Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tội phạm giết người theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 33 trang )

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân

TAND

: Toà án nhân dân

TTANXH

: Trật tự an ninh xã hội

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 2.1: Thống kê số vụ phạm tội Giết người và số bị cáo bị khởi tố từ năm
2014 – 2018 ................................................................................................................................11
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của người phạm tội Giết người ..................................................12
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của người phạm tội Giết người................................13


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề


2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
2.2. Nhiệm vụ của đề tài

3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu tiểu luận

PHẦN B. NỘI DUNG ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI......... 1
1.1. Khái niệm tội phạm giết người .......................................................................... 1
1.2. Cấu thành tội phạm ................................................................................................ 1
1.2.1. Mặt khách quan của tội phạm giết người ............................................................ 1
1.2.2. Mặt chủ quan của tội phạm giết người ................................................................ 3
1.2.3. Chủ thể ...................................................................................................................... 4
1.2.4. Khách thể .................................................................................................................. 4
1.2.5. Các hình thức gây án .............................................................................................. 5
1.2.6. Khung hình phạt đối với tội phạm giết người..................................................... 6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở NƯỚC
TA HIỆN NAY .................................................................................................................... 11
2.1. Thực trạng về tội phạm giết người ở nước ta hiện nay ......................... 11
2.1.1. Tình hình tội phạm giết người từ năm 2014 đến năm 2018............................ 11
2.1.1.1. Độ tuổi của người phạm tội Giết người ........................................................ 12
2.1.1.2. Trình độ học vấn của người phạm tội Giết người ....................................... 13
2.1.1.3. Thành phần dân tộc của người phạm tội Giết người .................................. 13
2.1.3.4. Theo tiêu chí nhân thân bị cáo ...................................................................... 14
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giết người hiện nay .................................... 14


2.1.2.1. Sự xâm nhập của lối sống bạo lực, ích kỉ dẫn đến hình thành ý thức coi

thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư ....................................... 14
2.1.2.2. Sự phát triển của tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, cờ bạc ......................... 15
2.1.2.3. Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần chúng nhân
dân .................................................................................................................................. 15
2.1.2.4. Cơng tác quản lí, kiểm tra giám sát xã hội chưa được chặt chẽ ................ 16
2.1.2.5. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người đang trong độ tuổi lao
động ................................................................................................................................ 16
2.1.2.6. Cơng tác quản lí, thu hồi và sử dụng vũ khí cịn sơ hở ............................... 17
2.1.2.7. Những thiếu sót và hạn chế trong cơng tác của các cơ quan bảo vệ pháp
luật .................................................................................................................................. 17

2.2. Một số vụ án tiêu biểu trong những năm gần đây................................... 18
2.2.1. Vụ án giết người yêu ở Ninh Bình (01/04/2019)................................................ 18
2.2.1.1. Tổng quan vụ án .............................................................................................. 18
2.2.1.2. Cấu thành tội phạm và hình phạt .................................................................. 19
2.2.2. Vụ thảm sát ba bà cháu ở Bình Dương (23/04/2019) ....................................... 19
2.2.2.1. Tổng quan về vụ án ......................................................................................... 19
2.2.2.2. Cấu thành tội phạm và hình phạt .................................................................. 20

CHƯƠNG 3. HỒN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ
TỘI PHẠM LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI GIẾT NGƯỜI ............................. 22
3.1. Cơ sở và những yêu cầu trong việc hồn thiện pháp luật hình sự đối
với một số tội phạm liên quan đến hành vi giết người ................................... 22
3.1.1. Cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên
quan đến hành vi giết người ........................................................................................... 22
3.1.2. Những yêu cầu trong việc hồn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội
phạm liên quan đến hành vi giết người ........................................................................ 22

3.2. Các kiến nghị hồn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm
liên quan đến hành vi giết người.............................................................................. 23


PHẦN C. KẾT LUẬN ................................................................................................... 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Có thể nói, hành vi giết người từ xa xưa, ở bất cứ quốc gia nào cũng đều
coi là hành vi dã man, tàn bạo và chủ thể thực hiện hành vi này bao giờ cũng phải
gánh chịu một hình phạt nghiêm khắc nhất. Bởi, một trong những quyền tự nhiên
của con người là quyền được sống. Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền được
sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Như vậy, mỗi con người nếu “quyền
được sống” khơng thể đảm bảo thì các quyền con người khác cũng khơng thể có
cơ hội thực hiện.
Ở Việt Nam tội phạm liên quan đến hành vi giết người nói chung ngày
một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến hành
vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức phạm tội giết người diễn ra đã
gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Việc xem thường pháp luật, xem thường tính mạng của người khác trong
một bộ phận người dân là một trong những ngun nhân chính. Có những vụ án
giết người chỉ vì nảy sinh những mâu thuẫn nhỏ, những tranh chấp khơng đáng
kể; có những vụ án chồng giết vợ vì ghen, con giết cha vì tài sản;... làm cho giá
trị đạo đức con người Việt Nam ngày càng giảm sút. Nguy hiểm hơn, kẻ phạm tội
còn thực hiện hành vi hiếp dâm rồi giết người; giết phụ nữ mang thai; giết người
với hành động vô cùng dã man như chặt đầu, tay, chân;... Đã đến lúc cần báo động,
đồng thời cần phải có biện pháp phịng, chống kịp thời những hành vi nguy hiểm
đó nhằm bảo vệ tính mạng của con người, bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong
mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Trước tình hình, diễn biến tội phạm xảy ra khá phức tạp như hiện nay thì
việc nghiên cứu về tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng đang là vấn đề

hết sức cấp bách nhằm tìm ra những nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi
phạm tội, nhằm đưa ra những giải pháp có cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần


vào việc nâng cao tính hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói
chung và tội giết người nói riêng và tiến tới đẩy lùi tội phạm trong thời gian tới.
Để góp phần đấu tranh và phịng chống tội phạm trong tình hình hiện nay cũng
như việc áp dụng pháp luật đối với tội giết người, nhóm tác giả xin chọn đề tài:
“Tội phạm giết người theo Luật Hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
 Hiểu một cách đầy đủ khái niệm hành vi giết người;
 Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của loại tội phạm có liên quan đến hành vi

giết người;
 Tìm hiểu một cách đầy đủ hơn những quy định có liên quan đến hành

vi giết người;
 Làm sáng tỏ những nguyên nhân chủ quan và khách quan của một số

tội phạm có liên quan đến hành vi giết người.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài
 Nghiên cứu loại hành vi này trong một số tội phạm có liên quan;
 Nghiên cứu, tìm hiểu những ngun nhân chủ quan và khách quan của

một số tội phạm có liên quan đến hành vi giết người;
 Nghiên cứu, tìm hiểu tình hình thực tế của một số tội phạm có liên quan

đến hành vi giết người;
 Nghiên cứu, chỉ ra những bất cập, hạn chế, thiếu sót trong lý luận và


thực tiễn từ đó đưa ra những giải pháp có cơ sở pháp lý và thực tiễn
nâng cao tính khả thi cũng như nhằm hồn thiện quy định của pháp luật
hình, đồng thời nâng cao cơng tác phịng và chống loại tội phạm có liên
quan đến hành vi giết người.


3. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, so sánh,
đánh giá, tổng hợp, thống kê,… để thực hiện các nhiệm vụ của bài tiểu luận.
4. Kết cấu tiểu luận: ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Khái niệm chung về tội phạm giết người.
Chương 2. Thực trạng về tội phạm giết người ở nước ta hiện nay.
Chương 3. Hồn thiện pháp luật hình sự đối với một số tội phạm liên quan
đến hành vi giết người.


PHẦN B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm tội phạm giết người
Ở Việt Nam, thực tiễn có khá nhiều quan điểm về hành vi giết người với
tư cách là tội giết người. Trong khoa học pháp lý Hình sự có khá nhiều cách định
nghĩa khác nhau. Có quan điểm cho rằng “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt
trái pháp luật tính mạng của người khác” 1. Một quan điểm khác lại cho rằng
“Tội giết người là hành vi trái pháp luật của người đủ năng lực trách nhiệm hình
sự cố ý tước bỏ quyền sống của người khác” 2. Thêm một quan điểm tương tự:
“Tội giết người là hành vi làm chết người khác một cách cố ý và trái pháp luật,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện” 3.

Tuy nhiên, hiện nay trong khoa học luật Hình sự mới chỉ đề cập nhiều về hành vi
giết người với tư cách là mặt khách quan của tội giết người còn khái niệm độc lập
về hành vi giết người vẫn chưa được nêu ra.
1.2. Cấu thành tội phạm
1.2.1. Mặt khách quan của tội phạm giết người
Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện của tội phạm diễn ra
hoặc tồn tại bênh ngoài thế giới khách quan. Những biểu hiện thuộc về khách
quan của tội phạm gồm có: hành vi nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật của
hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy
hiểm cho xã hội và hậu quả, phương tiện công cụ của tội phạm, phương pháp, thủ

1

/>
2

/>
3

/>
1


đoạn, thời gian, địa điểm thực hiện tội phạm. Trong đó, hành vi là dấu hiệu bắt
buộc khơng thể thiếu được của mọi loại tội phạm.
Hành vi làm chết người được thực hiện thơng qua các hình thức sau:
 Hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã chủ động thực hiện

các hành vi mà pháp luật không cho phép như: dùng dao đâm, dùng
súng bắn, dùng cây đánh,… nhằm giết người khác.

 Không hành động: Thể hiện qua việc người phạm tội đã không thực

hiện nghĩa vụ phải làm (phải hành động) để đảm bảo sự an toàn tính
mạng của người khác nhằm giết người khác. Thơng thường tội phạm
được thực hiện trong trường hợp (bằng cách) lợi dụng nghề nghiệp.
Tuy nhiên cần phân biệt:
 Nếu làm chết chính bản thân mình thì bị coi là tự tử hoặc tự sát chứ

khơng cấu thành tội này.
 Nếu vì vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng mà làm chết người khác

thì cấu thành tội giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng.
Về hậu quả: Hành vi nêu trên thông thường gây hậu quả làm người khác
chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên một số truờng hợp việc
dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ có tác dụng
đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xơ nạn
nhân xuống sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đẩy nạn nhân ra ngồi đường đang
có nhiều xe ơtơ chạy dẫn đến bị xe cán chết,…). Theo chúng tôi vẫn phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh được người thực hiện
hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu quả gián tiếp. Về tội
giết người có cấu thành hình thức nên hậu quả có làm chết người hay không không
phải là dấu hiệu bắt buộc, chỉ cần hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục

2


đích nhằm làm chấm dứt sự sống của người khác (hay nhằm làm cho người khác
chết) được xem là phạm tội giết người.
Ví dụ: Để giết B, A đã sử dụng súng bắn B, tuy nhiên do đạn lép, A không giết
được B. Trường hợp này hậu quả (làm chết B) chưa xảy ra, nhưng A vẫn phạm

tội giết người nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.
1.2.2. Mặt chủ quan của tội phạm giết người
Lỗi của người phạm tội là cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý
gián tiếp.
 Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể

xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành
vi phạm tội. Ví dụ như dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc tim của
nạn dẫn đến tử vong.
 Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có

thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả
chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã
có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó).
Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi
phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết
đuối.
 Lưu ý: Mặc dù mục đích giết người khơng phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc
nhưng trong một số trường hợp vẫn được xem xét như một dấu hiệu bắt buộc
của mặt chủ quan để làm căn cứ phân biệt với một số trường hợp sau:
+ Gây thương tích dẫn đến chết người. Trong trường hợp này người phạm tội
khơng có mục đích giết người.
+ Nạn nhân bị tấn cơng bằng hung khí nguy hiểm vào các vị trí hiểm yếu trên
cơ thể nhưng chỉ bị thương tích (khơng chết) hoặc khơng bị thương tích,
trường hợp này cần xác định mục đích tấn cơng là gì, nếu có mục đích nhằm
3


giết người khác thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người
nhưng thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên, nếu khơng có mục

đích giết người thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương
tích (nếu có).
1.2.3. Chủ thể
Chủ thể của tội phạm giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi do pháp luật quy định.
Chủ thể của tội phạm là người có đủ điều kiện để có lỗi khi thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội. Người đó phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự tức
là năng lực nhận thức được ý nghĩa xã hội và nhận thức, điều khiển hành vi, và
đạt độ tuổi theo quy định chịu trách nhiệm hình sự của BLHS. Bên cạnh đó, điều
luật này còn quy định chủ thể của tội phạm phải là con, cháu, người có trách nhiệm
ni dưỡng và học trị (Điểm đ, Khoản 1, Điều 123, BLHS 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017) và người có nghề nghiệp nhất định (Điểm k, Khoản 1, Điều 123, BLHS
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
1.2.4. Khách thể
Khách thể của tội giết người là quan hệ nhân thân mà nội dung là quyền
sống của con người. Tội Giết người xâm phạm quyền sống của con người thông
qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động - con
người đang sống. Việc xác định đối tượng tác động của tội Giết người có ý nghĩa
vơ cùng quan trọng, bởi vì, nếu hành vi nào đó tác động vào đối tượng không phải
hay chưa phải là con người hoặc là con người những đã chết thì những hành vi đó
khơng xâm phạm đến quyền sống của con người nên không phải là tội Giết người.
Thực tiễn xét xử tội Giết người ở Việt Nam xác định thời điểm bắt đầu sự sống
của con người là thời điểm đứa trẻ đã được sinh ra khỏi cơ thể người mẹ và tồn
tại độc lập trong thế giới khách quan với tư cách là một thực thể tự nhiên và xã
hội. Thời điểm kết thúc sự sống của con người là thời điểm chết sinh vật, bởi vì
4


đây là giai đoạn cuối cùng của sự chết. Ở giai đoạn này, sự sống của con người
khơng có khả năng hồi phục.

Khách thể của tội giết người trực tiếp xâm phạm quyền sống của con người.
Đối tượng tác động của tội phạm này là con người đang sống, đang tồn tại trong
thế giới khách quan với tư cách là thực thể tự nhiên và xã hội.
1.2.5. Các hình thức gây án
 Gây án có hoặc khơng sử dụng vũ khí, hung khí khác, cụ thể là:
 Khơng sử dụng vũ khí hoặc hung khí: Trường hợp này người phạm tội

chủ yếu sử dụng sức mạnh cơ thể của mình tác động lên cơ thể của nạn
nhân hoặc đẩy nạn nhân vào điều kiện không thể sống được như đấm,
đá, bóp cổ,… hoặc dùng các thủ đoạn khác như đẩy xuống sơng,…
 Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây chết người khác.

Trường hợp này người phạm tội có sử dụng các cơng cụ phạm tội như:
Súng, lựu đạn, bom, mìn, dao, búa, gậy gộc,… hoặc các tác nhân gây
chết khác như thuốc độc, điện,…
 Gây án dưới hình thức dùng vũ lực hoặc khơng dùng vũ lực, cụ thể là:
 Dùng vũ lực: Được hiểu là trường hợp người phạm tội đã sử dụng sức

mạnh vật chất (có hoặc khơng có cơng cụ, phương tiện phạm tội ) tác
động lên thân thể nạn nhân. Việc dùng vũ lực có thể được thể hiện bằng
các hình thức sau:
+ Thực hiện trực tiếp như dùng tay, chân để đánh đá, bóp cổ,…
+ Thực hiện gián tiếp thơng qua phương tiện vật chất (có cơng cụ,
phương tiện phạm tội) như: Dùng dao để đâm, chém, dùng súng
bắn,…

5


 Không dùng vũ lực: Nghĩa là dùng các thủ đoạn khác mà không sử dụng


sức mạnh vật chất để tác động lên cơ thể nạn nhân như: Dùng thuốc độc
để đầu độc nạn nhân, gài bẫy điện để nạn nhân vướng vào,…
1.2.6. Khung hình phạt đối với tội phạm giết người
Quy định của BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về khung hình phạt
đối với tội giết người như sau:
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù
từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên: Để áp dụng tình tiết này chỉ cần xác định ý thức chủ
quan của người phạm tội là mong muốn giết từ 2 người trở lên, không phụ thuộc
vào số người chết trên thực tế.
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai: Trường hợp này phải thoả mãn 2 điều kiện:
 Về mặt khách quan: nạn nhân là phụ nữ đang mang thai, không kể thai

nhi đang ở tháng thứ mấy, để xác định điều kiện này phải dựa trên cơ
sở kết luận giám định.
 Về mặt chủ quan: phải biết được người phụ nữ đó đang mang thai (có

thể can phạm tự nhận biết hoặc nghe thơng tin qua người khác). Để xác
định điều kiện này phải xem xét, đánh giá các tình tiết sau:
+ Mối quan hệ giữa người phạm tội và nạn nhân.
+ Thời điểm thực hiện tội phạm là ban ngày hay ban đêm, mùa đơng
hay mùa hè.
+ Tình trạng thai nhi đã lớn hay còn nhỏ.
Chú ý: Nếu nạn nhân đang mang thai là người tình của người phạm tội thì
thuộc trường hợp giết người vì động cơ đê hèn.
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân:
6



Nạn nhân là người đã hoặc sẽ thi hành công vụ thuộc trường hợp giết
người vì lý do cơng vụ của nạn nhân (tức là giết nạn nhân trước hoặc trong hoặc
sau khi thi hành công vụ). Giữa công vụ của nạn nhân và việc thực hiện tội phạm
giết người có mối liên quan với nhau.
Ví dụ: A là thẩm phán được giao nhiệm vụ xét xử một vụ án hình sự mà B là bị
cáo, trong lúc xét xử hoặc sau khi xét xử xong, B cho rằng A xử mình như vậy là
quá nặng nên đã giết A.
Đối với trường hợp giết nạn nhân trước hoặc trong khi thi hành công vụ
thường nhằm cản trở việc thi hành cơng vụ của nạn nhân, cịn giết nạn nhân sau
khi thi hành cơng vụ thường có động cơ là trả thù nạn nhân.
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình:
Nạn nhân là ơng bà, cha mẹ có thể là ơng bà nội ngoại, đẻ hoặc nuôi; bố
mẹ đẻ hoặc bố mẹ nuôi (phải được pháp luật thừa nhận).
Nạn nhân là người nuôi dưỡng là người chăm sóc, quản lý giáo dục người
phạm tội như vai trò của bố mẹ người phạm tội.
Nạn nhân là thầy giáo, cơ giáo của mình là người đã, hoặc đang làm cơng
tác giảng dạy tại cơ sở có chức năng giáo dục, đào tạo dạy nghề được Nhà nước
cho phép đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy người phạm tội không kể thời gian dài
hay ngắn. Đồng thời, việc gây thương tích cho nạn nhân là vì lý do thực hiện
nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của họ đối với bị cáo. Hay nói cách khác, động cơ của
việc phạm tội có phải liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo.
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong đó có một tội giết người, giữa 2 tội
này phải thoả mãn các điều kiện sau:

7



 Tội thực hiện trước hoặc sau tội giết người phải là tội rất nghiêm trọng

hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng (là loại tội mà mức cao nhất của khung
hình phạt đối với tội ấy là trên 7 năm tù).
 Khoảng cách giữa 2 tội khơng có sự gián đoạn về mặt thời gian.
 Giữa 2 tội khơng có mối liên quan với nhau

Ví dụ: A vừa dùng súng uy hiếp B để lấy tài sản, sau khi lấy được tài sản, A thấy
M đi qua vốn đã có mâu thuẫn sâu sắc trong chuyện làm ăn với nhau, A đã dùng
súng bắn M chết.
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác:
Là trường hợp bị cáo phạm 2 tội trong đó có tội giết người, giữa 2 tội này
phải thoả mãn các điều kiện sau:
 Khoảng cách thời gian giữa 2 tội có thể liên tục có thể ngắt quãng về

mặt thời gian.
 Tội phạm khác có thể là bất kỳ loại tội nào (tội ít nghiêm trọng, tội

nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng).
 Giữa tội giết người và tội phạm khác có mối liên quan với nhau. Việc

thực hiện tội phạm khác là động cơ thực hiện tội phạm giết người –
nghĩa là can phạm cho rằng nạn nhân sẽ là người cản trở gây khó khăn
cho việc thực hiện tội phạm khác nên đã giết nạn nhân để thực hiện tội
phạm khác, hoặc nạn nhân sẽ là người tố cáo can phạm về tội đã thực
hiện nên đã giết nạn nhân để che giấu tội phạm đã thực hiện.
Ví dụ: A hiếp dâm B xong, A sợ B tố cáo mình nên đã giết chết B ngay sau khi
hiếp dâm.
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân: Như lấy tim, gan, thận dù với bất kỳ
mục đích nào như để nghiên cứu khoa học hoặc để cứu sống người khác.


8


i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ: Là trường hợp giết người bằng
phương pháp nguyên thuỷ gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho nạn nhân cũng
như thân nhân của nạn nhân trước khi nạn nhân chết như móc mắt, moi gan, xẻo
tai, chặt từng bộ phận của nạn nhân cho đến khi nạn nhân chết. (Nếu hành vi trên
thực hiện sau khi nạn nhân chết thì khơng phải là trường hợp giết người một cách
man rợ)
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp: Là trường hợp người phạm tội đã sử dụng
khả năng chuyên môn, nghiệp vụ của mình để dễ dàng thực hiện việc giết người
và dễ dàng che giấu tội phạm.
Ví dụ: Bác sĩ giết bệnh nhân rồi lập hồ hơ bệnh án là bệnh nhân chết do bệnh hiểm
nghèo; người lái đò giả làm đò đắm để giết nạn nhân; thợ điện dùng dây điện dí
vào nạn nhân nhưng làm cho mọi người tin rằng nạn nhân bị điện giật chết.
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người: Tình tiết này phải
thoả mãn các điều kiện sau:
Can phạm phải sử dụng các loại cơng cụ, phương tiện có khả năng gây ra
cái chết cho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu
đạn, thuốc độc.
Phải đặt trong một hồn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đơng người, đầu
độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thả thuốc độc vào giếng nước).
Ý thức chủ quan của người phạm tội chỉ mong muốn giết 1 người. Còn
nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong muốn giết chết từ 2 người trở lên
thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải
có nhiều người chết.
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê: Là trường hợp can phạm không trực
tiếp hành động, mà giấu mặt, dùng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần để người
khác thực hiện hành vi phạm tội giết người.

9


n) Có tính chất cơn đồ: Là trường hợp giết người có tính hung hãn cao, coi
thường tính mạng của người khác, giết người vì những nguyên cớ nhỏ nhặt. Đâm
đánh người dã man khơng run tay.
o) Có tổ chức: Là trường hợp có từ 2 người trở lên thực hiện tội phạm giết
người có sự bàn bạc, cấu kết chặt chẽ.
p) Tái phạm nguy hiểm: Là trường hợp một người đã bị kết án về tội rất
nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý chưa được xố án tích; hoặc
một người đã tái phạm chưa được xố án tích mà lại phạm tội giết người.
q) Vì động cơ đê hèn: Là trường hợp giết người có tính ích kỷ cao, phản trắc,
bội bạc với những người thân như: giết người để cướp vợ hoặc cướp chồng của
nạn nhân; giết người tình đã có thai với mình để trốn tránh trách nhiệm, giết người
đã cho vay, mượn tài sản để trốn tránh trả nợ (tức là giết ân nhân của mình).
2. Phạm tội khơng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm
4. Người phạm tội cịn có thể bị cấm cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất
định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến
năm năm.

10


CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VỀ TỘI PHẠM GIẾT NGƯỜI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Thực trạng về tội phạm giết người ở nước ta hiện nay
2.1.1. Tình hình tội phạm giết người từ năm 2014 đến năm 2018
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao từ năm 2014 đến năm 2018 đã

đưa ra xét xử 7.157 vụ phạm tội liên quan đến hành vi giết người với 12.771 bị
cáo. Số liệu cụ thể được nhóm tác giả thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Thống kê số vụ phạm tội Giết người và số bị cáo bị khởi tố từ năm
2014 – 2018
3.000

2.500

2.000

1.500

1.000

500

0

2014

2015

2016

2017

2018

Số vụ


1.543

1.424

1.553

1.311

1.326

Số bị cáo

2.819

2.417

2.758

2.237

2.240

Trong 6 tháng đầu năm 2019, cả nước đã xảy ra 583 vụ giết người, tăng
9,8% so với cùng kì năm 2018.
Qua số liệu khảo sát 145 vụ án với 162 bị cáo tội Giết người, nhóm tác giả đã
rút ra được một số thống kê sau:

11



2.1.1.1. Độ tuổi của người phạm tội Giết người
Độ tuổi của người thực hiện hành vi giết người có ý nghĩa quan trọng trong
việc xây dựng các biện pháp đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cho tương
xứng với đặc điểm về tâm sinh lý của từng độ tuổi khác nhau. Có thể thấy cơ cấu
tình hình tội Giết người về độ tuổi người phạm tội thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của người phạm tội Giết người

6,18

12,96
Dưới 18 tuổi (21 trường hợp)

20,37
Từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi
(98 trường hợp)
Từ đủ 30 tuổi đến dưới 45 tuổi
(33 trường hợp)
Trên 45 tuổi (10 trường hợp)

60,49

Có thể thấy tỷ lệ phạm tội Giết người nhiều nhất nằm trong khoảng từ đủ 18
đến dưới 30 tuổi chiếm 60,49% . Đây là lứa tuổi bắt đầu xây dựng cuộc sống tự
lập và đang là thời kỳ sức khỏe dẻo dai, khả năng tự kiềm chế nhìn chung thấp,
dễ nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong công việc, bạn bè, xã hội hoặc thậm chí là gia
đình. Đối với lứa tuổi dưới 18 tuy cũng hay bốc đồng, thích tự khẳng định mình
nhưng vẫn đang nằm trong sự kiểm sốt, 53 giáo dục, quản lý của gia đình, nhà
trường.
Đối tượng từ 35 tuổi trở lên khả năng tự kiềm chế thường cao hơn các lứa
tuổi trước, biết chịu đựng hơn nên tỷ lệ tội phạm thực hiện ít hơn độ tuổi từ đủ 18

đến 30.
12


Tỷ lệ phạm tội Giết người ở độ tuổi 30-45 cũng khá cao, nguyên nhân thường
là do ghen tuông vợ chồng, tranh chấp tài sản, đất đai, cờ bạc hoặc mâu thuẫn
trong sinh hoạt. Số bị cáo phạm tội Giết người là người chưa thành niên chiếm tỉ
lệ không cao so với tỉ lệ phạm tuổi ở độ tuổi 18-45, tuy nhiên cũng là một tỉ lệ
đáng lo ngại vì sự phát triển không lành mạnh của các em.
Độ tuổi từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất vì ở lứa tuổi này nhận thức của con
người đã hoàn thiện, biết kiềm chế bản thân trong các tình huống phức tạp. Những
người phạm tội Giết người thuộc lứa tuổi này thường là những đối tượng có tiền
án, tiền sự, có nhân thân xấu, quen việc xử sự cơn đồ, hung hãn dẫn đến việc giết
người.
2.1.1.2. Trình độ học vấn của người phạm tội Giết người
Biểu đồ 2.3: Trình độ học vấn của người phạm tội Giết người

4,32
19,75

29,64

Không biết chữ (07 trường hợp)

Tiểu học (32 trường hợp)
Trung học cơ sở (75 trường hợp)

Trung học phổ thông (48 trường hợp)

46,29


2.1.1.3. Thành phần dân tộc của người phạm tội Giết người
Kết quả khảo sát 162 bị cáo bị xét xử về tội Giết người cho thấy tuyệt đại
đa số bị cáo là người dân tộc Kinh với 154/162 bị cáo (chiếm 95,06%). Chỉ có
8/162 bị cáo là người dân tộc thiểu số chiếm 4,94%.
13


2.1.3.4. Theo tiêu chí nhân thân bị cáo
Qua phân tích 162 bị cáo phạm tội Giết người đã bị xét xử sơ thẩm, số đối
tượng phạm tội lần đầu chiếm tỷ lệ 83,33% (135 đối tượng). Đối tượng có tiền án,
tiền sự chiếm tỷ lệ 16,67% (27 đối tượng). Qua đó cho thấy tội Giết người chủ
yếu do những mâu thuẫn trong đời sống của nhân dân, mang tính tự phát. Khi có
mâu thuẫn phát sinh thì tức thời khơng kiềm chế được và đã có hành vi tấn cơng
nạn nhân.
2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng giết người hiện nay
Phân tích các vụ án giết người cho thấy, 81% đối tượng gây án chưa có
tiền án, tiền sự và trên 68% số đối tượng khơng có nghề nghiệp ổn định. Khoảng
62% các trường hợp nạn nhân có mối quan hệ trước với đối tượng, trong đó đáng
lưu ý trên 20% nạn nhân là người thân trong gia đình. 55% các vụ án xảy ra ở
nông thôn, 34% ở thành thị. Khoảng 80% các vụ giết người có nguyên nhân trực
tiếp do mâu thuẫn thù tức, trong đó 40% là do mâu thuẫn trong sinh hoạt hằng
ngày, 10% do mâu thuẫn tình ái, 5,8% do mâu thuẫn về kinh tế. Số vụ do mâu
thuẫn bột phát nhất thời chiếm 24% nhưng đang có chiều hướng gia tăng. Đáng
chú ý, tính chất, mức độ và hậu quả thiệt hại của các vụ giết người ngày càng
nghiêm trọng, có 588 vụ có từ 2 nạn nhân trở lên, nhiều vụ có có tính chất dã man,
tàn bạo như chặt xác, đốt xác…Bên cạnh đó, thời gian gần đây, tình trạng người
bị bệnh tâm thần, đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp dẫn đến hoang tưởng (gọi
là “ngáo đá”) gây án cũng có chiều hướng gia tăng.
Qua biểu đồ thống kê số vụ phạm tội Giết người và số bị cáo bị khởi tố từ

năm 2014 – 2018, nhóm tác giả đã rút ra một số nguyên nhân chính như sau:
2.1.2.1. Sự xâm nhập của lối sống bạo lực, ích kỉ dẫn đến hình thành ý
thức coi thường tính mạng người khác trong một bộ phận dân cư
Từ khi nền kinh tế thị trường hình thành ở Việt Nam, thì một bộ phận dân
cư chủ yếu là thanh thiếu niên do ảnh hưởng của những băng hình, sách báo, tranh
14


ảnh mang tính bạo lực cao đã tự cho mình cách xử sự bạo lực đối với người khác
có khi ở bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra kể cả đó chỉ là những va chạm nhỏ. Cũng
có thể phần nào đánh giá ý thức coi thường tính mạng người khác qua những
trường hợp có thể nhìn thấy người khác bị đánh đập, bị đe dọa tính mạng nhưng
vẫn dửng dưng khơng can thiệp. Lối sống bạo lực, ích kỉ còn thể hiện qua những
vụ án mà dường như can phạm chỉ để bảo vệ lợi ích của mình bằng cách căng dây
điện bảo vệ vườn cây, dùng roi điện tấn cơng người câu cá trộm,…
Tóm lại, như một ngun nhân của tội giết người, việc coi thường tính
mạng người khác, đề cao quyền lợi của mình là yếu tố có thể tìm thấy ở tất cả hầu
hết các vụ án giết người ở nước ta hiện nay.
2.1.2.2. Sự phát triển của tệ nạn xã hội đặc biệt là ma túy, cờ bạc
Cũng trong những năm gần đây tệ nạn xã hội đã len lỏi vào từng ngơi làng,
từng góc phố, nó ảnh hưởng tiêu cực đến hiều mặc của đời sống xã hội. Thực tế
cho thấy nhiều án mạng xảy ra lại gắn liền với những tệ nạn này. Một số đối tượng
nghiện ma túy có thể làm bất cứ việc gì để kiếm tiền thỏa mãn cơn nghiện của
mình như: giết người thuê, giết người cướp tài sản, thậm chí giết chết người thân
khi họ ngăn cản việc mang tài sản của gia đình đi bán. Tệ nạn cờ bạc làm khuynh
gia bại sản nhiều gia đình thì cũng có lúc kéo theo nhiều hành vi tội lỗi liên quan
đến tính mạng con người như giết người để quỵt tiền thua cờ bạc, giết người để
lấy tài sản đánh bạc,… Nghiện rượu lại đẩy con người vào hoàn cảnh không thể
nhận thức để điều khiển tốt hành vi của mình từ đó có thể dẫn đến việc giết người
do bất cứ kích động nhỏ nào. Bên cạnh đó nhiều tệ nạn khác cũng gây ra những

ảnh hưởng đến các tệ nạn trên hoặc trực tiếp dẫn đến tội giết người.
2.1.2.3. Hiện tượng chủ quan, thiếu tinh thần cảnh giác của quần
chúng nhân dân
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy các vụ giết người xảy ra trên thực tế,
chúng ta thấy có những vụ giết người chỉ có thể xảy ra khi nạn nhân thiếu tinh
15


thần cảnh giác, cũng có những vụ giết người mà can phạm dễ dàng hành động dựa
vào sự chủ quan, thiếu cảnh giác của nạn nhân.
Cũng cần phải nói đến hiện tượng thiếu cảnh giác của quần chúng nhân
dân nói chung. Có những trường hợp vụ án giết người xảy ra trong khu tập thể,
kẻ phạm tội bịt miệng, kéo nạn nhân vào phịng tắm, bóp cổ nạn nhân kêu la, khu
tập thể nghe thấy nhưng cho rằng đó chỉ là hai vợ chồng cãi nhau. Trong những
trường hợp như vậy nếu những người hàng xóm chung quanh có tinh thần trách
nhiệm, cảnh giác cao hơn nữa thì có thể tội phạm đã có thể ngăn chặn kịp thời.
2.1.2.4. Cơng tác quản lí, kiểm tra giám sát xã hội chưa được chặt chẽ
Thực trạng hiện nay là việc giữ gìn TTANXH trên địa bàn các tỉnh, thành
phố còn nhiều khuyết điểm. Có thể nhận thấy lực lượng chun trách cịn q ít
để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó do thiếu cả những điều kiện làm
việc cần thiết nên lực lượng chuyên trách đã không thu thập được hết những thông
tin từ quần chúng nhân dân. Việc tuần tra khu vực, tuần tra ở các khu tập thể cịn
yếu và khơng thường xun, nhiều nơi hoạt động này chỉ là hình thức nên đối
tượng có biểu hiện nghi vấn khơng được phát hiện để có biện pháp ngăn chặn kịp
thời.
2.1.2.5. Chưa giải quyết đầy đủ việc làm cho những người đang trong
độ tuổi lao động
Giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho người trong độ tuổi lao động hiện
nay là vấn đề nan giải đối với tồn xã hội nói chung và cơ quan chức năng nói
riêng. Hiện nay chúng ta chưa thực sự quản lí được những người thất nghiệp, chưa

tổ chức, tập hợp được những người đang trong độ tuổi lao động mà chưa có việc
làm. Mặt khác cũng khơng hướng dẫn, rèn luyện làm hình thành nhân cách sống
của con người mới cho họ. Đối tượng những người thất nghiệp bị bế tắc trong
cuộc sống do ảnh hưởng của lối sống tiêu cực từ những người xung quanh, do sự

16


đe dọa, tác động trực tiếp từ các tệ nạn xã hội nên họ đã trở thành một bộ phận
đối tượng thực hiện tội giết người.
2.1.2.6. Cơng tác quản lí, thu hồi và sử dụng vũ khí cịn sơ hở
Hiện tượng tàng trữ, mua bán vũ khí trái phép cịn tồn tại do chưa ngăn
chặn được việc luân chuyển vũ khí vào tay bọn tội phạm, đặc biệt là tội phạm đã
có tiền án hình sự. Mặc khác, một số ít cán bộ nhân viên có trách nhiệm giữ gìn
vũ khí đã vi phạm các quy định về bảo quản và sử dụng. Những thiếu sót sơ hở
này thường bị bọn tội phạm lợi dụng để tìm ra cơng cụ gây án. Trong những năm
gần đây, kết quả điều tra cho thấy, một số tội phạm giết người có dùng súng, gây
thiệt hại lớn cả về vật chất và tinh thần cho nạn nhân và xã hội.
2.1.2.7. Những thiếu sót và hạn chế trong công tác của các cơ quan bảo
vệ pháp luật
 Công tác truy tố nhiều vụ án còn chậm chất lượng còn hạn chế. VKSND,

TAND và các cơ quan điều tra chưa phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng nên
thường có ý kiến khác nhau trong q trình xét xử vụ án dẫn đến kéo
dài vụ án.
 Công tác xét xử các vụ án giết người còn chưa thật kịp thời, điều đó làm

hạn chế vai trị giáo dục, phóng ngừa của cơng tác xét xử. Số vụ án giết
người hằng năm chưa được xét xử còn tồn động nhiều. Ngồi ra, một
số vụ cịn chưa được xử lí nghiêm minh, tương xứng với tính chất của

nó từ đó tạo ra tâm lí coi thường pháp luật, làm mất lịng tin của nhân
dân vào sự cơng minh của pháp luật.
Qua việc nghiên cứu nguyên nhân của tội giết người có thể thấy tội phạm
này tồn tại và gia tăng là do một hệ thống các yếu tố khác nhau, có yếu tố thuộc
về bản thân người phạm tội nhưng cũng có yếu tố thuộc về cơ chế quản lí xã hội,
quản lí kinh tế hiện nay. Do đó, việc triệt tiêu hết các yếu tố là nguyên nhân và
17


điều kiện của tội phạm này là công việc hết sức phức tạp, nó địi hỏi có sự hưởng
ứng tham gia tích cực của quần chúng nhân dân.
2.2. Một số vụ án tiêu biểu trong những năm gần đây
2.2.1. Vụ án giết người yêu ở Ninh Bình (01/04/2019)
2.2.1.1. Tổng quan vụ án
- Phạm Văn Nghị (SN 1988, trú tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình) cùng chị
Trần Thị Thu Huyền (sinh năm 1994, trú tại xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn) có
quan hệ tình cảm với nhau. Do nghi ngờ chị Huyền có người yêu mới nên đối
tượng nảy sinh ý định giết hại.
- Khoảng 8 giờ ngày 1/4/2019, Phạm Văn Nghị điều khiển xe ô tô con đến
Chi nhánh Ngân hàng BIDV thành phố Tam Điệp gọi chị Huyền ra nói chuyện.
Sau đó chị Huyền lên xe Nghị rồi được Nghị chở đến thành phố Ninh Bình.
- Trên đường đi, Nghị liên tục đe dọa và bắt chị Huyền phải uống máu,
thề chung thủy với Nghị nếu không cả hai cùng chết. Thấy Nghị có thái độ hung
hăng, chị Huyền đã nhắn tin cho anh Phạm Văn Sơn (là bạn của chị Huyền) với
nội dung “Cứu em”. Cùng thời điểm này, ông Trần Văn Hiền (bố chị Huyền) điện
thoại cho con, thấy vậy Nghị đe dọa chị Huyền, chị này liền trả lời “Con đang trên
xe, con xin lỗi bố”.
- Sau đó Nghị đưa chị Huyền đến khu đất trống thuộc phố 11, phường
Đơng Thành, thành phố Ninh Bình. Tại đây, Nghị lấy kéo và rượu ra nói với chị
Huyền: “Hôm nay em phải uống máu của anh nếu không cả hai cùng chết”.

- Lúc này, chị Huyền hoảng sợ bỏ chạy thì gặp ơng Lê Văn Vẻ (trú tại
phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình) cùng chiếc xe máy ở phía trước nên
chạy đến chỗ ơng Vẻ kêu “Bác ơi, cứu cháu với”.

18


- Sau đó, chị Huyền ngồi lên xe ơng Vẻ chở chạy về phía đường Tơn Đức
Thắng gần đó. Nghị liền điều khiển xe ô tô chạy theo, đâm vào xe mô tô của ông
Vẻ khiến ông cùng chị Huyền ngã văng ra đường.
- Khi thấy chị Huyền nằm bất động trên đường, Nghị cầm kéo đã chuẩn
bị từ trước và đâm liên tiếp nhiều nhát vào cổ và ngực chị Huyền, khiến chị Huyền
tử vong tại chỗ. Sau đó Nghị có ý định tự sát nhưng bất thành.
2.2.1.2. Cấu thành tội phạm và hình phạt
- Chủ thể: Phạm Văn Nghị (SN 1988, trú tại huyện Kim Sơn, Ninh Bình)
người đã có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định, đủ khả năng
phạm tội.
- Khách thể: chị Trần Thị Thu Huyền (sinh năm 1994, trú tại xã Đồng
Hướng, huyện Kim Sơn) có quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng con người.
- Mặt chủ quan: Lỗi của Nghị trong vụ án này là lỗi cố ý trực tiếp. Khi
thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng Nghị đã vì mâu thuẫn cá nhân
mà đã sát hại nạn nhân. Đây là hành vi cố ý giết người.
- Mặt khách quan và cách thức gây án: Hành vi gây án của Nghị là dùng
kéo đâm nạn nhân tử vong, thuộc hình thức gây án dùng vũ khí.
- Ngày 30/10, TAND tỉnh Ninh Bình mở phiên xét xử sơ thẩm, tuyên án
tử hình đối với Phạm Văn Nghị (31 tuổi, xã Đồng Hướng, huyện Kim Sơn, Ninh
Bình) về tội Giết người.
2.2.2. Vụ thảm sát ba bà cháu ở Bình Dương (23/04/2019)
2.2.2.1. Tổng quan về vụ án
- Nghi phạm là Trần Trọng Luận( 34 tuổi, ngụ tại khu phố 5, phường Thái

Hoà, thị xã Tân Uyên, Bình Dương) và các nạn nhân là: bà Đào Thị Thu Cúc (54

19


×