Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VÙNG VĂN HOÁ NGƯỜI H’MÔNG - SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.61 KB, 9 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA LỊCH SỬ
---------------
BÁO CÁO THỰC TẬP
VÙNG VĂN HOÁ NGƯỜI H’MÔNG - SƠN LA

Đề tài: Nêu những nét đặc trưng văn hoá của dân tộc H’mông ở Sơn La
BÀI LÀM
Sơn La là tỉnh nằm ở phía Tây bắc nước ta tiếp giáp với các tỉnh: Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá (Việt Nam) và tiếp
giáp với hai tỉnh Hùa Phăn và Luông Pha Băng của nước Cộng hoà DCND Lào.
Sơn La có đường biên giới dài 250km (thuộc địa phận 20 xã của 4 huyện) với 24
mốc quốc giới, 8 đồn biên phòng, 2 cửa khẩu quốc gia là Lóng Sập (Mộc Châu)
và Chiềm Khương (Sông Mã). Với tổng diện tích tự nhiên khoảng 14.055 km
2
với hơn 70% diện tích đất rừng và rừng bao phủ. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thị
xã, 201 xã phường và thị trấn. Dân số tính đến năm 2003 là 9594 ngàn người,
gồm 12 dân tộc anh em chung sống. Trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, dân tộc
Kinh 18%, H’mông 12%, dân tộc Mường 8%, còn lại là các dân tộc khác.
Là tỉnh có độ cao trung bình 600m so với mặt nước biển, khí hậu đặc
trưng cận nhiệt đới, chia làm 2 mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Địa hình chia cắt tạo
thành 3 vùng sinh thái: vùng dọc trục quốc lộ 6, vùng hồ Sông Đa, và vùng cao
biên giới. Sơn La có 2 cao nguyên: Mộc Châu (cao 1050m) và Nà Sản (cao 800
m). Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, thuận lợi, thuận lợi cho việc phát
triển nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Sơn La có nhiều di tích lịch sử và điểm
tham quan du lịch hết sức có giá trị như: nhà ngục Sơn La, hang Văn Bia Lê
Thánh Tông, hồ Tiên Phong, cảng Tà Hộc trên sông Đà, hang nước thẳm Tát
Tòng, mỏ nước nóng Bảng Mòng…
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội như vậy cho ta thấy
việc duy trì và phát triển văn hoá truyền thống ở Sơn La và vấn đề hết sức quan


trọng đối với đường lối phát triển kinh tế-xã hội ở nước ta.
Với 12 dân tộc anh em sinh sống, với mỗi dân tộc đều có những nét
truyền thống văn hoá độc đáo riêng, trong đó cùng với dân tộc Thái, H’mông là
một trong những dân tộc có những nét truyền thống văn hoá nổi bật độc đáo
nhất.
Đặc trưng thứ nhất: người Hmông quản lí làng bản bằng cơ chế
được kết hợp giữa mệnh lệnh hành chính của chính quyền với tập quán
pháp và hương ước của làng. Chức Seo (trưởng làng) phải do dân bầu
nhưng phải được thống lí chứng nhận. Trưởng làng muốn quyết định
những điều hệ trọng của làng thì phải tham khảo ý kiến của các già làng.
Rõ ràng cơ chế vận hành của làng, quyền lực của chính quyền, tính tự trị
của làng và của dòng họ chính là nét đặc trưng cơ bản của người Hmông
khác với các dân tộc khác. Vì thế mà sự ràng buộc của người dân trong
làng đều phải thông qua “ Luật” và “Lệ”. Tuy nhiên tuỳ theo từng lĩnh
vực, người dân phải thiên về “Luật” hoặc “Lệ”. Khi thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế, đi lao dịch, kiện cáo … thì người dân phải dựa vào “Luật”;
nhưng khi đi lao động công ích, ứng xử giao tiếp hàng ngày… thì người
dân lại phải dựa vào các chuẩn mực của tập quán pháp và hương ước cho
nên nhiều khi “phép vua thua lệ làng” là ở chỗ đó (ngoại trừ các làng
Hmông cư trú gần các trung tâm hành chính).
Đặc trưng thứ hai: người Hmông ở Sơn La có sắc thái riêng, đó là
tính khép kín và biệt lập. Tính khép kín là một trong những đặc tính
chung của làng tiểu nông nhưng ở đây lại biểu hiện một cách rõ rệt (ngoại
trừ thị xã và thị trấn Mộc Châu). Có như vậy là do trước hết về mặt vị trí
địa lí: là một vùng cao, rộng lớn, địa hình đồi núi khá phức tạp, có nhiều
sông, suối, rừng, thác, hang, động … vì thế mà người Hmông hầu hết cư
trú rải rác trên các sườn núi, thậm chí ở rất cao (từ 900m đến 1.700m),
giao thông đi lại khó khăn nên càng tăng thêm tính biệt lập của họ. Mặt
khác các làng, bản về thành phần dân tộc chỉ có người của họ sinh sống
nên tính khép kín lại càng đậm nét. Kinh tế tự cung tự cấp, họ có thể sản

xuất ra tất cả các nhu yếu phẩm cổ truyền để sinh hoạt. Kinh tế không có
sự trao đổi mà lại khép kín trong làng dẫn đến nhu cầu giao lưu kinh tế ít
có điều kiện phát triển. Vì vậy mà quá trình hình thành và phát triển chợ
là rất khó khăn ( hiện toàn tỉnh chỉ có hơn 100 chợ vừa và nhỏ nằm rải
rác). Có nhiều sản phẩm thô chưa qua sơ chế hoặc đã sơ chế có giá trị
nhưng cũng rất khó trao đổi buôn bán khi không có phiên chợ.
Tuy vậy, dù ở bất cứ môi trường khó khăn nào thì họ vẫn luôn tạo ra
khả năng thích nghi một cách linh hoạt trong thế ứng xử văn hoá với môi
trường tự nhiên khắc nghiệt.
Đặc trưng thứ ba: Người H’mông là một dân tộc có quan hệ dòng
họ, quan hệ huyết thống có sự ràng buộc chặt chẽ, nổi trội và nhiều khi
còn chi phối quan hệ láng giềng. Sự phân bố dù tập chung hay rải rác đều
dựa vào nguyên tắc dòng họ và quan hệ huyết thống. Người Hmông chỉ có
vài ba dòng họ như họ Vừ, Mùa … Mỗi dòng họ cư trú một chòm xóm
riêng. Hệ thống tín ngưỡng, quy ước của dòng họ cũng khá phong phú.
Trong các lễ thức diễn ra ở làng, bản Hmông, lễ thức cộng đồng dòng họ,
gia đình còn phát triển mạnh mẽ hơn lễ thức của cộng đồng làng. Mọi ứng
xử trong làng bên cạnh vấn đề dựa theo chuẩn mực của cộng đồng làng có
khi còn phải dựa theo chuẩn mực của dòng họ. Dư luận của làng nhiều khi
không thống nhất bởi còn có nhiều luồng đại diện của các dòng họ khác
nhau. Nhiều khi quan hệ dòng họ còn vượt lên trên cả phạm vi cộng đồng
làng, tạo thành sợi dây vô hình cấu kết tộc người. Tuy vậy, về các quy
ước chung của làng xã, mọi thành viên thuộc các dòng họ khác nhau trong
làng cũng phải tôn trọng. Có như vậy quan hệ xóm làng mới tồn tại mà
không bị phá vỡ. Nhưng về cơ bản người Hmông bên cạnh chấp hành luật
pháp còn thiên mạnh về các quy ước của dòng họ và luật làng, đó là một
sức mạnh mà không một thành viên nào dám không chấp hành.
Đặc trưng thứ tư: Văn hoá của làng Hmông thiếu tính ổn định. Nếu
như các làng cư dân ruộng nước Tày, Thái, Giáy rất ổn định thì trái lại,
làng của người H’mông cổ truyền lại luôn gắn liền với vấn đề du canh du

cư. Bình quân một làng H’mông chỉ tồn tại từ 25 đến 30 năm là xảy ra sự
chuyển cư một bộ phận dân làng hoặc cả làng. Nguyên nhân chính là do
đất canh tác gần làng cạn kiệt, nương rẫy lại rất chật hẹp nên không đủ
nuôi sống điểm dân cư đông đúc. Do đó mà quy mô của làng vốn đã nhỏ
nay lại trước sức ép dân số tăng tất yếu dẫn đến du canh, đã du canh tất
yếu sẽ dẫn đến du cư. Tính chất du cư thể hiện đậm nét ở làng H’mông,
đó là hệ thống nhà cửa không kiên cố. Nơi ở mật tập, ít chú ý đến công
trình chung. Hầu hết các gia đình Hmông không có vườn. Kinh tế vườn
không phải là ngành kinh tế truyền thống của người Hmông. Vì vậy mà
địa điểm lập làng chủ yếu thiên về khả năng canh tác truyền thống (phát
rừng làm nương rẫy), gần nơi canh tác chứ ít chú ý đến vấn đề giao thông.
Làng thiếu ổn định đương nhiên là tạo ra nếp sống giản đơn, tạm bợ. Kiến
trúc ngôi nhà hầu hết là làm kiểu nhà ngoãm. Chuồng gia cầm, gia súc ở
ngay sát nơi ở của ngươi Hmông. Ngay đến nơi sinh hoạt tôn giáo, nơi thờ
thần bản mệnh của người Tày, Việt là ngôi đình thì ở người Hmông chỉ là
tảng đá to, hốc cây trong khu rừng cấm. Ngày lễ “Nào xồng” của làng
được diễn ra trên bãi cỏ trong rừng. Còn ngày hội “Gầu Tào” của làng
được tổ chức ngay sườn đồi, một khu đất tương đối bằng phẳng. Nhìn
chung làng chưa có những kiến trúc công cộng đẹp, có quy mô, có chiến
lược lâu dài.
Về cơ bản những sinh hoạt văn hoá của người Hmông thường gắn
liền với phiên chợ, ngày lễ, ngày tết, các cuộc sinh hoạt văn hoá này
thường mang tính giao hoà gặp gỡ, mừng đón xuân về, ăn mừng, và các
vụ mùa… Bên cạnh đó còn có các lễ hội khác nhằm để khuyến khích sức
mạnh như tổ chức đua ngựa, bắn cung, bắn nỏ.
Điệu múa ô theo tiếng khèn thường gặp nhất, các nhạc cụ từ đơn
giản từ chiếc lá làm kèn đến phức tạp là chiếc sáo, chiếc khèn đầy khéo
léo sáng tạo. Những nhạc cụ này phát ra những âm thanh độc đáo.
Đến du lịch ở đây sẽ được chứng kiến những vật phẩm như con dao
tự rèn đúc, khẩu súng kíp… tất cả được làm bẳng thủ công nhưng rất tinh

xảo. Bên cạnh đó có thể xem những bộ váy áo rực rỡ của cô gái Mông mà
chính họ phải làm trong một năm mới hoàn thành.
Rõ ràng, chợ vừa là trung tâm trao đổi, mua bán hàng hoá, vừa là
trung tâm sinh hoạt văn hoá, chính trị và xã hội. Do đó việc hình thành và

×