Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trung tâm GDNN GDTX ngọc lặc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.29 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRUNG TÂM GDNN-GDTX NGỌC LẶC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG –
VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM
Ở TRUNG TÂM GDNN-GDTX NGỌC LẶC

Người thực hiện: Hàn Thị Huyền
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Chủ nhiệm

THANH HĨA, NĂM 2022


MỤC LỤC

ST
T

NỘI DUNG

SỐ TRANG

1

1. MỞ ĐẦU

1


2

1.1. Lí do chọn đề tài.

2

3

1.2. Mục đích nghiên cứu.

2

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu.

2

5

1.4. Phương pháp nghiên cứu.

2

6

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2


7

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

2

8

2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng
kiến kinh nghiệm.

4

9

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

7

10

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

15

11

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

17


12

3.1. Kết luận

17

13

3.2. Kiến nghị

17


1. Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp giáo dục, mục tiêu cơ bản là đào tạo con người mới phát
triển tồn diện. Người giáo viên khơng chỉ trang bị cho mình kiến thức vững vàng,
chun mơn giỏi mà địi hỏi người giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển
mọi hoạt động của lớp chủ nhiệm. Tơi nhận thấy rằng vai trị của giáo viên chủ
nhiệm là rất cần thiết và quan trọng, bởi chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới có khả
năng khơng chỉ đơn thuần quản lý học sinh mà phải biết phối hợp với các giáo viên
bộ môn , ban quản lý học sinh trong nhà trường, các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ
học sinh để quản lý theo dõi việc học tập, tinh thần thực hiện nội quy của nhà
trường cũng như việc rèn luyện đạo đức của các em. Nhằm xây dựng lớp học thành
một tập thể đồn kết, tích cực trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục toàn
diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh. Đặc biệt phải giúp học sinh
có khả năng thích ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những
địi hỏi và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Nhất là trong tình hình hiện nay đất
nước đang chuyển mình vào xu thế hội nhập toàn cầu, nhà trường cũng đang tiến

đến mục tiêu đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực trong học
tập cũng như hoạt động của học sinh, thực hiện cải cách giáo dục nhằm tạo ra
những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất nước.
Song song với việc “dạy chữ” cho các em, chúng ta cần hết sức quan tâm
đến việc “dạy người”. Vì đây là sự nghiệp giáo dục của tồn Đảng, tồn dân mà
trong đó ngành sư phạm giữ vai trị then chốt. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay
một bộ phận không nhỏ học sinh THPT chưa ý thức được mục đích của việc học
cũng như thái độ ứng xử trong giao tiếp với gia đình, nhà trường và xã hội. Cho
nên vấn đề giáo dụckỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường là trách nhiệm của
tất cả thầy cô giáo, đặc biệt là người giáo viên làm công tác chủ nhiệm. Trong công
tác chủ nhiệm lớp vẫn cịn đâu đó có những giáo viên chủ nhiệm lớp quá dễ dãi,
buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng được giao, để cho
học sinh tự do hư đốn, hoặc một số giáo viên chủ nhiệm lớp có tính tình nóng nảy,
thơ bạo xử lý tình huống chưa mô phạm, chưa tế nhị linh hoạt dẫn đến có những
học sinh có những lời lẽ thiếu tơn trọng đối với thầy (cơ) giáo chủ nhiệm của mình.
Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi đang cịn hình thành những
giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, khám phá, song còn
thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lơi kéo, kích
động vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng dễ
bị phát triển lệch lạc về nhân cách. Một trong những nguyên nhân dẫn đến các hiện
tượng vi phạm, sa sút về đạo đức của một bộ phận học sinh trung học phổ thông
trong thời gian vừa qua như: Bạo lực học đường, ăn chơi xa đọa, du nhập các loại
văn hóa phẩm đồi trụy thông qua phương tiện, phim ảnh, game, mạng intenet…làm
ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc học tập, đến những quan điểm sống, quan điểm
về tình bạn, tình yêu.Vì vậy, mục tiêu của nhà trường đề ra không chỉ trang bị cho
1


học sinh một hành trang vững chắc về tri thức trên các lĩnh vực về khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội, mà cịn giúp các em hình thành một số kĩ năng cơ bản để

thích nghi được với cuộc sống bên ngoài khi các em bước ra khỏi ngơi trường thân
u. Vì vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài “Giáo dục kỹ năng sống – vai trò của giáo
viên chủ nhiệm ở Trung tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc”
1.2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Qua việc nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh ở trường trung học phổ thông và các khóa chủ nhiệm trước,
tơi vận dụng giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao kỹ năng sống cho học sinh lớp
chủ nhiệm 11C2 (năm học:2019-2020), nay là lớp 12C2 (năm học 2020-2021)Trung tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về: Giáo dục kỹ năng sống - vai trò của giáo viên
chủ nhiệmở Trung tâm GDNN- GDTX Ngọc Lặc
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong phạm vi của một đề tài sáng kiến kinh nghiệm tôi đã vận dụng kết hợp
một số phương pháp như: Phương pháp quan sát, điều tra xã hội học, phương pháp
phân tích tổng hợp, đánh giá.
Thời gian nghiên cứu: 2 năm, từ năm học 1919-2020 và năm học 2020-2021.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống là đề tài không mới. Hiện nay, trên thế giới đã đưa
giáo dục kỹ năng sống vào dạy cho học sinh các trường trung học phổ thơng dưới
những hình thức khác nhau.
Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng sống
- Kỹ năng: là năng lực để chúng ta làm một việc gì đó. Kỹ năng khơng tồn tại
độc lập. Nó là một hình thái của tư duy, của khái niệm.Hình thành khái niệm phải
đi đến kỹ năng. Khi khái niệm được chiếm lĩnh (chuyển vào trong người học) thì
chúng được biểu hiện ra bên ngoài bằng kỹ năng.
- Kỹ năng sống: Hiện nay có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khái niệm
kỹ năng sống.
+ Theo từ điển Wikipedia: “ Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng của con người có
được qua việc học hoặc trải nghiệm trực tiếp trong cuộc sống dùng để giải quyết

những vấn đề mà con người thường phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày”
+ Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): kỹ năng sống là “ khả năng có hành vi thích
ứng và tích cực giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả với những đòi hỏi và thách
thức của cuộc sống hàng ngày”
Tuy nhiên, có thể tiếp cận khái niệm kỹ năng sống qua 4 trụ cột của giáo dục theo
UNESCO: Học để biết (learning to know) gồm các kỹ năng tư duy như: tư duy phê
phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả…,
học để khẳng định bản thân (learning to be) gồm các kỹ năng như: ứng phó với
2


căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…, học để chung sống (learning
to live together) gồm các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng
định, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thơng…, học để làm việc (learning to
do) gồm các kỹ năng như thực hiện công việc và nhiệm vụ, kỹ năng đặt mục tiêu,
đảm bảo trách nhiệm…
Ở bài nghiên cứu này tôi chỉ thực hiện một phần nhỏ kỹ năng sống (life
skills) là khả năng làm chủ bản thân ở mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với
người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc
sống. Có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức
thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
Vai trị của giáo viên chủ nhiệm với cơng tác giáo dục kỹ năng sống lớp
chủ nhiệm trong thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay:
- Chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành chủ yếu cung cấp kiến thức cho
học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy
học. Giáo dục kết hợp kỹ năng sống được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực,
tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả
cuối cùng phải đạt các năng lực ấy đó là học sinh phải thể hiện được, làm được,
biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống,
…Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với

cá nhân và cộng đồng.
- Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá
đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong
học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
- Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động
hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh
giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức
liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp “Bàn tay nặn bột”,
là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên,
chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thơng
qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình
thành kiến thức cho mình.
Giáo dục và đào tạo ở bất cứ thời điểm nào cũng đều có mục tiêu là giáo
dục toàn diện học sinh cả về đức, trí và các năng lực khác cho h ọc sinh. Đảng
ta xác định con người vừa là mục tiêu vừa là động l ực cho s ự phát tri ển xã h ội,
để thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đ ất n ước,
cần phải có những con người lao động mới phát triển toàn diện. Nếu đ ơn
thuần chỉ thiên về đào tạo tri thức (dạy chữ), sẽ tạo nên th ế hệ học sinh
khơng tồn diện. Khó ứng phó với thực tế của cuộc s ống. Nền kinh t ế xã h ội
nước ta đang phát triển với một tốc độ nhanh, kéo theo đó là s ự xuất hi ện
3


nhiều vấn đề mà đòi hỏi mỗi con người cần có những kĩ năng sống nh ất đ ịnh
để có thể giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra
Nhà trường phổ thơng có mục đích quan trọng nhất là dạy ch ữ cho các
em, truyền đạt những tri thức khoa học để các em chuẩn bị đầy đ ủ hành
trang tri thức bước vào đời. Các em học sinh khi đến trường ngồi tiếp xúc v ới
mơi trường giáo dục các em còn tiếp xúc với xã hội mà ở đó nhiều v ấn đề c ủa

cuộc sống địi hỏi các em phải có kĩ năng gi ải quy ết h ợp lí m ới đem l ại hi ệu
quả tích cực. Lí thuyết đã chỉ ra rằng con người là tổng hòa c ủa các quan h ệ
xã hội. Mỗi con người đều bị chi phối bởi các quan h ệ đa ph ương , đa chi ều.
Cuộc sống là một bức tranh đa dạng, sinh động nh ưng cũng đ ầy thách th ức,
phức tạp. Để tồn tại và phát triển trong thế giới ngày nay và đương đầu m ột
cách có hiệu quả với hàng loạt những vấn đề gặp phải , mỗi người cần phải
có bản lĩnh, có những kỉ năng riêng để xử lí v ới nh ững đòi h ỏi và th ử thách
hàng ngày. Bởi vây, chúng ta chỉ quan tâm đến việc d ạy n ội dung ki ến th ức nói
riêng sẽ rất khó tạo ra thế hệ học sinh có đầy đủ phẩm chất trong cơng cu ộc
đổi mới hiện nay.
- ỞTrung tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc, GVCN là người có vai trị rất quan
trọng trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Mục tiêu giáo dục đang
chuyển hướng từ trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học.
Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu cần thiết đưa giáo dục kỹ
năng sống vào trường học với các môn học và các hoạt động giáo dục.
2.2. Thực trạng về công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT ở Trung
tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc hiện nay
Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và kỹ năng sống của học sinh:
-Theo Điều 2 của Luật Giáo dục năm 2005, mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẫm mỹ và
nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình
thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, nội dung và phương
pháp giáo dục của nhà trường hiện nay còn xem trọng việc “dạy chữ”, chưa quan
tâm đúng mức đến “dạy người”, nhất là việc giáo dục kỹ năng sống và “dạy nghề”
cho học sinh.
- Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên
lớp, giáo viên đềuphải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và
giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này.Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải

chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung và không phải bài học nào cũng
có thể tích hợp dạy kỹ năng sống cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội,
ứng phó hịa nhập với cuộc sống, nên hầu như thực tế trong giờ học chính khóa của
4


rất nhiều mơn khơng hề dạy tích hợp được kỹ năng sống. Những hạn chế trên ở
giáo viên bộ môn thì giáo viên chủ nhiệm lại có lợi thế, có nhiều thời gian tìm hiểu,
quan tâm kịp thời những vấn đề xảy ra trong tâm lí và ứng xử của học sinh.
- Giáo dục kỹ năng sống khơng bố trí thành một môn học riêng biệt trong hệ
thống các môn học của nhà trường phổ thông bởi kỹ năng sống phải được giáo dục
ở mọi nơi, mọi lúc khi có điều kiện và cơ hội phù hợp. Giáo viên bộ mơn ở một số
mơn có thể tích hợp kỹ năng sống trong mơn học của mình song khơng thể tham
gia và bao quát các hoạt động của học sinh như giáo dục ngoài giờ lên lớp, qua hoạt
động trải nghiệm, giáo dục bảo vệ mơi trường, phịng chống ma túy, giáo dục pháp
luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên…Điều này giáo viên chủ nhiệm, nhất là giáo
viên dạy môn có nhiều tiết như mơn Ngữ văn ( 4 tiết /tuần) có nhiều cơ hội và điều
kiện để triển khai giáo dục kỹ năng sống.
- Thực trạng kỹ năng sống của học sinh ở trường trung học phổ thơng vẫn
cịn nhiều hạn chế và nhiều khiếm khuyết cho dù giáo dục kỹ năng sống đã được
quan tâm hơn. Tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua
hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống
trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ
độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ mơi trường,
giữ gìn vệ sinh cơng cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di
động, cịn hút thuốc, uống rượu, chửi thề nói tục…hoặc mâu thuẫn dẫn đến bạo lực
học đường.
Nguyên nhân của thực trạng trên
Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân: Cả khách quan và chủ quan
Thứ nhất:Ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng sống chưa được

nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên. Giáo
viên nghiên cứu “Module 35 giáo dục kỹ năng sống” cho học sinh mới chỉ nằm ở
sổ bồi dưỡng thường xuyên mà chưa ứng dụng vào thực tế. Khi thực hiện giáo
dục kỹ năng sống, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng (chưa có nhiều tài
liệu cho giáo viên và học sinh, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể…). Tổ chức giáo dục
kỹ năng sống có những đặc thù riêng khác với các hoạt động giáo dục khác, nội
dung giáo dục không chỉ diễn ra trong mơn học mà cịn thơng qua một số hoạt động
khác ( hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ,…) cho nên phải tính đến cơ sở vật
chất, kinh phí để thực hiện.
Thứ hai: Do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi học sinh THPT đặc biệt mới vào
lớp 10, đây là tâm sinh lý của lứa tuổi dậy thì, tình cảm của các em chưa bền vững,
khơng ổn định. Ở lứa tuổi mà cha ơng ta xưa từng nói đó là “lứa tuổi ăn chưa no,
nghĩ chưa tới”, nên khả năng làm chủ bản thân còn yếu, trước những tác động tiêu
cực từ mơi trường bên ngồi, nên dễ nghe theo lời xúi dục của bạn bè xấu ở ngoài
trường rủ rê đi chơi, trộm cắp vặt, xem những phim ảnh thiếu lành mạnh, chạy theo
lối sống buông thả, lười học tập, nghiệm game, thích uống rượu…
5


Thứ ba: Một số gia đình có hồn cảnh kinh tế khó khăn, suốt ngày họ chỉ lo
làm để kiếm sống hoặc bỏ đi làm ăn xa, gửi con lại cho ơng bà đã già. Nhưng cũng
có một số gia đình khá giả, nng chiều con đáp ứng vơ điều kiện mọi nhu cầu vật
chất mà ít quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái hoặc là thiếu hiểu biết về
tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức về giáo dục và chăm sóc con. Khơng đầu tư
đúng cách cho tương lai con em của mình như cho con tham gia những khóa học kỹ
năng sống. Ngồi ra cũng có gia đình cha mẹ sống khơng gương mẫu, cha mẹ ly
hôn, hay buông lỏng sự giáo dục con, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường, tự nó
cũng lớn cũng sống hết theo kiểu “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”…
Thứ tư: Những hạn chế tác động xấu từ môi trường thời kỳ “Mở cửa hội
nhập những tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai, mặt trái của cơ chế thị trường…có cơ

hội xâm nhập, len lỏi vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ảnh hưởng không tốt
đến học sinh. Đặc biệt là nhiều vấn đề phức tạp, các tệ nạn xã hội có lúc đã xâm
nhập vào học đường, tình trạng một số học sinh lún sâu vào tệ nạn xã hội, dẫn đến
bị suy thoái về đạo đức, vi phạm pháp luật, số này tuy không phổ biến nhưng có xu
hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hóa nhân cách, gây nỗi đau, đáng lo
ngại cho các bậc cha mẹ, cho nhà trường và xã hội.
Thứ năm: Nhà trường chưa quy mô trong việc phân loại đối tượng trình độ
hiểu biết xã hội của học sinh để tổ chức các khóa học giáo dục kỹ năng sống. Bên
cạnh đó, một số ít giáo viên bộ môn chỉ chú trọng việc cung cấp kiến thức cho học
sinh mà chưa chú trọng việc hình thành một số kỹ năng cơ bản, coi nhẹ việc giáo
dục kỹ năng sống học sinh. Trong quá trình vận dụng giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh còn thiếu về mặt nội dung, chưa phù hợp về mặt phương pháp, hình thức
tổ chức cịn nghèo nàn, khơ khan, nhiều khi cịn mang tính khiên cưỡng, nên chưa
tạo được sự hứng thú với học sinh, vì thế hiệu quả cơng tác tích hợp giáo dục kỹ
năng sống chưa cao.
Thứ sáu, Học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc nói riêng và ở huyện
Ngọc Lặc nói chung đa phần là người dân tộc thiểu số. Các em chỉ sinh ra và lớn
lên ở miền núi, nơi có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí
thấp lại cịn tồn tại nhiều thói quen, tập tục lạc hậu ăn sâu bám rễ trong tư tưởng
nên việc giáo dục kỹ năng sống cho các em lại đặc biệt cần thiết.
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, khơng ít b ộ
phận học sinh thiếu tự tin, tự lập, sống ích kỷ, vơ tâm, thiếu trách nhi ệm v ới
gia đình và bản thân, vi phạm pháp luật đạo đức, nạo phá thai, xâm ph ạm tình
dục, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet… Gây b ức xúc cho nhà tr ường,
gia đình và xã hội. Nguyên nhân sâu xa là do các em thiếu h ụt về kĩ năng s ống.
Do vậy, các trường phổ thông cần giáo dục kĩ năng sống cho h ọc sinh, v ới b ản
chất là hình thành và phát triển cho các em kh ả năng làm ch ủ bản thân, kh ả
6



năng ứng xử với mọi người xung quanh. Khả năng ứng phó thích h ợp tr ước
những tình hng phức tạp mn hình, mn vẻ của cuộc s ống.

Thực tế hiện nay học sinh rất thiếu các kĩ năng cơ bản c ần trong cu ộc
sống hiện đại như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sinh hoạt tập thể, kĩ năng hóa
giải căng thẳng… Để cùng học tập sinh sống và làm việc trong xã h ội hiện
đại, những kĩ năng trên là không thể thiếu. Nhiều ý kiến của các chuyên gia
giáo dục và xã hội cho rằng việc rất nhiều học sinh ở nước ta hiện nay thiếu
các kĩ năng để có thể đương đầu và giải quy ết các vấn đề trong cu ộc s ống.
Trong nhà trường phổ thông trong suốt thời gian dài chúng ta ch ỉ quan tâm
đến giáo dục trí dục, nhiều trường, nhiều địa ph ương lấy tỉ lệ học sinh đỗ
tốt nghiệp, học sinh đạt điểm cao là thước đo chất l ượng giáo d ục mà ít quan
tâm đến sự chăm ngoan, chuyên cần, phát triển nhân cách c ủa h ọc sinh.
Từ thực trạng đó cho thấy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp
chủ nhiệm nói riêng và cho thế hệ trẻ nói chung trong giai đoạn hiện nay là vấn
đề cấp thiết không chỉ với Trung tâm GDNN- GDTX Ngọc Lặc nói riêng mà cịn
đối với cả sự nghiệp giáo dục.
2.3. Giải pháp để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp chủ nhiệm ở Trung
tâm GDNN-GDTX Ngọc Lặc
Xuất phát từ thực trạng trên, trong năm học 2020-2021, bản thân tôi được
nhà trường phân công chủ nhiệm tiếp lớp 12C2, cụm Nguyệt Ấn. Chủ nhiệm theo
lớp đã gắn bó 3 năm cùng với nhiều năm kinh nghiệm làm giáo viên chủ nhiệm tôi
rất trăn trở về vấn đề này.
Như trên đã trình bày, ở bài nghiên cứu này tôi chỉ thực hiện một phần nhỏ
kỹ năng sống (life skills) là khả năng làm chủ bản thân ở mỗi người, khả năng ứng
xử phù hợp với người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình
huống của cuộc sống. Ngay từ những buổi đầu tiếp nhận lớp chủ nhiệm tôi đã chú ý
nắm bắt hồn cảnh gia đình, tính cách, tâm lý của từng em để từ đó trong cơng tác
giảng dạy bộ môn cũng như trong công tác chủ nhiệm, tơi đã rất chú trọng đến việc
tích hợp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua các bài dạy tích hợp mơn Lịch sử

và tất cả những hoạt động của lớp chủ nhiệm.Tôi lập ra kế hoạch thực hiện chung
cho tất cả các hoạt động liên quan đến học sinh lớp chủ nhiệm như sau:
Mục đích của hoạt động:
- Kích thích học sinh tìm hiểu cách giải quyết một vấn đề, một tình huống phát sinh
trong nhiệm vụ mới của học sinh: hoạt động Đoàn thanh niên chào mừng các ngày
kỷ niệm trong năm, như ngày 20/10, 20/11; 22/12; 8/3; 26/3,… lao động theo kế
hoạch của nhà trường, các cuộc thi như thi HS giỏi cấp trường, cấp tỉnh, thi học kì.
7


- Giới thiệu kế hoạch, quy định mới của nhà trường, của các tổ chức đồn thể trong
nhà trường thơng qua việc tạo cầu nối liên kết giữa cái đã biết về nội quy trường
học, thi cử…với cái mới.
- Xử lí các tình huống phát sinh như đánh nhau, mất đoàn kết, học tập giảm sút
nghiêm trọng…
- Tạo cơ hội cho HS vận dụng vốn hiểu biết của mình, kỹ năng vốn có để giải quyết
tình huống. Điều chỉnh những hành vi còn sai lệch, chưa chuẩn mực.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện đúng cách, tích cực, có ý nghĩa.
- Tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện kỹ năng mà mình học được trong tình
huống mới.
Mơ tả q trình thực hiện
- GV phân cơng nhiệm vụ phù hợp với
năng lực học sinh ->triển khai kế hoạch
mới của nhà trường -> lấy ý kiến về việc
thực hiện kế hoạch mới của học sinh ->
hướng dẫn học sinh thực hiện -> kiểm
tra việc thực hiện của học sinh -> phân
tích ưu, nhược điểm -> hướng học sinh
thực hiện theo hướng tích cực.
- GV phân cơng nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt

động mà theo đó HS phải sử dụng kỹ
năng, hành vi đúng để thực hiện-> giám
sát mọi hoạt động, điều chỉnh khi cần
-> phân công nhiệm vụ, chuẩn bị hoạt
động mà theo đó HS phải sử dụng kỹ
năng, hành vi đúng để thực hiện.
Vai trị của GV
- GVCN đóng vai trị khởi động, đưa ra
các tình huống, nêu vấn đề, ghi nhận,
cầu nối...

Mơ tả q trình thực hiện
- HS lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
->HS trình bày ý tưởng, kế hoạch và
biện pháp thực hiện nhiệm vụ được giao
-> Học sinh chỉnh sửa bằng các trải
nghiệm và tư vấn giúp đỡ -> Đưa ra
được kế hoạch và biện pháp thực hiện
nhiệm vụ của học sinh tối ưu.
- HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để
hồn thành nhiệm vụ.
- Khuyến khích HS thể hiện những điều
mà các em suy nghĩ và mới học được.
- HS làm theo nhóm hoặc cá nhân để
hồn thành nhiệm vụ.

Vai trị của HS
- HS hưởng ứng, chia sẻ,trao đổi, xử lí
thơng tin, ghi chép. Biện pháp chính:
+ Tư vấn tâm lí.

+ Xử lí những cảm xúc gây cản trở việc
học.
+ Sử dụng kĩ năng mời gọi trẻ hợp tác.
+ Cùng nhau giải quyết vấn đề.
- GVCN đóng vai trị là người chỉ đạo - HS là người phản hồi, trình bày ý kiến,
hoặc quan tịa, luật sư…
quan điểm, giải thích về hành vi của
mình…
- GV đóng vai trị là người chỉ đạo, - HS là người thực hiện.
hướng dẫn, hỗ trợ.
Phương pháp thực hiện:
+ Thảo luận nhóm.
8


+ Hoạt động độc lập của HS.
+ Vấn đáp – gợi mở.
2.3.1.Trong giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, tiết sinh hoạt lớp, tiết hoạt động
ngoài giờ lên lớp, các buổi lao động cơng ích, các tiết hướng nghiệp:
Giáo viên chủ nhiệm dựa vào các bước mình đã lập để giải quyết các tình
huống có vấn đề. Cụ thể hoạt động của chi Đoàn, của Đoàn trường và các tổ chức
khác. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp là người
khởi sướng và cũng là người thấy được rõ nhất sự chuyển biến hành vi theo hướng
tích cực của học sinh. Kỹ năng sống thường gắn với một bối cảnh để học sinh có
thể hiểu và thực hiện một cách cụ thể, đi liền với một tình huống sư phạm mà giáo
viên chủ nhiệm lớp là người tham gia cùng với học sinh giải quyết vấn đề để từ đó
học sinh hình thành được kỹ năng sống cho mình. Đây là con đường dễ tiếp cận mà
mau thích nghi nhất. Vì có thể trong giờ học chính khóa học sinh chưa dám bộc lộ
sở thích tài năng, thiên hướng thực sự của mình thì ngoài giờ lên lớp và các hoạt
động của Đoàn lại là một môi trường hấp dẫn để các em tự tin bộc lộ. Điều này

giáo viên chủ nhiệm nào cũng có thể nhận thấy, đặc biệt là ở nhóm học sinh chưa
thực sự ham học.
- Căn cứ vào kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp của Nhà trường và Đoàn
trường, giáo viên chủ nhiệm phải xác định mục tiêu và hướng đi cho các hoạt động
này. Hoạt động ngoài giờ lên lớp có 3 nhiệm vụ rất rõ ràng đó là củng cố tăng
cường nhận thức; bồi dưỡng thái độ, tình cảm và hình thành hệ thống kỹ năng,
hành vi. Nắm được những nhiệm vụ này sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm có biện pháp
phù hợp. Với khẩu hiệu “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để tổ
chức rèn kỹ năng sống cho học sinh.
- Khi học sinh mới bước vào nhà trường tuần đầu tiên giáo viên chủ nhiệm
cho học sinh nghiên cứu tìm hiểu về lịch sử truyền thống của ngôi trường.
- Ở những tuần tiếp theo, giáo viên chủ nhiệm cho học sinh thông qua nội qui
học sinh và nhiệm vụ học sinh. Nắm được những qui tắc ứng xử học sinh nên
không nên làm. Tích hợp dạy kỹ năng sống cho học sinh phải biết kính thầy, mến
bạn, có thái độ tình cảm đúng đắn với ông bà, cha mẹ, người thân, đối với quê
hương, đất nước.
- Qua hoạt động của lớp: mở quỹ tiết kiệm cứ buổi sinh hoạt lớp cả học sinh
và giáo viên tiết kiệm ít nhất từ 5.000 trở lên. Quỹ này sẽ sử dụng nhân đạo từ thiện
những trường hợp cần hoặc khi tết đến xuân về giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự
- đại diện lớp mang q đến thăm những gia đình có hồn cảnh khó khăn trong dịp
tết. Tặng sách, dụng cụ học tập cho những học sinh có ý thức vươn lên trong học
tập và tu dưỡng đạo đức. Quyên góp tiền ủng hộ cho đồng bào vùng lũ, chia khó
vùng cao. Mua tăm ủng hộ người mù. ủng hộ công tác phòng chống dịch covid
v.v…Những việc làm chia sẻ, đồng cảm đó có tác dụng định hướng cho suy nghĩ,
hành động và lối sống của học sinh một cách tích cực.
9


- Giáo dục truyền thống, lòng tự hào, cội nguồn dân tộc cho học sinh nhân
những ngày lễ lớn của đất nước để các em không quên công ơn của cha anh những

người đã đổ máu hy sinh tuổi trẻ của mình cho đất nước như ngày 03/02, ngày
30/04, ngày 27/07…Tổ chức thăm hỏi những gia đình có cơng với cách mạng,
chăm sóc bồn hoa cây cảnh trong sân trường… để phấn đấu tu dưỡng trở thành con
ngoan trò giỏi. Trở thành con người có ích cho xã hội.
- Giáo dục học sinh bằng lao động qua việc vệ sinh lớp học, trường học tạo
một môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp. Hằng năm lớp chủ nhiệm phối hợp với
tập thể nhà trường và Đoàn trường cùng phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Nguyệt
Ấn, huyện Ngọc Lặc - nơi trường trú đóng tổ chức cho các em về tận thơn xóm để
vệ sinh, lao động chuẩn bị cho địa phương được đón nhận danh hiệu làng, xã đạt
tiêu chí “nơng thơn mới”; tổ chức cho học sinh dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ
xóm ở hai bên khu vực cổng trường của thôn Liên Cơ- nơi trường trú đóng. Nhắc
nhở các em thực hiện tốt cơng tác vệ sinh công cộng tại địa phương học sinh cư
trú. Đặc biệt trang trí và vệ sinh lớp học. Lớp phó lao động có nhiệm vụ cắt cử theo
bàn theo tổ dọn vệ sinh sạch sẽ để khơng khí được trong lành, ngồi ra hình thành
cho các em trong lớp có ý thức giữ vệ sinh chung, bỏ rác đúng nơi quy định. Trang
trí trên lớp nội quy nhà trường, câu khẩu hiệu và những hình ảnh thân thiện, tích
cực.
- Một vấn đề nóng mà xã hội đang rất quan và bức xúc là tình trạng bạo lực
học đường trong các trường học. Để học sinh có thể tránh và ngăn chặn kịp thời
vấn đề có thể xảy ra giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu thêm một số tài liệu có liên quan,
quan tâm để ý đến thái độ, hành vi, tình cảm của các em. Trong giờ sinh hoạt lớp
cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết như nguyên nhân dẫn đến bạo lực
học đường ( từ bản thân, gia đình, nhà trường, xã hội), các hình thức bạo lực học
đường (vật chất, thể chất, tâm lý, tình cảm, tình dục), các cấp độ bạo lực học đường
( bị bạo lực 1 lần – bị bạo lực nhiều lần – bầu khơng khí bạo lực – khủng bố). Từ
đó dạy cho học sinh kỹ năng quản lý cảm xúc tiêu cực, kỹ năng tạo thiện cảm trong
giao tiếp ứng xử, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn hiệu quả. Có thể phát phiếu để học
sinh trả lời các câu hỏi:
+ Làm sao để nhận biết hành vi bạo lực học đường?
+ Hậu quả của bạo lực học đường đối với cả những người chứng kiến?

+ Bạn làm gì khi bị người khác đối xử bạo lực trong học đường?
+ Cần làm gì để khơng bị đối xử bạo lực?
+ Khi chứng kiến các hành vi bạo lực, bạn có thể liên hệ với những cơ quan
( tổ chức) nào?
- GVCN có thể tổ chức 1 tiết phát phiếu theo chủ đề để học sinh tự trả lời
câu hỏi và phát biểu trước lớp. Ví dụ như chủ đề “ Cách kiềm chế cảm xúc” Giáo
viên phải làm cho học sinh hiểu được trong cuộc sống hiện tại bộn bề lo toan, bận
bịu, nhiều em cảm thấy luôn ẩn chứa bức xúc, nóng giận mà nhiều khi dẫn đến
những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những
10


hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự
chấp nhặt, tức giận, bất ổn… Khi học sinh nhận thức và kiểm sốt được cảm xúc
của mình, các em có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo
nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm
xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Làm thế nào để kiềm chế được sự tức
giận, các em suy nghĩ, thảo luận và đưa ra lời giải tốt hơn cho cuộc sống .Học sinh
lần lượt đưa ra ý kiến của mình trước tập thể vừa thể hiện khả năng thuyết trình tự
tin trước đám đơng, vừa thể hiện kỹ năng nhận thức, đánh giá bản thân và đánh giá
người khác. Sau đó, GVCN sẽ hướng dẫn cho học sinh tổng hợp và chốt lại cách
kiềm chế cảm xúc để học sinh có thể ứng dụng vào các tình huống khác nhau đó là:
+ Nghĩ đến trách nhiệm bản thân.
+Tránh suy nghĩ tiêu cực.
+ Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi.
+ Không giữ thù hận hay ác cảm.
+Khơng gửi thư, nhắn tin, bình luận trên mạnh xã hội trong cơn giận giữ.
+ Viết ra giấy những gì tốt đẹp.
+Học cách đối mặt với khó khăn.
+ Bình tĩnh trong mọi tình huống.

+ Học cách nhìn nhận lại.
+ Học cách giải tỏa cảm xúc.
- Theo chủ đề hàng tháng của nhà trường đề ra, giáo viên chủ nhiệm động
viên cho học sinh tham gia các hoạt động văn nghệ, báo tường, thể dục thể thao.
Những hoạt động này học sinh rất tích cực. Qua đ, tạo điều kiện tốt để bồi dưỡng
thái độ tích cực của các em đối với bản thân, bạn bè, công việc. Biết hợp tác làm
việc, biết trình bày ý kiến của mình, biết đồn kết vì một mục tiêu chung…
Kỹ năng sống của học sinh chỉ có thể được hình thành thơng qua hoạt động học tập
cũng như các hoạt động giáo dục khác trong và ngoài nhà trường mà giáo viên chủ
nhiệm có thể tư vấn hoặc cùng tham gia như:
- Bằng nhiều hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú như: hoạt động văn
hóa, nghệ thuật;hoạt động thể dục thể thao, hoạt động xã hội, hoạt động ngoại
khóa; hoạt động tiếp cận khoa học – kĩ thuật; hoạt động tham quan, dã ngoại.
- Qua các hoạt động Đoàn do Thành Đồn, Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh tổ chức và giới thiệu như: Chương trình “Học làm người có ích”, Chương
trình “Một ngày để sống – sống có niềm tin”,“ Một ngày để sống – sống biết tiết
kiệm”, Chương trình “ Tết vì bạn nghèo”, “nạn nhân chất độc màu da cam”,
Chương trình “ Vượt qua nỗi sợ hãi”, Chương trình “ Khi tơi 18”, v.v…
Thực trạng hiện nay các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên tr ường r ất
nhàm chán, chúng ta thường biến tiết sinh hoạt lớp thành m ột màn tra t ấn,
mà ở đó giáo viên chúng ta vì áp lực thi đua mà bi ến ti ết sinh ho ạt l ớp thành
một buổi luận tội học sinh, từ đó đưa ra các hình ph ạt để h ọc sinh khơng tái
11


phạm, theo tơi đó là một sai lầm. Hãy biến tiết sinh hoạt l ớp thành m ột di ễn
đàn mà ở đó là nơi chia sẻ những yêu thương, những buồn vui, và h ỗ tr ợ nhau
giải quyết những khó khăn của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe những phản biện của học
sinh, phải để cho các em quyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình,

khơng áp đặt các khn mẫu của mình rồi bắt học sinh làm theo vì nh ư v ậy
sẽ làm cho các em mất dần khả năng sáng tạo, thiếu tự tin trong công việc sau
này. Công bằng với mọi học sinh trong lớp, thực tế tâm lý một số giáo viên
thường cảm tính vì những lý do nào đó mà ta ưu ái một số học sinh nào đó mà
vơ tình làm tổn thương các em học sinh khác trong l ớp, đi ều đó vơ tình đã h ằn
sâu vào trong kí ức các em sự thiếu công bằng trong xã h ội, s ự thi ếu t ự tin,
mặc cảm dẫn đến các em thường tự ti và sống khép kín, đi ều đó có tác h ại
lớn về hình thành nhân cách của các em sau này.
2.3.2.Trong sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và giáo viên bộ mơn.
Với nhà trường( Ban Giám đốc)
Tham mưu thường xuyên cho Ban giám đốc để chỉ đạo tổ chức những buổi
giáo dục kỹ năng sống phù hợp. Trình và xin tham quan giã ngoại, kinh phí tổ chức.
Trong những trường hợp cần thiết xin ý kiến chỉ đạo, trợ giúp.
Với phụ huynh:
Thường xuyên gặp gỡ và trao đổi cùng phụ huynh bằng nhiều hình thức như
gặp trực tiếp, liên lạc qua điện thoại hoặc đến thăm nhà học sinh để thông báo mức
độhọc tập, tu dưỡng đạo đức, khả năng hiểu biết thích nghi, ứng xử của học sinh để
bồi dưỡng, uốn nắn và khắc phục kịp thời những biểu hiện sai lệch. Nhưng cũng
cần lưu ý rằng phải giao tiếp ở góc độ cởi mở, tâm lý, tế nhị nhưng chân tình, tránh
sự dồn dập gay gắt. Có như vậy giáo viên chủ nhiệm mới tạo được cho phụ huynh
sự tin tưởng và tận tâm hợp tác để giáo dục con em tốt hơn.
Với giáo viên bộ môn:
Thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các giáo viên giảng dạy bộ môn ở lớp để
nắm bắt tình hình của lớp mình chủ nhiệm, những khả năng đặc biệt, thiên hướng
phát triển để định hướng phát triển hoặc những biểu hiện chưa tốt của các em học
sinh để có những biện pháp giáo dục, uốn nắn kịp thời. Ngăn chặn những tình trạng
đáng tiếc có thể xảy ra.
2.3.3.Trong giảng dạy tích hợp bộ mơn:
Trong chương trình có rất nhiều mơn học có thể lồng ghép để giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh, chẳng hạn như các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh

học…Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp tốt với các giáo viên những bộ
môn này để giáo dục cho các em.
12


Mơn Lịch sử có nhiệm vụ hình thành kỹ năng phân tích đánh giá, tổng hợp,
rút ra bài học kinh nghiệm để học sinh tự giác học tập và có ý thức tự chủ trong
cuộc sống, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh THPT thông qua dạy
học môn Lịch sử không làm tăng thêm nội dung của môn học mà làm cho tiết học
sinh động, dễ hiểu, tiếp thu kiến thức, bảo đảm sự liên tục và bền vững cho việc
hình thành kỹ năng của học sinh.
Các nội dung và bài học trong chương trình mơn Lịch sử Lớp 12 nhằm giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh đều thể hiện qua tất cả các bài học trong Sách giáo
khoa Lịch sử lớp 12, tuy nhiên phần lớn nằm ở nội dung phần kiến thức Lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1919-2000.
Môn Ngữ văn là thế mạnh để người giáo viên chủ nhiệm lớp và giáo viên bộ
môn lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Trong quá trình triển khai bài học, tiết học, giáo viên bộ mơn cần tích hợp
việc giảng dạy nội dung lịch sử với kiến thức văn học để nhằm giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh.
Ví dụ: giáo viên có thể trích dẫn những câu thơ, đoạn văn, ca dao, tục ngữ,
châm ngôn…hoặc nhiều thể loại văn học bằng việc nêu lên các câu hỏi gợi ý cho
học sinh, cụ thể:
-Em hãy cho biết ý kiến của mình về chủ đề được nói đến trong các câu thơ sau:
+ “Ơi sống đẹp là thế nào hỡi bạn” ( Một khúc ca – Tố Hữu )
+ Suy nghĩ của anh/ chị về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”
- Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về câu nói “ Đời phải trải qua giông tố nhưng
không được cúi đầu trước giơng tố” (Trích nhật ký Đặng Thùy Trâm)
+ Tuổi trẻ học đường phải làm gì để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

+ Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do Unesco đề xướng “
Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình”
+ Nhà văn Nga Lep Tơn-xtơi nói “ Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Khơng
có lý tưởng thì khơng có phương hướng kiên định, mà khơng có phương hướng
kiên định thì khơng có cuộc sống”. Anh/ chị hãy nêu suy nghĩ của riêng mình về vai
trị của lý tưởng.
Những tiết học tích hợp bộ mơn này học sinh rất tích cực phát biểu ý kiến cá
nhân của mình, khơng chỉ hiểu biết hơn về xã hội mà cịn tự tin trình bày ý kiến
trước tập thể. Vì vậy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các tiết học có thể
phát huy được tính tích cực, những giá trị tốt đẹp và đánh thức tiềm năng con
người ở mỗi học sinh. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần tăng cường dự giờ thăm lớp
đối với các hoạt động học của lớp chủ nhiệm.
2.3.4. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy, vừa là người bạn lớn,
vừa gần gũi, vừa nghiêm khắc, vừa có lí, vừa có tình …
Biết lắng nghe: Giáo viên chủ nhiệm luôn giữ mối quan hệ gần gũi, thân
thiết với học sinh, đặc biệt là với học sinh có những biểu hiện thu mình, khơng bộc
13


bạch tâm sự hoặc có nhiều tâm sự. Hãy khuyến khích các em nói ra những điều
mình suy nghĩ bằng nhiều cách khác nhau “Lắng nghe và thấu hiểu” là điều mà các
em học sinh rất cần ở người giáo viên chủ nhiệm.
Biết quan tâm: Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến học sinh bằng cách trị
chuyện, hỏi thăm hồn cảnh gia đình học sinh, từ đó tạo nên được sự thân mật, cởi
mở giữa học sinh với giáo viên chủ nhiệm, thơng qua đó giáo viên chủ nhiệm cũng
sẽ nắm bắt được hoàn cảnh sống của từng em để từ đó có những biện pháp giáo dục
với từng em cho phù hợp.
Là “Người bạn lớn”: Giáo viên chủ nhiệm hãy là “người bạn lớn” của học
sinh, điều này làm cho học sinh đang cịn rụt rè thấy mình khơng hề “bị bỏ rơi”,
tình cảm thầy trị được hình thành, tạo điều kiện thuận lợi cho những tâm sự, chia

sẻ khi đó những lời động viên, những định hướng của giáo viên chủ nhiệm sẽ đạt
hiệu quả cao.
Nghiêm khắc: Giáo viên chủ nhiệm tỏ ra nghiêm khắc với tất cả học sinh
trong lớp, tôn trọng học sinh, xử lý mọi việc công bằng cho dù là cán bộ lớp hay
học sinh chưa ngoan vi phạm. Như thế học sinh chưa ngoan sẽ cảm thấy giáo viên
chủ nhiệm đều tôn trọng mọi học sinh, không thiên vị, không hề “ghét bỏ” mình.
Vui tính: Ngồi những điều trên, giáo viên chủ nhiệm cần phải có óc khơi
hài, ln vui vẻ, cởi mở với học sinh, kể cả với những học sinh có biểu hiện chưa
tích cực về nhiều mặt. Điều này giúp cho học sinh có cảm giác dễ gần với giáo
viên, dễ sẻ chia tâm sự, mối quan hệ giữa thầy, trò tránh được sự căng thẳng.
Đặt chữ “tâm” lên hàng đầu: Người giáo viên được xem lã “kỹ sư tâm
hồn”. Chính cái tâm của người giáo viên chủ nhiệm sẽ giúp cho họ có đủ kiên nhẫn
để thực hiện hết trách nhiệm của mình. Đó là năng lực để cảm hóa học sinh. Việc
dùng nhân cách để giáo dục nhân cách chính là việc người thầy dùng nhân cách của
mình để tác động vào học sinh, dạy cho học sinh những kinh nghiệm sống của
mình.
Vào đầu năm học 2018 – 2019, tôi được phân công ch ủ nhiệm l ớp 10C2,
trong lớp chủ nhiệm của tơi có một em học sinh, vào ngày 05/09 sau khi d ự lễ
khai giảng xong thì khi đi xe máy về nhà khơng may bị tai n ạn gãy chân, vì
điều kiện nhà neo người mà ở xa nên gia đình em đã quyết định cho em nghỉ
học 01 năm để năm sau đi học lại, vì sợ ở nhà nghỉ lâu ra h ọc khơng theo k ịp.
Sau khi tìm hiểu lực học cũng như hồn cảnh của em tơi đã điện thoại vào
trao đổi với gia đình cho em đi học, kết quả khơng thành cơng, tiếp đó tơi vào
nhà thuyết phục một lần nữa nhưng cũng khơng thành cơng. Lúc đó tôi cũng
nản, nhưng nghĩ để em chậm lại một năm có th ể sẽ thi ệt thịi cho t ương lai
chậm đi một năm, nên tôi tiếp tục thử vận may một lần n ữa khi vào nhà em
thuyết phục một lần cuối, có thể nói đó là lần gặp phụ huynh mà tôi nh ớ mãi.
Sau này tôi mới biết vì cảm phục trước sự nhiệt tình của mình mà gia đình đã
cho con mình ra học lại. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là em này đô con, l ại là
14



học sinh nữ, mặc dầu mẹ em ra chăm sóc một thời gian nhưng đưa em đi h ọc
là một vấn đề nan giải, lớp lại học ở trên tầng, mẹ em yếu không th ể đ ưa đi
học được. Sau khi suy nghĩ ngày hôm sau tôi quyết định vận động các bạn
nam ở cùng làng cùng xã, ngồi cùng bàn cùng tổ v ới bạn phân công thay nhau
đưa đón cõng bạn đến lớp. Ngày đầu các bạn cịn ngần ngại, ngày th ứ hai thì
cịn thối thác, tơi kiên trì thuyết phục và từ ngày thứ ba trở đi thì các em nam
đã tự nguyện đến đón bạn tới trường. Hồi đó tơi khơng nghĩ mình đã giáo d ục
các em kĩ năng sống, bởi vì lúc đó ngay cả bản thân mình cũng khơng bi ết khái
niệm kỹ năng sống là gì, nhưng từ đó tơi luôn nghĩ hãy trao cho các em s ự yêu
thương thì ta sẽ được sự u thương, sự kính trọng và hơn hết là gieo vào tâm
hồn học sinh sự tin tưởng vào cuộc đời này.
Tình huống thứ hai: Trong tiết sinh hoạt cuối tuần, tôi thường cho
học sinh nêu ra những khó khăn của mình gặp phải mà ch ưa gi ải quy ết đ ược,
sau đó thầy trị cùng nêu ý kiến hỗ trợ giải quy ết tình huống, có một em h ọc
sinh là con cán bộ đã đưa ra tình huống của mình, em nói cảm th ấy rất áp l ực
vì để làm vui lịng bố em nhiều thường th ường xuyên khen ngợi em h ọc giỏi,
chăm ngoan, mặc dầu họ chẳng biết em học hành nh ư th ế nào, làm cho em
cảm thấy khó chịu và rất áp lực nhưng khơng giám nói v ới bố mẹ, khi tâm s ự
xong em đã khóc, đó là một đề tài mà lớp trao đ ổi r ất sôi n ổi và đ ưa ra nhi ều
giải pháp giải quyết thú vị, có thể các giải pháp đó ch ưa h ẳn đã t ối ưu, nh ưng
với tơi nó là một thành cơng vì ở đó tơi đã giúp cho các em cùng trao đ ổi, cùng
hợp tác để giải quyết vấn đề, giúp các em có sự tự tin cần thi ết để x ử lý các
tình huống sau này, trên hết từ đó đã tạo cho khơng khí l ớp h ọc vui t ươi, thân
thiện, để mỗi ngày các em đến trường là ,một sự háo thức vui tươi, và tiết
sinh hoạt lớp khơng cịn là một nỗi sợ, để mỗi ngày đến tr ường là m ột ni ềm
vui.
Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe những phản biện của học
sinh, phải để cho các em quyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình,

khơng áp đặt các khn mẫu của mình rồi bắt học sinh làm theo vì nh ư v ậy
sẽ làm cho các em mất dần khả năng sáng tạo, thiếu tự tin trong công việc sau
này.Công bằng với mọi học sinh trong lớp, th ực tế tâm lý m ột số giáo viên
thường cảm tính vì những lý do nào đó mà ta ưu ái một số học sinh nào đó mà
vơ tình làm tổn thương các em học sinh khác trong l ớp, đi ều đó vơ tình đã h ằn
sâu vào trong kí ức các em sự thiếu cơng bằng trong xã h ội, s ự thi ếu t ự tin,
mặc cảm dẫn đến các em thường tự ti và sống khép kín, đi ều đó có tác h ại
lớn về hình thành nhân cách của các em sau này.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản
thân, đồng nghiệp và nhà trường
15


Tính từ đầu năm học, nhờ áp dụng các biện pháp giáo dục nêu trên mà các
em “học sinh cá biệt” trong lớp tơi chủ nhiệm trong ba năm có tiến bộ rõ rệt cả về
mặt hạnh kiểm cũng như học lực. Cụ thể:
Tên HS cá biệt

Năm học 2019-2020

Phạm Văn Dũng

-Học lực yếu, lười học, nghỉ
học nhiều, bỏ học, trốn học,
nói chuyện

Lê Minh Quân
Lê Văn Đức
Lê Văn Quyết
Trần Tuấn Hùng


Phạm Văn Dũng
Lê Minh Quân

Năm học

Năm học 2020-2021
Đi học đầy đủ, không trốn
giờ, trốn tiết
-Đi học đầy đủ, ghi chép bài

-Sử dụng điện thoại trong
giờ, hay ngủ gật, vắng học
nhiều
Học lực yếu, lười học, nghỉ
học nhiều, bỏ học, trốn học,
uống rượu, đánh nhau phá
phách, ương ngạnh tỏ vẻ đàn
anh hay đánh bạn.
-Lười học, khơng có sách
vở, khơng ghi chép bài

Tên HS cá biệt

Chú ý nghe giảng và phát
biểu xây dựng bài.
Đi học đầy đủ, khơng trốn
giờ, trốn tiết
-Có sách vở và ghi chép bài
đầy đủ


Đầu năm

Lê Văn Quyết

2020 – 2021

Đầu học kì 2

Thường xun nghỉ
học. bỏ giờ, khơng
TrầnTuấn Hùng
ghi chép bài, hay
dùng điện thoại trong
giờ

Đi học đầy đủ

Phạm Văn
Dũng

Đi học đầy đủ, tích
cực học tập, ghi chép
bài, khơng vi phạm nội
quy

Lê Minh Quân

Thường xuyên nghỉ
học. bỏ giờ, không

ghi chép bài ,Nghịch
ngợm, phá phách,
ương ngạnh tỏ vẻ đàn
anh hay đánh bạn.

* Kết quả: Lớp chủ nhiệm trong 2 năm
16

Chú ý nghe giảng,
không lơ là nữa mà
tích cực phát biểu xây
dựng bài.


Năm học 2019-2020
Lớp


số

Học lực
Giỏi

11C2

Khá

TB

Hạnh kiểm

Yếu

Kém

Tốt

Khá

36 SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
0

0

5 13,9 29 80,6 2

5,5 0

0

21 58,3 10 27,8

TB
SL

%

4

11,1


Yếu
SL %
1

2,8

Năm học 2020 – 2021
Lớp
12
C2


số

Học lực
Giỏi

Khá

TB

Hạnh kiểm
Yếu

Kém

34 SL % SL % SL % SL %
1

9


24

0

0

Tốt

Khá

SL % SL %
0

0

29 58,3 5 14,7

TB

Yếu
SL % SL %
0

0

0

3. Kết luận, kiến nghị.
3.1. Kết luận.

-Thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ trên mọi mặt và tác động đến
nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng
xử, quy tắc ứng xử cũng phải thay đổi theo.
-Lứa tuổi học sinh là giai đoạn hình thành những giá trị nhân cách. Đặc biệt
là học sinh cấp III, các em giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tịi, muốn khám
phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống nên dễ bị lơi
kéo, kích động hoặc dễ học theo, bắt chước một số thói hư tật xấu du nhập từ thế
giới bên ngoài, từ mạng Internet…
- Sống trong xã hội phát triển, với xu thế tồn cầu hóa, con người cần phải
sớm được trang bị những kỹ năng cần thiết để hòa nhập với cộng đồng. Dạy kỹ
năng sống lại càng cần thiết đối với thế hệ trẻ vì các em là những chủ nhân tương
lai của đất nước. Giáo dục kỹ năng sống góp phần giáo dục tồn diện cho học
sinh.Kỹ năng sống tốt sẽ giúp học sinh vững vàng đối diện với mọi hồn cảnh, là
chìa khóa để các em mở ra cánh cửa thành cơng.Vai trị rất lớn khơng thể thiếu
bóng dáng của GVCN lớp, mặc dù giáo dục kỹ năng sống địi hỏi một q trình lâu
dài và liên tục.
3.2. Kiến nghị.
* Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo: Có những tài liệu thiết thực để giáo dục
kỹ năng sống cho học sinh trong trường trung học phổ thông.Chỉ đạo viết các
chuyên đề mang tính ứng dụng để giáo viên các trường học hỏi.
*Đối với Sở Giáo dục và đào tạo:
17

0


Cần tổ chức chuyên đề, hội thảo về tiết dạy có lồng ghép. Tích hợp kỹ năng
sống cho học sinh. Hàng năm các cuộc thi như giáo viên chủ nhiệm giỏi,…để giáo
viên các trường có tiếng nói chung về phương pháp và có điều kiện giao lưu học
hỏi kinh nghiệm của nhau.

Tiếp tục triển khai Chương trình BDTX cho giáo viên hàng năm để giúp
giáo viên bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như giúp cho giáo
viên tích lũy thêm kinh nghiệm trong giảng dạy kỹ năng sống cho học sinh.
*Đối với nhà trường và các tổ chức đoàn thể:
- Cần quan tâm sâu sát hơn vấn đề giáo dục kỹ năng sống của học sinh trong
nhà trường
- Tạo ra các sân chơi bổ ích cho các em được vui chơi, được thể hiện mình
- Tạo điều kiện tốt về chính sách cũng như cơ sở vật chất thuận lợi giúp giáo
viên có điều kiện tốt hơn trong công tác chủ nhiệm, cũng như công tác giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh.
- Thực hiện cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương – tình thương – trách
nhiệm” để mỗi thầy cơ giáo tự hồn thiện mình, xứng đáng là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo, để học sinh nhìn nhận, đánh giá người thầy với thái độ “trọng
thầy vì đạo đức của thầy”, “phục thầy vì kiến thức của thầy”, “q mến thầy vì
lịng độ lượng của thầy”.
- Tăng cường công tác giám sát giáo viên trong việc giáo dục các học sinh
thiếu hụt về kỹ năng sống khi phát hiện và biện pháp giáo dục.
- Trong quá trình giảng dạy cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh, để tận
tình giúp đỡ các em tiếp thu tốt nhất kiến thức của mình truyền đạt. Tích cực
nâng cao chất lượng giờ dạy, chú trọng yêu cầu hiệu quả việc lồng ghép nội
dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong tất cả các mơn học, giờ học.
- Tăng cường vai trị của tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh trong việc tổ
chức thực hiện “Nếp sống kỷ cương, các phong trào thi đua trong học tập, sinh
hoạt, các hoạt động nội, ngoại khóa, các hoạt động đền ơn, uống nước nhớ nguồn”.
Tôi thiết nghĩ, các biện pháp trên đây nếu được kết hợp thực hiện đồng bộ sẽ
tạo ra được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong quá
trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Trên đây là một số giải pháp mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy
và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm, tuy nhiên vẫn cịn
nhiều hạn chế và thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp

để bản sáng kiến kinh nghiệp của tôi ngày càng được hoàn thiện hơn.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Ngọc Lặc , ngày 10 tháng 4 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
khơng sao chép nội dung của người khác
Người viết
18


Hàn Thị Huyền

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
1

Tên tài liệu tham khảo
Tác giả Joseph Pred - Kỹ năng đối diện nguy hiểm - Biên dịch Nguyễn
Lê Hồi Ngun- NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh

2

Tác giả Nguyễn Khánh Phương – Rèn kỹ năng sống cho học sinh –
NXB Đại học Sư phạm

3
4

5

6

PGS TS. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), Nguyễn Thanh Huân, Nguyễn
Hoàng Xuân Huy, Nguyễn Thị Bích Thảo, Giang Thiên Vũ – Cẩm
nang phịng chống bạo lực học đường – NXB Giáo dục Việt Nam
Mô đun 35 BDTX-Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THPT
TS. Nguyễn Thanh Bình- Thử nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho học
sinh THPT, Tạp chí Khoa học số 6- Trường Đại học Sư phạm Hà Nối,
năm 2006
Tham khảo một số tài liệu trên mạng Internet
-Nguồn http:// Giáo dục và thời đại.edu.vn
-Nguồn http:// Tuổi trẻ.vn
-Nguồn http:// dân trí.com.vn

1



×