Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TIỂU LUẬN LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC Ý THỨC ĐẠO ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 12 trang )

A. MỞ ĐẦU
Trải qua một thời gian dài đổi mới nền kinh tế đất nước. Nền kinh
tế của nước ta hơm nay đã có nhiều bước tiến đáng kể so với thời kỳ
trước khi còn đặt nền kinh tế theo nối quan liêu bao cấp. Để có được sự
thành cơng như vậy không phải chỉ do sự thúc đẩy tự động của nền kinh
tế đơn thuần như: vốn, kĩ thuật, công nghệ,thị trường, mà trước hết là sự
đổi mới tư duy dám đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ
trương,chính sách và khoa học phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm
năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị văn
hố nhân loại. Điều đó có ý rằng chính đạo đức văn hố chính là một
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước trong quá trình đổi
mới. Vậy đạo đức là gì ? Đạo đức có tầm quan trọng thế nào trong nền
kinh tế, trong kinh doanh cuả nước ta. có thể nói rằng đạo đức là tổng hợp
những nguyên tắc chuẩn mực của xã hội.Nhờ đó con người tự giác điều
chỉnh hành vi của mình vì lợi ích xã hội, hạnh phúc con người trong mối
quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân tập thể trong toàn xã
hội. Đạo đức là chuẩn mực của mỗi hành vi, đó là thước đo giá trị của
mỗi con người, thật thà nhân hậu, đó là đạo đức .Thế còn đạo đức trong
kinh doanh là sao? Trong bài tiểu luận này em xin đề cập những vấn đề
đó:
1.Ý thức đạo đức là gì.
2.Vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
3.Tìm hiểu thực trạng về đạo đức kinh doanh của nước ta hiện nay.
4. Một số tiêu chuẩn trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam.
5. Những biện pháp giải quyết.

1


B.NỘI DUNG


PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC
1. THẾ NÀO LÀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC?
1.1 ý thức đạo đức là gì?
- Ý thức đạo đức là trình độ nhận thức của con người về những
hành vi ứng sử, về quan hệ người với người trong xã hội.
- Ý thức đạo đức là toàn bộ những quan niệm về thiện ác, tốt xấu,
lương thiện trách nhiệm, hạnh phúc, công bằng... và về những ứng xử
giữa những cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội, phản ánh tồn tại
xã hội dưới dạng quy tắc điều chỉnh hành vi của con người thông qua dư
luận xã hội.
- Ý thức đạo đức là một cấu trúc phức tạp bao gồm hệ thống tri
thức về giá trị và định hướng giá trị đạo đức, tình cảm và lý tưởng đạo
đức. Trong đó tình cảm đạo đức là yếu tố căn bản nhất.
1.2 Đạo đức là gì? Có thể nói, có nhiều quan điểm về đạo đức, dưới
đây em xin giới thiệu một số quan niệm chủ yếu.
a. Thuyết theo số đơng ( cịn gọi là thuyết vị kỷ đa số ) Thuyết này
do Seremy Senthlam và Soth Stuart Mill dựa vào thế kỉ 21, họ cho rằng
tiêu chuẩn đạo đức được đưa ra và phục vụ cho quyền lợi của số
(đông_đại )đa số trong xã hội. Do vậy các hành vi, các quyết định được
xem là có đạo đức nếu chúng phục tuân theo chuẩn mực và phục vụ lợi
ích của đại đa số trong sản xuất.
b.Tiếp cận theo quan điểm của chủ nghĩa cá nhân. Những người
tiếp cận theo quan điểm này cho rằng chỉ có các hành vi, hoạt động vì lợi
ích lâu dài của cá nhân con người thì mới là hành động có đạo đức. Quan
điểm này tôn trọng các giá trị đạo đức theo quan điểm cá nhân vì mọi cá
nhân và tất cả mọi người cùng hành động vì mục tiêu và lợi ích lâu dài
của mình thì cùng hướng tới đích.
c. Đạo đức tiếp cận trên phương diện công lý. Trên phương diện
công lý giá trị đạo đức trong các hành vi các quyết định được thể hiện
theo các tiêu chuẩn về sự bình đẳng, cơng bằng, cơng lý. Tuy nhiên trong

vấn đề này lại có các đánh giá khác nhau về giá trị cơng lý.
- Sự cơng bằng có phân biệt theo đối tượng, tức là sự đối sử không
phải hoàn toàn dựa trên các tiêu chuẩn luật pháp mà cịn có sự xem xét
đến hồn cảnh cụ thể của từng người vì khơng phải với bất kỳ người nào
phán xét theo luật pháp cũng đều công bằng và hợp lý.

2


- Sự cơng bằng tuyệt đối, có nghĩa là các luật lệ và quy định được
đặt ra một cách rõ ràng và phải được áp dụng một cách như nhau đối với
con người. Quan điểm này có phần đối lập với quan điểm trên.
- Sự công bằng theo nghĩa, phải được bồi hoàn hợp lý. Chẳng hạn
người bị hại phải được đền bù một cách xứng đáng, và người ta sẽ không
chịu trách nhiệm về những vấn đề xảy ra ngồi phạm vi quản lí của họ.
Những quan điểm tiếp cận trên đây, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể mà
được vận dụng và đưa đến phán xét về đạo đức và thể chế trong đạo đức
2. VẬN DỤNG ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
2.1.Tầm quan trọnh của việc vận dung đạo đức trong kinh doanh
Có thể nói, đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định, là
kiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức của hình thức xã hội, là bộ phận
cấu thành quan trọng bên trong kết cấu xã hội của loài người gắn bó chặt
chẽ với lợi ích của con người. Bởi vậy bản chất của đạo đức và đặc trưng
của nó là tính cơng luận xã hội. Các nhà triết học cổ đại ngày xưa coi đạo
đức như là pháp luật, tức là biểu hiện của cái đúng, cái tốt, cái chuẩn mực
để làm nhiệm vụ và vai trò điều chỉnh hành vi của con người, hoạt động
xã hội. Ví dụ như:Trong xã hội chiếm hữu nô lệ giai cấp tư sản muốn
thống trị, muốn nơ lệ phục tùng mình chúng khơng nhưng chỉ áp bức
bằng địn roi mà một phần nào đó chúng cũng thống trị bằng đạo đức.
Marx đã từng nói “điều kiện tồn tại của giai cấp thống trị, biểu hiện trong

luật pháp và đạo đức... bằng hình thức quan niệm (...). Các nhà tư tưởng
của giai cấp thống trị hoặc ít hoặc nhiều, về mặt luân lí đã biến chúng
thành những thư tồn tại độc lập nào đó... để phản đối cá nhân của giai cấp
bị áp bức, giai cấp thống trị đã để chúng lên thành chuẩn mự sống. Một là
để làm một thứ trang sức hoặc ý thức cho sự thống trị của mình. Hai là để
làm phương tiện đạo đức của sự thống trị này” (Marx, Angels .Toàn
Tập.T3,Tr 492). Điều kiện tồn tại của giai ấp thống trị nói ở đây chính là
quan hệ sản xuấtvà quan hệ sở hữu sản xuất của xã hội đương thời, nhưng
điều kiện này biểu hiện thành các quan niệm pháp luật, đạo đức... có
nghĩa là, quan niệm đạo đức được rút ra từ quan hệ xã hội và chế độ sở
hữu tư liệu sản xuất của một xã hội nhất định. Còn các nhà xã hội học và
kinh tế học ngày nay đã tổng thuật được mơt số lí thuyết kinh doanh như:
thuyết vị lợi, thuyết cứu cánh, thuyết về quyền.... mà con người thương áp
dùng để mang lại hiệu quả cho hoat động kinh doanh cho mình. Do đó
các quan niệm về sự cơng bằng lương tâm trở thành những gá trị phổ biến
trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Chính vì vậy, viêc vận
dụng ý thức đạo đức vào xã hội nói chung và trong kinh doanh nói riêng
là rất quan trọng.
2.2. Thể chế hoá đạo đức trong kinh doanh Trong thực tế kinh
doanh để điều chỉnh các hành vi theo các chuẩn mực đạo đức thì vấn đề
3


đạo đức cần phải được thể chế hố, qua đó mà kiểm soát và chi phối được
các hoạt động kinh doanh. Nội dung trong việc thể chế hoá này bao gồm
trong phạm vi xã hội
- Tăng cường phạm vi kiểm soát của luật pháp
Xây dựng những quy ước, quy tắc chung để thể hiện trong các
hoạt động kinh doanh
- Xây dựng hệ thống đánh giá về đạo đức trong phạm vi xã hội Xây dựng các nhóm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng b)Trong phạm vi

doanh nghiệp.
- Thành lập bộ phận chuyên quản lí về đạo đức. Bộ phận này làm
nhiệm vụ nghiên cứu đề ra các chính sách, quy tắc và thể chế về đạo đức,
áp dụng trong một tổ chức kinh doanh. Ban này cũng có vai trò như một
ban tư vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về phương diện đạo đức kinh
doanh - Xây dựng các quy chế về kinh tế đạo đức trong kinh doanh. Đó là
xét xử vi phạm các quy tắc đạo đức trong kinh doanh.
- Giáo dục đạo đức trong kinh doanh đó là thưc hiện chương trình
giáo dục về đạo đức trong doanh nghiệp các hình thức khác nhau như :
Phổ biến các quy chế và quy tắc đạo đức, mở các lớp bồi dưỡng về nhận
thức và quản lí việc thưc hiện các quy tắc đạo đức...
PHẦN 2: CÁC PHẠM VI CHỦ YẾU CỦA ĐẠO ĐỨC TRONG
KINH DOANH
1. Phạm vi xã hội: Trong phạm vi xã hội, phạm trù đạo đức thương
đề cập đến các vấn đề như: Thể chế xã hội, chuẩn mực giá trị của thể chế
đó, các quyền và các nghĩa vụ của con người trong hoạt động kinh doanh.
2.Phạm vi nhưng người có liên quan đến doanh nghiệp: Trong
phạm vi này, các vấn đề đạo đức được đưa ra và giải quyết trong mối
quan hệ giữa các đối tác, những người có liên quan mà lợi ích của họ gắn
liền với kết quả quá trình kinh doanh như: Các nhà cung ứng, các khách
hàng, người bỏ vốn kinh doanh.
3. Phạm vi doanh nghiệp: Đối với một doanh nghiệp, đạo đức kinh
doanh liên quan đến người lao động là trực tiếp, bao gồm quyền, nghĩa vụ
trong lao động, các quan hệ và lợi ích kinh tế của họ trong làm việc, trong
kinh doanh...
4. Trong phạm vi cá nhân: Vấn đề đạo đức ở đây được giải quyết
trong quan hệ giữa người với người trong kinh doanh như : lịng trung
thực, quan hệ chủ thợ, người quản lí và người bị quản lí.
5. Những quan điểm đánh giá phán xét đạo đức trong kinh doanh.
Phán xét một hành vi đạo đức là một vấn đề không đơn giản, vì nó bị chi

phối bởi nhiều yếu tố chủ quan mang tính cá nhân.Trong nhiều trường
4


hợp rât khó phán quyết một hành động nào đó là đúng hay sai, tốt hay
xấu...về đạo đức tồn tại mơt thưc tế là khơng có sự tuyệt đối trong quan
niệm về đạo đức.Về tốt xấu, đúng sai nhiêù khi câu trả lời mang tính cá
nhân của người có liên quan trực tiếp đến các quyết định về hành động
hay hành vi đó. Sự suy diễn logic để phán xét về đạo đức trong nhiều
trương hợp khơng có hiệu lực, tính tương đối này có thế bị chi phối bởi
nhưng quan điểm sau đây:
5.1. Thuyết tương đối đơn giản. Thuyết này cho rằng con người tự
nghĩ ra và đặt ra các tiêu chuẩn để từ đó phán xét các hành vi của chính
mình. Theo thuyết này, chúng ta ra các quyết định hay lựa chọn các hành
vi về đạo đức thường phức tạp. Rất quan trọng nhưng lại hoàn toàn mang
tính cá nhân và chỉ người trực tiếp ra các quyết định đó mới biết chắc hay
thấy được tính đúng sai của các quyết định đó, khó có thể được tranh luận
qua nhiều người Rõ ràng thì theo thuyết này vai trị cá nhân có ý nghĩa rất
quan trọng. Tuy nhiên, vấn đề này còn được thảo luận nhiều. Phải thấy rõ
một điều rằng, nếu xem xét vấn đề đạo đức như trên thì dựa vào cơ sở nào
để đánh giá giá trị đạo đức của các hành vi trên bình diện xã hội.
5.2.Thut tương đối về văn hố xã hội.
Lý thuyết tương đối về văn hoá xã hội cho rằng vấ đề đạo đức
mang tính chất tương đối, nó phụ thuộc vào điều kiện về văn hoá và xã
hội cụ thể. Hơn thế nữa, thuyết này còn cho rằng khơng có những tiêu
chuẩn chung nào có thể giúp chúng ta đưa ra những phán xét về đạo đức
trong một cộng đồng có những đặc trưng văn hố cụ thể, mà cách tốt nhất
mà ta hy vọng có thể có được là hiểu được các quy tắc và phong tục của
xã hội cụ thể. Theo thuyết này, chúng ta nên cố gắng hiểu được các tiêu
chuẩn hay tập quán đó thơi chứ làm sao có thể dùng bên ngồi phán xét

được. Thuyết tương đối về văn hố có thể áp dụng rộng rãi vì phạm vi
kinh doanh hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp là rất rộng trên phạm
vi toàn cầu, lúc họ phải hoạt động kinh doanh trên nhiều quốc gia, nhiều
dân tộc khác nhau. Cái cần thiết đối với họ phải hiểu được và dựa vào các
quy tắc cụ thể tại mỗi nơi đó. Nếu thuyết này là đúng thì trong điều kiện
như vậy, các doanh nghiệp cũng như các nhà quản lí chỉ có nghĩa vụ hiểu
và tôn trọng, chấp hành theo luật pháp và tập quán địa phương đó.
6. Các quan điểm khác.
Một câu hỏi đặt ra là: Theo quan điểm của thuyết tương đối có
hồn tồn đúng khơng? Bởi lẽ, các luật lệ hay tập qn nhiều khi mang
tính chất địa phương, khơng phản ánh hết hoặc có thể là mâu thuẫn đối
lập với các giá trị chung với tư cách giá trị của loài người. Trong trường
hợp như vậy, doanh nghiệp phải theo những tiêu chí nào? Điều này nhiều
trường hợp cũng tồn tại ngay cả trong bản thân một quốc gia một khu
vực. Một vấn đề nữa cũng phải suy nghĩ lại là:Tại các quốc gia khác nhau
5


đó, khơng phải bất kì hệ thống luật pháp nào của chính phủ cũng hồn
tồn phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp, dân cư trong xã hội.
Trong tình huống như vậy, doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn
trong việc lựa chọn những chuẩn mực để hành động. Trong kinh doanh
quốc tế, một trường hợp phức tạp khác đặt ra cho các doanh nghiệp. Đó là
khi có các bất đồng giữa các quốc gia khác nhau về lập trường quan điểm.
Doanh nghiệp đi theo phải này đương nhiên sẽ chống lại phái khác. Hành
động như vậy rất bất lợi trong kinh doanh, vậy doanh nghiệp phải làm thế
nào? Như vậy đạo đức trong kinh doanh là vấn đề không đơn giản, nhưng
lại không thể xem nhẹ khi thực hiện các hoạt động kinh doanh. Vấn đề
đặt ra cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các nhà kinh doanh là cần phải có
nhận thức và hiểu biiết rộng rãi về các góc độ khác nhau của vấn đề này.

Nhà doanh nghiêp không thể lảng tránh hay bỏ qua các vấn đề đạo đức
nhưng chỉ khi có hiểu biết và nhận thức rộng rãi thì mới có thể nâng cao
được khẳ năng trong ứng xử hành vi một cách có đạo đức.
PHẦN 3 : THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở NƯỚC
TA
1. Tình hình chung
Thực tiễn sau đổi mới kinh tế 10 năm ở nước Việt Nam đã xác
nhận rằng, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã giành được về kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo hướng
xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đang gặp phải một số những khó khăn tồn tại
do những thất bại vốn có của nền kinh tế thị trường sơ khai gây ra và do
những yếu kém của chúng ta trong quá trình thực hiện.Trong những khó
khăn tồn tại đó, chúng ta muốn nhấn mạnh thêm những sai lệch trong đạo
đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, một số nhà kinh doanh, một số
cơ quan quản lí và người lao động. Do vẫn đang phải cố gắng loay hoay
trên đường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có thể nói trừ các liên
doanh với nước ngồi, nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam vẫn cịn
chưa tạo dưng cho mình một triết lí kinh doanh chung. Cách kinh doanh
phản văn hoá như là: làm hàng giả, hàng nhái, bn lậu, lừa lọc trong
kinh doanh... cịn là phổ biến của nhiều doanh nghiệp mà các thông tin
đại chúng, cũng như trong các cuộc thảo luận của tổ chức nhà nước và
phi chính phủ, đã nêu như là các tệ nạn xã hội nổi cộm nhất. Nhiều nhà
kinh doanh nước ta vì muốn chạy theo lợi nhuận mà khơng chú ý tới đạo
đức, văn hố trong kinh doanh nên dẫn đến thói kinh doanh giả dối, sản
xuât hàng hoá kém chât lượng, tăng giá một cách tuỳ tiện vì lợi ích riêng
tư, nhập lậu, trốn thuế... điều này dã làm tổn thất ngân quỹ nhà nươc một
cách nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế đât nước. Kinh
doanh có văn hố và đạo đức nhằm mục đích đưa lợi ích thực tế cho cả
hai bên. Mua và bán trên tinh thần thoả thuận, dựa trên đạo đức (lương
thiện, thật thà ln giữ được chữ tín), trên sự lịch thiệp sự hấp dẫn nhau,

6


trên tinh thần tôn trọng chất lượng và định lượng của hàng hố chứ khơng
phải vì lợi ích riêng hay chạy theo lợi nhuận mà phản lại đạo đức kinh
doanh. Trên thực tế các nhà kinh doanh nước ta vẫn chưa chú ý tới sự cần
thiết và tất yếu của đạo đức kinh doanh. Trong hoạt động kinh doanh của
mình, những áp lực kinh tế, nhất là áp lực chạy theo lợi nhuận hiện không
làm cho các doanh nghiệp chú ý tới vấn đề đạo đức hoặc coi đó là yếu tố
phụ. Thực tiễn sự thành công của các nhà kinh doanh thế giới, và ở Việt
Nam đã cho phép chúng ta có thể khẳng định rằng kinh doanh theo đúng
chuẩn mực của đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết định sự thành cơng
bền vững trong kinh doanh. Chính vì vậy chúng ta cho rằng ở Việt Nam
muốn kinh doanh thành cơng kìm chế những tốn thất, thiệt hại cho cả nhà
kinh doanh cả người tiêu dùng và cả xã hội thì cần thiết phải xây dựng
đúng các chuẩn mực đúng về đạo đức kinh doanh. phải tạo cho mình một
phong cách kinh doanh riêng, có đạo đức và đậm đà bản sắc dân tộc, để
được dần dần từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Trong xu thế tồn
cầu hố hiện nay, đạo đức trong kinh doanh ngày càng trở thành mối quan
tâm chú ý đặc biệt của các nhà doanh nghiệp. Trong cuốn sách dự báo thế
kỉ 21 dày hơn 1000 trang của các nhà khoa học Trung Quốc khi đề cập
đến diện mạo của doanh nghiệp trong thế kỉ 21 đã đưa ra lời cảnh báo
rằng. Nếu xí nghiệp cứ kiên trì bằng mọi cách mà khơng chú ý tới yếu tố
văn hố đạo đức thì khơng thể tiếp tục phát triển được. Các nhà khoa học
đã kết luận rằng trong xã hội thông tin việc xây dựng văn hố trong kinh
doanh “đạo đức cịn quan trọng hơn sự phát triển kinh tế mũi nhọn và cải
thiện thể chế của xí nghiệp” ( xem sách đã dẫn, Tr443). Kinh tế và kinh
doanh ở Việt nam tuy cịn chưa phát triển mạnh nhưng điều đó khơng có
nghĩa khơng cần thiết quan tâm tới đạo đức trong phát triển trong kinh
doanh. Trái lại các doanh nghiệp cần thiết và có thể sớm tạo dựng sắc thái

đạo đức trong hoạt động kinh doanh của mình. Nếu có định hướng và
thực hiện tốt hơn đây sẽ là lợi thế của nước đi sau để sớm bắt kịp cũng
như hội nhập nền kinh tế thế giới.
2.Một số tiêu chuẩn trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở Việt
Nam hiện nay.
-Thực hiện đầy đủ quyền của mình trong tồn bộ quá trình kinh
doanh và các văn bản dưới luật như: pháp lệnh, nghị định và các chính
sách chế độ nhà nước và phải chủ động phát hiện. Đề xuất với nhà nước
bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp lí để tiến tới kinh doanh đúng pháp
luật.
- Trong kinh doanh, doanh nghiệp phải đưa ra 3 vấn đề: sản xuất
cái gì? sản xuất cho ai? phải xác định mục tiêu, đề ra những phương
hướng cụ thể.

7


- Phải sử dụng nguồn lực một cách đầy đủ và hợp lí để mang lại lợi
ích tối đa cho doanh nghiệp của mình, cho người lao động và cho xã hội.
- Xây dựng các mối quan hệ hợp tác bình đẳng trong kinh doanh,
phát triển cạnh tranh lành mạnh trong cộng đồng kinh doanh, giữa các
thành phần kinh tế với nhau, cạnh tranh để thúc đẩy nhau phát triển,
không có cạnh tranh khơng có phát triển, nhưng phải cạnh tranh bình
đẳng theo pháp luật. Nhà nước phải có biện pháp hữu hiệu để chống buôn
lậu, làm hàng giả, hối lộ, trốn lậu thuế, tham nhũng, cửa quyền, độc
quyền, cạnh tranh phải bằng sức mạnh của hàng hoá trên thị trường chứ
không phải cạnh tranh bằng quyền lực, bằng sự áp đặt, bằng sự ưu đãi,
chèn ép.
- Trong kinh doanh trước hết các chủ kinh doanh phải chữ tín cho
khách hàng của mình, đối với người lao động làm việc cho mình, tin

tưởng ở họ khuyến khích tính sáng tạo và tài năng của mọi người trong
những công việc cụ thể được giao, có chính sách và biện pháp khuyến
khích bằng vật chất và tinh thần đúng mức đối với thành quả lao động mà
họ đem lại cho doanh nghiệp. Kính trọng và đối xử cơng bằng đối với
người lao động.
- Các nhà kinh doanh phải biết lấy tiêu chuẩn năng suất chất lượng,
giá thành, lợi nhuận, hiệu quả để đánh giá những thành cơng, thất bại của
mình và trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của lao động theo kết quả của họ.
Trung thành và nhất quán trong công việc và giữ mối liên hệ tin cậy bền
vững với người lao động. Doanh nghệp phải là chỗ dựa tin cậy của người
lao động và ngược lại.
PHẦN IV: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Để xây dựng và thực hiện đày đủ những tiêu chuẩn để đạo đức
trong kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng theo con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chúng ta cần:
- Sớm hình thành được mơn học về đạo đức kinh doanh để tổ chức
giáo dục cho các đối tượng khác nhau, như sinh viên, các cán bộ, nhân
viên của các doanh nghiệp và các viên chức nhà nước.
- Phải vận dụng tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh vào việc giáo dục
trong các mơn khoa học chun nghành cho thích hợp.
- Phải đưa tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh vào các văn bản pháp
luật, trong các chính sách chế độ của nhà nước và của nghành, trong các
điều lệ và nội quy hoạt động của doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh trong mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.

8


- Tiến hành kiểm tra, đánh giá, khen thưởng và xử phạt đúng mức

với những người tổ chức làm tốt hoặc vi phạm.
- Phải tiến hành xây dựng trung tâm quốc gia nghiên cứu và tư vấn
về đạo đức kinh doanh và tham gia vào các tổ chức quốc tế về đạo đức
kinh doanh.

9


C. KẾT LUẬN
Mọi nền sản xuất suy cho cùng đều nhằm thoả mãn nhu cầu ngày
càng cao các lợi ích vật chất và tinh thần của con người. Đó vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy hành động của con người. Nhưng sản xuất
kinh doanh dù thế nào đi chăng nữa thì lợi ích trực tiếp vẫn là lợi ích vật
chất khơng ai tiến hành sản xuất kinh doanh mà khơng mong muốn thu
lợi nhuận, đó vừa là mục đích vừa là điều kiện để sản xuất kinh doanh tồn
tại và phát triển . Trong thực tế để hoạt động sản xuất kinh doanh, con
người ngoài việc sử dụng các tri thức kỹ năng đòi hỏi còn phải sử dụng
yếu tố tự nhiên, xã hội đặc biệt là việc sử dụng đúng chuẩn mực đạo đức
trong kinh doanh. Nếu khơng có tác động của yếu tố này thì cùng với việc
tạo ra lợi nhuận có thể xẩy ra những hậu quả xã hội to lớn như quan hệ
kinh doanh mang tính chụp giật, lừa đảo bóc lột phản kháng….Con người
có thể vì lợi nhuận mà bất chấp tất cả để phạm tội. Đã có một số người
thừa nhận rằng, đời sống kinh tế thị trường làm cản trở khả năng phát
triển tinh thần đạo đức. Nhưng nếu chúng ta biết coi trọng quy tắc công
bằng, thành thực vào kinh doanh xã hội sẽ không bao giờ trở thành thị
trường lớn mà trong đó có sự lừa dối và phạm tội cả. Như vậy việc xây
dựng chuẩn mực đạo đức vào trong kinh doanh là một vấn đề đặc biệt
quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay, nhất là đối với các doạnh
nghiệp. Họ cần phải xây dựng được một số tiêu chuẩn và đạo đức trong
kinh doanh để hoạt động kinh doanh trở thành sự kết hợp giữa cái thiện,

cái đẹp, cái tâm chứ khơng vì lợi ích thấp hèn làm mất đi nhân cách của
người kinh doanh Là sinh viên của trường quản lý kinh doanh là một
người quản lý kinh doanh tương lai, em xin hứa sẽ trau dồi kiến thức và
đạo đức để trở thành một ngời quản lý giỏi, góp sức mình vào công cuộc
đổi mới và xây dựng đất nước.

10


D.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh (NXBGD, HN
1997).
2. Văn hoá trong kinh doanh...
3. Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường
TTKHXH,HN 1996.

11


Mục lục
Lời mở đầu
Phần nội dung
Phần 1 : những vấn đề về ý thức đạo đức Thế nào là ý thức đạo đức
Vận dụng đạo đức trong kinh doanh Phần 2 : Các phạm vi chủ yếu của
đạo đức trong kinh doanh Phạm vi xã hội Phạm vi những người có liên
quan đến doanh nghiệp Phạm vi doanh nghiệp Phạm vi cá nhân Những
quan điểm đánh giá phán xét đạo đức trong kinh doanh Các quan điểm
khác Phần 3 : Thực trạng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay Tình
hình chung Một số tiêu chuẩn trong việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở
Việt Nam hiện nay. Biện pháp giải quyết Lời kết Danh mục tài liệu tham

khảo Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
docThực trạng đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện

12



×