Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

NÂNG CAO KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON AN ĐIỀN THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG NĂM HỌC 2021-2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.71 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƢỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
LỚP CÁN BỘ QUẢN LÝ MẦM NON- PHỔ THÔNG
BẾN CÁT- BÀU BÀNG
TÊN TIỂU LUẬN: NÂNG CAO KĨ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH
CỦA HIỆU TRƢỞNG TRƢỜNG MẦM NON AN ĐIỀN
THỊ XÃ BẾN CÁT, TỈNH BÌNH DƢƠNG NĂM HỌC 2021-2022

Họ và tên học viên: Trần Thị Thùy Trang
Đơn vị công tác: Trƣờng Mầm non An Điền, Xã An Điền,
Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng

Bến Cát, tháng 11 năm 2021
1


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập nghiên cứu với hình thức trực tuyến tuy có hơi khó
khăn nhưng được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của quý thầy, cô giáo Trường Cán
bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh và thầy chủ nhiệm Nguyễn Văn Huê
đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt quá trình học và nghiên cứu tiểu luận, trong
chương trình học lớp bồi dưỡng Cán bộ quản lý Giáo dục phổ thông Mầm non.
Thời gian học tuy không quá dài với 19 chuyên đề nhưng bản thân em đã học tập
rất nhiều điều từ quý thầy. Tất cả quý thầy, cô đều rất nhiệt tình, tận tâm với từng
học viên. Q thầy, cơ giáo đã bồi dưỡng cho em nhiều nội dung kiến thức, những
cơ sở lý luận khoa học rất quan trọng, thiết thực để vận dụng vào thực tế công tác
quản lý tại đơn vị mình.
Nhân dịp này cho phép em được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới q thầy,
cơ giáo trong Trường Cán bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình


giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này một cách thuận
lợi, đặc biệt em chân thành cảm ơn Thầy Bùi Quang Phú giảng viên Trường Cán
bộ Quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em trong suốt
quá trình viết tiểu luận tốt nghiệp, thầy đã đóng góp giúp đỡ để em hồn thành
đề tài tiểu luận của mình.
Trong q trình làm tiểu luận do điều kiện công tác, kinh nghiệm nghiên
cứu của bản thân còn hạn chế nên đề tài của em chắc chằn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong sự giúp đỡ, góp ý kiến quý báu của q thầy cơ
giáo.
Cuối cùng em kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý.
Em xin chân thành cảm ơn!
An Điền, ngày 15 tháng 11 năm 2021
Người thực hiện tiểu luận

Trần Thị Thùy Trang

2


MỤC LỤC

1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1
1.1.
1.2.

Lý do pháp lý .................................................................................. 1
Lý do lý luận ................................................................................... 2

1.3.


Lý do thực tiễn ................................................................................ 4

2. Phân tích tình hình thực tế về việc ra quyết định của Hiệu trưởng
trường Mầm non An Điền, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương: .............. 5
2.3.1. Những điểm mạnh ........................................................................... 8
2.3.2. Những điểm yếu .............................................................................. 9
2.3.3. Những cơ hội................................................................................... 9
2.3.4. Những thách thức ............................................................................ 9
2.4.
Kinh nghiệm thực tế của cá nhân về việc ra quyết định trong quản
lý trường học và bài học kinh nghiệm: .................................................. 10
3. Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng ra quyết định của Hiệu
trường
4. Kết luận và kiến nghị ............................................................................. 19
4.1.

Kết luận ........................................................................................... 19

4.2. Kiến nghị ......................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 22

3


Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do pháp lý
Trong nhà trường, hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý các hoạt động trong nhà trường, là người chịu trách nhiệm chính với cấp trên,
với nghành giáo dục và với địa phương. Vì thế, vai trị của hiệu trưởng là rất cần

thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng giáo dục và sự
phát triển của đơn vị mình, khi thực hiện tiểu luận của mình tơi đã căn cứ vào
các cơ sở pháp lý sau:
Căn cứ Luật Giáo dụ, số 43/2019/QH14 thông qua ngày 14 tháng 6 năm
2019; theo Chương I- Điều 18 Luật Giáo dục quy định về vai trò và trách nhiệm
của cán bộ quản lý giáo dục như sau: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan
trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục; Cán bộ
quản lý giáo dục có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo
đức, trình độ chun mơn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn
theo quy định của pháp luật.”
Căn cứ vào Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng
cơ sở giáo dục mầm non, tại Điều 5, Tiêu chuẩn 2, quy định về Quản trị nhà
trường “Quản trị các hoạt động trong nhà trường đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng giáo dục, phát triển toàn diện trẻ em, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và
nhu cầu của trẻ em trong nhà trường.”
Căn cứ Quyết định số 14/2008 QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng
Bộ giáo dục và đào tạo Quyết định Ban hành Điều lệ Trường mầm non. Theo
Chương II- Điều 16 của Điều lệ Trường mầm non. Nhiệm vụ và quyền hạn của
Hiệu trưởng:“Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; lập kế hoạch và tổ
chức thực hiện kế hoạch giáo dục từng năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực
hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền; Thành lập các tổ chun
mơn, tổ văn phòng và các hội đồng tư vấn trong nhà trường, nhà trẻ; bổ nhiệm
tổ trưởng, tổ phó. Đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm
quyền quyết định; Phân công, quản lý, đánh giá, xếp loại; tham gia quá trình
tuyển dụng, thuyên chuyển; khen thưởng, thi hành kỷ luật đối với giáo viên,
nhân viên theo quy định; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính,
tài sản của nhà trường, nhà trẻ; Tiếp nhận trẻ em, quản lý trẻ em và các hoạt
động ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường, nhà trẻ; quyết định
1.


1


khen thưởng, phê duyệt kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ em do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; Dự các lớp bồi
dưỡng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ quản lý; tham gia các hoạt động giáo
dục 2 giờ trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi
theo quy định; Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tạo điều kiện cho các tổ
chức chính trị - xã hội trong nhà trường, nhà trẻ hoạt động nhằm nâng cao chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò
của nhà trường đối với cộng đồng.”
Để nhà trường hoạt động có hiệu quả, Hiệu trưởng không chỉ thực hiện tốt
nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và có khả năng thích ứng với những thời cơ,
thách thức mà cịn phải có năng lực về kỹ năng ra quyết định. Như vậy kỹ năng
ra quyết định của Hiệu trưởng có vai trị rất quan trọng trong việc triển khai,
thực hiện các nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Người
Hiệu trưởng phải có năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý “có tâm, có tầm” linh
hoạt, sáng tạo phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế của nhà trường, của địa
phương.
Lý do lý luận
Quyết định là công việc xuyên suốt trong các hoạt động của người
quản lý, bất kể ở cấp nào. Để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của
tổ chức, trong quan hệ qua lại giữa tổ chức và mơi trường, nhà quản lý phải
có quyết định quản lý phù hợp. Có thể hiểu: quyết định quản lý là nội dung do
nhà quản lý định ra, đề ra cho tổ chức thực hiện nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh
của tổ chức trong quá trình vận hành. Quyết định quản lý là sản phẩm riêng của
nhà quản lí có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của một tập
thể. Nhờ có quyết định quản lý mà công việc quản lý đảm bảo tính khoa học,
đảm bảo cho hoạt động của tổ chức được thuận lợi, thơng suốt. Vì vậy, địi hỏi

người quản lý cần cẩn trọng khi ra quyết định quản lý.
Ra quyết định là quá trình cân nhắc và lựa chọn một cách thức hay
hành động nào đó để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, trong công việc.
Ra quyết định trong quản lý là quá trình người lãnh đạo tìm hiểu vấn đề, xây
dựng, cân nhắc, lựa chọn phương án tối ưu và đi đến quyết định cuối cùng để
giải quyết một vấn đề nào đó trong tổ chức, đơn vị. Ra quyết định quản lý là
một quá trình. Trong q trình đó, người quản lý cần thực hiện theo một quy
trình chặt chẽ, với những thao tác chính xác trên cơ sở những tri thức và kinh
1.2.

2


nghiệm đúng đắn để có thể đưa ra quyết định quản lý một cách tối ưu. Điều đó
địi hỏi người quản lý phải có kỹ năng ra quyết định quản lý.

Các nguyên tắc khi ra quyết định
+ Quyết định quản lý phải có tính pháp lý, đúng thẩm quyền
+ Quyết định quản lý phải có cơ sở khoa học và sát thực tế
+ Quyết định quản lý phải đảm bảo tính hệ thống
+ Quyết định quản lý phải đảm bảo tính nhân văn
+ Quyết định quản lý phải có định hướng
+ Quyết định quản lý phải ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể
+ Quyết định quản lý phải kịp thời, linh hoạt

Các bước ra quyết định:
+ Nhận thức vấn đề, xác định thẩm quyền và trách nhiệm.
+ Thu thập và xử lý thông tin.
+ Đưa ra các phương án.
+ Phân tích đánh giá các phương án.

+ Lựa chọn phương án tốt nhất.

Các bước tổ chức thực hiện quyết định:
+ Ra văn bản quyết định.
+ Lập kế hoạch thực hiện quyết định.
+ Tuyên truyền và giải thích quyết định.
+ Thực hiện quyết định theo kế hoạch.
+ Kiểm tra việc thực hiện quyết định.
+ Điều chỉnh quyết định.
+ Tổng kết thực hiện quyết định.

Các phương pháp ra quyết định:
+ Phương pháp độc đoán.
+ Phương pháp phát biểu cuối cùng.
+ Phương pháp nhóm tinh hoa.
+ Phương pháp luật đa số.
+ Phương pháp nhất trí.
+ Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia.
+ Các phương pháp khác: phương pháp hình chữ T, phương pháp Cơng
não…
Khơng phải hiệu trưởng nào cũng có thể thành cơng ở vị trí lãnh đạo của
3


một trường mầm non. Giáo viên và nhân viên sẽ có động lực và cảm hứng làm
việc khi hiệu trưởng của họ đưa ra được những quyết định cẩn thận và sáng suốt
nhất. Họ càng kính nể những lãnh đạo biết sáng tạo và tính tốn các rủi ro khi
quyết định điều gì.
1.3. Lý do thực tiễn


Ra quyết định là một nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý. Quyết
định quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của một đơn vị.
Quyết định đúng giúp đơn vị phát triển, quyết định sai kéo đơn vị đi xuống.
Quyết định đúng tạo niềm tin, động lực làm việc tích cực cho cả tập thể, quyết
định nóng vội, thiếu cân nhắc sẽ kìm hãm khả năng sáng tạo của mọi người.
Trong thực tế tại Trường Mầm non An Điền, khi ra quyết định Hiệu trưởng luôn
cẩn trọng, cân nhắc, đảm bảo những nguyên tắc khoa học, nhân văn, hệ thống,
định hướng…Chính những quyết định đúng đắn ấy đã giúp trường không
ngừng phát triển, tạo được niềm tin và khẳng định được vị thế trong lòng các
cấp lãnh đạo và nhân dân.
Kỹ năng ra quyết định nhanh chóng và rõ ràng là một trong những chìa
khóa dẫn đến thành cơng. Để có được những quyết định nhanh chóng và chính
xác, chúng ta cần phải liên tục điều chỉnh và phát triển những quyết định của
mình, phát huy những kỹ năng để đưa ra quyết định nhanh hơn và tốt hơn.
Chúng ta cần phải loại bỏ sự do dự của chính bản thân mình. Sự thành bại của
một trường học lệ thuộc rất nhiều vào người hiệu trưởng. Trong các hoạt động
thường ngày, hiệu trưởng thường phải ra những quyết định khác nhau. Khi ra
một quyết định “tốt”, thì ít có người chú ý đến, mặt khác, khi ra một quyết định
“sai lầm”, quyết định đó có thể để lại ấn tượng xấu nhiều năm khơng ngi
ngoai. Vì thế, việc ra quyết định nhiều khi ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ lên
công việc cũng như cuộc sống của chúng ta. Do đó việc mắc phải sai lầm là điều
không thể tránh khỏi, hiệu trưởng cần phải nhận ra những sai lầm để tránh khi ra
quyết định thì mới có được hiệu quả mong đợi. Những người hiệu trưởng thành
công là những người nhận thức rõ những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận
lợi và rào cản của mình
Nhằm góp phần vào việc nâng cao kĩ năng ra quyết định của người Hiệu
trưởng để có thể đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục mà ngành giao phó và
cũng là để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong tương lai, tơi đã
chọn đề tài “Nâng cao kĩ năng ra quyết định của Hiệu trưởng Trường Mầm
4



non An Điền,Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm học 2021-2022”.
Phân tích tình hình thực tế về việc ra quyết định của Hiệu
trƣởng trƣờng Mầm non An Điền, Thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng:
2.1. Giới thiệu khái quát về tình hình của nhà trƣờng:
Trường mẫu giáo An Điền được tách ra từ trường tiểu học An Điền năm
2001. Năm học 2015 - 2016 và những năm trước trường Mẫu giáo An Điền vơi
quy mơ là 5 nhóm lớp. Được sự quan tâm của các cấp lảnh đạo trường Mẫu giáo
An Điền được xây dựng với tổng kinh phí 53 tỷ đồng và trang bị đầy đủ trang
thiết bị để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
Năm học 2016 - 2017 trường MG An Điền chuyển về trường mới, đó là
trường Mầm non An Điền nằm trong Khu cơng nghiệp Rạch Bắp, thuộc ấp Kiến
An, xã An Điền. Trường mẫu giáo An Điền chuyển về trường mới từ ngày
16/08/2016 và đổi tên thành trường Mầm non An Điền theo QĐ số 1807/QĐ UBND ngày 27/09/2016 của UBND tx Bến Cát quyết định về việc đổi tên
trường mẫu giáo An Điền thành trường Mầm non An Điền. Trường đi vào hoạt
động từ ngày 22/8/2016 dưới quy mơ 13 nhóm lớp, tổng số học sinh là 484 trẻ,
tổng số CB - GV - NV là 45 người. Trường có diện tích là 6823,4 m2. Trường
được xây dựng với quy mô 20 nhóm lớp, gồm các phịng chức năng như: phịng
y tế, phòng giáo dục âm nhạc, phòng giáo dục thể chất, hội trường, nhà bếp,
phòng máy giặt, phòng nghỉ nhân viên, phịng bảo vệ, nhà xe. Khu hành chánh
thì gồm: phịng hiệu trưởng, 3 phịng phó hiệu trưởng, phịng hành chánh quản
trị, văn phòng. Hiện nay trường đã tiếp nhận đầy đủ đồ dùng và trang thiết bị
phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2.

*

Tình hình nhân sự của trƣờng nhƣ sau:


Tổng số Cán bộ, giáo viên, nhân viên: 48 (BGH: 03, GV: 28, CD: 12,
KT: 01, Y tế: 01, BV: 02, NVPV: 01)
+ Trong đó:
. BGH: 03 ĐHMN
. GV: 28, Trong đó: ĐHMN: 10; CĐMN: 07, TCMN: 11
. KT: 01- ĐH kế toán
. Y tế: 01 Điều dưỡng.
. CD: 12 CN BDNV nấu ăn.
*
-

Về trẻ:
Tổng số nhóm, lớp

: 14.
5


Trong đó: Nhà trẻ : 01 nhóm, Mầm: 03 lớp. Chồi: 04 lớp. Lá: 06 lớp.
- Tổng số học sinh : 460 Nữ : 199
Nhà trẻ : 21/Nữ :10; Mầm: 82/Nữ :31; Chồi:144/Nữ:58;Lá: 213/Nữ:100
Điểm nổi bật:
Trong những năm qua trường lớp ngày càng phát triển và đến nay cơ sở
vật chất ngày càng khang trang, rộng rãi, sạch sẽ và thống mát. Nhà trường có
đầy đủ diện tích sân chơi, đảm bảo cho các cháu được hoạt động vui chơi và
ln đảm bảo an tồn khi hoạt động. Nhà trường đã đạt được thành tích nhiều
năm liền như: Tập thể lao động xuất sắc, một số giáo viên đạt nhiều thành tích
cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi cấp Thị, cấp Tỉnh, giải khuyến khích đồ dùng
đồ chơi sáng tạo, giải khuyến khích hội thi mơi trường giáo dục lấy trẻ làm trung
tâm do Sở giáo dục tổ chức.

Thực hiện tốt phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”,
đưa các nội dung của cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo
đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực", thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc
rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; động viên và tạo
điều kiện, cơ hội cho cán bộ quản lí, giáo viên tham gia học tập và phát huy tính
sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ; kiên quyết đấu tranh và ngăn ngừa với
các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo. Xây dựng trường, lớp
xanh, sạch, đẹp; Giáo viên lên lớp có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ
phong phú thu hút trẻ vào các giờ học hiệu quả. Qua đánh giá của giáo viên
trong các hoạt động của trẻ hàng ngày đều đạt kết quả cao:
*

Kết quả giáo dục trẻ: Triển khai đảm bảo thực hiện chƣơng trình
Giáo dục Mầm non theo qui định, các cháu các độ tuổi mẫu giáo hồn
thành chƣơng trình giáo dục mầm non trong năm học
Kết quả chăm sóc ni dưỡng trẻ: Thực hiện tốt vệ sinh ATTP,
không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; Thực hiện tốt việc chỉ đạo
GV Đảm bảo an tồn cho trẻ, cơng tác vệ sinh phịng bệnh khơng có dịch bệnh
và trẻ khơng bị tai nạn thương tích sãy ra. Thực hiện tốt cơng tác phịng chống
dịch bệnh trong nhà trường đặc biệt phòng dịch Covid-19, bệnh Bạch hầu, sốt
xuất huyết...Theo dõi sức khỏe trẻ: hàng tháng, hàng quý.
Vận động 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, 100% trẻ hồn thành chương trình
lớp mẫu giáo 5 tuổi được cấp giấy chứng nhận. Đạt chuẩn phổ cập giáo dục
6


mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Thực trạng về lĩ năng ra quyết định của Hiệu trƣởng tại
trƣờng Mầm non An Điền, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dƣơng

Hiệu trưởng nhận thức được việc ra quyết định là một nhiệm vụ quan
trọng đối với nhà trường, là một động lực thúc đẩy, là biện pháp nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, chính vì vậy Hiệu trưởng
khơng ngừng hồn thiện và nâng cao chất lượng các quyết định xem đây là một
việc hết sức quan trọng của nhà quản lý. Những quyết định quản lý đem lại
những hiệu quả thiết thực vì nó đảm bảo tính pháp lý, đúng thẩm quyền. Những
quyết định quản lý có cơ sở khoa học và sát với thực tế đơn vị. Quyết định ln
đảm bảo tính hệ thống. Khi đưa ra một quyết định, Hiệu trưởng luôn chú ý đến
mối liên hệ giữa quyết định đó với các quyết định quản lý khác của cấp trên, cấp
dưới, quyết định trước và quyết
định sau khơng chồng chéo với nhau.
Ví dụ 1: Đầu năm học Hiệu trưởng ra quyết định điều động giáo viên
nhiều năm đứng lớp lá xuống lớp nhà trẻ, giáo viên tỏ thái độ không hợp tác,bất
mãn, xin nghĩ việc, Hiệu trưởng cần giữ vững thái độ và động viên khuyến
khích giáo viên đó, để giáo viên đó nhận thấy được ở lứa tuồi nào cũng có
những thuận lợi và khó khăn riêng,làm cho tư tưởng của giáo viên thoải mái
hồn thành nhiệm vụ được giao.
Ví dụ 2: Đầu năm học mới, Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm lại tổ
trưởng và tổ phó chun mơn. Hiệu trưởng nhà trường đã dựa theo năng lực,
phẩm chất, uy tín của từng giáo viên ra quyết định phân cơng tổ trưởng, tổ phó
một cách hợp lý, đúng người, đúng việc tạo được sự đồng thuận trong tập thể
nhà trường. Tất cả tổ trưởng chuyên môn trong trường đều là có trình độ Đại
học, là đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đạt giáo viên dạy giỏi cấp Thị trở
lên và là người có uy tín, kinh nghiệm giảng dạy trong trường.
Không chỉ vậy, Hiệu trưởng luôn đảm bảo quy trình ra quyết định và cơng
khai q trình ra quyết định giúp mọi người hiểu được tính hợp lý trong việc ra
quyết định, xây dựng lòng tin nơi tập thể. Chính tính minh bạch trong q trình
ra quyết định đã tạo nên sự hiểu biết, thông cảm, đồng thuận của mọi người
trong đơn vị.
Ví dụ 3: Đầu năm học Hiệu trưởng đã họp với Ban đại diện cha mẹ học

sinh để vận động cha mẹ trẻ đóng góp tiền làm mái che và gắn quạt gió nơi trẻ
2.2.

7


ngồi ăn và phòng vệ sinh cho các phòng học. Đề xuất này đã được sự đồng
thuận của đa số Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp, sau đó các lớp tổ chức
họp phụ huynh tồn trường để vận động cha mẹ trẻ cho ý kiến về việc đóng góp
và được đa số cha mẹ học sinh dự họp đồng thuận thực hiện. Tuy nhiên có một
số phụ huynh khơng đồng tình, họ cho rằng đó là việc của nhà trường. Nhưng
hiệu trưởng đã đưa ra rất nhiều những lý lẽ thuyết phục như: một số công văn
cho phép được vận động phụ huynh ủng hộ, có dự kiến kế hoạch thu-chi đầy đủ,
rõ ràng, nêu vấn đề cần thiết phải làm mái che cho trẻ để tránh nắng… và cuối
cùng phụ huynh đã đồng thuận đóng góp. Khi tiến hành làm mái che thì Hiệu
trưởng chỉ là người kiểm tra, giám sát còn việc quản lý thu-chi tiền đóng góp thì
hiệu trưởng giao lại cho Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường chủ động thực
hiện. Trong vịng 1 tháng thì nhà trường đã hồn thành mái che và gắn quạt cho
các lớp.
Tuy nhiên đôi lúc Hiệu trưởng ra quyết định không kịp thời, hoặc ra quyết
định không phù hợp với thời điểm; ra quyết định quá nóng vội khi đang tức giận
hoặc quá cứng nhắc, bảo thủ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cá nhân mà chưa
tìm hiểu rõ thơng tin; có khi lại ra quyết định một cách chủ quan không phù hợp
với nguyện vọng, mong muốn của tập thể nên thiếu sự đồng thuận…
Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc
nâng cao kĩ năng ra quyết định của Hiệu trƣởng trƣờng Mầm non An điền,
Thị Xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
2.3.1.
Những điểm mạnh
Hiệu trưởng nhạy bén, linh hoạt trong việc đưa ra các quyết định để đáp

ứng được các tình hình thực tế, nhiệt huyết trong cơng việc yêu nghề, yêu
trường. Luôn chuẩn bị rõ ràng các kế hoạch khi tiến hành công việc.
Hiệu trưởng luôn hiểu rõ vai trị của mình trong sự phát triển của nhà
trường nói riêng và sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nói chung. Hiệu trưởng
phần lớn đưa ra những quyết định đúng đắn được mọi người ủng hộ và thực thi
một cách hiệu quả. Hiệu trưởng là người quyết đốn, có nhận thức cao về giáo
dục mầm non, quan tâm đến chất lượng giáo dục trẻ, đời sống của giáo viên,
nhân viên, làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để được đầu tư, sửa
chữa tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu cơ bản phục vụ các hoạt động
của nhà trường và cảnh quan môi trường sư phạm từng bước được cải thiện; cơ
sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy tăng nhiều so với những năm
2.3.

8


trước.
Những điểm yếu
Hiệu trưởng đôi khi chưa tạo sự cân bằng cho bản thân, chưa thực sự điềm
tĩnh nên còn nóng vội trong việc ra quyết định với một số tình huống tại đơn vị.
Trong một số tình huống Hiệu trưởng cịn cứng nhắc trong q trình ra
quyết định, đơi khi mang tính độc đốn, tự quyết định cơng việc.
Khi đánh giá một cá nhân trong tập thể việc cả nể, yếu tố tâm lý ảnh
hưởng tới quyết định của hiệu trưởng, đơi lúc xử sự chưa cơng bằng vì vậy tạo
nên một số cá nhân không cần cố gắng cũng như tạo sự bất mãn cho những cá
nhân năng nổ trong công tác.
2.3.2.

Những cơ hội
Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên có tinh thần đồn kết, có ý thức trách

nhiệm cao, tay nghề vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt. Giáo viên có trình độ
chun mơn đạt chuẩn, u nghề, đa số giáo viên cịn trẻ có khả năng thích ứng
với sự thay đổi và tiếp cận nhanh với khoa học và công nghệ.
Nhà trường đã khẳng định được chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng
như trong các phong trào do nghành tổ chức nên đã tạo được sự tín nhiệm của
nghành, của các cấp lãnh đạo địa phương và của cha mẹ trẻ.
Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về ra quyết định của cấp trên được
cập nhật kịp thời giúp Hiệu trưởng thuận lợi và có cơ sở pháp lý để ra quyết
định tại đơn vị.
Đảng và Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách ưu tiên chăm lo cho cơng
tác phát triển Giáo dục Mầm non; Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của
phòng Giáo dục và Đào tạo Thị Xã Bến Cát và chính quyền địa phương.
2.3.3.

Những thách thức
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp
ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục trong khi cơng tác quản lý, trình độ chuyên
môn, khả năng sáng tạo của cán bộ, 1 số giáo viên còn hạn chế. Một số cán bộ
giáo viên nhân viên lớn tuổi ngại thay đổi phương pháp để phù hợp với điều
kiện thực tế tại trường và cũng như việc ứng dụng công nghệ thông tin vào
việc giảng dạy trên lớp.
Một số giáo viên còn mang tư tưởng an phận, chưa năng nổ trong công
việc; Một số giáo viên trẻ ngại va chạm, chưa chủ động giải quyết những khó
khăn trên lớp nên hiệu quả cơng việc đạt chưa cao.
2.3.4.

9


Một số phụ huynh chưa phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc,

giáo dục trẻ.
Kinh nghiệm thực tế của cá nhân về việc ra quyết định trong
quản lý trƣờng học và bài học kinh nghiệm:
2.4.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc:
Trãi qua thực tế về việc ra quyết định tại trường hằng năm bản thân tôi
nhận thấy muốn làm tốt công tác này người Hiệu trưởng cần phải:
Hiệu trưởng bám sát, nắm vững quan điểm, chủ trương đường lối lãnh đạo
của Đảng chính sách, pháp luật của nhà nước. Nắm chắc nội dung các văn bản
chỉ đạo của ngành về chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình giáo dục trong đó
chú ý đến các văn bản mới ban hành, mới điều chỉnh.
Đa số các quyết định của hiệu trưởng thường nhận được sự đồng thuận từ
các giáo viên, và sự tin tưởng từ phụ huynh. Vì trước khi đưa ra quyết định xử lý
một vấn đề nào đó hiệu trưởng ln thực hiện đúng theo quy trình ra quyết định
quản lý để có sự lựa chọn phương án tốt nhất nhưng tuỳ vấn đề đơn giản hay
phức tạp mà cách quyết định sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm phù hợp tình huống,
đồng thời hiệu trưởng phải ln bình tĩnh, khơng nóng vội khi xử lý các trường
hợp sai phạm. Ví dụ: có 1 giáo viên thường ngày trong cơng việc rất nhiệt tình,
ln hồn thành tốt nhiệm vụ được phân công, bổng một thời gian sau hay lơ là,
chậm trễ thậm chí khơng hồn thành nhiệm vụ, thì người Hiệu trưởng sẽ tìm
hiểu nguyên nhân từ đâu rồi tìm cách khắc phục cùng giáo viên đó, chứ khơng
vội vàng phán xét và đưa ra những quyết định không hay.
Quyết định phân cơng phù hợp với trình độ chun mơn, hồn cảnh gia
đình và giải quyết được nguyện vọng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Phát
huy tối đa sở trường của từng cá nhân.Ví dụ: Sắp xếp trong lớp có giáo viên lớn
tuổi và giáo viên trẻ để cùng hổ trợ qua lại cho nhau. Kết quả đó đã cho thấy liên
tiếp trong những năm qua trường ln có giáo viên đạt thành tích cao ở hội thi
cấp Thị, cấp tỉnh.
Việc ra quyết định đúng và kịp thời của Hiệu trưởng đã góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Chất lượng nhà trường luôn biến
chuyển tích cực. Do trong q trình ra quyết định Hiệu trưởng đã vận dụng tốt

kỹ năng lãnh đạo, năm bắt kịp thời các chỉ đạo của cấp trên, xác định, phân tích
các vấn đề của nhà trường để đưa ra các phương án tối ưu nhất.
2.4.

*

Bài học kinh nghiệm:
10


Hiệu trưởng nắm vững các cơ sở pháp lý, các nguyên tắc, các bước khi ra
quyết định để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp. Hiệu trưởng là người
có vai trị quan trọng nhất vì vậy phải thường xuyên nâng cao năng lực quản lý
bằng cách học tập bồi dưỡng chuyên môn, kỹ năng ra quyết định để nắm vững
và vận dụng đúng cách trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, phát triển kỹ năng ra
quyết định quản lý, làm cho kỹ năng đó ngày càng hồn thiện hơn, ra quyết định
một cách thành thạo, linh hoạt và sáng tạo.
Ln tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, nắm rõ hoàn cảnh, sức khoẻ, độ tuổi,
khả năng tâm lý của các thành viên trong trường: giáo viên, nhân viên để có sự
phân cơng cũng như đưa ra các quyết định hợp lý. Hiệu trưởng dành thời gian và
công sức xây dựng tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết, thu hút sự tham gia của
cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường vào quá trình ra quyết định quản lý.
Cần khuyến khích và phát huy hơn nữa sự nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ
của tập thể giáo viên. Cần phải tạo điều kiện nâng cao tay nghề của tập thể giáo
viên trong nhà trường một cách đồng đều. Phải thận trọng và bám sát các nguyên
tắc, các bước ra quyết định để hạn chế những sai sót trong q trình ra quyết
định.
Những vấn đề cịn tồn đọng
Hiệu trưởng đơi lúc cịn nóng vội khi đưa ra quyết định.Ví dụ: Có giáo
viên bất mãn viết đơn xin nghĩ việc, Hiệu trưởng chấp nhận yêu cầu xin nghĩ

việc khi chưa tìm hiểu rỏ lý do, chưa lắng nghe xem tâm tư nguyện vọng của
giáo viên đó là gì, có khó khăn gì trong công việc hay trong cuộc sống hay
không?, Hiệu trưởng cần trị chuyện lắng nghe, tìm hiểu và động viên để giáo
viên có thể an tâm cơng tác.
Hiệu trưởng cịn cả nể trong quá trình xem xét, nhận xét đánh giá thi đua
cuối năm. Ví dụ: Khi xét thi đua thì yếu tố thiên vị cũng bị ảnh hưởng nhất là
các thành viên nắm giữ chức vụ trong trường như: Chủ tịch cơng đồn, các giáo
viên cốt cán…
Hiệu trưởng đã sử dụng quyền hạn của mình mà gây áp lực cho giáo
viên. Ví dụ: Yêu cầu giáo viên phải thực hiện xong việc vẽ trang trí hành lang và
cầu thang trong vòng 1 tuần để kịp cho việc tổ chức hội thi giáo viên giỏi cấp thị
xã nếu ai không tuân thủ thực hiện cuối năm sẽ hạ thi đua, nhưng diện tích
trường thì rộng lại có tới 2 tầng lầu,và giáo viên thì đang cần thời gian để đầu tư
vào các tiết dự thi của mình, nhưng với yêu cầu của hiệu trưởng như vậy, giáo
2.4.2.

11


viên cũng cố gắng tranh thủ giờ nghĩ trưa, chiều khi trả trẻ xong ở lại làm, mặc
dù giáo viên vẫn thực hiện nhưng thấy khó chịu, bực tức trong lịng, với trách
nhiệm và quyền hạn của mình, Hiệu trưởng đã gây áp lực đối với giáo viên,
Hiệu trưởng đã nghiêm khắc với giáo viên, nhưng nếu làm như vậy sẽ làm
khơng khí làm việc trong trường trở nên nặng nề, làm cho giáo viên cảm thấy rất
áp lực khi làm việc, có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấp trên và
cấp dưới. Khi giao nhiệm vụ cho giáo viên, Hiệu trưởng cần lắng nghe ý
kiến, nguyện vọng của giáo viên, động viên, hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian,
kinh phí để giúp giáo viên có thêm động lực, tự nguyện, vui vẻ, thoải mái khi
làm việc một cách phấn khởi hơn.
Bài học kinh nghiệm đƣợc rút ra

Nếu người ra quyết định không nhận thức về vấn đề và nguyên nhân của
chúng một cách đúng đắn, thì khơng thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Vì
vậy, Hiệu trưởng vạch ra được lộ trình thực hiện quyết định; chọn cho đúng
thời điểm quyết định, bảo đảm cho thời gian là thích hợp, chín muồi; vấn đề
phân công phân nhiệm;
Quyết định cũng cần phải rất nhạy bén với những cái mới, tình hình biến
đổi, biết lắng nghe mọi ý kiến, không nên dùng uy quyền để áp đặt.
Để các quyết định được mọi người tôn trọng và tn theo, cần phải cơng
khai q trình ra quyết định. Khi làm cho mọi người hiểu được tính hợp lý trong
việc ra quyết định của Hiệu trường, Hiệu trường sẽ xây dựng được lịng tin nơi
họ. Tính minh bạch trong quá trình ra quyết định sẽ tạo ra sự hiểu biết, thông
cảm của mọi người trong tổ chức và họ sẽ dễ dàng tuân theo quyết định của
mình.
Làm chủ cảm xúc cá nhân: Đây là kỹ năng đòi hỏi người hiệu trưởng cần
phải thường xuyên rèn luyện bởi cảm xúc là thứ khó điều khiển và kiểm sốt
nhất. Các vấn đề gây tranh cãi trong quá trình thực hiện để đưa ra quyết định có
thể làm chúng ta cảm thấy bực bội, nhưng hãy luôn nhớ rằng việc thể hiện cảm
xúc cá nhân lúc đó có thể dẫn đến kết quả khơng như mong muốn. Một phút
nóng giận hay một quyết định cảm tính có thể khiến kế hoạch của chúng ta hồn
tồn thất bại. Vì vậy, ngay cả trong lúc bực tức, chúng ta cũng nên giữ sự minh
mẫn, bình tĩnh giải quyết trọn vẹn vấn đề. Người có khả năng kiểm sốt cảm xúc
của mình sẽ có những quyết định khách quan nhất.
* Tóm lại: Ra quyết định chính xác, được mọi người ủng hộ và đem lại
*

12


chất lượng công việc tốt nhất là cả một nghệ thuật mà tất cả các hiệu trưởng đều
phải học hỏi và rèn luyện. Nếu hiệu trưởng thực sự nắm được những điều cần

thiết để đưa ra quyết định đúng đắn, thì sẽ có những bước tiến mà chúng ta đạt
được trong công việc hiện tại và sự nghiệp tương lai.
Kế hoạch hành động để nâng cao kỹ năng ra quyết định của
Hiệu trƣờng Trƣờng Mầm non An Điền, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng
nămhọc 2021-2022
3.

Ngƣời/

Dự kiến

Biện

Nội

Mục tiêu

Ngƣời

đơn vị

Điều

Cách thức

rủi ro/khó

pháp

dung

cơng

cần đạt

thực
hiện

phối
hợp

kiện
thực

thực hiện

khăn

khắc
phục

việc

hiện

1.
Nghiên
cứu,
nâng

- Nắm

vững và
hiểu rõ
các nội

cao
kiến

- Hiệu
trưởng

- Thiếutài - Tìm
liệutham kiếm tài
khảo,
liệu trên
khơng có internet,

- Phó
Hiệu
trưởng;
- Văn

- Các tài
liệu văn
bản về
kỹnăng

- Tìm
hiểutình
hình cụ
thể đơn


dung,
nguyên

thư (hỗ
trợ thu

ra
quyết

vị;
- Hiệu

thời gian;
- Cán bộ,

mượn
những

thức về
kỹ
năngra

tắc, các
bước
trong

thập tài
liệu và
inấn).


định;
- Thời
gian:

trưởng tự
nghiên
cứutài

giáo viên
thiếu
kinh

người
thân
quen;

quyết
định

việc ra
quyết
định, vận

đầu
tháng
1/2021,

liệu về kỹ nghiệm
năng ra - và cơ sở

quyết
lí luận

dụng vào
quá trình
thực
hiện.

chuẩn bị
cho học
kỳ II;
- Kinh
phí
in ấn tài
liệu.

định;
- Qn
triệt các
văn bản
hướng
dẫn quy
định về
kỹ năng
ra quyết
định.

13

- Tranh

thủ mọi
lúc có

khoa học
thể;
về ra
- Tạo
quyết điều kiện
định.
thuận lợi
trong
quá trình
thực
hiện.


Nội

Ngƣời/

Điều

Dự kiến

Biện pháp

dung

Mục tiêu


Ngƣời

đơn vị

kiện

Cách thức

cơng

cần đạt

Thực

phối

thực

thực hiện

khăn

hiện

hợp

hiện

- Hiệu
trưởng


Các
phó
hiệu

- Thời
gian:
Xun

Hiệu
trưởng
chủ động

Ít có cơ
hội tiếp
xúc và

-Tích cực
tham gia
các khóa

trưởng
.

suốt
q
trình
làm
quản


trao đổi,
học hỏi
kinh
nghiệm
từ đồng

trao đổi;
Khơng
nhiệt tình
trong q
trình chia

bồi
dưỡng,
các buổi
sinh hoạt
chun

lý.

nghiệp và
các
chun

sẻ kinh
nghiệm.

mơn, các
buổi họp
với cấp


việc

rủi ro/khó khắc phục

2.
Trao
đổi

Nâng
cao
kiến

kinh
nghiệ
m về
việc ra
quyết

thức,
kinh
nghiệm
về kỹ
năng ra

định
với
đồng

quyết

định;
Cùng

nghiệp
và các

nhau
chia sẻ

gia thơng
qua các

cao;
- Tích

chu
n gia.

kinh
nghiệm,

hình
thức;

cực rèn
luyện

tích lũy
kinh
nghiệm

về kỹ
năng ra
quyết

Cùng
nhau rút
kinh
nghiệm,
cùng học
tập để

chun
mơn về
quản lý.

định.

tích
lũy kiến
thức,
chun
mơn
nghiệp vụ

3. Thu
thập ý

- Có
được dữ


kiến

rút

liệu
khách
quan,

- Hiệu
trưởng

- Phó
Hiệu

- Bản
câu

- Hiệu
trưởng

- Nhiều
người

- Lập bản
câu hỏi

trưởng;
- Văn
thư hỗ


hỏi thu
thập ý
kiến

soạn bản
câu hỏi
thu thập

ngại lãnh
đạo nên
không

ẩn danh
và hiệu
trưởng

14


kinh

chính

trợ thu

bằng

ý kiến về

dám nói


phải

nghiệ
m
từ
những
quyết
định

xác và
rút ra
được
những
bài học
giá trị.

thập và
xử lý
dữ liệu.

file
mềm
hoặc
bản
cứng;
- Thời

những
quyết

định
quan
trọng mà
mình đã

thật, nói
thẳng.

khẳng
định rõ
tinh thần,
thái độ
khách
quan,

gian:
Tháng

đưa ra,
sau đó có

lắng
nghe của

02/202
1

thể gửi
qua


mình khi
tiếp nhận

- Máy

email để

các ý

vi
tính để

mọi
người trả

kiến của
mọi

xử lý
dữ
liệu.

lời hoặc
in ra gửi
đến mọi

người;
- Thu
thập


người;
- Rút

thông tin
thật kĩ,

kinh
nghiệm
trong q
trình
thực
hiện.

kiểm tra
trước khi
ra quyết
định.

đã đưa
ra

4. Xây

- Có

- Hiệu

dựng
kế
hoạch

bồi
dưỡng
các kỹ
năng
tham

được
bản kế
hoạch
cụ thể,
có tính
khoa
học và
mang

trưởng,
các phó
hiệu
trưởng.

gia
vào

tính khả
thi cao.

- Tổ

- Hiệu


- Thời

- Sắp

văn
ài
phịng,
liệu
các tổ
tham
chun khảo;
mơn, - Thời
các bộ gian:
phận Tháng
cùng 3/2021;

trưởng
lên ý
tưởng, có
tầm nhìn
chiến
lực, các
phó hiệu
trưởng

gian
khơng
nhiều,
bất đồng
ý kiến và

quan
điểm
khác

xếp thời
gian biểu
hợp lý
để mọi
người có
thể cùng
đóng
góp vào

tham
gia trao

cùng tổ,
các bộ

nhau về
các nội

việc xây
dựng kế

-

T

Phòng

hội
15


công

đổi xây

đồng.

phận

dung

hoạch;

tác ra
quyết
định
cho
tập
thể.

dựng
kế
hoạch.

-

cùng

nhau xây
dựng kế
hoạch cụ
thể, rõ
ràng.

trong bản
kế hoạch

- Bám
chắc mục
tiêu và
sự chỉ
đạo, góp
ý của
hiệu
trưởng
và các
chuyên
gia.

5. Tổ
chức
thực
hiện
kế

- Giúp
mọi
người

nắm
được

hoạch
bồi

- Hiệu
trưởng,
các phó
hiệu
trưởng

- Tồn
thể cán
bộ,
giáo
viên,

- Tài
liệu về
các kỹ
năng
tham

- Hiệu
trưởng,
các phó
hiệu
trưởng


- Khó tập
họp được
tồn thể
hội đồng
nhà

- Có thể
sắp xếp
lịch bồi
dưỡng
vào cuối

các kỹ
năng,

nhân
viên

gia
trong

trực tiếp
bồi

trường
cùng

tuần
(Xem


dưỡng
các kỹ
năng

phương
pháp
khi

trong
nhà
trường.

q
trình
ra

dưỡng
hoặc có
thể mời

tham gia.

xét chế
độ bồi
dưỡng

tham
gia
vào
cơng


tham
gia vào
q
trình ra

quyết
định;
- Thời
gian:

các
chun
gia đến
bồi

tác ra
quyết
định.

quyết
định và
có thái
độ tích
cực,
nhiệt
tình…

Tháng
4/202

1;
- Phịn
g học.

dưỡng.

16

cho mọi
người)


6.

- Đưa ra

- Hiệu

- Các

- Thời

- Lấy ý

- Mọi

- Hiệu

Tiến
hành

q
trình
ra
quyết

được
những
quyết
định
đúng
đắn,phù

trưởng

phó
Hiệu
trưởng,
vănthư.

gian:
Tháng
5/202
1;
- Phịn
g học,

kiến,
thơngtin,
dữ liệu
thơng

qua cuộc
họp,

người khi
phải nói
lên quan
điểm, ý
kiến của
mình,

trưởng
cơng
tâm và
tơn trọng
ý kiến
của mọi

định
với sự

hợp góp
phần

các
nguồn

hoặc
thơngqua

nhất là

khi ý kiến

người,
đánh giá

tham
gia

đưa nhà
trường

thơng
tin dữ

gặp gỡcá
nhân,

ấy có thể
trái với ý

cao
những ý

của

ngày

liệu

hoặc


của lãnh

tưởng

tập thể

một đi
lên.

liên
quan

thơngqua
các hình

đạo.

đến
vấn đề
cần ra

thức giao
tiếp
gián tiếp.

sáng tạo
của cấp
dưới,
khuyến

khích

quyết
định.

mọi
người
nêu ý
kiến.
Khơng
nên chụp
mũ khi
có ý
kiến trái
chiều.

7. Rèn
luyện

thực
hành

năng

- Nhận
thấy
được
những
ưu điểm


khuyết

ra
quyết

điểm,
rút

- Hiệu
trưởng

- Văn - Các
thư
dữ
cung
liệu
cấp các thực tế
thơng
trong
tin, dữ q
liệu
trình

- Hiệu
trưởng
định
hướng
cho các
phó Hiệu
trưởng,


- Việc
- Phải
rèn luyện thẳng
chưa tự
thắn và
giác.
khách
- Những
quan khi
vấn đề
tự đánh
biến
giá.

cần
thiết

các tổ
trong

động
phức tạp,

hoạt
động
17

- Nên có
sổ tay



định

ra

cho

của

việc thực

khơng

ghi

từ
những
tình
huống
thực
tế

những
bài học
giá trị
cho bản
thân
trong


hiệu
trưởn
g

nhà
trường
.
- Thời
gian:
Hiệu

hành kĩ
năng ra
quyết
định.

chắc
chắn,
khơng
lặp lại,
quyết
định có

chép cẩn
thận với
những
kinh
nghiệm
hữu ích.


trong
cơng

q
trình

trưởn
g tiến

tác
quản

quản lý
nhà

hành
đánh

lý.

trường.

giá:

tính rủi ro
cao.

06/20
21
8.

Tổng
kết,

- Nhận
thấy
được

đánh
giá và

những
ưu

rút

- Hiệu
trưởng

- Văn
thư
cung

- Các
dữ
- liệu

cấp
các

thực tế

trong

thơng

q

tin, dữ
liệu

- Hiệu
trưởng
dựatrên

- Có thể
bị tính
- chủ

những

quan

- đánh
giá

kinh
nghiệ

điểm và
khuyết


m từ
công
tác
quản

điểm,
rútra
những
bài học

cần
thiết
cho
hiệu

động
dữ liệu
của nhà thực tế để
trường; đánh giá
- Thời vàrút kinh

thể
không
nhớ hết
các vấn

nghiệm
trong
việc ra
quyết


lý, ra
quyết
định.

giá trị
cho bản
thân
trong q
trình
quản lý
nhà
trường.

trưởn
g.

gian:
nghiệm.
Hiệu
trưởng
tiến
hành
đánh
giá, rút
kinh

đề.

định sau

mỗi
ngày,
mỗi
tuần
làm
việc.

trình
hoạt

nghiệm
sau mỗi
18

kết quả, chi phối
thơng tin, và có

- Tập
thói
quen tự

và rút
kinh


lần ra
quyết
định và
sau mỗi
tháng,

mỗi học
kỳ,mỗi
năm
học.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận

Hiệu trưởng là người có vai trị rất quan trọng trong các mặt hoạt động
của nhà trường. Mọi quyết định việc làm của hiệu trưởng đều liên quan đến sự
thành cơng của nhà trường. Trong q trình lãnh đạo, quản lý trường học, người
Hiệu trưởng khơng chỉ có những năng lực chun mơn, năng lực về quản lý mà
cịn cần có những kỹ năng hỗ trợ trong cơng tác quản lý, một trong những kỹ
năng đó chính là kỹ năng ra quyết định. Người Hiệu trưởng có kỹ năng ra quyết
định tốt sẽ là một công cụ hỗ trợ đặc biệt trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và
phát triển nhà trường.
Nhận thức được việc ra quyết định là một nhiệm vụ quan trọng đối với
nhà trường, Hiệu trưởng Trường Mầm non An Điền đã khơng ngừng hồn thiện
và nâng cao chất lượng các quyết định xem đây là một việc hết sức quan trọng
của nhà quản lý. Những quyết định quản lý của Hiệu trưởng đem lại những
hiệu quả thiết thực vì nó đảm bảo tính pháp lý, đúng thẩm quyền, phù hợp thực
tế... Tuy nhiên do kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, chưa lắng nghe ý kiến của
tập thể nên ra quyết định đôi lúc không kịp thời; ra quyết định quá nóng vội khi
đang tức giận hoặc quá cứng nhắc, bảo thủ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của cá
nhân mà chưa tìm hiểu rõ thơng tin; có khi lại ra quyết định một cách chủ quan
không phù hợp với nguyện vọng, mong muốn của tập thể nên thiếu sự đồng
thuận. Để khắc phục những hạn chế trên thì theo tơi Hiệu trưởng cần phải làm
tốt một số vấn đề như:
Để ra quyết định hiệu quả, Hiệu trưởng cần phân tích một cách kỹ lưỡng
để cân nhắc những lợi ích và thiệt hại, đặt chúng lên bàn cân và xem kết quả.
Cần phân tích mọi việc thật chi tiết để xác định các vấn đề hiện có của các bên

19


liên quan và các mục tiêu mong muốn cuối cùng. Việc xem xét từ tổng quát đến
chi tiết là kim chỉ nam cho việc ra quyết định một cách hiệu quả và chính xác.
Ứng biến linh hoạt. Với mỗi trường hợp cụ thể, người lãnh đạo sẽ gặp
phải tình huống bất ngờ địi hỏi phải có cách ứng biến và quyết định linh hoạt,
phù hợp. Một kế hoạch dù được tính tốn kỹ lưỡng đến đâu thì khi áp dụng vào
thực tế cũng sẽ nảy sinh khó khăn, khúc mắc. Khi điều này xảy ra, người lãnh
đạo có thể cân nhắc xem có nên xử lý linh hoạt theo từng tình huống thực tế
hay khơng, đánh giá tình hình từ nhiều khía cạnh khác nhau để giúp mình thấy
được điểm mấu chốt của vấn đề, từ đó mà có quyết định hợp lý.
Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các thành viên. Q trình ra quyết định
ln ln có ảnh hưởng tới các thành viên trong đơn vị. Lợi ích là của tập thể
nên tất cả thành viên đều có quyền và nghĩa vụ đóng góp ý kiến cho kế hoạch,
quyết định đó. Lắng nghe là cách thể hiện sự tôn trọng đối với các thành viên
trong trường, cũng như thể hiện trách nhiệm của mỗi người vào công việc
chung. Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại chính là chìa khóa giúp
q trình làm việc tập thể đạt hiệu quả cao hơn, đưa ra được những quyết định
chính xác và mang lại thành quả cho nhà trường.
Ra quyết định chính xác, được mọi người ủng hộ và đem lại chất lượng
công việc tốt nhất là cả một nghệ thuật mà tất cả các nhà lãnh đạo đều phải học
hỏi và rèn luyện.
Trong hoạt động quản lý, hiệu trưởng cần phải thường xuyên kiểm định
lại các quyết định quản lý của mình thơng qua mối quan hệ giữa mục tiêu và
động lực. Một quyết định đúng đắn, phù hợp của người quản lý thì nhất định sẽ
khơi nguồn động lực sáng tạo của cả tập thể.
4.2. Kiến nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dƣơng:

Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng các
trường Mầm non. Hàng năm có các lớp quản lý theo chuyên đề về kỹ năng ra
quyết định, giúp cho Hiệu trưởng làm việc có cơ sở khoa học, đảm bảo các bước
ra, tránh tình trạng quyết định, tránh ra quyết định nóng vội, ra quyết định theo
kinh nghiệm.
Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể về kỹ năng ra quyết định ở
trường Mầm non để Hiệu trưởng có kế hoạch cụ thể hơn.
Tạo điều kiện thuận lợi cho hiệu trưởng các trường trong tỉnh giao lưu,
20


học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hàng năm có các Hội nghị chuyên đề về kỹ năng
ra quyết định dành cho Hiệu trưởng các trường Mầm non trong toàn tỉnh.
* Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo Thị Xã Bến Cát:
Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức các hội thi, các hình thức giao
lưu, học tập giữa các trường để nâng cao kỹ năng ra quyết định cho Hiệu trưởng.
Tạo điều kiên hỗ trợ cho Hiệu trưởng được tự chủ trong các hoạt động
của nhà trường nhằm giúp Hiệu trưởng tự tin thể hiện năng lực quản lý của
mình.
* Đối với chính quyền địa phƣơng:
Cần quan tâm đầu tư về kinh phí tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường
phát triển, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Hỗ trợ nhà trường về thông tin trẻ ở các độ tuổi Mẫu giáo giúp nhà
trường thực hiện tốt phổ cập trẻ 5 tuổi.
Hỗ trợ nhà trường tuyên truyền vận động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;
2. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Thủ tướng

Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Quyết định số 14/2008 QĐ-BGDĐT ngày 7 tháng 4 năm 2008
Điều lệ trường mầm non của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo;
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trường Mầm non module 5
“Các kỹ năng hỗ trợ quản lý nhà trường”;
5. Thông tư số 25/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định Chuẩn Hiệu trưởng cơ
sở giáo dục mầmnon;
6. Báo cáo tổng kết năm học 2020 - 2021 của trường Mầm non An
điền, Thị Xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
7. Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2021- 2022 của trường
Mầm non An Điền, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.

22


×