Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

SKKN GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG DO MÙN CƯA GÂY RA TẠI XƯỞNG MỘC CỦA TRUNG TÂM GDNNGDTX HUYỆN NHƯ XUÂN BẰNG KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.85 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀMỤC
ĐÀOLỤC
TẠO THANH HOÁ

TRUNG TÂM GDNN – GDTX NHƯ XUÂN
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài............................................. ...............................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu......................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................2
1.5. Những điểm mới của SKKN..........................................................................2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh
nghiệm......................................................2
TÊN
ĐỀ TÀI
2.1.1. Giới thiệu chung về nấm bào ngư xám.......................................................2

GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM MƠI TRƯỜNG DO MÙN
2.1.2.
Cơ sở
lí luận................................................................................................2
CƯA
GÂY
RA TẠI XƯỞNG MỘC CỦA TRUNG TÂM GDNNGDTX HUYỆN NHƯ XUÂN BẰNG KỸ THUẬT NUÔI
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến......................................5
TRỒNG NẤM BÀO NGƯ XÁM.
2.2.1. Trước khi thực hiện đề tài...........................................................................5


2.2.2. Thuận lợi,
khó thực
khăn....................................................................................5
Người
hiện: Nguyễn Thị Hạnh

Chứcđãvụ:
Giáo
viênvấn đề.............................................6
2.3. Các giải pháp
sử dụng để giải
quyết
Đơn vị công tác: Trung tâm GDNN-GDTX huyện Như
2.3.1. CácXuân
giải pháp.............................................................................................6
SKKN thuộc lĩnh vực môn: Công nghệ Nông nghiệp
2.3.2.Tiến hành kỹ thuật......................................................................................6

2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá hiệu quả đề tài...............12
2.3.4. Phương pháp đánh giá..............................................................................13
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu......................... ..............................................13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục nghề
nghiệp tại Trung tâm GDNN – GDTX Như Xuân.............................................13
2.4.1. Hiệu quả đối với đào tạo nghề cho LĐNT ...............................................13
THANH HOÁ NĂM 2022


2.4.2. Giải quyết cơ bản nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do mùn cưa gây
ra tại xưởng mộc.................................................................................................14
2.4.3. Hiệu quả kinh tế đạt được sau khi áp dụng sáng kiến..............................15

3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận .......................................................................................................15
3.2. Kiến nghị ................................................................................................ ....15


3
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Nấm ăn có thể coi là loại thực phẩm an tồn khơng chứa dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật cũng như chất bảo quản, cân bằng về giá trị dinh dưỡng. Vì vậy
nấm được ví như một loại rau sạch hay thịt sạch và các loại thực phẩm thuốc.
Nước ta có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển nghề trồng nấm như:
Điều kiện khí hậu đa dạng, nguồn nguyên liệu sẵn có như rơm rạ, thân ngơ, dây
lạc, gỗ cành, gỗ vụn, mùn cưa..., lực lượng lao động dồi dào, kỹ thuật nuôi trồng
đơn giản, không cần công nghệ cao, số lượng giống nấm thì khá phong phú, thị
trường tiêu thụ nấm lớn. Vấn đề của chúng ta là phải xác định được ở địa
phương mình có những điều kiện thuận lợi nào để lựa chọn có thể trồng được
những loài nấm nào là phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những năm gần đây, nghề trồng nấm ở huyện Như Xn đang có những
bước phát triển tích cực, nhiều loại nấm được người dân nuôi trồng như: nấm
rơm, nấm sò, nấm mộc nhĩ… Nghề trồng nấm ăn ở Như Xuân đã được người
dân đưa vào sản xuất từ khoảng cuối năm 2010, trước đây người dân nuôi trồng
nấm kiểu tự phát nhỏ lẻ; chủng loại nấm chưa đa dạng, năng suất, sản lượng và
hiệu quả kinh tế chưa cao. Nắm được tình hình đó UBND huyện đã giao nhiệm
vụ cho TTGDNN-GDTX (Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường
xuyên) huyện Như Xuân mở các lớp học nghề trình độ sơ cấp để chuyển giao
cơng nghệ nghề Trồng nấm đến lao động nông thôn (LĐNT). Mỗi năm Trung
tâm chuyển giao công nghệ trồng nấm cho hàng trăm LĐNT và hiện nay trên địa
bàn huyện đã có nhiều cơ sở sản xuất nấm đầu tư quy mô lớn và tổ chức sản
xuất ổn định cho hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó Trung tâm có xưởng mộc dân dụng luôn hoạt động hết công
suất nên số lượng mùn cưa hàng ngày rất nhiều. Trước đây mùn cưa được xử lý
tự phát như đốt, chôn lấp, đây là một sự lãng phí nguồn ngun liệu hữu cơ mà
khơng được tái xử dụng hợp lý, hoặc mùn cưa không xử lý kịp bị chất đống ùn ứ
từ tháng này qua tháng khác, mùa nắng gió thì bụi trắng cả bầu khơng khí, đến
mùa mưa mùn cưa bị ngâm trong nước bốc mùi hôi thối, theo nước mưa trôi
đọng xuống cống rãnh trở thành nguồn gây ô nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến
mơi trường sinh thái. Đã có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân sinh sống
xung quanh khu vục xưởng mộc về sự ô nhiễm môi trường này. Chính vì các lý
do trên tơi đưa ra “Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do mùn cưa gây ra tại
xưởng mộc của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Như Xuân bằng kỹ thuật nuôi
trồng nấm bào ngư xám.” là cách xử lý khá thân thiện với mơi trường, hồn tồn
cần thiết, đáp ứng u cầu phát triển nghề ni trồng nấm cho người học, nghề
sản xuất nấm ăn tại địa phương. Bã nấm sau khi thu hoạch khơng cịn mùi hơi
thối có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ. Phương pháp này đã làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường và góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho xưởng mộc tại Trung
tâm.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
3
3


4
- Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư xám bằng mùn cưa.
- Tìm ra giải pháp hiệu quả nhất để xử lý ô nhiễm môi trường do mùn cưa
gây ra tại xưởng mộc của Trung tâm.
1.3. Đối tượng nghiên cứu, thời gian nghiên cứu.
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Mùn cưa tại xưởng mộc của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Như Xuân
- Phôi nấm bào ngư xám của viện Di truyền học- Học viện Nông nghiệp

Việt Nam.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
- Thời gian thực hiện đề tài từ 3/4/2020 đến 24/8/2020.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết:
Để thực hiện các quy trình trong kỹ thuật trồng nấm bào ngư xám thành
cơng thì cần nghiên cứu kỹ các giáo trình, tài liệu liên quan trến nghề trồng nấm,
tham khảo các cơng trình nghiên cứu khoa học gần nhất mà được nhà nước công
nhận về lĩnh vực trồng nấm, các chia sẻ của các chuyên gia, chủ cơ sở sản xuất
nấm trong nước và ngồi nước trên các kênh truyền hình hay intenet.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
Đến các cơ sở nuôi trồng nấm trên địa bàn huyện để học hỏi kinh nghiệm
thực tế, tránh những sai hỏng có thể gặp trong q trình trồng nấm.
Liên hệ phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn huyện Như Xn,
phịng Thống kê để tiến hành điều tra tình hình thời tiết khí hậu của huyện.
Khảo sát điều kiện để tiến hành thực hành nuôi trồng nấm tại Trung tâm
như: Sân để ủ mùn cưa, nơi tiến hành đóng bịch nấm, giá để bịch phôi nấm, nhà
để treo nấm, dụng cụ thực hành, nguyên liệu..., cách bảo quản, nguồn tiêu thụ
nấm.
- Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Phương pháp xử lý số liệu thí nghiệm
1.5. Những điểm mới của sáng kiến
- Xưởng mộc của Trung tâm được thành lập năm 2017 theo Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động GDNN số 3679/GCNĐKHĐ-SLĐTBXH ngày
26/10/2017 của Sở LĐTBXH mới mục đích đào tạo nghề Mộc dân dụng cho
LĐNT trình độ sơ cấp nghề và phối hợp sản xuất nhằm giải quyết việc làm sau
học nghề cho LĐNT. Trước đây mùn cưa được xử lý chưa hiệu quả và chưa
khoa học như đốt, chôn lấp gây ô nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến nguồn nước
và khơng khí.
- Đề tài này tôi đưa ra giải pháp xử lý mùn cưa thân thiện với môi trường

bằng kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư xám, lượng mùn cưa sẽ được gom lại
hằng ngày để ủ và thực hiện làm trong tuần nên sẽ khơng có hiện tượng ùn ứ lại,
sau khi nấm được thu hái sẽ bán ra thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả
kinh tế cho xưởng mộc. Đây chính là điểm mới của đề tài tơi nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
4
4


5
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Giới thiệu chung về nấm bào ngư xám
- Phân loại nấm bào ngư xám
Nấm bào ngư có tên gọi chung cho các loài thuộc họ Pleurotus, theo
Nguyễn Lân Dũng (2005). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập I, II. Nhà xuất bản
Nơng nghiệp Hà Nội thì ở Việt Nam Nấm bào ngư trước đây mọc chủ yếu hoang
dại và có nhiều tên gọi khác nhau: nấm sò, nấm hương trắng hay chân ngắn
(Miền bắc), nấm dai (Miền nam), nấm bình cơ, Oyster Mushroom.
- Đặc điểm hình thái
Nấm bào ngư xám có chung đặc điểm như các nấm bào ngư khác, tai nấm
dạng hình phễu, phiến mang bào tử kéo dài xuống đến chân cuống nấm, gần gốc
có lớp lơng nhỏ mịn. Tai nấm bào ngư cịn non có màu sắc sậm hoặc tối nhưng
khi trưởng thành có màu sáng hơn có dạng hình phễu lệch gồm 3 bộ phận: mũ,
phiến, và cuống nấm. Chúng thường mọc tập trung thành tùng cụm gồm một số
cây nấm nhóm lại với nhau...
- Đặc điểm sinh học
Chu kỳ sống của nấm bào ngư cũng như các loài nấm khác, bắt đầu từ
đảm bào tử hữu tính, nảy mầm cho hệ sợi tơ dinh dưỡng (sơ và thứ cấp). Kết
thúc bằng việc hình thành cơ quan sinh sản tai nấm. Tai nấm sinh ra đảm bào tử
và chu trình lại tiếp tục, riêng nấm bào ngư xám (Pleurotus ostreatus), khi nuôi

nấm hệ sợi nấm thường xuất hiện các gai nhọn mang dịch nước đen. Bên trong
dịch nước này là các bào tử vơ tính. Bào tử nảy mầm lại cho tơ thứ cấp. Quả thể
nấm bào ngư thường phát triển theo nhiều giai đoạn dựa theo hình dạng tai nấm
mà có tên gọi cho từng giai đoạn:
Dạng san hô: quả thể mới tạo thành, dạng sợi mảnh hình chùm.
Dạng dùi trống: mũ xuất hiện dưới dạng khối tròn, còn cuống phát triển cả
về chiều ngang và chiều dài nên đường kính cuống và mũ khơng khác nhau là
bao nhiêu.
Dạng phễu: mũ mở rộng, trong khi cuống còn ở giữa (giống cái phễu).
Dạng bán cầu lệch: cuống lớn nhanh một bên và bắt đầu lệch so với vị trí
tâm của mũ.
Dạng lá lục bình: cuống ngừng tăng trưởng trong khi mũ vẫn tiếp tục phát
triển, bìa mép thẳng đến gợn sóng
Từ giai đoạn phễu sang giai đoạn bán cầu lệch có sự thay đổi về chất (giá
trị dinh dưỡng tăng) còn từ giai đoạn từ bán cầu lệch sang dạng lá có sự nhảy
vọt về khối lượng (trọng lượng tăng) sau đó giảm dần. Vì vậy thu hái nấm bào
ngư nên chọn lúc tai nấm vừa chuyển sang dạng lá.
- Giá trị dinh dưỡng
Các loài nấm bào ngư Pleurotus ostreatus là nguồn thực phẩm bổ dưỡng
quý giá. Trong nấm chứa 30–40% protein, tổ thành acid amin hoàn toàn, chiếm
- 50% trong mấy loại acid amin cần thiết. Mặt khác nấm cịn chứa các
thành phần glucid, vitamin, khống chất, acid béo (chủ yếu là acid no, acid hữu
5
5


6
cơ) cần thiết cho sức khỏe. (Thiên Nguyên Ngô Lang (1968). Giá trị dinh dưỡng
nấm).
Nấm bào ngư không chỉ ăn ngon mà còn giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy

đủ các amino acid. Ngoài giá trị dinh dưỡng, nấm ăn cịn có nhiều đặc tính của
biệt dược, có khả năng phòng và chữa các bệnh như làm hạ huyết áp, chống béo
phì, chữa bệnh đường ruột. Nhiều nghiên cứu cho thấy nấm bào ngư cùng một
số nấm ăn khác có tác dụng chống ung thư. Bằng phương pháp khuếch tán vào
thạch nhóm nghiên cứu trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên Thành phố Hồ Chí
Minh đã cho thấy nấm bào ngư Pleurotus sajor – caju ở dạng bán cầu lệch đã có
tác dụng ức chế 2 chủng vi khuẩn Gram dương S.aureus và B.subtilis và 2 chủng
Gram âm E.coli và Pseudomonas aeruginosa.
- Ý nghĩa kinh tế
Hiện nay đã có nhiều nơng dân Việt Nam thốt nghèo nhờ việc trồng nấm
bào ngư, rất nhiều mơ hình trồng nấm bào ngư được nhân rộng đặc biệt là các
tỉnh ở Miền nam như: Đồng Nai, Bến Tre, Củ Chi, Bình Thuận,Vĩnh Long, An
Giang, Bình Dương, Đà Lạt, Đồng Tháp... Ở Miền Bắc gần 10 năm về đây các
mơ hình hay dự án trồng nấm bắt đầu phát triển mạnh, có những nơi coi nghề
trồng nấm là nền kinh tế mũi nhọn của địa phương. Nghề trồng nấm khơng
những giúp người dân thốt nghèo, mà việc trồng nấm bào ngư đúng quy trình
và theo quy mơ lớn cịn có thể giúp một số doanh nhân biết cách đầu tư làm giàu
nhanh chóng. (theo />2.1.2. Cơ sở lí luận
Nước ta có tiềm năng lớn về sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu do có
nguồn nguyên liệu trồng nấm phong phú (rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, than, lõi
ngơ, thân cây gỗ các loại), nguồn lao động nông thôn dồi dào, điều kiện thời tiết
thuận lợi cho phát triển nhiều chủng loại nấm và có thể trồng nấm quanh năm.
Chu kỳ sinh trưởng của nấm thường ngắn. Ít tốn đất, hiệu quả sử dụng đất rất
cao vì có thể trồng trên giàn kệ nhiều tầng, khơng chốn chỗ đất nơng nghiệp,
tận dụng được đất khơng trồng trọt được, lại có tác dụng cải tạo đất bằng bã sau
khi thu hoạch nấm. ít tiêu tốn nước hơn so với nhiều loại cây trồng. Trồng nấm
khơng có mùi thối, lại biến phế thải thành chất có ích hợp quy luật tự nhiên góp
phần tích cực cho nơng nghiệp bền vững.
Nấm lại rất giàu chất dinh dưỡng cho đời sống con người. Nấm được đánh
giá là một loại “rau sạch” trong đó chứa nhiều protein và các loại acid amin

không gây xơ cứng động mạch, không làm tăng lượng cholesterol trong máu,
nấm còn chứa nhiều loại vitamin B1, B2, C, PP, và các chất như canxi, sắt, kali,
magie, photpho, lưu huỳnh…
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngành trồng nấm phát triển khá mạnh
mẽ. Ngày càng có nhiều người biết đến tác dụng của nấm hơn. Sản lượng nấm
thu hoạch mỗi năm ngày càng tăng lên rõ rệt. Chi phí để tiến hành ni trồng
nấm khơng cao, nên giá thành mỗi kilogam nấm thành phẩm bán ra thị trường
6
6


7
phù hợp với túi tiền người dân, chính vì vậy nấm ăn rất gần gũi với mâm cơm
hằng ngày của người dân, nấm được bày bán rộng rãi từ chợ cóc đến siêu thị.
Trồng nấm muốn đạt năng suất cao và hiệu quả kinh tế đòi hỏi nhiều điều
kiện. Điều kiện khách quan bao gồm: Thời tiết, khí hậu, yếu tố mùa vụ, thị
trường tiêu thụ, nguồn giống nấm chất lượng cao... Điều kiện chủ quan: Kỹ
thuật con người, khâu chăm sóc, vệ sinh phịng bệnh, nguồn ngun liệu, khả
năng tổ chức sản xuất, bảo quản nấm sau thu hoạch và xác định được đầu ra rõ
ràng...
Bên cạnh đó điều kiện để tiến hành nuôi trồng nấm tại Trung tâm khá
thuận lợi, nguồn nguyên liệu là mùn cưa sẵn có không phải đi thu mua từ nơi
khác, các dụng cụ thực hành đầy đủ do Trung tâm được cấp trang thiết bị để
phục vụ cho lĩnh vực đào tạo nghề cho LĐNT nghề Trồng nấm, giảng viên có
trình độ chun môn và kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực nuôi trồng nấm.
Ngồi ra trung tâm cịn có nhà xưởng để tiến hành ủ và nuôi trồng nấm, nhân
công luôn sẵn hoặc có thể lồng ghép thành các buổi thực hành với các lớp nghề
Trồng nấm giúp nâng cao tay nghề thực hành cho LĐNT.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Trước khi thực hiện đề tài

Trước khi áp dụng sáng kiến tình hình ơ nhiễm các phế phụ phẩm của
xưởng mộc rất trầm trọng, mùa nắng cộng với gió gây ra bụi gây ra hiện tượng ơ
nhiễm bụi mịn trong khơng khí, rồi mùa mưa mùn cưa ngâm với nước mưa
chuyển màu đen kịt bốc mùi hôi thối, mùn cưa theo nước ngấm xuống đất, trơi
xuống cống rãnh làm tắc cống thốt nước. Trước những thực trạng đó bản thân
rất trăn trở nghiên cứu và đưa ra các giải pháp xử lý mùn cưa. Trên thực tế có rất
nhiều phương pháp xử mùn cưa như: công nghệ sản xuất củi ép bằng mùn cưa,
công nghệ sản xuất gỗ ép công nghiệp, làm viên nén phân hữu cơ... Nhưng các
phương án trên đều không khả thi với lý do yêu cầu kỹ thuật và nguồn kinh phí
đầu tư máy móc khá cao, mà Trung tâm khơng có đủ nguồn kinh phí và điều
kiện thực hiện. Sau khi tính tốn mọi phương án tơi đưa ra giải pháp sử dụng
mùn cưa để nuôi trồng nấm bào ngư xám bởi nguồn nguyên liệu đã có sẵn, vốn
đầu tư khơng cao (Tùy thuộc vào vào mơ hình sản xuất), vòng quay vốn nhanh
do chu kỳ sản xuất ngắn sau 2 tháng đã có sản phẩm bán ra thị trường, giá trị
kinh tế cao, lao động nhẹ nhàng có thể tận dụng lao động nhàn rỗi, có thể sử
dụng mọi lao động, trồng nấm khơng có mùi thối, lại có thể biến phế thải thành
chất có ích hợp quy luật tự nhiên. Sau khi đưa ra giải pháp được Ban giám đốc
đồng ý tơi tiến hành thực hiện thí nghiệm.
2.2.2. Thuận lợi, khó khăn
Khi thực hiện đề tài tại Trung tâm GDNN-GDTX huyện Như Xuân có rất
nhiều thuận lợi như cán bộ giáo viên đã có nhiều năm cơng tác trong lĩnh vực
chuyển giao công nghệ nuôi trồng nấm. Nguồn nguyên liệu là mùn cưa rất sẵn,
cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho quá trình trồng nấm sẵn có, được sự
7
7


8
ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc và tất cả cán bộ giáo viên trong
Trung tâm.

Bên cạnh những thuận lợi đó cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình thực
hành thí nghiệm: Như mục đích của mình là trồng nấm để xử lý nguồn mùn cưa
của xưởng mộc nên sẽ phải xác định trồng nấm quanh năm, mặc dù đã tính đến
các yếu tố thời tiết, khí hậu, mơi trường nhưng chắc chắn sẽ gặp nhiều tình
huống khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến sản lượng nấm. Nấm tươi cần phải tiêu
thụ nhanh mà Trung tâm chưa tìm được phương pháp bảo quản và chế biến nấm
để nấm được lâu.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Các giải pháp
2.3.1.1. Giải pháp 1
Nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư xám trên mùn cưa.
2.3.1.2. Giải pháp 2
Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nguyên vật liệu, nhà xưởng để tiến hành
thực hiện đề tài.
2.3.1.3. Giải pháp 3
Điều tra phân tích tình hình khí hậu thời tiết ở huyện Như Xn ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng phát triển khi nuôi trồng nấm bào ngư xám.
Theo số liệu của phòng Thống kê huyện và phịng Nơng nghiệp và phát
triển Nơng thơn huyện Như Xuân, thì Như Xuân là huyện miền núi mang nhiều
đặc điểm khí hậu tự nhiên của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều,
có mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình trên 23oC, độ ẩm trung bình giao động từ
65%- 95%.
2.3.2. Tiến hành kỹ thuật
Bước 1: Chuẩn bị nhà trồng nấm
Nhà trồng nấm đảm bảo kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất
lượng nấm, giảm cơng chăm sóc và giảm tình trạng các bệnh của nấm. Nhà
trồng nấm của Trung tâm có diện tích là 50m 2: cao 3m, chiều dài 10 m2 x 5m2.
Bên trên lợp tôn, xung quanh dùng lưới đen để giữ độ ẩm và hạn chế côn trùng
giúp cho nấm phát triển tốt.
Nhà ni sợi u cầu sạch sẽ, thống khí, có mái che làm bằng lá cọ, cỏ

tranh, lá dừa… Nhà ni sợi ít ánh sáng nhưng cũng khơng được quá tối. Vì như
vậy sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật, mầm bệnh phát triển. Bên trong bố trí các
giàn, kệ làm bằng tre đơn giản, dùng để xếp các bịch nấm sau khi đã cấy giống
Nhà trồng nấm phải đảm bảo sạch sẽ và đủ ánh sáng nhưng khơng bị
chiếu nắng, có hệ thống cửa để điều chỉnh độ thơng thống, độ ẩm cao > 80%,
nhiệt độ 25-30 ºC, phải khử trùng nhà trồng nấm cho sạch sẽ trước khi treo hoặc
xếp dàn bịch nấm bằng vôi bột hoặc xịt kháng khuẩn, nhà nấm phải gần nguồn
nuớc tưới, khơng gần nơi có nhiều khói bụi và các nguồn nước ô nhiễm, mương
cống rãnh, chuồng gia súc, bịch nấm đã bị hư... vì nấm rất nhạy cảm với mơi
trường.
8
8


9
Ngồi ra cịn cần chuẩn bị kệ chắc chắn hoặc dây treo bịch nấm. Nếu dùng
kệ chỉ nên làm 3 tầng để thuận tiện chăm sóc, thu hái. Dùng dây treo cần đảm
bảo độ chắc chắn. Trung bình 1 bịch nấm nặng 1,2 – 1,4kg, tính tốn khả năng
nâng đỡ, chịu lực của dây/kệ.

Hình 1. Nhà ni trồng nấm
Bước 2: Tiến hành thí nghiệm
Chuẩn bị ngun vật liệu, hóa chất, thiết bị
- Máy sàng mùn cưa
- Thùng nhựa 220 lít
- Xẻng, cuốc, bàn cào, chổi dừa, đồ soi lỗ, máng múc mùn cưa.
- Túi PE (polyetylene) -Cổ túi -Dây thun - Bơng gịn khơng thấm nước.
- Kìm cấy giống, đèn cồn, meo giống cấp 3 (của Viện di truyền học- Học
viện Nông nghiệp Việt Nam), bàn cấy giống...
- Thước đo (cm)

- Lị hấp bịch phơi.
Xử lý mùn cưa
(Thời gian từ 3/4 đến ngày 13/4)
Sử dụng 1000kg mùn cưa thô đưa vào máy sàng mùn cưa, sàng mùn cưa
là công đoạn khá vất vả, đòi hỏi sức lực và tay nghề. Mùn cưa được đưa vào
máy sàng loại bỏ hết các tạp chất những phần lẫn trong q trình đổ đóng, mùn
cưa phải phơi khô trước khi đưa vào bảo quản, càng để lâu càng tốt cho trồng
nấm. Vì khi nguyên liệu ấm thường có nhiều dinh dưỡng thích hợp với nấm mốc
9
9


10
làm nhiễm bịch phôi. Mùn cưa mới, tế bào chưa chết hồn tồn, có thế cịn tồn
tại các chất kháng nấm, tơ nấm khó phân hủy (thủy phân chậm) năng suất thấp,
mất nhiều thời gian nấm mới mọc. Khi mùn cưa để lâu, tế bào của cây đã chết,
sợi nấm mọc dễ dàng hơn.
Sau khi lựa chọn, mùn cưa được ủ thành đống phủ kín bằng bao tải từ
ngày ¾ - 9/4 để phân giải một phần các hợp chất khó hấp thụ như (cellulose,
hemicellulose, lignin…) thành các chất dễ hấp thụ hơn như glucose, đồng thời
cũng để cơ chất ngấm đủ nước và trương nở các tế bào gỗ làm cho mềm ra, nấm
dễ sử dụng.
Sau khi ủ mùn cưa xong ngày 9/4 tiến hành bổ sung dinh dưỡng theo tỷ
lệ:
Vơi bột 1% = 0.15 kg pha lỗng với 20-30 lít nước sạch (dùng nước giếng khoan
khơng dùng nước máy)
Bột cám gạo 10% = 1.5 kg
KH2PO4 0.1% = 0.015 kg = 15g
MgSO4 0.1% = 0.015 kg = 15g
Trộn đều các hỗn hợp trên bổ sung nước cho đến khi cơ chất đạt độ ẩm 65

- 70% (vắt chặt, chỉ có nước ướt vân tay). Nếu quá ẩm hoặc quá khô cần phải
chỉnh lại bằng cách phơi hay bổ sung nước. Tiến hành ủ lại 2 ngày sau đó kiểm
tra độ ẩm đạt 65%, và ủ tiếp 2 ngày đến 13/4 thì hồn thiện cơng việc ủ mùn
cưa.

Hình 2: Xử lý mùn cưa
Đóng bịch nấm
(Thời gian từ ngày 13/4 đến ngày 14 /4)
10
10


11
Dùng túi ni lơng kích thước: 19 cm x 37 cm cho nguyên liệu đã làm ẩm
vào, nện chặt vừa phải. Nên đóng túi đồng loạt cho đến hết nguyên liệu, không
nên để thừa nguyên liệu qua đêm. Nếu không đóng hết thì phải đưa phần ngun
liệu thừa vào đóng ủ đế ủ tiếp, mỗi túi thường chứa khoảng 1- l,2kg nguyên liệu.
Ở miệng ni lông dùng nút nhựa hở hai đầu để làm cổ bịch tra vào làm cổ.
Nén mùn cưa chặt tay đế đủ cơ chất cho meo phát triển cũng như là không
bị bung ra trong quá trình hấp.
Sau đó ta dùng một cây dài trịn vót nhọn đầu, soi một lỗ ở giữa xuống tận
đáy bịch.
Cuối cùng là dùng bơng gịn khơng thấm làm nút gịn, dùng giấy bao bên
ngồi nút bơng rồi mang đi khử trùng.

Hình 3: Đóng bịch
Khử trùng
(Khử trùng và để nguội từ ngày 14/4 - ngày 17/4)
Sau khi mùn cưa được phối trộn, ủ đủ thời gian, nhiệt độ và đóng bọc,
chuyển số bịch mùn cưa đó xếp vào vĩ sắt, cho vào lò hấp cách thủy cao áp

nhiệt độ 121°- 125°c trong thời gian 90 phút. Trên thị trường có rất nhiều loại lò
hấp khử trùng nấm: Lò dùng bằng điện, lị dung bằng gas, lị hấp bằng củi, hoặc
nếu khơng có điều kiện mùa lị hấp thì có thể sử dụng nồi lớn hấp cách thủy
bằng củi...
Lò hấp của Trung tâm là lò hấp sử dụng điện, sau khi hấp đủ thời gian ta chuyển
bịch vào phòng cấy đã thanh trùng, để nguội 24- 36 giờ rồi tiến hành cấy giống.
Bịch hấp xong phải đảm bảo không bị chua do lên men, nút bông chặt không
11
11


12
ướt, nguyên liệu chuyển thành cơ chất có mùi thơm dễ chịu, có độ mềm, chín,
đồng đều về độ ẩm và màu sắc.

Hình 4: Hấp khử trùng
Hình 5: Để nguội bịch nấm
Cấy giống
(Cấy giống và nuôi sợi ngày 17/4 đến ngày 7/5)
Khu vực cấy giống là phịng kín gió đã được chuẩn bị từ trước, sạch sẽ để
hạn chế các bào tử nấm dại trong khơng khí rơi vào túi nấm gây nhiễm bệnh.
Trước khi cấy ta phải vệ sinh bàn cấy bằng cách dùng kẹp, kẹp 1 miếng
bơng gịn đã tẩm cồn rồi đốt cháy miếng bơng gịn đó rồi hơ qua hơ lại trên bàn
cấy mục đích cho các vi sinh vật lạ bám vào bàn cấy giống của mình. Sau đó ta
dùng kẹp chun dụng kẹp lấy giống và nhét vào miệng bịch nguyên liệu, rồi
dùng bông nút chặt miệng túi.
Cấy giống xong đặt các bịch giống vào trong nhà lưới từ ngày18/4 đến
ngày 7/5, khi thấy sợi nấm trắng đã ăn xuống đáy bịch thì ta mang ra treo và
chăm sóc.


12
12


13

Hình 6: Cấy giống
Uơm ni sợi nấm và rạch bịch
Ươm ni sợi: Bịch nấm sị đã cấy giống sau khi chuyển vào phịng ni
sợi, đặt bịch nấm trên giàn giá. Xếp các bịch nấm cách nhau 3-4cm, nhà ươm
yêu cầu phải thống mát sạch sẽ, khơng cần ánh sáng. Thời gian nuôi kéo sợi
khoảng 25-30 ngày tùy theo mùa và thời tiết. Sợi nấm phát triển sẽ mọc dần vào
nguyên liệu tạo nên màu trắng đồng nhất, bịch rắn chắc là tốt.
Nếu giống khơng mọc kín ngun liệu hoặc khơng phát triển có thể do
nguyên liệu quá ẩm hoặc bị nhiễm bệnh. Kiểm tra thấy bịch nhiễm bị mốc xanh
đen, những trường hợp như vậy đều chọn loại hoặc vứt bỏ ra nơi xa khu nuôi
trồng.
Rạch bịch: Ngày 2/8 tiến hành rạch bịch nấm, khi sợi nấm đã mọc trắng
kín bịch, dùng dao nhọn sắc rạch 4-6 vết rạch xung quanh. Chiều dài 4-6 vết
rạch, sâu 2-3mm, khoảng cách giữa các vết rạch so le và đều nhau. Gỡ bỏ nút
bông, dùng tay ép nhẹ vào bịch nấm dùng chun buộc kín miệng túi. Sau đó
chuyển bịch sang nhà chăm sóc, làm dây treo bịch nấm để tiết kiệm diện tích và
tiết kiệm tiền làm giàn giá. Khoảng cách giữa các dây treo từ 10-15cm để khi
nấm mọc không chạm vào nhau.

13
13


14


Hình 7: Ươm sợi
Chăm sóc và thu hái nấm sị
Chăm sóc: Sau khi rạch bịch chỉ tưới nước để tạo nền ẩm, được 4-6 ngày
nấm bắt đầu có quả thể ở vết rạch, lúc này tiến hành tưới nước trực tiếp vào bịch
nấm. Tùy theo lượng nấm mọc nhiều hay ít to hay nhỏ, độ ẩm không khí cao hay
thấp để điều chỉnh số lần tưới và lượng nước tưới trong ngày. Về nguyên tắc
tưới nước phun sương, lượng ít nhưng kéo dài thời gian tưới trong 1 lần, sao cho
khi nhìn bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có lớp nước như hạt sương đọng. Trong
giai đoạn này cây nấm rất cần độ ẩm, nếu thiếu nước cây nấm sẽ cằn cỗi, nhẹ
cân và ăn rất dai. Ngược lại tưới quá nhiều nấm sẽ có màu vàng thối rữa. Trung
bình 1 ngày tưới 3-5 lần.
Thu hái nấm: Nấm sị mọc tập trung thành cụm nên khi nấm đủ lớn ta hái
cả chuẩn đúng độ tuổi là rìa nấm vẫn co vào trong sắp dàn phẳng, thịt nấm dầy,
chắc, mập và non. Lúc này nấm chuẩn bị phát tán bào tử, là thời điểm hái nấm.
Nếu nhìn thấy “làn khói trắng” bay ra từ cây nấm đó là các bào tử nấm phát tán
là biểu hiện nấm già. Khi hái nấm ta khơng được để sót phần “gốc” trên bịch
nấm, nếu cịn sót lại phải cấu sạch để nấm ra đợt tiếp theo tốt hơn. Thời gian thu
hái từ 40-45 ngày kể từ ngày hái đầu tiên. Chăm sóc tốt sau 2-3 lứa đầu ta nén
nhẹ bịch nấm cho căng, chặt, buộc miệng như cũ. Treo và chăm sóc tiếp, khi nào
cơ chất hết dinh dưỡng mới hết nấm. Năng suất trung bình 1000kg mùn cưa thu
được 250-350kg nấm tươi. Ngày 8/8 bắt đầu được thu hái lứa nấm đầu tiên sau
khi thu hái hết 1 lượt thì ngừng tưới nước 2 ngày rồi tiếp tục tưới nước bình
thường.
14
14


15
Lứa 1: Thu hái ngày 8/8 được 97 kg nấm

Lứa 2: Thu hái ngày 15/8 được 101 kg nấm
Lứa 3: Thu hái ngày 24/8 được 80kg
Lứa 4: Thu hái ngày 24/8 được 42kg

Hình9: Nấm được thu hoạch
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá hiệu quả đề tài
- Sự phát triển của nấm
- Năng suất nấm sau thu hoạch ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đạt được sau
khi ứng dụng đề tài
- Khơng cịn tình trạng ứ đọng mùn cưa gây ô nhiễm môi trường tại xưởng
gỗ.
2.3.4. Phương pháp đánh giá:
- Đo độ ẩm khơng khí trong nhà nuôi trồng bằng nhiệt kế chuyên dụng.
- Theo dõi ghi chép quá trình phát triển của nấm qua các giai đoạn
- Thời gian kết thúc một lứa nấm: khi thu hoạch nấm ngày nào tiến hành
cân và ghi chép cẩn thận của từng đợt thu hái.
- Năng suất nấm: Sau khi kết thúc lứa nấm sẽ cộng tổng lượng nấm của
từng đợt thu hoạch của mỗi công.
- Hiệu quả kinh tế của đề tài: Năng suất nấm từng đợt cộng lại trừ đi tổng
chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào.
- Hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm môi trường: Khảo sát lấy ý kiến của các hộ
dân sống xung quanh khu vực xưởng mộc, và ý kiến đánh giá của Ban giám đốc,
các cán bộ giáo viên trong Trung tâm về mức độ ô nhiễm của xưởng mộc trước
và sau khi áp dụng đề tài.
15
15


16
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu thu được xử lý bằng phần mềm Microsolt office. Excel
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
nghề nghiệp tại Trung tâm GDNN – GDTX huyện Như Xuân
Từ thực tế áp dụng đề tài”Giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường do mùn
cưa gây ra tại xưởng mộc của Trung tâm GDNN-GDTX huyện Như Xuân bằng
kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư xám” đã thu được những hiệu quả sau:
2.4.1. Hiệu quả đối với đào tạo nghề cho LĐNT
Sau khi áp dụng thành công sáng kiến kinh nghiệm sử dụng mùn cưa để
trồng nấm tại Trung tâm, Ban giám đốc đã mạnh dạn làm tờ trình đề xuất với
huyện được mở các lớp Nghề trồng nấm từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục và
dạy nghề thuộc chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới, góp
phần hồn thành mục tiêu xây dựng nơng thơn mới, xóa đói, giảm nghèo của
huyện. Giúp học viên lựa chọn được nghề phù hợp với điều kiện của bản thân và
gia đình, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện, cho nên hiệu quả từ
các lớp học trồng nấm đạt rất cao.
Bên cạnh đó Trung tâm liên tục chiêu sinh mở các lớp thường xuyên dưới
3 tháng có đóng học phí cho các đối tượng LĐNT có nhu cầu học nghề trồng
nấm. Học viên được học lý thuyết và trực tiếp thực hành, bổ sung kiến thức áp
dụng vào thực tế lao động sản xuất của mình, những học viên này, không chỉ áp
dụng vào phát triển kinh tế gia đình, mà chính họ cũng trở thành những người
hướng dẫn kỹ thuật cho cộng đồng.
Sau học nghề phần lớn học viên đã áp dụng kiến thức đã học vào phát
triển kinh tế, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập. Góp phần tích cực
vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
2.4.2. Giải quyết cơ bản nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do mùn
cưa gây ra tại xưởng mộc
Tơi nhận thấy có 3 ngun nhân chính gây ra sự ơ nhiễm mơi trường do
xưởng mộc tại Trung tâm, ảnh hưởng đến cuộc sống của những dân sinh sống
xung quanh khu vực đó là: Sự ơ nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm bụi trong khơng
khí do mùn cưa gây ra, ô nhiễm tiếng ồn từ máy móc. Những ngun nhân trên

gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân.
Tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến 100 người dân của 30 hộ sinh sống gần
khu vực xưởng mộc bằng cách phát phiếu lấy ý kiến trước và sau khi áp dụng
sáng kiến. Nội dung của một phiếu khảo sát tôi đặt câu hỏi trọng tâm của vấn đề
(câu trả lời có thể tích vào một hoặc nhiều ơ).
Tơi thu được kết quả sau:
Số
Trước khi áp dụng sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến
người
100
Ô nhiễm
Ô nhiễm
Ô nhiễm
Ô nhiễm
Ô nhiễm
Ô nhiễm
người
nguồn
nguồn
tiếng ồn
nguồn
khơng khí tiếng ồn
dân
nước
nước
nước
16
16



17
SL
80

%
80

SL
69

%
69

SL
76

%
76

SL
38

%
38

SL
45

%

45

SL
76

%
76

Như vậy say khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy mức độ ơ nhiễm do nguồn
nước và khơng khí giảm đáng kể so với trước khi chưa áp dụng sáng kiến.

Hình 10: Mùn cưa tại xưởng mộc trước và sau khi thu gom làm nấm
2.4.3. Hiệu quả kinh tế đạt được sau khi áp dụng sáng kiến
Trước đây khi chưa áp dụng sáng kiến thì mùn cưa chủ yếu là đốt, chơn
lấp hoặc có thể được bán cho dân với giá rất rẻ. Nhưng sau khi áp dụng sáng
kiến thì hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn rất nhiều.
Qua ghi chép tính tốn tơi tính được bài tốn kinh tế sau:
Thiết bị: Nồi hấp tiệt trùng, bàn cấy nấm, bóng đèn UV, bạt che phủ, giá
đựng bịch nấm để ủ, nhà xưởng thực hành.... Tất cả thiết bị này đều là trang thiết
bị phục vụ cho công tác đào tào nghề được nhà nước cấp cho Trung tâm có giá
trị khoảng 50.000.000 vnđ, tính khấu hao mỗi lần làm 500.000 vnđ.
Ngun liệu: Mùn cưa có sẵn
Mơi trường làm giống: 500.000 vnđ.
Bịch PP, bông, nút, cồn, cám gạo...: 200.000 vnđ
Điện nước: 200.000 vnđ
Thuê nhân công: 1 công/ngày/200.000 vnđ x 6 cơng =1.200.000vnđ
Phí vận chuyển: 200.000 vnđ
Tổng chi phí: 2.300.000vnđ
Tổng 4 đợt thu hái nấm: 320kg nấm tươi
17

17


18
Giá bán mỗi kg nấm ra thị trường hiện tại tại địa phương là
35.000vnđ/1kg
Tổng thu: 320 x 35.000vnđ = 11.200.000 vnđ
Trừ đi tổng chi phí: 2.300.000 vnđ
Lợi nhuận thu về sau mỗi đợt trồng là: 8.900.000vnđ
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài đã được trình bày ở trên, tơi rút ra
một số kết luận sau đây:
- Huyện Như Xuân có đầy đủ điều kiện để nuôi trồng nấm bào ngư xám
bằng mùn cưa và có thể đưa nghề trồng nấm thành nghề phát triển kinh tế của hộ
gia đình, trang trại và của huyện.
- Trung tâm GDNN- GDTX Như Xuân lựa chọn mở các lớp nghề chuyển
giao công nghệ trồng nấm đến LĐNT huyện là bước đi đúng đắn phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh của địa phương.
- Việc sử dụng mùn cưa làm cơ chất nuôi trồng nấm bào ngư sẽ giúp đỡ
bà con có thu nhập, kinh tế ổn định hơn. Giải quyết được vấn đề môi trường tiết
kiệm được chi phí sản xuất.
3.2. Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về nấm bào ngư xám, có sự đầu tư về khoa
học kỹ thuật và nhân giống nhiều vụ, nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn
huyện.
- Nhà xưởng phải trang bị hệ thống máy móc hiện đại, cần có biện pháp
che chắn, thơng gió, xử lý mơi trường hiện đại như lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô
nhiễm, sử dụng quạt hút bụi, hút mùi, giàn phun nước, giàn dập sơn để tránh
mùi, bụi bay lan tỏa, hạn chế những tác động tiêu cực trong quá trình sản xuất

đến môi trường.
- Đầu tư hệ thống xử lý rác thải, chất thải
- Sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại, đạt chuẩn kỹ thuật để giảm
thiểu độ rung, độ ồn của máy móc.
XÁC NHẬN CỦA
Như Xuân, ngày 5 tháng 05 năm 2022
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Phạm Thị Thuận

Nguyễn Thị Hạnh

18
18


19
Tài liệu tham khảo
Việt Nam
1 Giáo trình khái quát về nhân giống và sản xuất giống ( bộ nông nghiệp và
phát trien nông thôn )
2 Câu lạc bộ nấm trồng Việt Nam - www.v3.mushclub.vn
3 Tài liệu Kỹ thuật nuôi trồng nấm sò nấm mỡ, nấm sò, nấm hương ( GS.TS
Đường Hồng Dật
4 Giáo trình mơn khái qt về nghề nhân giống và sản xuất nấm - nghề nhân
giống và sản xuất nấm sơ cấp ( bộ Nông Nghiệp Và Phát Triến Nông

Thôn)
5 Tài liệu kỹ thuật trồng nấm bào ngư ( Nguyễn Hoài Vững - trung tâm ứng
dụng tiến bộ KHCN)
6 Nguyễn Lân Dũng, 2005: Công nghệ nuôi trồng nấm, tập I, II. Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội
7 GS.TS.Trần Đình Đằng, TS Nguyễn Hữu Ngoan, 2007: Tổ chức cơ sở sản
xuất một số loại nấm ăn ở trang trại và gia đình (nam mỡ, nấm rom, nấm
sị). Nhà xuất bản nông nghiệp.
8 Thiên Nguyên Ngô Lang 1968, giá trị dinh dưỡng của nấm.
Tiếng anh
1. Gacomini 1975
2. Trạch Điền Mãn Kỳ - 1983 - Adriano and Cruz- 1933.
Mạng Internet
1. khuyennongvn.gov.vn, 2000).
2. />3. />


×