Tải bản đầy đủ (.docx) (145 trang)

(LUẬN văn THẠC sĩ) các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến sự hài LÒNG của THỰC tập SINH kỹ NĂNG VIỆT NAM với DỊCH vụ TUYỂN CHỌN đào tạo NGUỒN NHÂN lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.53 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC
TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN
- ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH – EMBA

NGUYỄN THỊ NGỌC THANH

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC
TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN
– ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC LÀM VIỆC TẠI NHẬT BẢN

Ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Ngọc Thanh
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Hằng

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Thực
tập sinh kỹ năng Việt Nam với dịch vụ Tuyển chọn - Đào tạo nguồn nhân lực làm việc
tại Nhật Bản" được nghiên cứu nghiêm túc và trung thực dưới sự hướng dẫn khoa học
từ Ts. Nguyễn Thu Hằng.
Trong luận văn, các số liệu được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng. Từ
đó, kết quả được phân tích khách quan. Kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa
từng được công bố ở nghiên cứu nào trước đây, đồng thời cũng không sao chép kết quả
từ bất kỳ luận văn nào.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm
2021
Người thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Thanh

i


LỜI CẢM ƠN
Thông qua luận văn, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường Đại học Ngoại
Thương cùng thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc học tập và nghiên cứu
thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thu Hằng đã tận tình, tận
tâm, tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tơi rất nhiều đến khi hồn thiện luận văn. Đồng thời, tôi
cũng xin cảm ơn tất cả những Thực tập sinh đã tham gia thảo luận, góp ý và thực hiện
khảo sát rất nhiệt tình để tơi có thể thuận lợi thu thập và phân tích kết quả.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng luận văn vẫn sẽ cịn những hạn chế chủ quan
và khách quan. Vì vậy, rất mong q Thầy/Cơ, q bạn đọc có thể cho tơi những góp
ý, nhận xét để tơi khắc phục những thiếu sót và có thể hồn thiện luận văn tốt hơn.

Xin trân trọng cảm ơn.

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG......................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................................. 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài................................................. 4
1.3 Mục tiêu, câu hỏi và ý nghĩa của nghiên cứu..................................................................... 5
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 5
1.5 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................ 6
1.6 Kết cấu của luận văn.................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC
TẬP SINH KỸ NĂNG VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO............................... 8
2.1 Khái niệm liên quan Chế độ Thực tập sinh kỹ năng dành cho người nước ngoài
tại Nhật Bản............................................................................................................................................ 8
2.1.1 Chế độ Thực tập kỹ năng đối với người nước ngoài.............................................. 8
2.1.2 Nội dung thực tập trong 5 năm tại Nhật Bản............................................................. 8
2.1.3 Khái niệm về Thực tập sinh kỹ năng, Cơ quan phái cử, Đoàn thể giám sát,
Xí nghiệp tiếp nhận......................................................................................................................... 9
2.1.4 Phương thức tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng....................................................... 10
2.1.5 Các Luật và văn bản pháp lý áp dụng đối với chương trình TTS kỹ năng Việt


Nam.................................................................................................................................................... 11
2.1.6 Chuỗi cung ứng của ngành............................................................................................. 13
2.2 Dịch vụ và dịch vụ tuyển chọn-đào tạo.............................................................................. 14
2.2.1 Khái niệm về dịch vụ........................................................................................................ 14
2.2.2 Đặc điểm của dịch vụ....................................................................................................... 15
2.2.3 Khái niệm về dịch vụ tuyển chọn – đào tạo............................................................. 16
iii


2.3Chất lượng dịch vụ ........................................................

2.3.1Khái niệm chất lượng
2.3.2Các mơ hình về chất

2.3.3Yếu tố chất lượng tro

2.4Sự hài lòng của khách hàng ..........................................

2.4.1Khái niệm về sự hài l

2.4.2Khác biệt giữa khách
2.4.3Mối quan hệ giữa sự

2.4.4Mơ hình và giả thuyế
Sơ kết chương 2 ............................................................................................................
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA THỰC TẬP
SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO..........

3.1Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................


3.1.1Quy trình nghiên cứu

3.1.2Quy trình nghiên cứu

3.2Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu........................

3.3Kế hoạch phân tích dữ liệu ...........................................

3.3.1Phân tích hệ số Cron

3.3.2Phân tích tương quan
Sơ kết chương 3 ............................................................................................................
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA
THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO
TẠO ...............................................................................................................................
4.1 Tổng quan về ngành xuất khẩu lao động ...........................................................

4.1.1Tình hình Lao độn
4.1.2Tình hình phải cử

4.1.3Thực trạng Công t
4.2 Mô tả mẫu của nghiên cứu ..................................................................................

4.2.1Độ tuổi ................

4.2.2Giới tính ..............
iv


4.2.3 Nơi sinh sống....................................................................................................................... 52

4.2.4 Phí tham gia chương trình.............................................................................................. 53
4.2.5 Nguồn tiền để tham gia chương trình......................................................................... 54
4.2.6 Vùng miền công ty phái cử............................................................................................ 55
4.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo....................................................................................... 56
4.3.1 Tổ chức phỏng vấn (PV)................................................................................................. 56
4.3.2 Cơ sở vật chất (CS)........................................................................................................... 56
4.3.3 Tổ chức đào tạo (DT)....................................................................................................... 57
4.3.4 Công tác hành chánh-giải quyết vấn đề (HC)......................................................... 57
4.3.5 Đội ngũ nhân viên/ giáo viên (NV)............................................................................. 58
4.3.6 Chi phí tham gia chương trình (CP)............................................................................ 59
4.3.7 Sự hài lịng (HL)................................................................................................................ 59
4.4 Phân tích tương quan và hồi quy bội................................................................................... 60
4.4.1 Xác định biến độc lập và biến phụ thuộc.................................................................. 60
4.4.2 Phân tích mối tương quan giữa các nhân tố............................................................. 61
4.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính bội................................................................................... 62
Sơ kết chương 4...................................................................................................................................... 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA
THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VIỆT NAM VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO
TẠO.............................................................................................................................................................. 68
5.1 Kết luận các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Thực tập sinh kỹ năng Việt
Nam.......................................................................................................................................................... 68
5.2 Đề xuất nâng cao mức độ hài lòng của Thực tập sinh kỹ năng Việt NAM khi tham

gia chương trình thực tập tại Nhật Bản đối với dịch vụ Tuyển chọn – đào tạo..........71
5.2.1 Thống kê mô tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Cơ sở vật chất”........................71
5.2.2 Thống kê mơ tả và đề nhóm nhân tố “Tố chức phỏng vấn”.............................. 74
5.2.3 Thống kê mơ tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Tổ chức đào tạo”..................... 75
5.2.4 Thống kê mô tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Cơng tác hành chánh – giải
quyết vấn đề”.................................................................................................................................. 77
5.2.5 Thống kê mô tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Đội ngũ nhân viên / giáo viên”


80
v


5.2.6 Thống kê mơ tả và đề xuất về nhóm nhân tố “Chi phí tham gia chương trình”

83
5.3 Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................................. 84
Sơ kết chương 5...................................................................................................................................... 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Khảo sát tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của Thực tập sinh kỹ
năng Việt Nam.
Phụ lục 2: Khảo sát tìm ra biến quan sát tác động đến sự hài lòng của Thực tập sinh kỹ
năng Việt Nam.
Phục lục 3: Bảng khảo sát "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của thực tập sinh
kỹ năng Việt Nam với dịch vụ tuyển chọn - đào tạo nguồn nhân lực làm việc tại Nhật
Bản".
Phụ lục 4: Các kết quả trực tiếp từ phần mềm SPSS

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4

5
6

7

8

9
10
11

12
13
14
15
16
17


18

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Số lượng TTS tại Nhật Bản theo quốc tịch năm 2019 ..................................
Bảng 4.2: Ba nước đứng đầu về số lượng người lao động tại Nhật Bản (tính đến tháng
10 năm 2018) ................................................................................................................. 42

Bảng 4.3: Các loại tư cách lưu trú chính của người lao động (tính đến tháng 10 năm

2018) ..............................................................................................................................
Bảng 4.4: Số lượng TTS Nước ngoài tại Nhật Bản theo độ tuổi ..................................
Bảng 4.5: Tỷ lệ TTS nước ngoài tại Nhật Bản theo ngành nghề. .................................
Bảng 4.6: Các tỉnh có nhiều người Việt Nam (tháng 12 năm 2018) .............................
Bảng 4.7: Thống kê mẫu theo Độ tuổi ..........................................................................
Bảng 4.8 : Thống kê mẫu theo Giới tính .......................................................................
Bảng 4.9 : Thống kê mẫu theo Nơi sinh sống ...............................................................
Bảng 4.10 : Thống kê mẫu theo Phí tham gia chương trình ..........................................
Bảng 4.11: Thống kê mẫu theo Nguồn tiền để tham gia chương trình .........................
Bảng 4.12: Thống kê mẫu theo vùng miền công ty phái cử ..........................................
Bảng 4.13: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Tổ chức phỏng vấn (PV) ...........
Bảng 4.14: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Cơ sở vật chất (CS) ...................
Bảng 4.15: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Tổ chức đào tạo (DT) ................
Bảng 4.16: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Công tác hành chánh-giải quyết vấn

đề (HC) ..........................................................................................................................
Bảng 4.17: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Đội ngũ nhân viên/ giáo viên (NV)
....................................................................................................................................... 62
Bảng 4.18: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Chi phí tham gia chương trình (CP)
....................................................................................................................................... 63

Bảng 4.19: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Sự hài lịng (HL) .......................
Bảng 4.20: Kết quả phân tích độ tin cậy của nhân tố Độc lập và Phụ thuộc ................
Bảng 4.21: Ma trận tương quan giữa các nhân tố .........................................................
2

Bảng 4.22: Tổng kết mơ hình theo R ...........................................................................
Bảng 4.23: Phân tích phương sai ANOVA ...................................................................
Bảng 4.24: Thống kê phân tích các hệ số hồi quy .........................................................
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết ......................................................................

viii


Bảng 5.1: Thống kê mô tả nhân tố Cơ sở vật chất (CS)............................................................ 55
Bảng 5.2: Thống kê mô tả nhân tố Tố chức phỏng vấn (PV).................................................. 55
Bảng 5.3: Thống kê mô tả nhân tố Tổ chức đào tạo (DT)........................................................ 56
Bảng 5.4: Thống kê mô tả nhân tố Công tác hành chánh – giải quyết vấn đề (HC)......57
Bảng 5.5: Thống kê mô tả nhân tố Đội ngũ nhân viên / giáo viên (NV)............................57
Bảng 5.6: Thống kê mô tả nhân tố Chi phí tham gia chương trình (CP)............................58
Bảng 5.7: Thống kê mơ tả nhân tố Sự hài lịng (HL)................................................................. 59
DANH MỤC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ khái quát chế độ Thực tập kỹ năng..................................................................... 1
Hình 2.1: Mơ hình phái cử người lao động từ nước ngồi sang Nhật Bản........................10
Hình 2.2: Chuỗi cung ứng của ngành............................................................................................... 13
Hình 2.3: Mơ hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ của Parasuraman...........................19
Hình 2.4: Mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ của Parasuraman và cộng sự 1988.....21
Hình 2.5: Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lịng khách hàng.............................. 27
Hình 2.6: Mơ hình nghiên cứu được đề xuất................................................................................. 29
Hình 4.1: Tỷ lệ theo quốc tịch TTS nước ngoài tại NB năm 2019....................................... 40
Hình 4.2: Tỷ lệ TTS Nước ngồi tại Nhật Bản theo độ tuổi (năm 2019)...........................44
Hình 4.3: Tỷ lệ TTS nước ngồi tại Nhật Bản theo giới tính (năm 2019)..........................44
Hình 4.4: Cơ cấu người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quý 2/2021 (%)........47
Hình 4.5: Biểu đồ tần suất của phần dư chuẩn hóa..................................................................... 67
Hình 4.6: Biểu đồ tần số P – P plot về phân phối chuẩn của phần dư.................................. 67
Hình 4.7: Kết quả kiểm định mơ hình kết quả nghiên cứu...................................................... 71

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
 Xuất khẩu lao động và tầm quan trọng của Xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động trong tiếng Anh là Labor Export - đây là hoạt động kinh tế
thuộc nhóm ngành xuất khẩu lao động có tổ chức đưa người lao động tới một quốc
gia, lãnh thổ khác để làm việc trong thời gian nhất định để có thể thu lệ phí từ bên
nhập khẩu lao động. Đây được coi như một hoạt động kinh tế góp phần thúc đẩy
phát triển nguồn nhân lực, giải quyết được việc làm tạo thêm thu nhập để nâng cao
trình độ kinh tế xã hội, tăng giá trị thu nhập ngoại tệ.
Xuất khẩu lao động hiện nay ngày càng khẳng định được vai trò và ưu thế của
một phương thức đổi mới giúp nguồn lao động của Việt Nam có giá trị hơn. Xóa đói
giảm nghèo bền vững đồng thời thúc đẩy sự luân chuyển giá trị nguồn ngoại tệ để
góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với hơn 500.000 lao động và các
chuyên gia đang hoạt động làm việc tạo hơn 50 quốc gia và cùng lãnh thổ trên tồn
thế giới ở 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Việt Nam đang trong danh sách top đầu
các nước có tỉ lệ người xuất khẩu lao động cao nhất. Trong thời điểm hiện tại, lao
động Việt đang chiếm lĩnh nguồn lao động cao nhất tại các thị trường: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan và một số những quốc gia khác. Xuất khẩu lao động cịn là
cơng cụ để chuyển giao trí tuệ, cơng nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp học hỏi, đào
tạo được đội ngũ lao động có chất lượng, nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong
công nghiệp cho người lao động, đồng thời tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế
giữa nước ta với các nước trên thế giới (SLĐTB&XH, 2021).
Chế độ thực tập kỹ năng cho người nước ngồi là hình thức phát triển cao hơn so
với XKLĐ, vốn có tiền thân là một chương trình huấn luyện ra đời từ nửa sau thập niên
1960 tại Nhật Bản nhằm phục vụ cho mục đích đào tạo nhân viên bản xứ của các cơng
ty con ở nước ngồi. Chương trình này đã được đánh giá cao và được luật hóa vào năm
1993 nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc chuyển giao những kỹ năng, kỹ
thuật hay kiến thức (gọi tắt là các kỹ năng) đã tích lũy của Nhật Bản cho các khu vực
đang phát triển để góp phần "phát triển nguồn nhân lực" cho các khu vực
1



đó. Chế độ này cịn có tác dụng đem lại cho doanh nghiệp tiếp nhận những hiệu quả
như tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài, quốc tế hóa hoạt
động sản xuất kinh doanh và thổi luồng sinh khí mới vào nội bộ doanh nghiệp
(Jitco,2016, tr.10).
Hình 1.1 mơ tả khái qt mục đích và ý nghĩa của chế độ thực tập kỹ năng đối
với sự phát triển kinh tế của khu vực.

(Nguồn: Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế)

Hình 1.1: Sơ đồ khái quát chế độ Thực tập kỹ năng

Nhu cầu lao động của Nhật Bản và mục tiêu của ngành tại Việt
Nam:
Năm 2020, do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chỉ đưa được 78.000 lao động đi
làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Mặc
dù số lượng lao động phái cử sang nước ngoài làm việc khơng đạt chỉ tiêu ban đầu
nhưng đã góp phần vượt chỉ tiêu của ngành giai đoạn 2016-2020. Tổng số lao động làm
việc ở nước ngoài từ năm 2016 đến năm 2020 là 635.078 người, bằng 127% kế hoạch
(VAMAS, 2021). Theo thống kê của OTIT- Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (2019),
Tương lai trong 5 năm tới, Nhật Bản sẽ cần nhiều lao động trong các lĩnh vực mỗi năm:
điều dưỡng (cần 50~60 nghìn lao động), vệ sinh tịa nhà (cần 28~37 nghìn lao động),
thực phẩm (cần 26~34 nghìn lao động), xây dựng (cần 30~40 nghìn lao động), nơng
nghiệp (18~34 nghìn lao động). Đồng thời, theo mục tiêu của Dolab-Cục Lao động
ngoài nước (năm 2020), ngành sẽ đưa 90.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài từ năm
2021 đến 2022, phù hợp với tình hình bình thường mới trong việc
2


phịng ngừa và kiểm sốt COVID-19, tập trung vào thị trường có thu nhập cao, ổn

định. Theo đó, thị trường Nhật Bản sẽ chiếm 50% mục tiêu (xấp xỉ 45.000 lao động).

 Tình hình thất nghiệp của lao động Việt nam 2021 và các vấn đề của
lao
động Việt Nam tại Nhật Bản
Số người trong độ tuổi lao động thất nghiệp quý I / 2021 là 1,09 triệu người;
quý II / 2021 là 1,17 triệu người và quý III / 2021 là 1,7 triệu người, bao gồm cả lao
động phổ thông, sơ cấp, trung cấp, đại học, cao đẳng,... Thanh niên chiếm khoảng
33,3% (Bộ LĐTBXH, 2021). Bên cạnh những khó khăn khách quan, cũng có những
yếu tố chủ quan tác động tiêu cực đến công tác đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài như một số người lao động Việt Nam thiếu ý thức chấp hành pháp luật,
kỷ luật lao động, tự ý bỏ việc hoặc hết hạn hợp đồng, không về nước mà tiếp tục
làm việc, cư trú bất hợp pháp, một số công ty chưa làm tốt công tác tuyển chọn, đào
tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngồi… (VAMAS, 2021).
Tóm lại, để thực hiện mục tiêu cấp thiết của ngành và của thị trường, đồng thời
khắc phục những tồn tại chủ quan ở trên, thì việc thu hút và đào tạo định hướng lao
động rất quan trọng đối với 2 nước Việt Nam – Nhật Bản nói chung và với các doanh
nghiệp phái cử lao động tại Việt Nam nói riêng. Đối với các doanh nghiệp phái cử lao
động, có 2 đối tượng khách hàng chính, đó là: người lao động Việt Nam và đối tác phía
Nhật (các cơng ty tiếp nhận lao động). Trong khuôn khổ bài viết này, người viết nghiên
cứu sự hài lòng của đối tượng khách hàng là người lao động Việt Nam.
Và để thu hút được đối tượng khách hàng là người lao động, thì cần nâng cao sự
hài lịng của họ khi tham gia chương trình từ quá trình đăng ký trước trúng tuyển, đến
quá trình phỏng vấn đào tạo trước nhập cảnh và quá trình làm việc sinh sống tại Nhật.
Đây cũng mục tiêu quan trọng của ngành. Do đó, người viết chọn đề tài: "Các

nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng Việt Nam với
dịch vụ Tuyển chọn - Đào tạo nguồn nhân lực làm việc tại Nhật Bản" với mục
tiêu nhằm góp phần giải quyết vấn đề cung-cầu nguồn lao động giữa Việt Nam và
Nhật Bản, đồng thời góp phần cải thiện thu nhập của lao động Việt Nam, và hỗ trợ

các công ty phái cử trong ngành có thêm tư liệu để tham khảo, cải tiến cách làm
hiện tại để TTS hài lịng hơn và tìm được nhiều cơ hội tốt hơn cho họ.
3


1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu và tính mới của đề tài
 Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Trong phạm vi tìm hiểu của người viết, hiện nay trong nước có rất nhiều cơng
trình nghiên cứu về mức độ hài lịng của khách hàng với các loại hình dịch vụ. Ví
dụ như:
Đối với dịch vụ ngân hàng, có nghiên cứu: Võ Hoài Linh (2019), Trần Thị
Hiền
Dung (2014) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ của các ngân
hàng thương mại
- Đối với dịch vụ y tế, có các nghiên cứu: Nguyễn Bá Anh (2012), Trần Thị Hà Giang
(2011) nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại

các bệnh viện
- Đối với dịch vụ Giáo dục, có các nghiên cứu: Nguyễn Bảo Khanh (2017), Phạm
Thế Châu (2018) nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên, học sinh khi sử dụng dịch
vụ giáo dục, đào tạo tại các trường đại học
- Đối với lĩnh vực nhân sự, có các nghiên cứu: Nguyễn Thị Thùy Trang (2019),
Đặng Hồng Vương (2016), Lê Thái Phong (2015) nghiên cứu sự hài lòng của nhân
viên khi làm việc tại cơng ty.
Đối với cơng trình nghiên cứu ngồi nước, hiện tại người viết cũng tìm hiểu các
bài viết học thuật của các tác giả Nhật Bản nghiên cứu về thực tập sinh nước ngồi nói
chung và về Việt Nam nói riêng, cũng như các điều tra thống kê của các tổ chức liên
quan. Ví dụ như: Nghiên cứu của Nakahara Sakoto (2020) về năng lực tiếng Nhật của
thực tập sinh Việt Nam; Miyatani Atsumi (2019) về nhận thức đối với nghề nghiệp của
thực tập sinh Việt Nam; Ochiai Misako (2010) về ý thức thực tế sinh hoạt của thực tập

sinh nước ngoài tại Nhật Bản; Hiệp hội Thực tập kỹ năng quốc tế-Otit (2019) với các
thống kê khảo sát về thực tập sinh Việt Nam và các nước khác; The Japan Institute for
Labour Policy and Training (2016) với Điều tra liên quan việc tiếp nhận thực tập sinh
kỹ năng làm việc tại Nhật và các bài viết học thuật khác.
4


 Tính mới của đề tài
Liên quan đến lĩnh vực dịch vụ, giáo dục có nhiều nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước khác nhau. Tuy nhiên, ở các bài nghiên cứu trong nước, đối với
lao động phổ thơng làm việc tại nước ngồi, hiện chưa tìm thấy bài nghiên cứu về
mức độ hài lòng của đối tượng này. Đối với các bài nghiên cứu quốc tế, cũng chưa
tìm thấy một nghiên cứu cụ thể nào về sự hài lịng của thực tập sinh quốc tế nói
chung và thực tập sinh Việt Nam nói riêng đối với việc thực tập tại Nhật Bản. Do
đó, có thể thấy được tính mới trong luận văn này.
1.3 Mục tiêu, câu hỏi và ý nghĩa của nghiên cứu
Mục tiêu chung
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng
Việt Nam với dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo nguồn lao động làm việc tại Nhật Bản.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động Việt nam khi sử
dụng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo tại Việt Nam để tham gian chương trình TTS

kỹ năng.
- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của Thực tập sinh
đối với dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo tại Việt Nam
Dựa trên kết quả thu được, đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao sự
hài lòng
của Thực tập sinh kỹ năng khi sử dụng dịch vụ Tuyển chọn–Đào tạo tại Việt Nam
Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi thứ nhất: Các nhân tố nào tác động đến sự hài lòng của TTS kỹ
năng về
chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo tại Việt Nam ?
- Câu hỏi thứ hai: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của TTS kỹ
năng về chất lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo tại Việt Nam như thế nào ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


5


- Sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng khi sử dụng dịch vụ Tuyển chọn-Đào tạo tại
Việt Nam. Luận văn tập trung vào đối tượng là những người lao động (người sử
dụng dịch vụ Tuyển chọn-Đào tạo) trước khi đi và đã đi tu nghiệp tại Nhật Bản.
Phạm vi về khơng gian
- Luận văn phân tích và đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của lao động
Việt Nam khi tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản đối với chất
lượng dịch vụ Tuyển chọn – Đào tạo tại các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ này tại
Việt Nam.
Phạm vi về thời gian
- Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thu thập trong năm 2021 (đối với thực tập sinh đã
và đang chuẩn bị sang Nhật từ năm 2016 hoặc đã về nước từ năm 2018)
1.5 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp và thứ cấp)
 Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến ngành tại các cổng thông tin
của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước
(DOLAB), Hiệp hội thực tập sinh kỹ quốc tế (OTIT), Hiệp hội Xuất khẩu lao

động Việt Nam (VAMAS), Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế (JITCO). Một
số dữ liệu được giữ ngun, một số dữ liệu được tính tốn lại để nhận định
trong bài.

-

Phương pháp phân tích
 Nghiên cứu định tính được thực hiện thơng qua thảo luận với 10 TTS kỹ
năng đã từng tham gia chương trình TTS kỹ năng làm việc tại Nhật và 5
nhân sự có kinh nghiệm làm việc trên 5 năm trong lĩnh vực xuất khẩu sức lao
động tại VN. Sau đó, đưa ra thang đo chính.
 Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng khảo sát online các TTS đang
ở Nhật Bản và Việt Nam với cỡ mẫu là 215. Từ đó, kiểm định thang đo, phân
tích các nhân tố, phân tích mơ hình hồi quy bộ để hiệu chỉnh thang đo và đưa
ra mơ hình chính thức.

6


1.6 Kết cấu của luận văn
Với các mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu trên, cấu trúc luận văn gồm

5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng với
dịch vụ Tuyển chọn Đào tạo
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng Việt
Nam với dịch vụ Tuyển chọn Đào tạo
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng Việt
Nam với dịch vụ Tuyển chọn Đào tạo

Chương 5: Kết luận và đề xuất nâng cao sự hài lòng của thực tập sinh kỹ năng Việt
Nam với dịch vụ Tuyển chọn Đào tạo

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA
THỰC TẬP SINH KỸ NĂNG VỚI DỊCH VỤ TUYỂN CHỌN ĐÀO TẠO
2.1 Khái niệm liên quan Chế độ Thực tập sinh kỹ năng dành cho người nước
ngoài tại Nhật Bản
2.1.1 Chế độ Thực tập kỹ năng đối với người nước ngoài
Chế độ thực tập kỹ năng cho người nước ngoài là một chế độ được xây dựng tại
Nhật Bản vào năm 1993 nhằm mục đích góp phần "phát triển nguồn nhân lực" gánh
vác trọng trách phát triển nền kinh tế của các khu vực đang phát triển, ... thông qua việc
chuyển giao những kỹ năng, kỹ thuật hay kiến thức đã tích lũy của Nhật Bản cho các
khu vực đó. Từ tháng 11 năm 2017, “Luật về việc thực hiện đúng đắn chế độ thực tập
kỹ năng và việc bảo hộ thực tập sinh kỹ năng” (gọi tắt là “Luật Thực tập kỹ năng”)
được thực thi và một chế độ thực tập kỹ năng mới đã được bắt đầu (JITCO, 2016).

"Chế độ thực tập kỹ năng dành cho người nước ngoài" nhằm giúp người lao
động từ các quốc gia khác học hỏi các kỹ năng trong các ngành kinh tế của Nhật
Bản và sau đó trở về nước để vận dụng những kỹ năng đã học để góp phần phát
triển các ngành kinh tế của đất nước mình. Thời hạn thực tập tối đa là 5 năm, việc
tiếp thu các kỹ năng diễn ra trên cơ sở kế hoạch đào tạo cho thực tập sinh do đơn vị
tiếp nhận lập sẵn (OTIT, 2021, tr.8).
2.1.2 Nội dung thực tập trong 5 năm tại Nhật Bản
Theo OTIT (2021, tr.10), chương trình thực tập gồm 3 giai đoạn, có thể
về nước sau khi kết thúc giai đoạn 2:
 Giai đoạn 1 (năm thứ 1): “Chương trình thực tập kỹ năng số 1”
Trong giai đoạn này, đầu tiên là học lý thuyết ngay sau khi đến Nhật Bản.

Nội dung cụ thể như sau:
-

Tiếng Nhật

-

Các kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật Bản

-

Kiến thức luật pháp cần thiết trong quá trình thực tập.
8


Sau đó, sẽ tiếp tục học hỏi các kỹ năng theo hợp đồng lao động đã thỏa thuận với
Công ty tiếp nhận. Nếu có dự định tiếp tục chuyển sang chương trình thực tập kỹ năng
số 2 thì cần phải tham dự kỳ thi thực hành và thi lý thuyết của kỳ thi đánh giá kết quả
thực tập kỹ năng nên TTS cần đặt ra mục tiêu vượt qua kỳ thi trình độ sơ cấp.
 Giai đoạn 2 (năm thứ 2, năm thứ 3): “Chương trình thực tập kỹ năng số
2”
Khi chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng số 2, để thành thạo hơn nữa các kỹ
năng đã học ở giai đoạn kỹ năng số 1, về nguyên tắc cần phải tiếp tục thực tập kỹ năng
tại cùng một đơn vị tiếp nhận. Khi kết thúc giai đoạn thực tập kỹ năng số 2, bắt buộc
phải tham gia kỳ thi đánh giá kết quả thực tập kỹ năng nên TTS phải thiết lập mục tiêu
vượt qua kỳ thi thi thực hành cấp độ 3 (hay còn gọi là cấp chuyên môn).

 Giai đoạn 3 (năm thứ 4, năm thứ 5): “Chương trình thực tập kỹ năng
số 3” (khơng bắt buộc)
Giai đoạn thực tập kỹ năng số 3 giúp TTS trau dồi, hoàn thiện thêm các kỹ

năng đã nắm vững ở giai đoạn số 2 nên có thể được tiếp tục thực tập tại các Đoàn
thể quản lý và Đơn vị tiếp nhận ưu tú.
Khi chuyển từ giai đoạn thực tập kỹ năng số 1 sang giai số 2, về nguyên tắc TTS
cần phải tiếp tục thực tập kỹ năng tại cùng một Đơn vị tiếp nhận nhưng khi chuyển
sang giai đoạn số 3 sẽ khơng cịn bị hạn chế việc Đơn vị tiếp nhận phải giống với giai
đoạn số 2 nữa, mà thực tập sinh kỹ năng sẽ được tự chọn Đơn vị tiếp nhận.

2.1.3 Khái niệm về Thực tập sinh kỹ năng, Cơ quan phái cử, Đoàn thể giám
sát, Xí nghiệp tiếp nhận
Theo các thơng tin hướng dẫn từ Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế (OTIT),
Tổ chức hợp tác tu nghiệp quốc tế (JITCO), có thể hiểu một số khái niệm liên quan
như sau:
-

Thực tập sinh kỹ năng: là người lao động được phái cử sang Nhật làm việc

theo "Chế độ thực tập kỹ năng dành cho người nước ngoài tại Nhật Bản"
- Cơ quan phái cử: cịn được gọi là "Cơng ty phái cử", có thể hiểu là cơng ty
trung gian tại Việt Nam, có chức năng tiến hành tổ chức phỏng vấn tuyển chọn, đào
9


tạo, làm thủ tục hồ sơ cho TTS sang Nhật và phối hợp cùng nghiệp đoàn quản lý
TTS trong 3-5 năm tại Nhật theo đúng quy định và pháp luật 2 nước.
-

Đồn thể giám sát: cịn được gọi là "Nghiệp đoàn" là tổ chức trung gian tại

Nhật, chịu trách nhiệm phối hợp với Cơ quan phái cử quản lý đời sống và công việc
của TTS trong thời gian làm việc tại Nhật theo đúng quy định và pháp luật 2 nước.

- Đơn vị tiến hành thực tập: còn được gọi là "Xí nghiệp tiếp nhận" hay "Đơn vị

tiếp nhận" là nơi mà TTS sẽ làm việc trực tiếp trong 3-5 năm tại Nhật.
Trong khuôn khổ luận văn, sẽ đề cập đến sự hài lòng của TTS trong giai đoạn
được kết nối phỏng vấn với Xí nghiệp tiếp nhận và được đào tạo trước khi sang
Nhật, tức là sự hài lòng đối với các dịch vụ của "Cơ quan phái cử" khi ở Việt Nam.
2.1.4 Phương thức tiếp nhận Thực tập sinh kỹ năng
Theo JITCO (2016), có 2 hình thức tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng là “Doanh
nghiệp tự tiếp nhận” và “Đoàn thể giám sát tiếp nhận”.
- "Doanh nghiệp tự tiếp nhận": là hình thức mà các doanh nghiệp của Nhật Bản

(đơn vị tiến hành thực tập) tự đứng ra tiếp nhận nhân viên của công ty con ở nước
ngồi, cơng ty liên doanh hay doanh nghiệp đối tác và tiến hành thực tập kỹ năng.
Hình thức này chiếm khoảng 2,8% số lượng TTS hiện tại.
- “Đoàn thể giám sát tiếp nhận”: Các tổ chức như Hội các công ty vừa và
nhỏ
hay Hội cơng thương (đồn thể giám sát) đứng ra tiếp nhận thực tập sinh kỹ năng và
cho tiến hành thực tập kỹ năng tại các đơn vị, xí nghiệp trực thuộc (đơn vị tiến hành
thực tập). Hình thức này chiếm khoảng 97,2% số lượng TTS hiện tại.
Do đó, nội dung nghiên cứu trong Luận văn sẽ đề cập liên quan đến phương
thức thứ 2 (thơng qua "Đồn thể giám sát"). Hình 2.1 mơ tả hình thức tiếp nhận
thực tập sinh kỹ năng thơng qua đồn thể giám sát.

10


Hình 2.1: Mơ hình phái cử người lao động từ nước ngoài sang Nhật Bản
Nguồn: Japan International Trainee & Skilled Worker Cooperation Organization
Tóm lại, có thể hiểu người lao động Việt Nam muốn sang Nhật để làm việc và
thực tập cần thông qua "Cơ quan phái cử (thường gọi là "công ty phái cử") tại Việt

Nam để tiến hành các thủ tục, phỏng vấn đào tạo tiếng, hồ sơ… và khi sang Nhật
cần thơng qua "Đồn thể giám sát" (thường gọi là "nghiệp đoàn") để tiến hành thủ
tục liên quan và chăm sóc chịu trách nhiệm trong 3-5 năm làm việc tại "Đơn vị tiến
hành thực tập" (còn gọi là "Xí nghiệp tiếp nhận"). Khi làm việc tại nhật như vậy,
người lao động được gọi là "Thực tập sinh kỹ năng"
2.1.5 Các Luật và văn bản pháp lý áp dụng đối với chương trình TTS kỹ năng
Việt Nam
Tại Việt Nam
- Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng năm
2006 và 2020
Nội dung liên quan: Luật này quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp,
đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao
11


động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đào tạo kỹ năng nghề,
định hướng, đào tạo ngoại ngữ cho người lao động; Quỹ Hỗ trợ việc làm ngồi
nước; các chính sách hướng tới người lao động; quản lý nhà nước trong lĩnh vực
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Theo đó, là một số nghị định, thơng tư liên quan như:
- Nghị định 126/2007/NĐ-CP. Nội dung: hướng dẫn chi tiết Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
- Thông tư 21/2001/TT-BLĐTBXH. Nội dung: hướng dẫn chi tiết Luật người
lao động Việt Nam đi làm việc nước ngồi;
- Thơng tư 22/2013/TT-BLĐTBXH. Nội dung: mẫu hợp đồng cung ứng lao
động và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc nước ngoài;
- Quyết định 1012/QĐ-LĐTBXH năm 2013. Nội dung: quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý lao động ngoài nước do
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

- Công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN. Nội dung: Tiếp tục thực hiện các
biện pháp chấn chỉnh đưa TTS VN sang NB năm 2016
Luật trong quá trình lưu trú tại Nhật
-

Luật thực tập kỹ năng: Quy định các hành vi bị nghiêm cấm, nhằm bảo vệ thực

tập sinh kỹ năng. Khi thấy có hành vi vi phạm pháp luật, thực tập sinh kỹ năng có thể

tố cáo với Cục trưởng Cục quản lý xuất nhập cảnh và Bộ trưởngBộ lao động, phúc
lợi. Quy định Hiệp hội phải tiến hành giải đáp tư vấn, hỗ trợ, bảo hộ thực tập sinh
kỹ năng.
-

Luật quản lý xuất nhập cảnh và công nhận tị nạn: Quy định về tư cách (tư cách

lưu trú) để người nước ngoài lưu trú một cách hợp pháp tại Nhật Bản và quy định các

hoạt động được phép tiến hành tại Nhật Bản.
- Luật mức lương tối thiểu-Luật vệ sinh an toàn lao động-Luật tiêu chuẩn lao
động: Toàn bộ TTS kỹ năng sẽ làm việc với tư cách là TTS kỹ năng theo mối quan
hệ tuyển dụng với Đơn vị tiến hành thực tập do đó sẽ được áp dụng các luật tiêu
12


×