Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TỤC KÉO VỢ (HÁY PÙ) CỦA NGƯỜI H’MÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.96 KB, 28 trang )

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Đề tài: TỤC KÉO VỢ CỦA NGƯỜI H’MƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022


Mục lục


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời buổi khoa học phát triển và xã hội loài người cũng tiến dần đến
cuộc sống mới, hiện đại hơn qua quá trình hoà nhập và giao lưu với thế giới.
Đồng thời cũng giữ gìn, phát huy các truyền thống dân tộc tốt đẹp trong đời
sống nhân dân.
Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại mang một bản sắc văn
hố riêng góp phần làm giàu, phong phú thêm cho nền văn hoá của đất nước.
Nhưng đến với dân tộc H’mông là dân tộc đông thứ 8 ở đất nước hình chữ S
này mang nhiều màu sắc văn hố hơn hẳn mặc dù di cư tới có phần muộn
màng so với các dân tộc khác. Nhưng ta có thể nhận thấy sự gắn bó cùng với
sơng nước dân tộc, cùng với những tập quán, phong tục mang nhiều nét đẹp
truyền thống phù hợp với tín ngưỡng, phẩm chất của dân tộc Việt Nam.
Và trong tập quán truyền thống của người H’mông cũng tồn tại một tập
tục mang ý nghĩa to lớn trong nền văn hoá bản địa của họ cùng các dân tộc
khác là tục “kéo vợ” hay còn gọi “Háy Pù”. Nhưng có lẽ ở người H’mơng thì
tập tục này mang nhiều ý nghĩa và sắc thái sâu sắc hơn thảy. Nếu khơng đặt
chân mình vào nền văn hố nội tại của dân tộc này có thể khiến ta hiểu lầm về
những giá trị nhân văn trong phong tục truyền thống này của người bản địa.
Với việc chọn đề tài về “Tục kéo vợ của người H’mông”, em mong muốn


có thể khai phá kĩ hơn và đi sâu vào nghiên cứu, giúp xác định cũng như tìm
hiểu để có một cái nhìn tồn diện, khách quan hơn về tập tục mang truyền
thống tốt đẹp này của người hmong. Góp phần giữ gìn, phát huy niềm say mê
với văn hố dân tộc của bản thân cũng như lưu truyền, phổ biến về nét đẹp
truyền thống văn hoá giá trị này.

2. Mục đích nghiên cứu
- Giúp người đọc tiếp nhận thêm kiến thức, tìm hiểu, hiểu thêm thơng tin liên
quan đến người H’mơng.

- Giúp cho người đọc có thế hiểu, hình dung được một cách rõ ràng và chính
xác hơn về vai trò chung của tục “kéo vợ” trong đời sống tinh thần của người
H’mông

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích và tổng hợp thơng tin.
- Phương pháp thu thập, xử lý thông tin, thống kê dữ liệu, số liệu thu thập
được thơng qua internet, giáo trình, chỉ thị, bộ luật, …
- Phương pháp luận.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NGƯỜI H’MÔNG Ở VIỆT NAM
1.1 nguồn gốc người H’mông
Người H’mông là một trong 54 dân tộc sinh sống ở Việt Nam. Di cư vào
Việt Nam qua nhiều đợt và rải rác suốt chiều dài lịch sử chó tới cuối thế kỉ
XIX qua 3 đợt thiên di lớn:
• Đợt đầu tiên vào khoảng 300 năm trước, từ Quý Châu với khoảng hơn

80 hộ thuộc họ Vừ và họ Giảng đi vào cao nguyên Đồng Văn.
• Đợt thứ hai vào khoảng 200 năm trước, với khoảng 100 hộ thuộc họ
Vàng và họ Lý cũng tiếp bước vào vùng Đồng Văn và khoảng 80 hộ
thuộc các họ: Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Vừ, Mùa vào vùng Simacai (Lào
Cai), một bộ phận cịn lại qua miền Tây Bắc.
• Đợt thứ ba đơng hơn cả, đi theo các đường vào Hà Giang, Lào Cai và
các tỉnh vùng Tây Bắc.
F. Savina - một học giả phương Tây cho rằng nguồn gốc của người
H’mông là 1 trong những bộ lạc cư trú ở vùng Siberia, nơi quanh năm tuyết
phủ của nước Nga hiện nay. Khoảng 2500 trước công nguyên người H’mông
theo hướng Đông Nam dần dần mở rộng đi xuống thâm nhập vào vùng Hồ
Nam của Trung Quốc, sau lại phải di cư về phương Nam do xung đột với
người Hán.
Có ý kiến khác lại cho rằng người H’mơng có cùng tổ tiên là người Dao,
thuộc ngữ hệ Nam á, là một trong những tộc người nằm trong khối Bách Việt.
Từ thế kỉ IX – XV người H’mơng di cư về phía Tây Nam, tập trung ở Quý
Châu (Trung Hoa), sau đó 1 bộ phận mới di cư vào Việt Nam. Lý do cho tộc
người H’mông phải rời xa quê hương, di cư dần về phía Nam là do sự bành
trướng của người Hán từ vùng Trung Nguyên xuống phương Nam. Dân tộc
này đã liên tục nổi dậy nhiều thế kỉ chống lại người Hán nhằm giành lại xứ sở
của mình và tránh bị diệt vong, tránh các cuộc chiến tranh tàn bạo và đẫm
máu, đàn áp nhiều tộc người trong lịch sử Trung Hoa (trong đó có dân tộc
4


H’mông). Thế nên người H’mông phải thiên thiên di khắp nơi, hình thành
nhiều nhóm lớn, nhỏ sống co cụm rải rác khắp vùng biên giới các quốc gia
khác như Việt Nam, Lào, Campuchia, Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan và
nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Điểm đầu tiên người H’mông di cư đến là Mèo Vạc, cao nguyên Đồng

Văn (tỉnh Hà Giang). Thế nên người H’mông sinh sống ở Việt Nam đều coi
quê hương cội nguồn của mình là cao nguyên Đồng Văn.

1.2 Tên gọi và các nhóm địa phương
Người H’mơng vẫn mang tên gọi vốn có của mình khi di cư vào Việt
Nam, hầu hết là tách ra từ một bộ phận nhóm người Mèo dùng phương ngữ
H’mơng - Dao. Thế nên Người H’mơng ở Việt Nam thường có mối quan hệ
chặt chẽ về ngơn ngữ, văn hố cũng như nguồn gốc với cộng đồng người Mẹo
ở Lào, người Mông ở Thái Lan, người Miêu ở Trung Quốc và Myanmar.
Người H’mơng trước đây cịn được gọi là người mèo, được biết là một
dân tộc sớm biết trồng lúa nước, dựa vào nghề trồng trọt mà ở Trung Hoa
trước đây gọi họ là Miêu, ở Lào gọi là Mẹo. Về tên gọi chính thức thì theo
Tổng cục Thống kê ra quyết định công bố ngày 2/3/1979 về “Danh mục các
thành phần dân tộc Việt Nam’’ đã được sử dụng để thống nhất, theo đó lấy
H’mơng làm tộc danh chính thức.
Sự phân biệt giữa các nhóm chủ yếu dựa trên sự khác nhau về trang phục
và ngôn ngữ. Theo “Tổng điều tra dân số và nhà ở” 2021, người H’mông ở
Việt Nam có dân số khoảng 1,393,547 người, chủ yếu phân chia thành 4
nhóm: Mơng Đơ (Mơng Trắng), Mơng Lềnh (Mơng Hoa), Mơng Sí (Mơng
Đỏ), Mơng Đú (Mơng Đen). Khu vực Đơng Nam Á là nơi duy nhất có đầy đủ
4 nhóm H’mông sinh sống.

1.3 Địa bàn cư trú
Người H’mông hầu như khơng có sự đan xen về tộc người, tình trạng
phân tán cũng tương đối đối với quần cư trên 1 địa bàn độc lập. Dựa trên
5


nhiều yếu tố có thể phân địa vực cư trú của người H’mơng thành 2 vùng lớn
gồm:

• Vùng biên giới Việt – Trung kéo dài từ phía Bắc Cao Bằng tới phía Bắc
Lai Châu. Văn hố H’mơng có ảnh hưởng lớn đến văn hoá của một số
tộc người như Dao, Bố y, Pu Péo, Lô Lô, chủ yếu ở vùng biên giới
thuộc tỉnh Hà Giang và một số nơi thuộc tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
• Vùng cịn lại là dải ven biên giới Việt – Lào kéo dài từ phía Tây tỉnh
Lào Cai đến phía Tây tỉnh Nghệ An.
Người H’mơng ở Việt Nam hiện nay phân bố rải rác khắp nơi trên miền
núi phía Bắc Việt Nam và trên Tây Nguyên nhưng chủ yếu chủ yếu ở các tỉnh
phía Bắc trên vùng núi cao từ 700m đến 1.500m: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Tuyên
Quang, một số tỉnh miền Trung: Thanh Hoá, Nghệ An,...và di cư vào sinh
sống ở Tây Nguyên sau ngày giải phóng miền Nam 1975: Đắk Lắk, Đắk
Nơng,…Xét về tổng thể thì:
• Người H’mơng Trắng tập trung cư trú ở cao nguyên Đồng Văn (Hà
Giang), một số ở các huyện Bắc Hà, Mường Khương (Lào Cai), Trạm
Tấu (Yên Bái), Thuận Châu, Yên Châu (Sơn La), và tỉnh Cao Bằng.
• Người H’mơng Hoa sống chủ yếu ở Mù Cang Chải (Yên Bái), 1 số
huyện ở Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu.
• Người H’mơng Đen sống tập trung ở Phong Thổ, Tủa Chùa (Lai Châu).
• Người H’mơng Xanh chỉ có 1 ít cư trú tại Tủa Chùa (Lai Châu), Văn
Bàn (Lào Cai).

1.4 Văn hố người H’mơng
1.4.1 Chữ viết, ngơn ngữ
Người H’mơng khơng có chữ viết riêng và có ngơn ngữ được xếp vào
nhóm H’mơng – Dao trong ngữ hệ Nam Á. Sau 1954, nhà nước đã nghiên
cứu, xây dựng bộ chữ H’mông phỏng theo chữ cái Latinh và đã tổ chức phổ
biến, truyền dạy rộng rãi trong đồng bào thay vì bộ chữ H’mơng được người
6



Pháp nghiên cứu xây dựng để truyền đạo Thiên chúa vào vùng H’mông trước
đây.
Một số nhà ngôn ngữ học cho rằng tiếng Mông thuộc nhánh Miêu Dao của
ngữ hệ Hán - Tạng (bao gồm cả các nhà khoa học Trung Quốc). Trong số
những ý kiến đáng chú ý, chúng ta cũng phải kể đến Paul K. Benedict, người
cho rằng các ngôn ngữ trong khu vực được chia thành hai hệ thống cơ bản:
Hán - Tạng và Nam Thái. Trong số đó, ngữ hệ Miêu - Dao nằm trong hệ ngữ
Nam Thái.
Cịn đối với nhà ngơn ngữ học André G. Haudricourt so sánh từng bước
các hệ thống thanh điệu và các phần từ vựng cơ bản trong lời nói của ngữ hệ
Miêu - Dao với ngữ hệ Hán - Tạng và Nam Á. Ông đề xuất rằng "ngữ hệ
Miao-Yao dường như tạo thành một liên kết giữa ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ
Tạng - Miến". Đây cũng là cơ sở để các nhà ngôn ngữ học sau này không
phân các ngôn ngữ Miêu - Dao thành các ngôn ngữ Nam Á hay Hán - Tạng,
mà là cơ sở cho một ngữ hệ độc lập, vì giải thích của Haudricourt cho rằng đó
khơng chỉ là sự so sánh từ vựng thuần tuý mà là sự phục nguyên, thể hiện tính
quy luật của những chuyển đổi âm thanh".
1.4.2 Kiến trúc
Nhà của người H’mơng thường là nhà trệt, ba gian khơng có chái, có từ
hai đến ba cửa. Gian đầu hồi bên kia dành cho sinh hoạt của nữ, đồng thời
cũng là nơi đặt bếp chính, gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và để dụng cụ sản
xuất, ngồi ra cịn dùng cho hoạt động ăn uống hàng ngày. Bộ khung bằng gỗ,
kết cầu đơn giản, chủ yếu là ba cột có một xà ngang kép hoặc hai xà ngang,
một trên một dưới. Nhà phổ biến dựng trên các triền núi, phía trước có suối,
phía sau là núi che chở xung quanh có thể trồng trọt và chăn ni gia súc. Cửa
chính mở ở gian giữa cửa phụ ở gian bên hoặc đầu hồi nhà. Bếp của người
Mơng thuộc loại bếp kín, bếp lò - một sản phẩm của phương Bắc, tùy từng
dòng họ mà bếp lò và buồng chủ nhà được đặt bên trái hay bên phải nhưng
bao giờ buồng chủ nhà cũng phải đặt cạnh “cột ma”. Cửa chính của ngơi nhà

7


thường treo tấm vải đỏ hình chữ nhật hoặc các tờ giấy bản với ý nghĩa cầu
phúc. Hướng cửa nhà thường là hướng Đông hay Tây theo quan niệm để làm
ăn tốt.
Để xem xét nơi đất dựng có lành khơng người H’mông thương cất nhà từ
tháng 11 - 12 đến tháng 3 - 4 năm sau. Người H’mông thường cho vào mỗi hố
ba hạt gạo hoặc ngô đào ở nơi đào hố sâu, cho ba vị trí: Nơi định đặt bàn thờ
tổ tiên (ma nhà), nơi sẽ để bếp lò, nơi sẽ làm bếp khách, rồi. Hạt thứ nhất
tượng trưng cho con người, hạt thứ hai tượng trưng cho gia súc, hạt thứ ba
tượng trưng cho cây trồng, sau đó úp bát để qua đêm, và có thể được coi là
nơi đất tốt ở được nếu sáng hôm sau mở ra nếu vị trí hạt khơng thay đổi,
khơng bị mốc, khơng bị kiến tha, ngược lại thì khơng thể ở được. Người
H’mông thường dựng nhà vào ngày chẵn, kiêng ngày lẻ. Giờ dựng nhà
thường rơi vào 4 giờ hoặc 6 giờ. Sau khi san nền, chọn hướng đi cho cửa
chính và căn nền vuông vức, họ đào hố chôn cột con và dựng xà ngang, làm
thành khung nhà. Ngoài ra trước khi dựng cột chủ nhà thường mổ lợn, gà để
cúng “cột ma”. Làm nhà xong thì làm lễ cúng “ma nhà” và “cột ma”. Chủ nhà
phải là người đầu tiên đích thân nhóm lửa vào các bếp để khai mở cho cuộc
sống ở ngôi nhà mới.
1.4.3 Ăn uống
Người H’mông dựa vào lương thực thực phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi,
khai thác các sản vật tự nhiên qua hoạt động săn bắn, hái lượm. Ăn 2 bữa trưa
và tối trong ngày, ngày mùa thì ăn 3 bữa và ăn cơm tẻ theo cách đồ trong chõ
gỗ, gạo nếp thì để đồ xôi hoặc giã làm bánh dày ăn trong các dịp lễ tết. Đa số
các món ăn chủ yếu được chế biến theo cách luộc hoặc xào, có cơm và canh
rau. Vào những ngày chợ phiên thường thấy người H’mông nấu món “thắng
cố” (canh chảo) bằng thịt ngựa, bị. Người H’mơng thích uống chủ yếu là
rượu ngơ tự tay chưng cất, dùng bát hay chén khi uống.


8


1.4.4 Trang phục
Trang phục đồng bào H’mông vô cùng phong phú, đa dạng, thay đổi theo
từng dịp lễ, mùa,...Quần áo của người Mông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt
trừ một số nhóm H’mơng xanh và nhóm Na miẻo dệt vải sợi bơng. Trang
phục mang đậm văn hố, tính cách tộc người với trang phục nam độc đáo
khác nhiều tộc người trong khu vực; trang phục nữ với những trang trí cơng
phu, kết hợp với kiểu váy rộng và đẹp cùng kỹ thuật nhuộm, vẽ sáp ong, thêu,
dệt hoa văn tạo nên bản sắc riêng khó lẫn lộn với các dân tộc khác.
• Trang phục nam: áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp,
ống tay hơi rộng. Có hai loại năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ
ngực, hai túi trên, hai túi dưới, thường không trang trí. Loại năm thân
xẻ nách phải dài q mơng, được trang trí những đường vằn ngang trên
ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc
trong khu vực. Ðầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có
đính những hình trịn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vịng bạc cổ,
có khi khơng mang.
• Trang phục nữ: có sự khác biệt dưa nhiều nhiều nhóm người Mơng
khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Mơng thường mặc
áo bốn thân, xẻ ngực không cài nút, gấu áo không khâu hoặc cho vào
trong váy. Ống tay áo thường trang trí hoa văn những đường vằn ngang
từ nách đến cửa tay, đường viền cổ và nẹp hai thân trước được trang trí
viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ
Mơng cịn dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực
giữa và cửa ống tay áo. Phía sau gáy thường được đính miệng và trang
trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc. Váy là loại váy kín, nhiều nếp
gấp, rộng, khi xịe ra có hình trịn. Các loại váy đa dạng màu sắc từ

trắng, đen, váy in hoa, vẽ sáp ong kết hợp thêu, dựa vào tiêu chuẩn đó
để phân biệt các nhóm người Mơng (Xanh, Trắng, Ðen...). Váy được
mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn giữa.
Khi mặc váy thường mang theo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng phủ
9


xuống chân là 'giao thoa' giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật;
phần trang trí hoa văn là miếng vải hình tam giác cân phía trên, miếng
hình chữ nhật là màu chàm đen, kích thước tùy từng bộ phận người
Mơng. Phụ nữ thường để tóc dài quấn quanh đầu, có một số nhóm đội
khăn quấn thành khối cao trên đầu. Ðồ trang sức bao gồm khuyên tai,
vòng cổ, vòng tay, vịng chân, nhẫn.
1.4.5 Tín ngưỡng
Trong văn hóa của người H’mơng có nhiều đặc điểm tương đồng với các
tộc người khác, song cũng có khá nhiều điểm khác biệt mang bản sắc, đặc
trưng riêng. Thờ đa thần là tín ngưỡng tơn giáo truyền thống của người
H’mơng và có nhiều tục lệ thờ các thần khác nhau.
Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của đồng bào người
H’mơng. Trong đó thờ cúng ơng bà, cha mẹ và những người đồng tộc đã
khuất, thường trong phạm vi ba đời trở lại. Trong xã hội truyền thống, người
H’mông cũng quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” như các dân tộc khác. Họ tin
rằng có một nơi dành cho tổ tiên cũng như con cháu dưới trần gian, cư trú
theo dòng họ ở thế giới bên kia, hồn của người chết đầu thai vào con cháu. Tổ
tiên được coi là loại thiện thần (ma lành) luôn phù hộ con cháu. Tuy nhiên,
đồng bào vẫn quan niệm nếu không thờ cúng phải đạo, tổ tiên cũng có thể
trừng phạt, làm cho ốm đau.
Đa số các dịng họ người H’mơng khơng lập bàn thờ tổ tiên riêng, nơi
cúng chỉ là 1 tờ giấy hình chữ nhật dán trên vách hậu nơi gian giữa nhà. Một
số dịng họ có lập bàn thờ ở chính giữa gian cúng, cách mặt đất từ 1 – 1.5m,

trang trí trên đó chỉ là tờ giấy bản và ba ống hương. Một số nhà còn thờ cúng
tổ tiên ở “cột ma”. Người H’mông chỉ cúng tổ tiên vào dịp mừng năm mới, lễ
cơm mới hay khi cúng chữa bệnh và chỉ chủ gia đình mới có quyền cúng mời
tổ tiên, con trai mới được đến gần vì nơi thờ vốn được coi là chỗ thiêng liêng,
Đối với linh hồn các bậc cha, ơng,...thì con cháu tổ chức lễ cúng theo tục lệ
10


tang ma. Bên cạnh tục thờ cúng tổ tiên, ở các gia đình người H’mơng vẫn thờ
cúng 1 hệ thống các “ma nhà”, “ma cửa” với nghi lễ cúng bái riêng biệt.
• Ma nhà: là vị thần linh thiêng liêng cai quản mọi việc trong nhà được
coi trọng nhất đối với người H’mông. Là biểu tượng cho sự đầy đủ,
giàu sang, không để tiền bạc, của cải mất mát, phù hộ gia đình làm ăn
phát đạt, giữ gìn các hồn người trong gia đình, khơng cho hồn chạy
lang thang ra ngồi. Ngồi ra cịn được xem là 1 vị thần kiểm tính mọi
chức năng của tất cả các loại ma trong nhà. Thường được người
H’mông cúng vào các dịp tết, lễ cơm mới, khi trồng trọt hoặc chăn nuôi
gặp vận hạn, cần trừ tà và cầu xin được phù hộ.
• Ma cửa: được xem là vị thần bảo vệ con người và tài sản của gia đình
khỏi sự xâm nhập của cái ác cái xấu, giữ gìn khơng cho linh hồn của
các thành viên trong gia đình bỏ đi. Theo quan niệm của đồng bào, tấm
vải đỏ dán trước cửa chính là nơi ma cửa thường ngự. Ma cửa thường
được cúng vào dịp tết, khi có người ốm đau hay mất tài sản. Chi có
nam giới mới được tham gia và khi cúng cửa được đóng chặt.
Ngồi việc thờ phổ biến Ma nhà và Ma cửa, người H’mơng cịn thờ các
ma khác như:
• Ma buồng: chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trẻ thơ, phát triển đàn gia súc.
• Ma bếp lò: liên quan đến việc sinh nở của phụ nữ và luôn phù hộ cho
việc chăn nuôi gia súc, gia cầm.
• Ma bếp lửa: có tác dụng tiêu diệt ác ma.

Tuy nhiên, do sự tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế trong những năm gần đây, Một số bộ phận người H’mông có
sự chuyển đổi tín ngưỡng cùng sự thay đổi về môi trường cư trú, tập quán du
canh du cư, sự giao thoa và tiếp nhận văn hóa của các cộng đồng tộc người
thiểu số ở những nơi mà người H’mông sinh sống nên văn hóa, tín ngưỡng
của người H’mơng đang có nhiều biến đổi để thích ứng với điều kiện sống
mới. Mặc dù đặt ra nhiều vấn đề trong việc lựa chọn, bảo lưu và gìn giữ các
11


giá trị văn hóa đặc trưng của tộc người này nhưng đồng thời ở khía cạnh khác
cũng làm cho văn hóa của người H’mơng trở nên phong phú và ngày càng
đáp ứng yêu cầu của đời sống hiện đại.
1.4.6 Tôn giáo
Saman giáo khá phát triển ở văn hố H’mơng. Cịn các hình thức tơn giáo
sơ khai như vật linh, tơtem giáo, các loại ma thuật…vẫn chỉ tồn tại ở những
dạng tàn dư và đóng vai trị đáng kể trong đời sống tâm linh của người
H’mông.
Với vật linh giáo, cũng dựa trên quan niệm “vạn vật hữu linh” - mọi vật
xung quanh đều có linh hồn và xuất phát từ thế giới tự nhiên xung quanh, mỗi
sinh vật sống đều có phần “hồn” (phần vía tức là phần hồn nhẹ hơn) và xác (là
phần hiện hữu), và chết cũng là một dạng “sống” mới trong môi trường khác.
Nhưng khác với các dân tộc khác ở chỗ người H’mông quan niệm chỉ người
và các động vật lớn là có hồn cịn các lồi vật nhỏ bé như ruồi, muỗi thì
khơng. Kể cả những cây trồng chủ yếu liên quan đến đời sống của người
H’mông như cây lúa, ngô, các loại gỗ quý dùng để làm nhà, thuốc phiện,...đều
có hồn. Những gốc cây có hình thù kì dị thì đều có “tinh”, ln bày những trò
ma quái để trêu chọc con người nên một số nơi người ta phải thờ cúng những
“tinh linh” này.
Cịn ở Sâmn giáo thì Thày Sa man – những người trực tiếp giao thiệp với

thần linh bằng cách phù phép, đắm mình vào trạng thái hơn mê. Vai trị chủ
yếu của thầy Sa man là cầu cúng chữa bệnh, đi sang thế giới dụ dỗ và tìm bắt
hồn người ốm trở về. Ngồi ra, họ cịn chủ trì một số nghi lễ tơn giáo, biết bói
tốn, truy tìm của cải bị mất. Mỗi thày Sa man đều có bàn thờ riêng. Đó là
một khối hình hộp chữ nhật dựng bên cạnh bàn thờ tổ tiên ở gian giữa.
Về tôtem giáo thì hình thức của người H’mơng khá mờ nhạt, chỉ thấy một
số vết tích trong huyền thoại như một số lồi vật được chọn làm vật tổ sẽ
kiêng khơng ăn. Thông qua mối quan hệ tương hỗ: tôtem bảo hộ người
H’mơng cịn người H’mơng bày tỏ sự tơn kính về vật tổ qua các tục lệ như tục
12


kiêng cữ không ăn thịt vật tổ. Vùng người H’mông chỉ tìm thấy ba đặc trưng
tiêu biểu cho tơtem giáo gồm: huyền thoại về vật tổ, tục kiêng cữ không ăn
thịt vật tổ và niềm tin khi chết sẽ tái sinh của vật tổ. Nhưng những đặc trưng
này chỉ biểu hiện một cách mờ nhạt, khơng có tính hệ thống.
1.4.7 Lễ hội
Đồng bào H’mơng có hai Tết lớn trong một năm: Tết năm mới và Tết
mồng 5 tháng 5. Tết mừng năm mới được xem là cái tết quan trọng nhất của
người H’mông và là thời khắc thiêng liêng để tưởng nhớ tổ tiên, tỏ lòng biết
ơn trời – đất đã cho thu hoạch mùa màng và cầu mong vụ mùa năm mới tươi
tốt. Trong đó có hội Gầu Tào là lễ hội quan trọng và đặc sắc của người
H’mông được tổ chức vào dịp Tết hàng năm, mở ra nhằm một trong mục đích
cầu phúc hoặc cầu mệnh.
1.4.8 Phương tiện vận chuyển
Là cộng đồng cư dân sống ở vùng cao, địa hình hiểm trở, chia cắt gay gắt,
cũng như núi đá chằng chịt, giao thơng đi lại rất khó khăn. Người Hmông chủ
yếu sử dụng sức người để vận chuyển. Người ta thường sử dụng dùng cái gùi,
cái địu hay mang vác trên vai khi sản xuất, vận chuyển lương thực, thực
phẩm, nhu yếu phẩm hàng ngày. Ngoài ra, họ còn sử dụng một phương tiện di

chuyển rất phổ biến là ngựa khi cần chở hàng cồng kềnh và di chuyển trên
những địa hình khó khăn. Ngựa gần gũi với người H’mơng hơn bất kỳ lồi vật
nào khác. Nó cũng thể hiện khả năng tài chính của một cá nhân hoặc gia đình.
Nhờ vào sự phát triển của kinh tế cũng như xã hội nói chung và sự biến
đổi trong đời sống ở vùng cao nói riêng mà đồng bào H’mông đã và đang tiếp
nhận, sử dụng nhiều phương tiện cơ giới hiện đại hơn trong sinh hoạt, đời
sống. Tuy vậy thì sức người, sức ngựa vẫn được xem là phương tiện vận
chuyển trọng yếu của đồng bào H’mông.

CHƯƠNG 2: TỤC KÉO VỢ CỦA NGƯỜI H’MÔNG
Trong thời đại hiện nay, nhiều phong tục, tập quán văn hoá của người dân
tộc thiểu số vẫn cịn được duy trì và gìn giữ bản sắc riêng biệt, không bị mai
13


một bởi thời gian và định hình nên nền văn hố đa dạng. Về đời sống tinh
thần thì cưới xin là một việc trọng đại trong đời sống. Thời điểm mà trăm hoa
đua sắc khoe nở, hoà chung với khung cảnh mùa xuân trải nắng vàng là ánh
mắt, nụ cười đầy tâm tình của những chàng trai cơ gái ở độ tuổi đôi mươi, lúc
mà những đôi trai gái người Mơng có dịp tìm hiểu nhau. Những tình cảm đó
được thể hiện qua tục Háy Pù - tập tục bắt vợ và cưới hỏi đó là một trong
những nét văn hóa độc đáo mà người H’mơng đã gìn giữ từ rất lâu đời từ thời
cha ông để lại, làm nên một nét văn hoá đặc sắc của đồng bào người Mông.

2.1 Nguồn gốc tục kéo vợ
Ngày trước, khi cưới vợ, người H’mông phải chuẩn bị rất nhiều nghi lễ
phức tạp, nặng nề. Quá trình thỏa thuận về những thách cưới của nhà gái cũng
mất khá nhiều thời gian, từ vài ngày cho tới vài tháng. Để cả 2 phía có được
sự hài lòng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế của những ông mai bà mối của cả hai
bên nhà, và cũng có những cuộc thương lượng khơng đi tới thành cơng.Có

tình trạng nhiều trai gái u nhau tha thiết nhưng nhà trai lại không cống đủ lễ
vật do nhà gái thách cưới nên đành chia tay đôi lứa. Trước sự khắc nghiệt của
phong tục như thế, các chàng trai H’mơng dần hình thành nên một cách thức
kéo vợ liều lĩnh hơn là “Háy Pù”, tức là “kéo vợ” hay còn gọi là “cướp vợ”
một cách bất đắc dĩ để có được người mình u. Từ đó dần trở thành một
phong tục tập quán truyền đời cho các thế hệ sau này.
Gọi là “cướp vợ” như thế, một từ có vẻ mang nghĩa tiêu cực về lí, đồng
thời qua nguồn gốc ta lại thấy được ý nghĩa nhân văn đằng sau nó, thì thực hư
là như thế nào? Về diễn giải hai từ “Háy Pù” thì “háy” có nghĩa là kéo, “pù”
có nghĩa là vợ, gộp lại có mang ý nghĩa là kéo tay người phụ nữ về làm vợ,
chứ không phải là cướp về làm vợ. Từ định nghĩa có phần chưa rõ ràng đó
dẫn đến việc người tiếp nhận nhiều quan niệm sai lầm về tập tục truyền thống
này của người H’mông.

14


Tục lệ này cịn có ở các dân tộc khác như Dao, Giáy,...chứ khơng chỉ riêng
gì dân tộc H’mơng. Nhưng với người H’mơng thì nó tồn tại lâu dài hơn, phổ
biến hơn mà từ đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề hơn.

2.2 Diễn biến tục kéo vợ
Trong hôn nhân, giữa các nhóm người H’mơng khác nhau thì phong tục,
tập qn cũng chứa đựng nhiều đặc điểm văn hóa đặc trưng riêng biệt với
nhau. Tuy nhiên, về về mặt cơ bản thì trong đám cưới của người H’mơng
thường diễn ra theo trình tự, nghi lễ như sau.
Nam nữ thanh niên người H’mơng được tự do u đương, tìm hiểu, được
quyền tự do lựa chọn bạn đời. Khi đã tìm được người tâm đầu ý hợp các
chàng trai thường mang khèn môi đến sau vách nhà cơ gái “nói chuyện”. Như
khi đã tìm được người tâm đầu ý hợp, các chàng trai mang kèn mơi đến sau

vách nhà cơ gái “nói chuyện”, nghe tiếng nhạc cô gái mời chàng trai vào nhà
tâm sự. Trong khi tìm hiểu, người con trai tặng người con gái kỷ vật để làm
tin. Chỉ khi nào kỉ vật khơng bị trả lại trong vịng ba ngày thì người con gái
mới được xem là ưng thuận, bắt đầu chuẩn bị cho việc cưới xin. Và vật kỉ
niệm được xem là bằng chứng để chàng trai có thể đến “bắt” cô gái về làm vợ
trước khi làm lễ cưới và là cái cớ để cãi lý khi nhà gái phản ứng.
Chàng trai trước khi đi kéo vợ phải thưa chuyện với bố mẹ và mọi người
trong gia đình, nếu bố mẹ ưng thuận với cô gái chàng trai chọn thì sẽ cho
phép chàng trai kéo về, lập kế hoạch kéo dâu. Bố mẹ chàng trai sẽ bắt 1 con
gà để cúng bói xem dun phận của đơi trai gái sẽ ra sao bằng cách khi cắt tiết
con gà đến gần chết thì thả ra. Trong lúc giãy giụa, nếu gà quay đầu ra ngồi
là điềm xấu, khơng thể nên dun, cịn con gà quay đầu vào thì là điềm tốt.
Các ngón chân gà co quắp vào nhau khi luộc thì có thể kết hơn. Sau đó cả nhà
tập trung cùng lo, cho người đi mời phù dâu, phù rể, cơ chú cùng đi giúp kéo
vợ, thường có ít nhất năm người chính thức trong đồn kéo vợ và một số khác
phụ giúp.
15


Phù dâu đại diện bởi một cô gái trẻ chưa có chồng khác họ cũng như cho
một chàng trai khác họ với nhà trai chưa có vợ làm phù rể, với một số chàng
trai trẻ là bạn của người kéo đi giúp chàng trai kéo vợ. Người cầm trịch và
người nữ đại diện cho nhà trai là những người có vợ chồng, con cái đầy đủ
(khơng gố vợ, gố chồng), làm ăn phát đạt sống có uy tín với bản làng. Và
cuối cùng, bởi cách kéo vợ của người H’mông được xem là cả một nghệ thuật
sống nên tất cả những người tham gia chính này phải biết cách kéo vợ. Vì dân
tộc H’mơng quan niệm rằng cuộc kéo vợ càng giằng co, càng quyết liệt thể
hiện ước muốn tha thiết có được nhau, cũng như sẽ hạnh phúc trong đời sống
hôn nhân, đông con, nhiều của về sau thế nên cô gái bị kéo sẽ là người chịu
ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu kéo không khéo, không chuyên nghiệp sẽ khiến cô

gái bị thương, sứt đầu mẻ trán làm đau đớn cho người bị kéo khi đôi co với
người thân và cô gái bên nhà gái.
Tục “Háy Pù” thường diễn ra vào ban đêm. Các thanh niên là anh em, bạn
bè của chàng trai trong cuộc sẽ đón đường rồi lơi kéo cơ gái về nhà mình.
Trường hợp hai bên trai gái đã thích nhau trước đó thì việc tổ chức kéo vợ sẽ
chỉ mang tính chất thủ tục, khi nhà trai tổ chức kéo vợ, cơ gái dù có thích
cũng giả vờ như khơng thích chàng trai. Chàng trai sẽ chủ động tán tỉnh, cưa
cẩm cơ gái cịn cơ gái mặc dù có thích cũng giả vờ e thẹn, từ chối rồi cứ thế
hai người lời qua ý lại tới vài lần tới khi thấy mọi sự thuận lợi rồi chàng trai
liền níu lấy tay cơ gái nhắn nhủ kéo về làm vợ. Cô gái sẽ giả vờ giằng co, giãy
nãy vài cái, những bạn bè thanh niên xung quanh cũng kéo giúp sát hai người
lại, những người biết kéo tì vai vào nách cơ gái, đặt hai cánh tay lên vai giữ
chặt lại nhấc bổng cô gái lên chạy về nhà chồng, chân người kéo không bị
chạm đất cũng như khơng gây thương tích, tổn thương cho cơ gái. Cho dù biết
trước mọi chuyện thì cơ gái vẫn phải tỏ ra bất ngờ, giả vờ kêu toáng lên cầu
cứu, khóc lóc để người nhà mình biết mà đến cứu. Vì người ta cho rằng người
con gái bị kéo về làm vợ mà khơng khóc lóc, kêu la thì đó là loại người rẻ
rúng, dễ dãi, khơng có tình yêu thương gia đình và hư hỏng, sẽ bị coi khinh
16


bởi gia đình và xóm giềng. Khi người nhà gái đến cứu cơ gái thì thanh niên
trai tráng bạn của chàng trai sẽ xông ra và chỉ được phép đỡ chứ không được
phép động tay động chân với bên nhà gái vì đã gọi là đi “kéo vợ” là kéo người
con gái của nhà người khác về nhà mình.
Trong trường hợp cô gái bị bất ngờ thật và phản ứng quyết liệt q mức
thì đó là một vụ “cướp thật” hay “bị kéo” - một biến tướng tiêu cực của tục
này. Mọi chuyện sẽ được nhà trai tính tốn trong bí mật, khơng cho gia đình
nhà gái hay biết điều gì. Cơ gái vẫn đi lấy củi, địu nước,...như sinh hoạt hàng
ngày rồi một ngày đã hẹn trước sẽ chàng trai xuất hiện ở nhà gái. Theo kế

hoạch, đang lúc tâm sự thì bạn của chàng trai đến giúp anh kéo cơ gái về nhà.
Dẫu trong trường hợp nào thì người con gái cuối cùng cũng được đưa đến tận
nhà chàng trai. Và dù có kháng cự thì cũng khơng khả thi trước những thanh
niên trai tráng giữa rừng bản, đường dốc, nhiệm vụ của đám đông này là hộ
tống đơi trai gái an tồn về nhà khơng đề xảy ra bất trắc dọc đường.
Sau khi kéo dâu về thành công, nhà trai sẽ cử người đến báo cho nhà gái.
Rồi làm lễ cúng trình ma cho cơ gái theo quan niệm cổ của người H’mơng
nếu khơng làm vậy thì dù cô gái đã ở nhà người con trai nhưng hồn vẫn cịn ở
nhà gái. Đến buổi sáng sau hơm kéo vợ thì theo phong tục, tập quán, nhà trai
mổ gà làm lễ quét phép, mời bữa cơm họ hàng để thơng báo gia đình nhà trai
đã kéo được vợ về. Đồng thời chàng trai phải mời rượu những người bạn kéo
phụ để cảm ơn. Sau đó nhờ chị gái hoặc em gái của mình trơng chừng cơ gái
đề phịng trốn khỏi nhà mình và chị gái hoặc em gái của chàng trai suốt cả ba
ngày đêm sẽ ln có mặt bên cạnh cô gái được kéo về.
Nếu sau 3 ngày kể từ ngày kéo dâu về, cô gái sẽ xin phép nhà trai cho hai
bát rượu nếu không ưng thuận làm vợ chàng trai rồi bưng mời chàng trai một
bát và uống cạn bát còn lại. Bày tỏ sự biết ơn chàng trai đã có lịng để ý và
q mến mình, đồng thời cơ gái cũng nói lên điều sự chân thành, trân trọng
của mình với chàng trai đó và xin chỉ làm bạn. Nếu vậy chàng trai sẽ chủ
động nài nỉ và nói lên tâm tư của mình để thay đổi suy nghĩ cô gái, nếu cô gái
17


khơng đồng ý thì hai bên cùng uống cạn chén rượu rồi cơ gái xin ra về. Cịn
nếu chấp nhận lấy nhau thì gia đình chàng trai sẽ chuẩn bị cho việc cưới xin,
gia đình nhà trai phải sang làm lễ hỏi dâu với bên nhà gái.
Lễ ăn hỏi diễn ra sau khi cô gái ở nhà trai 3 ngày cùng đi nương, sinh hoạt
với gia đình, cơ đã đồng ý nhận lời lấy chàng trai làm chồng. Sau đó bố mẹ
chồng nhờ một người đàn ông được gọi là “Tua lềnh xa” – nghĩa là người làm
mối - đi tác hợp cho con mình, sang nhà cơ gái nhằm làm được biết nhà gái

cần những thứ gì cho lễ ăn hỏi và lễ cưới. Trong lễ ăn hỏi, chủ hôn thường là
chú của chàng trai, cùng với các chàng trai trong bản khoảng độ 8 người sẽ
mang các lễ vật đã thỏa thuận trước giữa “Tua lềnh xa” và nhà gái. Và phải
ln bắt buộc có một con gà trống trong hàng lễ vật, 1 chỉ màu và chai rượu.
Tiếp đến là lễ xin định ngày cưới (tiếng địa phương là Nu hâu ché) nghĩa
là nối tiếp lời khi gia đình nhà gái đã chọn được ngày lành tháng tốt, trưởng
dòng họ nhà trai sang nhà gái thỏa thuận và ấn định ngày tổ chức và lễ vật
trong ngày cưới. Sau 1 tuần lễ thì đám cưới chính thức được tiến hành. Trong
văn hóa truyền thống của người H’mơng, thường có một ơng mối đi cùng gia
đình nhà trai và thực hiện các nghi thức cần thiết và bắt buộc có cặp bánh dày
trong nghi thức này.
Trong khoảng thời gian ở bên nhà trai trước ngày cưới 3 tháng, nhà gái đi
lại hai bên, tất bật thêu thùa chuẩn bị cho lễ cưới. Ở nhà chú rể được 3 tháng,
cô gái đã quen với sinh hoạt của nhà chồng và chuẩn bị trang phục cưới, nhà
trai cũng đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cho đám cưới. Họ đưa cô gái về nhà
bố mẹ đẻ và hỏi ngày cưới. Đám cưới diễn ra tại nhà gái trong 1 ngày 1 đêm.
Nhà trai mang lễ vật sang nhà gái từ chiều hơm trước. Lễ vật trong đám cưới
gồm có một khoản tiền, 60 ký thịt lợn, 60 bát rượu, gạo ... Trong đó, gà trống
là lễ vật quan trọng nhất. Tiệc cưới được tổ chức vào sáng hôm sau. Cô dâu
mặc áo dài đỏ, cài hoa, đầu đội khăn xanh. Lễ cưới được tổ chức với sự mời
gọi và giao lưu của các thanh niên, thiếu nữ. Trước khi về nhà chồng, cô gái
sẽ thắp hương cúng tổ tiên, ma nhà, ma cửa, ma cửa ... những ma lành trong
18


gia đình thì đến cúng cơ dâu, sống chung với chồng. Khi về nhà chồng, chỉ
với một đĩa cơm ở nhà để cúng gia tiên, nhà trai đã hoàn thành lễ cưới. Cơ
dâu sẽ chuyển đến ở chính thức cùng nhà trai từ thời điểm này.

2.3 Ý nghĩa tục kéo vợ

Cũng như các dân tộc khác, người Mông luôn coi trọng chế độ một vợ
một chồng. Hôn nhân là kết quả của tình yêu tự nguyện, và việc “kéo vợ” chỉ
là sự khẳng định tình yêu bền chặt hơn và khao khát gia đình hạnh phúc của
một người đồng bào.
Trên thực tế, có rất nhiều cặp đơi u nhau say đắm nhưng không được sự
đồng ý của một hoặc cả hai bên cha mẹ (thường là cha mẹ của con gái).
Không chỉ bị coi là bất hiếu khi mâu thuẫn với ý cha mẹ mà cuộc hơn nhân đó
cịn khơng được cộng đồng chấp nhận. Thông thường, nhà gái không chịu gả
con gái chỉ vì hai bên gia đình có mâu thuẫn hoặc nhà trai khơng thích. Khi
nhà gái khơng chịu, nhưng đôi trẻ quyết tha thiết yêu đương, sống chết có
nhau thì nhà trai chọn ngày lành tháng tốt để đón dâu, nhà trai sẽ bí mật hẹn
gặp người thương đợi đến nửa đêm khi cha mẹ say ngủ cơ gái sẽ theo nhà trai
về làm vợ. Về phía người con gái không được ra khỏi nhà trong ba ngày đề
phịng cha mẹ đến đánh, bắt quay về.
Vì vậy, tục “kéo vợ” có thể được xem là giải pháp hữu hiệu cho những cặp
đôi yêu nhau nghiêm túc, tha thiết nhưng đang gặp phải những trở ngại, thử
thách từ gia đình. Tục “Háy Pù” là 1 tập tục rất văn minh của người H’mơng.
Nó rất phù hợp với thực tế cuộc sống, lấy chồng và về nhà chồng sinh sống là
quyết định quan trọng cả một đời người. Kéo vợ về, người vợ được sống thử
trong 3 ngày, và trong 3 ngày ấy, cô dâu hiểu rất nhiều về cách sống cũng như
mọi người trong gia đình ấy, nếu ưng thì làm lễ cưới. Cơ gái sẽ chính thức trở
thành vợ của chàng trai sau 3 ngày ở tạm ở nhà trai và khơng ai có thể ngăn
cản được nữa. Ngay cả khi người vợ không ưng nhà chồng thì có quyền từ
chối và gia đình nhà trai cũng rất tôn trọng ý kiến của người phụ nữ. Tục “kéo
vợ” là một biểu hiện rõ nét trong văn hóa H’mông. Họ thường dùng những từ
19


"Kéo dâu" hoặc "Kéo vợ." Trong cuộc sống, đôi lứa yêu nhau mặn nồng và
thề nguyện bên nhau trọn đời, nhưng khi thực sự nên duyên vợ chồng thì họ

phải sắp tổ chức tục kéo này để đón cơ gái về nhà chồng. Một chân một bước
vào nhà chồng chứ khơng để cơ gái tự bước, có ý nghĩa chính là giữ gìn phẩm
giá, danh dự của người con gái. Đồng thời, qua tập tục này, người đàn ông
H’mông cũng chứng minh được tấm chân tình, sự mưu trí của mình cũng như
niềm khao khát muốn sánh đơi đời đời với người yêu. Và “kéo” vợ chỉ là thử
thách cuối cùng để đôi trai gái trở thành vợ chồng của nhau.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CỦA TỤC “KÉO VỢ”
Hiện nay, trai gái người H’mơng được tự do tìm hiểu và tự quyết định hơn
nhân của mình thơng qua văn hố “kéo vợ” truyền thống. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều mặt trái cần lưu ý. Xem xét từ góc độ hơn nhân bền vững, thì “tục bắt
vợ” của người Mơng xuất phát từ quan điểm hôn nhân tiến bộ. Thực chất “tục
bắt vợ” của người Mông là hai bên nam, nữ đều đủ tuổi kết hôn, không vi
phạm điều cấm của pháp luật và trước khi cùng người yêu về nhà làm vợ
(chồng) đều xin ý kiến cha mẹ, chỉ khi được đồng ý thì sau đó mới thực hiện
các nghi thức cưới - hỏi theo hình thức, phong tục, truyền thống đẹp của dân
tộc.
Thế nhưng hiện nay, nhiều bậc cha mẹ lại dung túng cho con trai mình lợi
dụng, khai thác những mặt tối, lỗ hổng của phong tục bắt vợ vốn nhân văn
này, bắt ép người con gái mình thích về làm vợ và hậu quả là cơ gái đó phải
sống cùng nỗi đau tột cùng về cả thể xác lẫn tinh thần. “Háy Pù” đang bị lợi
dụng theo nghĩa đen “cướp vợ”. Những cô gái khi đã bị rơi vào tục này thì chỉ
cịn cách chấp nhận làm vợ người ta. Người Mông quan niệm rằng, khi con
gái đã được người ta dùng gà trống để làm lễ nhập nhà rồi thì có bỏ về bố mẹ
đẻ cũng khơng thể chấp nhận được, cô gái đã trở thành người của nhà khác,
thậm chí khi chết cũng là ma nhà khác rồi. Thế nên, khi hay tin con gái mình
đã bị người ta kéo về làm vợ thì đa số các bậc cha mẹ của các cô gái H’mông

20



bị kéo dù cho có bất bình, đau xót đến đâu, cho dù có khơng đồng ý, có quyết
liệt cản trở, có ấm ức thì cũng phải đành lịng cho đám cưới diễn ra.
Thậm chí trước 1945, có tình trạng người con trai bị người con gái mình
thương từ chối thì bị quyền thần của gia đình người con trai buộc chặt, bị ép
“cướp” về. Ngồi ra những người có thế lực ở 1 số địa phương vùng cao đã
lợi dụng tục “Háy Pù” để kéo những cô gái trẻ đẹp về làm vợ, gây nên bao cơ
sự bất bình trong làng bản, làm cho bao lứa đôi phải chia tách suốt đời. Nếu
trước kia “Háy Pù” được xem là một phong tục nhân văn, cảm thông với
người nghèo giờ lại biến tướng và nảy sinh nhiều hình thái tiêu cực. Khi mà
đáng lẽ ra "kéo vợ” phải dựa trên sự đồng lịng đồng thuận của đơi lứa u
nhau, là kết trái đẹp đẽ của một mối quan hệ bền vững đã gắn bó từ trước. Thế
nên nhiều cơ gái còn rất trẻ là nạn nhân của tục “cướp vợ” này khiến nó nảy
sinh việc tảo hơn. Nhiều cặp lấy nhau rồi vẫn chưa biết nên sống chung thế
nào, trọng nam khinh nữ cũng biểu hiện rất rõ. Nhiều thiếu nữ người Hmơng
lại lâm vào bi kịch vì những mặt tối của tục “kéo vợ” này trong những khoảng
thời gian gần đây. Nhiều bé gái bị lợi dụng bởi sự gượng ép này đã phải bỏ
học giữa chừng để về quê làm vợ, làm mẹ. Các cô gái trẻ chưa có hiểu biết về
hơn nhân, đời sống gia đình, sức khỏe sinh sản nhưng việc sớm làm vợ, làm
mẹ có thể khiến cuộc sống rất khó khăn, bất hạnh, đổ vỡ, mất mạng. Bi kịch
hôn nhân là điều không thể tránh khỏi, mọi sự vẫn diễn ra và nước mắt vẫn
khơng giải quyết được sự tình, khơng được quyền định đoạt số phận cho
mình, thậm chí cịn xảy ra nhiều hồn cảnh tự tử bằng lá ngón vì khơng cáng
đáng nổi. Chẳng những các cuộc hôn nhân như vậy không xuất phát từ tình
u hai phía mà cịn khơng hợp pháp vì hầu như khơng có sự xác nhận của
chính quyền địa phương. Đối với tục “cướp vợ” ngày nay, cả cộng đồng các
dân tộc có phong tục này và luật pháp nước ta đều không cho phép đàn ông
được “cướp” những người mình khơng u, khơng quen biết để lấy làm vợ.
Nhưng so với vùng núi, vùng sâu, vùng xa địa bàn rừng núi cũng như giao
thông đi lại hiểm trở, thông tin liên lạc chưa thuận tiện nên công tác tuyên

21


truyền cho bà con cịn hạn chế, đơi khi cả chính quyền cũng khơng làm gì
được khi đã xảy ra chuyện.
Thế nên nếu muốn ngăn chặn được hủ tục này bị biến tướng, chính quyền
cần đẩy mạnh cơng tác truyền thơng pháp luật hơn nhân gia đình, luật pháp
của nhà nước về xử lý vi phạm tới các địa phương vùng cao.
Đồng thời giao nhiệm vụ cho trưởng thôn, các già làng có uy tín giám sát,
ngăn chặn kịp thời những ai có ý định lợi dụng tục bắt vợ cũng như cần phải
báo cáo kịp thời những sự việc đã xảy ra cho chính quyền xử lý nghiêm khắc
để răn đe.

KẾT LUẬN
Tục “Háy Pù” vốn là 1 tập tục có từ lâu đời trong cộng đồng người
Hmơng, xuất phát từ việc cha mẹ cấm đoán, cản trở con cái kết hơn với người
mình u. Tục “Háy Pù” dần được hình thành và ban đầu khơng được phổ
biến lắm, chỉ những trường hợp do cha mẹ ngăn cấm hay việc tổ chức dạm
hỏi nhà gái quá tốn kém tiền của, thời gian và phiền hà mà các cặp đôi mới
lựa chọn hình thức bắt vợ. Dần dần tập tục “kéo vợ” này được truyền đời vì
nhiều thuận tiện trong cơng cuộc hôn nhân cũng như đáp ứng nhu cầu yêu
đương nhưng bị cản trở, qua thời gian dần hình thành nên 1 tập tục của cộng
đồng người Hmông với những ý nghĩa mới, được xem là 1 tập tục đẹp và giàu
tính nhân văn. “Háy Pù” cũng là thể hiện sự phẩm giá của người con gái
Hmông, không muốn bị xã hội đánh giá thấp hèn, không chấp nhận cam chịu
chạy theo nhà trai một cách mù quáng làm giảm mất giá trị của mình. Hơn
thế, tục “Háy Pù” cịn có những nét rất hiện đại và văn minh khi cơ gái sau 3
ngày bị kéo có cơ hội được sống cùng để hiểu hơn về gia đình người con trai
để được tự quyết định xem có phù hợp làm vợ chàng trai hay không.
Ngày nay tục “Háy Pù” cũng chỉ mang tính chất tự nguyện và thỉnh

thoảng mới diễn ra, khi chàng trai không đủ khả năng lo 1 đám cưới theo
phong tục thông thường với hẹn trước của đôi trai gái thực sự yêu nhau. Chứ
22


khơng phải một chàng trai rủ bạn bè bắt cóc người con gái mình đơn phương
về làm vợ mà khơng có sự đồng lịng của cả hai như cách ta vẫn hiểu là một
khái niệm hết sức sai lầm, có tính chất bạo lực lấn át đi tính nhân văn sâu sắc
ban đầu của tập tục này. Có thể nói, dân tộc Mơng có nhiều phong tục tập
qn, ràng buộc rất khắt khe nhưng đều chứa đựng những yếu tố rất nhân văn,
được xử lý linh hoạt trên cơ sở đồn kết, u thương. Đây chính là cốt lõi
trọng tâm của việc duy trì sự cố kết cộng đồng và góp phần bảo tồn những giá
trị văn hóa đặc sắc của người H’mông đến với hậu thế sau này.

PHỤ LỤC

1 số hình ảnh của người Mơng

23


Nguồn: />
24


Học sinh dân tộc Mông cấp tiểu học ở Kỳ Sơn
Nguồn: />
trang phục truyền thống của người Mông
Nguồn:
/>

25


×