Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

TIỂU LUẬN đề tài tội GIẾT NGƯỜI THEO LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM lý LUẬN và THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.47 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
***

ĐỀ TÀI: TỘI GIẾT NGƯỜI THEO LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN  
MƠN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
MÃ LỚP HỌC:

GVHD:
THỰC HIỆN: NHĨM 08

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 1 năm 2022

1


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022
Nhóm: 08 ( Lớp thứ 3 – tiết 5-6)
Tên đề tài: Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn.
STT

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN


TỈ LỆ %
HOÀN THÀNH

Ghi chú:

- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia.
Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Ngày 06 tháng 01 năm 2022

2


Mục lục
A.PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................5
1.

Lí do chọn đề tài.................................................................................................5

2.

Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................5

3.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5


4.

Bố cục đề tài.......................................................................................................6

B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI..............................7
1.1. Khái niệm chung về tội giết người..........................................................................7
1.2. Phân loại hành vi giết người...................................................................................7
1.2.1. Căn cứ phân loại..................................................................................................7
1.2.2. Các loại hành vi giết người..................................................................................7
1.2.2.1. Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người....................................................7
1.2.2.2. Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người.....................................8
1.2.2.3. Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người..............................................8
1.2.2.4. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người.....................................8
1.2.2.5. Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người......................................8
1.3. Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người.....................9
CHƯƠNG 2: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...................9
2.1. Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015, chỉnh sửa bổ sung năm
2017............................................................................................................................... 9
2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người................................................................10
2.2.1. Dấu hiệu khách quan..........................................................................................10
2.2.1.1. Dấu hiệu hành vi khách quan..........................................................................10
3


2.2.1.2. Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:......................................................................11
2.2.1.3. Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu qủa chết người..11
2.2.2. Dấu hiệu chủ quan của tội giết người.................................................................12
2.2.2.1. Dấu hiệu lỗi của chủ thể..................................................................................12
2.2.2.2. Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội.............................................................12

2.2.3. Dấu hiệu khách thể của tội giết người................................................................13
2.2.4. Dấu hiệu chủ thể của tội giết người...................................................................13
2.2.5. Ví dụ làm rõ vấn đề............................................................................................13
2.3. Các khung hình phạt............................................................................................14
2.3.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người..............................................................14
2.3.1.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 1 điều 123. .14
2.3.1.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 2 điều 123. .15
2.3.1.3. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 3 điều 123. .15
2.3.2. Hình phạt bổ sung đối với Tội giết người..........................................................16
3.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn cả nước.......................................................17
3.2. Vụ án điển hình.....................................................................................................17
3.3. Ngun nhân.........................................................................................................18
3.4. Giải pháp phịng chống tội phạm giết người.........................................................19
3.4.1. Các giải pháp về kinh tế - xã hội - cơ chế quản lý..............................................19
3.4.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia đấu tranh phòng ngừa tội
phạm......................................................................................................................... 20
C. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................21
PHỤ LỤC................................................................................................................... 22
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................24

4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nền kinh tế nước ta
ngày càng phát triển cùng với đó là sự phát triển của xã hội, đời sống nhân dân được
cải thiện. Song vẫn còn tồn tại những mặt tiêu cực, mặt trái của xã hội. Đặc biệt trong
những năm gần đây tội phạm giết người ngày càng gia tăng, thủ đoạn càng tinh vi,
man rợ và xảo quyệt. Gây hoang mang, lo sợ trong quần chúng nhân dân đặc biệt là

những vụ án giết người nghiêm trọng như vụ án thảm sát 6 người ở Bình Phước vì bị
ngăn cấm chuyện tình cảm; Chồng sát hại vợ và con gái đúng ngày 8/3 ở Hà Nội hay
gần đây là thảm án ở Thái Bình, con rể giết bố mẹ vợ và vợ; ...
Tội phạm giết người ra tay ngày càng tàn độc và mất hết tính người. Chúng gây
ra những tang thương, mất mát khơng gì bù đắp được với gia đình người bị hại, gây ra
sự bất bình trong dư luận và gây mất an ninh trật tự xã hội. Trước những vấn đề gây sự
nguy hiểm đặc biệt đối với xã hội thì việc nghiên cứu về đề tài “Tội phạm giết người
theo Luật hình sự Việt Nam. Lý luận và thực tiễn” là cấp thiết và quan trọng để từ đó
đưa ra những phương pháp hợp lí để góp phần vào cơng cuộc phịng chống, đấu tranh,
trấn áp, giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng phạm tội của tội phạm giết người mang lại
cuộc sống hạnh phúc, yên bình cho người dân.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Nắm rõ các vấn đề cơ bản về khái niệm, hành vi, trách nhiệm hình sự của tội
phạm giết người
 Nắm rõ các dấu hiệu pháp lý và các khung hình phạt của tội giết người.
 Đưa ra kết luận dẫn tới sự gia tăng, biến động của tội phạm giết người
 Giải pháp để phòng chống tội phạm giết người
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tra cứu thông tin, tổng hợp lý thuyết từ đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá đúng đắn và chính xác

5


Phương pháp phân tích, khái quát và vận dụng các kiến thưc đã tổng hợp để đưa
ra các ví dụ thực tiễn.
4. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận về đề tài “Tội phạm giết người theo Luật hình sự Việt Nam. Lý luận
và thực tiễn” có nội dung gồm 3 phần:
 Chương 1: Những vấn đề chung về tội giết người

 Chương 2: Tội giết người trong luật hình sự việt nam
 Chương 3: Thực trạng và giải pháp

6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI
1.1. Khái niệm chung về tội giết người
Đầu tiên, chúng ta có thể đến với định nghĩa về hành vi giết người: Theo từ
điển tiếng Việt thì giết người là hành vi trái pháp luật cố ý làm chết người ngoài ý
muốn của nạn nhân. Hành vi làm chết người được hiểu là hành vi có khả năng gây ra
cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hậu quả của hành vi trái luật này là
hậu quả chết người. 
Đối với tội giết người, để phân biệt với hành vi giết người nói chung chúng ta
có thể đưa ra định nghĩa như sau: Tội giết người là hành vi cố ý gây ra cái chết cho
người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực
hiện trong đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do Bộ luật Hình sự quy định (từ đủ
14 tuổi trở lên). Tội danh này được quy định trong Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.
1.2. Phân loại hành vi giết người
1.2.1. Căn cứ phân loại
Có nhiều căn cứ để có thể phân loại hành vi giết người, tuy nhiên có thể dựa
vào những căn cứ sau đây để phân loại: 
 Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người
 Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người
 Căn cứ vào chủ thể của hành vi giết người
 Căn cứ vào mức độ nguy hại của hành vi giết người
 Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người.
1.2.2. Các loại hành vi giết người
1.2.2.1. Căn cứ vào khách thể của hành vi giết người

Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành
vi giết người thành hai nhóm:
+ Hành vi giết người xâm hại nhiều quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ
7


+ Hành vi giết người xâm hại một khách thể trực tiếp
1.2.2.2. Căn cứ vào đối tượng tác động của hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành
vi giết người thành hai nhóm:
+ Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là những đối tượng khơng
có dấu hiệu đặc biệt
+ Nhóm các đối tượng tác động của hành vi giết người là đối tượng đặc biệt
1.2.2.3. Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành
vi giết người thành hai nhóm chủ thể thường và chủ thể đặc biệt:
+ Chủ thể thường: Người thực hiện hành vi giết người là công dân Việt Nam,
công dân nước ngồi hay người khơng có quốc tịch, có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. 
+ Chủ thể đặc biệt: Người thực hiện hành vi giết người ngoài những đặc điểm
của chủ thể thường thì dấu hiệu đặc biệt là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm
1.2.2.4. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi giết người
Dựa vào căn cứ này có thể phân loại các loại tội phạm được cấu thành từ hành vi
giết người thành: 
+ Hành vi giết người cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng (tội giết con mới đẻ - Điều
94 Bộ luật hình sự 1999).
+ Hành vi giết người cấu thành tội phạm nghiêm trọng (tội giết người do vượt q
giới hạn phịng vệ chính đáng - khoản 2 Điều 96 Bộ luật hình sự 1999).
+ Hành vi giết người cấu thành tội phạm rất nghiêm trọng (tội giết người - khoản 2
Điều 93 Bộ luật hình sự 1999).

+ Hành vi giết người cấu thành tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tội giết người khoản 1 Điều 93 Bộ luật hình sự 1999).
1.2.2.5. Căn cứ vào mục đích, động cơ của hành vi giết người
Mục đích và động cơ phạm tội bao gồm hành vi giết người chỉ với mục đích
tước bỏ quyền được sống của con người trái pháp luật và hành vi giết người thực hiện
nhằm mục đích khác ngồi mục đích tước bỏ quyền được sống của con người.
8


Cũng dựa vào tiêu chí này, có thể chia thành: Nhóm tội phạm có mục đích,
động cơ thực hiện hành vi giết người là bắt buộc và nhóm tội phạm mà dấu hiệu mục
đích, động cơ thực hiện hành vi giết người không phải là dấu hiệu bắt buộc để cấu
thành tội phạm.
1.3. Trách nhiệm hình sự đối với một số tội phạm có hành vi giết người
Hình phạt cao nhất đối với tội phạm liên quan đến hành vi giết người là tử hình
và thấp nhất là cảnh cáo. 
Theo đó, tại điều 12 của Bộ luật Hình sự quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự như sau:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về
tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Quy định tại khoản 3 Điều 8 với quy định tại Điều 93 của Bộ luật Hình sự cho
thấy loại tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 93 là tội đặc biệt nghiêm trọng, loại tội
phạm quy định tại khoản 2 Điều 93 là tội rất nghiêm trọng; lỗi của người thực hiện tội
phạm giết người là lỗi cố ý. Do vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16
tuổi, thực hiện hành vi giết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong mọi
trường hợp.

CHƯƠNG 2: TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
2.1. Tội giết người tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015, chỉnh sửa bổ sung năm
2017

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người ni dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm
trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
9


g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất cơn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2.2. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết người
2.2.1. Dấu hiệu khách quan
2.2.1.1. Dấu hiệu hành vi khách quan 
Dấu hiệu khách quan của tội giết người là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính
mạng của người khác. Hành vi đó có khả năng gây ra cái chết cho nạn nhân, dẫn đến
chấm dứt sự sống của họ.
Điều kiện cần là hành vi có sự kiểm soát và điều khiển của ý thức. Điều kiện đủ
là hành vi có kết quả làm chết người được thực hiện bằng hành động hoặc không. Cụ

thể:
+ Hành vi là hành động: Trực tiếp dùng hành động tác động đến nạn nhân, làm
nạn nhân mất mạng (đâm, chém, bóp cổ, đầu độc, đốt nhà, đánh, …).
Ví dụ: Để trả thù người có thai đến thời kỳ sinh nở, khơng thể sinh bình thường mà
phải mổ, bác sĩ phụ sản trực tiếp xử lý ca mổ đã cố ý trì hỗn khơng cho mổ với mục
đích giết hại người đó và dẫn đến người đó chết.
+ Hành vi khơng là hành động: Thấy rõ nạn nhân có nguy cơ tử vong, bản thân lại
có thể cứu sống họ nhưng khơng làm.
Ví dụ: Bác sĩ cố tình khơng cho người bệnh uống thuốc.
Tội giết người sẽ cấu thành nếu hành vi giết người là nguyên nhân trực tiếp
khiến nạn nhân tử vong hoặc là hành vi trái pháp luật (có một số hành vi giết người
không được xem là trái pháp luật như: thi án tử hình, phịng vệ chính đáng, …).
10


Đối tượng tác động của hành vi tước đoạt tính mạng là người khác và người đó
phải đang trong tình trạng còn sống.
2.2.1.2. Dấu hiệu hậu quả của tội phạm:
Hậu quả: Làm chấm dứt sự sống của người khác, tuy nhiên có thể hậu quả chết
người khơng xảy ra nhưng người phạm tội có hành vi tước đoạt tính mạng của người
khác và đã thực hiện mục đích đó thì cũng coi là cấu thành tội giết người. Nếu dùng vũ
lực mà không gây hậu quả trực tiếp mà nạn nhân chết đồng thời khơng có mục đích
giết người thì không thể coi là tội giết người.
Hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc khi tội giết người được coi là hồn
thành. Nếu hậu quả chết người khơng xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi
phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt (khi lỗi của chủ thể là lỗi cố ý trực tiếp) hoặc
là tội cố ý gây thương tích (khi lỗi của chủ thể là lỗi cố ý gián tiếp và hậu quả thương
tích xảy ra đủ cấu thành tội phạm này).
2.2.1.3. Dấu hiệu quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu qủa
chết người

Người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng người khác chỉ phải chịu
trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người nếu hành vi họ đã thực hiện là nguyên nhân
của hậu quả chết người đã xảy ra đó. Như vậy, việc xác định mối quan hệ nhân quả là
điều kiện cần thiết để có thể buộc người có hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng
người khác phải chịu trách nhiệm về hậu quả chết người đã xảy ra.
Đối với Tội Giết người, hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra hậu quả chết
người và thỏa mãn các điều kiện sau:
1) Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian;
2) Hành vi độc lập hoặc trong mối liên hệ tổng hợp với một hay nhiều hiện tượng khác
phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả chết người khác.
3) Hậu quả chết người khác đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả của hành vi khách quan.
Ngoài các khía cạnh trên cũng cần xem xét đến cơng cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.

11


2.2.2. Dấu hiệu chủ quan của tội giết người
2.2.2.1. Dấu hiệu lỗi của chủ thể
Mặt chủ quan của tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp làm nạn
nhân chết. Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy
hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn thực hiện và mong muốn
cho hậu quả xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy
hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn để hậu quả xảy ra mặc dù
không mong muốn nó sẽ xảy ra.
Lưu ý: chỉ có thể có lỗi cố ý gián tiếp nếu người phạm tội thấy trước được hậu quả
chết người có thể xảy ra. Nếu đã thấy trước hậu quả chết người tất nhiên xảy ra thì chỉ

có thể là lỗi cố ý trực tiếp.
Trong trường hợp hậu quả chết người đã xảy ra, thì việc xác định lỗi cố ý trực
tiếp hay gián tiếp khơng có ý nghĩa trong việc định tội nhưng việc xác định này sẽ có ý
nghĩa quan trọng nếu người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan nhưng hậu quả
chết người chưa xảy ra. Cụ thể:
+ Hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp
thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người chưa đạt.
+ Hậu quả chết người chưa xảy ra và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp
thì người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Nếu
thương tích xảy ra thỏa mãn địi hỏi của cấu thành tội phạm tội này.
2.2.2.2. Dấu hiệu mục đích, động cơ phạm tội
Trong mặt chủ quan của Tội giết người động cơ và mục đích phạm tội, tuy
nhiên trong một số trường hợp việc xác định đúng động cơ, mục đích phạm tội sẽ giúp
định đúng tội danh, xác định đúng khung hình phạt và phân biệt được Tội giết người
với một số tội phạm khác.
Mục đích, động cơ phạm tội không được mô tả trong cấu thành tội phạm (cơ
bản) của tội giết người. Trong thực tế, hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng
của người khác có thể được thực hiện với các mục đích, động cơ khác nhau (như giết
12


người do mâu thuẫn cá nhân…). Nhưng nếu người phạm tội có mục đích và động cơ
nhất định thì có thể sẽ cấu thành tội phạm khác mà không phải tội giết người. 
Nạn nhân bị tấn công bằng chất độc hoặc hung khí nguy hiểm vào các vị trí
trọng yếu trên cơ thể với mục đích nhằm tước đoạt tính mạng thì được coi là hành vi
giết người, cịn nếu khơng phải mục đích tước đoạt tính mạng thì khơng coi là hành vi
giết người.
Một số trường hợp khác có mục đích khơng hướng tới con người nhưng đã vơ ý
làm chết người cũng khơng xem xét về mục đích giết người và về tội giết người.
2.2.3. Dấu hiệu khách thể của tội giết người

Mỗi con người đều có quyền được bảo vệ tính mạng. Những hành vi xâm phạm
đến quyền này, tước đi mạng sống của một con người chính là dấu hiệu khách thể của
tội giết người.
2.2.4. Dấu hiệu chủ thể của tội giết người
Chủ thể của hành vi giết người là bất cứ ai có đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong đó:
+ Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
+ Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự là người không bị tâm thân, không
mắc các chứng rối loạn tâm lý, nhận thức, …
Nếu chủ thể giết người được xác định là đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự
nhưng sau đó lại mắc bệnh về nhận thức thì phải chữa trị và vẫn chịu trách nhiệm hình
sự.
2.2.5. Ví dụ làm rõ vấn đề
Tình huống pháp lý:
Ơng Nguyễn Văn P (nhân viên Bảo vệ Cửa hàng Điện máy xanh) có xảy ra mâu
thuẫn với khách hàng và bị chị Huỳnh Thị D là quản lý của cửa hàng biết sự việc. chị
D gọi P vào phòng làm việc để nói chuyện, yêu cầu P viết bản tường trình và làm bản
cam kết liên quan đến sự việc trên nhưng P khơng đồng ý.
Sau đó, P và chị D xảy ra mâu thuẫn, chị D nói sẽ báo cáo sự việc lên cấp trên
và dọa sẽ đuổi việc P. Bực tức, P lấy con dao gần đó đâm một nhát trúng vào cổ chị D.

13


Nạn nhân được nhân viên của cửa hàng đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng,
chị D đã tử vong
Trong trường hợp trên, hành vi của P đã trực tiếp xâm phạm quyền được bảo vệ
về sức khỏe, tính mạng của công dân. Đây là hành vi không những vi phạm pháp luật
mà còn là hành vi trái đạo đức xã hội, chỉ vì một vấn đề nhỏ mà P đã thực hiện hành vi
tội ác dẫn đến hậu quả khơng đáng có. Hành vi này của P có dấu hiệu của tội Giết

người theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, biểu hiện cụ thể qua các mặt sau:
 Về chủ thể: Ông Nguyễn Văn P
 Về khách thể: Việc P có hành vi tước đoạt tính mạng của chị D xâm phạm
quyền sống, quyền được tơn trọng và bảo vệ tính mạng của con người thông
qua sự tác động làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động –
con người đang sống


Về mặt khách quan: Hành vi khách quan và hậu quả: P đã thực hiện các hành
động phạm tội (dùng dao đâm một nhát trúng cổ) dẫn tới hậu quả là chị D chết.



Về mặt chủ quan bao gồm: Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội.
+ Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
+ Động cơ và mục đích phạm tội: do mâu thuẫn dẫn đến bực tức và giết người.

2.3. Các khung hình phạt
2.3.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người
2.3.1.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 1
điều 123
Tại khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015 quy định: Người nào giết người thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân
hoặc tử hình: a) Giết 02 người trở lên; b) Giết người dưới 16 tuổi; c)...
Thực tiễn xét xử cho thấy, có bị cáo phạm tội giết người chỉ thuộc một trong
các trường hợp (chỉ có 01 tình tiết định khung tăng nặng) quy định tại khoản 1 Điều
123 nhưng vẫn có thể bị phạt tử hình. Trong khi đó, có bị cáo phạm tội giết người
thuộc nhiều trường hợp (có nhiều tình tiết định khung tăng nặng) quy định ở khoản 1
Điều 123 nhưng chỉ bị xử phạt dưới 20 năm tù. Vì vậy, khơng nên căn cứ vào số lượng
các trường hợp phạm tội (các tình tiết định khung tăng nặng) mà phải cân nhắc tính

14


chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội,
các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự để quyết định hình phạt đối
với người phạm Tội giết người.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm Tội giết người theo khoản 1 Điều
123 BLHS năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại
Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
2.3.1.1. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 2
điều 123
Khoản 2 Điều 123 BLHS quy định: Người nào giết người không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 nêu trên, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Đây là trường hợp giết người thơng thường, khơng có các tình tiết định khung
tăng nặng. Về kỹ thuật lập pháp, trường hợp phạm tội giết người này chính là cấu
thành tội phạm cơ bản của Tội giết người, nhưng do truyền thống lập pháp của nước ta
về Tội giết người nên nhà làm luật đã xây dựng cấu thành tội phạm tăng nặng trước
cấu thành tội phạm cơ bản. Vì vậy, không được coi khoản 2 Điều 123 BLHS là cấu
thành tội phạm giảm nhẹ của Tội giết người như trong một số tội phạm xâm phạm an
ninh quốc gia.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm Tội giết người theo khoản 2 Điều
123 BLHS năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại
Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Nếu người phạm Tội giết người có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015, khơng có tình tiết tăng nặng, thì Tịa án có thể
quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới
07 năm tù).
Nếu người phạm Tội giết người có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52
BLHS năm 2015, khơng có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 15 năm tù.
2.3.1.3. Hình phạt chính đối với Tội giết người theo quy định tại khoản 3

điều 123
Khoản 3 Điều 123 BLHS quy định: Người chuẩn bị phạm tội giết người, thì bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
15


Chuẩn bị phạm tội giết người là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc
tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội
phạm giết người. Khoản 3 Điều 123 là cách quy định mới của BLHS năm 2015. Bởi
lẽ, trong BLHS năm 1999, hành vi chuẩn bị phạm tội giết người chỉ được quy định
chung (với nội dung là: Chỉ người nào chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc
một tội đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện)
trong phần chung của BLHS, không được quy định trong một khoản của từng tội
phạm, phần các tội phạm của BLHS. Cách quy định mới này tạo điều kiện thuận lợi
cho việc nghiên cứu và áp dụng quy định của BLHS nói chung và quy định của BLHS
về Tội giết người nói riêng.
2.3.2. Hình phạt bổ sung đối với Tội giết người
Khoản 4 Điều 123 BLHS quy định: Người phạm tội giết người, ngồi các hình
phạt chính như đã nêu trên, cịn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định
từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Đây là những hình phạt bổ sung có thể được áp dụng kèm theo hình phạt chính
trong những trường hợp cần thiết. Đối với Tội giết người, nếu Toà án áp dụng hình
phạt tử hình đối với người phạm tội thì khơng thể áp dụng hình phạt bổ sung vì các
hình phạt bổ sung là hình phạt phải thi hành sau khi chấp hành xong hình phạt tù, một
người đã bị kết án tử hình thì khơng có việc chấp hành xong hình phạt tù, nếu áp dụng
hình phạt bổ sung đối với người bị án tử hình sẽ trở thành vơ nghĩa. Riêng đối với hình
phạt tù chung thân cũng có ý kiến cho rằng, Tồ án có thể áp dụng hình phạt bổ sung,
vì người bị phạt tù chung thân có thể được giảm thời hạn tù và trên thực tế chưa có
người nào bị phạt tù chung thân lại ở tù suốt đời. Vì vậy, việc áp dụng hình phạt bổ
sung đối với họ là cần thiết và như vậy mới bảo đảm tính cơng bằng với người bị phạt

tù có thời hạn. Tuy nhiên, hình phạt tù chung thân là hình phạt tù khơng có thời hạn,
nếu Tồ án áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội thì khi tun án, Tồ án
khơng thể quyết định cấm cư trú hoặc quản chế người phạm tội mấy năm sau khi chấp
hành xong hình phạt tù, quyết định như vậy xét về góc độ pháp lý là khơng chính xác,
vì khơng ai biết khi nào người phạm tội bị phạt tù chung thân chấp hành xong hình
phạt. Trừ trường hợp BLHS quy định “người bị phạt tù chung thân nếu được giảm
hình phạt xuống tù có thời hạn thì Tồ án sẽ áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ
16


hoặc nếu áp dụng hình phạt bổ sung đối với người bị phạt tù chung thân thì hình phạt
bổ sung sẽ được thi hành nếu người bị kết án tù chung thân được giảm hình phạt
xuống tù có thời hạn theo quy định của BLHS”.
Việc quy định hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với người phạm Tội giết
người khơng những hỗ trợ cho hình phạt chính, tăng khả năng cá thể hóa hình phạt, mà
cịn giúp đạt được mục đích của hình phạt là khơng chỉ nhằm trừng trị người phạm tội
mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn
ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, phịng ngừa và đấu
tranh chống tội phạm nói chung và Tội giết người nói riêng.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Tình hình tội giết người trên địa bàn cả nước
Những năm gần đây, tình hình tội phạm giết người, nhất là giết người do
nguyên nhân xã hội diễn ra phức tạp. Nhiều vụ án mạng thương tâm đã xảy ra gây
nhức nhối trong cộng đồng. Tình trạng này địi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải
pháp tổng thể để ngăn chặn, phịng ngừa.
Theo thống kê của Bộ Công an, trong sáu năm (từ năm 2014 đến 2019), toàn
quốc xảy ra 6.850 vụ án giết người, trong đó có 6.571 vụ do nguyên nhân xã hội
(chiếm 95,9%). Số vụ án giết người có năm tăng, năm giảm, nhưng luôn ở mức cao
đáng báo động, trung bình mỗi năm xảy ra khoảng 1.140 vụ, trung bình mỗi ngày xảy

ra khoảng 3 vụ án giết người. Đặc biệt, trong hai năm gần đây, tình hình tội phạm giết
người do nguyên nhân xã hội có xu hướng tăng. Mặc dù chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu
phạm pháp hình sự (khoảng 2%) nhưng tính chất và thiệt hại ngày càng nghiêm trọng
gây hoang mang, lo lắng, bức xúc trong nhân dân, để lại những hậu quả và hệ lụy nặng
nề cho xã hội.
Trong sáu năm qua, các vụ án giết người đã khiến 6.188 người chết, 2.289
người bị thương, xảy ra 643 vụ án có từ hai nạn nhân trở lên. Tình trạng người thân
trong gia đình giết nhau vẫn xảy ra nhiều.
3.2. Vụ án điển hình
Vụ án thảm sát 6 người trong gia đình của ông Mỹ ở Bình Phước đã gây chấn
động, bức xúc trong dư luận. Gây tâm lý hoang mang, lo sợ cho người dân bởi hành vi
17


ra tay quá tàn ác, man rợ, côn đồ, đê hèn. Nguyễn Hải Dương là người chủ mưu trong
vụ án này và đã có kế hoạch chuẩn bị rất bài bản để thực hiện hành vi phạm tội, Dương
có quan hệ tình cảm với nạn nhân Lê Thị Ánh Linh (con gái ơng Mỹ) nhưng bị gia
đình cơ gái ngăn cản. Mang lòng hận thù, nam thanh niên nảy sinh ý định sát hại cả
nhà bạn gái cũ, cướp tài sản và để thực hiện âm mưu của mình, Dương đã đi mua súng
bắn bi sắt, súng bắn điện, một con dao bấm, găng tay cao su, dây rút, băng keo, bình xịt
hơi cay, sim điện thoại rác… Dương lên kế hoạch rồi rủ Thoại tham gia. Sau chuyến đi
bất thành vào rạng sáng 5/7, Thoại từ chối nhưng vẫn mua dao cho Dương. Trưa 6/7,
Dương rủ Tiến phối hợp gây án nhưng nói dối là đến địi vợ chồng ông Mỹ 900 triệu
đồng đã góp vốn làm ăn từ hồi còn là người yêu của Linh. Hắn hứa sẽ chia tiền cho
bạn. Rạng sáng 7/7, Dương cùng Tiến đã đột nhập nhà các nạn nhân và Tiến lần lượt
trói 6 nạn nhân còn Dương dùng dao đâm vào cổ giết hại từng người một, cướp điện
thoại, iPad, laptop, tiền... trị giá khoảng 50 triệu đồng. Riêng bé Na (18 tháng tuổi, con
út ông Mỹ) không bị Dương sát hại.
3.3. Nguyên nhân
Những năm gần đây, tình hình tội phạm giết người, nhất là giết người do

nguyên nhân xã hội diễn ra phức tạp. Nhiều vụ án mạng thương tâm đã xảy ra gây
nhức nhối trong cộng đồng. Vậy cụ thể về các nguyên nhân ấy như thế nào? Chúng ta
có thể sơ lược về các nguyên nhân như sau:
 Thứ nhất, nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường sống là tổng hợp các nhân tố
tiêu cực được hình thành từ mơi trường sống của cá nhân có thể tác động hay
ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ nhất định. Từ đó làm phát sinh tội giết người.
Ví dụ các nhân tố như là: mơi trường gia đình khơng hồn thiện như gia đình có
ba mẹ ly hơn, ba mẹ khơng hịa thuận, ba mẹ khơng gương mẫu; mơi trường
giáo dục không tốt; môi trường sống, môi trường làm việc, môi trường giải trí
khơng lành mạnh, tiêu cực, có nhiều tệ nạn xã hội… 
 Thứ hai, nguyên nhân xuất phát từ phía người phạm tội là tổng hợp những nhân
tố tiêu cực thuộc về nhân thân người phạm tội có thể tác động, ảnh hưởng đến
việc phát sinh tình hình tội giết người của người phạm tội. Những nhân tố tiêu
cực này có thể là dấu hiệu thuộc về sinh học, tâm lý, xã hội, nghề nghiệp… của
người phạm tội. 
18


 Thứ ba, nguyên nhân về kinh tế – xã hội. Đây là những nhân tố thuộc về lĩnh
vực kinh tế xã hội có thể tác động làm phát sinh tình hình tội giết người như
thất nghiệp, nghèo đói, q trình đơ thị và cơng nghiệp hóa... 
 Thứ tư, ngun nhân về văn hóa, giáo dục. Đây là những nhân tố hạn chế trong
quá trình quản lý, triển khai thực hiện các chính sách, chương trình về văn hóa,
giáo dục có thể tác động, ảnh hưởng làm phát sinh nguyên nhân của tội giết
người.
 Thứ năm, nguyên nhân về tổ chức, quản lý. Đây là những thiếu sót, bất cập
trong hoạt động của các cơ quan chức năng có thẩm quyền quản lý trong những
lĩnh vực nhất định. Chủ yếu như: quản lý yếu kém, buông lỏng quản lý, thiếu
trách nhiệm, thiếu ý thức... 
 Và nguyên nhân cuối cùng đó là về yếu kém trong phát hiện và xử lý tội phạm.

Việc chậm trễ giải quyết những bức xúc xã hội hoặc xử lý chưa nghiêm, chưa
thỏa đáng, chưa kiên quyết triệt để trong đấu tranh đối với tội phạm giết người
thông qua một số vụ án xảy ra, chưa làm trịn trách nhiệm trong việc bảo vệ sự
bình n của người dân đã dẫn đến tình trạng một số đối tượng coi thường pháp
luật, coi thường tính mạng người khác, xem thường trật tự xã hội cũng là một
trong nguyên nhân tội giết người.
3.4. Giải pháp phòng chống tội phạm giết người
3.4.1. Các giải pháp về kinh tế - xã hội - cơ chế quản lý
Nguyên nhân bên ngoài tác động đến việc thực hiện hành vị phạm tội giết
người chính là do các nguyên nhân kinh tế - xã hội. Số lượng vụ án giết người liên
quan đến cướp tài sản, chiếm đoạt tài sản… ngày một gia tăng. Muốn đấu tranh có
hiệu quả đối với với tội phạm nói chung, tội giết người nói riêng, chúng ta phải quan
tâm xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội, từng bước xây dựng đất nước có tiềm lực về
kinh tế, ổn định về chính trị, an ninh quốc phịng. 
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xây dựng một nền kinh tế
thị trường dưới sự quản lý của nhà nước nhằm thúc đẩy lực lượng sản 66 xuất phát
triển, huy động tối đa nguồn lực bên trong và các nguồn lực bên ngoài, mở rộng hội
nhập với kinh tế thế giới để tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động.
Cần có cơ chế đối với từng đối tượng lao động để tạo việc làm, dễ quản lý. 
19


Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về nhân khẩu, hộ khẩu và cư trú. Đây là
một trong những công tác cơ bản nhằm đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giảm mức
thấp nhất các đối tượng nguy hiểm, trà trộn để thực hiện hành vi phạm tội. Bên cạnh
đó là việc tăng cường quản lý đối tượng có nguy cơ phạm tội giết người, nhằm phát
hiện các hành vi, diễn biến để ngăn chặn kịp thời của tội phạm nói chung và tội giết
người nói riêng. 
Khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong cơng tác quản lý vũ khí vật liệu nổ và
các cơng cụ khác. Trong vài năm gần đây, tội phạm giết người đã xuất hiện việc sử

dụng vũ khí “nóng”, gây nguy hiểm tính mạng cho nhiều người và ảnh hưởng xấu đến
an tồn xã hội. Cần nâng cao cơng tác quản lý, phát động phong trào thu hồi vũ khí và
giáo dục nhân dân tự giác chấp hành pháp luật.
3.4.2. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nhân dân tham gia đấu tranh phòng
ngừa tội phạm
Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân có ý nghĩa quan trọng nhằm
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, ý thức đấu tranh phòng chống các vi phạm pháp
luật của các tầng lớp nhân dân. Thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế dân chủ ở cơ sở và
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. 
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật trên các phương tiện thông tin
đại chúng, kịp thời đưa các tin bài phản ánh tình hình, diễn biến của tội phạm giết
người, phương thức, thủ đoạn của loại tội phạm này đến nhân dân để nhân dân biết và
phòng, chống kịp thời. 
Tuyên truyền nhân dân tham gia vào các hoạt động Toàn dân bảo vệ an ninh.
Thành lập các Tổ Dân quân tự vệ, Tổ tự quản… để góp phần ngăn ngừa tội phạm giết
người. Phát động toàn dân tham gia đấu tranh phòng ngừa tội phạm, kịp thời biểu
dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong phong trào.

20


C. PHẦN KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài tiểu luận “Tội giết người theo Luật hình sự Việt Nam. Lý
luận và thực tiễn”, nhóm chúng em đưa ra một số kết luận như sau:
Trong những năm qua, tội giết người ln là một vấn đề nóng trong xã hội. Nó là
một mối nguy hiểm đối với gia đình và cộng đồng. Hậu quả mà nó để lại ảnh hưởng
nặng nề đến sức khỏe và tâm lý của người bị hại và gia đình họ, gây hoang mang dư
luận và cịn ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội,
văn hóa, an ninh quốc phịng, … 
Luật được ban hành nhằm mục đích giảm thiểu số vụ giết người bằng cách trừng

phạt những người phạm tội hoặc đồng phạm của vụ án giết người. Để chủ động phịng
tránh, mỗi người dân cần có hiểu biết đầy đủ về Bộ luật hình sự và có ý thức trách
nhiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình, những người xung quanh và
xã hội. Chúng ta cần quyết liệt phòng ngừa, trước tiên nhân dân cũng như các tổ chức
xã hội, các cơ quan chính quyền phải kiên trì đưa các bài học pháp luật vào quá trình
giáo dục và rèn luyện trí tuệ, kinh nghiệm săn sóc cho bản thân mình, gia đình, xã hơi.
Khơng chỉ vậy, chúng ta nên để ý và phòng ngừa trước những mối đe dọa có thể xảy ra
đối với chúng ta. Điều đó cũng là trách nhiệm của các cơ quan thực thi pháp luật, cũng
như toàn thể cộng đồng khơng cho bọn tội phạm có cơ hội thực hiện hành vi của mình
một cách dễ dang. Với kiến thức và nhận thức này, chúng ta có thể cảm thấy tự tin hơn
và an toàn hơn trong xã hội.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, nhóm có tham khảo qua nhiều tài
liệu sách, báo, luận văn… Đặc biệt, nhóm chúng em xin cảm ơn cơ Võ Thị Mỹ Hương
đã tạo điều kiện để nhóm thực hiện đề tài tiểu luận “Tội giết người theo Luật hình sự
Việt Nam. Lý luận và thực tiễn”. Do kiến thức và kinh nghiệm cịn hạn chế nên sẽ
khơng tránh khỏi có những sai sót và bất cập, nhóm em mong muốn nhận được những
nhận xét góp ý và phản hồi từ cơ để bài tiểu luận được hồn thiện hơn.

21


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
22


1. QUỐC HỘI, 2017, Bộ luật hình sự hiện hành (bộ luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017).
2. Lê Tú,16/9/2020, Ngăn chặn tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội
Link: />3. HILAW.vn, 21/11/2021, Phân tích cấu thành tội phạm của tội giết người
Link: />4. Luật sư Ngô Thế Thêm, 5/9/2014, Dấu hiệu pháp lý của tội giết người

Link: />5. Diễn đàn pháp luật, Những yếu tố cấu thành tội giết người theo luật hình sự Việt
Nam
Link: />6. Cơng ty luật TGS, Dấu hiệu của tội Giết Người
Link: />7. Ts. Đỗ Đức Hồng Hà - Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội khóa
XIV, Ths. Ngơ Duy Thi, Khoa Luật, Học viện Cảnh sát Nhân dân, 05/07/18, Bình
luận tội giết người theo BLHS năm 2015
Link: />(phần 1), (phần 2)
8. Trịnh Văn Toản, 2017, Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Hồ Chí Minh.
Link: Tội-Giết-người-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiễn-thành-phố-HồChí-Minh.pdf (vannghiep.vn)
9. Phạm Thị Tuyết Hạnh, 30/8/2018, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết
người trong Luật Hình sự Việt Nam
Link: />10. Nguyễn Chí Bảo, 20/10/2021, Khái niệm về tội giết người
23


Link: />11. Tạp chí tịa án nhân dân, 31/10/2021, Về trách nhiệm hình sự của cá nhân quy định
trong BLHS năm 2015 và những vấn đề đặt ra
Link: />12. Phước Tuấn, 4/12/2015, Ngày 17/12 xét xử nhóm thảm sát 6 người trong biệt thự
Link: />13. An ninh thủ đô, 18/12/2015, Xét xử thảm án sát hại 6 người ở Bình Phước: Tuyên
án tử hình đối với 2 bị cáo
Link: />14. Luật sư Nhật Bình, Tội giết người theo bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Link: />
24



×