Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Nghiên cứu công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 57 trang )

BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG
VIÊN CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học phần: Đánh giá thực hiện công việc

HÀ NỘI – 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu....................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5. Bố cục của đề tài................................................................................................2
Chương I....................................................................................................................... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC....................................................................................3
1.1. Một số khái niệm...........................................................................................3
1.1.1. Viên chức...................................................................................................3
1.1.2. Đánh giá, xếp loại viên chức.....................................................................3
1.2. Mục đích đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức......................................3
1.3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức...................................3
1.4. Căn cứ đánh giá viên chức và xếp loại chất lượng viên chức.....................4
1.4.1. Căn cứ đánh giá viên chức........................................................................4


1.4.2. Xếp loại viên chức.....................................................................................4
1.5. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với viên chức......4
1.6. Nội dung đánh giá viên chức........................................................................5
1.7. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức..........................6
1.8. Các phương pháp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức........................8
Tiểu kết chương 1........................................................................................................8
Chương II..................................................................................................................... 9
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN
CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI................................................9
2.1. Khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội...............................................9
2.1.1. Cơ cấu tổ chức..........................................................................................9
2.1.2. Cơ cấu đội ngũ viên chức tại trụ sở chính................................................9
2.2. Hệ thống các văn bản quản lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức của Nhà trường..................................................................................10


2.3. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội........................................................................................11
2.3.1. Nguyên tắc, căn cứ đánh giá, xếp loại viên chức....................................11
2.3.2. Thời gian đánh giá, xếp loại viên chức...................................................13
2.3.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức....................................13
2.3.4. Phương pháp đánh giá, xếp loại viên chức.............................................17
2.3.5. Quy trình đánh giá, xếp loại viên chức...................................................18
2.3.6. Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức......................................................19
2.4. Đánh giá chung về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trụ sở chính....................................................20
2.4.1. Những ưu điểm........................................................................................20
2.4.2. Những hạn chế........................................................................................21
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.......................................................................22
Tiểu kết chương 2......................................................................................................22

Chương III.................................................................................................................. 23
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN THỰC HIỆN HIỆU
QUẢ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI...................................................................23
3.2. Một số giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại
chất lượng viên chức tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội................................23
3.2.1. Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo chỉ đạo của Đảng ủy và Ban giám hiệu
Nhà trường đối với công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.............23
3.2.2. Đề cao vai trò của công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.....24
3.2.3. Nâng cao nhận thức của viên chức Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về
công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức............................................24
3.2.4. Tăng cường sự tham gia của các tổ chức đồn thể trong cơng tác đánh
giá, xếp loại chất lượng viên chức....................................................................25
3.2.5. Đổi mới phương pháp, tiêu chí, trình tự đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức của Trường đại học Nội vụ Hà Nội..................................................26
3.3. Một số khuyến nghị góp phần thực hiện hiệu quả cơng tác đánh giá, xếp
loại chất lượng viên chức tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.........................27
Tiểu kết chương 3......................................................................................................27
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................29
PHỤ LỤC................................................................................................................... 31


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp của viên chức tại trụ sở chính năm
2020…………………………………………………………………………………9
Bảng 2.2: Bảng quy định điểm chấm xếp loại tháng viên chức theo các tiêu chí đánh
giá…………………………………………………. ………………………………17
Bảng 2.3: Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo tháng………….18
Bảng 2.4: Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo năm………….. 19



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
“Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ
giai đoạn 2011 - 2020 là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm
chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị có năng lực, có tính chun nghiệp cao, tận tụ
phục vụ nhân dân”. Điều này chứng tỏ Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc thu hút
và phát triển nhân tài, đặc biệt là xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức
nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của
khu vực cung ứng dịch vụ công; phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ
xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.”
“Để xây dựng, phát triển được đội ngũ viên chức chất lượng đòi hỏi rất nhiều
yếu tố, đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định sự thành công của xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức chất lượng. Bởi
đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức có ý nghĩa quyết định trong việc bố trí, sử
dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính
sách đối với viên chức cũng như nhân viên. Việc đánh giá, xếp loại chính xác viên
chức sẽ phát huy được nội lực của tổ chức và ngược lại.”
“Trường Đại học Nội vụ Hà Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân, trực thuộc Bộ Nội vụ. Trong những năm qua, trường Đại học
Nội vụ Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên
chức. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu công tác đánh giá,
xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội” làm nội dung
nghiên cứu bài tiểu luận.”
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
“Mục tiêu nghiên cứu: trên cơ sở lý luận, lý thuyết về đánh giá, xếp loại chất
lượng viên chức, đề tài tập trung làm rõ thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất

lượng viên chức tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ đó tìm ra nguyên nhân và đề
xuất những giải pháp, khuyến nghị góp phần thực hiện hiệu quả cơng tác đánh giá, xếp
loại chất lượng viên chức tại Nhà trường.”



2

“Nhiệm vụ nghiên cứu:”
“Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức.”
“Hai là, tìm hiểu, đánh giá chi tiết về thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất
lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở đó, so sánh với lý luận
thực tiễn để đánh giá những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của bất cập đó.”
“Ba là, đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị phù hợp góp phần thực hiện
hiệu quả công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.”
+ Phạm vi nghiên cứu:”
- Về khơng gian: trụ sở chính Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại 36 Xuân La,
Tây Hồ, Hà Nội.”
- Về thời gian: trong giai đoạn 2018 - 2020.”
4. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận

-


Phương pháp thu thập thơng tin

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu

5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục, danh mục bảng, danh mục tài liệu
tham khảo, phụ lục, phần nội dung của bài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức.
Chương 2: Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.


3

Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị góp phần thực hiện hiệu quả công
tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức tại trường Đại học Nội vụ Hà Nội.


4

Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
CHẤT LƯỢNG VIÊN CHỨC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Viên chức
Viên chức theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 được hiểu như sau:

“Viên chức là cơng dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc
tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật” [14].
1.1.2. Đánh giá, xếp loại viên chức
“Đánh giá, xếp loại viên chức là quá trình thu nhận, xử lý thông tin để đưa ra
những nhận định về phẩm chất, năng lực, kết quả công tác của viên chức, tìm ra
những ưu điểm, hạn chế của viên chức so với những tiêu chuẩn đề ra trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm hướng tới việc đưa ra các quyết định về bố trí, sử
dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chính
sách đãi ngộ với viên chức một cách phù hợp” [14].
1.2. Mục đích đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Làm căn cứ tiếp tục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng,
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức.
1.3. Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Theo Điều 2, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/ 2020 của Chính phủ
quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là:
“1. Bảo đảm khách quan, cơng bằng, chính xác; khơng nể nang, trù dập, thiên
vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá cán bộ, công chức, viên
chức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ
được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ
thể; đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý phải gắn với kết quả thực
hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách.


5

3. Cán bộ, cơng chức, viên chức có thời gian cơng tác trong năm chưa đủ 06
tháng thì khơng thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm
điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.

Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ không tham gia công tác theo quy định của
pháp luật trong năm từ 03 tháng đến dưới 06 tháng thì vẫn thực hiện đánh giá nhưng
khơng xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Cán bộ, công chức, viên chức nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật
thì kết quả xếp loại chất lượng trong năm là kết quả xếp loại chất lượng của thời gian
làm việc thực tế của năm đó.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức theo quy
định tại Nghị định này được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại
chất lượng đảng viên” [9].
1.4. Căn cứ đánh giá viên chức và xếp loại chất lượng viên chức
1.4.1. Căn cứ đánh giá viên chức
Theo Điều 40, Luật Viên chức năm 2010 quy định:
“Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức” [14].
1.4.2. Xếp loại viên chức
Theo Điều 42. Xếp loại viên chức, Luật Viên chức năm 2010 và Điểm b, Khoản
12, Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Viên chức của Luật số 52/2019/QH14
ngày 25/11/2019 của Quốc hội quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán
bộ, Công chức và Luật Viên chức, cụ thể là:
Hàng năm, căn cứ vào nội dung đánh giá, viên chức được xếp loại như sau:
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
2. Hoàn thành tốt nhiệm vụ,
3. Hồn thành nhiệm vụ;
4. Khơng hồn thành nhiệm vụ.
1.5. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với viên chức
Theo Điều 20, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/2020 của Chính phủ
quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể là:



6

“1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được thực
hiện theo từng năm công tác. Đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyển cơng tác thì
cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng. Trường hợp
có thời gian công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ từ 06 tháng trở lên thì phải kết hợp
với ý kiến nhận xét của cơ quan, tổ chức, đơn vị cũ, trừ trường hợp khơng cịn cơ
quan, tổ chức, đơn vị cũ.
2. Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được
tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại
chất lượng đảng viên và tổng kết cơng tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của
cơ quan, tổ chức, đơn vị. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm cơng tác trước
tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm
đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp vắng mặt có lý do
chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, cán bộ,
cơng chức, viên chức có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết
quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị đang
công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo quy định tại Nghị định
này.
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều này và đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị,
tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết
hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm
nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí” [9].
1.6. Nội dung đánh giá viên chức
Theo Khoản 5, Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Viên chức của Luật
số 52/2019/QH14 ngày 25/11/2019 của Quốc hội quy định về sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức, cụ thể:
“1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:

a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;


7

b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký
kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực
hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm,
thể hiện thơng qua cơng việc, sản phẩm cụ thể;
c) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng
nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
đ) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, viên chức quản lý còn
được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan,
tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá
nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp
phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất
lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách” [15].
1.7. Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Theo Điều 19, Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/2020 của Chính phủ
quy định về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức:
“1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng. Viên chức làm báo cáo tự đánh
giá, mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số
03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức. Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức

công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao
gồm toàn thể viên chức của đơn vị. Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành
phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, cơng đồn, đồn thanh
niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mơ lớn
thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các
thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản
và thông qua tại cuộc họp.


8

c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Bộ phận tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đánh
giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b, điểm c khoản này và tài
liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với
viên chức. Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với viên
chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng
văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức
cơng khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức cơng tác, trong đó ưu tiên áp
dụng hình thức cơng khai trên mơi trường điện tử.
2. Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Viên chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao
theo mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá viên chức. Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức
công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao
gồm toàn thể viên chức của đơn vị hoặc toàn thể viên chức của đơn vị cấu thành nơi

viên chức cơng tác trong trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các
thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản
và thông qua tại cuộc họp.
c) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng căn cứ ý kiến tại cuộc họp
nhận xét, đánh giá quy định tại điểm b khoản này quyết định nội dung đánh giá và
mức xếp loại chất lượng đối với viên chức.
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng
văn bản cho viên chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên
chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức; quyết định hình thức
cơng khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức cơng tác, trong đó ưu tiên áp
dụng hình thức cơng khai trên mơi trường điện tử” [9].
1.8. Các phương pháp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức


9

Phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí; phương pháp 360 độ; phương
pháp so sánh; phương pháp ghi chép các sự kiện quan trọng; phương pháp đánh giá,
xếp loại bằng văn bản tường thuật; phương pháp đánh giá, xếp loại theo mục tiêu.

Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận về cơng tác đánh giá, xếp loại
chất lượng viên chức, cụ thể là đưa ra được các khái niệm, mục đích, nguyên tắc, căn
cứ, xếp loại, thời điểm, xếp loại, trình tự, thủ tục và các phương pháp đánh giá, xếp
loại viên chức. Cơ sở lý luận ở chương 1 là tiền đề để nghiên cứu, đánh giá thực trạng
công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ở chương 2.



10

Chương II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG VIÊN
CHỨC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1.1. Cơ cấu tổ chức
“Trường Đại học Nội vụ Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2016/QĐTTg ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 468/QĐ-BNV ngày
03/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Theo đó, Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, trực thuộc
Bộ Nội vụ. Cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Hội đồng khoa học và đào tạo, Hội đồng
tư vấn, 08 phòng chức năng, 08 khoa chuyên môn, 04 tổ chức khoa học công nghệ và
dịch vụ, 03 cơ sở đào tạo trực thuộc và các tổ chức Đảng, đoàn thể. (Phụ lục 01)”
2.1.2. Cơ cấu đội ngũ viên chức tại trụ sở chính
“Năm 2020, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tại cơ sở chính ở Hà Nội có tổng
số 338 viên chức, trong đó có 128 viên chức là nam giới (chiếm 38%) và 210 viên
chức là nữ giới (chiếm 62%). Trong đó:”
Bảng 2.1: Cơ cấu chức danh nghề nghiệp của viên chức tại trụ sở chính
năm 2020
Đơn vị: Người, Tỷ lệ (%)


11

Số
Tỷ lệ
lượng %
Viên chức không giữ chức vụ quản lý là Chuyên viên
145

43%
Viên chức không giữ chức vụ quản lý là Giảng viên
122
36%
Viên chức không giữ chức vụ quản lý là Giảng viên làm việc kiêm
6
2%
nhiệm tại các phòng chuyên môn
Viên chức giữ chức vụ quản lý là Giảng viên
34
10%
Viên chức giữ chức vụ quản lý là Giảng viên làm việc kiêm nhiệm
14
4%
tại các phịng chun mơn
Viên chức giữ chức vụ quản lý là Chuyên viên
17
5%
Tổng
338 100%
Đối tượng


12

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)
2.2. Hệ thống các văn bản quản lý về công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên
chức của Nhà trường
Ngoài một số văn bản pháp lý chung như:
Luật Viên chức năm 2010; Luật số: 52/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều

Luật Cán bộ, Công chức và Luật Viên chức;
Nghị định số: 90/2020/NĐ-CP ngày 13/08/2020 của Chính phủ quy định về
Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, cơng chức, viên chức có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 20/08/2020. Nghị định này thay thế Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày
09/06/2015 của Chính phủ quy định về Đánh giá và xếp loại đối với cán bộ, công
chức, viên chức và Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/07/2017 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của
Chính phủ;
Quyết định số: 70/2014/QĐ-TTg ngày 10/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Điều lệ trường đại học quy định về nhiệm vụ giảng viên và đánh giá giảng
viên;
Quyết định số: 2816/QĐ-BNV ngày 29/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về
việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của
Bộ Nội vụ làm việc tại cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ;
Thông tư số: 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/07/2020 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo quy định Chế độ làm việc đối của giảng viên cơ sở giáo dục đại học, có hiệu
lực kể từ ngày 11/09/2020. Thông tư này thay thế Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT
ngày 31/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;


13

Thông tư số: 40/2020/TT-BGDĐT ngày 26/10/2020 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về Quy định mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương
đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học cơng lập, có hiệu lực kể
từ ngày 12/12/2020. Thông tư này thay thế Thông tư liên tịch số 36/2014/TTLTBGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ
quy định Mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ
sở giáo dục đại học công lập và Thông tư liên lịch số 28/2015/TTLT-BGDĐT-BNV
ngày 06/11/ 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn thực hiện bổ
nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với viên chức giảng dạy trong các cơ

sở giáo dục đại học công lập.
“Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có hệ thống văn bản pháp lý của trường về
công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là:”
“Quyết định số: 468/QĐ-BNV ngày 03/04/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy
định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, có hiệu lực kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 347/QĐBNV ngày 19/04/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đây căn cứ pháp lý để xây dựng tiêu
chí đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của viên chức Nhà trường;”
“Quyết định số: 2292/QĐ-ĐHNV ngày 21/10/2020 của Hiệu trưởng trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội. Quyết định này có hiệu lực kể từ năm học 2020 - 2021 và thay thế
Quyết định số 1663/QĐ-ĐHNV ngày 21/12/2015 và Quyết định số 1376/QĐ-ĐHNV
ngày 16/08/2016 của Hiệu trưởng trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đây là cở sở để xác
định các tiêu chí đánh giá, xếp loại giảng viên hàng năm của Nhà trường;”
“Quyết định số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 của Hiệu trưởng trường Đại
học Nội vụ Hà Nội ban hành Quy chế về đánh giá, xếp loại đối với đơn vị và công
chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Quyết định này thay
thế Quyết định số: 784/QĐ-ĐHNV ngày 21/12/2015 và Quyết định số: 107/QĐĐHNV ngày 17/02/2016 của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Đây là văn bản pháp lý
quan trọng, trực tiếp được sử dụng để thực hiện công tác đánh giá, xếp loại chất lượng
viên chức của Nhà trường.”


14

2.3. Thực trạng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội
2.3.1. Nguyên tắc, căn cứ đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
“Ban đầu Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội được quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy chế tạm thời về đánh
giá, xếp loại đối với đơn vị, công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội
vụ Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 784/QĐ-ĐHNV ngày 21/12/2015 và

Quyết định số: 107/QĐ-ĐHNV ngày 17/02/2016 bổ sung khoản 2, Điều 2. Nguyên tắc
đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.”
“Hiện nay, theo quy định tại khoản 2, Điều 2. Quy chế đánh giá, xếp loại đối
với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
ban hành kèm theo Quyết định số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nguyên tắc đánh giá, xếp loại viên chức được quy
định:”
“a. Việc đánh giá, xếp loại đơn vị và công chức, viên chức, người lao động
nhằm làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực,
chất lượng, hiệu quả công tác, chấp hành kỷ luật của từng cá nhân, góp phần xây dựng
Nhà trường ngày càng phát triển.
b. Hiệu trưởng có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại viên chức, người
lao động và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Khơng thực hiện lấy phiếu
trong q trình đánh giá, xếp loại.
c. Bảo đảm khách quan, cơng bằng, chính xác và khơng nể nang, trù dập, thiên
vị, hình thức.
d. Phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ
về tiến độ và chất lượng công việc của từng người; số lượng công việc được giao theo
kế hoạch, nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó khăn, phức tạp, u cầu về
trình độ chun mơn của cơng việc; mức độ cần cù, chịu khó, tận tâm, tận tuy, trách
nhiệm với công việc; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương, chấp hành các quy định, quy
chế và pháp luật; làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, tồn tại, hạn chế về phẩm chất, năng
lực, trình độ của công chức, viên chức và người lao động.


15

e. Việc đánh giá, xếp loại công chức phải dựa vào kết quả hoạt động của
Trường được giao quản lý, phụ trách; việc đánh giá, xếp loại viên chức quản lý phải
dựa vào kết quả hoạt động của đơn vị được giao quản lý, phụ trách;

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu đơn vị không được cao hơn
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Trường hợp mức độ hồn thành nhiệm vụ
của đơn vị khơng thuộc thẩm quyền quản lý của người đứng đầu sẽ được xem xét
trong quá trình đánh giá, xếp loại.”
“Như vậy, nguyên tắc và căn cứ đánh giá, xếp loại viên chức của Trường được
xây dựng, áp dụng trên cơ sở quy định pháp luật đồng thời cũng có quy định linh hoạt
hơn để phù hợp với tình hình thực tiễn của Nhà trường.”
2.3.2. Thời gian đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
“Hiện nay theo Quyết định số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 ban hành Quy
chế về đánh giá, xếp loại đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, thời gian đánh giá, xếp loại viên chức được quy định
như sau:”
“Việc đánh giá, xếp loại đơn vị, công chức, viên chức, người lao động được
thực hiện theo năm công tác và theo văn bản quy định của Bộ Nội vụ.
Đối với công chức, viên chức, người lao động giữ chức danh giảng viên khi
xem xét, đánh giá, xếp loại năm, tiêu chí khối lượng giờ giảng và giờ nghiên cứu khoa
học được tính theo năm học. Năm học được xác định từ ngày 01/8 của năm trước đến
thời điểm ngày 31/7 của năm sau.
Đối với công chức, viên chức, người lao động chưa đủ 12 tháng làm việc tại
Trường, nếu có kết quả xác nhận tại đơn vị cũ thì được xem xét đánh giá như công
chức, viên chức, người lao động khác.”
“Như vậy, trên cơ sở quy định của các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn
của Bộ Nội vụ và tình hình thực tế, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã có quy định thời
gian đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo tháng đối với tất cả các đối tượng
viên chức khác nhau, kết quả đánh giá, xếp loại tháng được sử dụng làm căn cứ để
đánh giá, xếp loại theo năm của viên chức.”


16


“Chu kỳ đánh giá, xếp loại theo tháng được áp dụng cho tất cả các đối tượng
viên chức khác nhau như: viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; viên chức không
giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; viên chức giảng dạy và viên chức phục vụ giảng dạy.”
2.3.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
2.3.3.1. Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với giảng viên giữ chức vụ quản lý làm việc tại
các khoa chuyên mơn
“Nội dung tiêu chí theo mẫu 03 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho viên
chức là giảng viên giữ chức vụ quản lý làm việc tại các khoa chuyên môn theo quy
định tại Quyết định số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 ban hành Quy chế đánh giá,
xếp loại đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội (Phụ lục 03).”
“Các tiêu chí đánh giá trong biểu chấm điểm dành cho đối tượng viên chức này
về cơ bản đã thể hiện được các tiêu chí đánh giá về số lượng, chất lượng trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao đối với viên chức là giảng viên giữ chức vụ quản lý
làm việc tại các khoa chuyên môn bao gồm: thực hiện quản lý, điều hành đơn vị; chất
lượng và tiến độ thực hiện công việc được giao; chấp hành chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của Nhà trường;
đạo đức, tác phong, tinh thần học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động phong
trào của Trường và quy định cộng một số mức điểm nhất định khi thực hiện các cơng
việc được giao bổ sung, đột xuất.”
2.3.3.2. Tiêu chí đánh giá, xếp loại đối với giảng viên giữ chức vụ quản lý làm việc tại
các phòng chức năng
“Nội dung tiêu chí theo mẫu 04 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho viên
chức là giảng viên giữ chức vụ quản lý làm việc tại các phòng chức năng theo quy
định tại Quyết định số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05 tháng 4 năm 2018 ban hành Quy chế
đánh giá, xếp loại đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động của Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội (Phụ lục 04).”


17


“Tương tự như đối với biểu đánh giá tháng dành cho giảng viên giữ chức vụ
quản lý làm việc tại các khoa chuyên môn, biểu đánh giá tháng dành cho giảng viên
giữ chức vụ quản lý làm việc tại các phịng chức năng. Về cơ bản các tiêu chí đánh giá
trong biểu chấm điểm đã thể hiện các nội dung đánh giá cần được thể hiện theo đúng
quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên. Đồng thời trong mục 1 của
phần I biểu đánh giá đã có có quy định nội dung được cộng điểm trong trường hợp
điều hành, thực hiện khối lượng công việc được giao thường xuyên tăng đột biến
(chiếm từ 20% thời gian làm việc trong tháng trở lên), đây là điểm mà biểu đánh giá
tháng dành cho giảng viên giữ chức vụ quản lý làm việc tại các khoa chuyên môn chưa
có.”
2.3.3.3. Tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức là giảng viên
“Nội dung tiêu chí theo mẫu 05 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho viên
chức không giữ chức vụ quản lý là giảng viên theo quy định tại Quyết định số:
516/QĐ-ĐHNV ngày 05 tháng 4 năm 2018 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại đối
với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
(Phụ lục 05).”
“Về cơ bản các tiêu chí đánh giá trong biểu chấm điểm đã thể hiện bao quát các
nội dung đánh giá cần được thể hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn
của cơ quan cấp trên; các tiêu chí đánh giá đưa ra đã khá chi tiết, phù hợp với vị trí,
chức danh của viên chức, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác đánh giá, xếp loại
đối với viên chức là giảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.”
2.3.3.4. Tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức là giảng viên kiêm nhiệm tại các phòng
chức năng
“Nội dung tiêu chí theo mẫu 06 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho giảng
viên kiêm nhiệm tại các phòng chức năng theo quy định tại Quyết định số: 516/QĐĐHNV ngày 05 tháng 4 năm 2018 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại đối với đơn vị
và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Phụ lục
06).”



18

“Về cơ bản các tiêu chí đánh giá trong biểu chấm điểm đã có các nội dung đánh
giá cần được thể hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp
trên; các tiêu chí đánh giá đưa ra đã khá chi tiết, phù hợp với vị trí cơng việc là giảng
viên làm việc kiêm nhiệm tại các phòng chức năng. Đặc biệt trong mục 1, phần I của
biểu đánh giá tháng đã có đề cập đến nội dung cộng điểm khi viên chức có khối lượng
công việc được giao thường xuyên tăng đột biến (chiếm từ 20% thời gian làm việc
trong tháng trở lên) đây cũng là một điểm mới đáng ghi nhận, nhằm tạo cơ sở khuyến
khích, động viên khi viên chức có khối lượng công việc phải thực hiện nhiều hơn so
với vị trí cơng việc, chức trách nhiệm vụ được giao.”
2.3.3.5. Tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức với viên chức là chuyên viên giữ chức vụ
quản lý
“Nội dung tiêu chí theo mẫu 07 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho viên
chức là chuyên viên giữ chức vụ quản lý theo quy định tại Quyết định số: 516/QĐĐHNV ngày 05 tháng 4 năm 2018 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại đối với đơn vị
và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà Nội (Phụ lục
07).”
“Về cơ bản các tiêu chí đánh giá trong biểu chấm điểm đã thể hiện được các nội
dung đánh giá cần được thể hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của
cơ quan cấp trên; các tiêu chí đánh giá đưa ra đã khá chi tiết, phù hợp với vị trí cơng
việc là chun viên giữ chức vụ quản lý tại các phịng chun mơn.”
“Đặc biệt, trong mục 1 của phần I biểu đánh giá đã có quy định nội dung được
cộng điểm trong trường hợp điều hành, thực hiện khối lượng công việc được giao
thường xuyên tăng đột biến (chiếm từ 20% thời gian làm việc trong tháng trở lên), tạo
cơ sở để ghi nhận những cống hiến, cố gắng của viên chức trong trường hợp phải điều
hành hoặc thực hiện khối lượng công việc nhiều, tăng hơn so với nhiệm vụ được
giao.”
2.3.3.6. Tiêu chí đánh giá, xếp loại viên chức không giữ chức vụ quản lý là chuyên
viên



19

“Nội dung tiêu chí theo mẫu 08 biểu chấm điểm đánh giá tháng dành cho viên
chức không giữ chức vụ quản lý xếp ngạch chuyên viên theo quy định tại Quyết định
số: 516/QĐ-ĐHNV ngày 05 tháng 4 năm 2018 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại
đối với đơn vị và công chức, viên chức, người lao động Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội.” (Phụ lục 08)
“Về cơ bản các tiêu chí đánh giá trong biểu chấm điểm đã thể hiện được các nội
dung đánh giá cần được thể hiện theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của
cơ quan cấp trên; các tiêu chí đánh giá đưa ra đã khá chi tiết, phù hợp với vị trí công
việc là chuyên viên giữ chức vụ quản lý tại các phịng chun mơn, bao gồm: mức độ,
chất lượng, tiến độ hồn thành các cơng việc được giao; chấp hành chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nội quy, quy định của Nhà
trường; đạo đức, tác phong tinh thần học tập nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động
phong trào của Trường và quy định cộng một số mức điểm nhất định khi thực hiện các
công việc được giao bổ sung, đột xuất. Đặc biệt, trong mục 1 của phần I biểu đánh giá
đã có quy định nội dung được cộng điểm trong trường hợp khối lượng công việc được
giao thường xuyên tăng đột biến (chiếm từ 20% thời gian làm việc trong tháng trở
lên), tạo cơ sở để ghi nhận những cống hiến, cố gắng của viên chức trong trường hợp
phải thực hiện khối lượng công việc nhiều, tăng hơn so với nhiệm vụ được giao.”
2.3.3.7. Quy định về việc quy đổi kết quả đánh giá, xếp loại viên chức trên cơ sở tổng
mức điểm được chấm của các tiêu chí đánh giá
“Kết quả đánh giá, xếp loại viên chức phụ thuộc vào điểm chấm của đơn vị cho
từng nhóm tiêu chí. Tổng điểm chấm tương ứng với mức độ xếp loại đánh giá của viên
chức trong tháng đó và được quy định như sau:”

Bảng 2.2: Bảng quy định điểm chấm xếp loại tháng viên chức theo các tiêu chí
đánh giá



20

Xếp loại tháng

Điểm đơn vị chấm

A

>100

B

100

C

<100 và >95

D

95


21

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)
2.3.4. Phương pháp đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
“Nhà trường đã sử dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau trong quá trình
đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức. Việc thực hiện đánh giá thông qua việc chấm

điểm đối với từng viên chức trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, xếp loại cho thấy Nhà
trường đã sử dụng phương pháp chấm điểm, xếp hạng theo tiêu chí.”
“Bên cạnh việc đánh giá, xếp loại viên chức chủ yếu trên cơ sở chấm điểm, xếp
hạng theo tiêu chí, tại Điều 13. Quy chế về đánh giá, xếp loại đối với đơn vị và công
chức, viên chức, người lao động của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ban hành kèm
theo Quyết định số 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội, việc phân công đơn vị cung cấp thông tin được quy định như sau:”
“Điều 13. Phân công đơn vị cung cấp thông tin
1. Các khoa, trung tâm cung cấp thông tin về hoạt động đào tạo, minh chứng
việc thực hiện nghĩa vụ nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác của giảng viên
thuộc đơn vị mình quản lý.
2. Phịng chức năng cung cấp thơng tin theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Các tổ chức đoàn thể cung cấp thông tin liên quan đến thực hiện hoạt động
phong trào.”
“Các thông tin của các chủ thể nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
phản ánh đầy đủ, tồn diện kết quả thực hiện cơng việc của viên chức, tạo điều kiện
cho việc đánh giá, xếp loại viên chức được khách quan, công bằng hơn.”
2.3.5. Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
“Hiện nay, trình tự đánh giá, xếp loại viên chức theo tháng và theo năm của
Nhà trường được quy định tại Điều 15, Quy chế về đánh giá, xếp loại đối với đơn vị và
công chức, viên chức, người lao động của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ban hành
kèm theo Quyết định số 516/QĐ-ĐHNV ngày 05/04/2018 của Hiệu trưởng Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.”
2.3.5.1. Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo tháng
Bảng 2.3: Quy trình đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo tháng


×