Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận cơ sở lý luận, pháp lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức và liên hệ thực tiễn công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.62 KB, 30 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI
CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC CÁC PHÒNG CHỨC
NĂNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Đánh giá thực hiện công việc
Mã phách: ……………………………….

HÀ NỘI - 2021


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đánh giá, xếp loại chất lượng là một nội dung rất quan trọng trong quy trình
quản lý nguồn nhân lực, được tiến hành khi tuyển dụng, sử dụng, xem xét đề bạt,
luân chuyển công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, hàng năm
mọi tổ chức đều đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức nhằm
đối chiếu, so sánh việc rèn luyện, thực hiện công việc của họ với những tiêu chuẩn
đặt ra. Mục đích của hoạt động này nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản lý,
làm cơ sở cho các quyết định quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề
bạt, lương thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đánh giá là nhận xét của
cấp có thẩm quyền trên cơ sở đóng góp ý kiến tập thể đối với mỗi cá nhân về ưu,
khuyết điểm của cán bộ, công chức, viên chức tại thời điểm hiện tại mà thực chất
là tìm hiểu, đánh giá về nhân cách (phẩm chất và năng lực), về kết quả hoạt động
công vụ, hoạt động nghề nghiệp của người đó. Chính vì vậy, đánh giá và xếp loại


chất lượng giữ vai trò chi phối tất cả các khâu khác trong quy trình quản lý nguồn
nhân lực. Kết quả đánh giá là cơ sở khách quan, khoa học cho việc lựa chọn, bố trí,
sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện đúng chính sách cán bộ nhằm phát huy
năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất
chính trị, đạo đức và trình độ chun mơn, nghiệp vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu hoạt động của hệ thống chính trị trong tình hình mới.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thành lập từ năm 1979, đến nay tròn 40 năm
xây dựng và phát triển. Trải qua khơng ít khó khăn, Bệnh viện đang trở thành một
trong những đơn vị hàng đầu về chuyên khoa Sản, được nhân dân trong và ngoài
nước tin yêu. Bệnh viện thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử của viên chức, người lao
động; thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự
hài lòng của người bệnh” đã tạo nên những chuyển biến tích cực trong tiếp đón và
phục vụ, tạo nên sự hài lòng của người dân. Với các hoạt động đã triển khai nhằm
nâng cao chất lượng, đa số người bệnh đều hài lòng với chất lượng dịch vụ tại
Bệnh viện. Kết quả đánh giá chất lượng Bệnh viện đã đạt 4,35 điểm/5 điểm theo
83/83 tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam (do Sở Y tế Hà Nội thực hiện). Tuy
nhiên, cơ chế thị trường dễ kéo theo những “hệ lụy” tất yếu, làm cho con người dễ


xa ngã; ngành y lại hứng chịu nhiều áp lực khi có những “con sâu làm rầu nồi
canh” làm ảnh hưởng đến toàn ngành. So với yêu cầu trong chiến lược phát triển
nguồn nhân lực của Bệnh viện đến năm 2020 thì đội ngũ viên chức cịn nhiều hạn
chế, bất cập, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hết sức của toàn thể đội ngũ lãnh đạo, quản
lý và viên chức. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức chịu ảnh hưởng
nhiều bởi ý chí chủ quan của người đánh giá như thiên vị, thành kiến, xu hướng
trung bình...nên kết quả đánh giá viên chức chưa hồn tồn chính xác, chưa hiệu
quả, ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, nâng cao hiệu suất làm việc, chế độ đào tạo,
bồi dưỡng và phát triển viên chức. Bên cạnh đó, Bệnh viện đang thực hiện cơ chế
đãi ngộ cào bằng trong chi trả thu nhập tăng thêm, viên chức hoàn thành tốt cơng
việc cũng giống như viên chức hồn thành cơng việc, đều hưởng mức thu nhập

tăng thêm như nhau, chưa lấy kết quả thực hiện công việc làm cơ sở để phân phối
các mức thu nhập làm giảm động lực phấn đấu của viên chức trong thực thi nhiệm
vụ. Vì vậy để có thể hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận cũng như thực trạng của công tác
này tại đây em đã quyết định lựa chọn đề tài “Cơ sở lý luận, pháp lý về công tác
đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức và liên hệ thực tiễn công tác đánh giá,
xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu, tìm hiểu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
- Về thời gian: Thực tiễn công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại Bệnh
viện Phụ sản Hà Nội sử dụng số liệu từ năm 2017 đến năm 2019.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nắm được cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên
chức tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Rút ra được những nhận xét về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
- Đề xuất một giải pháp của bản thân nhằm hoàn thiện công tác đánh giá, xếp loại
chất lượng viên chức tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


4. Cấu trúc của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức
Chương 2: Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức

các phòng chức năng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá, xếp
loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
1.1. Khái niệm viên chức:
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của
đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật (theo Điều 2 Luật Viên chức
2010).
Còn viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn,
chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong
đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý (khoản 1 Điều 3
Luật Viên chức 2010 sửa đổi 2019).
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, viên chức là người làm việc trong đơn vị sự
nghiệp công lập theo thời hạn của hợp đồng làm việc. Viên chức quản lý chính là
lãnh đạo của đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại viên chức:
Theo Điều 2 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày
13/08/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định


nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung
và viên chức nói riêng như sau:
- Bảo đảm khách quan, cơng bằng, chính xác; khơng nể nang, trù dập, thiên vị,
hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá viên chức.
- Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được
giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;

đối với viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ
quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.
- Viên chức có thời gian cơng tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì khơng thực hiện
việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác
trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
- Viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của pháp luật trong năm
từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng khơng xếp loại
chất lượng ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật thì kết quả xếp loại
chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian làm việc thực tế
của năm đó.
- Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo quy định tại Nghị định này
được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng
viên.
1.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:
Theo Điều 3 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày
13/08/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định
tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, cơng chức, viên chức nói chung và
viên chức nói riêng như sau:
1.3.1. Về chính trị, tư tưởng:
- Chấp hành chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước và các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập
trung dân chủ, tự phê bình và phê bình;
- Có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định lập trường; khơng dao
động trước mọi khó khăn, thách thức;
- Đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá
nhân;


- Có ý thức nghiên cứu, học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các văn bản của Đảng.
1.3.2. Về đạo đức, lối sống:
- Không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, hách
dịch, cửa quyền; khơng có biểu hiện suy thối về đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự
chuyển hóa;
- Có lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị;
- Có tinh thần đồn kết, xây dựng cơ quan, tổ chức, đơn vị trong sạch, vững mạnh;
- Không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục
lợi.
1.3.3. Về tác phong, lề lối làm việc:
- Có trách nhiệm với cơng việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh
hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
- Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
- Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
- Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng
u cầu của văn hóa cơng vụ.
1.3.4. Về ý thức tổ chức kỷ luật:
- Chấp hành sự phân công của tổ chức;
- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công
tác;
- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;
- Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thơng tin chính xác, khách quan về những
nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động
của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
1.3.5. Về kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
- Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý:
+ Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các
vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo

kéo dài; phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn
vị;


+ Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố
cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, cải cách chế
độ cơng vụ, cơng chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan, tổ chức,
đơn vị được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.
- Đối với viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra
hoặc theo công việc cụ thể được giao; khối lượng, tiến độ, chất lượng thực hiện
nhiệm vụ;
+ Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp
hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
1.4. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức:
Cũng theo nghị định số 90/2020/NĐ-CP quy định:
1.4.1. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ:
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp
loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3
Nghị định này;
+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề
ra hoặc theo công việc cụ thể được giao bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu
quả cao, trong đó ít nhất 50% nhiệm vụ hoàn thành vượt mức.
- Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở
mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
+ Thực hiện tốt các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a

khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết,
theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành đúng tiến
độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả cao;
+ Đơn vị hoặc lĩnh vực cơng tác được giao phụ trách hồn thành tất cả các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 50% chỉ tiêu, nhiệm vụ hoàn thành vượt mức;
+ 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hồn
thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ.


1.4.2. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ:
- Viên chức khơng giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp
loại chất lượng ở mức hồn thành tốt nhiệm vụ:
+ Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3
Nghị định này;
+ Hoàn thành 100% nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề
ra hoặc theo công việc cụ thể được giao, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu
quả.
- Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở
mức hồn thành tốt nhiệm vụ:
+ Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a
khoản 5 Điều 3 Nghị định này;
+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết,
theo kế hoạch đề ra hoặc theo cơng việc cụ thể được giao đều hồn thành đúng tiến
độ, bảo đảm chất lượng, hiệu quả;
+ Đơn vị hoặc lĩnh vực cơng tác được giao phụ trách hồn thành tất cả các chỉ
tiêu, nhiệm vụ, trong đó ít nhất 80% hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng;
+ 100% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh giá hoàn
thành nhiệm vụ trở lên, trong đó ít nhất 70% hồn thành tốt hoặc hồn thành xuất

sắc nhiệm vụ.
1.4.3. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
- Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp
loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
+ Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3
Nghị định này;
+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết,
theo kế hoạch đề ra hoặc theo cơng việc cụ thể được giao đều hồn thành, trong đó
có khơng q 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
- Viên chức quản lý đạt được các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức
hoàn thành nhiệm vụ:
+ Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và điểm a
khoản 5 Điều 3 Nghị định này;


+ Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết,
theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hồn thành, trong đó
có khơng q 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp;
+ Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành trên 70% các chỉ
tiêu, nhiệm vụ;
+ Có ít nhất 70% đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp được đánh
giá hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
1.4.4. Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức khơng hồn thành nhiệm
vụ:
- Viên chức khơng giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp
loại chất lượng ở mức khơng hồn thành nhiệm vụ:
+ Có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự
chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc
đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm

tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm
đánh giá.
- Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở
mức khơng hồn thành nhiệm vụ:
+ Có biểu hiện suy thối về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự
chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
+ Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc
đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm
tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
+ Đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ
tiêu, nhiệm vụ.
+ Đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô,
tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Có hành vi vi phạm trong q trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm
đánh giá.
1.5. Trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Theo Điều 43 Luật Viên chức 2010 quy định:


- Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm tổ chức việc đánh giá
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện
việc đánh giá hoặc phân công, phân cấp việc đánh giá viên chức thuộc thẩm quyền
quản lý. Người được giao thẩm quyền đánh giá viên chức phải chịu trách nhiệm
trước người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về kết quả đánh giá.
- Người có thẩm quyền bổ nhiệm chịu trách nhiệm đánh giá viên chức quản lý
trong đơn vị sự nghiệp cơng lập.
1.6. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Theo Điều 19 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày

13/08/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức quy định
trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức như sau:
- Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
+ Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng:
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức
trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
định này.
+ Nhận xét, đánh giá viên chức:
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với
viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo
đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, cơng đồn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng
đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mơ lớn thì người đứng đầu các đơn
vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành
viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và
thông qua tại cuộc họp.
+ Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
+ Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh
giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản này và tài
liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối
với viên chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên chức.


+ Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn
bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức
cơng khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức cơng tác, trong đó ưu tiên
áp dụng hình thức cơng khai trên mơi trường điện tử.

- Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
+ Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng:
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao theo
mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
+ Nhận xét, đánh giá viên chức:
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với
viên chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn
thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi viên chức công tác trong trường hợp đơn vị
có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành
viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và
thông qua tại cuộc họp.
+ Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp nhận
xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và mức
xếp loại chất lượng đối với viên chức.
+ Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn
bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên
chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình
thức cơng khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức cơng tác, trong đó ưu
tiên áp dụng hình thức cơng khai trên mơi trường điện tử.
1.7. Sử dụng kết quả đánh giá viên chức:
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào
tạo, bồi dưỡng hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá và
xếp loại chất lượng đảng viên và thực hiện các chính sách khác đối với viên chức.
1.8. Lưu trữ tài liệu đánh giá, xếp loại viên chức:
Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ
viên chức bao gồm:

- Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá;


- Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức;
- Nhận xét của cấp ủy nơi cơng tác (nếu có);
- Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức của cấp có thẩm quyền;
- Hồ sơ giài quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
(nếu có);
- Các văn bản khác liên quan (nếu có).
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1 đã đề cập tới cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá, xếp
loại chất lượng viên chức bao gồm khái niệm, các ngun tắc, tiêu chí đánh giá
cùng với đó là trách nhiệm của người đánh giá, trình tự thủ tục đánh giá và sử dụng
cũng như lưu trữ kết quả, tài liệu đánh giá. Đây chính là những cơ sở để tiến hành
nghiên cứu và phân tích liên hệ thực tiễn trong chương 2.

Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
VIÊN CHỨC CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ
NỘI
2.1. Giới thiệu về bệnh viện phụ sản Hà Nội:
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Sở Y tế
Hà Nội. Đây là Bệnh viện chuyên khoa hạng I, có chức năng: khám bệnh, chữa
bệnh chuyên ngành Sản Phụ khoa tuyến cuối cho nhân dân thành phố Hà Nội; chỉ
đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chun mơn, kỹ thuật về chăm sóc sức khỏe
sinh sản trên địa bàn Thành phố; tổ chức thực hiện các dịch vụ và y tế theo quy
định của pháp luật.



2.1.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của bệnh viện:
- Biên chế Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là biên chế sự nghiệp trong tổng số biên chế
sự nghiệp của Sở Y tế được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phân bổ hàng năm.
- Sau khi tổ chức lại theo Quyết định số 321/QĐ-UBND ngày 16/01/2017 của ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội gồm có: Giám đốc và các Phó Giám đốc; các phịng chức năng (9 phịng); các
khoa chun mơn (7 khoa cận lâm sàng, 12 khoa lâm sàng và 3 trung tâm chuyên
khoa).
Bảng 2.1. Số lượng lao động của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2017
đến năm 2019 (Đơn vị: Người)
STT

Năm

Tổng số

Viên chức

Hợp đồng theo
nghị định 68

Hợp đồng
khác

1

2017

552


518

14

20

2

2018

1493

423

14

1056

3

2019

1610

421

14

1175


Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Các phòng chức năng thuộc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
- Phòng Kế hoạch tổng hợp
- Phòng Tổ chức cán bộ
- Phòng Điều dưỡng
- Phịng Hành chính quản trị
- Phịng Quản lý chất lượng
- Phịng Cơng tác xã hội
- Phịng Tài chính – Kế tốn
- Phịng Cơng nghệ thơng tin
- Phịng Vật tư – Kỹ thuật
2.1.2. Số lượng, cơ cấu, trình độ viên chức các phòng chức năng:
- Số lượng, cơ cấu viên chức:


Nhìn bảng 2.2, ta thấy viên chức khơng giữ chức vụ quản lý các Phòng chức
năng của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 chủ yếu là nữ
(chiến trên 60%).
Bảng 2.2. Số lượng, cơ cấu viên chức khơng giữ chức vụ quản lý các Phịng
chức năng từ năm 2017 đến năm 2019 (Đơn vị tính: Người)
Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

STT

Phòng chức năng


Tổng
số

Nữ

Tổng
số

Nữ

Tổng
số

Nữ

1

Kế hoạch tổng hợp

10

10

12

12

14

14


2

Tổ chức cán bộ

7

4

8

6

8

6

3

Điều dưỡng

9

9

10

10

10


10

4

Hành chính quản trị

37

15

40

16

42

17

5

Quản lý chất lượng

9

7

10

7


10

7

6

Cơng tác xã hội

12

11

16

14

17

15

7

Tài chính- Kế tốn

55

48

68


59

73

61

8

Cơng nghệ thơng tin

13

1

15

1

16

2

9

Vật tư – Kỹ thuật

20

4


25

5

28

6

Tổng số

172

109

204

130

218

138

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
2.2. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng
chức năng tại bệnh viện phụ sản Hà Nội:
2.2.1. Chủ thể đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Trên cơ sở pháp luật (Luật Viên chức 2010, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức 2019, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP,
Nghị định số 56/2015/NĐ-CP, Nghị định số 88/2017/NĐ-CP…) cùng với quyết

định của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, quyết định của Giám độc
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chủ thể đánh giá viên chức các phòng chức năng tại
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội bao gồm:
- Viên chức tự đánh giá:
Hàng năm viên chức tự đánh giá kết quả thực hiện hoạt động nghề nghiệp của
mình trên cơ sở vị trí việc làm, những nhiệm vụ được giao, cho điểm thành phần,


có tự nhận 1 trong 4 mức độ: hồn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm
vụ, hoàn thành nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ. Đây là bước đầu tiên, đối
tượng đồng thời là chủ thể đánh giá tự đánh giá về bản thân. Điều này đòi hỏi sự
trung thực, tự trọng ở mỗi viên chức để có kết quả không quá chênh lệch với ý kiến
tập thể. Trong buổi họp đánh giá ở cấp phòng, sau khi viên chức trình bày bản tự
đánh giá và phân loại, các đồng nghiệp tham gia góp ý kiến dưới sự điều hành của
Trưởng phòng. Đồng nghiệp là người biết rõ kết quả hoạt động nghề nghiệp của
mỗi viên chức trong phịng, tuy nhiên, ý kiến của họ chỉ có giá trị tham khảo. Hơn
nữa, do văn hóa người Việt cịn nể nang, ngại va chạm nên cũng có những hạn chế
nhất định trong góp ý kiến đánh giá. Theo kết quả khảo sát, có tới 48/142 (33.8%)
ý kiến cho rằng phương pháp đánh giá như vậy chưa thật sự khách quan, cịn nặng
về định kiến cá nhân, cịn cảm tính.
- Ý kiến đánh giá của người bệnh, người nhà bệnh nhân thông qua kết quả phục vụ
của viên chức:
Khi đánh giá viên chức hàng năm, các phòng chức năng đã quan tâm cả những ý
kiến góp ý của người bệnh, người nhà bệnh nhân đối với viên chức. Tại Bệnh viện,
những hộp thư góp ý với mong muốn thu được nhiều ý kiến đóng góp nhằm từng
bước hồn thiện cơng tác khám, chữa bệnh và phục vụ người bệnh của Bệnh viện.
Hộp thư góp ý nhận được cả những ý kiến của chính viên chức các khoa chun
mơn, các phịng ban khác góp ý cho những cá nhân cụ thể. Trong hộp thư góp ý có
cả lời khen, nhưng cũng còn nhiều ý kiến giúp cho viên chức rút kinh nghiệm. Tuy
nhiên, trong những ý kiến khách hàng những năm gần đây, hầu hết những góp ý

này đều đánh giá tốt về thái độ phục vụ của viên chức các phịng chức năng tại
Bệnh viện, có tới trên 80.25 % đánh giá hài lòng với thái độ, phong cách phục vụ
của viên chức phòng chức năng, còn lại là những ý kiến góp ý chủ yếu về cách ứng
xử của viên chức với người bệnh, người nhà bệnh nhân. Những ý kiến này có giá
trị tham khảo, là một kênh thơng tin cho lãnh đạo phịng khi đánh giá viên chức
hàng năm.
- Lãnh đạo phòng đánh giá Lãnh đạo phòng (thường là trưởng phịng) chủ trì cuộc
họp đánh giá viên chức cuối năm, chỉ đạo đánh giá từng viên chức trong cuộc họp.
Ý kiến người quản lý trực tiếp rất quan trọng đến kết quả đánh giá từng viên chức
tại cuộc họp. Nếu có viên chức nào đó “bị” đồng nghiệp nhận xét là khơng hồn
thành nhiệm vụ, ý kiến người chủ trì có thể làm thay đổi kết quả đánh giá viên
chức khi trưởng phịng khơng muốn ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của Phòng.
- Ban Giám đốc Bệnh viện xét duyệt kết quả đánh giá viên chức của các phòng
chức năng. Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả đánh giá viên chức các phòng,


khoa chun mơn trong đó có 9 phịng chức năng trình lên Ban Giám đốc Bệnh
viện. Ban Giám đốc sẽ xin chủ trương của Đảng ủy Bệnh viện và họp Ban lãnh đạo
mở rộng (gồm đại diện Đảng ủy, lãnh đạo cơng đồn, đồn thanh niên) để đưa ra
kết luận đánh giá, phân loại cho từng cá nhân viên chức của Bệnh viện, trong đó có
viên chức thuộc 9 phịng chức năng và sau đó ban hành quyết định để thơng báo
trong tồn Bệnh viện. Như vậy, chủ thể đánh giá ảnh hưởng rất lớn đến công tác
đánh giá viên chức. Tiêu chí đánh giá rõ ràng nhưng chủ thể đánh giá khơng khách
quan, khơng cơng bằng, cịn thiên vị, nể nang trong đánh giá thì kết quả đánh giá sẽ
khơng cịn giá trị. Do đó để có thể đánh giá viên chức chính xác thì chủ thể đánh
giá cần được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về đánh giá viên chức.
Hiện nay, chỉ có viên chức Phòng Tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được
trang bị kiến thức sâu về đánh giá viên chức, các chủ thể đánh giá khác chưa được
trang bị kiến thức mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để đánh giá.
2.2.2. Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phịng chức năng:

Quy trình đánh giá viên chức ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thực hiện gồm
các bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá:
Phịng Tổ chức cán bộ trình kế hoạch đánh giá viên chức hàng năm đến Ban
Lãnh đạo Bệnh viện phê duyệt. Sau khi Giám đốc Bệnh viện phê duyệt, Phòng Tổ
chức cán bộ gửi kế hoạch đánh giá đến các Phòng chức năng để triển khai thực
hiện. Dưới đây là nội dung kế hoạch đánh giá viên chức năm 2019 như sau:
Bảng 2.3. Kế hoạch đánh giá viên chức các phịng chức năng năm 2019.
Ngày kết
thúc

Người/Đơn vị
thực hiện

10/11

25/11

Tồn bộ viên
chức, hợp đồng
lao động

Họp, đánh giá của
các Phòng chức năng

26/11

05/12

Các Phòng chức

năng

Trưởng phịng quyết
định đánh giá, phân
loại đối với phó
trưởng đơn vị và viên
chức của đơn vị

06/12

10/12

Trưởng phịng
chức năng

STT

Nội dung cơng việc

1

Viên chức, hợp đồng
lao động tự đánh giá,
phân loại (theo mẫu)

2

3

Ngày bắt

đầu


4

Phòng Tổ chức cán
bộ tổng hợp kết quả
đánh giá, phân loại
viên chức trình Giám
đốc Bệnh viện

5

Họp Ban lãnh đạo
Bệnh viện (mở rộng)
để xét duyệt kết quả

15/12

Trưởng phỏng
Tổ chức cán bộ

16/12

20/12

Phòng Tổ chức
cán bộ tham
mưu


6

Thông báo kết quả
đánh giá và tiếp nhận
ý kiến phản hồi

21/12

25/12

Phòng Tổ chức
cán bộ

7

Lưu hồ sơ và các
bước tiếp theo

26/12

15/01/2020

Phòng Tổ chức
cán bộ

11/12

(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Bước 2: Viên chức trong đơn vị tự đánh giá:
Viên chức các phòng chức năng căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ và các

tiêu chí đánh giá do Phịng Tổ chức cán bộ gửi để tự xác định kết quả đánh giá của
bản thân theo mẫu quy định (đính kèm quy chế đánh giá, phân loại viên chức và
người lao động của Bệnh viện) về các nội dung:
- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết;
- Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
- Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
Thực tế cho thấy trong những năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chưa tổ chức
lớp tập huấn về công tác đánh giá viên chức cho các chủ thể đánh giá. Việc đánh
giá viên chức được hướng dẫn bằng văn bản gửi đến các Phòng chức năng với nội
dung chung chung như: Viên chức tự đánh giá, sau đó các trưởng phịng tổ chức
bình xét tại phịng và gửi danh sách về Phịng Tổ chức Cán bộ tổng hợp trình Giám
đốc Bệnh viện.
Bước 3: Các phòng chức năng tổ chức họp, đánh giá viên chức:
- Chủ trì cuộc họp: Trưởng phòng.


- Thành phần cuộc họp: Lãnh đạo phịng, tồn thể viên chức và người lao động
thuộc phòng.
- Phòng tổ chức họp phải đảm bảo có ít nhất 2/3 viên chức của đơn vị tham gia.
- Trình tự cuộc họp:
+ Chủ trì cuộc họp cử thư ký ghi biên bản cuộc họp.
+ Viên chức trình bày phiếu đánh giá và phân loại viên chức của năm.
+ Viên chức thuộc thành phần dự họp tham gia góp ý kiến. Các ý kiến được ghi
vào biên bản theo mẫu và thông qua tại cuộc họp.
+ Người dự họp biểu quyết kết quả cho từng viên chức.
Trên cơ sở ý kiến tập thể, trưởng phịng kết luận về q trình rèn luyện, kết quả
hoạt động nghề nghiệp, xếp loại đánh giá viên chức.
Bước 4: Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả đánh giá, phân loại viên chức

trình Lãnh đạo Bệnh viện. Đây là bước nghiệp vụ do Phòng Tổ chức cán bộ thực
hiện dựa trên kết quả đánh giá của các phòng chức năng.
Bước 5: Ban Lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tổ chức họp Hội đồng Thi đua
khen thưởng của Bệnh viện, thống nhất mức độ đánh giá cho từng viên chức và
quyết định phân loại cho viên chức trên cơ sở biên bản họp phịng, có ý kiến tập
thể cũng như ý kiến của Lãnh đạo phòng.
Kết quả đánh giá viên chức các phịng chức năng được thơng báo rộng rãi qua hệ
thống thư điện tử nội bộ và bản tin của Bệnh viện. Nếu viên chức nào khơng nhất
trí với kết quả đánh giá, phân loại thì được quyền khiếu nại xem xét trước khi
chính thức trình Giám đốc bệnh viên phê duyệt.
Bước 6: Ban Giám đốc Bệnh viện ban hành quyết định; Phòng Tổ chức cán bộ
thơng báo tồn cơ quan và tiếp nhận ý kiến phản hồi.
Kết quả đánh giá của viên chức được công bố rộng rãi, công khai. Thông tin
phản hồi liên quan đến đánh giá viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ
sản Hà Nội được thực hiện tốt, bảo đảm cho mọi viên chức biết được kết quả cuối
cùng.
Bước 7: Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện lưu hồ sơ theo quy định.
2.2.3. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng:
Kết quả đánh giá viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
cuối năm 2017, 2018 và 2019 cho thấy số viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ


(loại A) chiếm trên dưới 10%; Hoàn thành tốt nhiệm vụ (loại B) chiếm trên 85%;
khơng có viên chức nào ở mức hồn thành và khơng hồn thành nhiệm vụ.
Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá viên chức các phòng chức năng tại
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019 (%)
STT

Phân loại


Năm
2017

Năm
2018

Năm 2019

1

Khơng hồn thành nhiệm vụ (D)

0

0

0

2

Hoàn thành nhiệm vụ (C)

0

0

0

3


Hoàn thành tốt nhiệm vụ (B)

92,44

90,69

86,24

4

Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ (A)

7,56

9,31

13,76

(Nguồn: Phịng tổ chức cán bộ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
Bảng 2.5. Kết quả đánh giá viên chức không giữ chức vụ quản lý các
phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ năm 2017 đến năm 2019
(đơn vị tính: Người)
Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

ST
T


Phòng chức năng

Xếp
loại A

Xếp
loại B

Xếp
loại A

Xếp
loại B

Xếp
loại A

Xếp
loại B

1

Kế hoạch tổng hợp

1

9

2


10

3

11

2

Tổ chức cán bộ

2

5

2

6

3

5

3

Điều dưỡng

2

7


3

7

1

9

4

Hành chính quản trị

1

36

2

38

1

41

5

Quản lý chất lượng

1


8

1

9

6

Cơng tác xã hội

2

10

3

13

4

13

7

Tài chính – Kế tốn

55

1


67

5

68

8

Cơng nghệ thơng tin

3

10

4

11

7

9

9

Vật tư – Kỹ thuật

1

19


1

24

6

22

Tổng

13

159

19

185

30

168

10


(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ, bệnh viện Phụ sản Hà Nội)
2.2.4. Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại các phòng
chức năng:
Kết quả đánh giá, xếp loại đánh giá hằng năm đối với viên chức, lao động hợp

đồng là căn cứ để xếp loại thi đua, bình xét khen thưởng hằng năm; là cơ sở để bố
trí, sử dụng, quy hoạch, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với
cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định và theo yêu cầu
nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Từ đó, việc đánh giá, xếp loại hằng năm đối với
viên chức, lao động hợp đồng phải thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
chính xác, khách quan, cơng bằng, đúng thực chất và đúng trình tự quy định. Phải
thực hiện đánh giá đa chiều, liên tục và lượng hóa được kết quả thực hiện nhiệm vụ
của từng viên chức, lao động hợp đồng gắn với kết quả công tác của từng bộ phận,
cơ quan, đơn vị (trên cơ sở phân tích về tổng khối lượng và tính chất, mức độ của
cơng việc). Lấy kết quả hồn thành nhiệm vụ và kết quả thực hiện các tiêu chuẩn
khung năng lực vị trí việc làm của viên chức, lao động hợp đồng làm thước đo chủ
yếu trong đánh giá, phân loại.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện việc đánh giá viên chức nhằm mục đích
kiểm sốt và nâng cao hiệu quả làm việc cho viên chức, từ đó có thể đưa ra các
chính sách nhân lực phù hợp với chiến lược phát triển của Bệnh viện, thực hiện đãi
ngộ viên chức gắn với hiệu quả công việc. Tuy nhiên, do những điều kiện khách
quan và chủ quan khơng phải đơn vị nào cũng có những quan tâm thỏa đáng và
thực hiện tốt công tác này.
2.3. Nhận xét về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng
chức năng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
2.3.1. Ưu điểm:
Qua phân tích thực trạng đánh giá viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện
Phụ sản Hà Nội có thể thấy cơng tác đánh giá viên chức đã đạt đƣợc những kết quả
sau:
- Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cũng như những quy
định của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và quy định của Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội có liên quan về đánh giá viên chức đã được ban hành và từng bước được hoàn
thiện đồng bộ, tạo cơ sở cho việc đánh giá viên chức được thống nhất và có hiệu
quả.



- Hai là, viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã được
phổ biến, quán triệt nội dung công tác đánh giá viên chức hàng năm rất cụ thể. Qua
khảo sát 100% viên chức đã nhận thức được việc đánh giá là một quy định bắt
buộc và đã nắm được nội dung, tiêu chí, thời điểm, quy trình, phương pháp tiến
hành đánh giá. Việc đánh giá được triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.
- Ba là, mục đích của việc đánh giá viên chức đã được đảm bảo đúng quy định.
Kết quả đánh giá là cơ sở để thực hiện việc bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi
dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với viên chức.
- Bốn là, thông qua kết quả đánh giá viên chức, các chính sách thi đua khen
thưởng của Bệnh viện đã được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu, mong
muốn và tạo động lực cho viên chức. Bệnh viện cần tiếp tục duy trì và tăng thêm
mức thưởng vì khen thưởng là một biện pháp đơn giản, có hiệu quả cao giúp viên
chức ln phấn đấu hồn thành tốt nhiệm vụ được giao mà lại tốn kém ít chi phí
hơn so với các biện pháp khác.
- Năm là, kết quả đánh giá viên chức hàng năm được lưu trong hồ sơ viên chức và
hệ thống phần mềm nhân sự. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác quản
lý viên chức.
- Sáu là, nguyên tắc công khai trong đánh giá đã được thực hiện. Kết quả đánh giá
đã được công bố rộng rãi trong cơ quan. Những trường hợp có khiếu nại về kết quả
đánh giá đều được giải quyết theo quy định. Trưởng Phòng Tổ chức cán bộ có
trách nhiệm lắng nghe, tham mưu để giải quyết các khiếu nại liên quan đến đánh
giá, tuy nhiên quyết định của Lãnh đạo Bệnh viện là kết quả cuối cùng.
2.3.2. Hạn chế:
Bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, cơng tác đánh giá viên chức các phịng
chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc
phục để giúp Bệnh viện phát triển vững mạnh hơn trong thời gian tới, cụ thể như
sau:
- Thứ nhất, công tác đánh giá viên chức là bắt buộc nhưng chưa thực sự được quan
tâm, đầu tư đúng mức. Việc đánh giá cịn nặng về hình thức. Cịn có chủ thể nhận

thức về đánh giá chưa đầy đủ.
- Thứ hai, phương pháp đánh giá chưa được quan tâm đúng mức vì thế chưa có
những phương pháp hiệu quả để thực hiện. Các phương pháp đánh giá hiện nay
chủ yếu dựa trên sự cảm nhận “cảm tính” của chủ thể đánh giá mà chưa chi tiết
hóa, khách quan những kết quả mà viên chức đã đạt được.


- Thứ ba, cịn một số tiêu chí đánh giá mang tính chất định tính, nên khó đánh giá,
làm cho đánh giá thiếu chính xác.
- Thứ tư, trong đánh giá viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội vẫn còn tồn tại một vài yếu điểm, làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá. Những
hiện tượng như cục bộ, bao che, nể nang, dựa dẫm vẫn cịn khá ảnh hưởng. Bên
cạnh đó những hiện tượng như dĩ hịa vi q, ngại va chạm, khơng dám chịu trách
nhiệm vẫn còn tồn tại dẫn đến nhận xét, đánh giá thiếu chính xác. Đây chính là
nguyên nhân cơ bản dẫn đến những kết quả đánh giá thiếu khách quan, công bằng.
- Thứ năm, kỹ năng đánh giá của chủ thể đánh giá viên chức còn nhiều hạn chế.
Việc đánh giá phần nhiều dựa trên cơ sở cảm tính, chủ quan.
- Thứ sáu, việc sử dụng kết quả đánh giá viên chức mới chỉ dừng lại ở việc thực
hiện thi đua, khen thưởng là chính, chưa thực hiện tốt về sử dụng kết quả gắn với
việc chi trả lương và thu nhập tăng thêm. Lương, thu nhập tăng thêm vẫn chưa
phản ánh hết thực tế công việc, chưa công bằng, bởi đơi khi trong những cơng việc
cụ thể thì có những viên chức làm nhiều lại được hưởng không đúng với cống hiến
làm cho bộ phận viên chức này thiếu động lực làm việc.
2.3.3. Nguyên nhân của các hạn chế:
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan:
- Một bộ phận các chủ thể đánh giá chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của công
tác đánh giá viên chức; chưa coi trọng đến đánh giá thực chất làm cho công tác
đánh giá viên chức mang tính hình thức.
- Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc đánh giá viên chức hàng năm chưa thực sự
sát sao, còn chung chung.

- Chủ thể đánh giá viên chức chưa được đào tạo, bồi dưỡng cụ thể về công tác
đánh giá viên chức. Việc đánh giá cuối năm cịn hình thức, nể nang, dĩ hịa vi q.
- Kết quả đánh giá viên chức chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những yếu tố cảm tính,
định kiến cá nhân, nể nang, dễ dãi, ngại va chạm.
- Chủ thể có quyền quyết định mức độ thi đua còn tư tưởng chạy theo thành tích
trong đánh giá viên chức, sợ ảnh hưởng thành tích chung của Phịng, của Bệnh
viện nên ngại quyết định cho viên chức mức độ C và D. Kết quả trong 3 năm vừa
qua, 100% viên chức Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đạt danh hiệu Hoàn thành xuất sắc
và Hồn thành tốt nhiệm vụ.
- Cơng tác kiểm tra, kiểm soát chưa đủ chặt chẽ, khiến cho kết quả đánh giá, sử
dụng kết quả đánh giá chưa thật sự chính xác đối với viên chức.


2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan:
- Các văn bản pháp lý liên quan đến đánh giá viên chức đã có những bước tiến rõ
rệt nhưng cịn nhiều tiêu chí khó xác định do cịn định tính;
- Chưa có hệ thống vị trí việc làm xác định một cách khoa học, đánh giá dựa vào
hợp đồng làm việc của viên chức vẫn cịn khoảng trống so với cơng việc cụ thể
hàng ngày.
- Các phương pháp đánh giá còn chưa đầy đủ cũng như thêm một số tiêu chí đánh
giá. Ví dụ, cần có ý kiến của người bệnh, người nhà bệnh nhân, cần xem xét tới
việc viên chức đáp ứng tiềm năng phát triển như thế nào
- Chưa đào tạo kỹ năng đánh giá cho viên chức nên công tác đánh giá chưa sát thực
tế năng lực của viên chức.

Tiểu kết chương 2
Trong chương 2 đã tiến hành nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng công
tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức các phòng chức năng tại bệnh viện Phụ
sản Hà Nội. Thực trạng kết quả đánh giá viên chức trong 3 năm qua ở các phòng
chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đạt 100% mức độ A và B (hoàn thành

xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ). Sau khi phân tích mục đích, tiêu chí, quy
trình, phương pháp và sử dụng kết quả đánh giá viên chức các phịng chức năng có
thể thấy được những ưu điểm và hạn chế trong công tác đánh giá, xếp loại chất
lượng viên chức các phòng chức năng tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hàng năm và
tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất các giải pháp ở chương 3.

Chương 3
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC ĐÁNH
GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI


3.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đánh giá, xếp loại viên chức:
Đánh giá con người nói chung và đánh giá viên chức nói riêng là việc khó khăn;
do ảnh hưởng tâm lý, văn hóa và mối quan hệ con người với con người bên trong
và bên ngồi tổ chức; hơn nữa, khó khăn cịn do các tiêu chí khó mà lượng hóa cụ
thể kết quả cơng việc ở nhiều vị trí việc làm trong bệnh viện cơng lập - nhất là ở
các phịng chức năng, có những vị trí việc làm thực hiện 8 giờ lao động/ngày làm
việc nhưng kể tên cụ thể nó là gì, nội dung kết quả ra sao của từng việc thì rất khó;
do nội dung, phương pháp đánh giá và đặc biệt do tổ chức sử dụng kết quả đánh
giá của từng viên chức có khách quan khơng. Tuy nhiên, đánh giá viên chức lại
liên quan đến sự phát triển, đến uy tín, danh dự của từng viên chức, liên quan trực
tiếp đến phát triển tổ chức vì mỗi viên chức được đánh giá khách quan sẽ cho biết
mình đang ở đâu, cần phải làm gì để đạt mục đích cá nhân cũng như của tổ chức,
làm cho mọi người có động lực làm việc và đặc biệt viên chức thấy mình được tơn
vinh đúng mức.
Nhờ vậy, tầm quan trọng của cơng tác đánh giá viên chức các phịng chức năng
tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội được thống nhất từ lãnh đạo bệnh viện đến lãnh đạo
phòng và tới từng viên chức, tránh nể nang, chủ quan, duy ý chí, dĩ hòa vi quý;
tránh hiện tượng nhường nhau danh hiệu thi đua, khen thưởng (chiến sĩ thi đua,

huân, huy chương) hoặc chỉ “tôn vinh” sếp… tránh làm cho kết quả đánh giá trở
thành hình thức, làm cho đủ việc theo quy định. Đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng, sẽ
làm cho bầu khơng khí tổ chức, văn hóa tổ chức phát triển; ngược lại, đánh giá và
sử dụng kết quả đánh giá viên chức không chuẩn xác sẽ gây mất đoàn kết nội bộ,
triệt tiêu động lực làm việc của tập thể; đặc biệt khi xét nâng lương sớm, khen
thưởng, thăng hạng, đề bạt cho viên chức nào đó nhưng khơng tương xứng với sự
đóng góp của họ.
Như vậy, kết quả đánh giá viên chức nhằm cung cấp thông tin cho công tác quản
lý viên chức từ quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng đến thực hiện
các chính sách và khen thưởng, kỷ luật; hơn nữa đánh giá khách quan sẽ góp phần
phát triển mỗi viên chức và của cả tổ chức vì nhân tố con người quyết định đến
hiệu quả tổ chức.
3.2. Tiếp tục hoàn thiện đề án xây dựng vị trí việc làm:
Hồn thiện danh mục hệ thống vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp, từ đó
xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá cho từng vị trí việc làm. Danh mục hệ thống vị
trí việc làm với những mơ tả chi tiết cơng việc, chức trách, nhiệm vụ của từng vị trí
việc làm là nền móng quan trọng trong mọi quy trình quản lý nguồn nhân lực, từ


đó có cơ sở cho việc đánh giá viên chức cũng như về các vấn đề khác như tuyển
dụng dựa trên việc xác định nhu cầu công việc, mô tả công việc cũng được sử dụng
để xác định số lượng biên chế, tuyển dụng.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 về quy
định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; Bộ Nội vụ đã ban hành Thông
tư số 14/2012/TT-BNV để hướng dẫn thực hiện Nghị định số 41 và thành phố Hà
Nội đã được Bộ Nội vụ ban hành quyết định phê duyệt danh mục vị trí việc làm
vào năm 2015, tuy nhiên, việc áp dụng vị trí việc làm đã được phê duyệt này có thể
nói là chưa thành cơng.
Nếu chưa có vị trí việc làm một cách khoa học thì việc đánh giá kết quả hoạt
động nghề nghiệp của viên chức sẽ vẫn định tính, vẫn cảm tính nhiều vì việc đo

đếm mức độ hồn thành nhiệm vụ sẽ khơng rõ ràng. Cụ thể, có những cơng việc
nào ở vị trí việc làm mà mỗi viên chức phải hoàn thành chưa rõ ràng thì khó đánh
giá chính xác kết quả giữa người làm tốt và chưa tốt, kể cả khi họ cùng làm hết 8
giờ lao động/ngày. Do vậy, xây dựng bản mô tả công việc cùng với khung năng lực
kèm theo một cách chính xác cho mỗi vị trí việc làm của bệnh viện Phụ sản Hà Nội
sẽ giúp cho việc đánh giá viên chức của bệnh viện khách quan, chính xác hơn trên
cơ sở các tiêu chí sẽ mang tính định lượng nhiều hơn, nhất là tiêu chí “hồn thành
100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, có chất lượng,
hiệu quả”
3.3. Sử dụng kết quả đánh giá viên chức:
Việc sử dụng kết quả đánh giá viên chức đã được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.
Kết quả đánh giá viên chức được sử dụng như sau:
- Là căn cứ quan trọng để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng ngạch hoặc
thăng hạng chức danh nghề nghiệp, quy hoạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động,
luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với viên
chức.
- Được sử dụng phù hợp trong đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, khen thưởng, kỷ
luật, thăng hạng hay chấm dứt hợp đồng làm việc…sẽ giúp cho bầu khơng khí dân
chủ, tích cực và tạo động lực cho mọi viên chức.
- Được tính là tiêu chí để chi trả thu nhập tăng thêm cho viên chức.


×