Tải bản đầy đủ (.ppt) (90 trang)

Tài liệu Một số tình huống về tổ chức Đảng và Đảng viên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.39 KB, 90 trang )


MỘT SỐ TÌNH HUỐNG
VỀ TỔ CHỨC ĐẢNG & ĐẢNG VIÊN

I, VỀ TỔ CHỨC ĐẢNG:
Câu hỏi 1:
Trong đại hội đảng bộ huyện có đồng chí
đảng viên là lãnh đạo do đi công tác nước ngoài
nên vắng mặt suốt thời gian đại hội. Vậy đại hội
có được bầu đồng chí đó làm đại biểu dự đại hội
đảng bộ tỉnh không?

Trả lời:


Điều 3, Quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành theo
Quyết định số 77-QĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 22-6-
2000) ghi: “Chỉ có đại biểu chính thức (ở đại hội đại biểu)
và đảng viên chính thức (ở đại hội đảng viên) mới có
quyền ứng cử làm đại biểu đi dự đại hội đảng bộ cấp trên
trực tiếp”.
“Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu đảng bộ
mỗi cấp có quyền đề cử những đảng viên là đại biểu chính
thức của đại hội đại biểu cấp đó đi dự đại hội đảng bộ cấp
trên”.Đối với đảng viên là đại biểu chính thức của đại hội
vắng mặt suốt thời gian đại hội thì không tính vào số triệu
tập của đại hội, do đó, không được bầu làm đại biểu dự đại

hội cấp trên.
Như vậy, đồng chí đại biểu của đảng bộ huyện vắng
mặt suốt thời gian đại hội thì không được bầu làm đại biểu
dự đại hội đảng bộ tỉnh.

Câu hỏi 2: Khi một cơ quan, đơn vị mới
thành lập thì thủ tục lập TCCS đảng ở đơn vị đó
được tiến hành như thế nào ? Ra quyết định lập
TCCS đảng trước rồi mới chuyển sinh hoạt đảng
cho các đảng viên về, hay chuyển đảng viên về
sinh hoạt ghép với một TCCS đảng sau đó mới
ra quyết định thành lập TCCS đảng ?


Trả lời:
Khi cơ quan, đơn vị được thành lập, mà số
lượng đảng viên trong cơ quan đó đủ để thành
lập TCCS đảng, thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp ra
quyết định thành lập, chỉ định cấp uỷ lâm thời,
Bí thư và Phó Bí thư lâm thời của TCCS đảng
(nếu đủ đ/c), có kèm theo danh sách đảng viên.
Ngay sau đó, làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng
cho những đảng viên trên về TCCS đảng mới
được thành lập.


Câu hỏi 3:
Đảng uỷ phường có 15 đồng chí, dự họp có
10 đồng chí, vắng 5 đồng chí. Có ý kiến cho là
đảng uỷ họp có 10/15 đồng chí mà ra nghị quyết
là không hợp lệ. Song cũng có ý kiến cho rằng
chỉ cần quá bán số đảng uỷ là đảng uỷ có thể ra
nghị quyết được. Vậy thế nào là đúng ?

Trả lời:
Điểm 5, Điều 9, Điều lệ Đảng quy định: “Nghị
quyết của các cơ quan lãnh đạo của đảng chỉ có giá trị
thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ

quan đó tán thành”. Do đó, khi đảng uỷ phường họp ra
nghị quyết, phải có trên 1/2 số thành viên tán thành so
với tổng số 15 đồng chí đảng uỷ viên. Trong hội nghị
đảng uỷ có 10/15 đảng uỷ viên có mặt ra nghị quyết của
đảng uỷ, nếu bảo đảm có 8/15 thành viên trở lên tán
thành thì nghị quyết đó mới có giá trị.
Riêng đối với các trường hợp biểu quyết về kết
nạp đảng viên, khai trừ đảng viên, xoá tên đảng viên, giải
tán tổ chức đảng thì phải có trên 2/3 số thành viên tán
thành, nghị quyết mới có giá trị. (Tạp chí XDĐ tháng 10-
2000)


Câu hỏi 4:
Một đảng viên vi phạm khuyết điểm khi
còn sinh hoạt ở chi bộ A, nhưng chi bộ không
phát hiện. Khi đảng viên đó chuyển sinh hoạt
đến chi bộ B thì phát hiện đảng viên đó vi phạm
khuyết điểm trong thời gian sinh hoạt ở chi bộ
A.
Vậy chi bộ nào phải xử lý kỷ luật đảng
viên đó.

Trả lời:
Điểm 2, Điều 24, Điều lệ Đảng quy định trách

nhiệm của chi bộ đối với đảng viên. Đảng viên đang sinh
hoạt ở chi bộ nào, thì chi bộ đó có trách nhiệm giáo dục,
quản lý, phân công công tác cho đảng viên; kiểm tra thi
hành kỷ kuật đảng viên.
Khi chi bộ B phát hiện đảng viên sai phạm, thì chi
bộ B vẫn phải có trách nhiệm yêu cầu đảng viên đó kiểm
điểm và tiến hành xử lý kỷ luật theo thẩm quyền quy
định tại Điều 36, Điều lệ Đảng. Trước khi kỷ luật chi bộ
B cần trao đổi với chi bộ A, để xác minh những vấn đề
có liên quan. Chi bộ A phải chịu trách về xếp loại chi bộ.
Chi bộ B không chịu trách nhiệm và ảnh hưởng vì sai
phạm của đảng viên đó chuyển đến.


Câu hỏi 5:
Việc chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên
tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể phải làm
như thế nào ?

Trả lời:
Sau khi cấp uỷ có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán
hoặc giải thể một chi bộ, đảng bộ thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp
của tổ chức đảng đó thu hồi hồ sơ, con dấu và làm thủ tục
chuyển SHĐ cho đảng viên (Điểm 9.3.5-Quy định 23-QĐ/TW)
Điểm 9.3 d, Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW nêu việc

chuyển SHĐ cho đảng viên ở tổ chức đảng bị giải tán hoặc
giải thể:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở bị giải tán
thì cấp uỷ cơ sở làm thủ tục giới thiệu đảng viên đến nơi sinh
hoạt mới.
- Đảng viên ở đảng bộ, chi bộ cơ sở bị giải tán thì cấp uỷ
cấp trên trực tiếp của TCCS đảng giới thiệu đảng viên đến đảng
bộ mới theo trình tự, thủ tục quy định để được tham gia sinh
hoạt đảng.
- Tổ chức đảng giải thể thì thực hiện việc chuyển sinh
hoạt đảng cho đảng viên sau khi có quyết định giải thể.


Câu hỏi 6:
Nếu tổ chức đảng bị giải tán hoặc giải thể,
thì tổ chức đảng nào viết giấy giới thiệu sinh
hoạt đảng cho đảng viên và cách viết như thế
nào?

Trả lời:
Chuyển SHĐ cho đảng viên ở tổ chức đảng
bị giải tán, giải thể: thực hiện theo điểm 9.3( d)
Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW, cụ thể:
- Đảng viên ở chi bộ trực thuộc bị giải tán
không bị đưa ra khỏi Đảng, thì đảng uỷ cơ sở

căn cứ vào hồ sơ đảng viên viết ô số 1 trong giấy
giới thiệu sinh hoạt đảng (loại 10 ô) không ký
tên, đóng dấu, viết tiếp vào ô số 3 để giới thiệu
đảng viên đến đảng bộ mới theo trình tự thủ tục
nêu ở điểm 3 (3.1.1)a Hướng dẫn này để đảng
viên được sinh hoạt đảng ở chi bộ nơi chuyển
đến.

- Đảng viên ở TCCS đảng bị giải tán
không bị đưa ra khỏi Đảng, thì cấp uỷ cấp trên
cơ sở căn cứ hồ sơ đảng viên, viết ô số 1 (loại 10
ô) không ký tên, đóng dấu; viết tiếp ô số 4 (nếu

cấp trên cơ sở đảng đó là cấp uỷ huyện và tương
đương) hoặc viết ô số 5 (nếu cấp trên cơ sở đảng
đó là cấp uỷ tỉnh và tương đương) giới thiệu
đảng viên đến đảng bộ mới
- Tổ chức đảng giải thể thì cấp uỷ tổ chức
đảng giải thể đó tiếp tục thực hiện việc chuyển
sinh hoạt đảng cho đảng viên ngay sau khi có
quyết định giải thể và giao nộp con dấu của cấp
uỷ theo quy định.

Câu hỏi 7:
Tại đại hội Đảng bộ xã, khi bầu ban chấp

hành mới, do điều hành không tốt nên xảy ra
tình trạng tổng số phiếu thu vào nhiều hơn số
phiếu phát ra. Đoàn Chủ tịch Đại hội đề nghị đại
hội cử một đại biểu cao tuổi nhất lên rút một số
phiếu bất kỳ trùng với số lượng phiếu thừa rồi
huỷ ngay trước Đại hội. Sau đó ban kiểm phiếu
kiểm các phiếu còn lại và công bố kết quả bầu
cử. Như vậy có vi phạm nguyên tắc bầu cử trong
Đảng không ?

Trả lời:
Trong bầu cử tổng số phiếu thu vào nhiều

hơn tổng số phiếu phát ra là do điều hành bầu cử
và quản lý phiếu bầu không chặt chẽ. Việc cử
một đồng chí đảng viên cao tuổi lên huỷ một số
lượng phiếu bất kỳ để đảm bảo số lượng phiếu
phát ra bằng số lượng phiếu thu về là cách làm
tuỳ tiện của Đoàn Chủ tịch và ban kiểm phiếu, vi
phạm nguyên tắc bầu cử trong Đảng không phản
ánh đúng kết quả khách quan trong bầu cử.
Trường hợp trên, ban kiểm phiếu phải báo cáo
và Đại hội phải quyết định huỷ toàn bộ số phiếu
hiện có trong hòm phiếu để tiến hành bầu lại.


Câu hỏi 8:
Ở đại hội chi bộ cơ sở bầu đồng chí giám
đốc công ty là đảng viên dự bị đi dự đại hội đại
biểu đảng bộ cấp trên. Như vậy có đúng không ?

Trả lời:
Đảng viên dự bị được hưởng các quyền của
đảng viên, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu
cử. Do đó, việc bầu đảng viên dự bị làm đại biểu
dự đại hội cấp trên là không đúng quy định của
Điều lệ Đảng.


Câu hỏi 9:
Cơ quan A có tổ chức Đoàn TNCSHCM và
tổ chức Công đoàn. Chi bộ xét đồng ý kết nạp
một quần chúng 45 tuổi vào Đảng, trong đó
người giới thiệu là một đảng viên chính thức và
BCH Công đoàn cơ quan. Khi gửi hồ sơ lên
BTV huyện uỷ thì được trả lời là không đúng thủ
tục, phải có 2 đảng viên chính thức giới thiệu;
BCH Công đoàn cơ quan chỉ thay thế cho BCH
Đoàn TNCSHCM trong trường hợp người vào
Đảng còn trong độ tuổi Đoàn và nơi đó không có
tổ chức Đoàn. Vậy trả lời của BTV Huyện uỷ có

đúng không?

Trả lời:
Tại điểm 3.7, Hướng dẫn số 03-
HD/BTCTW nêu: “Nơi có tổ chức Đoàn
TNCSHCM, người vào Đảng không còn trong
độ tuổi thanh niên thì do 2 đảng viên chính thức
giới thiệu”. Do vậy, BTV Huyện uỷ trả lời như
trên là đúng quy định của TW.

Câu hỏi 10:
Chi bộ A có đảng viên dự bị đã đến hạn xét

đề nghị công nhận đảng viên chính thức. Chi uỷ
lấy ý kiến đoàn thể nơi đảng viên công tác thì có
100% đồng ý công nhận đảng viên dự bị thành
đảng viên chính thức. Nhưng khi lấy ý kiến của
cấp uỷ nơi cư trú thì không tán thành công nhận
đảng viên chính thức cho đảng viên dự bị trên.
Vậy, trường hợp này giải quyết thế nào?

Trả lời:
Trường hợp trên chi bộ nơi đảng viên công tác phối
hợp với cấp uỷ nơi cư trú phân tích kỹ lý do không tán
thành trước khi chi bộ xét, đề nghị công nhận đảng viên

chính thức.
Nếu vì lý do đảng viên dự bị không đủ tiêu chuẩn,
điều kiện công nhận đảng viên chính thức theo quy định
tại Điều 1, Điều 5, Điều lệ Đảng thì chi bộ ra nghị quyết
đề nghị lên cấp uỷ cấp trên xoá tên đảng viên;
Nếu đảng viên dự bị có khuyết điểm chưa đến mức
xoá tên thì tuỷ theo mức độ khuyết điểm có hình thức kỷ
luật đối với đảng viên dự bị để giáo dục trước khi xét đề
nghị công nhận đảng viên chính thức;
Nếu đảng viên không có khuyết điểm thì chi bộ xét,
đề nghị công nhận đảng viên chính thức cho đảng viên.


Câu hỏi 11:
Khi khai lý lịch của người xin vào Đảng có
ý kiến cho rằng theo quy định mới chỉ phải khai
cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ (hoặc cha mẹ chồng),
người nuôi dưỡng, vợ (hoặc chồng) và các con;
không phải khai ông bà nội, ngoại (hai bên), chú,
bác, cô, dì ruột ( hai bên) và anh chị em ruột có
đúng không ?

Trả lời:
Người xin vào Đảng phải khai lý lịch theo đúng
nội dung tại mục 24 điểm 2.4, Hướng dẫn số 08-

HD/BTCTW ngày 21-6-2007 quy định khai rõ, trung
thực họ tên, năm sinh, quê quán, chỗ ở, nghề nghiệp,
hoàn cảnh kinh tế và thái độ chính trị của từng người qua
các thời kỳ với các đối tượng sau:
-Cha mẹ đẻ ( hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ), cha,
mẹ vợ ( hoặc cha mẹ chồng), vợ (hoặc chồng);
-Anh, chị em ruột của bản thân, của vợ (hoặc
chồng); các con;
-Ông bà nội , ngoại, chú , bác, cô, dì, cậu ruột ;

Câu hỏi 12:
Ở chi bộ tôi có đ/c Nguyễn Văn B trước

kia là đảng viên sau đó bị bắt đi tù và bị khai trừ
ra khỏi Đảng. 20 năm sau đ/c Nguyễn Văn B
được cấp có thẩm quyền xác minh là bị oan. Vậy
đ/c đó có được khôi phục quyền đảng viên hay
không và có được tính tuổi Đảng liên tục hay
không ?

×