Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.67 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

TRẦN THỊ THÚY UYÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN LÍ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2020


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------

TRẦN THỊ THÚY UYÊN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành : Quản lí giáo dục
Mã số
: 814.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. LÊ ĐÌNH SƠN

Đà Nẵng – Năm 2020





iv

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. viii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................... ix
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................2
4. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................2
6. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................3
8. Những đóng góp của luận văn ..............................................................................3
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON ..................5

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................5
1.1.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài .........................................................................5
1.1.2. Các nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................5
1.2. Các khái niệm chính .................................................................................................8
1.2.1. Quản lý ............................................................................................................8
1.2.2. Quản lý giáo dục .............................................................................................9
1.2.3. Quản lý nhà trƣờng .......................................................................................10
1.2.4. Ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non .....................................10
1.2.5. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non ............................11
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ lứa tuổi mầm non 5- 6 tuổi .............................12
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non 5 – 6 tuổi .......................................12
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ lứa tuổi mầm non 5 – 6 tuổi .........................................12
1.4. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non ............14
1.4.1. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm non .............14
1.4.2. Nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trƣờng mầm
non .................................................................................................................................14
1.4.3. Hình thức, phƣơng pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ ở trƣờng MN.............18


v
1.5. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm
non .................................................................................................................................21
1.5.1. Xây dựng kế hoạch chƣơng trình hoạt động phát triển ngôn ngữ ................21
1.5.2. Quản lý thực hiện các nội dung chƣơng trình phát triển ngơn ngữ ..............22
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện các phƣơng pháp, hình thức phát triển ngơn ngữ ............23
1.5.4. Quản lý xây dựng môi trƣờng và các điều kiện phát triển ngôn ngữ cho
trẻ .................................................................................................................................23
1.5.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ ..........................24
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng MN .....................................................................................25

1.6.1. Các yếu tố chủ quan ......................................................................................25
1.6.2. Các yếu tố khách quan ..................................................................................26
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................................27
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN
NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
HUYỆN TÂY GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ..........................................................28
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ............................................................................28
2.1.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................28
2.1.2. Nội dung khảo sát .........................................................................................28
2.1.3. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát ..........................................................................28
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát ...................................................................................29
2.1.5. Tiến trình, thời gian khảo sát ........................................................................29
2.2. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Tây Giang, tỉnh Quảng
Nam ...............................................................................................................................30
2.2.1. Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên .................................................................30
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội..............................................................................30
2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục ........................................................................32
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5 - 6 tuổi ở các trƣờng
mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam...............................................................33
2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phát triển ngôn
ngữ cho trẻ .....................................................................................................................33
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ..........................34
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ............37
2.3.4. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp, hình thức phát triển ngơn ngữ cho
trẻ .................................................................................................................................38


vi
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 5 - 6 tuổi ở các
trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ...................................................42

2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch chƣơng trình hoạt động phát triển ngôn ngữ.........42
2.4.2. Thực trạng quản lý thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ ..................43
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện các hình thức, phƣơng pháp phát triển ngơn
ngữ cho trẻ .....................................................................................................................45
2.4.4. Thực trạng quản lý xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.........46
2.4.5. Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ .........47
2.5. Đánh giá chung thực trạng .....................................................................................48
2.5.1. Đánh giá chung .............................................................................................48
2.5.2. Phân tích nguyên nhân thực trạng .................................................................50
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................................51
CHƢƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TÂY
GIANG, TỈNH QUẢNG NAM ...................................................................................52
3.1. Nguyên tắc xác lập các biện pháp ..........................................................................52
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu ...............................................................52
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ...............................................................52
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả................................................................53
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ..................................................................53
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các
trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ...................................................54
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về sự cần thiết và yêu cầu phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................................54
3.2.2. Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho GV, đổi mới nội
dung, hình thức và phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.......................................55
3.2.3. Xây dựng kế hoạch, chƣơng trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ theo hƣớng
tích hợp các hoạt động trong nhà trƣờng .......................................................................59
3.2.4. Chỉ đạo giáo viên chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt
động làm quen văn học và làm quen chữ cái.................................................................61
3.2.5. Chỉ đạo hƣớng dẫn GV thực hiện xây dựng môi trƣờng phát triển ngôn
ngữ cho trẻ cả trong và ngồi lớp học ...........................................................................64

3.2.6. Thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ trẻ
nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ...............................66
3.2.7. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ...................................................................................68


vii
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................69
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ...............................70
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm..................................................................................70
3.4.2. Đối tƣợng khảo nghiệm ................................................................................70
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ..................................................................................70
3.4.4. Tiến trình khảo nghiệm .................................................................................70
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ....................................................................................71
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................................................................................75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................80
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ


1

CB

Cán bộ

2

CBQL

Cán bộ quản lý

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

ĐTB

Điểm trung bình

5

GV

Giáo viên


6

MN

Mầm non

7

NV

Nhân viên

8

NXB

Nhà xuất bản

9

PGD&ĐT

Phòng Giáo dục và Đào tạo

10

PH

Phụ huynh


11

PHHS

Phụ huynh học sinh

12

PTNN

Phát triển ngôn ngữ

13

Tr

Trang


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.


Mạng lƣới trƣờng, lớp khối trƣờng mầm non trên địa bàn

33

2.2.

Đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

33

2.3.

Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển ngôn
ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

34

2.4.

Đánh giá tình hình thực hiện các nội dung phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

37

2.5.

Đánh giá mức độ sử dụng các phƣơng pháp phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non


38

2.6.

Đánh giá mức độ sử dụng các hình thức phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

41

2.7.

Đánh giá thực trạng lập kế hoạch chƣơng trình hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non

42

2.8.

Đánh giá thực trạng quản lý thực hiện các nội dung phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

43

2.9.

Đánh giá thực trạng chỉ đạo thực hiện các hình thức, phƣơng
pháp phát triển ngơn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm
non


45

2.10.

Đánh giá thực trạng quản lý xây dựng môi trƣờng phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

46

2.11.

Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát
triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

47

3.1.

Bảng khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm
non

71

3.2.

Bảng khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động
phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non

73



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Giáo dục là quá trình đào
tạo con ngƣời, nhằm chuẩn bị cho họ tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất
bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài
ngƣời. Giáo dục là quá trình tổ chức học tập kiến thức, thói quen và kỹ năng của con
ngƣời một cách có hệ thống. Thông qua giáo dục con ngƣời tiếp biến những kiến thức,
thói quen và kỹ năng đó thành kinh nghiệm cá nhân và ứng dụng vào thực tế đời sống
xã hội. Trách nhiệm tổ chức hiệu quả quá trình này thuộc về hệ thống giáo dục.
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng
cho sự phát triển của trẻ em cả về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ,
phát triển ngôn ngữ. Những kỹ năng, kinh nghiệm học tập ở lớp và ở trƣờng rất quan
trọng đối với trẻ. Những nội dung mà trẻ tiếp thu đƣợc qua chƣơng trình giáo dục mầm
non sẽ là bƣớc đệm cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Trong q trình
giáo dục giáo viên mầm non đóng vai trị hết sức quan trọng. Các cơ giáo cần đƣợc
trang bị những kiến thức tốt nhất về phƣơng pháp giáo dục và sự phát triển của trẻ nhỏ,
kiến thức và kỹ năng kích hoạt và thúc đẩy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ
mầm non, thông qua đó tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển trong tƣơng lai của trẻ.
Với những đặc điểm lứa tuổi và yêu cầu phát triển toàn diện của trẻ trong nhà trƣờng
mầm non, lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho học sinh mẫu giáo trở thành vấn đề quan
trọng cần đƣợc quan tâm đặc biệt. Phát triển ngôn ngữ là điều kiện tiền đề giúp trẻ dễ
dàng tiếp thu các nội dung khác trong chƣơng trình giáo dục mầm non, giúp hình
thành và phát triển hiệu quả các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho trẻ.
Ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, ngôn ngữ phát triển rất mạnh
mẽ, tạo ra những điều kiện cơ hội để trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội
của nền văn hố lồi ngƣời. Nó giúp trẻ tích luỹ kiến thức, phát triển tƣ duy, giúp trẻ

giao tiếp đƣợc với mọi ngƣời xung quanh, là phƣơng tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội
những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Ngày nay trong cơng tác chăm sóc giáo
dục trẻ, chúng ta càng thấy rõ vai trị của ngơn ngữ đối với việc giáo dục – phát triển
lâu dài nhân cách trẻ. Trƣờng mầm non là nơi tạo điều kiện để trẻ phát triển những nền
tảng ban đầu của nhân cách. Vai trò của nhà giáo dục và hoạt động tích cực của từng
cá nhân trẻ ở trƣờng mầm non có ảnh hƣởng to lớn, lâu dài đến sự phát triển tồn diện
của trẻ nói chung và phát triển ngơn ngữ của từng trẻ nói riêng.
Tây Giang là một huyện miền núi mới thành lập đƣợc 16 năm, điều kiện kinh tế
- xã hội cịn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, tồn huyện có 05 trƣờng mầm non và
02 trƣờng mẫu giáo. Thực trạng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở các


2
trƣờng Mầm non của huyện Tây Giang đã đƣợc thực hiện lồng ghép qua các hoạt động
giáo dục hàng ngày và qua các hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên hiện nay, hoạt động
giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi trên địa bàn huyện Tây Giang còn tồn tại
nhiều vấn đề bất cập nhƣ các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động phát triển ngơn ngữ cịn
chƣa đa dạng; đa số trẻ là ngƣời dân tộc thiểu số; hoạt động phát triển ngôn ngữ cho
trẻ 5-6 tuổi ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang vẫn chƣa đƣợc tiến hành một
cách thực sự khoa học, hiệu quả; còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trƣờng và
gia đình, các cấp ủy Đảng chính quyền, các ban ngành, các tổ chức chính trị xã hội và
quần chúng nhân dân. Trong bối cảnh đó, là một nhà quản lý giáo dục, thấy đƣợc
những điểm mạnh và hạn chế của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi hiện
nay ở các trƣờng Mầm non huyện Tây Giang, tôi quyết định chọn đề tài “Quản lý hoạt
động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non huyện Tây
Giang tỉnh Quảng Nam” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên
ngành Quản lý Giáo dục.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở kết quả thu đƣợc từ việc nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất
các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5

- 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trƣờng mầm non
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm
non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện
Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thời gian qua đã đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận, nhƣng
còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá đúng
thực trạng quản lý hoạt động này, luận văn có thể đề xuất đƣợc các biện pháp quản lý
có tính cấp thiết và khả thi, để khi áp dụng sẽ nâng cao đƣợc chất lƣợng công tác này
tại các nhà trƣờng theo mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ các vấn đề lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 6 tuổi tại các trƣờng mầm non;
- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam;


3
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển
ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
trong giai đoạn 2018 - 2020 và đề xuất các biện pháp quản lý công tác này của Hiệu
trƣởng các nhà trƣờng cho giai đoạn 2021 - 2025.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích và tổng hợp tài liệu, phân loại và hệ thống hóa tƣ liệu nhằm xác lập
cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng
mầm non. Phƣơng pháp nghiên cứu này đƣợc tiến hành với những công việc sau:
- Lập thƣ mục: thống kê các sách báo, những công trình có liên quan đến đề tài
nghiên cứu bao gồm các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc, của ngành giáo dục về giáo
dục mầm non nói chung và phát triển ngơn ngữ trẻ em nói riêng; các cơng trình nghiên
cứu liên quan trực tiếp đến đề tài; các luận văn, luận án…
- Đọc và ghi chép theo các vấn đề: sau khi phân loại tài liệu để biết tài liệu nào
cần đọc kĩ, tài liệu nào cần đọc lƣớt để nắm bắt đƣợc các nội dung cơ bản có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, tiến hành đọc và ghi chép theo kế hoạch. Phân tích, đánh giá các
tài liệu thu đƣợc.
- Hệ thống hóa, khái quát thành cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phƣơng pháp điều tra khảo sát, nghiên cứu sản phẩm thực tiễn
nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi và quản lý
hoạt động này tại các trƣờng mầm non ở địa phƣơng nghiên cứu.
7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Sử dụng phƣơng pháp thống kê SPSS để phân tích và xử lý dữ liệu thu đƣợc về
thực tế hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm non và
thực tế quản lý hoạt động này nhằm đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả nghiên
cứu.
8. Những đóng góp của luận văn
* Về mặt lý luận
Thực hiện luận văn“Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại các trường mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam” đã tổng hợp lại những
quan điểm, khái niệm cần thiết trong khoa học nghiên cứu quản lý giáo dục; góp phần
bổ sung vào kho tƣ liệu một số thông tin về giáo dục mầm non…Giúp cho những ai


4

quan tâm đến giáo dục mầm non đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6
tuổi có nền tảng nghiên cứu sau này.
* Về mặt thực tiễn
Luận văn góp phần làm rõ hơn những thực trạng của việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ 5 – 6 tuổi tại các trƣờng mầm non tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trƣớc
xu thế đổi mới, phát triển giáo dục của đất nƣớc và hội nhập thế giới. Những luận
điểm, luận cứ đƣợc luận văn xây dựng có thể là cơ sở thực tiễn giúp cơ quan quản lý
giáo dục có thêm những hiểu biết về bức tranh giáo dục mầm non tại địa phƣơng,
những điều đã tốt và những điều cần điều chỉnh cho ngày càng phù hợp để ngày càng
nâng cao chất lƣợng giáo dục mầm non.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6
tuổi tại các trƣờng mầm non;
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam;
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang tỉnh Quảng Nam.


5

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN
NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngồi
Con ngƣời tạo ra ngơn ngữ và biến ngôn ngữ thành tài sản quý báu của văn
minh nhân loại. Ngơn ngữ là chìa khóa giúp cho nhiều cơng trình nghiên cứu đƣợc tỏa

sáng. Khơng những vậy ngơn ngữ có sức hút mạnh mẽ, lơi cuốn sự tham gia nghiên
cứu của rất nhiều nhà khoa học, từ những lĩnh vực khác nhau: Lịch sử, Triết học,Tâm
lí học, Ngơn ngữ học, Giáo dục học…Vai trị phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ lâu đƣợc
các nhà khoa học ngồi nƣớc quan tâm nghiên cứu. Có thể kể đến các tác giả nhƣ:
A.M. Borodis với cuốn: Phƣơng pháp phát triển tiếng cho trẻ em (NXBGD Matxcơva
– 1974). Xôkhin với tác phẩm: Phƣơng pháp phát triển lời nói trẻ em (NXBGD
Matxcơva – 1979). E.I.Tikhêêva với tác phẩm: Phát triển ngôn ngữ trẻ em (NXBGD –
1997). Các tác giả: L.P.Phedorenco, G.A.Phomitreva, V.K.Lomarep cũng có những
cuốn sách về đề tài này. Tác giả E.I.Tikhêêva đã đề ra phƣơng pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ một cách hệ thống, trong đó bà nhấn mạnh cần dựa trên cơ sở tổ chức cho
trẻ tìm hiểu thế giới thiên nhiên xung quanh trẻ, dạo chơi, xem tranh, kể chuyện cho
trẻ nghe… Bà đƣa ra các biện pháp cụ thể để phát triển ngơn ngữ nói cho trẻ mẫu giáo
nhƣ: nói chuyện với các em, giao nhiệm vụ cho các em, đàm thoại, kể chuyện, đọc
truyện, thƣ từ, học thuộc lòng thơ ca. Những tƣ tƣởng này đến nay vẫn còn nguyên giá
trị đối với việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non (E.I.Tikhêêva (1977,
tr.31).
Từ năm 1983, ở các trƣờng sƣ phạm mẫu giáo, do ảnh hƣởng của giáo dục học
Liên Xô ngƣời ta đã sớm đƣa vào chƣơng trình đào tạo cơ giáo mẫu giáo môn học Phát
triển ngôn ngữ trẻ tuổi mầm non. Đây là môn học đƣợc nghiên cứu rất kỹ lƣỡng ở Liên
Xô với nhiều nhà sƣ phạm nổi tiếng. Nhiều tác giả Nga có đóng góp quan trọng với
việc hình thành chun ngành phát triển ngơn ngữ trẻ tuổi mầm non ở nƣớc ta, có thể
kể đến các tác giả: Xôkhin với các tác phẩm “Phƣơng pháp phát triển lời nói trẻ em”
(NXB Giáo dục Mátxcơva, 1979) và “Những cơ sở tâm lý - giáo dục học của việc phát
triển lời nói trẻ em” (Mátxcơva, 2002); Barodis A.M với cuốn “Phƣơng pháp phát
triển tiếng cho trẻ em” (NXB Giáo dục Mátxcơva, 1974); các tác giả Phedorenko L.P,
Phomitreve G.A, Lomarep V.K, cũng có những cuốn sách tƣơng tự.
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mầm non là một bộ phận của chuyên ngành



6
phƣơng pháp dạy học tiếng Việt. Lịch sử nghiên cứu lĩnh vực này đã đƣợc nhiều ngƣời
quan tâm ở những khía cạnh khác nhau. Từ những năm 70-80 thế kỷ XX cho đến nay
các thành tựu nghiên cứu về tiếng Việt đã khá phong phú. Việc giảng dạy ngôn ngữ và
tiếng Việt ở các trƣờng đại học, cao đẳng sƣ phạm và một số trƣờng đại học tổng
hợp…đã đƣợc từng bƣớc nâng cao chất lƣợng.
Từ năm 1980 đến nay, yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy học tiếng Việt ngày
một đòi hỏi cao. Bắt đầu bằng các hội nghị, hội thảo về nâng cao chất lƣợng dạy học
tiếng Việt, các bài đăng ở các báo, tạp chí,… (“Dạy nói cho trẻ trƣớc tuổi lớp 1” Phan Thiều; “Dạy phát âm và làm giàu vốn từ cho trẻ mẫu giáo” - Tạ Thị Ngọc
Thanh). Những cơng trình này hƣớng đến trao đổi kinh nghiệm và mang tính vận
dụng. Khoảng thời gian này, đã có những cuốn giáo trình đầu tiên về phát triển ngôn
ngữ cho trẻ tuổi mầm non đƣợc sử dụng trong các trƣờng đào tạo giáo viên mầm non:
Tập thể tác giả Lƣơng Kim Nga, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Khoa với cuốn
“Tiếng Việt, Văn học và phƣơng pháp giáo dục” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1988); Cao
Đức Tiến, Nguyễn Quang Ninh, Hồ Lam Hồng với giáo trình “Tiếng Việt và phƣơng
pháp phát triển lời nói cho trẻ em”; Nguyễn Xuân Khoa với tác phẩm “Phƣơng pháp
phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999).
Ngày nay, ngày càng có nhiều ngƣời nghiên cứu về phát triển ngôn ngữ trẻ em.
Bùi Kim Tuyến với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Xây dựng nội dung, biện
pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”(Mã số B98-4959). Một số luận văn, luận
án về phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non đƣợc thực hiện. Có thể kể đến luận án
tiến sĩ của Lƣu Thị Lan (1996) “Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em 1 – 6 tuổi”,
luận án đã chỉ rõ các bƣớc phát triển về ngữ âm của trẻ em Việt Nam bắt đầu từ giai
đoạn tiền ngôn ngữ (0 – 1 tuổi), giai đoạn ngôn ngữ (1 – 6 tuổi), về mặt ngữ âm có
những bƣớc tiến dài đặc biệt là giai đoạn 4 – 6 tuổi. Các bƣớc phát triển về ngữ pháp
trong ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam đƣợc tác giả nghiên cứu rất cụ thể từng lứa tuổi
với các loại câu đơn, câu phức nhƣ câu phức chính phụ, câu phức đẳng lập. Theo tác
giả để phát triển vốn từ cần tổ chức cho trẻ quan sát sự vật, hiện tƣợng và đàm thoại,
cùng với trẻ phân tích sự vật, hiện tƣợng để giúp trẻ nhận thức mối quan hệ giữa các
sự vật, hiện tƣợng. Cho trẻ nghe thơ, truyện, chơi một số trò chơi nhƣ đoán vật qua

tiếng kêu, kể tên 12 con vật em biết, trị chơi nối từ, nói từ tiếp theo, chơi đóng vai
theo chủ đề, kể chuyện theo tranh…Tác giả cũng đã nêu các biện pháp sửa ngọng cho
trẻ rất đơn giản, chỉ cần luyện tập một số buổi là trẻ có thể nhận thức đƣợc cách phát
âm đúng, cần căn cứ vào thời gian ngọng để định hình lại cách phát âm chuẩn địi hỏi
ngắn hay dài và sự có mặt của cha mẹ trẻ trong các buổi tập là cần thiết để từ đó họ có
thể hƣớng dẫn cho trẻ luyện tập phát âm khi trẻ ở nhà.


7
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa (2001) trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ mẫu giáo [18, tr.25] đã đƣa ra một số biện pháp hƣớng dẫn trẻ kể chuyện
nhằm phát triển lời nói độc thoại cho trẻ gồm: kể lại chuyện, kể chuyện theo tri giác,
kể chuyện theo trí nhớ và kể chuyện theo tƣởng tƣợng.
Riêng vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ của trẻ em lứa tuổi 5 – 6 tuổi cũng có một
số cơng trình nhƣ:
+ Luận án Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Oanh (2000) Các biện pháp
phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 – 6 tuổi.
+ Luận án Tiến sĩ của Hồ Lam Hồng (2002) về Một số đặc điểm tâm lý trong
hoạt động ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hình thức kể chuyện.
+ Luận văn Thạc sĩ Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát
triển lời nói mạch lạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh của
Huỳnh Ái Hồng (2005); Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi tại các trường mầm non huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên” của Lê Thị Thanh
Thủy (2015); Gần đây nhất là luận văn thạc sĩ Giáo dục học của Bùi Thị Thanh Hải
“Biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm
non trên địa bàn quận Hải Châu thành phố Đà Nẵng” (2016).
Ngồi ra, cịn có các bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu Giáo dục cũng quan
tâm nhiều đến ngôn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi nhƣng chủ yếu về vấn đề chuẩn bị cho trẻ
mẫu giáo 5 tuổi học đọc, học viết ở lớp 1 nhƣ bài viết của Lê Thị Ánh Tuyết; Chuẩn bị
cho trẻ Mẫu giáo 5 tuổi học chữ của Nguyễn Phƣơng Nga; Thực trạng chuẩn bị Tiếng

Việt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số vào học lớp 1 của Trƣơng Thị Kim Oanh; Một số
biện pháp chỉ đạo thực hiện tăng cƣờng Tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi dân tộc
thiểu số (C'Ho) ở Lâm Đồng của Đào Kim Nhung…
Nhìn chung vấn đề ngôn ngữ trẻ em đƣợc các nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu ở nhiều mặt, nhiều lứa tuổi khác nhau. Có nghiên cứu về cấu trúc đặc biệt của
ngơn ngữ, có nghiên cứu về yếu tố ảnh hƣởng tác động đến q trình hình thành và
phát triển ngơn ngữ, một số nghiên cứu khác lại nghiên cứu biện pháp phát triển ngôn
ngữ cho trẻ… Tuy nhiên, ở Việt Nam các cơng trình nghiên cứu mới tập trung nhiều
vào lứa tuổi nhà trẻ, ít đi sâu vào nghiên cứu ngôn ngữ của lứa tuổi 5 – 6 tuổi. Trong
các cơng trình nghiên cứu ngơn ngữ của trẻ 5 – 6 tuổi chủ yếu đi sâu nghiên cứu vào
một mặt của sự phát triển ngôn ngữ nhƣ hiểu từ hoặc ngơn ngữ mạch lạc… Trong
ngơn ngữ mạch lạc thì lại chủ yếu đi vào nghiên cứu biện pháp hình thành và phát
triển ngôn ngữ mạch lạc. Ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là một điều kiện hết sức quan trọng
để trẻ tiếp xúc với môi trƣờng mới lạ ở phổ thơng, giúp trẻ lĩnh hội đƣợc những kiến
thức mang tính chất khoa học của các môn học ở phổ thông…


8
Trên cơ sở kế thừa các cơng trình nghiên cứu nói trên, chúng tơi nghiên cứu
thực trạng hoạt động ngơn ngữ cho trẻ mầm non 5 – 6 tuổi, từ đó đề xuất các giải pháp
quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở huyện miền núi Tây Giang,
tỉnh Quảng Nam. Đây là công việc rất cần thiết nhằm nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
hoạt động phát triển ngôn ngữ và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ sẵn sàng bƣớc vào
lớp Một.
1.2. Các khái niệm chính
1.2.1. Quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con ngƣời. Quản lý
chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động, biến đổi, phát triển.
Vì vậy cho đến nay việc nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm
khác nhau. Tiếp cận quản lý dƣới góc độ kinh tế - kỹ thuật thì quản lý là hồn thành

cơng việc của mình thơng qua ngƣời khác và biết đƣợc một cách chính xác họ đã hồn
thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất (F.W Taylor - là một trong những ngƣời
đầu tiên khai sinh ra khoa học quản lý). Cịn dƣới góc độ tiếp cận quản lý theo quy
trình thì quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp
và kiểm tra (H.Fayol - ngƣời có tầm ảnh hƣởng to lớn trong lịch sử tƣ tƣởng quản lý từ
thời kỳ cận - hiện đại tới nay). Còn theo tiếp cận quản lý dƣới góc độ quan hệ con
ngƣời thì quản lý là một nghệ thuật khiến cho cơng việc của bạn đƣợc hồn thành
thơng qua ngƣời khác (M.P Follet).
Từ những khái quát trên về quản lý, theo chúng tôi phạm trù quản lý không chỉ
hiểu là một phạm trù khoa học mà còn là một phạm trù nghệ thuật và hoạt động quản
lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có tính pháp luật của Nhà
nƣớc, vừa có tính xã hội rộng rãi, quản lý tồn tại ở tất cả các mặt trong xã hội từ cá
nhân đến tổ chức. Đó là sự điều khiển, phối hợp, tác động của chủ thể quản lý tới đối
tƣợng quản lý trong quá trình hoạt động (lao động, học tập, nghiên cứu, ứng dụng...)
của một tổ chức, một đơn vị với các điều kiện nhất định (không gian, thời gian, nguồn
lực...) nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
Vậy để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra của cá nhân hay tổ chức thì quản lý có
những chức năng cơ bản nhƣ sau:
- Chức năng lập kế hoạch đây là khâu quan trọng cơ bản nhất trong thực hiện
mục tiêu, nhằm xác định khối lƣợng công việc, lựa chọn mục tiêu, khái quát các công
việc phải làm, đặt ra những quy định, xây dựng biện pháp, chọn cách thức thực hiện để
cá nhân hay tổ chức đạt đến mục tiêu đã chọn. Nói cách khác lập kế hoạch là dự kiến
những vấn đề, những ý tƣởng của chủ thể quản lý để đạt đƣợc mục đích và đi đến mục
tiêu đặt ra.


9
- Chức năng tổ chức thực hiện là xây dựng những quy chế đặt ra mối quan hệ
giữa các thành viên trong tổ chức, giữa các bộ phận trong tổ chức để thơng qua đó chủ
thể quản lý tác động đến các khâu, các mắt xích trong tổ chức và đối tƣợng quản lý để

đạt hiệu quả cao nhất, thực hiện đƣợc những chủ trƣơng, định hƣớng của kế hoạch.
- Chức năng chỉ đạo thực hiện là công việc thƣờng xuyên của ngƣời quản lý,
phải đặt tất cả mọi hoạt động của bộ máy trong tầm quan sát và xử lý, ứng xử kịp thời.
Đây là quá trình tác động gây ảnh hƣởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý
nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã xác định.
- Chức năng kiểm tra đánh giá là nhiệm vụ quan trọng đặt ra của ngƣời quản lý.
Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng nhƣng rất quan trọng để khẳng định đƣợc cá
nhân, tổ chức có đạt đƣợc mục tiêu đề ra hay không? Để rút ra những bài học kinh
nghiệm cho những hoạt động về sau tốt hơn.
1.2.2. Quản lý giáo dục
Cho đến nay, khái niệm về quản lý giáo dục tồn tại rất nhiều định nghĩa khác
nhau, nhƣng cơ bản đều thống nhất với nhau về nội dung và bản chất.
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trƣờng, quản lý giáo dục nói chung
là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là
đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục” [29, tr.12]. Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang:
"Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật
của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đƣờng lối, nguyên lý của Đảng,
thực hiện đƣợc các tính chất của nhà trƣờng xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đƣa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất" [29, tr.12]. Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng:
"Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lƣợng
xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội"
[29, tr.13].
Từ những định nghĩa trên có thể nêu khái quát quản lý giáo dục là tập hợp
những tác động hợp quy luật đƣợc thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý
nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả
cuối cùng là chất lƣợng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ. Quản lý giáo dục là một hệ thống
có mục đích có kế hoạch hợp qui luật của ngƣời làm công tác quản lý tác động lên các
đối tƣợng quản lý làm cho hệ thống giáo dục vận hành phát triển tiến lên trạng thái

mới về chất theo đƣờng lối và nguyên tắc giáo dục, thực hiện đƣợc tính chất của nhà
trƣờng xã hội chủ nghĩa mà tiêu biểu là hội tụ trong quá trình dạy học, giáo dục thế hệ
trẻ đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội. Trong quản lý giáo dục thì khâu quản lý hoạt động


10
dạy học là một công việc then chốt.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Bản chất của quản lý trƣờng học là quản lý quá trình giáo dục theo nghĩa rộng.
Trƣờng học là một bộ phận của xã hội, là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống Giáo
dục quốc dân. Hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm của nhà trƣờng, mọi hoạt
động phức tạp, đa dạng khác đều hƣớng vào hoạt động trung tâm này. Do vậy, quản lý
trƣờng học thực chất là: "Quản lý hoạt động dạy - học, tức là làm sao đƣa hoạt động đó
từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục". Tác giả
Phạm Minh Hạc đã đƣa ra nội dung khái quát về khái niệm quản lý nhà trƣờng: "Quản
lý nhà trƣờng là thực hiện đƣờng lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của
mình, tức là đƣa nhà trƣờng vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo
dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh'' [9,
tr.22].
Tóm lại, quản lý nhà trƣờng là quản lý giáo dục ở quy mơ nhà trƣờng, là q
trình tác động có tổ chức, có mục đích của các chủ thể quản lý nhà trƣờng tới các đối
tƣợng nhà trƣờng quản lý, nhằm thực hiện những mục tiêu của nhà trƣờng. Quản lý
trƣờng học bao gồm hai loại tác động quản lý: Một là: Tác động của chủ thể quản lý
bên trên và bên ngoài nhà trƣờng là những tác động giáo dục của các cơ quan quản lý
giáo dục cấp trên nhằm hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho hoạt động giảng dạy, giáo dục
học tập của nhà trƣờng. Hai là: Tác động của chủ thể quản lý bên trong nhà trƣờng là
Hiệu trƣởng bao gồm quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học,
quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học, quản lý tài chính trƣờng học, quản lý
các mối quan hệ trong nhà trƣờng.
1.2.4. Ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

Con ngƣời sinh ra ngơn ngữ, nhƣng chính ngôn ngữ và lao động là hai yếu tố cơ
bản quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của con ngƣời trong xã hội.
Về bản chất, ngôn ngữ là một hiện tƣợng xã hội. Ngôn ngữ sinh ra trong xã hội
do ý muốn và nhu cầu - ngƣời ta phải giao tiếp với nhau trong quá trình sống, tồn tại
và phát triển. Ngơn ngữ khơng mang tính di truyền, ngƣời ta có đƣợc ngơn ngữ là do
q trình học tập, tiếp thu từ những ngƣời sống xung quanh. Ở trẻ em để có vốn ngơn
ngữ nhất định phải trải qua q trình học tập lâu dài. Ngơn ngữ là phƣơng tiện giao
tiếp quan trọng nhất của con ngƣời. Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ ngƣời này
đến ngƣời khác với một mục đích nhất định nào đó. Khi giao tiếp ngƣời ta trao đổi tƣ
tƣởng tình cảm với nhau, tác động đến nhau, những tƣ tƣởng, trí tuệ đƣợc truyền từ
ngƣời này đến ngƣời khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác, đó là nhờ ngôn ngữ, một
trong những động lực đảm bảo sự tồn tại của xã hội lồi ngƣời. Ngồi ra, ngơn ngữ


11
cũng là phƣơng tiện tƣ duy của con ngƣời. Ngôn ngữ là hình thức tồn tại, là phƣơng
tiện vật chất để thể hiện tƣ duy. Về phƣơng diện này tƣ duy là cái đƣợc biểu hiện, cịn
ngơn ngữ là cái để biểu hiện tƣ duy. Tóm lại ngơn ngữ là một hệ thống ký hiệu, là
phƣơng tiện để giao tiếp, là công cụ để tƣ duy.
Đối với trẻ em, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp cho tƣ duy của trẻ phát
triển. Đây còn là một phƣơng tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện về nhân cách đạo đức. Hoạt động phát triển ngôn ngữ ở trƣờng mầm non cho trẻ 5-6 tuổi cần chú
trọng:
- Phát triển cả bốn kỹ năng (nghe, nói, tiền đọc, tiền viết), giúp trẻ lĩnh hội cả ba
thành phần của ngôn ngữ (phát âm, vốn từ, ngữ pháp). Nhiệm vụ trọng tâm là dạy trẻ
nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc;
- Phát triển ngôn ngữ đƣợc thực hiện thơng qua q trình giao tiếp của trẻ với
những ngƣời xung quanh, với môi trƣờng thiên nhiên và xã hội;
- Các hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ đƣợc thiết kế theo hƣớng tích hợp
và tích hợp theo chủ đề, đáp ứng các nhu cầu phát triển của trẻ;
- Các hoạt động phát triển ngôn ngữ phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên,

điều kiện văn hóa xã hội của từng vùng, miền, phù hợp với thực trạng;
- Cần tổ chức xây dựng môi trƣờng ngôn ngữ, tổ chức các hoạt động để trẻ
đƣợc nghe, đƣợc bắt chƣớc và đƣợc nói;
- Phát huy sự chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc lựa chọn các hoạt
động phong phú, giúp trẻ hứng thú tìm hiểu, khám phá, qua đó giúp trẻ phát triển tốt
về ngơn ngữ;
- Giáo viên có thể áp dụng những phƣơng pháp giáo dục khác nhau một cách
sáng tạo nhằm tích cực hóa hoạt động tƣ duy và ngơn ngữ của trẻ nhƣ: giao nhiệm vụ
để trẻ tự suy nghĩ, giải quyết vấn đề, sử dụng các câu hỏi mở, trò chơi đóng vai,
phƣơng pháp cùng tham gia…
Việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo vào học trƣờng phổ thơng có ý nghĩa rất quan
trọng. Nhà trƣờng phổ thơng địi hỏi trẻ em trƣớc khi vào lớp Một phải đƣợc chuẩn bị
học đọc và học viết. Để đạt đƣợc kết quả nhƣ vậy, ngay từ ở cấp mầm non ở độ tuổi
trẻ 5 – 6 tuổi, nhà trƣờng cần tăng cƣờng các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
yêu cầu này không chỉ cần đƣợc thực hiện thông qua các giờ học nhƣ đọc thơ, kể
chuyện…mà còn cả trong giao tiếp hàng ngày. Phƣơng pháp giao tiếp đòi hỏi giáo
viên phải tạo dựng nhiều tình huống khác nhau. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm để
dạy trẻ nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ.
1.2.5. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở trƣờng mầm non là quá trình


12
tác động của ngƣời Hiệu trƣởng đến toàn bộ quá trình tổ chức các hoạt động phát triển
ngơn ngữ nhƣ: Tác động đến mục tiêu, nội dung chƣơng trình, quá trình nâng cao năng
lực cho giáo viên và điều kiện phát triển ngôn ngữ nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, kỹ năng tiền học đọc, tiền học viết, giúp trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị
tốt để trẻ bƣớc vào lớp Một.
1.3. Đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ lứa tuổi mầm non 5- 6 tuổi
1.3.1. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi mầm non 5 – 6 tuổi

Độ tuổi 5-6 tuổi (hay gọi là mẫu giáo lớn) là giai đoạn cuối cùng của trẻ em ở
lứa tuổi mầm non tức là lứa tuổi trƣớc khi bƣớc vào trƣờng phổ thông.
Về đặc điểm sinh lý nổi bật giai đoạn này là sự hồn chỉnh về hình thái cũng
nhƣ chức năng của hệ thần kinh. Đồng thời phát triển với nó là sự phát triển của hệ cơ.
Hoạt động đi lại đã làm thay đổi một số hoạt động sinh lý của trẻ, để thực hiện các
chức năng vận động phát triển mạnh hơn. Chính vì vậy trẻ rất hiếu động, trƣơng lực cơ
gập lớn hơn cơ duỗi. Cho nên trẻ không thể ngồi lâu ở một tƣ thế đƣợc. Nắm đƣợc
những đặc điểm này để xây dựng chƣơng trình nội dung giáo dục phù hợp với sinh lý
trẻ là yêu cầu cần thiết.
Về đặc điểm tâm lý, trẻ có ý thức hơn, sự tập trung chú ý của trẻ đã bền, lâu
hơn nhiều, trẻ có thể tập trung lắng nghe, lĩnh hội một câu chuyện dài. Ở giai đoạn
này, khả năng nắm bắt nghĩa từ của trẻ gắn liền với sự phát triển nhận thức tƣ duy của
trẻ cùng với các hoạt động giao tiếp, đó là quá trình phát triển liên tục và lâu dài. Ở độ
tuổi này trí tƣởng tƣợng của trẻ rất phong phú, để hiểu đƣợc nghĩa của từ trẻ có thể
tƣởng tƣợng các sự vật thật thông qua từ ngữ mà trẻ ghi nhận đƣợc. Đây cũng là giai
đoạn trẻ đã có ý thức rõ về ý nghĩa, tình cảm của mình, trách nhiệm đối với hành vi
của mình thơng qua câu chuyện mà trẻ đƣợc nghe.
1.3.2. Đặc điểm ngôn ngữ lứa tuổi mầm non 5 – 6 tuổi
Đặc điểm ngôn ngữ nổi bật ở độ tuổi này đó là trẻ đã sử dụng thành thạo tiếng
mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày. Sự hoàn thiện tiếng mẹ đẻ ở trẻ 5-6 tuổi đƣợc thể
hiện qua những nội dung sau:
- Thứ nhất, trẻ nắm vững ngữ âm và ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ
Ở tuổi mẫu giáo, do việc giao tiếp bằng ngôn ngữ đƣợc mở rộng trong những
năm trƣớc đây, tai âm vị đƣợc rèn luyện thƣờng xuyên để tiếp nhận các ngữ âm khi
nghe ngƣời lớn nói, mặt khác cơ quan phát âm đã trƣởng thành đến mức có thể phát ra
những âm tƣơng đối chuẩn. Chỉ trong trƣờng hợp bộ máy phát âm của trẻ bị tổn
thƣơng, hay do chịu ảnh hƣởng của lời nói ngọng của ngƣời lớn xung quanh, thì trẻ
mẫu giáo lớn mới phạm nhiều lỗi trong việc nắm ngữ âm của tiếng mẹ đẻ. Trẻ 5- 6
tuổi đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp hay nội dung



13
của câu chuyện mà trẻ kể. Trẻ thƣờng dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu
thƣơng. Ngƣợc lại khi giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này đƣợc
thể hiện khá rõ khi trẻ kể những câu chuyện mà mình thích cho ngƣời khác nghe.
- Thứ hai, vốn từ và cơ cấu ngữ pháp của trẻ được phát triển
Vốn từ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tích luỹ đƣợc khá phong phú khơng những về
danh từ mà cả về động từ, tính từ, liên từ. Trẻ nắm đƣợc vốn từ trong tiếng mẹ đẻ đủ
để diễn đạt các mặt trong đời sống hàng ngày. Tất nhiên là việc tăng các thành phần từ
ngữ sẽ khơng có ý nghĩa to lớn nếu nhƣ đứa trẻ không đồng thời nắm đƣợc kỹ năng kết
hợp các từ trong câu theo các quy tắc ngữ pháp. Điều đó trẻ có thực hiện tốt hay khơng
là tuỳ thuộc trực tiếp vào điều kiện sống và giáo dục. Nói chung, với điều kiện sống và
giáo dục tốt thì trẻ em ở cuối độ tuổi mẫu giáo đã có thể sử dụng ngữ pháp tiếng mẹ đẻ
một cách thành thạo, mặc dù q trình đó diễn ra một cách khơng có ý thức, khác với
q trình học ngữ pháp một cách có ý thức ở trƣờng phổ thơng về sau.
- Thứ ba, trẻ có sự phát triển ngơn ngữ mạch lạc
Ngơn ngữ mạch lạc thể hiện một trình độ phát triển tƣơng đối cao, không
những về phƣơng diện ngôn ngữ mà cả về phƣơng diện tƣ duy. Kiểu ngôn ngữ mạch
lạc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc hình thành những mối quan hệ qua lại
trong nhóm trẻ và với những ngƣời xung quanh, đặc biệt là đối với sự phát triển trí tuệ
của trẻ. Muốn có ngơn ngữ mạch lạc thì những điều trẻ định nói ra cần phải đƣợc suy
nghĩ rõ ràng, rành mạch ngay từ đầu, tức là cần đƣợc tƣ duy hỗ trợ. Một đứa trẻ đƣợc
dạy dỗ cẩn thận thì việc nói năng của nó tỏ ra có văn hố, có nghĩa là trong phong cách
ngơn ngữ sinh hoạt có thêm màu sắc của phong cách nghệ thuật. Tuy nhiên trong thực
tế thì có khá nhiều trẻ em nói năng chƣa đúng, cịn kém, phát âm thì ngọng, dùng từ thì
sai, nói ra thì câu cú lộn xộn. Sở dĩ có tình trạng này là vì sự phát triển ngơn ngữ của
những đứa trẻ ấy, theo con đƣờng tự phát, chủ yếu là theo cách bắt chƣớc, nhất là khi
chúng lại sống trong môi trƣờng mà phần lớn những ngƣời xung quanh cịn kém văn
hố. Điều này đáng để cho các nhà giáo dục phải suy nghĩ. Cần phải có một cách dạy
dỗ đúng đắn để khi kết thúc chƣơng trình mẫu giáo, trẻ nắm vững tiếng mẹ đẻ, nếu

không chúng sẽ khó khăn trong những năm tháng học tập ở trƣờng phổ thơng và trong
cuộc sống sau này.
Nhƣ vậy, để có sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc trong độ tuổi 5 – 6 tuổi thì cần
phải đƣợc thực hiện ngay từ năm đầu tiên cho tới cuối độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt trong
thời kỳ phát cảm ngôn ngữ (từ 2 đến 5 tuổi). Tất nhiên cả về sau này nữa trong cuộc
đời, mỗi ngƣời vẫn tiếp tục rèn luyện tiếng mẹ đẻ, nhƣng 6 năm đầu vẫn chiếm vị trí
cực kỳ quan trọng [31, tr.214-215].


14
1.4. Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi tại các trƣờng mầm
non
1.4.1. Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non
Trong các hoạt động giáo dục ở trƣờng mầm non thì hoạt động phát triển ngơn
ngữ chiếm ƣu thế và đƣợc trẻ u thích nhất. Ngơn ngữ có vai trò rất to lớn, là phƣơng
tiện quan trọng nhất để trẻ lĩnh hội nền văn hóa dân tộc, để trẻ giao lƣu với những
ngƣời xung quanh, để tƣ duy, tiếp thu khoa học và bồi bổ tâm hồn, hình thành phát
triển nhân cách trẻ. Chính vì vậy mục tiêu của phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở
trƣờng mầm non đƣợc đề ra cụ thể với các khả năng sau:
- Nghe
+ Nghe các từ chỉ ngƣời, sự vật, hiện tƣợng, đặc điểm, tính chất, hoạt động và
các từ biểu cảm, từ khái quát.
+ Nghe kể chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi.
- Nói
+ Phát âm rõ các tiếng trong tiếng Việt.
+ Bày tỏ nhu cầu, tình cảm và hiểu biết của bản thân bằng các loại câu khác
nhau.
+ Sử dụng đúng từ ngữ và câu giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi.
+ Đọc thơ, ca dao, đồng dao và kể chuyện.
+ Lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.

- Làm quen với việc đọc, viết
+ Làm quen với cách sử dụng sách, bút.
+ Làm quen với một số kí hiệu thơng thƣờng trong cuộc sống.
+ Làm quen với chữ viết , với việc đọc sách.
Nhƣ vậy, ta có thể thấy mục tiêu phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non tập trung
vào phát triển các khả năng: Nghe, nói và làm quen với chữ viết ở trẻ.
1.4.2. Nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường
mầm non
* Nội dung giáo dục chuẩn mực ngữ âm
+ Đặc điểm: Vốn từ tăng nhanh, trẻ hiểu đƣợc nghĩa và đã dùng từ chính xác
hơn; đã sử dụng đƣợc nhiều mẫu câu đơn giản, đúng ngữ pháp; có thể kể một số
chuyện ngắn một cách tuần tự, lơgíc; có thể kể chuyện theo tranh,...Nhƣ vậy điều kiện
và khả năng giao tiếp đƣợc mở rộng. Mặt âm thanh của lời nói cũng nhanh chóng phát
triển: Trẻ lĩnh hội đƣợc và phát âm đúng nhiều âm vị; phát âm từ, câu rõ nét hơn. Trẻ
bắt đầu biết điều chỉnh tốc độ, cƣờng độ của giọng nói.
+ Nhiệm vụ cơ bản: Phát triển khả năng nghe các âm tiết, phát âm đúng tất cả


×