Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của DỊCH vụ GIAO NHẬN vận tải BẰNG ĐƯỜNG BIỂN của CÔNG TY cổ PHẦN KHO vận MIỀN NAM (SOTRANS) hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.97 KB, 50 trang )

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO
NHẬN VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN
MIỀN NAM (SOTRANS) HÀ NỘI


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI “NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN NAM (SOTRANS) HÀ NỘI.
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Giao nhận vận tải là một hoạt động không thể thiếu của trao đổi mua bán hàng
hóa,nó là một khâu đặc biệt quan trọng trong q trình lưu thơng,nhằm vận chuyển
hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng.Kinh tế càng phát triển,lượng hàng
hóa giao nhận ngày càng nhiều thì vận tải hàng hóa ngày càng có vai trị quan trọng,nó
ảnh hưởng tới phạm vi mặt hàng,khối lượng và kim ngạch của một quốc gia,cũng như
các doanh nghiệp.Với một tiềm năng phát triển rất lớn trong ngành,thị trường giao
nhận Việt Nam đầy hứa hẹn khi chính thức ngày càng xuất hiện nhiều cơng ty khơng
chỉ trong nước mà cịn nhiều doanh nghiệp nước ngồi gia nhập.Chính sự hội nhập
kinh tế tồn cầu hóa ,sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty dẫn đến sự cạnh
tranh lớn trong ngành.Do đó để tồn tại và phát triển các cơng ty cần phải tăng cường
năng lực cạnh tranh của mình.
Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải,Cơng ty Cổ phần
Sotrans Hà Nội đã có mặt trên thị trường này từ khi nó cịn là một lĩnh vực khá mới
mẻ đối với Việt Nam.Qua những chặng đường trưởng thành và phát triển,Sotrans đã
khẳng định được vị thế của mình ,nâng thương hiệu Sotrans lên tầm quốc tế.Ứng dụng
thực tế trong bối cảnh hiện nay và sau quá trính thực tập tại Sotrans Hà Nội nhận thấy
để tồn tại và phát triển tại thị trường giao nhận Việt Nam,công ty cần phải tăng cường
các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Nhằm đánh giá thực trạng
giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển hiện nay,tìm ra điểm mạnh và điểm yếu


của cơng ty từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty
trong dịch vụ này,em đã quyết định chọn đề tài :”nâng cao năng lực cạnh tranh của
dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển của công ty cổ phần kho
vận miền nam(sotrans) hà nội”.


1.2.Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh
và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh quá trình giao nhận vận tải bằng đường
biển của doanh nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu thực trạng: Tìm hiểu, phân tích, nhận dạng khả năng cạnh
tranh của công ty cổ phần Sotrans Hà Nội, so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Mục tiêu về giải pháp: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
bằng đường biển của công ty cổ phần Sotrans Hà Nội.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh dịch vụ giao nhận
hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty Sotrans Hà Nội.
Không gian: Tại công ty cổ phần kho vận Sotrans Hà Nội.
Thời gian: Sau thời gian thực tập tại công ty qua các số liệu thực tế năm 2013,
2014, 2015. Đề xuất giải pháp cho công ty trong những năm tiếp theo.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
1.4.1.1. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp hữu hiệu được áp dụng để tăng tính xác
thực cho các thơng tin thu thập được. Được tiến hành qua 4 bước:
Bước 1: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn
Bước 2: Phỏng vấn đối tượng cần phỏng vấn
Bước 3: Ghi chép lại thông tin
Bước 4: Thu thập, phân tích và xử lý thơng tin
1.4.1.2. Phương pháp quan sát

Quan sát là phương pháp ghi lại có kiểm soát các sự kiện hoặc các hành vi ứng xử
của con người. Phương pháp này thường được áp dụng với các phương pháp khác để
kiểm tra độ chính xác của các dữ liệu thu được, có thể chia ra làm 2 loại
Quan sát trực tiếp: Là tiến hành quan sát các sự kiện đang diễn ra
Quan sát gián tiếp: Là quan sát kết quả hay tác động của hành vi chứ khơng trực
tiếp quan sát hành vi.
Ưu điểm: mang tính hiện thực cao


Nhược điểm: kết quả quan sát được khơng có tính đại diện cho số đông
1.4.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
1.4.2.1. Phương pháp thống kê kinh tế
Đây là phương pháp phổ biến nhằm nghiên cứu các hoạt động Kinh Tế - Xã Hội.
Thực tế của phương pháp này tổ chức điều tra, thu thập dữ liệu… Sau khi đã tổng hợp
phân tổ thì đối chiếu và so sánh phân tích để có kết luận chính xác về thực trạng vấn
đề nghiên cứu.
1.4.2.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sau khi đã thu thập số liệu, tiến hành phân tích và sử lý số liệu. Việc sử lý số liệu
tiến hành bằng máy tính bỏ túi và mày vi tính thơng qua các phần mềm hỗ trợ như
Excel
1.4.2.3 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến và lâu đời. So sánh trong
phân tích và đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế xã hội đã được lượng hóa có
cùng nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ bình quân của
chỉ tiêu. Trên cơ sở đánh giá các mặt phát triển hay không phát triển, hiêu quả hay
không hiệu quả để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp tùy thuộc vào
mục đích phân tích mà ta xác định phương pháp so sánh.
1.5 Kết cấu khóa luận.
Gồm 4 chương :
CHƯƠNG 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh quá trình

giao nhận vận tải bằng đường biển của công ty Cổ phần Sotrans Hà Nội.
CHƯƠNG 2: Một số lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình giao
nhận vận tải bằng đường biền của công ty Cổ phần Sotrans Hà Nội.
CHƯƠNG 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận đường biển của công
ty Cổ phần Sotrans Hà Nội.
CHƯƠNG 4: Định hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Cổ phần Sotrans Hà Nội.


CHƯƠNG 2: : MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH TRONG QUÁ TRÌNH GIAO NHẬN VẬN TẢI QUỐC TẾ BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN.
2.1.Một số khái niệm cơ bản.
2.1.1 Khái niệm dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế.
Đặc điểm của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước khác
nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao hàng, tức
là hàng hóa được vận chuyển từ người bán sang người mua. Để cho quá trình vận
chuyển đó được bắt đầu - tiếp tục - kết thúc, tức là hàng hóa đến tay người mua, cần
phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến q trình chun chở như
bao bì, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu,
vận tải hàng hóa đến cảng đích, dỡ hàng ra khỏi tàu và giao cho người nhận hàng…
Những cơng việc đó được gọi là giao nhận vận tải hàng hóa.
Theo quy tắc mẫu của Liên đồn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA) thì dịch
vụ giao nhận hàng hoá quốc tế (International Freight Forwarding) được định nghĩa như
là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng
gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch
vụ trên, kể cả vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh tốn, thu thập chứng từ
liên quan đến hàng hóa giữa 2 quốc gia khác nhau.
Theo Luật Thương mại Việt Nam "Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức

vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan
để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của
người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là các khách hàng)".
Như vậy, giao nhận hàng hóa quốc tế là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến q trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
đến nơi nhận hàng (giữa hai quốc gia khác nhau).
2.1.2. Khái niệm cạnh tranh.
Ngày nay, thuật ngữ “cạnh tranh” đã trở nên rất quen thuộc đối với mọi nền kinh tế.
Tuy nhiên, để có thể hiểu một cách đúng đắn và đầy đủ nhất về cạnh tranh thì khơng
phải đơn giản. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh. Điều này phụ thuộc


vào cách tiếp cận của người tìm hiểu. Nếu theo cách hiểu thơng thường thì cạnh tranh
là q trình mà các chỉ thể tìm mọi biện pháp để vượt lên so với các đối thủ về một
lĩnh vực nhất định.
Cạnh tranh đặc biệt phát triển cùng với nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Theo C. Mác
“cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt đối với các nhà tư bản nhằm
điều kiện giành giật những điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ để tăng lợi nhuận siêu
ngạch”. Ở đây, C. Mác đã đề cập tới vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa. Tuy nhiên, quan niệm này về cạnh tranh do bị giới hạn về điều kiện lịch sử và
kinh tế nên chỉ được nhìn nhận từ góc độ tiêu cực.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích
kinh doanh và là một động lực để phát triển sản xuất. Như vậy cạnh tranh là một quy
luật tất yếu khách quan của nền sản xuất hàng hoá, cơ chế vận động của thị trường.
Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng người cung
ứng càng đơng thì cạnh tranh càng gay gắt. Kết quả của cạnh tranh là sẽ loại bỏ những
doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và ngày càng lớn mạnh của các doanh nghiệp biết
vận dụng quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Tóm lại: ta có thể hiểu “cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt
giữa những chủ thể hoạt động trên thị trường với nhau để giành giật những điều kiện

thuận lợi để thơng qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá, dịch vụ và thu được lợi
nhuận cao, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển”.
2.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.


Theo quan điểm của M.Poter:
Dựa theo quan điểm quản trị chiến lược được phản ánh trong các cuốn sách của

M.Poter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị
trường, tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của cơng ty đó. Với
cách tiếp cận này mỗi ngành dù là trong hay ngoài nước năng lực cạnh tranh được quy
định bởi các yếu tố sau:
- Số lượng các doanh nghiệp mới tham gia, Sự có mặt của các sản phẩm thay thế
- Vị thế của khách hàng, uy tín của nhà cung ứng
• Trong nền kinh thế thị trường:


Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có
thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trường cạnh tranh, đảm
bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những
mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện được những mục tiêu mà doanh
nghiệp đề ra.
2.1.4 Khái niệm năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận bằng đường biển.
Năng lực cạnh tranh dịch vụ giao nhận bằng đường biển là việc doanh nghiệp phát
huy hết khả năng nội tại và tạo ra dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất nhằm
cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực trên thị trường giao nhận bằng đường biển.
2.2. Phân loại cạnh tranh và vai trị cạnh tranh.
2.2.1 Các loại hình cạnh tranh.
- Cạnh tranh hồn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều
người bán, họ đều quá nhỏ lẻ nên không ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Điều đó có

nghĩa là khơng cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán tất cả sản phẩm
của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy mặt hàng trong thị trường cạnh
tranh hồn hảo khơng có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Đồng thời hàng
năm cũng không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu tăng giá thì hãng
sẽ khơng bán được hàng, do người tiêu dùng sẽ đi mua hàng với mức giá hợp lý từ các
đối thủ cạnh tranh của hãng . Do đó các hãng sản xuất sẽ ln tìm các biện pháp để
giảm chi phí sản xuất đến mức tối đa, nhờ đó để có thể tăng lợi nhuận.
Đối với thị trường cạnh tranh hồn hảo sẽ khơng có những hiện tượng cung cầu
giả tạo, không bị hạn chế bởi các biện pháp hành chính Nhà nước, vì vậy trong thị
trường cạnh tranh hoàn hảo giá cả thị trường sẽ dần tới chi phí sản xuất.
- Cạnh tranh khơng hồn hảo : Nếu một hàng có thể tác động đáng kể đến giá cả
thị trường đối với đầu ra của hãng ấy thì hãng ấy được liệt vào “hàng cạnh tranh khơng
hoản hảo”. Như vậy, cạnh tranh khơng hồn hảo là cạnh tranh trên thị trường không
đồng nhất với nhau. Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau mặc dù sự
khác biệt giữa các sản phẩm là khơng đáng kể. Mỗi loại sản phẩm lại có uy tín, hình
ảnh khác nhau, các điều kiện mua bán hàng cũng rất khác nhau. Người bán có thể có
uy tín độc đáo khác nhau đối với người mua do nhiều lý do khác nhau như: Khách
hàng quen, gây được lòng tin từ trước... Người bán là kéo khách về phía mình bằng


nhiều cách: quảng cáo, khuyến mại, phương thức bán hàng và cung cấp dịch vụ, tín
dụng, chiết khấu giá... Loại hình cạnh tranh khơng hồn hảo hiện nay rất phổ biến
trong nền kinh tế thị trường.
- Cạnh tranh độc quyền : Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó có một số người
bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng
nhất. Họ có thể kiểm sốt gần như tồn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra
trên thị trường. Thị trường này có pha trộn giữa độc quyền và cạnh tranh, được gọi là
thị trường cạnh tranh độc quyền. ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều
kiện ra nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn
đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết cơng nghệ. Thị trường này khơng có cạnh

tranh về giá cả, mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả.
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành : Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng
sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hố hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này
các chủ doanh nghiệp thơntính nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng
phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thu cuộc sẽ phải thu
hẹp kinh doanh, thậm chí bị phá sản.
- Cạnh tranh giữa các ngành : Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong
các ngành kinh tế khác nhau nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong q trình cạnh
tranh này, các chủ doanh nghiệp ln say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên
đã chuyển vốn kinh doanh từ những ngành ít thu được lợi nhuận sang những ngành có
lợi nhuận cao hơn. Sự điều chỉnh này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên sự
phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất. Kết quả cuối cùng là các chủ doanh
nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn bằng nhau và chỉ thu được lợi nhuận
như nhau. Tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các ngành.
2.2.2 Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp
không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng.
Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp ln tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch
vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến
khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các


doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành,
nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh
tranh cao.Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản
lĩnh” của mình trong q trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững
mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường.Chính sự
tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và
đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường.
Cạnh tranh là qui luật khách quan của kinh tế thị trường,mà kinh tế thị trường là
kinh tế TBCN.Kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu và Việt Nam đang xây dựng là
một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN có sự quản lý vĩ
mơ của nhà nước,lấy thành phần kinh tế nhà nước làm chủ đạo.Dù ở bất kỳ thành phần
kinh tế nào thì các doanh nghiệp cũng phải vận hành theo qui luật khách quan của nền
kinh tế thị trường.Nếu doanh nghiệp nằm ngồi quy luật vận động đó thì tất yếu sẽ bị
loại bỏ,khơng thể tồn tại.Chính vì vậy chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao
khả năng cạnh tranh của mình chính là doanh nghiệp đang tìm con đường sống cho
mình.
2.3 Các cơng cụ cạnh tranh của doanh nghiệp
2.3.1 Giá thành và giá cả của dịch vụ.
Giá thành và giá cả của dịch vụ là toàn bộ giá trị đầu vào của một dịch vụ như là
chi phí nhân cơng, chi phí quảng cáo, chi phí cơ sở vật chất…Giá thành là cơ sở để các
công ty định giá bán cho dịch vụ của mình. Giá bán này vận động xung quanh một
mức giá trong một biên độ nhất định gọi là giá thị trường. Giá thị trường là do cung và
cầu về dịch vụ đó trên thị trường xác định. Thơng thường, dịch vụ nào có giá bán thấp
hơn thì dịch vụ đó sẽ có khả năng cạnh tranh cao hơn. Do vậy, muốn có giá bán thấp
thì các doanh nghiệp phải tìm cách hạ giá thành dịch vụ của mình. Điều này địi hỏi
phải sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có như nguồn lao động dồi dào, tài nguyên
thiên nhiên phong phú, bên cạnh đó phải nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận và ứng
dụng những thành tựu trong cơng nghệ thơng tin, có như vậy mới hạ giá thành và nâng
cao sức cạnh tranh của dịch vụ.


2.3.2. Chất lượng dịch vụ.
Chất lượng dịch vụ là yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của dịch vụ . Trong
xu hướng phát triển như hiện nay, nhu cầu hưởng thụ của người dân ngày càng cao,
cùng với đó là những u cầu, địi hỏi về chất lượng của dịch vụ. Khách hàng sẵn sàng
trả giá cao cho những dịch vụ cùng loại có chất lượng tốt hơn hẳn.

Chất lượng dịch vụ thể hiện tính quyết định sức cạnh tranh của dịch vụ của doanh
nghiệp ở chỗ:
-Chất lượng sẽ làm tăng giá trị và giá trị sử dụng của dịch vụ.
-Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có chu kỳ sống. Nâng cao chất lượng
dịch vụ sẽ kéo dài chu kỳ sống cho dịch vụ, từ đó làm tăng lợi nhuận cũng như mở
rộng thị phần thị trường.
-Ngoài ra nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ dịch vụ, tăng
khối lượng dịch vụ bán ra.
-Chất lượng dịch vụ tốt sẽ tạo nên uy tín cho dịch vụ và doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là thị phần của doanh nghiệp sẽ có khả năng được
duy trì và mở rộng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
2.3.3 Hệ thống phân phối.
Hệ thống phân phối tạo nên dòng chảy cho dịch vụ từ người cung cấp hoặc thông
qua các trung gian tới người tiêu dùng cuối cùng. Nhờ có hệ thống phân phối mà khắc
phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người cung
cấp với những người sử dụng dịch vụ. Hệ thống phân phối là một bộ phận quan trọng
của chiến lược Marketing và tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và dịch vụ
của doanh nghiệp trong dài hạn. Hệ thống phân phối càng hợp lý thì dịch vụ đến tay
người tiêu dùng càng nhanh chóng và đáp ứng kịp thời những yêu cầu của thị trường
về số lượng và chất lượng. Hệ thống phân phối được thiết kế hiệu quả hơn so với các
dịch vụ cạnh tranh khác sẽ giúp thị phần do dịch vụ chiếm lĩnh được mở rộng nhanh
chóng, vừa thích hợp với phong tục tập quán địa phương, tiện lợi cho người tiêu dùng
đồng thời phù hợp với khả năng thanh toán của khách hàng.
2.3.4. Uy tín của doanh nghiệp.
Là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua của
khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp


và cho các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi và được ưu đãi
trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vơ hình của doanh

nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập
vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng,
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
2.4.1 Thị phần của doanh nghiệp.
Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trị vị trí của
doanh nghiệp. Thơng qua sự biến đổi của chỉ tiêu này ta có thể đánh giá mức độ hoạt
động có hiệu quả hay khơng của doanh nghiệp bởi vì nếu như tiềm năng của thị trường
đang tăng lên mà phần thị trường của doanh nghiệp vẫn khơng đổi thì doanh nghiệp
đạt tốc độ tăng trưởng bằng tốc độ tăng trưởng của thị trường. Lượng tuyệt đối của thị
phần thị trường tăng lên nhưng lượng tuyệt đối của thị trường khơng tăng thì chứng tỏ
khả năng cạnh tranh đã bị giảm sút do các đối thủ khác đang thực hiện chiến lược tăng
tốc. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đúng mức đến thị phần thị trường của
doanh nghiệp bằng cách điều chỉnh các chính sách, chiến lược một cách phù hợp nhằm
đạt hiệu quả kinh doanh cao. Thị phần thị trường của doanh nghiệp phải luôn tăng cả
về lượng tuyệt đối cũng như tương đối thì mới nâng cao được khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
2.4.2 Doanh thu của doanh nghiệp.
Đây là chỉ tiêu phản ánh số tương đối doanh thu của doanh nghiệp với doanh thu
của đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếp
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm đánh giá kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu chỉ tiêu trên buộc
doanh nghiệp phải tìm hiểu điều tra một cách đầy đủ thị trường của các đối thủ cạnh
tranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về qui mô cơ cấu, so sánh, rút ra những mặt mạnh,
những tồn tại để khắc phục trong thời gian tới. Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính hơn,
những thị phần mà doanh nghiệp mạnh chiếm giữ thường là khu vực thị trường có lợi
nhuận cao và rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh khu vực thị trường này. Đây cũng
là cơ hội để doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về những đối thủ cạnh tranh chủ yếu.



Chẳng hạn các hãng sản xuất máy tính, phần mềm thường so sánh với Công ty
Microsoft gây áp lực cạnh tranh với công ty khổng lồ này.
Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng có những hạn chế nhất định. Vì doanh thu của cơng ty là
tồn bộ kết quả hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị chứ khơng phải một
lĩnh vực nào đó nên chỉ tiêu khơng phản ánh được hết điểm mạnh, điểm yếu của công
ty. Vì vậy, để tìm hiểu chính xác địi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu vào nhiều lĩnh vực
khác nhau, mất nhiều cơng sức, chi phí và khơng có tính thời điểm.
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.5.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngồi doanh nghiệp.
2.5.1.1 Các yếu tố thuộc về mơi trường vĩ mô.
* Các nhân tố về kinh tế : Các yếu tố về mặt kinh tế có vai trị quan trọng, quyết
định đối với việc hình thành và hồn thiện môi trường kinh doanh. Đồng thời các nhân
tố này cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhân tố về mặt
kinh tế gồm: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá trị hối đoái, lãi xuất ngân hàng,
lạm phát...
* Các nhân tố thuộc về chính trị, luật pháp: Một thể chế chính trị, một hệ thống
pháp luật rõ ràng, ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo cho sự thuận lợi, bình đẳng giữa các
doanh nghiệp và là hành lang pháp lý vững chẵc để đảm bảo cho các doanh nghiệp khi
tham gia vào thị trường kinh doanh.
* Các nhân tố thuộc về khoa học và cơng nghệ : Khoa học cơng nghệ đóng vai trị
quan trọng có ý nghĩa quyết định trong cạnh tranh. Khoa học cơng nghệ tác động đến
chi phí cá biệt của doanh nghiệp, nhờ có khoa học và cơng nghệ mà doanh nghiệp có
thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Dưới sự phát triển của khoa học và công
nghệ cao sẽ làm cho sản phẩm bị lão hố nhanh chóng, vịng đời bị rút ngắn phần thắng
sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có trình độ máy móc, khoa học cơng nghệ hiện đại.
* Các yếu tố văn hoá xã hội : Phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tín ngưỡng
tơn giáo của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường. Ở những khu vực
địa lý khác thì nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng cũng khác nhau do vậy sẽ đòi hỏi
doanh nghiệp phải có chính sách sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm khác nhau.

* Các yếu tố về tự nhiên : Các yếu tố về tự nhiên bao gồm: tài nguyên thiên nhiên,
vị trí địa lý.


Về việc phân bố địa lý của các tổ chức kinh doanh, vị trí địa lý thuận lợi sẽ tạo điều
kiện khuếch trương sản phẩm, mở rộng thị trường, giảm chi phí thương mại, chủ động
cung ứng các yếu tố đầu vào, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường, tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.5.1.2 Các yếu tố về môi trường vi mô.
* Khách hàng : Đối với khách hàng, doanh nghiệp sẽ phải chịu sức ép từ phía
khách hàng.Điều quan trọng đối với doanh nghiệp khơng chỉ bán được hàng mà còn
phải giữ được khách sao cho họ bằng lịng mua hàng hố dịch vụ của doanh nghiệp,
hợp tác trong thời gian lâu dài. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải không ngừng
nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của mình để thoả mãn tối đa nhu cầu của khách
hàng mang lại cho họ sự hài lịng trong khn khổ nguồn lực của doanh nghiệp sao
cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
* Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp : Các doanh nghiệp cần phân tích những đối thủ
cạnh tranh để nắm bắt và xây dựng được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ
có thể thơng qua. Các phản ứng chủ yếu trong việc phân tích đối thủ cạnh tranh mà các
doanh nghiệp khi có ý định tham gia vào một nghành nghề nào đó cần xem xét là
cường độ cạnh tranh trong ngành đó là mạnh hay yếu để tính đến những chi phí cạnh
tranh có thể bỏ ra và những cơ hội có thể đạt được. Để phân tích cường độ cạnh tranh
trong ngành cần xét tới.
- Tốc độ tăng trưởng ngành.
- Mức độ hiểu biết về nhau giữa các đối thủ trong ngành.
- Số lượng doanh nghiệp trong ngành.
- Cơng suất máy móc thiết bị của doanh nghiệp sản xuất
- Rào cản gia nhập ngành và rút lui khỏi ngành.
* Các đối thủ tiềm ẩn : Cạnh tranh trong ngành sẽ trở nên gay gắt và khốc liệt thêm
nếu xuất hiện thêm các doanh nghiệp tham gia vào kinh doanh trong ngành. Các doanh

nghiệp cũ trong ngành có lợi thế về: Kinh nghiệm, uy tín sản phẩm, khách hàng, các
kênh phân phối...Tuy nhiên, nếu các đối thủ cạnh tranh có quy mơ lớn về tài chính, sự
vượt trội về cơng nghệ thì đó có thể là mối nguy cơ đối với bất cứ doanh nghiệp nào
đang hoạt động trong ngành. Lúc đó các doanh nghiệp cũ trong ngành cần có những
biện pháp tích cực để đối phó với mối quan hệ nguy hiểm này. Có thể họ sẽ quay lại


liên kết với nhau để tạo ra những hàng rào cản trở tập trung vào thị trường trọng điểm
hay có những kiến nghị đối với nhà nước...Các hàng rào gia nhập ngày càng thấp thì
nguy cơ gia nhập của đối thủ mới càng cao. Khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp sẽ yếu đi nếu doanh nghiệp trong ngành không tạo ra được một hàng rào cản
trở hữu hiệu.
* Các nhà cung ứng nguyên vật liệu : Các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản
xuất có thể chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp đó trong trường hợp doanh nghiệp có
khả năng trang trải các chi phí tăng thêm trong đầu vào. Các nhà cung cấp có thể có
quyền ép giá nếu họ có những lợi thế sau:
- Họ là nhà cung cấp có quyền duy nhất. Nếu doanh nghiệp khơng có nguồn cung
cấp nào khác thì doanh nghiệp sẽ yếu thế hơn trong mối quan hệ tương quan thế lực
với nhà cung cấp. Một trong những điều cấm kỵ nhất là doanh nghiệp chỉ sử dụng một
công ty duy nhất là nhà cung cấp cho mình.
- Doanh nghiệp khơng phải là khách hàng quan trọng của nhà cung cấp.
- Loại vật tư của nhà cung cấp là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp quyết định đến
quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm.
- Nhà cung cấp có đủ khả năng về nguồn lợi để khép kín sản xuất .
* Sức ép của sản phẩm thay thế : Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu
nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thi trường theo hướng ngày càng đa dạng và
phong phú hơn. Sản phẩm thay thế làm giảm bớt đi sự cần thiết, mức độ quan trọng
của các sản phẩm bị thay thế.
2.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.
2.5.2.1 Nguồn nhân lực .

Nguồn nhân lực được coi là vấn đề sống còn với một tổ chức trong tương lai. Vì
lĩnh vực dịch vụ sử dụng nhiều lao động nên chi phó nhân cơng tăng rất nhanh. Do đó
chất lượng lao động và nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này có tầm quan
trọng to lớn. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đựơc chia làm 3 cấp.
- Quản trị viên cấp cao: gồm ban giám đốc và các trưởng phó phịng ban. Đây là
đội ngũ có ảnh hưởng rất lớng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Nếu họ có trình độ
quản lý, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường, có khả năng đánh giá và quan hệ
đối ngoại tốt thì doanh nghiệp đó sẽ có sức cạnh tranh cao và ngược lại.


- Quản trị viên cấp trung gian: Đây là đội ngũ địi hỏi phải có kinh nghiệm cơng
tác, khả năng ra quyết định và điều hành công tác.
- Đội ngũ quản trị viên cấp cơ sở: Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp phần nào
cũng chịu sự chi phối của đội ngũ này thông qua các yếu tố như: năng suất lao động,
trình độ tay nghề, ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và sự sáng tạo của họ…. bởi vì
các yếu tố này chi phối việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạ giá thành dịch vụ cũng
như tao thêm tính ưu việt, độc đáo mới lạ của dịch vụ. Chất lượng nguồn nhân lực còn
được thể hiện ở trình độ quản lý của đội ngũ quản trị viên của doanh nghiệp.
2.5.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hệ thống thiết bị, cơng nghệ của doanh nghiệp :Tình trạng của hệ thống máy móc,
thiết bị cơng nghệ của doanh nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp đó. Nó là yếu tố quan trọng thể hiện năng lực sản xuất của doanh
nghiệp và tác động trực tiếp tới chất lượng sản phẩm. Một doanh nghiệp có máy móc
thiết bị hiện đại, cơng nghệ sản xuất tiên tiến thì doanh nghiệp đó có thể nâng cao chất
lượng sản phẩm, giảm bớt chi phí nguyên liệu, chi phí nhân cơng làm cho doanh
nghiệp có lợi thế trong việc sử dụng giá cả làm công cụ cạnh tranh trên thị trường.
2.5.2.3 Quy mô và năng lực sản xuất.
- Quy mô và năng lực sản xuất :
Doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế trong cạnh tranh so với doanh nghiệp
nhỏ như :

+ Số lượng sản phẩm lớn sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp thoả mãn được nhiều
hơn nhu cầu khách hàng, qua đó chiếm được thị phần lớn hơn.
+ Doanh nghiệp có quy mơ và năng lực sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đối với người
tiêu dùng so với các doanh nghiệp nhỏ.
+ Bộ máy quản lý :
Bộ máy quản lý của doanh nghiệp tác động một các tổng hợp tới hiệu quả hoạt động
sản xuất nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Bộ máy
quản lý doanh nghiệp cũng có tầm quan trọng như bộ óc con người, muốn chiến thắng
được đối thủ trong cuộc cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải nhạy bén, chủ động trước
tình huống thị trường, phải đi trước các đối thủ trong việc đáp ứng các nhu cầu mới...Tất
cả những hoạt động đó đều phụ thuộc vào bộ máy quản lý của doanh nghiệp.


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ GIAO
NHẬN ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHO VẬN MIỀN
NAM(SOTRANS) HÀ NỘI.
3.1.Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận bằng đường biển tại
Sotrans Hà Nội.
Từ năm 2013 trở lại đây khối lượng hàng hóa giao nhận có tăng nhưng không
đáng kể.Năm 2013 đạt 8% ,bước sang năm 2014, 2015 tình hình hoạt động của chi
nhánh có phần khởi vui mừng hơn,khả quan hơn với tổng khối lượng hàng hóa tăng
cao hơn.Chứng tỏ cho dù thị trường có cạnh tranh khốc liệt nhưng Sotrans Hà Nội vẫn
khẳng định được mình.
Bảng 3.1: Khối lượng hàng nhập-hàng xuất trong vịng 3 năm.
Năm
Chỉ tiêu
Tổng khối lượng
So với
Mức tăng


2013
185.054
13497

2014
201.120
15571

2015
220.004
18884

tuyệt đối
Tốc độ tăng(%)
Số tuyệt đối
Mức tăng tuyệt

8
89.672
8924

11
94.248
4576

9
99.356
5108

đối

Tốc độ tăng(%)
Hàng nhập Số tuyệt đối
Mức tăng tuyệt

11
95.879
4573

5
106.872
10993

6
120.648
13776

năm trước
Hàng xuất

đối
Tốc độ tăng(%)
5
11
13
(Nguồn:Báo cáo tổng kết cuối năm của Sotrans Hà Nội)
Qua bảng trên ta dễ nhận thấy sản lượng hàng hóa nhập trong tổng khối lượng
hàng hóa được giao nhận thường cao hơn so với hàng xuất khẩu.Sở dĩ điều này xảy ra
bởi lẽ,các phụ tùng,linh kiện máy móc,hàng hóa….của Việt Nam hầu như vẫn là nước
ngoài nhập khẩu về.Tuy nhiên tỷ lệ này lại được cân đối hơn trong những năm gần
đây.

Cơ cấu mặt hàng giao nhận tại Sotrans Hà Nội rất đa dạng,có rất nhiều mặt hàng
từ hàng nguyên liệu đến hàng tiêu dùng,hàng cơng trình cho đến hàng thủ cơng mỹ
nghệ.Chủng loại hàng hóa xuất khẩu được giao nhận chủ yếu là các mặt hàng chiếm


ưu thế xuất khẩu của Viêt Nam như: Hàng giày dép,hàng dệt may,hàng thủ cơng mỹ
nghệ,than đá……các thị trường chính của Sotrans Hà Nội chủ yếu là
Mỹ,EU,Nhật….đó là những bạn hàng lâu đời truyền thống trung thành với Sotrans
trong việc giao nhận vận tải hàng hóa.
Bảng 3.2: Tình hình giao nhận cơ cấu theo mặt hàng(Hàng XK)
ĐVT: Triệu tấn.
Năm

2013

2014

Hàng công trình

17.984

20.589

24.982

Tỉ trọng(%)
Hàng NVL

17.3
25.342


21.1
19.652

22.3
24.986

Tỉ trọng(%)
Sắt thép

24.5
10.856

20.2
9.687

22.3
9.210

Hàng NK

Tỉ trọng(%)

2015

10.5
10
8.2
(Nguồn : Báo cáo kế tốn của Sotrans Hà Nội )


Bảng 3.3: Tình hình giao nhận theo cơ cấu mặt hàng(Hàng NK)
ĐVT: Triệu tấn
Năm

2013

2014

2015

Hàng giày dép

10.210

14.452

15.632

Tỉ trọng(%)
Hàng dệt may

12.5
12.010

13.9
14.210

14.5
16.201


Tỉ trọng(%)
Than đá

14.6
14.120

13.7
17.100

15
18.210

Hàng XK

Tỉ trọng(%)

17.2
16.4
16.9
( Nguồn : Báo cáo kế tốn của Sotrans Hà Nội)

Trong đó loại hàng hóa rất được đặc biệt chú trọng hơn của Sotrans Hà Nội là
hàng cơng trình.Sở dĩ như thế bởi lẽ trong những năm nay các cơng trình được đầu tư
nhiều,nhiều dự án lớn đang được triển khai.Hàng công trình là loại hàng mà trong
cơng tác giao nhận cần đến sự trợ giúp của các thiết bị chuyên dung như cần cẩu loại
nặng,xe vận tải ngoại cỡ..
Năm 2014,2015 do lượng hàng hóa xuất-nhập khẩu lớn hơn rất nhiều địi hỏi
việc giao nhận nhiều hơn.Lượng hàng hóa giao nhận của Sotrans Hà Nội vì thế cũng
tăng lên một cách nhanh chóng.Cứ theo cái đà này thì trong năm nay và trong mấy



năm tới lượng hàng hóa từ các nước về cũng nhiều mà lượng hàng từ Việt Nam xuất
khẩu đi cũng khơng kém.Để đáp ứng được nhu cầu đó và để cạnh tranh được với
những doanh nghiệp khác.Đòi hỏi Sotrans Hà Nội phải nâng cao chất lượng giao
nhận,từ trang thiết bị,phương tiện vận chuyển,thủ tục pháp lý,hệ thống kho bãi….sao
cho hàng được giao nhận phải được nhanh chóng,khơng tổn thất mất mát mà vẫn giữ
được chất lượng hàng hóa.
3.2 Thực trạng các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ giao nhận
hàng hóa bằng đường biển so với các đối thủ canh tranh.
3.2.1 Doanh thu của công ty so với các đối thủ canh tranh.
Doanh thu là một trong những chỉ tiêu có thể đánh giá một cách đơn giản khả
năng cạnh tranh của một công ty. Nếu doanh thu của công ty từ một sản phẩm hoặc
một dịch vụ nào đó là lớn thì chứng tỏ sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng và ngược lại. Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
giao nhận quốc tế thì doanh thu đem lại càng cao thì chứng tỏ khối lượng hàng hố
giao nhận của cơng ty đó càng lớn, điều đó cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của
cơng ty đó với các cơng ty cùng ngành là càng mạnh.
Bảng 3.4 : So sánh doanh thu của Sotrans với các đối thủ canh tranh từ 2013-2015.
( ĐV : Tỷ đồng )
Công ty
Sotrans Hà Nội
Vinatrans
Gemadept
Vosa

2013
2014
2015
10,468
11,683

12,184
15,1
15,95
15,2
16,6
16,1
15,9
10,4
10,1
9,8
( Nguồn : Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các cơng ty).

Doanh thu các năm 2013, 2014, 2015 lần lượt là 10,468 tỷ đồng, 11,683 tỷ đồng
và 12,184 tỷ đồng.Doanh thu qua các năm đều tăng.Cụ thể qua bảng số liệu trên ta
thấy năm 2014 tăng 11.26% năm 2015 tăng 4,29% so với năm trước. So với các đối
thủ cạnh tranh khác cùng lĩnh vực tuy doanh thu của cơng ty cịn thấp hơn Vinatrans
hay Gemadept nhưng doanh thu các công ty này có xu hướng giảm thì Sotrans ngày
càng khẳng định vị thế của mình và tăng đều đặn qua các năm.Điều đó cho thấy tiềm
năng của cơng ty ngày càng một lớn mạnh hơn trên thị trường giao nhận vận tải hàng
hóa.
3.2.2 Thị phần của cơng ty so với các đối thủ canh tranh.


Bảng 3.5 So sánh thị phần của Sotrans với các đối thủ cạnh tranh.
( ĐV : %)
Công ty
Sotrans Hà Nội
Vinatrans
Gemadept
Vosa


2013
2014
2015
7%
8%
8%
10%
11%
10%
11%
11%
10,5%
7%
7%
6,5%
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các công ty).

Qua bảng số liệu trên ta thấy thị phần của công ty năm 2014 tăng 1% song năm 2015
lại không tăng và vẫn giữ mức là 8%.Nếu như các đối thủ cạnh tranh khác như
Vinatrans,Gemadept hay Vosa đều giảm về thị phần qua các năm thì Sotrans vẫn giữ ở
mức ổn định.Nguyên nhân cũng một phần do ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp
đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải logistics và cũng một phần do nền
kinh tế bị suy thối khiến các cơng ty là khách hàng sử dụng dịch vụ logistics cũng giảm
theo.Nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta thì vẫn phát triển tăng đều qua các
năm.Nắm bắt được điều này Sotrans Hà Nội đã tập trung tìm kiếm thêm những khách
hàng tiềm năng mới ,do vậy mà thị phần của Sotrans Hà Nội không bị giảm năm 2015.
3.3.Thực trạng các các cơng cụ cạnh tranh trong q trình giao nhận bằng đường
biển của công ty.
3.3.1 Giá thành và giá cả dịch vụ.

Chi phí dịch vụ là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao
khả năng cạnh tranh của bất kỳ loại hình dịch vụ nào. Chi phí của dịch vụ vận tải làm
gia tăng một cách đáng kể giá trị hàng hố do đó, các nhà sản xuất luôn ưu tiên chọn
lựa những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận có chi phí thấp nhất nhằm giảm
chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Chi phí dịch vụ giao nhận hàng hoá quốc tế bao gồm các thành phần cơ bản sau:
- Chi phí thơng quan cho hàng hố.
- Chi phí vận chuyển hàng hố.
* Chi phí thơng quan cho hàng hố.
Chi phí mở tờ khai hải quan cho mọi doanh nghiệp theo quy định của nhà nước là
như nhau. Tuy nhiên do nhiều lý do nhạy cảm, nên ngồi chi phí mở tờ khai thì các
doanh nghiệp phải chi thêm nhiều khoản phí khác. Ví dụ: khi có một lô hàng khẩn cần
phải nhập kho ngay trong đêm mà giờ làm việc của đơn vị Hải Quan sắp hết thì các


doanh nghiệp có thể phải gửi cơng văn cho Hải quan để được xin mở tờ khai ngoài
giờ. Bên cạnh đó, để được ưu tiên giải quyết sớm thì các doanh nghiệp có thể cịn phải
bỏ ra thêm một số khoản phụ phí khác. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ của các
doanh nghiệp với đơn vị Hải quan nên rất khó để có thể so sánh.
Với mối quan hệ khá tốt mà công ty đã chú trọng xây dựng với các đơn vị hải
quan, mà nhờ đó thủ tục khai hải quan cho hàng hố của cơng ty Sotrans cũng khá
nhanh, chun nghiệp và chính xác. Từ đó giảm được những chi phí , thời gian , giúp
tạo được thế mạnh cho công ty trong khâu này .Đây cũng chính là một trong nhưng ưu
điểm mà cơng ty cần phải phát huy, tạo cơ sở cho việc nâng cao sức cạnh tranh.
* Chi phí vận chuyển hàng hố.
Trong dịch vụ giao nhận hàng hố thì chi phí vận chuyển hàng hố là loại chi phí
chính, chiếm tới hơn 64% tổng chi phí của dịch vụ giao nhận. Chi phí vận chuyển
hàng hố lại do nhiều loại chi phí khác cấu thành lên như chi phí bốc xếp hàng hố, chi
phí vận chuyển hàng hố từ cảng về kho, chi phí nhân cơng quản lý…
Hiện nay, cơng ty đang cố gắng tối ưu hóa chi phí để có được mức giá dịch vụ

cạnh tranh thông qua việc mở rộng mối quan hệ với nhiều hãng tàu để có được giá
cước tốt nhất.
Sau đây là một số bảng giá tham khảo so sánh giá với các đối thủ cạnh tranh
chính của Sotrans Hà Nội .
Bảng 3.6 So sánh phí dịch vụ hàng xuất-nhập khẩu hàng lẻ đường biển:
ĐV : VNĐ
Công ty
Sotra

Hàng lẻ
Từ 01 – 03 m3

Nhập khẩu
850.000 VNĐ

Xuất khẩu
50.000 VNĐ

ns Hà Nội

Từ 03 – 08 m3
Trên 08 m3

950.000 VNĐ
1.100.000 VNĐ

750.000 VNĐ
850.000 VNĐ

Vinatrans


Từ 01 – 03 m3
Từ 03 – 08 m3

850.000 VNĐ
920.000 VNĐ

55.000 VNĐ
720.000 VNĐ

Vosa

Trên 08 m3

1.050.000 VNĐ

820.000 VNĐ

Từ 01 – 03 m3

840.000 VNĐ

45.000 VNĐ

Từ 03 – 08 m3

930.000 VNĐ

740.000 VNĐ



Trên 08 m3

1.080.000 VNĐ

820.000 VNĐ

(Nguồn : Vietship.vn)
Đối với việc giao nhận hàng xuất-nhập hàng lẻ thì tùy theo tổng khối lượng và
thể tích hàng hóa mà áp dụng các mức chi phí khác nhau.Phí dịch vụ sẽ tăng tỷ lệ
thuận với thể tích của hàng hóa giao nhận.Theo bảng số liệu trên ta thấy,mức phí dịch
vụ hàng lẻ đường biển của Sotrans so với đối thủ cạnh tranh chênh lệch khơng q
nhiều.Dựa vào kinh nghiệm lâu năm và uy tín của cơng ty thì mức phí dịch vụ này khá
ổn định và phù hợp trên thị trường giao nhận.


Bảng 3.7 So sánh phí dịch vụ hàng xuất-nhập khẩu hàng container đường biển:
ĐV : VNĐ
Hàn Container 20’
Công ty

g container
Sotra

ns Hà Nội

Vin
atrans

Vosa


Nhập

Container 40’

Xuất

Nhập

Xuất

Từ 01-03

khẩu
khẩu
1.050.000 850.000

khẩu
khẩu
1.150.000 950.000

Container
Từ 03-05

VNĐ
950.000

VNĐ
750.000


VNĐ
VNĐ
1.050.000 850.000

Container
Trên 05

VNĐ
850.000

VNĐ
750.000

VNĐ
950.000

Container
Từ 01-03

VNĐ
VNĐ
1.030.000 830.000

VNĐ
VNĐ
1.120.000 930.000

Container
Từ 03-05


VNĐ
940.000

VNĐ
760.000

VNĐ
VNĐ
1.080.000 860.000

Container
Trên 05

VNĐ
VNĐ
800.000
700.000

VNĐ
VNĐ
900.000
700.000

Container
Từ 01-03

VNĐ
VNĐ
1.070.000 860.000


VNĐ
VNĐ
1.170.000 970.000

Container
Từ 03-05

VNĐ
VNĐ
930.000
730.000

VNĐ
VNĐ
1.020.000 820.000

Container
Trên 05

VNĐ
VNĐ
830.000
720.000

VNĐ VNĐ
970.000
750.000

Container


VNĐ

VNĐ

VNĐ

VNĐ
750.000

VNĐ

(Nguồn : Vietship )
Như chúng ta đã biết thì vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng vai trị quan
trọng nhất,trên ¾ tổng khối lượng hàng hóa chun chở trong buôn bán quốc tế được
thực hiện bằng phương thức vận tải đường biển.Vận tải đường biển có rất nhiều ưu
điểm :có năng lực vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn,hơn nữa có thể chạy nhiều tàu
trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường.Không những thế vận tải đường
biển cịn có một sức hút đó là chi phí cho việc vận chuyển không quá tốn kém.Qua
bảng số liệu trên ta thấy phí dịch vụ hàng hóa của Sotrans so với các đối thủ canh tranh
là tương đối ổn định và hợp lý,khơng có sự chênh lệch q lớn giữa các doanh


nghiệp .Điều này cũng được coi là một thế mạnh của Sotrans trong q trình giao nhận
hàng hóa bằng đường biển của mình.
3.3.2 Chất lượng dịch vụ.
Trong dịch vụ giao nhận hàng hố quốc tế, bên cạnh cơng cụ cạnh tranh bằng giá
cả dịch vụ thì chất lượng dịch vụ cũng là một công cụ quan trọng, là yếu tố quyết định
đến sức cạnh tranh của dịch vụ giao nhận hàng hố quốc tế.
Tuy nhiên thì hầu hết các cơng ty logistics việt Nam lại không quan tâm nhiều vào
nâng cao chất lượng để tăng năng lực cạnh tranh dẫn đến chất lượng của dịch vụ giao

nhận vẫn còn nhiều yếu kém .Bản thân công ty Sotrans Hà Nội cũng không tránh khỏi
thực trạng chung của các công ty cùng ngành.
Hiện nay Chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa quốc tế chưa có một tiêu chuẩn
đo lường cụ thể, nhưng nhìn chung chất lượng của loại hình dịch vụ này được đánh giá
dựa trên các tiêu chí như thời gian giao hàng đúng hẹn, độ an toàn cho hàng hóa.
Mặc dù trong những năm qua đã ln có sự cố gắng từ phía lãnh đạo của cơng ty trong
việc cố gắng giảm tình trạng giao hàng khơng đúng hẹn cũng như giảm các vụ mất
mát, hư hỏng hàng hóa nhưng do năng lực quản lý còn hạn chế, tác phong làm việc
chưa khoa học cũng như còn tồn tại nhiều lý do khách quan mang đặc tính của ngành
nên tình trạng giao hàng khơng đúng hạn tại cơng ty vẫn thường xảy ra.
Bảng 3.8 So sánh chất lượng dịch vụ của Sotrans với đối thủ cạnh tranh.
Công ty
Sotrans Hà Nội
Vinatrans
Vosa
Gemadept
Thamico

Dịch vụ giao nhận vận tải
4
5
4
5
4
(Nguồn: Vietship.vn)

Trên đây là bảng so sánh chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải với các đối thủ cạnh
tranh của Sotrans Hà Nội thông qua các nhà báo mạng. Chất lượng dịch vụ được đánh
giá theo thang điểm 5. Chất lượng dịch vụ của công ty hiện đang được quản lý
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Qui trình phục vụ khách hàng đang được xây dựng

theo Quy trình nghiệp vụ chuẩn (SOP), đây là qui trình do cơng ty Sotrans Hà Nội tự
xây dựng riêng cho hệ thống khách hàng của mình. Và quản lý hệ thống khách hàng
bằng Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM).


Quy trình nghiệp vụ chuẩn (SOP) là bảng hướng dẫn cơng việc cho từng cá nhân,
nhóm, của Sotrans Logistics và khách hàng khi tham gia vào quá trình giao
nhận vận tải.Qua bảng so sánh cho thấy chất lượng dịch vụ của Sotrans so với các đối
thủ hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận vận tải tuy đã đạt uy tín và chất lượng ổn định
nhưng vẫn còn thấp hơn so với các đối thủ lớn mạnh trong ngành.Vì thế cơng ty cần
phải tăng cường chất lượng dịch vụ của mình để có thể cạnh tranh với các đối thủ cùng
ngành.
3.3.3 Hệ thống phân phối.
Việc cung cấp dịch vụ của Sotrans Hà Nội chủ yếu được thực hiện thông qua các
văn phòng đại diện và các đại lý ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng ninh… Các nhân viên
sales ở phòng kinh doanh được phân chia công việc theo từng khu vực, tỉnh thành khác
nhau, có thế phát huy được mức độ am hiểu thị trường của các cá nhân xong lại tạo ra
khó khăn trong việc giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Hệ thống các đại lý rộng khắp
giúp Công ty có thể dễ đang tiếp cận với khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới, qua
đó mở rộng thị phần.
3.3.4 Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín thương hiệu hiện đang là ưu thế lớn nhất của Sotrans Hà Nội so
với đối thủ cạnh tranh. Công ty luôn tập trung phục vụ khách hàng bằng chất lượng
và uy tín của mình trong hơn 40 năm phát triển. Để bảo vệ uy tín của mình trên thị
trường, cơng ty sẵn sàng từ chối những đơn hàng quá nguy hiểm, có nhiều mập mờ từ
phía khách hàng. Năng lực của mỗi khách hàng sẽ được các nhân viên kinh
doanh xem xét đánh giá trước khi ký kết hợp đồng vận chuyển với công ty.
Công ty luôn cam kết và thực hiện đúng như những cam kết với khách hàng về
chất lượng dịch vụ, đặc biệt là về thời gian vận chuyển hàng hoá và độ an tồn cho
hàng hố của khách hàng.

Để nâng cao uy tín làm ăn của mình trên thương trường, cơng ty hiện nay
đang ngày càng hồn thiện qui trình phục vụ của mình, đặc biệt là ngày càng
nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên.
Hiện nay thì khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội được người tiêu dùng đánh
giá khá cao, ngang ngửa với những đối thủ khá mạnh như Vinatrans, Gemadept… về
chất lượng, sự uy tín cũng như các dịch vụ đi kèm. Nhưng Vinatrans và Gemadept có


thế mạnh về tài chính cũng như nhiều năm kinh nghiệm kinh doanh trong ngành nên
họ được nhiều người tiêu dùng biết đến và tin tưởng trước. Vì vậy Sotrans Hà Nội cần
thiết phải đẩy mạnh hơn nữa công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong q trình
giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển.
3.4.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngồi doanh nghiệp.
3.4.1.1 Các nhân tố thuộc về mơi trường vĩ mô.
- Môi trường kinh tế : Dịch vụ giao nhận vận tải nhằm vận chuyển hàng hoá phục vụ
sản xuất kinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hoặc chững lại sẽ ảnh
hưởng đến sự phát triển của thị trường. Tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng quy mơ của
sản xuất kinh doanh,vì thế Khối lượng hàng hố cần vận chuyển và lưu thơng cũng sẽ
tăng và thúc đẩy hoạt động giao nhận vận tải. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn
đang trong giai đoan khó khăn, thì với mức tăng trưởng này của kinh tế Việt Nam cũng
khá khả quan. Tình hình kinh tế Việt Nam kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên tồn
thế giới năm 2008 cũng đang có chiều hướng khả quan ,nhưng vẫn chưa thực sự tươi
sáng, nhiều công ty trong ngành này vẫn hoạt động chưa hiệu quả do giai đoạn kinh tế
tồn cầu khủng hoảng thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ bị giảm mạnh, do đó doanh
thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Logistics đang bị ảnh hưởng rất lớn.
Theo như kế hoạch năm năm 2011-2015 đã đề ra , kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng
bình qn 6,5-7%/năm, trong đó 2 năm đầu mục tiêu tăng trưởng được xác định là 66,5% nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã
hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh trong các năm tiếp theo.Nên các doanh nghiệp
giao nhận Việt Nam có thể tin tưởng vào những diễn biến tích cực đối với ngành giao

nhận trong tương lai.
- Các nhân tố về chính trị:
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất. Điều này giúp
các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Cũng là một lợi thế cạnh tranh của các
doanh nghiệp nước ta nói chung và Sotrans Hà Nội nói riêng so với các doanh nghiệp
nước ngồi.
- Các nhân tố về pháp luật:


×