Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.11 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ LUẬT

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài:

Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh
về xây dựng con người

Nhóm: 4
Lớp học phần: 2230HCMI0111
Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Minh Nguyệt

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

1
2
3
4
5
6
7


8
9
10

1

Ý thức tham gia
thảo luận


MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN........................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................... 3
NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI...............4
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người.........................................................................4
2. Quan điểm về vai trò của con người...................................................................................5
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người.........................................................6
3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người........................................................................6
3.2. Nội dung xây dựng con người....................................................................................8
3.3. Phương pháp xây dựng con người...........................................................................17
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................24

2


LỜI MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn
đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong cuộc sống hoạt động cách mạng chủ tịch Hồ Chí
Minh ln coi trọng vấn đề xây dựng con người. Hồ Chí Minh khẳng định con người vừa là

mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng. Con người là mục tiêu của cách mạng, nên mọi
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con
người, có thể là lợi ích lâu dài, lợi ích trước mắt; lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận,
giai cấp, tầng lớp và cá nhân người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự
nghiệp cách mạng.
Hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang
đứng trước nhiều khó khăn. Tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp tiềm ẩn
nhiều nhân tố gây mất ổn định. Đặc biệt, tình trạng suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận khơng nhỏ,...Trước những khó khăn đó, cần tiếp tục vận dụng sáng
tạo tư tưởng, quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng con người tạo nên sức mạnh tổng hợp để
giữ vững và phát huy giá trị độc lập, tự do của dân tộc.
Không chỉ thế, bước vào thế kỉ mới với những biến đổi lớn lao, đặt ra nhiều thách
thức mà con người phải đối mặt như: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang phát
triển, vấn đề môi trường,vấn đề dân chủ, nhân quyền, nhân sinh, an sinh xã hội, vấn đề dân
tộc, tôn giáo, khủng bố và các tệ nạn xã hội ,…Điều đó khiến con người dứng trước những
mâu thuẫn to lớn và hết sức gay gắt, buộc con người phải tự hoàn thiện bản thân để theo kịp
xu thế mới của thời đại. Để làm được như vậy con người phải phát triển một cách toàn diện.
Phải từng bước thực hiện từng nhiệm vụ củ thể để có thể xây dựng con người Việt Nam theo
quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh.
Có thể nói xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, nó
vừa mang tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Hoàn thành xây dựng
con người là một trọng tâm, bộ phân hợp thành để trong chiến lược xây dựng và phát triển
đất nước, nó cũng có quan hệ mật thiết đến nhiệm vị xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội,...
3


NỘI DUNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người
C.Mác đã chỉ rõ: “Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở

ngồi thế giới, con người chính là thế giới con người, là Nhà nước, là xã hội”.[CITATION
CMá95 \l 1033 ] Khi nói về bản chất con người, C.Mác đã đưa ra một định nghĩa nổi tiếng:
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Theo Hồ Chí Minh, con người là một chỉnh thể, thống nhất về trí lực, tâm lực, thể
lực, đa dạng bởi mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội ( quan hệ gia đình, dịng tộc, làng xã,
quan hệ giai cấp, dân tộc…) và các mối quan hệ xã hội ( quan hệ chính trị, văn hố, đạo đức,
tơn giáo…). Trong mỗi con người đều có tính tốt và tính xấu. Người giải thích “chữ người,
nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bạn bè; nghĩa rộng là đồng bào cả nước; rộng lớn
hơn nữa là cả lồi người”[CITATION HồC95 \l 1033 ]. Con người có tính xã hội, là con
người xã hội, thành viên của một cộng đồng xã hội.
Hồ Chí Minh cũng cho ta những hiểu biết về yếu tố sinh vật của con người. Theo
Người, “dân dĩ thực thi hiên”; “dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn
no, mặc đủ”. Theo Người, trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phải thực
hiện ngày làm cho dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, có học hành.
Trong thực tiễn, con người có nhiều chiều quan hệ: quan hệ với cộng đồng xã hội (là
một thành viên); quan hệ với một chế độ xã hội (làm chủ hay bị áp bức); quan hệ với tự
nhiên (một bộ phận không tách rời).
Xa lạ với con người trừu tượng, phi nguồn gốc lịch sử, Hồ Chí Minh nhìn nhận con
người lịch sử - cụ thể về giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, vị trí, đảng viên, công
dân…, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Nét đặc sắc trong quan niệm của Hồ Chí Minh về con người là nhìn nhận đặc điểm
con người Việt Nam với những điều kiện lịch sử cụ thể, với những cấu trúc kinh tế, xã hội cụ
thể. Cách tiếp cận này đi đến việc giải quyết mối quan hệ dân tộc và giai cấp rất sáng tạo,
không chỉ về mặt đường lối cách mạng mà cả về mặt con người.
4


2. Quan điểm về vai trò của con người
Con người là mục tiêu của cách mạng. Con người là chiến lược số một trong tư tưởng
và hành động của Hồ Chí Minh. Mục tiêu này được cụ thể hố trong ba giai đoạn cách mạng

(giải phóng dân tộc – xây dựng chế độ dân chủ nhân dân – tiến dần lên xã hội chủ nghĩa)
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Giải phóng dân tộc là xố bỏ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập
cho dân tộc. Con người trong giải phóng dân tộc là cả cộng đồng dân tộc Việt Nam. Phạm vi
thế giới là giải phóng các dân tộc thuộc địa.
Giải phóng xã hội là đưa xã hội phát triển thành một xã hội khơng có chế độ người
bóc lột người, một xã hội có nền sản xuất phát triển cao và bền vững, văn hoá tiên tiến, mọi
người là chủ và làm chủ xã hội, có một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, một xã hội văn
minh và tiến bộ. Xã hội đó phát triển cao nhất là xã hội cộng sản, giai đoạn đầu là xã hội xã
hội chủ nghĩa.
Giải phóng giai cấp là xố bỏ sự áp bức, bóc lột của giai cấp này đối với giai cấp
khác; xoá bỏ sự bất cơng, bình đẳng xã hội; xố bỏ nền tảng kinh tế - xã hội đẻ ra sự bóc lột
giai cấp; dần dần thủ tiêu sự khác biệt giai cấp, các điều kiện dẫn đến sự phân chia xã hội
thành giai cấp và xác lập một xã hội khơng có giai cấp. Con người trong giải phóng xã hội là
các giai cấp cần lao, trước hết là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. Phạm vi thế giới
là giải phóng giai cấp vơ sản và nhân dân lao động các nước.
Giải phóng con người là xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột, nơ dịch con người; xoá bỏ
các điều kiện xã hội làm tha hoá con người, làm cho mọi người được hưởng tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát huy sáng tạo, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân,
phát triển toàn diện theo đúng bản chất tốt đẹp của con người. Con người trong giải phóng
con người là cá nhân mỗi con người. Phạm vi thế giới là giải phóng lồi người.
Các “giải phóng” đó kết hợp chặt chẽ với nhau, giải phóng dân tộc đã có một phần
giải phóng xã hội và giải phóng con người; đồng thời nối tiếp nhau, giải phóng dân tộc mở
đường cho giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

5


Con người là động lực của cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, con người là vốn quý
nhất, động lực, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Người nhấn mạnh

“mọi việc đều do người làm ra”; trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân, trong thế giới
khơng gì mạnh bằng sức mạnh đồn kết của nhân dân”. “Ý dân là ý trời”. “Dễ trăm lần
không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng. Nhân dân là những người sáng tạo chân chính ra lịch sử thơng qua các hoạt động
thực tiển cơ bản nhất như lao động sản xuất, đấu tranh chính trị - xã hội, sáng tạo ra các giá
trị văn hố. Nói đến nhân dân là nói đến lực lượng, trí tuệ, quyền hành, lịng tốt, niềm tin, đó
chính là gốc, động lực cách mạng.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng con người
3.1. Ý nghĩa của việc xây dựng con người
Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, vừa cấp bách
vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược.
Xây dựng con người là một trọng tâm, bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển
đất nước, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệm vã xây dựng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Hồ Chí Minh nêu hai quan điểm nổi bật làm sáng tỏ sự cần thiết xây dựng con người.
*Vi lợi ích trăm năm thì phải “trồng người”. “Trồng người”" là cơng việc lâu dài, gian
khổ, vừa vì lợi ích trước mắt vừa vì lợi ích lâu dài, là cơng việc của văn hóa giáo dục.
“Trồng người” phải được tiến hành thường xuyên trong suốt tiến trình đi lên chủ nghĩa xã
hội và phải đạt được những, kết quả cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng.
Nhiệm vụ “trồng người” phải được tiến hành song song với nhiệm vụ phát triển lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. “Trồng người” phải được tiến hành bền
bi, thường xuyên trong. suốt cuộc đời mỗi người, với ý nghĩa vừa là quyền lợi vừa là trách
nhiệm của cá nhân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước. Công việc “trồng người” là trách
nhiệm của Đảng , Nhà nước, các đồn thể chính trị-xã hội kết hợp với tính tích cực, chủ
động của từng người.
“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có những con người xã hội chủ
nghĩa”. Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, con người xã hội chủ
6


nghĩa là động lực xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khơng phải chờ cho kinh tế, văn hóa phát triển

cao rồi mới xây dựng con người xã hội chủ nghĩa; cũng không phải xây dựng xong những
con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng con người xã
hội chủ nghĩa được đặt ra ngay từ đầu và phải được quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội. “Trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa” cần được hiểu
trước hết cần có những con người với những nét tiêu biểu của xã hội xã hội chủ nghĩa như lý
tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người đi trước, làm
gương lôi cuốn người khác theo con đường xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trong
bắt cứ phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và
mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo
chậm tiến”.
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây dựng chủ nghĩa
xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa "xây dựng chủ nghĩa xã hội" và "con người xã
hội chủ nghĩa".
+ Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có hai mặt gắn bó
chặt chẽ với nhau.
Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt Nam và
phương Đơng).
Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa; có đạo
đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội, thiên
nhiên,...); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
Chiến lược “trồng người" là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược
phát triển kinh tế xã hội. Để thực hiện chiến lược "trồng người", cần có nhiều biện pháp,
nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng, bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra
tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo dục tôi sẽ ảnh hưởng
xấu đến thanh niên.
"Trồng người" là cơng việc "trăm năm", khơng thể nóng vội "một sớm một chiều",
không phải làm một lúc là xong, cũng khơng phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó. Nhận thức
7



và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người,
trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.2. Nội dung xây dựng con người
Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người toàn diện vừa “hồng” vừa “chuyên”. Đó
là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những
con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng
lực làm chủ. Xây dựng con người toàn diện với những khía cạnh chủ yếu sau:
3.2.1. Có ý thức làm chủ, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi
người, mọi người vì mình”.
Luận điểm này được Người lý giải như sau: Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những
người lao động. Vậy công nhân, nơng dân, trí thức cách mạng cần nhận rõ rằng: Hiện nay
nhân dân lao động ta là những người làm chủ nước ta, chứ không phải là những người làm
thuê cho giai cấp bóc lột như thời cũ nữa. Chúng ta có quyền và có đủ điều kiện để tự tay
mình xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc cho mình. Nhân dân lao động là những người chủ
tập thể của tất cả những của cải vật chất và văn hóa, đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ.
Bởi vậy mọi người đều phải thấm nhuần sâu sắc tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì
mình”.
Người thẳng thừng phê phán: Chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vô tổ
chức, vô kỷ luật và những tính xấu khác là kẻ địch nguy hiểm của chủ nghĩa xã hội. Từ đó
kết luận hết sức cụ thể về vai trò trách nhiệm của từng cá nhân: Đã là người chủ Nhà nước
thì phải chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà. Người công nhân phải yêu q máy móc
như u q con mình, người nơng dân phải yêu quý trâu bò của hợp tác xã như bản thân
của mình. Mọi người phải biết giữ gìn của công, phải chăm lo việc tập thể như chăm lo việc
gia đình. Đã là người chủ thì phải biết tự mình lo toan, gánh vác, khơng ỷ lại, khơng ngồi
chờ. Mỗi người phải ra sức góp cơng, góp của để xây dựng nước nhà. Chớ nên “ăn cỗ đi
trước, lội nước đi sau”. Ai cũng phải là một chiến sĩ dũng cảm phấn đấu xây dựng chủ nghĩa
xã hội.

8



Vai trò nêu gương của người cán bộ đảng viên được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định: Cán bộ và đảng viên phải gạt bỏ những thái độ sai lầm như: Thỏa mãn với thành tích
bước đầu, bảo thủ, tự mãn với những kinh nghiệm đã có, có ít nhiều tri thức thì kiêu căng,
coi khinh quần chúng, hồi nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng; lười biếng,
khơng tích cực học tập cái mới...Chúng ta phải làm đúng lời dạy của Lê-nin vĩ đại: Giữ gìn
sự thống nhất của Đảng như con ngươi của mắt mình. Phải hết lịng tơn trọng tập thể, phát
huy dân chủ nội bộ; tuyệt đối khơng được độc đốn cá nhân, tự đặt mình cao hơn tổ chức, tự
cho phép mình đứng ngồi kỷ luật. Càng có cơng lao, càng phải khiêm tốn. Chớ vì có ít
nhiều cơng lao mà sinh bệnh cơng thần, kèn cựa, địa vị. Phải nhớ rằng: Mọi thành cơng là do
sức phấn đấu, hy sinh của tồn Đảng, tồn dân, khơng phải của một cá nhân anh hùng nào.
Đối với Đảng, đối với nhân dân, chúng ta có một nghĩa vụ vẻ vang là: Suốt đời làm người
con trung thành của Đảng, người đày tớ tận tụy của nhân dân. Sức mạnh vô địch của Đảng là
ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ và đảng viên. Cán bộ và
đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng
hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của
nhân dân. Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai. Phải nắm vững
quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thành tâm học hỏi quần chúng, kiên
quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành mọi chủ trương,
chính sách của Đảng và của Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu dốt, giấu
khuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực
sự cầu thị, không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải
“chí cơng vơ tư”, và có tinh thần “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Đó là đạo đức của
người cộng sản. Trái lại, đối với kẻ địch, người cộng sản phải luôn luôn tỉnh táo, giữ vững
lập trường, quyết khơng được vì hồn cảnh hịa bình mà mất cảnh giác; phải ln ln sẵn
sàng đập tan mọi âm mưu độc ác của kẻ địch, bảo vệ những thành quả cách mạng, bảo vệ lao
động hịa bình của nhân dân. Muốn đánh thắng kẻ địch bên ngồi, thì trước hết phải đánh
thắng kẻ địch bên trong là chủ nghĩa cá nhân.

9



3.2.2. Cần kiệm xây dựng đất nước, hăng hái bảo vệ Tổ quốc.
Theo Hồ Chí Minh, cần có nghĩa là cần cù, siêng năng, chăm chỉ trong học tập, trong
lao động, trong chiến đấu và trong sản xuất; cần còn có nghĩa là làm việc có phương pháp,
có khoa học và có trí tuệ. Cần mà khơng có trí tuệ thì đó cũng chỉ là bán thân bất toại.
Kiệm là tiết kiệm thời gian, tiền bạc của cải vật chất và tinh thần cho nhân dân, khơng
lãng phí, tiêu dùng hợp lý nhằm mục đích mở rộng sản xuất và không ngừng nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Cần kiệm bao giờ cũng là hai yếu tố không thể tách rời, Hồ Chủ tịch lý giải: Nước ta
cịn nghèo. Muốn sung sướng thì phải có tinh thần tự lực cánh sinh, cần cù lao động. Phải cố
gắng sản xuất. Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của
chúng ta. Trong xã hội ta, khơng có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỉ lại mới
đáng xấu hổ. Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kỹ sư nếu làm trịn trách
nhiệm thì đều vẻ vang như nhau. Ai sợ khó, sợ khổ, muốn “ngồi mát ăn bát vàng”, người đó
mới là kém vì khơng phải là người xã hội chủ nghĩa.
Mỗi thứ của cải chúng ta làm ra phải tốn bao nhiêu mồ hôi và sức lao động. Chúng ta
chỉ có thể xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Sản
xuất mà khơng tiết kiệm thì khác nào gió vào nhà trống. Cho nên phải biết giữ gìn của cơng.
Tham ơ, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà
ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ. Phải biết quý trọng sức người là vốn quý nhất của ta.
Chúng ta cần hết lịng chăm sóc sức khỏe và sử dụng hợp lý sức lao động của nhân dân ta.
3.2.3. Có lịng u nước nồng nàn, tinh thần quốc tế trong sáng.
Lời Bác Hồ dạy, có ý nghĩa quan trọng, thiết thực đối với sự nghiệp xây dựng quân
đội nhân dân cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm cho quân đội
thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước
và Nhân dân. Mỗi cán bộ, chiến sĩ trong bất luận mọi điều kiện, hoàn cảnh phải tuyệt đối
trung thành và sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội; ra sức học tập nâng cao trình độ mọi mặt; tích cực phát huy sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, bảo quản, giữ gìn, khai thác và phát huy tốt nhất sức mạnh của vũ khí, trang bị;

10


thực hành cần, kiệm, liêm, chính; kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực, tư tưởng trung bình chủ nghĩa, thờ ơ, ngại rèn luyện, kém phấn đấu; nêu cao
tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần
xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh, đơn vị vững mạnh tồn diện, thực hiện thắng
lợi cơng cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình
hình mới.
Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân
tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nơng nghiệp ln gắn bó, cố kết, đùm bọc,
che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ
Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống
quý báu của ta".
Lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi
những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn
nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh
rằng: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn
sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả
lũ bán nước và lũ cướp nước” và "chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước". Trong tất
cả những con dân đất Việt đó, chỉ “trừ một bọn rất ít đại Việt gian, đồng bào ta ai cũng có
lịng u nước”…
Tư tưởng u nước của Hồ Chí Minh chính là yêu Tổ quốc và nhân dân, coi việc
đánh đổ ách thống trị của đế quốc, thực dân và ngoại bang, giải phóng dân tộc, mang lại độc
lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân là lòng u nước chân chính, sâu sắc và triệt để.
Vì thế, khi thấu hiểu rằng “tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng
bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo
trong rương, trong hịm”, Người đã khơi dậy lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam,
coi đó là “chìa khóa vàng” để xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tổ chức họ, lãnh

đạo họ thực hiện mục tiêu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân.

11


Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Người, trong những năm tháng đấu tranh gian lao ấy,
tinh thần yêu nước, ý chí độc lập, tự chủ, tự cường của mọi người dân Việt Nam đã được
phát huy cao độ, tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm nổi bật tinh thần,
ý chí và trí tuệ con người Việt Nam. Đó chính là sức mạnh của lòng yêu nước được hun đúc
suốt hàng ngàn năm lịch sử; khơng chỉ được bồi đắp mà cịn phát triển lên một tầm cao mới,
gắn với tinh thần quốc tế trong sáng. Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa u nước chân
chính hịa quyện với chủ nghĩa quốc tế cao cả trên tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, ủng hộ lẫn
nhau trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội; là lòng nồng nàn u nước
gắn với sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của các đồng chí, bạn bè và nhân dân lao động các
nước; là phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại đấu tranh để “làm sao cho nước ta
được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn tồn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai
cũng được học hành” trong thời đại Hồ Chí Minh lịch sử. Đó cũng chính là hiển hiện của
những tấm gương yêu nước, anh hùng mà khiêm nhường của biết bao quần chúng ở mọi
tầng lớp, mọi lứa tuổi; của đội ngũ cán bộ, đảng viên trên mọi lĩnh vực công tác ở cả tiền
tuyến và hậu phương,v.v.. đã kết thành "một làn sóng mạnh mẽ", tạo thành sức mạnh tổng
hợp, vô song, làm nên những chiến công của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, đưa đất
nước ta tới hịa bình, độc lập, thống nhất, kiên định ục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội.
3.2.4. Có phương pháp làm việc khoa học, phong cách quần chúng, dân chủ, nêu
gương.
Phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương trong tư tưởng và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh thể hiện xuyên suốt mọi hành động trong cả cuộc đời vì nhân dân của vị lãnh
tụ vĩ đại kính yêu của cách mạng Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.
- Phương pháp làm việc khoa học
Phương pháp làm việc khoa học theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần

vơ giá cho Đảng và dân tộc ta. Theo Người, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém, cán bộ muốn hồn thành tốt nhiệm vụ cần phải có phương pháp làm việc
khoa học: Việc lớn hay việc nhỏ đều phải được xem xét, nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác, xây
12


dựng chương trình, nội dung, kế hoạch, biện pháp sát thực và tổ chức hoạt động thực tiễn
một cách khoa học.
Phong cách làm việc khoa học đòi hỏi khi xem xét và quyết định mọi việc đều phải
điều tra, nghiên cứu, phân tích tồn diện, phải tơn trọng quy trình ra quyết định, tranh thủ ý
kiến của tập thể lãnh đạo và quần chúng. Người chỉ rõ: "Gặp mỗi vấn đề, ta phải đặt câu hỏi:
vì sao có vấn đề này? xử trí như thế này, kết quả sẽ ra sao? Phải suy tính kỹ lưỡng. Chớ hấp
tấp, chớ làm bừa, chớ làm liều. Chớ gặp sao làm vậy". Việc gì cũng phải điều tra rõ ràng, cẩn
thận rồi mới quyết định và thực hiện đến nơi, đến chốn
Đặc biệt, đối với những vấn đề mới, phức tạp có ảnh hưởng lớn tới tổ chức đảng, đơn
vị, bộ đội và nhân dân, cần phải làm thử, làm điểm trước khi quyết định. Tuyệt đối khơng ra
quyết định khi chưa có thơng tin đầy đủ, chưa có phương án tính tốn hiệu quả. Tránh chủ
quan duy ý chí, che giấu khuyết điểm để chạy theo thành tích.
Phong cách làm việc khoa học yêu cầu người cán bộ giải quyết công việc trên cơ sở
dữ liệu khách quan, dựa trên nền tảng thực tế để lựa chọn ra phương án khả thi nhất và
phương án ấy phải đặt trong tổng thể chiến lược lâu dài. Không được rơi vào "Bệnh cận thị không trông xa thấy rộng. Những vấn đề to tát thì khơng nghĩ đến mà chỉ chăm chú những
việc tỉ mỉ". Người cán bộ khơng được vì cái lợi nhỏ trước mắt mà làm tổn hại đến lợi ích to
lớn, lâu dài. Tầm nhìn - đó chính là phẩm chất của người có tư duy khoa học và có cách làm
việc khoa học.
- Phong cách quần chúng
Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ sự thấm nhuần sâu
sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin: quần chúng là người sáng tạo ra lịch sử, cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh ln có lịng tin vơ tận đối với
quần chúng. Người luôn luôn chăm lo tăng cường mối liên hệ với quần chúng, coi đó là
nguồn sức mạnh tạo nên mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Phong cách quần chúng trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bằng phong cách sâu
sát quần chúng, vì lợi ích của quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, lắng nghe ý kiến

13


của quần chúng, của những người chiến sĩ cộng sản suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
Trước hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên gần dân, thấu hiểu tâm
tư, nguyện vọng của nhân dân và bản thân Người luôn là tấm gương sáng về phong cách gần
dân.
Phong cách quần chúng không chỉ là phong cách cần thiết của cán bộ, đảng viên
trong quan hệ với dân, mà còn cần thiết trong quan hệ của cấp trên với cấp dưới, của cán bộ
lãnh đạo với cán bộ, đảng viên bình thường. Đối với người lãnh đạo cấp trên, hiểu dân và
hiểu cấp dưới đều có tầm quan trọng đặc biệt. Hiểu dân là để hiểu cấp dưới được chính xác
hơn, hiểu cấp dưới là để hiểu dân được đầy đủ hơn. Càng hiểu dân và càng hiểu cấp dưới,
người lãnh đạo càng hiểu chính mình và càng rút ra được những điều bổ ích để bổ sung cho
chủ trương, chính sách đã được đề ra.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Trong bầu trời, khơng gì q bằng nhân dân.
Trong thế giới, khơng gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân... Trong xã hội khơng
có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. Vì vậy, “việc gì có lợi cho
dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Muốn được dân yêu, muốn
được lòng dân, trước hết phải yêu dân, kính dân, phải thân dân, gần dân để hiểu dân.
Cán bộ, đảng viên phải biết phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của tập thể, lợi ích của nhân
dân. Bác nói: “Bao nhiêu cách tổ chức và cách làm việc, đều vì lợi ích của quần chúng... Vì
vậy, cách tổ chức và cách làm việc nào không phù hợp với quần chúng thì ta phải có gan đề
nghị lên cấp trên để bỏ đi hoặc sửa lại...”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thường yêu cầu cán bộ, đảng viên phải “từ nơi quần chúng ra,
trở lại nơi quần chúng”. Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt “làm
quan cách mạng”, “quan nhân dân”, khơng thấy mình là đầy tớ, người học trò của nhân dân.

Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: Không phải cứ viết lên trán hai chữ “cộng sản” thì
đương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Quần chúng nhân dân chỉ q trọng những người
có đức, có tài, hết lịng phụng sự nhân dân. Phải u dân, kính dân thì dân mới dành sự u
kính cho mình.
14


- Phong cách dân chủ
Trước hết, theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên phải gắn bó với tập thể, tơn
trọng tập thể, đặt mình trong tập thể, lắng nghe ý kiến của tập thể, đồng thời tinh thần ấy
cũng thấm sâu vào suy nghĩ và hành động của Người. Hồ Chí Minh khơng bao giờ đặt mình
cao hơn tổ chức, ở ngoài sự kiểm tra, giám sát của tổ chức, mà luôn tranh thủ sự bàn bạc với
tập thể Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chính phủ và Quốc hội, khi cần thiết, triệu tập cả
Hội nghị chính trị đặc biệt - một hình thức Diên Hồng của thời đại mới, để xin ý kiến các đại
biểu quốc dân.
Khi bàn về cách làm và xuất bản loại sách Người tốt, việc tốt với một số cán bộ,
Người nói: "Bác muốn bàn luận dân chủ, các chú có ý kiến gì trái với Bác thì cứ cãi, nhất trí
rồi về làm mới tốt được. Khơng nên: Bác nói gì, các chú cứ ghi vào sổ mà trong bụng thì
chưa thật rõ, rồi các chú không làm, hay làm một cách qua loa".
Người yêu cầu lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người
"không quan trọng". Muốn thế, người lãnh đạo phải đề cao, mở rộng dân chủ, từ dân chủ
trong Đảng đến dân chủ trong các cơ quan đại biểu của dân. Người năng đi xuống cơ sở, để
lắng nghe ý kiến của cấp dưới và của quần chúng, chứ không phải để huấn thị. "Nếu cán bộ
khơng nói năng, khơng đề ý kiến, khơng phê bình, thậm chí lại tâng bốc mình, thế là một
hiện tượng rất xấu. Vì khơng phải họ khơng có gì nói, nhưng vì họ khơng dám nói, họ sợ".
Do đó, theo Người, phải biết động viên, khuyến khích "Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan
đề ra ý kiến", tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên khơng sợ nghe
sự thật. Người lãnh đạo có phẩm chất đương nhiên khơng nói dối ai, nhưng muốn để khơng
ai nói dối mình thì phải có phương pháp lãnh đạo tốt, có phong cách gần gũi quần chúng, đi
sát cơ sở.

Người lãnh đạo muốn biết rõ ưu điểm, khuyết điểm của mình, muốn biết cơng tác của
mình tốt hay xấu khơng gì bằng khun cán bộ của mình mạnh bạo đề ra ý kiến và phê bình.
Như thế chẳng những khơng phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo, mà lại thể hiện dân chủ
thật sự trong Đảng.

15


Thứ hai, là phải mở rộng dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể. Người thường
nói: Đề ra cơng việc, đẻ ra nghị quyết, khơng khó, vấn đề là thực hiện nó. Ai thực hiện? Tập thể, quần chúng. Vì vậy, có dân chủ, bàn bạc tập thể mới cùng thơng suốt, nhất trí, mới
cùng quyết tâm thực hiện, tránh được "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Sở dĩ xảy ra mất
đồn kết vì người đứng đầu ở nơi đó cịn chun quyền, độc đốn, áp đặt chủ quan, trong hội
nghị thì mọi người miễn cưỡng đồng tình, sau hội nghị, nếu đã khơng thơng thì sẽ khơng
quyết tâm thực hiện.
Vì vậy, Người yêu cầu: "Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý
kiến của mình". "Có dân chủ thì mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến"; "thực
hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". Bản thân Người là
tấm gương mẫu mực về thực hành dân chủ.
- Phong cách nêu gương
Theo Hồ Chí Minh, nêu gương thì trước hết phải làm gương trong mọi công việc từ
nhỏ đến lớn, thể hiện thường xuyên, về mọi mặt, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng, vơ
tư, nói phải đi đơi với làm.
Trước hết, cần nêu gương trên ba mối quan hệ đối với mình, đối với người, đối với
cơng việc. Đối với mình phải khơng tự cao tự đại, tự mãn, kiêu ngạo mà luôn học tập cầu
tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân, phải tự phê
bình mình như rửa mặt hàng ngày; đối với người, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn,
đồn kết, thật thà, khơng dối trá, lừa lọc, khoan dung, độ lượng; đối với việc, dù trong hồn
cảnh nào phải giữ ngun tắc "dĩ cơng vi thượng" (để việc công lên trên, lên trước việc tư).
Sinh thời, khi nước nhà vừa giành được độc lập năm 1945, đứng trước nạn đói đang
đến gần, Hồ Chí Minh kêu gọi tồn dân diệt "giặc đói" bằng một hành động cụ thể, mười

ngày nhịn ăn một bữa để lấy số gạo đó cứu những người bị đói và chính Người đã làm
gương thực hiện trước. Hồ Chí Minh đã tiếp thu truyền thống "thương người như thể thương
thân" của dân tộc, nâng lên thành triết lý hành động cách mạng vì dân, vì nước trong mỗi
con người.

16


Thứ hai, muốn nêu gương được thì nói phải đi đôi với làm và trong suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo
đức mẫu mực cho mọi người học tập và noi theo. Ở Người đã đạt tới sự thống nhất chặt chẽ
giữa nói và làm, giữa giáo dục đạo đức và nêu gương đạo đức, đạt tới sự nhất quán giữa
công việc và đời tư, giữa đạo đức vĩ nhân và đạo đức đời thường. Khi địa vị càng cao, uy tín
càng lớn, Hồ Chí Minh càng ra sức tự hoàn thiện, trở thành tấm gương đạo đức trọn vẹn. Hồ
Chí Minh cho rằng: "Nói chung thì các dân tộc phương Đơng đều giàu tình cảm, và đối với
họ một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền". Người đòi
hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi
nơi, nói phải đi đơi với làm để quần chúng noi theo..
3.3. Phương pháp xây dựng con người
3.3.1. Mỗi người tự rèn luyện, tu dưỡng ý thức, kết hợp chặt chẽ với xây dựng cơ chế,
tính khoa học của bộ máy và tạo dựng nền dân chủ.
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cần, kiệm, liêm, chính” là phẩm chất đạo đức cơ bản
nhất của con người mới, đồng thời, là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta.
Nghiên cứu tư tưởng của Người, có thể nhận thấy, đây là những phẩm chất được Người đề
cập nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức vừa rất mới, rất cách mạng mà
lại vẫn rất quen thuộc, truyền thống. Đối với Bác, đức tính “cần, kiệm, liêm, chính”là nền
tảng của đời sống mới, là phẩm chất hàng đầu của đạo đức. Bốn đức tính này trở thành nền
tảng cơ bản để trở thành một con người có đạo đức, cơ bản đến mức, “thiếu một đức thì
khơng thành người”. Đây là những đức tính mà bản thân mỗi cán bộ, cơng chức lấy đó để
điều chỉnh, soi rọi, thực hiện trong mọi hoạt động.

Như vậy, học tập “cần, kiệm, liêm, chính”, cần phải rèn luyện theo ngun tắc sau:
Một là, nói đi đơi với làm, nêu gương tốt, làm việc tốt. Cán bộ, công chức cần phải
nói đi đơi với làm để làm mực thước cho nhân dân thực hiện theo, như vậy, mới có sức
thuyết phục. Bản thân Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chính là một tấm gương nói đi đơi với
làm. Do đó, từ Bác có một sức lan toả, lơi kéo mãnh liệt để mọi người thực hiện theo lời kêu
gọi của Người.
17


Hai là, xây đi đôi với chống. Đồng thời với rèn luyện đạo đức, cần phải đấu tranh
chống những hành vi phi đạo đức. Đó hồn tồn khơng phải là điều dễ dàng. Nó khơng chỉ
là việc chống những hành vi phi đạo đức của người khác, mà khó khăn hơn, nó là sự tự đấu
tranh trong bản thân mỗi một con người nhằm chống lại lòng tham, sự vị kỷ, óc tư lợi, cái
mà Bác gọi là “lịng tà”, là “kẻ thù trong mình”. Chống là để xây dựng và hồn thiện đạo
đức của mỗi con người. Khơng chống thì khó có thể xây được.
Ba là, tu dưỡng bền bỉ suốt đời. Bác từng nói: “Đã là người thì ai cũng có chỗ hay,
chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Nhưng tất cả những tốt, xấu,
hiền, dữ, thiện, ác đều lệ thuộc vào sự giáo dục và rèn luyện mà nên”. Rèn luyện và tu dưỡng
đạo đức là việc cần thực hiện bền bỉ, “như rửa mặt hằng ngày”. Và vấn đề quan trọng là mỗi
người phải biết tự nhận thức chính bản thân mình để từ đó khắc phục điểm yếu, phát huy
điểm mạnh. Đó chính là sự “tu thân”, việc đầu tiên cần làm để trở thành người “quân tử”. Và
điều đó cần thực hiện bền bỉ suốt đời. Bác đã chỉ rõ: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên
trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng
như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.
3.3.2. Việc nêu gương, nhất là người đứng đầu, có ý nghĩa rất quan trọng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: Cán bộ là cái gốc của mọi việc. Muôn việc thành
công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng,
nhưng phải có đội ngũ cán bộ đảng viên tiên phong, gương mẫu đi đầu. Người cũng căn dặn:
“Muốn dân tin, dân yêu, dân làm theo, thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải làm gương trước,
"đảng viên đi trước, làng nước đi sau", trước mặt quần chúng không phải ai cũng viết lên

trán chữ "cộng sản" mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư
cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước". Người cũng từng nói: "Một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn
văn tuyên truyền". Muốn đồng bào nghe theo, thì cán bộ phải gương mẫu đi đầu, xung
phong làm trước, chứ nói mà khơng làm, hoặc nói nhiều làm ít thì làm sao thuyết phục được
quần chúng. Cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức vụ, quyền hạn càng cao thì càng phải nêu
gương sáng, gương mẫu trong mọi công việc, không màng danh lợi, quyền chức; được giao
cơng việc gì cũng cố gắng hồn thành tốt nhất. Đó là sự nêu gương chân thành và tự giác.
18


Người còn chỉ rõ: Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong
những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con
người mới và cuộc sống mới.
3.3.3. Biện pháp giáo dục có một vị trí quan trọng trong xây dựng con người
Phát triển giáo dục – đào tạo, biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Giáo
dục là quá trình đào tạo, rèn luyện con người trở thành người lao động, thành các công dân
đủ năng lực làm chủ – Những con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ và có nghề
thông qua việc dạy và học. Việc dạy và học khơng chỉ giới hạn trong các trường đào tạo, mà
cịn là quá trình tự học, tự đào tạo và đào tạo lại. học trong cuộc sống, học suốt đời. Trong
giáo dục không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà chủ yếu dạy làm người. Muốn vậy, cần chú ý mấy
điểm sau:
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: đổi mới nội dung, phương pháp dạy và
học thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hố, xã hội hóa giáo dục. Xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chuẩn quốc gia cho giáo dục. Xây dựng danh mục ngành nghề và chương trình phát
triển nguồn nhân lực quốc gia. Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục. Tập trung đổi mới
phương pháp dạy và học. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản
lý giáo dục. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hố trường, lớp học. Tiếp tục mở rộng
quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện hệ thống giáo dục theo hướng
liên thơng. Tạo điều kiện để duy trì, củng cố và phát triển các trường ngồi cơng lập. Tiếp

tục triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập. Lấy Hội khuyến học và các đồn thể làm nịng
cốt để thực hiện đề án này. Tổng kết, rút kinh nghiệm việc xây dựng các trung tâm học tập
cộng đồng để tiếp tục phát triển có hiệu quả. Củng cố tăng cường phát triển hệ thống giáo
dục cho người lớn. Xây dựng kênh giáo dục truyền hình và các nội dung giáo dục trên mạng
để phát triển giáo dục từ xa.
+ Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng
bào dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục đối với trẻ em bị thiệt thòi.
+ Đẩy lùi những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục.
+ Nâng cao khả năng chủ động hội nhập quốc tế.
19


+ Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục.
3.3.4. Chú trọng vai trị của tổ chức Đảng, chính quyền, đồn thể quần chúng thơng
qua các phong trào “Thi đua yêu nước”, “Người tốt làm việc tốt”.
Phát động phong trào thi đua yêu nước để rèn luyện, xây dựng con người mới. Trong
lời kêu gọi Thi đua yêu nước. Hồ Chí Minh khơng trực tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng con
người mới trong phong trào thi đua. Song, trên thực tế chỉ đạo thực hiện phong trào và chủ
đích thực sự của Người chính là: “ Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là những bông hoa đẹp. Cả
dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Nghĩa là qua phong trào thi đua và trải qua rèn luyện, thử
thách trong thi đua đã hình thành mỗi người những việc tốt, phẩm chất tốt để hình thành
một lớp người tốt, lớp người mới để “dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Điều này cũng đồng
nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam mới thì chỉ
có gắn mình vào phong trào thi đua u nước sơi nổi và chính qua phong trào đó bản thân tự
đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt.
Bởi vì, đối với mỗi người cách mạng, mỗi người lao động chân chính, chắc khơng ai
có thể tự cho mình đã có được trọn vẹn những tiêu chuẩn của con người mới và bản thân
mình khơng có gì phải làm cho tốt đẹp hơn nữa. Thực ra, ở mỗi người đều có mặt mới mặt
cũ, có cái tốt cái xấu. Vấn đề chỉ là ở chỗ mặt nào nhiều hơn và mỗi người phải phấn đấu sao
cho những mặt tốt ngày càng nhiều hơn, những cái xấu ngày càng ít. Quá trình phấn đấu để

trở thành người tốt, con người mới chính là q trình đấu tranh để xóa bỏ cái cũ, cái xấu, xây
dựng cái tốt, cái mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hồn thiện. Đó
cũng chính là q trình tham gia thi đua, tranh đua và hợp tác không ngừng vươn lên của
mỗi người. Đó cũng là q trình làm cho cái mới ngày càng trở thành phổ biến trong đông
đảo những người lao động, trong toàn dân tộc, ngược lại làm cho cái cũ, cái xấu càng bị thu
hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội chúng ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ‘‘Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua thì cải tạo con người”.
Và “Hiện nay ta mới có hàng vạn chiến sĩ thi đua, từ nay chúng ta phải có hàng triệu chiến sĩ
thi đua”. Bởi vì: “Chiến sĩ thi đua là những con người mới, những người luôn luôn cố gắng
thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tơi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ
quốc’’.
20


Qua câu trích trên, Hồ Chí Minh đã đề cập tới tác dụng nhiều mặt của phong trào thi
đua yêu nước trong việc xây dựng, phát triển các phẩm chất và năng lực của những con
người mới Việt Nam. Trong thi đua yêu nước ai nấy phát huy được mọi khả năng của mình,
sáng kiến xuất hiện trong cơng việc, người tài xuất hiện. Do đó thi đua cải tạo con người và
phát triển tài năng của con người trong lao động, trong công việc tiến tới cải tạo xã hội làm
cho xã hội tiến hóa, phát triển.
Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một phương thức trong xây dựng
con người Việt Nam mới, còn xây dựng con người mới là mục tiêu xét đến cùng của phong
trào thi đua. Nói cách khác. Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phong trào thi đua yêu
nước trong chiến lược xây dựng con người, thậm chí quan trọng đến mức “Thi đua là yêu
nước. Yêu nước phải thi đua’’, nhưng đây chỉ là một phương thức chứ không phải là phương
thức duy nhất trong chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới, nó là động lực thúc đẩy
quá trình.

21



KẾT LUẬN
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln ln coi các vấn đề của con người, các công việc của con
người, sự nghiệp trồng người là mục tiêu, là mối quan tâm thường trực, là trách nhiệm vẻ
vang trong cuộc đời hoạt động của mình.
Trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, “trước hết cần có những con người xã hội
chủ nghĩa”. Điều này cần được hiểu là ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người
có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi
cuốn xã hội. Đây là một q trình lâu dài, phải khơng ngừng hoàn thiện, nâng cao; là trách
nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình và của chính bản thân mỗi người.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa gồm hai mặt gắn bó
chặt chẽ với nhau. Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống (Việt
Nam và phương Đông). Hai là, hình thành những phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội
chủ nghĩa; có đạo đức xã hội chủ nghĩa; có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình,
xã hội, thiên nhiên...); có tác phong xã hội chủ nghĩa; có lịng nhân ái, vị tha, độ lượng.
Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội.
Hồ Chí Minh quan tâm xây dựng con người tồn diện vừa “hồng” vừa “chun”. Đó
là những con người có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, những
con người của chủ nghĩa xã hội, có tư tưởng, tác phong và đạo đức xã hội chủ nghĩa và năng
lực làm chủ.
Người cho rằng: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết cần có những con
người xã hội chủ nghĩa” Đó là những con người “có tư tưởng và tác phong XHCN”, “có ý
thức làm chủ Nhà nước”, “thấm nhuần sâu sắc tinh thần tập thể XHCN và tư tưởng mình vì
mọi người, mọi người vì mình”, “chăm lo việc nước như chăm lo việc nhà”, “biết tự mình lo
toan, gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ, đùn đẩy công việc”; đồng thời, phải biết “thắng
được chủ nghĩa cá nhân, lợi mình hại người, tự do vơ tổ chức, vơ kỷ luật và những tính xấu
khác”

22



Xây dựng con người là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, nó vừa mang
tính cấp thiết vừa mang tính lâu dài, có ý nghĩa chiến lược. Hồn thành xây dựng con người
là một trọng tâm, bộ phân hợp thành để trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, nó
cũng có quan hệ mật thiết đến nhiệm vị xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
Vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng chiến lược
phát triển con người Việt Nam về mọi mặt, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. Đường lối, chính sách của Đảng đã khẳng định nguồn lực con người là quý báu
nhất, con người là trung tâm trong quá trình phát triển xã hội; lấy việc phát huy nguồn lực
con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững; nâng cao dân trí, bồi
dưỡng và phát huy nguồn lực con người là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt
Nam.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (Tập 3). (1995). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
2. Duy, P. T. (2001). ư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
3. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận
chính trị). (2021). Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
4. Hồ Chí Minh tồn tập (Tập 3,7,13,15). (1995). Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia.
5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. (2016). Hà Nội: NXB Chính trị

Quốc gia.

24



×