứu để
làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận, đặc trưng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là rất cần thiết. Vì vậy, qua việc học tập mơn Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, người viết lựa chọn đề tài “Cơ sở hình
thành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đặc trưng của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” để làm bài tiểu luận điều kiện.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài làm rõ những nội dung lý luận cơ bản về chính quyền địa phương,
những điều luật được quy định trong Hiến pháp và pháp luật về chính quyền địa
phương ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận và đặc trưng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống cơ sở lý luận và đặc trưng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài dưa trên cơ sở lý luận là phương pháp luận duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của
Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phân
tích, thống kê, tổng hợp….


3

5. Ý nghĩa của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài giúp người học nắm rõ các vấn đề lý luận hình thành
và đặc trung của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Đồng thời có thể vận dụng sự hiểu biết đó vào phục vụ công việc tại cơ quan,
đơn vị, chống lại các luận điệu sai trái, thù địch của các thế lực phản động,

xuyên tạc nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
6. Kết cấu tiểu luận
Tiểu luận được kết cấu thành 2 chương.


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1.1. Tiếp thu chọn lọc quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong lịch sử tư tưởng nhân loại
Những quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền xuất hiện sớm trong
lịch sử tư tưởng nhân loại ngay từ khi xuất hiện nhà nước cổ đại, tiếp tục phát
triển trong thời kỳ chế độ phong kiến, được phát triển phong phú, toàn diện
trong thời kỳ cách mạng tư sản và có những nội dung mới trong thời kỳ cách
mạng vô sản.
Tư tưởng về nhà nước pháp quyền luôn gắn với tư tưởng phát triển dân
chủ, loại trừ chun quyền, độc tài, vơ chính phủ, vơ pháp luật đã hình thành
ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng thời kỳ nhà
nước cổ đại ở phương Tây, như: Socrates, Democritos, Platon, Aristotle, Cicero,
V.V.. Giá trị cốt lõi trong tư tưởng, quan điểm của các nhà tư tưởng thời kỳ này
là nhấn mạnh nguyên tắc tuân thủ pháp luật của nhà nước và công dân. Pháp luật
là phương tiện bảo đảm cho đời sống của con người trong mối quan hệ với nhà
nước và xã hội; đạo đức đòi hỏi phải có sự tn thủ pháp luật, vì thế đạo đức là
pháp luật cao nhất; hành động công bằng là hành động theo pháp luật; nhà nước
là công việc chung của nhân dân, phân công nhiệm vụ trong bộ máy nhà nước là
cần thiết, trong đó hoạt động xét xử của tòa án là nhằm bảo vệ pháp luật; tất cả
mọi người đều ở dưới hiệu lực của pháp luật và nhân dân phải coi pháp luật như
chốn nương thân của mình. Tuy nhiên, những nội dung này mới chỉ là những

mong muốn, trên thực tế chưa bảo đảm được, nhân loại còn trải qua thời kỳ
phong kiến mà ở đó vua vẫn là “thiên tử” hành xử trên pháp luật.
Những quan điểm, tư tưởng về nhà nước pháp quyền nêu trên được tiếp tục
phát triển, nhất là trong thời kỳ cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến
chuyên chế, độc tài và vô pháp luật ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIIL Trong thời
kỳ này, tư tưởng về nhà nưởc pháp quyền được phát triển khá phong phú, toàn


5

diện trong các học thuyết chính trị - pháp lý, tiêu biểu là quan điểm của các nhà
tư tưởng, lý luận sau đây:
John Locke (1632-1704): Quan điểm tư tưởng về nhà nước pháp quyền của
ơng được trình bày trong tác phẩm Hai bài giảng về lãnh đạo nhà nước (1690).
Theo ông, quyền tự do, bình đẳng và sở hữu là quyền tự nhiên của con người và
không thể bị tước đoạt; nhà nước phải có trách nhiệm bảo vệ các quyền của con
người, bảo vệ pháp luật và xử lý các hành vi xâm phạm quyền con người. Muốn
thể phải đề cao pháp luật, vì pháp luật là cơng cụ sắc bén và có hiệu quả để bảo
đảm tự do cá nhân, ngăn chặn sự tùy tiện và độc đoán của người khác, nhất là
của nhà nước. Việc điều hành nhà nước phải dựa trên các đạo luật do nhân dân
tuyên bố và hiểu rõ về nó. Chủ quyền của nhân dân cao hơn, quan trọng hơn chủ
quyền của nhà nước, do đó nhà cầm quyền khơng được thi hành chính sách
chuyên chế và độc tài đối với nhân dân.
Charles Louis Montesquieu (1689-1755): Ông là tác giả của cuốn sách nổi
tiếng Bàn về tinh thần pháp luật (1748). Từ việc phân tích chế độ chun chế
độc đốn, chun quyền, tùy tiện xâm hại tự do dân chủ, Montesquieu lập luận
về sự cần thiết phải có pháp luật và tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật, về sự cần
thiết phải phân chia quyền lực nhà nước thành quyền lập pháp, hành pháp và tư
pháp. Montesquieu lập luận: “Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập
lại trong tay một người hay một viện ngun lão, thì sẽ khơng cịn gì là tự do

nữa, vì người ta sợ rằng chính ơng ta hay viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài đế thi
hành một cách độc tài. Cũng khơng có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách
khỏi quyền lập pháp và quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền
lập pháp thì người ta sẽ độc đốn đối với quyền sống và quyền tự do của công
dân, quan tòa sẽ là người đặt ra luật. Neu quyền tư pháp nhập lại với quyền hành
pháp thì ơng quan tịa sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp. Nếu một người hay một
tổ chức của quan chức hoặc của quý tộc, hoặc của dân chúng nắm luôn cả ba thứ
quyền lực nói trên thì tất cả cả sẽ mất hết”. Vì vậy, cần phải phân chia quyền lực
nhà nước để kiểm soát và ngăn chặn lẫn nhau, khắc phục tình trạng độc đốn,
chun quyền, tùy tiện.


6

Như vậy, nhân tố hợp lý trong lý thuyết về sự phân chia quyền lực nhà
nước của Montesquieu bắt nguồn từ yêu cầu bảo đảm tự do, dân chủ. Sự phân
công, phân nhiệm trong tổ chức quyền lực nhà nước đã trở thành nguyên tắc cơ
bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Jean - Jacques Rousseau (1712 - 1778): Ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà
biện chứng học lỗi lạc của triết học Khai sáng thế kỷ XVIII. Quan điểm về nhà
nước và pháp luật của ông được nêu chủ yểu trong tác phẩm Bàn về khế ước xã
hội (1762). Trong tác phẩm này, Rousseau đề cấp đến sự cần thiết của việc thiết
lập khế ước xã hội, các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của cơ quan lập
pháp, cơ quan hành pháp. Ông cho rằng, khi chế độ tư hữu xuất hiện thì bất cơng
xã hội cũng xuất hiện. Để khắc phục tinh trạng đó cần phải thiết lập khế ước xã
hội hướng đến lợi ích chung của cộng đồng, bảo đảm cơng bằng trong xã hội.
Ơng đề cao chủ quyền của nhân dân, quyền lực nhà nước phải có sự phân chia
rành mạch giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp; pháp luật phải kết tinh ý chí và lợi
ích của nhân dân; phải bảo đảm tính độc lập của tịa án. Những quan điếm trên
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng tư sản Pháp thời kỳ 1779 - 1794.

Immanuel Kant (1724-1804): Ông là nhà triết học nổi tiếng người Đức. Từ
cơ sở lý luận triết học của mình, Kant cho rằng, lý trí thực tê hay ý chí tự do của
mơi người chính là ngn gơc của các đạo luật có tính pháp quyền và hợp đạo
đức. Chủ quyền của nhân dân là cơ sở cho tự do, binh đẳng và độc lập của mọi
công dân trong nhà nước, nhân dân phải được tham gia vào việc thiết lập trật tự
pháp luật bằng cách thông qua hiến pháp thể hiện ý chí của họ. Pháp luật là cơng
cụ bảo đảm quan hệ văn minh giữa con người và giữa con người với nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức tổng thể của nhiều cá nhân quan hệ với nhau bởi các
đạo luật.
Hegel (1770 - 1831): Trong tác phẩm Triết học pháp quyền (1821), ông đã
lập luận rằng, nhà nước pháp quyền phải được cẩu trúc bởi các yếu tố xã hội
công dân, trật tự pháp luật và các đạo luật hợp pháp, phản ánh được ý chí và lợi
ích chung của xã hội. Theo ơng, gia đình và xã hội công dân phải chịu sự chỉ đạo
của nhà nước, chỉ có nhà nước thực hiện tự do mới bảo tồn được gia đinh, xã hội


7

cơng dân; mới điều hịa được đời sống xã hội cũng như những mâu thuẫn đẳng
cấp.
Trong thời kỳ này, ngoài các nhà lý luận nói trên, nhiều nhà tư tưởng, triết
học, luật học khác ở châu Mỹ cũng góp phần phát triển các tư tưởng về nhà
nước pháp quyền, như: Thomas Jefferson (1743-1826) - tác giả của bản Tuyên
ngôn độc lập Hoa Kỳ (1776); Thomas Paine (1737-1809); John Adams (17351826); James Madison (1752-1836).
1.1.2. Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà nước và
pháp luật kiểu mới
1.1.2.1. Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
Mặc dù, khái niệm nhà nước pháp quyền với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa
được C.Mác, Ph.Ăngghen sử dụng nhưng những giá trị cốt lõi và đặc trưng cơ
bản của nhà nước pháp quyền đã được kế thừa, phát triển sâu sắc theo quan

điểm khoa học và cách mạng, đó là xây dựng một nhà nước kiểu mới hợp hiến,
hợp pháp thể hiện
chủ quyền của nhân dân; một hệ thống pháp luật dân chủ triệt để giải phóng
con người, bảo vệ quyền con người.
Về nhà nước, C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xây dựng một chế độ dân
chủ triệt để trong đổ “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do
của tất cả mọi người”; đồng thời, nhà nước kiểu mới phải giải phóng con người,
bảo đảm sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người. Muốn vậy
phải biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục
tùng xã hội. Dân chủ trong nhà nước kiểu mới là dân chủ do nhân dân tự quy
định, dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không
phải nhà nước tạo nên nhân dân, là bước chuyển từ “nhân dân của nhà nước”
sang “nhà nước của nhân dân” và quyền lực nhà nước là thống nhất.
Về pháp luật, C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định, pháp luật ln có tính
giai cấp, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị về chính trị và kinh tế. Mặt khác,
pháp luật phải phản ánh thực tại khách quan và lợi ích chung của xã hội, quan hệ
xã hội. Mọi thành viên xã hội, kể cả nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước đều


8

phải tuân thủ pháp luật, xử sự đúng yêu cầu của pháp luật, khơng có ngoại lệ.
Chỉ có như vậy, pháp luật mới trở thành chuẩn mực chung, là thước đo hành vi
của mọi người.
Trong nhà nước kiểu mới phải bảo đảm đạo đức, phẩm chất, năng lực và
trách nhiệm của công chức trong khi thi hành công vụ.
1.1.2.2. Tư tưởng, quan điểm của VI.Lênin về nhà nước và pháp luật
kiểu mới
Những tư tưởng về nhà nước pháp luật của C.Mác và Ph.Ăngghen được
V.LLênin tiếp thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới.

Về nhà nước, V.I.Lênin chỉ rõ: “Chính quyền mới, với tính cách là chun
chính của tuyệt đại đa số, đã có thể duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ vào sự
tín nhiệm của quần chúng đơng đảo, chỉ bằng cách lôi cuốn một cách tự do nhất,
rộng rãi nhất và mạnh mẽ nhất tồn thể quần chúng tham gia chính quyền... Đó
là chính quyền cơng khai đối với mọi người, làm mọi việc trước mặt quần
chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó, nó trực tiếp sinh ra từ quần chúng, là cơ
quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng nhân dân và cho ý chí của họ”.
V.I.Lênin đã khái quát nhiều quan điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới, đó
là “nhà nước khơng cịn ngun nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước
quá độ”, chuyển dần tới một chế độ tự quản của nhân dân. Muốn vậy, trước mắt
phải thực hiện chế độ dân chủ mà nội dung cơ bản là bảo đảm cho nhân dân có
quyền bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước, quyền bãi miễn, quyền kiểm tra
giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, cán bộ, cơng chức nhà nước; kiểm
sốt quyền lực để ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực nhà nước, để quyền lực của
nhà nước không lấn át quyền lực nhân dân.
Về pháp luật, V.LLênin khẳng định, vai trò của pháp luật và pháp chế trong
quản lý xã hội mới, coi đó là một trong những điều kiện cơ bản để xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải dùng “luật lệ của
mình” như là điều kiện cần và đủ cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi triệt để. Đặc
biệt, khi chuyển sang Chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin nhấn mạnh những hình
thức quan hệ mới được xác lập trong quá trình cách mạng và trên cơ sở của


9

chính sách kinh tế do chính quyền thực hiện phải được thể hiện trong pháp luật
và được bảo vệ về mặt tư pháp. Mặt khác, chính V.I.Lênin là người đã xây dựng
lý luận về pháp chế xã hội chủ nghĩa và ỉà người trực tiếp chỉ đạo xây dựng viện
kiểm sát nhân dân nhằm bảo đảm việc thực hiện pháp luật nghiêm minh và
thống nhất trên quy mơ tồn quốc, nhất là yêu cầu tuân thủ pháp luật của bộ máy

nhà nước và cán bộ, đảng viên trong bộ máy nhà nước.
1.1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật
Hồ Chí Minh là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân
dân ta giành chính quyền, xây dựng Nhà nước và pháp luật kiểu mới ở Việt
Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận thức rất sớm về nhà nước và
pháp luật. Năm 1919, tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết bản Yêu sách của nhân
dãn An Nam gửi tới Hội nghị Vécxây., Trong đó, Người yêu cầu thực dân Pháp
(yêu sách thứ 7) “thay chề độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật”, phải
ban hành Hiển pháp, quản lý nhà nước bằng luật pháp theo tinh thần “trăm điều
phải có thần linh pháp quyền”.
Tư tưởng về “thần linh pháp quyền” của Nguyễn Ái Quốc là tư tưởng về
xây dựng một nhà nước hợp hiến, theo tinh thần pháp quyền và thượng tôn pháp
luật, đã được hiện thực hóa trong Tun ngơn độc ỉập ngày 2-9-1945, trong Hiến
pháp năm 1946 và đã đặt nền tảng cho quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp
quyền ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù trong di sản lý luận của Người không đề cập đến khái niệm nhà
nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng,
nhưng xét theo những yêu cầu và nội dung khoa học của nhà nước pháp quyền
thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu
mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa - đã thể hiện khá đầy đủ, sâu sắc những đặc
trưng, nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vi nhân dân. Quan điểm, tư tưởng của Người về nhà nước
pháp quyền thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan đỉểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin với việc kế thừa, tỉếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh
nghiệm, tinh hoa văn hóa trỉ tuệ của nhãn loại và vận dụng sáng tạo vào điều


10

kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam. Có thể khái quát trên những nội

dung cơ bản sau đây:
Một là, Nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, bảo đảm chủ quyền của
nhân dân, mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
Hai là, Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Ba là, Nhà nước hợp hiến, hợp pháp, tổ chức, hoạt động theo pháp luật và
thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với giáo dục đạo đức.
Bốn là, Nhà nước có pháp luật dân chủ, thể hiện ý chí và lợi ích của nhân
dân.
Năm là, Nhà nước có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước nhân dân,
cơng dân phải làm trịn nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Sáu là, Nhà nước trong sạch; ngăn chặn, loại trừ được quan liêu, tham
nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong bộ máy nhà nước. Cán bộ,
công chức nhà nước là “đầy tớ trung thành”, là “cơng bộc” của nhân dân.
Bảy là, có biện pháp kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước,
cán bộ, công chức nhà nước.
1.1.4. Từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp đổi mới
Cơ sở hình thành quan điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Đảng Cộng sản Việt Nam còn bắt nguồn từ thực tiễn, yêu cầu khách quan của sự
nghiệp đổi mới. Đó là:
Một là, yêu cầu xây dựng, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa;
Hai là, yêu cầu xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa;
Ba là, yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân;
Bốn là, yêu cầu tổ chức, hoạt động của Nhà nước theo pháp luật và quản lý
xã hội bằng pháp luật.
Những yêu cầu này khẳng định tính tất yếu khách quan, cấp bách của việc
xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


11


CHƯƠNG 2. ĐẶC TRƯNG CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
2.1. Khái niệm, đặc trưng của nhà nước pháp quyền
2.1.1. Khái niệm nhà nước pháp quyền
Từ những giá trị phổ biến về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tường
nhân loại và thực tiễn tổ chức, hoạt động của các nhà nước trên thế giới. Hội
nghị quốc tế về “Nhà nước pháp quyền” của các nước sử dụng tiếng Pháp tổ
chức tại Benin vào tháng 9-1991 với sự tham dự của các nhà luật học và lập
pháp của hơn 40 nước, đã đưa ra khái niệm chung về nhà nước pháp quyền như
sau: Nhà nước pháp quyền là một chể độ chính trị mà ở đó nhà nước và cá nhân
phải tuân thủ pháp luật; quyền và nghĩa vụ của tất cả mọi người đều được pháp
luật ghi nhận và bảo vệ; các quy trình và quy phạm pháp luật được bảo đảm thực
hiện bằng một hệ thống tòa án độc lập.
Nhà nước pháp quyền có nghĩa vụ tơn trọng giá trị của con người và đảm
bảo cho cơng dân có khả năng, điều kiện chống lại sự tùy tiện của cơ quan nhà
nước bằng việc lập ra cơ chế kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp của pháp luật
cũng như các hoạt động của bộ máy nhà nước.
Nhà nước pháp quyền phải bảo đảm cho cơng dân khơng bị địi hỏi bởi
những cái ngoài hiến pháp và pháp luật đã quy định. Trong hệ thống pháp luật
thì hiến pháp giữ vị trí tối cao và nó phải được xây dựng trên cơ sở bảo đảm
quyền tự do và quyền công dân.
2.1.2. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền
Nhìn chung, lý luận về nhà nước pháp quyền là hệ thống các quan điểm, tư
tưởng rất phong phú và có cách tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, nghiên cứu tư
tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử và thực tiễn các mơ hình nhà nước
pháp quyền trên thế giới, có thể khái quát một số đặc trưng của nhà nước pháp
quyền như sau:
Một là, nhà nước pháp quyền là nhà nước thực hiện chủ quyền của nhân
dân, quyền lực nhà nước là quyền lực do nhân dân ủy thác.



12

Hai là, nhà nước pháp quyền là nhà nước bảo đảm tính tối thượng của hiến
pháp và pháp luật trong đời sống nhà nước và xã hội, trong đó hiến pháp và
pháp luật phải phản ánh “ý chí chung của nhân dân”, “lợi ích chung của xã hội”;
pháp luật do nhà nước ban hành, công nhận và bảo đảm thực hiện, song pháp
luật giữ vị trí tối thượng, điều chỉnh, kiểm soát hoạt động của nhà nước.
Ba là, nhà nước pháp quyền là nhà nước công nhận, thực hiện và bảo vệ
quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Tự do của một người là
được làm những gì pháp luật khơng cấm, khơng xâm phạm đến tự do của người
khác. Pháp luật chỉ cấm những gì có hại cho xã hội.
Bắn là, nhà nước pháp quyền phải có hình thức tổ chức quyền lực nhà nước
thích hợp và có cơ chế kiểm sốt quyền lực nhà nước.
1.2. Khái niệm, đặc trưng cư bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
1.2.1. Khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng, quan điểm về nhà nước pháp
quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, những giá trị phổ biến trong nội dung tư
tưởng về nhà nước pháp quyền trên thế giới và nền tảng tư tưởng, lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, nhận thức và thực
tiễn xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 2) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Những nội dung, yêu cầu của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thể hiện trong nhiều quy định
của Hiến pháp năm 2013.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng
định: “bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà

nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam như sau: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhăn dân, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, do


13

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công
dân.
1.2.2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thể hiện bản chất, đặc điểm, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp với nhận thức và vận dụng tinh hoa văn hóa, trí
tuệ, kinh nghiệm của nhân loại trong xây dựng nhà nước pháp quyền, được kiểm
nghiệm bằng thực tiễn tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta từ năm 1945, nhất là
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Những đặc trưng cơ bản đó đã được
đúc kết, thể hiện trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể:
Thứ nhất, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân.
Đặc trưng này thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa,
chế độ xã hội chủ nghĩa, đồng thời đặc trưng này thể hiện cội nguồn sức mạnh,
hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện
sâu sắc, nhất quán, xuyên suốt vẩn đề chủ quyền nhân dân; khẳng định nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân; xác định nhiệm vụ của Nhà nước phải bảo đảm và phát
huy quyền làm chủ nhân dân; quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng

nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước, trong đó xác định quyền dân chủ
trực tiếp của nhân dân trong quản lý nhà nước và xã hội, quyền biểu quyết khi
Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; xác định yêu cầu tiếp tục hoàn thiện dân chủ
đại diện.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.


14

Đây là đặc trưng thể hiện mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà nước xã
hội chủ nghĩa, thể hiện mục tiêu lý tưởng, động lực của những người cộng sản
trong quá trình lãnh đạo nhân dân làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng
con người, xây dựng xã hội mới khơng cịn người bóc lột người, tất cả vì ấm no,
hạnh phúc của nhân dân.
Hiến pháp năm 2013 khẳng định quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước
Việt Nam về quyền con người: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã
hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”
(Điều 14).
Hiến pháp năm 2013 thể hiện bước phát triển quan trọng trong nhận thức,
quan điểm và phương thức hiến định quyền con người, đặt quyền con người
trong mối quan hệ chặt chẽ với quyền công dân, quyền con người chỉ bị hạn chế
bằng vãn bản luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc
gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng (Điều 14); tiếp
tục thừa nhận quyền con người trong các bản Hiến pháp trước đây và bổ sung
nhiều quyền mới với nội dung được xác định rõ ràng hơn, phù hợp hơn và gắn
với các điều kiện bảo đảm thực hiện; gắn việc thực hiện quyền con người với

thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi
người có cuộc sổng ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện.
Thứ ba, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ; tôn trọng và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, có thiện chí các điều ước
quốc tế mà Nhà nước đã ký kết hoặc thừa nhận.
Đặc trưng này thể hiện nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong đó nội dung chủ yếu là bảo đảm
Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mặt khác, Nhà nước phải tôn
trọng, thực hiện nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật, quản lý các lĩnh vực đời
sống xã hội bằng pháp luật, bảo đảm yêu cầu thượng tôn pháp luật trong đời


15

sống nhà nước và xã hội, mọi vi phạm pháp luật phải được xử lý nghiêm minh,
kịp thời. Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt
động theo Hiển pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật,
thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”. Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên
tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế quyền lực nhà
nước (Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân, Tịa án
nhân dân, chính quyền địa phương, Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán
Nhà nước). Hiến pháp năm 2013 đã xác định vai trò quan trọng, hiệu lực tối cao
của Hiến pháp, khẳng định nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ
Hiến pháp vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh;
xác định Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với
Hiến pháp, mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý (Điều 119); xác định rõ
trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và công dân, tôn trọng, bảo vệ, tuân thủ Hiến

pháp (Điều 46, Điều 119); xây dựng cơ chế bảo hiến phù hợp, do luật định (Điều
119); xác định trách nhiệm của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, chính
quyền địa phương, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân trong việc xây
dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật
phải được xử lý.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nghĩa vụ tơn trọng và tn thủ các cam kết quốc tế
“tích cực triển khai các cam két khu vực và quốc tế”, nội luật hóa các điều ước
quốc te đã ký kết hoặc thừa nhận; “nâng cao vai trị của Việt Nam trong xây
dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực
hiện đầy đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết”; “là đối
tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức theo
nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối họp và
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền
hành pháp, quyền tư pháp”.


16

Hiến pháp năm 2013 thể hiện đặc trưng cơ bản này ở khoản 3 Điều 2
“quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp, kiểm sốt giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp”.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Đặc trưng này thể hiện bản chất giai cấp của Nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, là yêu cầu khách quan, có tính quy luật bảo đảm cho Nhà
nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Điều 4 Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định, Đảng Cộng sản Việt Nam

là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng thể hiện đầy đủ hơn yêu cầu
đối với Đảng trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng phải luôn phải
xứng đáng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong
của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành vì lợi ích
của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, gắn bó mật thiết với
nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm
trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng
viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.


17

KẾT LUẬN
*
Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa đã và đang được triển khai xây dựng và hoàn thiện ở Việt Nam là một tất
yếu khách quan. Tuy nhiên, quá trình đó, theo nhận định của Đại hội XIII là vẫn
còn nhiều hạn chế, bất cập cả về nhận thức và tổ chức thực hiện; cùng với đó là
những khó khăn, thách thức đến từ sự chống phá của các thế lực thù địch với
mức độ, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Lợi dụng những hạn chế, bất cập
đó, các thế lực thù địch đã ra sức xuyên tạc, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng
đối với Nhà nước, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là những trọng tâm chống phá “không ngừng nghỉ”
của các đối tượng và thế lực phản động, thù địch, đặc biệt là trong bối cảnh thế
giới hiện nay.
Cũng tại Tại Đại hội lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác định trọng tâm là:
“Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả

hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trị, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng
cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp
thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc
đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững”.
Với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát,
dân thụ hưởng”, Đại hội XIII của Đảng đã tiến hành điều chỉnh, bổ sung một số
điểm mới về tư duy xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo
quyền dân chủ của nhân dân được thực thi trên thực tế. Đồng thời, xác định rõ
hơn vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức


18

chính trị - xã hội làm nịng cốt” để nhân dân làm chủ. Đảng và Nhà nước ban
hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý,
tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân.
Như vậy, Đại hội XIII của Đảng trên cơ sở tổng kết lý luận, thực tiễn đã bổ
sung, phát triển tư duy lý luận về phát triển Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Những bổ sung, phát triển ấy một lần nữa khẳng định: Mặc dù, trong mỗi
giai đoạn lịch sử có những thay đổi về mơ hình bộ máy nhà nước, nhưng xun
suốt mạch phát triển là nhận thức và hành động nhất quán về xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thật sự của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân trong điều kiện mới./.


19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
*
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Nhà nước và pháp
luật Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận
chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, IX, X, XI, XII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1996, 2001, 2006, 2011,
2016.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Vãn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
3. Bộ Chính trị: Nghị quyết số 48/NQ-TWngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị
khóa I về chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010 định hướng đến năm 2020, H.2005.
4. Bộ Chính trị: Nghị quyết sổ 49/NQ-TW ngày 2-6-2005 của Bộ Chính trị
khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, H.2005.
5. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2000, t.5.
6. Quốc hội: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.
7. Hội đồng Lý luận Trung ương: Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên
tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, những biểu hiện “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, H, 2018.



×