Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tính cách người Việt, văn hóa Việt Nam: xưa và nay (tiếp cận dưới góc độ lịch sử)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.55 MB, 18 trang )

TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT,
VĂN HĨA VIỆT NAM:
XƯA VÀ NAY
(Tiếp cận dưới góc độ lịch sử)
Cao Xuân Pbổ*

Một sự thật hiển nhiên la, muốn đối thoại có hiệu quả thì cần phải
biết mình biết người. Biết mình biết người càng kỹ bao nhiêu thì các bên
đối thoại mới đạt được mục tiêu mong

muốn

của mình

cao bấy nhiêu. Ở

đây là đối thoại văn hóa. Vì vậy, để chuẩn bị chu đáo cho cuộc đối thoại
này, trước hết, cần nhìn lại mình.

Người Việt nói chung, nhìn lại văn hóa

Việt Nam, từ xưa đến nay, điểm mạnh cũng như điểm yếu, để trên cơ sở

đó có thể ứng xử thỏa đáng trong cuộc đối thoại chung cũng như về từng
lĩnh vực cụ thể. Bài viết này xin trình bày những ý kiến cá nhân về vấn
đề đó: tính cách người Việt, văn hóa Việt xưa và nay.

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Tính cách: Đặc điểm riêng biệt vốn có của mỗi con người, mỗi dân tộc.
(Đại từ diển tiếng Việt)
- Personalite’: ensemble des comportements, aptitudes, motivations...


don’t Tunité et la permanence constituent Pindividualité, la singularité de

chacun (Larousse); ensemble des comportements liés a I’ éducation spécifique d’unesociété, d’un groupe social (Larousse).

- Personality: the sun total of the physical, mental, emotional and social
characteristies of the individual (Webster).
Như vậy, tính cách con người là bao hàm mọi đặc trưng thể chất, tỉnh

thân, cảm xúc, ứng xử, năng lực, động cơ của con người gắn liền với
giáo dục.

2. Người Việt: Được hiểu là mẫu số chung của tộc người Việt, bao gồm

các giai tầng xã hội (từ giới lãnh đạo đến bình dân), là 1 trong 54 tộc người
* Phó Giáo sư, Viện Nghiên cứu Đông Nam

Á. Việt Nam.


VIET NAM HOC
- KY YEU HO! THAO QUOC TE LẦN THỨ HAI

ở Việt Nam với dân số 65.795.718/76.323,173 người, chiếm 88% tổng dân

số (Thống kê dân số, 1-1999). Tất nhiên, trong mối quan hệ tương tác đậm
nhạt khác nhau với các tộc người khác.

3. Xưa và nay: Từ thời Đông Sơn (thiên niên kỷ I Tr. CN) đến nay.
4. Văn hóa: “Nên được nhận thức như là một tổng hợp các đặc điểm
đặc trưng về tỉnh thần, thể chất, tri thức và tình cảm của xã hội hoặc một


nhóm

xã hội, “và bao hàm

khơng

chỉ nghệ

thuật và văn chương



cịn

cả “lối sống, cách thức chung sống với nhau, các giá trị truyền thống và tín

ngưỡng (Tuyên bố của UNESCO về đa dạng văn hóa, 2-11-2001).

Có le, cũng cần phải thêm một nhân tố thiết yếu nữa là môi trường sống,
gồm môi trường sinh thái và mơi trường lịch sử-xã hội. Nó sẽ quy định mọi thế
ứng xử nói trên và làm nổi bật tính đặc thù và đa dạng văn hóa giữa các quốc

gia dân tộc.

Văn hóa khơng phải nhất thành bất biến, mà biến đổi theo môi trường

sống (sinh thái và lịch sử-xã hội).

Giao lưu văn hóa là điều tất yếu trong phát triển văn hóa.

Il. SỰ BIỂU THỊ TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT TRONG KHƠNG

GIAN - THỜI GIAN

Khơng gian đất nước Việt Nam được mở rộng dần theo thời gian:
- Thời Hùng Vương - An Dương Vương,

Ngô, Đinh, Lê (hiên

niên kỷ I

Tr. CN đến thế kỷ X): cương vực gồm châu thổ Bắc Bộ đến Hoành Sơn
(nam Hà Tĩnh).

- Thời Lý (thế kỷ XI-XIID: đến sông Thạch Hãn (Quảng Trị)
- Thời Trần - Lê (thế kỷ XIV-XV): đến Bình Định.
- Thời Chúa Nguyễn (thế kỷ XVI) và vua nhà Nguyễn: cương thổ Việt
Nam dần dần được hình thành như ngày nay.
Cương thổ càng mở rộng ra bao nhiêu thì sự liên kết các tộc người càng
mở rộng ra bấy nhiêu và cũng theo đó mà tính cách người Việt, văn hóa
Việt dần dần định hình với những đặc điểm cơ bản như sau:

1. Lịng gắn bó với Đất - Nước
Cứ liệu khảo cổ học và nhân chủng học cho biết vào thiên niên kỷ I

đến những thế kỷ đầu CN, đã hình thành 3 trung tâm văn hóa (khảo cổ)
ở 3 miền, vừa có tính đặc thù vừa có sự giao lưu. Ở miền Bắc, lưu vực

sông Hồng, sông Mã, sông Cả, là trung tâm Đông Sơn bao gồm cả miền
núi, đồng bằng và ven


548

biển, cư dân là thuộc một nhóm loại hình Đơng


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

Nam

Họ

Á của

tiểu chung

đã biết làm nông

nam

Mongoloid

nghiệp

(Tay,

lúa nước dùng

Thai,


Viét,

Lao,

cày, biết luyện

Khmer...).

kim (trống

đồng, mũi tên đồng Cổ Loa), biết rèn sắt (Thánh Gióng), có trao đổi bn
bán với 2 miền Trung, Nam

đảo
đến

lên cả Vân Nam, Quảng Tây, ra cả vùng hải

Indonesia.

Ở Miền Trung, trên các dải đồng bằng
Ninh

Thuận,

có trung

tâm

Sa Huỳnh,


hẹp ven biển từ Quảng

cư dân

cũng

thuộc

Nam

tiểu chủng

Nam Mongoloid song còn lưu giữ nhiều đặc điểm Australoid, được các nhà
nhân chủng học gọi là nhóm loại hình Indonesien (các tộc người ở Tây
Ngun,

dọc

miền

núi Thượng,

Trung,

Hạ

Lào, Philippin,

Indonesia...).


Họ

có nghề nơng nghiệp dùng cuốc, phát triển nghề biển (đánh cá, bn bán),
có kỹ nghệ sắt khá phát triển, đồ thủy tinh tinh xảo (khuyên tai 2 đầu thú),

chôn người trong chum vị, tương tự như ở phía Nam (lưu vực sông Đồng
Nai), như bên Thái Lan, Philippin, Nhật Bản... Họ là một nguồn lực quan

trọng dẫn đến sự hình thành văn hóa Champa.

Ở Miễn Nam, lưu vực sơng Đồng Nai, rìa đồng bằng sơng Mê Kơng, có

trung tâm

Dốc

Chùa;

cư dân cũng

thuộc

nhóm

Inđơnesien

song đậm

đặc


yếu tố Nam Đảo (Austronesien). Họ làm nơng nghiệp dùng cuốc trên đồng

bằng cao, thạo nghề đúc đồng, giỏi nghề làm đá, làm gốm. Họ là một
nguồn

lực quan

trọng trong

sự hình

thành

văn

hóa

Oc

Eo.

Cư dân cả 3 miền đều chia sẻ chung những đặc điểm, tuy tính đậm
nhạt có sai biệt nhau chút ít. Họ đều thuộc nhóm nhân chủng Mongoloid
Phương

Nam

(hay Đơng


Nam

Á). Càng vào phía Nam

thì yếu tố Nam

Đảo

(Austronesien) càng đậm hơn. Họ đều giỏi nghề làm ruộng, dùng cày hoặc
dùng cuốc tùy theo địa hình. Họ đều thạo nghề biển, đánh bắt hải sản

hoặc trao đổi buôn bán. Người sống với biển thường có tâm tính khống

đạt, cởi mở, vì biển cả vốn khơng có biên giới rành rọt, và thường là can
trường, dũng cảm và bình tĩnh mới vượt được sóng gió bão táp (có cứng

mới đứng đầu gió). Dù là ở đồng bằng hay ven biển thì phần lớn cư dân
3 miền cũng đều có quan hệ nguồn gốc miền núi (ngay văn hóa Sa Huỳnh
cũng có quan hệ nguồn gốc với văn hóa Biển Hồ, Tây Nguyên). Người

miền núi, sống trong rừng rậm nhiệt đới bạt ngàn, thường có tâm tính trầm
mặc, có đời sống tâm linh cao.

Có thể nói một cách khái quát là, từ giữa thiên niên kỷ I Tr. CN trở đi,

cư dân ở 3 miền đã định hình cho mình một tính cách chung cơ bản là gắn
bó với đất - nước, khống đạt, can trường, dũng cảm, tâm tính cởi mở và

có nhiều thiên hướng về tâm linh. Chính những đặc điểm cơ bản này đã
tạo thành nền tảng vững chắc cho tính cách người Việt (nói chung). Văn

hóa

Việt

Nam

phát

triển độc

đáo

trong

tiến trình

lịch sử,

khi

sự giao

thoa

văn hóa giữa các tộc người, các dân tộc diễn ra ngày càng rộng rãi, đa dạng,

đặc biệt là lòng gắn bó với đất nước.

549



VIET NAM HOC

- KY YEU HO! THAD QUOC TE LAN THUS HAI

Cư dân 3 miền đều làm ruộng. Làm ruộng thì cần có đất.

Người Việt cổ đã men theo các dịng sơng mà tận tâm, tận sức, đổ mồ
hơi, sơi nước mắt để khai phá đất đai làm ruộng trồng lúa. Muốn lúa tốt
nhiều thóc cần phải có nước. Người xưa đã có câu:
Lay troi muta xudng
Lấy nước tơi trống
Lấy ruộng tôi cày
Dong day bát cơm...
Đất và Nước là nhu cầu không thể thiếu được để đảm bảo cuộc sống của

họ. Rồi trải qua dặm

dài lịch sử, Đất - Nước

của họ không

ngừng

bị ngoại

xâm xâm chiếm. Càng gay go ác liệt họ càng chiến đấu kiên cường anh dũng
để bảo vệ giữ gìn lấy mảnh đất của mình. Đất - Nước từ một nhu cầu trong
cuộc sống dần trở thành thiêng liêng trong tâm thức người Việt. Có thể nói


với lịng yêu Đất - Nước đó mà dân tộc Việt Nam, xưa và nay, đã chiến thắng

mọi đội quân xâm lược hùng mạnh hơn gấp bội. Tâm thức đó đã được thể
hiện rõ trong lời “hịch” của Lý Thường Kiệt, cách nay đã hơn 900 năm:

“Nam quốc sơn bà nam đẾ củ
Tiệt nhiên dinh phan tai thién thie

Nbrr ha nghich 16 lai xam pham

Nbtt dang banh khan thii bai hie”
Lời hịch đó lại càng gióng lên hào hùng

hon

300 năm

sau trong Bình

Ngơ đại cáo của Nguyễn Trãi khi vua, quan, quân, dân đánh tan được quân
Minh xâm lược, bảo vệ được độc lập cho đất nước:
“.. Wbtt trước Việt ta từ trước,

uốn xưng

uăn biến đã lâu. Son ha citong

uực đã cbia, pbong tục bắc nam cũng kbác. Từ Đĩnbh, Lê, Lý, Trần, gây nên

độc lập; cùng Hán, Đường,


Tống, Nguyên,

bùng củ một pbttơng.

...Glang san từ đây mở mặi, xã tắc từ đây uững bên. Nbật nguyệt bối rỗi
lai minh,

can

bbôn

bĩ rôi lại thái. Nền

nghin thu nta sach lau lau”.

CBản

dịch

uạn

của Trần

tbế xây
Trọng

nên
Kim,


cbăn

cbắn,

Việt Nam

tbhẹn

sử lược)

Những cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Truc, Dinh
Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Tống Duy Tân, Hoàng Hoa Thám, Đội

Cấn, Nguyễn Thái Học... và cả của Phan Đình Phùng cũng đều nằm trong

mạch



đó: đánh
đến

năm

Pháp

1945,

giành
khi


lại độc lập cho Đất nước.

cuộc

Cách

mạng

tháng

Tám

thành

cơng,

một

khơng khí sôi nổi, phấn chấn, hào hùng tràn ngập khắp mọi tầng lớp xã
550


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

hội vì từ nay Đất nước

đã được

độc lập. Chính


là dựa vào lòng yêu

nước

thiêng liêng của hàng triệu dân chúng từ Bắc chí Nam mà Đảng Cộng sản

Việt Nam

đã lãnh đạo cuộc cách mạng

tháng Tám

thắng lợi, đưa Việt Nam

sang một thời đại mới. Hồi bấy giờ mấy ai đã có hiểu biết rõ ràng về chủ
nghĩa xã hội.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chính độc lập
thống nhất đất nước đã là động lực cơ bản trong tâm thức mọi quân, dân
sẵn sàng chịu đựng

gian

khổ,

dù phải

“vườn


không

nhà

trống”,

“tiêu khổ

kháng chiến”, dù phải hy sinh tất cả, cũng chỉ là cốt để giành lấy thắng

lợi rực rỡ huy hoàng cho đất nước.
Ngày

nay,

nhằm

thực hiện Nghị

quyết Trung

ương

5 khóa

VIII về

Œ#Z

gin phat buy bản sắc uăn bóa dân tộc, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã để

ra 4 cum

phương,

giải pháp

để hướng

thì trong đó cụm

dẫn

các

thứ nhất

cấp

nêu

ủy từ Trung

rõ: mở

rộng

cuộc

Việt,


trong

ngơn

ương

vận

đến

địa

động

giáo

bình

dân

dục chủ nghĩa u nước và phong trào “tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa”. Chủ nghĩa yêu nước gắn liền với văn hóa 1a nhu vay.
Đất - Nước

trong

tâm

thức


người

dân

ngữ

cũng như trong văn bản quan phương là một hình tượng cụ thể - có Đất,

có Nước, có Tổ tơng CTổ quốc), trong đó con người ở mọi tầng lớp xã hội

gắn một tình cảm thân thương, thiêng liêng của mình. Ít nơi trên thế giới
gọi quốc gia của mình một cách thân thương là Đất nước, Đất nước Việt
Nam. Ví như người Pháp gọi đất nước là patrie (xử sở của bố, pather: bố);
người Anh gọi fatherland (đất của bố, father: bố, land: đất), người Đức gọi
là Deutseh - land (đất của người Đức); người Hà Lan gọi là Netherlands

(đất vùng thấp, nether: vùng thấp dưới mực nước biển); người Thái, Lào
gọi là Mường; người Mã Lai, Indonesia gọi là negeri (miền, vùng đất)...

Chính lịng u Đất - Nước đó của người dân Việt đã thúc đẩy sự hình

thành và phát triển tinh thần dân tộc khi đất nước Việt Nam được xác lập
chính

thức như ngày nay, vào giữa thế kỷ XVII.

2. Tính tự lực

Kể từ thời Đơng Sơn, người Việt cổ đã men theo các dịng sông tràn
xuống vùng châu thổ chinh phục đồng lây (miền Bắc, Nam) hay cải tạo


các dải đồng bằng hẹp ven biển (miền Trung), lấy đất trồng lúa, làm kế
mưu sinh. Họ đã tận dụng biển cả để giao lưu, trao đổi vật phẩm. Họ đã
khơng

ngừng

đã

ra được

đem

tâm sức của mình

vượt qua

mọi

khắc

nghiệt

của thiên

nhiên để đứng vững giữa trời đất, để hòa nhập với môi trường mới. Và họ
tạo

một


nên

văn

minh

sán

một Nhà nước sơ khai đầu tiên ở Đông
Tr. CN, Nhà nước Văn Lang.

lạn,

Nam

văn

minh

Lạc

Việt,

Á, vào giữa thiên

dựng

lên

niên kỷ I


S]


VIET NAM HOC
- KY YEU HO! THAO QUOC TE LAN THUS HA!

Rồi tâm thức tự lực tự cường của họ cũng đã được thử thách đầu tiên
qua những cuộc chống xâm lược thắng lợi trước giặc Ân, quân lính nhà Tần.
Bước vào lịch sử, họ đã phải chống chọi nhiều đợt xâm lăng từ phương

Bắc; và rồi phải chịu rơi vào vòng lệ thuộc phương Bắc suốt hơn 1000

năm. Song, để khôi phục lại nền độc lập cho đất nước mà họ đã dựng
lên được từ thời Văn Lang, họ đã không ngừng đấu tranh vũ trang oanh
liệt qua các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Nam Đế, Triệu Việt

Vương, Lý Phật Tử, Mai Hắc Đế, Ngô Quyền... Mặt khác họ lại tiếp nhận
được nền Văn minh Ấn Độ mà chủ yếu là đạo Bàlamôn

và đạo Phật, qua

trao đổi buôn bán đường biển. Đạo Phật đến Việt Nam (miền Bắc) vào
thời kỳ này là theo dòng Thiền (dhyana), chủ trương Phật tại Tâm. Thiền
phái là sự phát triển về mặt tu chứng lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Bước

thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở vườn Lộc Uyển, sau khi được tự mình
chứng giác dưới gốc Bồ đề là vé Ti? Diéu Dé va Bat chinh dao. Nội dung
chủ yếu của hai chủ thể đó là: con người sinh ra trên thế gian đều chịu


khổ, khổ cả về vật thể lẫn tinh thần; khổ đó là do tự con người sinh ra,

nguyên nhân của khổ nằm trong bản thân mỗi con người; muốn thốt khổ
chỉ có cách là tự mình giải thốt cho mình.

Phật chỉ là một đạo sư chỉ ra

con đường giải thoát tối ưu (ðá chính đạo) để mọi người thực hiện. Cho
nên về cơ bản đạo Phật chủ trường tự giải thoát bằng chính tâm sức của

mình. Người dân Việt, qua đạo Thiền, đã tiếp nhận lời dạy cơ bản đó của
Đức

Phật

để

vận

dụng

trong

cuộc

đấu

tranh

khơi


phục

nền

độc

lập

của

đất nước mình. Hẳn khơng phải là khơng hữu ý khi Lý Nam Đế đặt quốc
hiệu nước Việt là Vạn Xuân (giữa thế kỷ VI) biểu thị tính tự cường và lịng

khát vọng của người dân mong muốn đất nước mãi mãi bình an trong
mùa xn. Rồi Lý Phật Tử (là tín đồ đạo Phật hay là con Phật, khác với
Thiên Tử: con trời), mà sau đó sẽ là Hậu Lý Nam Đế, phải chăng là sự
biểu thị tính tự lực theo lời dạy của Đức Phật để tập hợp dân chúng trong
công cuộc chống xâm lược. Rồi Phùng Hưng nổi dậy đánh đuổi quân nhà
Đường

giành lại độc lập cho đất nước,

được

nhân

dân

ái mộ


tôn vinh là

Bố Cái Đại Vương (cha mẹ của dân). Đất nước gắn lién với tổ tơng là từ
đó. Và đó chính là lời lẽ tha thiết hào hùng của Hưng Đạo Vương khích

lệ tướng sĩ dốc mình chống lại quân Nguyên, như ta có thể đọc lại trong

Hịcb Tướng Sĩ “...Chẳng những là tiên nhân ta được vẻ vang, mà các

người cũng được phụng thờ tổ phụ, trăm năm vi hiển; chẳng những là một
mình ta được sung sướng mà các người cũng được lưu truyền sử sách,

nghìn đời thơm tho”...

Tính tự lực tự cường trên cơ sở tâm thức thiêng liêng đối với Đất - Nước

đã hun đúc cho người dân Việt dũng khí vượt qua mọi thử thách của lịch sử.

Có lẽ khơng có đâu trên thế giới như ở Đại Việt thời Trần. Các vua đầu nhà
Trần, cứ đến tuổi 40 là lui về làm Thái Thượng Hồng nhường ngơi cho
Hồng

Thái Tử, mới chỉ độ tuổi đơi mươi,

ngay cả khi đất nước

đang

lâm


nguy trước khí thế hung hãn của quân Nguyên xâm lược. Phải có một cái
552


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

tâm tĩnh tại - hẳn rằng là được thấm nhuần đạo Thiền - biết tùy cơ ứng biến,
tìm ra được cái khâu chính cốt để vượt qua nguy nan tiến đến thắng lợi, thì

Thượng Hồng Trần Thánh Tơng mới nghĩ ra được kế sách mở Hội nghị Diên

Hồng (1285), đãi yến tiệc trọng thể các bơ lão để qua đó động viên sĩ khí
tồn dân

bảo vệ đất nước, đem

lại chiến thắng rạng rỡ cho đất nước. Trên

cơ sở đó mà Hịch Tướng Sïbất hủ của Hưng Đạo Vương ra đời, khích lệ dũng
khí hào hùng của tướng sĩ đánh bại quân xâm lược, đem lại:

Tbái bình ngbi nỗ lực
Van cổ tbtỲ giang san
(Thái bình nên gắng sức
Non nước ấy nghìn thu)

Trần Quang Khải
Và chính Trần Nhân Tơng, sau đó chiến thắng quân xâm lăng, cũng


theo gương cha, về Yên Tử dựng lên Thiền phái Trúc Lâm độc đáo của văn
hóa Việt Nam, ở tuổi 35, sau 14 năm trị vì.
Thái bình nên gắng sức. Dân chúng nhu hịa làm ăn, sinh sống. Song,
hiểm họa ngoại xâm vẫn cứ treo lơ lửng trên đầu dân Việt. Cho nên Hưng
Đạo Vương trước khi qua đời (1300) đã dâng biểu tâu lên vua về “cái thuật

ngữ nước hay hơn cả” là phải có kế “làm sâu rễ bền gốc”, có nghĩa là “lúc

bình thì khoan sức cho dân” và cũng là ni dưỡng tâm thức thiêng liêng
đối với đất nước. Chính nhờ thế mà hơn 100 năm sau (1427) quân và dân

ta đã đánh tan tác quân Minh xâm

lược để: “Giang sơn từ đây mở mặt, xã

tắc từ đầy vững bền. Nhật nguyệt hối rồi lại minh, càn khơn bĩ rồi lại thái”
(Bình Ngơ đại cáo).

Tính tự lực tự cường xả thân vì đất nước thiêng liêng đã trở thành một

hằng số trong tâm thức người Việt từ bao đời nay,
Nam một sức sống mãnh liệt vượt qua mọi gian nan

tạo cho dân tộc Việt
trong cuộc sống, mọi

hiểm nguy của lịch sử. Thực ra hầu hết mọi dân tộc trên thế giới cũng đều
bằng chính sức mình mà tạo dựng nên quốc gia của mình. Song ở Việt Nam

có khác, do điều kiện sinh thái và lịch sử. Việt Nam đất (đồng bằng) hẹp,

người đông, con người phải giành giật với thiên nhiên để có đất sống, để
tồn tại. Rồi mảnh đất ấy luôn luôn bị xâm lăng, họ phải xả thân để gìn giữ
bảo vệ, nó trở thành thiêng liêng. Có lẽ trong chiều dài lịch sử, không một
đất nước nào trên thế giới lại bị ngoại xâm liên tục như ở Việt Nam. Trong

ngót 2000 năm tồn tại, người dân Việt đã phải đương đầu - va thắng lợi

rực rỡ - với khơng ít hơn 12 lần xâm lược của những đạo quân hung hãn
vào bậc nhất thời bấy giờ (Tần, Hán, Lương, Tùy, Đường, Nam Hán, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ). Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Chính

trong

những

hồn

cảnh

khắc

nghiệt của lịch sử đó mà

lịng u nước và

553


VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THỨ HAI
tính tự lực tự cường của người dân Việt đã được tơi luyện đến cao độ. Nếu


như có thể coi thiên nhiên là hằng số (tương đối) của văn hóa thì tiến trình
lịch sử là biến số của văn hóa. Văn hóa dân tộc này khác với dân tộc khác
chính là ở hồn cảnh lịch sử của từng dân tộc.

Chính lịng u nước và tính tự lực tự cường không chỉ là một động lực
cơ bản để người dân Việt chiến thắng rực rỡ mọi cuộc xâm lăng hung hãn

từ bên ngồi (giữ nước), mà cịn là nội lực hùng hậu trong việc xây dựng
một đất nước độc lập tự chủ (dựng nước) suốt 2000 năm nay, với những
chính sách kinh tế - xã hội - văn hóa giáo dục của riêng mình nhằm huy
động, động viên tâm sức của mọi tầng lớp xã hội, từ người bình dân, đến

trí thức, đến quan lại.

Lịch sử đã ghi lại nhiều sự việc như thế. Ví như phép quân điền thời
Lê Thái Tổ (thế kỷ XV), lấy công điển công thổ chia cho mọi người, từ
quan đại thần cho đến những người già yếu cơ quả, ai cũng có một phân

ruộng, khiến cho sự giàu nghèo trong nước khỏi chênh lệch, phép ngụ binh

ư nông (thời Lê Thái Tổ), một phần binh lính đồn trú, bốn phân về nhà

làm ruộng, cứ lần lượt luân phiên, lập quan Hà đê sứ, đắp đê Đình Nhĩ

(thời Trần Thái Tơng, 1244), chỗ nào mà đê đắp vào ruộng của dân thì nha

nước cứ theo giá ruộng mà bồi thường cho dân.

Về

Tơng,
để bổ
chính

học hành - văn hóa giáo dục thì mở khoa thi tam trường (Lý Nhân
1075) để lấy người văn học vào làm quan, lập Quốc tử giám (1076)
những người văn học vào dạy, trong những lúc đang bể bộn với
sự (sau khi rời đô về Thăng Long, 1010) và quân sự (chống Tống,

1076). Rồi lại mở thêm khoa thi Thái học sinh (tiến s? (thời Trần Thái
Tông, 1232) đặt ra tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (1247)
(Lê Văn Hưu, tác giả Đại Việt sử ký đỗ Bảng nhãn năm đó; về sau Lê
Thánh Tông thường ra làm chủ các cuộc thi đình này), mở cả khoa thi Tam
giáo (Nho, Phật, Lão), ai trúng tuyển mới được phép làm tăng, đạo sĩ, ai

hỏng phải về tục làm ăn (thời Lê Thái Tổ, thế kỷ XV). Về sau Quang Trung
bắt thi bằng chữ nôm trong khoa cử.

Các triểu đại trước rất chú trọng đến quốc sử, địa dư nước nhà và đã
để lại nhiều cơng trình vơ giá mà giới sử học ngày nay đang được thừa

hưởng để tìm hiểu sâu sắc hơn về đời sống văn hóa - xã hội mà tiền nhân

đã kiến tạo nên. Ngoài những lời tâm đắc đầy hùng khí trong Hịch rớng
sĩ, Bình Ngơ đại cáo, lịch sử cịn ghi lại vào thời Trần

Nhân

Tơng




779

Hưng thực lục, Binb thư yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền của Trần Hưng Đạo,
c6 Tho pini chit Nom của Nguyễn Thuyên; vào thời Lê Thánh Tơng (14Ĩ01497) có Đại Việt sử ý tồn tbiưcủa Ngơ Sĩ Liên; thời Lê Tương Dục (1510-

1516) có Đại Việt thơng giám của Vũ Quỳnh; thời Trịnh Tạc (cuối thế kỷ

XVIID có Quốc si? bực lục của Phạm

Công Trứ, Lê Huy, Nguyễn

Quý

Đức;

thời Trịnh Sâm (cuối thế kỷ XVII có Quốc sử „c biên của Nguyễn Hồn,
Lê Q Đôn, Ngô Thời Sĩ, Nguyễn Du. Rồi đến thời Nguyễn,

554

Minh Mạng


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

đặt ra Quốc sử quán, nơi đã cho ra đời nhiều bộ sách quý giá về địa lý,
lịch sử, đạo lý làm người như Mất thống địa đhư cbí của Lê Quang Định,
Kbâm


định

Việt sử thông giám cương mục,

Đại Nam

thực lục của nhiều

tác

gia, Dai Nam nhdt théng chi, Dai Nam dit dia chi wéc bién, Nhdn thé tu tri

(về đạo lý làm người của Cao Xuân Dục... lại có Gia Định thống chi cia
Trịnh Hoài Đức, Hoa tién truyện của Nguyễn Huy Tự, Truyện Tbúy Kiểu

của Nguyễn Du.
Luật pháp

cũng đã được coi trọng từ những

buổi đầu.

Đời Trần Thái Tơng có Hình Tbw, Hình luật. Thời Lê có Luật Hồng Đức,
thời Nguyễn có Luật Gia Long.

Về quan

chế, vào thời Lê đã hồn chỉnh. Thời Nguyễn


chỉ có điều

chỉnh, thêm bớt đơi chỗ. Đáng lưu ý là trong quan chế thời Lê Thánh Tông

(thế kỷ XV) đã đặt chức Giám sát ngự sử để đi xem xét các việc ở các đạo

cho khỏi sự nhũng nhiễu. Đến thời Nguyễn có Đơ sát viện với các chức

Tả, Hữu đô ngự sử giữ việc can gián vua, đàn hạch các quan; Ở các đạo
(tỉnh) có các quan Giám sát ngự sử. Dưới thời Trịnh, có lệ cứ mấy năm

khảo hạch quan lại một lần, ai không xứng chức thì
có phép cấm khơng cho các quan viên lập trang trại
để tránh sự hà hiếp lấy ruộng đất của dân rồi ni
quấy nhiễu mọi người khiến có nhiều nơi dân phải

phải giáng xuống. Lại
ở chỗ mình làm quan
kể gian ác làm tôi tớ,
xiêu tán.

Đặc biệt về phong tục, lịch sử còn ghi lại hai lần chỉnh đốn, dưới thời

Lê Thánh Tông và thời Minh Mạng. Lê Thánh Tông đặt ra 24 điều, sức cho

dân xã thường thường giảng đọc để giữ lấy thói tốt, trong đó 12 điều nói

về gia đình: bốn phận của cha mẹ, gia trưởng, vợ chồng, anh em; 4 điều

về quan lại từ vương, công, đại thần đến quan phủ, huyện; 3 điều về dân


chúng; 2 điều về huynh trưởng xã thôn; 2 điều về dân “mường mán ở ngoài
bờ cõi”; 1 điều về sĩ phu; 1 điều về phụ nữ: “Các hàng quán bên đường,


ta,
tội
ra
2):

phụ nữ đi
việc phát
cả, Vua
mọi nơi 10
Làm việc

xa đến trọ, thì phải phịng giữ. Nếu để hà hiếp ơ nhục người
giác ra, thì người phạm cùng với người chủ nhà đều phải trị
Minh Mạng, gặp khi phong tục trong dân kiêu bạc, đã ban
điều huấn dụ để dạy dân, trong đó có cðínb tâm tbuật (điều
gì cũng cốt phải giữ bụng dạ cho chính đáng trong sạch; ø

bảo nghiép (điều 3): Giữ bổn phận chăm nghề nghiệp của mình; /z0ng

tiết biệm (điều 4): Chuộng

dao chinh;

đường tiết kiệm; sừng cbính bọc: Chuộng


than phap thi (điều 9): Cẩn thận mà giữ pháp

luật.

học

Nhắc lại đài dài những sự việc trên là chỉ muốn làm sáng tỏ thêm một
sự thể phong tục tốt đẹp thời nào cũng được khuyến dụ, việc học hành giáo dục thời nào cũng được khích lệ, luật pháp thời nào cũng được tôn

trọng; quốc sử, địa dư đất nước thời nào cũng được quan tâm thích đáng.

Từ đó con người Việt Nam

mới trưởng thành được, văn hóa Việt Nam

phát huy được bản sắc dân tộc trong mọi thời đại.

mới

555


VIET NAM HOC - KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU HAI

3. Tính thích ứng, có nghĩa là làm phù hợp với hoàn cảnh mới nhờ
những biến đổi, những điều chỉnh nhất định (Đại từ điển tiếng ViệU; hay
nói một cách khác là tiếp thu có chọn lọc cái mới để tự đổi mới. Có lẽ

hiếm có nước nào trên thế giới như Việt Nam, nơi mà hầu hết các tôn giáo
lớn trên thế giới đều nhập vào: đạo Phật, “đạo Nho”, đạo Lão, đạo

Bàlamôn, đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành, đạo Hồi, và cũng là nơi mà các nền

văn minh lớn trên thế giới có tác động mạnh vào: Trung Quốc, Ấn Độ,

Ảrập, châu Âu, châu Mỹ. Có học giả Pháp đã từng ví Việt Nam là ngã tư
của các nền văn minh (carrefour des civilisations). Trong các luồng tơn giáo
thì Phật, Nho, Bàlamơn vào Việt Nam sớm nhất (Phật, Nho ở miền Bắc,
Bàlamôn ở miền Trung và Nam trong người Chăm) rồi lần lượt đến đạo
Lão, đạo Hồi (trong người Chăm), đạo Cơ Đốc, đạo Tin Lành. Cùng với các

tơn giáo đó là các nền văn minh tương ứng. Dù muốn hay không muốn,
người dân Việt Nam đều phải tiếp nhận các tôn giáo và văn minh đó. Song
có một sự thật hiển nhiên là văn hóa Việt Nam chưa bao giờ và khơng hề

bị đồng hóa bởi những luồng văn hóa, tơn giáo ngoại lai đó, mà người dân
Việt chỉ ứng dụng đắc lợi những yếu tố đó vào hồn cảnh cụ thể của đất
nước mình để phát triển xã hội-văn hóa.

Trong ba “đạo” nhập vào đất Việt sớm nhất - Phật, Nho, Bàlamơn - thì

đạo Nho, về cơ bản là một hệ thống tổ chức xã hội với nhân vật trung tâm

là người “quân tử”, được các thái thú, thứ sử truyền sang, có tác động đến
một số ít người Việt quanh

các trị sở; đạo Phật về cơ bản là đạo “tu tâm”

(như đã trình bày ở trên) có tác động rộng rãi đến mọi tầng lớp dân chúng,
chủ yếu về mặt tâm thức (cognition); đạo Bàlamôn lấy thần thánh để biện


minh cho chế độ đẳng cấp, có tác động đến tâm linh (psyche) chủ yếu
đến người dân miền Trung,

Nam

Trung

Bộ và Nam

Bộ; đạo Lão, với ước

nguyện trường sinh bất tử (thế giới này và thế giới bên kia), có tác động

đến tâm linh chủ yếu
chủ trương bình đẳng
thế kỷ XVI. Rồi đạo Cơ
Âu và những trào lưu
quyền có tác động đến

người miền núi và trung du miền Bắc; đạo Hồi với
trước thánh Allah, có tác động đến người Chăm từ
Đốc, Tin Lành cùng với văn minh cơng nghiệp châu
tư tưởng mới về tự do, bình đẳng, dân chủ, pháp
tầng lớp trí thức cũ và mới từ cuối thế kỷ XIX, sau

đó lan rộng dần ra xã hội. Rồi chủ nghĩa Mác - Lênin, với tư tưởng giải

phóng dân tộc, đã có tác động quyết định lên giới trí thức đầy nhiệt huyết

với độc lập đất nước, độc lập dân tộc từ nửa đầu thế kỷ XX.


Như vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, người dân Việt từ Bắc chí Nam
đã tiếp nhận nhiều yếu tố văn hóa - tơn giáo ngoại lai khác nhau, sinh ra
những tâm tính (temperament) và những thế ứng xử (behaviour) tuy có

khác nhau, song đều đồng quy vào một tâm thức cơ bản là lịng u nước

+ tính tự cường. Ví như, người Việt miền Bắc nói chung tiếp nhận chủ yếu

là đạo Nho, đạo Phật. Song Nho hay Phật thì Nguyễn

Trãi đã bá cáo: “Sơn

hà cương vực đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác” (Bình Ngơ đại cáo).
Người Việt học tập ở đạo Nho chủ yếu là cách tổ chức bộ máy nhà nước,

556


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

còn về nguyên tắc, khái niệm, phương thức xử thế... của đạo Nho thì khác
xa phương

Nước

Bắc.

Chẳng


hạn

như khái niệm

là của vua. Vua là Hoàng

Nước.

Theo

đạo

lý Nho

giáo,

đế ngự trị cả nước, là con trời (thiên tử)

thay trời cai trị nước, cai trị cả thiên hạ. Đạo lý Nho giáo dạy cho người ta
- cho những người “quân tử” có đức có mệnh - trị nước chứ không dạy
cho người ta yêu nước, dạy cho người ta làm thế nào để chiếm hữu được

nước chứ không dạy cho người ta làm thế nào để phụng sự đất nước. Nếu
có ái quốc thì cũng chỉ là trung với vua (trung quân). Sự thể đó khác hẳn

Việt Nam.

Mỗi khi đất nước lâm nguy bởi giặc ngoại xâm

thì trai, gái, già,


trẻ, lớn, bé đều một lịng xả thân vì nước, chứ khơng phải vì vua. “Nếu bệ
hạ muốn hàng, xin trước hãy chém đầu tôi đi đã, rồi sau sẽ hàng!”. Lời nói

trung liệt đó của Hưng

Đạo Vương,

khi Trần Nhân

Tông thấy thế giặc

Nguyên quá mạnh, muốn hàng, là tiêu biểu cho khí tiết trung với nước của
người dân Việt chứ không phải là trung với vua. Hai cuộc kháng chiến
chống xâm lược Pháp, Mỹ cũng đều nằm trong mạch đó.

Về đạo Phật cũng như vậy. Giáo lý nhà Phật thì vơ biên, song người
Việt trong điều kiện lịch sử của mình, tiếp nhận chủ yếu là tinh thần tự
lực, tự giác (tự giác ngộ), tự giải phóng cho mình. Tiếp thu có chọn lọc là

như vậy. Vả hẳn
Thiền ở Việt Nam
Yên Tử với những
thức trầm tĩnh mà
hung hãn.

rằng sự tiếp thu đó đã
để rồi nở rộ thành một
vị thái thượng hoàng ở
suy xét việc nước, đánh


đưa đến sự phát triển của đạo
Thiền phái dân tộc là Trúc Lâm
độ tuổi tứ thập nhi bất hoặc, tâm
tan quân xâm lược Nguyên-Mông

Giáo lý, đạo lý đạo Phật và đạo Nho là những kho trí tuệ và tâm thức
đồ sộ vĩ đại của nhân loại, chỉ có một số khơng nhiều trí thức nho sĩ,

tăng lữ, tiếp cận được mặt này hay mặt nọ của kho tàng đó. Cịn tuyệt
đại đa số người dân Việt, tuy cũng đã từng đắm mình trong hai đạo lớn
đó, song họ chỉ tiếp nhận những gì hữu ích cho cuộc sống của họ. Một

người dân bình thường hẳn cũng khơng lạ lẫm gì với Tam cương (quânthần, phụ-tử, phu-phụ), Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) của đạo
Nho, song họ đã vận dụng và thực thi nội dung cương thường theo hướng
lợi ích cho đất nước, cho dân tộc, không giống như ở Trung Quốc, coi
cương thường là bổn phận của bề dưới đối với bề trên, của lê dân đối

với bậc “quân tử”. Hay hỏi về đạo Phật thì hầu như ai cũng có trong tâm
niệm mình là Từ, Bi, Hỉ, Xả (Tứ đại vô lượng) vô ngã, vị tha đối với đồng

loại, đồng bào, không phân biệt trên dưới, không phân biệt vua quan với

thần dân. Và họ đã kết hợp Ngũ thường với Tứ đại vô lượng làm chuẩn
mực

ứng xử, rường cột đạo đức trong cuộc sống của mình theo một định

hướng khơng có quy định chính thức mà mặc nhiên tâm thuận, ý thuận
là: Ngũ thường cho đàn ông, Tứ đại vơ cương cho đàn bà. Hai bộ phạm


trù đó bổ sung cho nhau, hòa quyện vào nhau làm nên một sắc thái quan

trọng trong tính cách người Việt, trong văn hóa Việt Nam. Tiếp thu có
chọn lọc để thích ứng với môi trường xã hội, điều kiện lịch sử của đất
557


VIET NAM

HOC
- KY YEU HO! THAO QUOC TE LAN THU HAI

nước là như vậy. Cho nên khơng thể nói là văn hóa Việt Nam đã bị Hoa

hóa (Sinisé) được. Hình thức thì thấy có lẽ là như vậy, song nội dung thì

có khác. Tuy nhiên, có điều cũng cần phải minh bạch là Việt Nam phải

chịu một nỗi “bất hạnh” lớn là bị ngoại xâm liên tục. Song cứ mỗi lần
chống ngoại xâm thì lịng u nước của tồn dân, sĩ khí của tồn qn
lại dâng lên cao trào. Tất cả, từ vua quan cho đến người dân đều kết chat
thành một khối, phát huy đến cao độ lòng yêu nước, tính tự cường. Lịng
u nước, tính tự cường được tôi luyện qua các chiến trận chống xâm

lăng. Sự thể đó vẫn được duy trì sau các chiến thắng đối với lòng tự hào

hồ hởi của dân chúng, với những chính sách khoan dân lợi nước của giới
cầm quyển. Song về cuối các triểu đại, vua quan trở nên sa đọa nhu
nhược, những vị trung thần lương đống thì cáo quan về nhà, chính sự bê


trễ, dân tình điêu linh, sức mạnh u nước lỗng phai. Triều đình khơng
cịn là của dân, vì dân vì nước nữa, như trong thời chống ngoại xâm, mà
trái lại bị coi là công cụ, phương

tiện phục vụ sự xa hoa hưởng

thụ của

triéu đình. Lịch sử còn ghi lại nhiều sự thể như vậy dưới mọi triểu đại,
như thời Lê Hồng Định (cuối triều Lê), Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông (cuối

triều Lý), Trần Nghệ Tông (cuối triều Trần), Lê Tương Dực (cuối triều Lê).
Từ đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của văn hóa văn minh Phương Tây (châu

Âu, Xã hội chủ nghĩa) đã có tác động rất lớn đến văn hóa-xã hội
Nam. Và từ đây, tinh thần thích ứng của người Việt Nam chuyển sang
hướng mới, tiếp thu có chọn lọc những luồng tư tưởng dân chủ mới,
thu khoa học-kỹ thuật Phương Tây, những phương thức đấu tranh

Việt
một
tiếp
mới

cho

văn

dân


chủ

đời sống,

cho

độc

lập dân

tộc, tiếp thu những

luồng

hóa nghệ thuật mới đãng mạn, trữ tình, tự nhiên chủ nghĩa...). Song quan
trọng nhất trong đời sống văn hóa-xã hội là Latinh hóa chữ viết. Chữ viết

kiểu mới đã và đang là một công cụ đặc biệt để liên kết mọi tầng lớp
nhân dân vào một mục tiêu chung là phấn đấu cho nước nhà hoàn toàn
độc lập, bước

sang một thời đại mới sánh vai cùng

năm

châu bốn

biển.


Một biểu hiện sáng chói của tính thích ứng của con người Việt, văn hóa

Việt trong thời đại ngày nay là phấn đấu cho Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc do Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra từ năm 1945. Mục tiêu đó của

Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam khơng hồn tồn giống với Chủ nghĩa xã hội

ở Đông Âu và Liên Xô (trước đây), tuy rằng đều xuất phát từ Chủ nghĩa
Mac

— Lênin.

Đó

chính

là sự vận

dụng

sáng tạo chủ

nghĩa Mác

- Lênin

trong điều kiện cụ thể của Việt Nam; đó cũng là nét đặc thù của văn hóa
Việt Nam trong thời đại ngày nay. Và đó cũng là tư tưởng thích ứng vĩ đại

của Nguyễn Ái Quốc khi chủ trương thành lập Việt Nam độc lập đồng minh


(Việt Minh) năm 1941: “Liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân không
phân biệt tôn giáo, xu hướng, đảng phái, chính trị nào, giai cấp nào, đoàn
kết chiến đấu để đánh đuổi Pháp, Nhật, giành độc lap cho xt so”. va

trước đó, năm 1920, khi vào Đảng Cộng sản Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã nêu quan điểm của mình là: “Các dân tộc bị áp bức phải đoàn kết lại
558


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

làm

cuộc

"Cịn

cách

mạng

của

mình,

tức là phải

các đồng chí cứ làm cuộc cách mạng


làm

cách

mạng

dân

tộc trước".

giai cấp” và trong Đường cácb

mệnh, Người cũng đã từng viết: “Trước phải làm cách mạng dân tộc, để
làm được thì phải đồn kết các dân tộc, tức là đồn kết giai cấp”®, Đó
chính

là sự vận

dụng

đầy

tính sáng

tạo.

4. Tính khoan dung, vị tha
Khoan


dung

(tolerance) có nghĩa

là rộng lượng tha thứ cho người mắc

lỗi lầm và cũng có nghĩa là chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống. Vị
tha (altruism) có nghĩa là lấy lòng bác ái mà làm lợi cho kẻ khác, không
thành kiến, không định kiến. Song khoan dung, vị tha phải nằm trong
khn khổ vì lợi ích đất nước, dân tộc. Sử cũ đã chép rất nhiều chuyện về
tính cách này, không chỉ của vua chúa mà cả của thường dân, khơng chỉ
với người bình thường, mà cả với người biết hối cải, không chỉ với dân ta


cả với kẻ địch khi hàng.

Lịng khoan dung, vị tha đó được thể hiện rõ nét nhất trong những thời

kỳ xã hội bị can quan, biến loạn. Mà xã hội Việt Nam từ trước đến gần
đây luôn chịu nhiều cuộc chiến tranh tàn khốc và cũng từ đó mà lịng

khoan dung, vị tha của người dân Việt được biểu hiện thành một đạo đức
cao đẹp làm cho kẻ đối kháng phải khâm phục. Lời nói và hành động của

Bình Định

hàng

binh


vương Lê Lợi sau khi đánh thắng quân Minh, thu được nhiều

có người

xui đem

giết cả đi, đã biểu thị rõ đạo đức

cao đẹp:

“Phục thù báo ốn là cái thường tình của mọi người, nhưng cái bản tâm
của người có nhân khơng muốn giết người bao giờ. Vả người ta đã hàng


lại cịn giết thì khơng hay. Nếu mình muốn

thỏa cơn giận một lúc, mà

chịu cái tiếng mn đời giết kẻ hàng, thì sao bằng để cho muôn vạn con
người sống mà khỏi được cái mối tranh chiến về đời sau, lại để thêm tiếng
thơm lưu truyền thiên cổ trong sử xanh”. Rồi cấp 500 chiến thuyển cho
quân Minh, cấp lương thảo cho lục quân, giao hai vạn quân đã ra hàng và
bị bắt cho Mã Anh quản lĩnh đem về Tàu. Vương Thông lĩnh bộ binh đi
sau. Bình Định Vương tiễn biệt rất hậu”).

Hay như Trần Nhân Tông, sau chiến thắng lẫy lừng trên sông Bạch

Đằng, tha cho các tướng giặc bị bắt, sai quan đưa bọn tướng Tích Lệ, Cơ
Ngọc về Tàu. Cịn Phàn Tiếp vì lo mà thành bệnh chết, vua sai hỏa táng


rồi cấp người, ngựa cho vợ con đem hài cốt về nước. Các đầu mục cũng

tha cho vé ca.
2

Hay

như

thái

độ

của

Trần

Thánh

Tông

sau

khi

đánh

thắng

quân


Nguyên. Giặc thua chạy về Bắc, triểu đình bắt được tráp biểu hàng của
các quan hàng giặc muốn lọc ra để trị tội, nhưng Thượng hồng (Trần

Thánh Tơng) nghĩ rằng làm tội những đồ tiểu nhân cũng vơ ích bèn sai
đốt cả trấp đi cho yên

lòng mọi

người),

559


VIET NAM HOC - KY YEU HO! THAO QUOC TE LAN THU HAI!

Lịng cao cả đó của người dân Việt đối với tù hàng binh trong cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Pháp, Mỹ đã lên đến đỉnh cao khiến
cho không chỉ bè bạn năm châu mà ngay cả những kẻ đối địch cũng phải
đem lịng kính phục.
Có được đạo đức cao thượng đối với những

kẻ đã tàn hại mình

trong

thời chiến hẳn là vì trong thời quốc thái khang an người Việt, từ vua, quan
cho đến thường dân, đã được thấm nhuần đức hiếu sinh, từ bi hỉ xả, vô

ngã, vị tha của nhà Phật như được thể hiện trong ngày rằm tháng bảy


hàng năm, lễ Xá tội vong nhân. Như Lý Thánh Tơng đã có lần bảo các

quan rằng: “Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiểm vì trăm
họ ngu dại, làm càn phải tội. Trẫm lấy làm thương lắm. Từ nay về sau tội

gì cũng phải giảm nhẹ bớt đi”. Hay như Lê Thái Tổ đã từng đặt ra thành

luật: Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống hay là có phế tật

mà phạm tội lưu trở xuống, thì được cho chuộc. Những người 80 tuổi trở
lên, 10 tuổi trở xuống, hay là đốc tật, thì cứ tự giảm bớt cho. Những người
phạm tội gì hay là phạm tội ăn trộm, ăn cắp của người ta mà tự mình thú
nhận trước, thì được lượng tội mà giảm cho ít nhiều”). Dân gian cũng đã
có câu: "Đánh người chạy đi, khơng đánh kẻ chạy lại", hay “Vứt dao đồ
tể, trở thành Phật”.
Đó cũng là một nét son trong đạo đức văn hóa Việt Nam và cũng là
một chất xúc tác hữu hiệu trong việc giao lưu văn hóa với nước ngồi. Văn
hóa các tộc người trên thế giới có nhiều điểm tương đồng, song cũng lắm
điều dị biệt. Chính cái dị biệt văn hóa làm ta phân biệt được tộc người này

với tộc người

khác.

Khư khư với cái dị biệt sẽ trở thành

cực đoan,

tự cơ


lập mình. Chấp nhận thỏa đáng cái dị biệt sẽ dễ dàng hơn trong đối thoại.
5. Tính truyền thống

Người dân Việt Nam vốn có một truyền thống giữ nước, dựng nước lâu

đời. Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu

ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Truyền thống đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
chiều dài lịch sử, song càng xa xưa thì càng mơ hồ, càng gần về thời gian

thì càng rõ ràng hơn. Kể từ thời tự chủ - độc lập, dân ta đã trải qua mấy
thời đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê 70 năm, Lý 215 năm, Trần 175 năm, Lê 365

năm, Nguyễn 387 năm (kể từ thời Nguyễn Hoàng vào kinh dinh đất Thuận
Hóa đến năm 1945). Mỗi thời đại đều thừa hưởng những truyền thống văn
hóa của các thời đại trước để làm phong phú thêm văn hóa thời đại mình.

Thời đại càng dài thì truyền thống càng có bể dày. Thời đại nào cũng có
nhiều bậc túc nho, nhiều học giả diễn đạt văn hóa thời đại mình dưới nhiều
dạng khác nhau. Chính vì thế mà ta mới có được hiểu biết về văn hóa

truyền thống dân tộc. Mới đây, và nay vẫn đang tiến hành, khảo cổ học
đã - đang khai lộ được ở mặt Tây thành Thăng Long thời cổ những vết tích
kiến trúc và những di vật nối tiếp liên tục từ thời Đinh, Lê thế kỷ X) (có

560


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY


cả vết tích La Thành thời thuộc Đường thế kỷ VHI) qua Lý, Trần, Lê đến
tận thời Nguyễn, kéo dài hơn 10 thế kỷ. Những phát lộ đó đã minh chứng
trí tuệ, tài ba kiến tạo cũng như tư duy thẩm mỹ độc lập của các bậc tiền
nhân. Cũng

là môtfp trang trí con rồng, chim phượng,

cánh sen, hoa cúc...

như bên Trung Quốc, nhưng kết cấu, cách thể hiện hoàn toàn khác Trung

Quốc,

có thể dễ dàng

nhận

ra ngay.

Song

đây cũng

chỉ cịn lại những

di

tích hoàng thành đã bị sụp đổ thành từng lớp, lớp này chồng lên lớp kia,


cho nên hiểu biết giá trị phi vật thể (intangible), vốn là cái hồn, cái nội

dung của di sản vật thể đó (tangible) cịn phải nghiên cứu lâu dài.
Như

trên vừa nói, thời đại càng dài, càng gần ta thì di sản vật thể và

phi vật thể có thể càng nhiều, càng dễ tìm hiểu. Trong các thời đại trước

đây, thời Nguyễn là dài nhất (387 năm) và gần ta nhất. Các thời đại trước

có thể cũng từng có nhiều di sản vật thể và phi vật thể, song đã bị các

cuộc
gian
thời
khả
cho

chiến tranh xâm lược và thời tiết phá hủy đến tàn tệ. Vả lại, khơng
văn hóa dưới thời Nguyễn cũng rộng rãi hơn mọi thời đại. Hơn nữa,
Nguyễn cũng có nhiều bậc túc nho, nhiều học giả uyên thâm có đủ
năng, và cả thời gian, để đúc kết những tiến bộ để lại và tạo dựng
thời đại mình một sắc thái văn hóa mới trên cơ sở những truyền thống

trước. Những gì hơm nay ta gọi là truyền thống thì phần lớn từ thời Nguyễn
để lại. Cho nên để tiếp nối truyền thống văn hóa dân tộc thì rõ ràng là
phải nghiên cứu và học hỏi sâu hơn về văn hóa thời Nguyễn.

Song đáng


tiếc là cho đến nay ta vẫn chưa đặt văn hóa thời Nguyễn thành một chương
trình nghiên cứu tồn diện. Khơng

làm thì rồi thời gian cũng sẽ xóa mờ di

cả di sản vật thể và phi vật thể, rồi lại để cho thế hệ sau một gánh nặng.

Cho đến nay, mới chỉ biết được mấy cơng trình đáng kể, như Việt sử xứ

Đàng Trong của Phan Khoang (1967), Nguyễn Cocbincbina, Soutbern Viet

Nam

in 17” and 18

centuries, Cornell Southeast Asia Program,

1998 (ban

dịch của Nguyén Nghi lay tiéu dé la X1¢@ Dang Trong, lich sit kinh té - xa

hoi Viét Nam thé ky XVII va XVIII. Nxb Tré, TP. H6 Chi Minh, 1999) cia
Litana, nghiên cứu về thương mại của nhà Nguyễn, cuộc sống của Dang
Trong, quan hệ người Việt và người Thượng. Và cũng còn may là ủy ban
UNESCO quốc gia và quốc tế đã sáng suốt giữ lại cho ta một Kinh thành
Huế và Nhã nhạc Huế, đưa vào loại di sản văn hóa thế giới để làm một

điểm tựa nghiên cứu.


Văn hóa thời Nguyễn có 2 thời kỳ khá rõ nét. Từ giữa thế kỷ XVI (khi
Nguyễn Hồng vào trấn thủ Thuận Hóa) đến cuối thế kỷ XVIM. Việc làm

chủ yếu là mở rộng lãnh thổ, khai khẩn đất mới. Các chúa Nguyễn đã chiêu

mộ những người nghèo trong nước (cả Bắc lẫn Nam) đưa di khai hoang
những đất phì nhiêu bỏ hoang; một sự hỗn dung văn hóa đã diễn ra giữa

các dân tộc người Việt miền Bắc vốn giàu truyền thống dựng nước - giữ

nước với các tộc người miền Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (người
Chăm, các dân tộc ít người thuộc hệ Nam Đảo, người Khmer, người Hoa di
cư) vốn khoáng đạt, can trường (dân đi biển), nặng về tâm linh. Đặc biệt

561


VIET NAM HOC
- KY YEU HOI THAO QUOC TE LAN THU HAI

là sự dung hợp văn hóa Việt - Chăm trở nên nhuần nhuyễn hơn, không
chỉ trong đời sống tâm linh mà cả trong lối sống.
Thời kỳ thứ 2 từ lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (đầu thế kỷ XIX) đến giữa

thế kỷ XX. Chính sự có kỷ cương, luật pháp được ban hành (luật Gia Long),

việc học hành thi cử, nâng cao dân trí được mở rộng: lập Văn Miếu ở các

doanh, trấn, đặt Quốc Tử Giám ở Kinh Đô (Huế), mở rộng thi Hương (vốn
đã có từ thời Hồ), đặt chức đốc học ở các trấn... Đặc biệt các vua Nguyễn


chú trọng đến lịch sử - địa lý nước nhà. Thời đó đã có những bộ Wðấi

thống địa dit cbí của Lê Quang Định, Gia Định thành thơng cbí của Trịnh
Hồi Đức (thời Gia Long), Bắc Tbànb địa cbí của Lê Chất (thời Minh Mạng),

và từ lúc Quốc Sử Quán được thành lập (thời Minh Mạng), nhiều bộ Dư
địa chí đã ra đời như Đại Nam nhất thống cbí thời Tự Đức, Đại Nam nbất

thống chi thoi Duy Tan, Dai Nam du dia chi ước biên thời Thành Thái mà

trong lời tựa, tác giả (Cao Xuân Dục) đã viết: “Tinh lực cả một đời dồn hết
vào sách này",

Đồng Kbánb dư địa chí, và những

bộ sử như Kbâm

định

Việt sử thơng giám cương mục, Việt sử yếu (Hoàng Cao Khải), Quốc Triều

sử toát yếu (Cao Xuân

Dục),

Đại Nam

Tbực lục (Quốc


Sử quán),

Việt Sử

Cương truc toát yếu (Đặng Xuân Bảng)...Ngày nay giới sử học, văn hóa học

Việt Nam đã dựa vào những tác phẩm đó để nghiên cứu lịch sử văn hóa
nước nhà.

Việt Nam đã phải trải qua một thời kỳ bị Pháp đô hộ (1884-1945) và
về mặt chính trị bị chia thành ba kỳ: Bắc Kỳ chịu chế độ bảo hộ, Nam Kỳ
là nhượng

địa, cịn Trung

Kỳ, từ Thanh

Hóa

đến Bình Định, thuộc quyền

cai trị của Triều đình Huế có viên khâm sứ Pháp “giám sát”. Trong tình
hình đó, tinh thân dân tộc vốn đã thành một truyền thống sâu rễ bên gốc,nay bị đè nén bèn vùng trỗi dậy trong mọi tầng lớp xã hội, từ vua quan,

trí thức cho chí thường dân, từ miền xi đến miền ngược, dưới những hình
thức khác nhau.

bộ sách lịch sử,

Vua quan,


đặc biệt là ở Quốc

sử quán,

đã làm ra những

địa lý để ni dưỡng lịng tự hào dân tộc, tự hào đất nước,

và tổng kết các nguyên tắc đạo lý con người ở mọi giai tầng xã hội. (Nhân
thế tu tri, người đời cần biết). Giới nho sĩ tiến bộ tiếp thu các tư tưởng tự
do, dân chủ mới Phương Tây để vận dụng vào xã hội Việt Nam

và tìm

phương sách cứu nước (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh...); giới trí thức tân

tiến, thì tiếp nhận văn học nghệ thuật Phương Tây để ứng dụng vào đất

nước. Người bình dân thì củng cố phong tục tập quán ở xóm làng: lập
Hương ước, sinh hoạt, hội lễ ở Đình, ở Chùa...Nhiều cuộc khởi nghĩa của

vua quan (Hàm Nghỉ, Thành Thái, Duy Tân, Phan Đình Phùng, Nguyễn

Thiện Thuật...) của các thổ hào và dân chúng (Đốc Tít, Để Kiều, Đốc Ngữ,
Hoàng Hoa Thám, Đội Cấn...) nổi lên khắp nơi cuốn hút cả người miền

xuôi lẫn miền ngược chống đối sự đơ hộ của Pháp.

Về văn hóa, tình hình thời bấy giờ cũng tương tự như hồi Bắc thuộc.


Tầng lớp trí thức tiếp nhận những nguyên lý, nguyên tắc kinh điển của văn
562


TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT, VĂN HĨA VIỆT NAM: XƯA VÀ NAY

hóa

ngoại

lai để vận

dụng

vào thực tiễn đất nước.

Dân

chúng

cũng

tiếp

nhận những nguyên tắc của văn hóa ngoại lai thích hợp với lối sống bản
địa để tự nâng mình lên.

Hai lối tiếp thu đều có một mẫu số chung là lịng gắn bó với đất nước
thiêng liêng. Nếu như mấy nghìn năm trước, lịng yêu nước + tính thích


ứng đã vũ trang cho người dân Việt thoát khỏi cảnh lệ thuộc dựng lên
độc lập nước nhà, thì mấy nghìn năm sau cũng chính lịng u nước +
thích ứng đó, ở mức độ sâu sắc hơn, rộng rãi hơn, đã đưa dân tộc
Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp, mở ra một thời đại mới cho dân

Việt Nam, Dân chủ Cộng hòa rồi Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa.

nền
tính
Việt
tộc

6. Về văn hóa ngày nay

Từ năm 1945, sau khi giành lại được độc lập cho đất nước, dân tộc Việt

Nam phải trải qua 30 năm (1945-1975) chiến đấu chống quân xâm lược

Pháp, Mỹ và đã thắng lợi rực rỡ. Trong 30 năm đó, đạo lý cao cả nhất của
người dân Việt là: Chiến thắng, tất cả cho chiến thắng, mọi quan hệ xã hội

đều quy tụ vào chiến thắng, nếp sống bình thường bị phá vỡ (tiêu thổ
kháng chiến, vườn không nhà trống...) Sự thể đó là bình thường đối với

một cuộc sống chiến tranh, và nhờ thế mà nhân dân ta mới thắng lợi, song
lại khơng bình thường đối với một cuộc sống thời bình. Cân phải trở lại
bình thường trong cuộc sống thời bình như hiện nay để dựng xây đất nước.
Song, cái khơng bình thường đã chiếm lĩnh tâm thức con người một thời
gian khá dài (30 năm) cho nên nó đã trở thành bình thường trong tâm thức


họ, và họ sống trong hịa bình bằng lối sống trong chiến tranh, có nghĩa
là phải giành giật lấy thắng lợi, phân lớn là cho cá nhân bằng bất cứ giá

nào, dù có phải xả thân. Xả thân cho đất nước là một hành vi cao q,
thiêng liêng, cịn xả thân vì lợi ích vật chất cá nhân chỉ làm cho con người
bị tha hóa,

cá nhân

mình

khơng

cịn thực sự là mình

thì dễ bi quan, bng

nữa.

thả theo những

Khơng

thỏa

mãn

lợi ích


mặt tiêu cực trong xã hội,

khơng thấy ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống nên lại càng không cảm
nhận được tính thiêng liêng của đất nước. Đáng lưu ý là phần đông trong
số này lại là những thanh niên trong độ tuổi 20-30, những người không trải
qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ mà chỉ hưởng thụ thành quả

của kháng chiến. Truyền thống văn hóa của dân tộc - lịng gắn bó với đất

nước thiêng liêng, trách nhiệm của con người đối với đất nước - do đó lại
càng được đặt ra cấp thiết hơn bao giờ. Lẽ ra vấn đề này đã phải được đặt
ra một cách cụ thể, hiện thực đối với mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi trở lên, ngay

từ sau khi đất nước thống nhất (1975). Bây giờ, tuy muộn, song nếu khơng

triển khai dáo diết thì trăm năm sau khó lịng hình thành được con người
xã hội chủ nghĩa.

Nói cụ thể, có nghĩa là cần khai thác và triển khai cụ thể lòng yêu nước

và trách nhiệm đối với đất nước trong tình hình hiện nay sao cho phù hợp

563


VIỆT NAM HỌC - KỶ YÊU HỘI THẢO QUỒC TỀ LẦN THỨ HAI

với tâm lý và tâm thức của mỗi lứa tuổi. Nói hiện thực, có nghĩa là cần đưa
cuộc sống của người dân từ “khơng bình thường” thời chiến trở lại nếp bình


thường của thời bình, trong đó các mối quan hệ xã hội đan xen lẫn nhau
chặt chẽ,



đặc biệt là quan

hệ con người

với gia đình, với lợi ích của

đất nước. Các mối quan hệ xã hội chỉ tốt đẹp khi con người tự xác định
đúng đắn mình là ai. Cơ sở xây dựng văn hóa là ở chỗ đó.

Báo chí gần đây khi kể chuyện về những người hoàn lương sau khi qua

các trung tâm cai nghiện, đều nêu ra một động cơ cơ bản khiến họ trở về
với đời sống bình thường là họ đã nghĩ đến gia đình (cha, mẹ, vợ, con).

Những năm gần đây đã có một sự chuyển biến đáng khích lệ trong giới

thanh niên mà

chủ yếu là trong sinh viên. Nhiều

người trong họ đã nói

thành lời: Phải trau dồi học thuật, kỹ năng để có được việc làm, sống đàng

hồng, tử tế, gia đình (nhỏ) ổn định. Xác định như vậy là họ đã biểu thị

lịng tự tin ở các chính sách thống mở của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt
là của Luật Doanh nghiệp.


hội Việt Nam

đang

chuyển

biến.

Văn

hóa

Việt Nam

đang

chuyển

biến. Chuyển biến như thế nào, chỉ cần phân tích thế ứng xử của con người :
đối với chính mình, đối với gia đình, đối với lợi ích của đất nước thơng
qua thực hiện các chủ trương, đường
Nhà nước.

lối, chính sách, chế độ của Đảng




Con người nếu ý thức được cuộc sống của mình là thiêng liêng, gia đình

là thiêng liêng, đất nước là thiêng liêng, tự lực tự cường là sức mạnh, khoan

dung, vị tha là đức độ cao cả, truyền thống là bệ đỡ, thì văn hóa dân tộc

sẽ được phát triển theo hướng mà chúng ta mong muốn.

CHÚ THÍCH
1. Xem: Về việc tiến hành kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), trong tạp
chí Văn hóa Thơng tin cơ sở, cục Văn hóa - Thơng tin cơ sở, Bộ Văn hóa - Thơng tin, 2003.
2.

Xem:Trần Trọng Kim,

3.

Xem:


4.

Việt Nam sử lược, Nxb Đà Nẵng 2003, tr. 232-234.

Văn biện Dẳng tê Mặt trận dân tộc thống nhdt Viét Nam, tap I: 1930-1945, UBTUMTTQ,

Nội,

1999,


tr. 431.

Hoàng Tùng, Đảng muốn

“bền” pbải hop ý dân, Báo Pbáp luật TP. Hồ Chí Minh, số ngày 2-

2-2004.

5.

Xem Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 216, 217.

6.

Như trên, tr. 150.

7.

Như trên, tr. 93, 224.



×