Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG mại tại VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐƠNG Á
KHOA ḶT

KHĨA ḶN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: ḶT KINH TẾ
ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM. LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thị Hà
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Thúy
Lớp

: LE16A2

Khóa

: 2016 - 2020

Năm 2020



LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ tận tình từ phía Q Thầy Cơ Trường Đại học Đơng Á
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
các Thầy Cô của khoa luật Trường Đại học Đông Á, đặc biệt là Cô Nguyễn Thị
Hà , người đã quan tâm, nhiệt tình hướng dẫn em hồn thành tốt Chun đề khóa


luận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến Công ty Luật Sông
Gianh, và người trực tiếp hướng dẫn em tại cơ quan thực tập là Luật sư Nguyễn
Thành Đá đã tạo điều kiện để em quan sát, tiếp xúc với thức tiễn, truyền đạt
những kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình em thực tập tại
Cơng ty.
Trong q trình thực tập, cũng như là trong q trình làm bài khóa luận,
khó tránh khỏi sai sót, rất mong các thầy, cơ bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên bài khóa luận khơng thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy Cơ để
bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Thành phố Đà Nẵng, ngày…..tháng…..năm 2020
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TH.S NGUYỄN THỊ HÀ

ii


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. Luật thương mại năm 2005: Luật số 36/2005/QH11, ngày 14 tháng 6
năm 2005
2. Luật sở hữu trí tuệ 2005: Luật số 50/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm
2005
3. Luật chuyển giao công nghệ năm 2006: Luật số 80/2006/QH 11, ngày
29 tháng 11 năm 2006
4. Nghị định 35 /2006/NĐ-CP: Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, ngày
31/03/2006, Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền
thương mại
5. Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC: Nghị định số 120/2011/NĐ-CP, ngày
16/12/2011, sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật
Thương mại
6. Thơng tư số 09/2006/TT-BTM: Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày

25/05/2006, hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại do
Bộ Thương mại ban hành.

iii


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi ................................................................................... 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3
6. Kết cấu đề tài ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN
THƯƠNG MẠI..................................................................................................... 5
1.1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại..................................... 5
1.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại ................................................ 5
1.1.2. Đặc điểm nhượng quyền thương mại ................................................... 6
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhượng quyền thương mại ........................ 7
1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại .............................................. 8
1.3. Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại ................................................ 10
1.3.1. Đối với bên nhượng quyền: ............................................................... 11
1.3.2. Đối với bên nhận quyền: .................................................................... 11
1.3.3. Đối với nền kinh tế :........................................................................... 11
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG
QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ..................................................... 12
2.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt

Nam...................................................................................................................... 12
2.1.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam............................................................................................. 12
2.1.2. Quy định của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại... 15
2.1.2.1. Về khái niệm nhượng quyền thương mại.................................... 15
2.1.2.2 Về chủ thể .................................................................................... 16
2.1.2.3 Về nội dung hợp đồng .................................................................. 17
2.1.2.4 Về quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể trong hợp đồng nhượng
quyền thương mại..................................................................................... 18

iv


2.1.2.5 Các quy định về điều kiện trở thành chủ thể nhượng quyền thương
mại ............................................................................................................ 19
2.1.2.6 Các quy định về thời hạn và chấm đứt hợp đồng nhượng quyền
thương ...................................................................................................... 19
2.1.2.7 Một số bất cập .............................................................................. 20
2.2.3. Sự khác biệt giữa hợp đồng nhượng quyền thương mại và một số
hợp đồng khác ................................................................................................ 21
2.2.3.1. Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng đại
lý ............................................................................................................... 21
2.2.3.2 Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng
chuyển giao công nghệ ............................................................................. 22
2.2.3.3 Phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng li
xăng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ................................ 23
2.2. Thực trạng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam từ 2012 đến nay. 24
2.2.1 Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại của một số doanh
nghiệp tại Đà Nẵng ......................................................................................... 24
2.2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại

.......................................................................................................................... 27
2.2.2.1 Những hạn chế trong việc áp dụng các quy định pháp luật về
nhượng quyền thương mại ....................................................................... 27
2.2.2.2 Nguyên nhân của sự hạn chế trong việc áp dụng các quy định
pháp luật về nhượng quyền thương mại ................................................... 28
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT
NAM .................................................................................................................... 31
3.1. Phướng hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền
thương mại ...................................................................................................... 31
3.1.1. Hoàn thiện khái niệm pháp lý về nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam. ............................................................................................................. 31
3.1.2 Giải pháp phát triển thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam. ............................................................................................................. 32
3.1.3. Hoàn thiện quy định về thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại................................. 33
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương
mại ................................................................................................................... 34
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ..................................................... 34
3.2.2. Đối với thương nhân hoạt động nhượng quyền thương mại. ............. 35
v


KẾT LUẬN ......................................................................................................... 38
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 40

vi



LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hiện nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế
thế giới và sự thay đổi từng ngày đã làm nên một nền kinh tế Việt Nam sôi động
với sự xuất hiện của nhiều công ty trong và ngoài nước, nhiều hệ thống kinh
doanh cũng như nhiều nhãn hiệu nổi tiếng ra đời. Bên cạnh đó, nhiều hình thức
kinh doanh cũng bắt đầu du nhập vào Việt Nam, trong đó phải kể đến hình thức
nhượng quyền thương mại.
Nhượng quyền thương mại có mặt tại Việt Nam từ những năm 90 nhưng
hình thức này vẫn cịn khá mới mẻ. Khi Việt Nam chính thức là thành viên
WTO, hoạt động nhượng quyền thương mại mới thực sự nở rộ, đang và sẽ trở
thành một phương thức kinh doanh quan trọng, phương thức này sẽ giúp các
doanh nghiệp Việt Nam nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ giữ được thị phần, phát
triển sản xuất kinh doanh, bởi với lượng vốn đầu tư và kinh nghiệm khơng nhiều,
các doanh nghiệp có thể nắm chắc lợi nhuận do sử dụng ngay được những nhãn
hiệu hàng hố, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh... của
các doanh nghiệp nổi tiếng.
Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng có rất nhiều điều kiện
để phát triển nhượng quyền thương mại, tuy nhiên hiện nay nền tảng pháp luật về
nhượng quyền thương mại chưa thật hồn chỉnh và cịn nhiều thiếu sót. Điều này
dẫn đến những hạn chế trong hoạt động nhượng quyền đối với các doanh nghiệp
đã, đang và sẽ lựa chọn con đường kinh doanh nhượng quyền thương mại. Đặc
biệt, đây là một rào cản hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp nước ngoài
đang muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam bằng hình thức kinh doanh này.
Mặc dù đang phát triển khá mạnh nhưng hoạt động hượng quyền thương
mại trong thời gian qua ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy em chọn đề tài
này để phân tích thực trạng cũng như những ưu, nhược điểm của hoạt động
nhượng quyền thương mại, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
Nhà nước, hoàn thiện khung pháp lý hoàn thiện khung pháp lý hoạt động lẫn


1


nâng cao hiệu quả kinh doanh nhượng quyền đối với cả bên nhận quyền lẫn bên
nhương quyền thương mại.

Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu về lý luật hoạt động nhượng quyền thương mại nói và pháp luật
về hợp đồng nhượng quyền thương mại nói riêng.
- Phân tích, đánh giá những mặt còn hạn chế, tồn tại trong các quy định
pháp luật về nhượng quyền thương mại trên cơ sở các quy định của Luật thương
mại và các văn bản liên quan về nhượng quyền thương mại.
- Đưa ra những bất cập trong thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật và đề
xuất kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp
luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

2. Tình hình nghiên cứu
Nhượng quyền thương mại đã phát triển và thành công ở nhiều nước trên
thế giới với hàng loạt các tên tuổi lớn. Nhượng quyền thương mại đã thể hiện
tính ưu việt của nó, sức mạnh hệ thống và là một trong những hình thức được ưu
tiên lựa chọn để tiến hanh hoạt động kinh doanh của các công ty, các quốc gia,
đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi mà nguồn vốn, kinh nghiệm quản lý
và thương hiệu thành cơng ln là địn bẩy phát triển của đất nước.

3. Đối tượng và phạm vi
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các mô hình kinh
doanh nhượng quyền thương mại điển hình, các yếu tố dẫn dến khả năng thành
công khi kinh doanh theo hình thưc nhượng quyền thương mại, các mơ hình
nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài và nhượng quyền trong nước, mơi

trường pháp lý, kinh tế, chính trị, xã hội ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khi
tham gia nhượng quyền.

2


3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi về không gian: Hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam
- Phạm vị thời gian : Thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại
trong thời gian từ 2012 đến nay
- Phạm vi về nội dung : Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt
Nam

4. Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu các quy định của Luật Thương mại 2005 số
36/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005 và các văn bản
hướng dẫn. Một số văn bản khác như Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 do
Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật chuyển giao công nghệ số
80/2006/QH 11 do Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006.Tìm hiểu thực
tiễn áp dụng pháp luật của một số doanh nghiệp trên cơ sở đó đó đưa ra một số
kiến nghị nhằm hoàn thiệt hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: dựa trên các văn bản pháp luật và các
tài liệu để rút ra các kết luận.
Phương pháp tổng hợp: là việc thu thập các thông tin, dữ liệu quy định pháp
luật từ các nguồn khác nhau liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại
để tổng hợp kết quả nghiên cứu và đưa ra đề xuất.
Phương pháp so sánh: Việc so sánh đối chiếu các quy định pháp luật qua
các văn bản pháp luật khác nhau để nêu lên được sự bất cập của pháp luật trong

hoạt động nhượng quyền thương mại
Phương pháp phân tích: phân tích thực trạng áp dụng pháp luật, giải thích
và đánh giá về các quy định đó.

3


6. Kết cấu đề tài
Đề tài được trình bày theo bố cục ba phần, ngoài phần mở đầu phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo như sau:
Chương 1 : Lý luận chung về hoạt động nhượng quyền thương mại
Chương 2 : Quy định của pháp luật về hoạt động nhượng quyền thương mại
tại Việt Nam
Chương 3 : Phương hướng và giải quyết hoàn thiện pháp luận về hoạt động
nhương quyền thương mại tại Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại
1.1.1. Khái niệm nhượng quyền thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động do thương nhân thực hiện nhằm mục
đích sinh lợi.
Theo quy định của Luật thương mại năm 1997, hoạt động thương nhân
được thực hiện là thông qua các hành vi thương mại và chỉ gói gọn trong 14 hành
vi thương mại (Xf. Hành vi thương mại). Đến khi Pháp lệnh trọng tài thương mại
năm 2003 được ban hành thì hoạt động thương mại được hiểu theo nghĩa rộng
hơn, không chỉ bao gồm những hành vi mua bán hàng hoá và dịch vụ liên quan

đến mua bán hàng hoá (14 hành vi) mà còn bao gồm nhiều hành vi khác như đầu
tư, xây dựng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khai thác, vận chuyển... Tuy nhiên,
ngày 14.6.2005, tại kì họp thứ 7 Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật thương mại
mới, thay thế Luật thương mại năm 1997. Theo đó, hoạt động thương mại không
chỉ đơn thuần việc thực hiện 14 hành vi thương mại của thương nhân như quy
định của Luật thương mại năm 1997 mà hoạt động thương mại bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hướng dẫn khác
nhằm mục đích sinh lợi.
Một hoạt động được gọi là hoạt động thương mại khi thoả mãn những điều
kiện sau: hoạt động do thương nhân thực hiện; hoạt động phải trong khuôn khổ
hướng dẫn của thương nhân, hoạt động được thực hiện phải có mục đích là nhằm
sinh lời.
Theo quy định của Luật thương mại năm 2005 hoạt động thương mại gồm:
hoạt động mua tên hàng hoá; hoạt động cung ứng dịch vụ; hoạt động xúc tiến
thương mại (hoạt động khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bày, giới thiệu
hàng hoá, dịch vụ và hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại); các hướng dẫn
trung gian thương mại (đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác
mua bán hàng hố, đại lí thương mại), một số hướng dẫn thương mại cụ thể khác
5


(gia cơng thương mại; đấu giá hàng hố; đấu thầu hàng hoá, dịch vụ; dịch vụ
logistics - nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi kí mã hiệu, giao hàng
hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố; q cảnh hàng hoá qua lãnh
thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hoá; dịch vụ giám định hàng hoá và kết
quả cung ứng dịch vụ: cho thuê hàng hoá; nhượng quyền thương mại).
1.1.2. Đặc điểm nhượng quyền thương mại
Dựa trên định nghĩa về nhượng quyền thương mại của Luật Thương Mại
Việt Nam 2005 nhượng quyền thương mại có những đặc điểm sau:

- Đối tượng của nhượng quyền thương mại là quyền thương mại
Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ theo cách thức của bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử
dụng nhãn mác, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo…của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng
quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép
bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh.
– Giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền luôn tồn tại một mối quan hệ
hỗ trợ mật thiết
Đây là một đặc điểm giúp chúng ta tìm thấy sự khác biệt của nhượng quyền
thương mại với các hoạt động thương mại khác. Trong nhượng quyền thương
mại luôn tồn tại mối quan hệ hỗ trợ mật thiết giữa Bên nhượng quyền và bên
nhận quyền, nếu khơng có điều đó, thì đã thiếu đi một điều kiện tiên quyết để xác
định hoạt động đấy có phải là nhượng quyền thương mại hay khơng.
Tính mật thiết của mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền và bên nhận quyền
thể hiện từ ngay sau khi các bên hình thành nên quan hệ nhượng quyền thương
mại. Kể từ thời điểm đó, Bên nhượng quyền phải tiến hành việc cung cấp tài liệu,
đào tạo nhân viên của bên nhận quyền. Không chỉ vậy, mà cùng với sự lớn mạnh
và phát triển theo thời gian của hệ thống, Bên nhượng quyền phải thường xuyên

6


trợ giúp kỹ thuật, đào tạo nhân viên của bên nhận quyền đối với những ứng dụng
mới áp dụng chung cho cả hệ thống.
– Ln có sự kiểm sốt của bên nhượng quyền đối với việc điều hành công
việc của bên nhận quyền
Quyền kiểm soát của bên nhượng quyền đối với việc điều hành hoạt động
kinh doanh của bên nhận quyền được pháp luật đa số các quốc gia trên thế giới
thừa nhận. Theo đó, bên nhượng quyền có thể định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra

việc thực hiện các quyền thương mại của Bên nhận quyền. Sự hỗ trợ của bên
nhượng quyền đối với Bên nhận quyền như đã nói ở trên sẽ trở nên vơ nghĩa và
thiếu đi tính thực tế nếu như bên nhượng quyền khơng có quyền năng kiểm soát
hoạt động điều hành kinh doanh của bên nhận quyền. Quyền năng này của bên
nhượng quyền đã thực sự tạo nên chất kết dính quan trọng trong việc xây dựng
tính thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất
lượng hàng hoá và dịch vụ.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhượng quyền thương mại
Việc phát triển một thương hiệu nhượng quyền hay kinh doanh nhượng
quyền thương mại tương đối phức tạp và chịu sự tác động của những nhân tố sau
đây:
Bản sắc thương hiệu: Đây chính là giá trị cốt lõi, là phần hồn của thương
hiệu giúp tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng, giúp tạo sự khác biệt so với đối
thủ cạnh tranh. Chính bản sắc thương hiệu tạo ra lợi thế cạnh tranh tuyệt đối cho
người nhận nhượng quyền bắt đầu khởi sự hoạt động kinh doanh.
Sự tin tưởng tuyệt đối vào mơ hình kinh doanh của người nhận nhượng
quyền: Thiếu sự tin tưởng này người nhận nhượng quyền khơng thể đảm bảo
được tính đồng bộ của tồn thể các cửa hàng trong cả hệ thống. Nghiêm trọng
hơn, việc thiếu tin tưởng dẫn đến làm sai có thể phải nhận các mức kỉ luật từ
người nhượng quyền. Việc này gây trở ngại cho việc mở rộng kinh doanh của hệ
thống, sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên.

7


Sự am hiểu địa phương: Nhân tố đảm bảo sự hợp giữa đặc tính của sản
phẩm với nhu cầu của khách hàng sở tại. Sự am hiểu này còn giúp người nhận
nhượng quyền trong những việc liên quan đến bất động sản, nguồn cung hàng
hóa, luật pháp, tài chính,...
Chiến lược kinh doanh dài hạn và khả năng tài chính của người nhận

nhượng quyền: Chi phí đầu tư ban đầu khá lớn, bao gồm phí nhượng quyền, chi
phí đầu tư cửa hàng, nguồn hàng, một phần chi phí đào tạo, chi phí lao động,...
Những chi phí này chỉ có thể được bù đắp và doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận
sau hàng năm, thậm chí vài năm. Do đó, người nhận nhượng quyền phải có tiềm
lực tài chính và có kế hoạch rõ ràng để có thể tồn tại đến khi được hưởng thành
quả.

1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại
Hiện nay có khá nhiều hình thức nhượng quyền thương mại phổ biến mà
doanh nghiệp có thể áp dụng
Nhượng quyền theo khu vực, lãnh thổ
Ở các phân chia này, việc nhượng quyền thương mại có thể chia làm 3
loại nhỏ:
Nhượng quyền từ nước ngồi vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương
hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức
franchise. Có thể kể đến như: KFC, MsDonald’s, Jollibee…
Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngồi: Là hình thức mà các thương
hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Trung Nguyên,
Phở 24 là hai trong các thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đã nhượng quyền một
cách thành công ra nước ngồi. Phở 24 đã nhượng quyền thành cơng tại Jakarta –
Indonesia. Trung Nguyên – thương hiệu cà phê hàng đầu ở Việt Nam thì đã
nhượng quyền ở rất nhiều nước như: Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Trung
Quốc, Mỹ, Đức, Australia.
Nhượng quyền trong nước: Hiện nay, các thương hiệu Việt Nam nhượng
quyền trong nước đã bắt đầu phát triển, bao gồm cả các doanh nghiệp lớn và các
doanh nghiệp mới khởi nghiệp.
Nhượng quyền theo tiêu chí kinh doanh
Ở tiêu chí nhượng quyền thương mại này có thể chia làm các loại như:
Nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise):


8


Coca cola, Lốp xe Goodyear, Xe hơi Ford…là những ví dụ cho hình thức kinh
doanh nhượng quyền phân phối sản phẩm. Đây là hình thức mà người nhượng
quyền cho phép người nhận quyền phân phối sản phẩm do mình sản xuất, dịch vụ
của mình trong phạm vi khu vực và thời gian nhất định. Tuy nhiên, người nhận
quyền sẽ không được sử dụng các cách thức kinh doanh mà bên nhượng quyền
đang áp dụng, chỉ có thể sử dụng biểu tượng, tên nhãn hiệu (trade mark), logo,
slogan (khẩu hiệu)… trong các hoạt động kinh doanh và quảng bá.
Những ngành công nghiệp sử dụng hình thức nhượng quyền này thường
thuộc vào ngành sản xuất thức uống nhẹ, ngành công nghiệp ô tô và xe tải, phụ
tùng ô tô, xăng dầu… Tuy nhiên, nó khơng được ứng dụng phổ biến nhưng hình
thức nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh.
Nhượng quyền sử dụng cơng thức kinh doanh (business format franchise):
Đây là hình thức chuyển nhượng phổ biến nhất, còn gọi là nhượng quyền
kinh doanh hay nhượng quyền thương mại được đề cập trong Luật Việt Nam.
Trong đó, bên nhượng quyền khơng chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được
phân phối sản phẩm dưới thương hiệu của họ mà còn chuyển giao kỹ thuật kinh
doanh, công thức điều hành quản lý và huấn luyện nhân viên cho bên nhận
nhượng quyền.
Nhượng quyền theo mục tiêu phát triển, hoạt động
Ở tiêu chí nhượng quyền thương mại này có thể chia làm các loại như:
Franchise độc quyền (Master franchise)
Đây là hình thức nhượng quyền thương mại có thể nói phổ biến nhất và
nhanh nhất trong việc bành trướng thương hiệu ra nước ngồi.
Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa
phương tại quốc gia mà mình muốn xâm nhập làm đối tác mua franchise độc
quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu.
Mơ hình master franchise

Đối tác này có thể là một cá nhân hay một công ty, và phạm vi khu vực
được độc quyền kinh doanh có thể là một thành phố hay cả một quốc gia.
Để được độc quyền như vậy, bên nhận quyền sẽ phải trả một khoan phí franchise
ban đầu riêng biệt. Bù lại, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay
bán franchise lại cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm sốt.
Franchise vùng (Regional franchise)
Đây là hình thức nhượng quyền thương hiệu mà trong đó người mua sẽ
nhận nhượng quyền từ người chủ thương hiệu hoặc người mua master franchise
để bán lại cho các người mua franchise nhỏ lẻ (singl-unit franchise) trong vùng
(region) với những quy định theo thỏa thuận với công ty nhượng quyền.
9


Hình thức này giống như trung gian của master franchise và single-unit
franchise. Điểm khác biệt của hình thức này với hình thức master franchise là chỉ
có thể nhượng quyền lại cho các single-unit franchise chứ không được mở các
cửa hiệu kinh doanh thương hiệu của mình.
Franchise phát triển khu vực (Area development franchise)
Hình thức nhượng quyền theo khu vực này giúp những người nhận quyền
được độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và thời hạn nhất định.
Tuy nhiên, khác với master franchise, đối tác nhận quyền phát triển theo khu vực
không được bán lại franchise cho bất cứ ai haycung cấp các dịch vụ cho ai.
Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise phát triển
khu vực phải trả một khoản phí franchise ban đầu
Để được độc quyền trong một khu vực nhất định, người mua franchise phát triển
khu vực phải trả một khoản phí franchise ban đầu tương đối cao và phải cam kết
phát triển được bao nhiêu cửa hàng / chuỗi cửa hàng theo một tiến độ thời gian
thỏa thuận ban đầu
Nếu không đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, đơn vị nhận quyền
trong trường hợp này này sẽ bị mất ưu tiên độc quyền.

Franchise riêng lẻ (single-unit franchise)
Hình thức nhượng quyền thuong mại này phù hợp cho việc nhượng quyền
lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài và hình thức này chỉ thích hợp đối với
các quốc gia nằm cùng một khu vực.
Lợi thế của việc franchise riêng lẻ là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra
sâu sát với từng doanh nghiệp nhượng quyền. Ngồi ra, phí franchise thu được
khơng phải chia cho đối tác trung gian nào. Tuy nhiên, hình thức này địi hỏi một
guồng máy điều hành quy mô với các khâu như nhân sự, quẩn trị … từ phía chủ
thương hiệu.
Một số thương hiệu áp dụng nhượng quyền theo mơ hình này để đi vào
Việt Nam có thể kể đến KFC, Jolibee, Loterria, McDonald’s…

1.3. Ý nghĩa của nhượng quyền thương mại
Hoạt động nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ trên
phạm vi toàn thế giới là một thực tế cho thấy đó là mơ hình kinh doanh rất thành
cơng và được các thương nhân lựa chọn. Đây là phương thức kinh doanh khơng
chỉ mang lại lợi ích cho các bên tham gia mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với nền
kinh tế quốc gia cũng như thế giới.

10


1.3.1. Đối với bên nhượng quyền:
Lợi ích đầu tiên mà bên nhượng quyền nhận được khi kinh doanh nhượng
quyền thương mại là nhân rộng mơ hình kinh doanh mà khơng cần bỏ ra nhiều
chi phí. Lợi ích tiếp theo mà bên nhượng quyền nhận được chính là việc tiết giảm
các chi phí như phí quảng cáo, tiếp thị, các khoản chi mua nguyên liệu đặc thù.
Đối với các nguyên liệu đặc thù bên nhận quyền phải mua với số lượng lớn để
phân phối cho cả hệ thống cửa hàng nhượng quyền của mình, với số lượng lớn
như vậy bên nhượng quyền sẽ mua được nguyên liệu với giá thấp hơn so với giá

thơng thường cua hàng hóa đó. Các chi phí về quảng cáo, tiếp thị cũng được tiết
giảm nhờ ưu thế chia nhỏ ra cho nhiều đơn vị cùng mang một nhãn hiệu chia sẻ
với nhau thơng qua phí hàng tháng của bên nhận quyền.
1.3.2. Đối với bên nhận quyền:
Khi kinh doanh nhượng quyền thương mại bên nhận quyền sẽ giảm thiểu
được nhiều rủi ro trong kinh doanh. Bên nhận quyền sẽ nhận được sự giúp đỡ từ
bên nhượng quyền không chỉ trước trước mà cả sau khi cửa hàng nhượng quyền
được khai trương về các vấn đề như quảng cáo, tiếp thị, đào tạo nhân viên. Mặt
khác các thương hiệu được chuyển nhượng thường đã được bảo hộ sẵn, như vậy
bên nhận quyền khơng phải mất phí bảo hộ (một khoản phí khơng nhỏ) như các
thương nhân kinh doanh độc lập khác và cũng không lo bị khiếu kiện liên quan
đến vấn đề bảo hộ. Không chỉ vậy, bên nhận quyền còn được học hỏi kinh
nghiệm quản lý, được tiếp nhận các thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến từ bên
nhượng quyền. So với các thương nhân kinh doanh độc lập thì đây là những
nguồn lợi rất lớn của thương nhân kinh doanh nhượng quyền thương mại .
1.3.3. Đối với nền kinh tế :
Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh khơng chỉ có ý nghĩa
đối với các bên chủ thể mà còn tác động rất lớn đến nền kinh tế. Ngay từ khi hình
thành, nhượng quyền thương mại đã chứng minh vai trò quan trọng của mình
trong việc đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn thu cho nền kinh tế, thúc đẩy q trình
tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế trên thế giới. Đối với các thương nhân lần
đầu tiên kinh doanh, nhượng quyền thương mại là một cách học rất hay và thiết
11


thực. Thông qua cửa hàng nhượng quyền, doanh nghiệp mới vào nghề có cơ hội
học hỏi kinh nghiệm điều hành từ một hệ thống bài bản và đã được chứng minh
thành công của chủ thương hiệu. Sau khi được trang bị kiến thức và khả năng
thực tế, bên nhận quyền sẽ tự tin hơn nếu muốn bắt đầu xây dựng mơ hình kinh
doanh mới, xã hội và nền kinh tế nói chung sẽ bớt thiệt hại gây ra bởi những

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ do thiếu kinh nghiệm.

CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HOẠT
ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
thương mại tại Việt Nam
2.1.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương
mại tại Việt Nam
Hiện nay, khi Việt Nam là thành viên của WTO đã mở ra nhiều cơ hội
thuận lợi cho các nhà kinh doanh cả trong và ngoài nước. Trong bối cảnh như
vậy, rõ ràng việc quyết định lựa chọn hình thức kinh doanh nào đảm bảo cho nhà
đầu tư có được hiệu quả tốt nhất về sử dụng vốn, phát triển làm việc thị trường,
mở rộng nhanh thị phần là điều rất được quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ
của thương mại và để đáp ứng nhu cầu chính đáng đó, nhiều thương thức kinh
doanh đã ra đời, phát triển rộn rái và mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cao cho
những người hoạt động kinh doanh, trong đó có “nhượng quyền thương mại”,
nhờ hình thức này mà đã có một số thương hiệu nhượng quyền thành cơng trog
nước và nước ngồi góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế, xã hôi của Việt Nam. Để
đáp ứng nhu cầu về quản lý và thúc đẩy hoạt động nhượng quyền thương mại
phát triển, Việt Nam đã có các quy định khá cụ thể về nhượng quyền thương mại
như:
-

Luật Thương Mại 2005;

-

Luật sở hữu trí tuệ 2005;

-


Bộ luật dân sự 2005;

-

Luật Cạnh tranh 2004;

Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 của Bộ khoa học
công nghệ và môi trường hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP
ngày 1/7/1998 của chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ;

12


Nghị định số 11/2005/NĐ-CP ngày 02/02/2005 của chính phủ quy định chi
tiết về chuyển giao công nghệ;
Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/03/2006 của Chỉnh phủ quy định
chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại;
Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Công thương
hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC ngày 17/11/2008 của chính phủ về việc
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại;
Ngồi ra do tính chất đặc thù của mình, hoạt động nhượng quyền thương
mại còn chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật khác có liên quan như:
pháp luật về dịch vụ phân phối, pháp luật vè thuế, doanh nghiệp, đầu tư, phá sản,
pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo chào bán quyền thương mại, pháp luật
hành chính, hình sự…
Các văn bản pháp luật này đã được áp dụng tại Việt Nam và bước đầu đã
mang lại những kết quả rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện vẫn

cịn một số vướng mắc, khó khắn làm ảnh hưởng đến hiệu quả pháp lý của các cơ
quan nhà nước và các chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mại tại
Việt Nam. Bởi một số nội dung trong các văn bản pháp luật chưa thực sự phù
hợp với tình hình phát triển thực tế của hoạt động nhượng quyền thương mại hiện
nay tại Việt Nam, cũng như chưa có sự thống nhất giữa các đạo luật liên quan khi
quy định về nhượng quyền thương mại.
Cụ thể như: Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ không phù hợp
khi áp dụng cho “hợp đồng nhượng quyền khu vực” và “hợp đồng nhượng quyền
hai cấp”; chưa giải quyết đươc mối quan hệ giữa nhượng quyền thương mại và
cạnh tranh; các quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin về nhượng quyền
thương mại chưa cụ thể; quy định xử phạt hành chính mới chỉ dừng lại ở mức
nhất định khung, chưa cụ thể và không đủ cơ sở để áp dụng trong thực tiễn.
Các quy định của pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại có thể
xem là một kết quả hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho việc áp dụng các quy định
nhượng quyền thương mại vào thực tiễn hoạt động của Việt Nam. Sự phù hợp
của các quy định này đã làm khởi sắc cho hoạt động ở nước ta trong những năm
gần đây; biểu hiện là trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các
thương hiệu nổi tiếng thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại như: các
hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu Kentucky Fired Chicken, Burger
Khan, Five Star Chicken, Carvel… trong đó KFC là hang nước ngồi được đánh
giá là thành công nhất với sản phẩm gà rán tại TP Hồ Chí Minh. Các hãng nổi
tiếng khác như: Dunkin Donuts, MC Donald’s cũng đã góp tại thị trường Việt
Nam.

13


Chúng ta có thể thấy, những thương hiệu nước ngồi trong lĩnh vực
nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ngày càng tăng. Khơng chỉ có các hệ
thống nhượng quyền thương mại nổi tiếng nước ngoài phát triển tại Việt Nam,

mà cịn có các hệ thống nhượng quyền mang thương hiệu Việt cũng có bước phát
triển vượt bậc như: Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomax, T&T, Thế
giới di động, Hoa hướng dương…. Qua đó, chúng ta có thể thất được sự điều
chỉnh tương đối phù hợp trong một số quy định của pháp luật về nhượng quyền
thương mại với thực tiến hoạt động kinh doanh hiện nay ở Việt Nam,đó là hệ
thống nhượng quyền thương mại của cà phê Trung Nguyên và Phở 24.

Hệ thống nhượng quyền thương mại của cà phê Trung Nguyên
Trung Nguyên được xem là nhà tiên phong với sự khởi đầu khá sớm, ngày
19/6/1996 hãng cà phê Trung Ngun chính thức thành lập tại Bn Ma Thuột và
bắt đầu nhượng quyền từ năm 1998. Tháng 8/2001 Trung Ngun chính thức có
mặt tại Hà Nội và đến năm 2002, Trung Nguyên bắt đầu vươn ra quốc tế nhượng
quyền thành công tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan.. Đến đây, hệ thống
nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã trở thành hệ thống nhượng quyền đầu
tiên áp dụng thành cơng mơ hình nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.
Thời gian đầu Trung Nguyên được xem như một hiện tượng bởi hệ thống
các quán cà phê nhượng quyền có mặt ở khắp mọi nơi, trải dài từ Bắc đến Nam
hơn 500 đại lý nhượng quyền và thực sự là một thế lực của cà phê Việt Nam đối
với khu vực và tồn thế giới.
Bên cạnh những thành cơng đó thì bên trong hoạt động nhượng quyền
thương mại của cà phê Trung Ngun cũng tồn tại khơng ít những hạ chế, khó
khăn. Do bắt đầu nhượng quyền từ rất sớm (1998) lúc này nhượng quyền thương
mại chưa được ghi nhận một cách cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lúc
bấy giờ chỉ có một quy định duy nhất.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động kinh doanh không mới ở
nước ngoài. Những năm gần đây nhượng quyền thương mại được du nhập, phát
triển nhanh và trở thành một trong những giải pháp kinh doanh mới đối với
doanh nhân Việt Nam. Bởi nhượng quyền thương mại thu hút được sự quan tâm
của doanh nhân do bên nhận quyền tận dụng được lợi thế từ bên chuyển quyền về
hệ thống, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, quy trình vận hành, kinh nghiệm điều

hành do khách hàng đã sử dụng quen sản phẩm, dịch vụ đó.
Ngồi Mục 8 của Luật Thương mại năm 2005, nhiều văn bản hướng dẫn
thi hành đã làm rõ hơn nội dung của Luật này, trong đó có nội dung vể nhượng
quyền thương mại, góp phần tạo hành lang pháp lý cho hoạt động này tại Việt
Nam. Theo Điều 284 Luật Thương mại năm 2005 thì nhượng quyền thương mại
được hiểu như sau:

14


“Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng
quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng
hố, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách
thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn
hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu
tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm sốt và trợ giúp cho bên nhận quyền
trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
Thực tế trong nền thương mại Việt Nam những năm gần đây cũng đã xuát
hiện một số vụ nhượng quyền thương mại điển hình. Ví như vụ nhận quyền
thương mại của thương nhân Việt Nam đối với một số quyền thương mại nổi
tiếng thế giới là Lotteria, KFC… hay các vụ nhượng quyền thương mại đối với
các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như Trung Nguyên, Highland café, Phở
24, Kinh Đô, Foci, Ninomax, T&T, Thế giới di động... Tuy nhiên, so với các
hoạt động thương mại khác thì nhượng quyền thương mại vẫn là hoạt động khá
mới mẻ và diễn ra chưa phổ biến, mạnh mẽ tại Việt Nam. Thậm chí nó cịn tương
đối xa lại đối với đa số các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, do chưa
được tiếp cận về loại hình, về dữ liệu, thương hiệu, cách thức kinh doanh, rủi ro
pháp lý về loại hình kinh doanh này

2.1.2. Quy định của pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại
2.1.2.1. Về khái niệm nhượng quyền thương mại
Tính đến hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng
quyền thương mại ở Việt Nam chưa nhiều, mới chỉ tính trên đầu ngón tay nhưng
các quy định lại khơng thống nhất và cịn chồng chéo, khái niệm về nhượng
quyền thương mại cũng chịu sự điều chỉnh của 2 văn bản pháp luật là luật chuyển
giao công nghệ 2006 và luật thương mại 2005. Theo quy định tại Điều 12 của
Luật chuyển giao công nghệ thì việc chuyển giao cơng nghệ được thực hiện
thơng qua các hình thức sau:
“1. Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ độc lập;
2. Phần chuyển giao công nghệ trong dự án hoặc hợp đồng sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
c) Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
15


d) Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị kèm theo chuyển giao cơng nghệ;
3. Hình thức chuyển giao cơng nghệ khác theo quy định của pháp luật.”
Theo luật Luật chuyển giao cơng nghệ 2006- thì nhượng quyền thương mại
là một loại chuyển giao công nghệ và nằm dưới sự quản lý của bộ khoa học công
nghệ. Tuy nhiên luật thương mại lại xác định nhượng quyền thương mại là một
hoạt động thương mại và chịu sự quản lý của bộ thương mại. Như vậy, nhượng
quyền thương mại dường như đang bị kẹt giữa hai cơ quan quản lí nhà nước là
bộ thương mại và bộ khoa học công nghệ mà mỗi bộ có một định nghĩa và quy
định khác nhau. Nếu xác định nhượng quyền thương mại thuộc sự điều chỉnh
của luật thương mại thì các thương nhân tiến hành nhượng quyền sẽ đăng kí theo
quy đinh luật thương mại, nhưng nếu xác định nhượng quyền thương mại thuộc
sự điều chỉnh của luật chuyển giao cơng nghệ thì các doanh nghiệp sẽ đăng kí với
cục sở hữu trí tuệ và bộ khoa học công nghệ. Như vậy đặt các doanh nghiệp vào

thế bị kẹt giữa việc đăng kí với bộ thương mại và bộ khoa học công nghệ.
2.1.2.2 Về chủ thể
Theo Điều 5, khoản 1, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, ngày 31/03/2006,
Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại có quy
định về điều kiện trở thành bên nhượng quyền trong hợp đồng nhượng quyền
thương mại, theo đó thương nhân chỉ được phép cấp quyền thương mại khi hệ
thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1
năm ở Việt Nam. Nếu trường hợp thương nhân Việt Nam là bên nhận quyền sơ
cấp từ bên nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương
thức nhượng quyền thương mại ít nhất 1 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp
lại quyền thương mại. Quy định như vậy sẽ làm mất đi ưu thế cạnh tranh, mở
rộng thị trường của các nhà đầu tư nước ngồi vì nếu các nhà đầu tư nước ngồi
có đủ năng lực, điều kiện thì có thể mở rộng hệ thống để chiếm lĩnh thị trường,
tăng khả năng cạnh tranh mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ quy định tương tự
nào từ phía nhà nước.

16


2.1.2.3 Về nội dung hợp đồng
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động nhượng quyền thương mại là
một vấn đề rất quan trọng vì quyền sở hữu trí tuệ là cốt lõi của hoạt động này.
Mặc dù đã có luật sở hữu trí tụê cùng các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như
các cam kết quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như cơng ước BERNE (Công ước về
bảo hộ quyền tác giả), hiệp định TRIPs (Hiệp định về các vấn đề liên quan đến
thương mại của quyền sở hữu trí tuệ)… nhưng vấn đề bảo hộ quyền tác giả ở
Việt Nam còn chưa được thực hiện hiệu quả. Thực tế cho thấy sự vi phạm bản
quyền trong kinh doanh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam xảy ra thường
xuyên và nghiêm trọng. Các dạng vi phạm điển hình như hành vi “nhái” thương
hiệu nhượng quyền.

Luật sở hữu trí tuệ (Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực
ngày 01/07/2006) là một trong những văn bản pháp luật điều chỉnh gián tiếp hợp
đồng nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên khi áp dụng các quy định của luật để
điều chỉnh quan hệ nhượng quyền thương mại thì có nhiều điểm bất cập trong
việc áp dụng văn bản pháp luật này vào hợp đồng nhượng quyền thương mại như
sau:
Tại khoản 1, Điều 142 luật sở hữu trí tuệ quy định tên thương mại là đối
tượng sở hữu cơng nghiệp khơng được chuyển giao, vì theo khoản 21, Điều 4
luật sở hữu trí tuệ tên thương mại là tên gọi của các cá nhân, tổ chức dùng trong
hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ
thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, nếu áp dụng vào
hợp đồng nhượng quyền thương mại thì khơng thể thực hiện được bởi tên thương
mại là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên nhượng quyền thương mại , nếu
cấm chuyển giao quyền sử dụng tên thương mại thì bên giao quyền khơng thể
thực hiện được việc nhượng quyền cho các đối tác mua quyền.

17


×