Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tiểu luận LSĐ Đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.36 KB, 6 trang )

1

BÀI LÀM:
Câu 1: Tại sao nói văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
là động lực phát triển bền vững đất nước?
Hội nghị Trung ương 5, khóa VIII (7-1998) đã ban hành Nghị quyết xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trung ương nhấn
mạnh quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, nguồn lực, động
lực nội sinh to lớn của đất nước, có vai trị điều tiết sự vận động của xã hội”. Vậy Văn
hóa là gì?
Văn hóa là một phạm trù rộng lớn được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và mang
nhiều vai trò to lớn. Văn hóa là tất cả những giá trị sản phẩm do con người sáng tạo ra
trên nền của thế giới tự nhiên. Văn hóa liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh
thần của con người, bao gồm tất cả những sản phẩm của con người để phục vụ cuộc sống.
Văn hóa góp phần làm ổn định tình trạng xã hội, bởi nó là thứ đã tồn tại từ rất lâu và
đã để dấu ấn sâu vào trong nhận thức của từng người dân, do vậy mọi hành vi của người
dân đều chịu sự điều chỉnh bởi một khuôn khổ tập quán, đạo đức của dân tộc. Văn hóa
góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Do văn hóa là một trong những nhân
tố thu hút được bạn bè du khách quốc tế đến tham quan và khám phá văn hóa đất nước đó
vì văn hóa thể hiện nét đẹp đặc trưng của một đất nước.
Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội
Trong lịch sử nước ta, văn hóa được coi là nền tảng tinh thần của đất nước, sức
mạnh của hệ thống giá trị văn hóa Việt Nam trong hiện tại và trong quá khứ có tác động
to lớn đối với các cuộc đấu tranh chống giặc bảo vệ đất nước và phát triển bền vững đất
nước.Văn hóa là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất nước. Việc phát triển
ngành cơng nghiệp văn hóa trở thành một nguồn động lực quan trọng của nền kinh tế,
phát huy được điều này cũng là một nội dung quan trọng. Bởi vì theo Peter Drucker – cha
đẻ của ngành quản trị hiện đại từng tiên đốn, cơng nghiệp văn hóa sẽ là yếu tố đặc biệt
quan trọng góp phần quyết định thành bại của mỗi quốc gia trong thế kỷ XXI. Điều này
càng thể hiện rõ văn hóa đóng vai trị rất quan trọng của đất nước.
Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu trở thành quốc gia phát


triển vì vậy mà chúng ta phải xác định văn hóa chính là nền tảng tinh thần, là nguồn lực


2

nội sinh, là “ngọn đuốc soi đường” cho sự phát triển của đất nước. Xây dựng và phát
triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội cơng bằng, văn minh, con người phát
triển toàn diện. Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, điều mà được vun đắp qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữ nước.
Thứ hai, văn hóa là mục tiêu, là động lực phát triển bền vững đất nước.
Với mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng
dân chủ, văn minh chính là mục tiêu của văn hoá. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2021 – 2030 xác định: “Phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là trung tâm,
chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con
người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững”. Trong nhiều năm qua, khơng ít lý thuyết đã quan niệm việc phát triển kinh tế là
mục tiêu duy nhất. Đó chỉ là ý kiến một chiều. Xét đến cùng mục tiêu đó phải là văn hóa,
phải nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa đời sống
vật chất và tinh thần không chỉ cho thế hệ hiện nay mà cho thế hệ mai sau. Kinh nghiệm
đổi mới ở nước ta cũng chứng minh được rằng sự phát triển kinh tế cũng không chỉ do
các nhân tố thuần túy kinh tế tạo ra, mà động lực của sự đổi mới kinh tế một phần quan
trọng chính là những giá trị văn hố đang được phát huy.
Trong giai đoạn hiện nay để phát huy tốt vai trị văn hóa là động lực phát triển của
xã hội Việt Nam cần làm gì?
Ban hành các chính sách về phát triển văn hóa trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội,
Xây dựng chính sách phù hợp, khuyến khích tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm phát
triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Tăng cường nguồn lực, phương tiện truyền thông quảng bá các hoạt động văn hóa.
Nâng cao trình độ cho các cán bộ quản lý và ban lãnh đạo nghiệp vụ ở các cơ quan văn

hóa để đảm bảo và phát huy được tính quan trọng của văn hóa, ngăn ngừa được những
âm mưu xấu từ các thế lực thù địch có ý đồ xấu. Đổi mới phương thức lãnh đạo trên lĩnh
vực văn hóa, nắm bắt xu hướng thời đại nhằm mở rộng sự sáng tạo và thúc đẩy sự phát
triển đất nước. Phát triển toàn diện và đồng đều các lĩnh vực văn hóa, mơi trường văn
hóa, đời sống văn hóa. Xây dựng mơi trường văn hóa văn minh gắn liền với đấu tranh
kiên quyết với cái xấu, cái ác, bảo vệ những giá trị chân – thiện – mỹ,…


3

Tóm lại, văn hóa giữ vị trí đặc biệt và vai trò quan trọng trong sự điều tiết, vận động
mọi mặt của xã hội; là động lực trực tiếp thúc đẩy sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội;
kích thích sự sáng tạo và đánh thức những năng lực tiềm ẩn của con người. Nhân tố văn
hóa cần được đặt ngang hàng với kinh tế – xã hội hay chính trị, bởi vì đây cũng là một
bộ phận thiết yếu trong đường lối quân sự của chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Ví dụ:
Trong nền văn hóa ẩm thực Việt Nam, kể từ khi các món ăn như bánh mì, phở trở
nên nổi tiếng trên thế giới và Việt Nam được biết đến nhiều hơn. Điển hình là các từ
“phở”, “bánh mì” được đưa vào từ điển Oxford. Nhờ đó mà nền du lịch tăng trưởng, càng
nhiều người lựa chọn Việt Nam là điểm đến du lịch u thích. Điển hình là sự kiện
Obama đến Việt Nam ghé ăn quán bún chả khiến cho Việt Nam càng là cái tên được
nhiều bạn bè trên thế giới nhớ đến.
Việt Nam sở hữu hàng ngàn các di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh trải
dài khắp đất nước, đây là những tài nguyên du lịch có giá trị, mang nét đặc trưng văn hóa
của Việt Nam, là thế mạnh quan trọng và sự khác biệt cho nền văn hóa du lịch. Việc
trong ba năm liên tiếp, 2019 đến 2021, Việt Nam được tổ chức Giải thưởng Du lịch thế
giới (WTA) bình chọn là “Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á”. Điều đó cho thấy, giá trị
di sản văn hóa của Việt Nam ln có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế. Năm
2019, tổng thu từ du lịch đạt 755 nghìn tỷ đồng, đóng góp 9,2% vào GDP của cả nước.
Câu 2: Vì sao Đảng ta quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ đấu

tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh giành chính quyền ( 1939 - 1945) ? Phân
tích nội dung của sự chuyển hướng đó? Sự chuyển hướng đó đã tác động đến cách
mạng VN như thế nào?
Bối cảnh lịch sử:
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đức tấn công Ba Lan. Tháng
6/1940, Đức ồ ạt tấn công Pháp và Liên Xô. Pháp sau khi sụp đổ thì tướng De Gaulle ra
nước ngồi xây dựng lực lượng chống lại Đức. Pháp đã thi hành loạt chính sách lên các
nước thuộc địa:
Về kinh tế: Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy”, vơ vét sức người, sức của để
phục vụ chiến tranh đế quốc.


4

Về quân sự: Khoảng 8 vạn binh lính người Việt Nam bị đưa sang chiến trường châu
Âu.
Về chính trị: Phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng.
Những điều trên đã khiến cho mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương và đế quốc
Pháp ngày càng trở nên gay gắt hơn, dẫn đến sự thúc đẩy quyết liệt về vấn đề giải phóng
dân tộc của Đảng.
Trước sự khủng bố quyết liệt của kẻ thù, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ động rút
vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm cơng tác về nơng thơn cũng như chú trọng các đô
thị. Trên những cơ sở đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra nhấn mạnh:
“Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đơng Dương khơng cịn có con đường nào khác
hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả giặc ngoại xâm, vô luận da trắng
hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập”. Vì vậy mà quyết định chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đấu tranh giành chính quyền càng
được diễn ra nhanh chóng.
Phân tích nội dung chiến lược:
Thứ nhất, giải quyết cấp bách mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc phát xít

Pháp – Nhật.
Thứ hai, nhiệm vụ hàng đầu là “giải phóng dân tộc”. Dân tộc cần được giải phóng,
tự do vì nếu như khơng giải quyết việc này hàng đầu thì nhân dân sẽ mãi chịu áp bức bóc
lột, bần cùng. Thay khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân
cày nghèo, chia lại ruộng đất công cho cơng bằng, giảm tơ.
Thứ ba, thi hành chính sách “dân tộc tự quyết”, thành lập mỗi nước một mặt trận
riêng nhằm phát huy tính tự lập nhưng vẫn đồn kết chống kẻ thù.
Thứ tư, tập hợp lực lượng thành lập mặt trận Việt Minh mang tên “cứu quốc” để thu
hút tất cả mọi người dân yêu nước tham gia công cuộc giải phóng dân tộc.
Thứ năm, nhiệm vụ trung tâm là chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, luôn luôn phải sẵn
sàng dự bị một lực lượng trong những hoàn cảnh khẩn cấp.


5

Thứ sáu, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, theo hình thức nhà nước “của chung cả toàn dân
tộc”.
Tác động đến cách mạng Việt Nam:
Nâng cao cao độ tiềm năng, sức mạnh của toàn dân tộc và trở thành ngọn cờ tập
hợp lực lượng dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Cổ vũ và thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của quần chúng vùng lên đấu
tranh giành chính quyền.
Khẳng định lại đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn của Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái
Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
2. Theo Báo Nhân Dân - Phát triển du lịch sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa

Https://bvhttdl.gov.vn/phat-trien-du-lich-sang-tao-dua-tren-nen-tang-van-hoa2021112908232447.htm
3. Theo Báo Tuyên Quang - Văn Hóa Là Nền Tảng Tinh Thần Của Xã Hội, Vừa Là
Mục Tiêu, Vừa Là Sức Mạnh Nội Sinh, Động Lực Quan Trọng Để Phát Triển Đất
Nước
Http://tnmttuyenquang.gov.vn/tin-tuc/chinh-tri-xa-hoi/van-hoa-la-nen-tang-tinh-thancua-xa-hoi-vua-la-muc-tieu-vua-la-suc-manh-noi-sinh-dong-luc-quan-trong-de-phattrien-dat-nuoc-19938.html


6

Chữ ký của sinh viên

Bùi Thị Thanh Trúc



×