Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SKKN Một số giải pháp giúp cho trẻ 56 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid19 ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.35 KB, 29 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------

SÁNG KIẾN CẢI TIẾN KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI: “

Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi
phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao
ở trường mầm non”

1


Quảng Bình, tháng 5 năm 2021
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lý do chọn đề tài.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên chúng
ta cần chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt là đảm bảo “an
toàn” cho trẻ mọi lúc mọi nơi, đó là vấn đề quan trọng hàng đầu trong cơng tác
chăm sóc và giáo dục trẻ. Bởi trong nghị quyết 20/NQ-TW 2017 về những vấn
đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân có ghi rõ:
“ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” .
Như chúng ta đã biết có sức khoẻ là có tất cả, mọi hoạt động của trẻ được
tham gia có tốt hay khơng, đều nhờ đến yếu tố sức khỏe. Chính vì vậy đảm bảo
sức khỏe cho trẻ, giúp trẻ phát triển khỏe mạnh là một yếu tố vô cùng quan trọng,
quyết định đến lĩnh vực giáo dục khác như: lĩnh vực phát triển thể chất, phát triển
nhận thức, phất triển thẩm mĩ, ngơn ngữ, tình cảm xã hội…Muốn vậy giáo viên
cần xây dựng một mơi trường an tồn, lành mạnh và đặc biệt chú trọng đến sức
khỏe của trẻ như: phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, trang bị


các kỹ năng cần thiết để trẻ tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Trong tình hình hiện nay, ở Việt Nam và các nước trên toàn thế
giới đang gồng mình để chống chọi với dịch viêm đường hơ hấp cấp do
chủng mới của Covid – 19 gây ra. Đây là một căn bệnh lây qua đường
hô hấp với tốc độ lây lan trong cộng đồng rất cao.
Virus Corona (nCoV, Covid-19) là một loại virus gây bệnh viêm đường hô
hấp cấp, có sự lây lan từ người sang người. Ví dụ: Lây qua đường hô hấp như: hắt
hơi, ho, khạc nhổ, sổ mũi…Virus Covid -19 gây sốt và có thể làm tổn thương
đường hơ hấp. Trường hợp nhẹ thì sốt, ho, khó thở. Trường hợp nặng, gây viêm
phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ thể khiến bệnh nhân tử vong.
Tính từ tháng 12.2019 đến giữa tháng 5 năm 2021 thì thế giới ghi nhận
tổng số ca nhiễm Covid-19 trên tồn cầu là 167.497.740 trường hợp mắc bệnh,
trong đó 3.477.510 trường hợp tử vong. Số ca nhiễm bệnh đã phục hồi là
2


139.010.045 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới hơn 216 nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới. Riêng Việt Nam thì ghi nhận 3.816 ca nhiễm bệnh, trong đó 42
ca bệnh bị tử vong và 2.721 ca bệnh đã bình phục.
Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh như vậy, thì tất cả các cấp, các
ngành từ Trung Ương đến địa phương đề ra nhiều phương án, công văn chỉ thị về
cách phòng chống dịch bệnh Covid - 19. Người lớn thì có ý thức hơn trong việc
nhận thức rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid ảnh hưởng đến sức khỏe bản
thân, gia đình và xã hội, từ đó người lớn biết tìm cách để bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe, chống chọi với dịch bệnh nhằm một phần nào ngăn chặn sự lây lan của dịch
bệnh. Nhưng với trẻ nhỏ thì trẻ chưa biết cách phịng chống dịch bệnh cho bản
thân. Mà sức khỏe là vốn quý giá nhất của con người. Chăm sóc chu đáo, đảm
bảo an toàn sức khỏe cho học sinh trong mùa dịch ln là mục tiêu của tồn
Đảng, tồn dân được Bộ Y Tế đặt ra cho các cơ sở giáo dục. Bởi vậy, công tác y
tế học đường là một khâu hết sức quan trọng nhằm hỗ trợ và đáp ứng mọi sự an

toàn về thể chất và tinh thần của trẻ em, những thế hệ tương lai của đất nước.
Quả thật, việc đảm bảo an toàn cho trẻ cũng như phòng chống dịch bệnh
Covid 19 hiệu quả là biện pháp hữu hiệu trong cơng tác chăm sóc trẻ tồn diện,
nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non cơ thể còn non nớt, sức đề kháng của cơ thể còn
yếu kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt các bệnh về đường hơ hấp.
Với trẻ mầm non, việc phịng chống dịch bệnh Covid 19 của các con còn
hạn chế, bởi trẻ còn chưa tự ý thức được sự nguy hiểm cũng như cách phòng
chống dịch bệnh. Để chung tay phòng chống dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho trẻ
và đem lại sự tin tưởng cho phụ huynh tồn trường thì mỗi cán bộ giáo viên, nhân
viên trong trường đều cần nâng cao ý thức phòng chống dịch bệnh. Để đảm bảo
an tồn cho trẻ và giúp trẻ phịng chống khi có dịch bệnh địi hỏi phải có sự phối
hợp chặt chẽ của toàn bộ giáo viên nhân viên nhà trường, đặc biệt phải kể đến vai
trò của giáo viên, những người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày, chăm sóc trẻ
từ bữa ăn giấc ngủ cũng như truyền đạt kiến thức cho trẻ. Với những lý do trên,
bản thân tơi là một giáo viên đang trực tiếp chăm sóc và giáo dục đối tượng là trẻ
mầm non 5 - 6 tuổi, tôi nhận thấy việc trẻ chưa được trang bị đầy đủ những hiểu
biết về tác hại của dịch bệnh cũng như chưa trang bị các kỹ năng phòng chống
3


các dịch bệnh lây lan trong cộng đồng nhất là dịch Covid -19. Điều đó là vơ cùng
nguy hiểm cho bản thân trẻ và cho cả cộng đồng, vì vậy trẻ cần phải được biết rõ
về tác hại của dịch Covid 19 cũng như được trang bị những cách phòng chống
dịch bệnh hiệu quả, bên cạnh đó trẻ cũng phải rèn luyện thường xuyên các kỹ
năng phòng chống dịch bệnh dưới sự hướng dẫn của người lớn và không ai có thể
làm được điều đó tốt hơn ngồi các cơ giáo mầm non. Cho nên tơi đã suy nghĩ
tìm tịi và lựa chọn “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi phòng chống dịch
bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non” nhằm góp một phần
nhỏ bé của mình vào trong cơng tác phòng chống dịch bệnh
Covid -19 ở nhà trường đạt kết quả tốt hơn nữa.

*. Điểm mới của đề tài: Bản thân tơi lựa chọn đề tài này vì nó đã:
+ Đánh giá đúng thực trạng của công tác đảm bảo an tồn, phịng, chống
dịch bệnh Covid 19 cho trẻ ở trường mầm non.
+ Tìm ra các giải pháp có hiệu quả phòng tránh dịch Covid 19 cho trẻ ở
trường mầm non.
+ Sáng kiến đã góp phần nâng cao nhận thức cho trẻ về dịch bệnh Covid - 19
ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội như thế nào, và giáo dục trẻ
biết trang bị các kỹ năng phòng tránh dịch bệnh Covid 19 đảm bảo an toàn, hiệu
quả, đúng lúc đúng yêu cầu, tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
+ Đề tài này đã góp phần cùng nhà trường xây dựng tốt kế hoạch phịng
chống Covid 19, đảm bảo an tồn tuyệt đối cho cô và trẻ.
1.2. Phạm vi áp dụng đề tài:
Đề tài này được thực hiện trong năm học 2020 - 2021, với những giải pháp
mang lại hiệu quả cao ở lớp 5 – 6 tuổi do tơi phụ trách .Vì thế, nó có thể áp dụng
rộng rãi cho giáo viên các trường mầm non, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc
phòng chống dịch bệnh Covid 19 cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng và cho trẻ mầm non
nói chung tại trường mầm non.
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu.
*Thực trạng về việc phòng chống dịch bệnh covid -19 tại lớp tôi trong
năm học vừa qua.
4


a. Thuận lợi:
- Lớp được trang bị đầy đủ các thiết bị (cặp nhiệt độ) đồ dùng các nhân
(giường, gối, ca, cốc,...) của trẻ đều riêng biệt. Ngoài ra nhà trường cung cấp
nước sát khuẩn, nước súc miệng...đầy đủ cho lớp tạo điều kiện thuận lợi cho việc
phòng tránh dịch bệnh covid -19 cho trẻ.
- Lớp học có đầy đủ hệ thống đèn chiếu sáng, quạt mát, thoáng mái về mùa

hè. Bên cạnh đó để để đảm bảo vệ sinh lớp cịn có bồn rửa tay riêng cho trẻ.
- Một số phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ các cơ trong mọi hoạt động của
lớp, trao đổi tình hình học tập và sức khỏe của trẻ ở trên lớp. Đặc biệt là phụ
huynh đã quan tâm ủng hộ cho lớp nước sát khuẩn và nước súc miệng, khẩu trang
y tế.
Công nghệ thông tin phát triển nên thông tin trao đổi 2 chiều giữa giáo viên và
phụ huynh được cập nhật thường xun.
Trước tình hình dịch bệnh lớp tơi đã tích cực tham gia phòng dịch tốt,
mang lại hiệu quả cao nhưng bên cạnh đó vẫn cịn một số tồn tại như sau:
b.Tồn tại:
- Giáo viên chưa có biện pháp tối ưu trong giáo dục kỹ năng vệ sinh cá
nhân và phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Chưa mạnh dạn tự tin, cịn ơm đồm trong
việc rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ.
-

Việc phối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn các kỹ năng phòng

chống dịch bệnh viên đường hô hấp do chủng mới của virus Covid 19 (Corona)
cho trẻ cịn hạn chế.
- Trẻ chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh thân thể như: Thường xuyên cho tay
lên mắt, mũi, miệng, chưa biết tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
Trẻ còn hiếu động nên thích đến những nơi đơng người.
Trẻ tuy 5 tuổi nhưng khi ho, hắt hơi chưa biết lấy tay che
miệng nên dễ bị lây các bệnh về đường hô hấp nói chung và
bệnh covid -19 nói riêng. Do vậy trẻ chưa có kỹ năng phịng
bệnh cho chính bản thân mình.
- Đa số phụ huynh là dân lao động thuần nông nên ít chú ý đến tầm
quan trọng của cơng tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Một số
5



phụ huynh cịn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo,
chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn
nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận
thức được tầm quan trọng của cơng tác phịng chống dịch bệnh
cho trẻ.
- Người dân của địa phương còn lơ là chủ quan, trẻ mầm non dễ mặc phải
dịch bệnh covid – 19. Nguy cơ mắc dịch bệnh tại địa phương rất cao.
*Khảo sát thực tế: Năm học 2020 – 2021 này, tôi được phân công dạy lớp
mẫu giáo 5 - 6 tuổi với 12 nam, 13 nữ. Đầu năm học chỉ có 40 % trẻ có những
hiểu biết về tác hại của dịch Covid - 19 ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, gia
đình và xã hội như thế nào. 48% trẻ có kỹ năng cần thiết và tuân thủ các biện
pháp phịng chống dịch bệnh đặc biệt là thơng điệp 5K của Bộ y tế. 48% biết súc
miệng bằng nước muối. 60 % biết rữa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát
khuẩn. 68% biết đeo khẩu trang, lấy tay che miệng khi hắt hơi ở mọi lúc mọi nơi.
Từ kết quả thực tế ở trên cho thấy kỹ năng của trẻ về việc phòng chống dịch bệnh
Covid – 19 còn hạn chế thêm vào đó trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá
nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
c. Nguyên nhân của tồn tại:
- Do chưa có nhiều kinh nghiệm về việc rèn các kỹ năng phịng chống dịch
bệnh nên cịn ơm đồm, hướng dẫn các kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ cùng lúc
nên hiệu quả chưa cao.
- Chưa trao đổi kỹ hơn với phụ huynh về kỹ năng phòng chống dịch bệnh
covid -19 cho trẻ khi trẻ ở nhà.
- Trẻ nhỏ tuổi chưa có ý thức trong việc phịng bệnh, đặc biệt là trẻ chưa
hiểu được mối nguy hiểm của dịch bệnh covid-19 đang diễn ra trên tồn thế giới.
- Trẻ cịn nhỏ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19 cò nhiều hạn chế.
- Đa số phụ huynh bận công việc nên chưa thật sự quan tâm nhiều đến trẻ
trong thời gian dịch bệnh covid -19. Chưa hiểu được tầm trọng của việc vệ sinh
phòng bệnh cho trẻ như: Rửa tay, súc miệng bằng nước muối, ra ngồi phải deo

khẩu trang, khơng khạc nhổ bừa bãi, ho, hắt hơi phải che miệng và phải tắm gội
thường xuyên.
6


- Quảng Bình là một tỉnh gần với tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế nơi có nguy cơ bùng phát dịch covid – 19 vì đã có ca nhiễm.
Do vậy khả năng lây nhiễm bệnh cho người dân trong tỉnh,
huyện; trẻ em có nguy cơ mắc dịch bệnh là rất cao.
2.2. Các giải pháp thực hiện:
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế dịch bệnh diễn ra, tôi đã
thực hiện các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn đề như sau:
Giải pháp 1: Chú trọng công tác chăm sóc sức khoẻ của trẻ :
Hàng ngày giáo viên có trách nhiệm theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ
đến lớp đến khi trả trẻ, nhất là trong đại dịch Covid 19 này. Khi chuyển mùa, khí
hậu thay đổi phải chú ý để có biện pháp phịng ngừa cho trẻ như: ( thời tiết lạnh
thì phải chú ý cho các con mặc thêm quần áo đủ ấm, uống nước ấm…), nếu trẻ có
dấu hiệu mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khác thường phải mang trẻ ngay xuống phòng
y tế để theo dõi và xử trí kịp thời và gọi điện báo cho gia đình biết tình hình của
con để đón con về đi khám và điều trị tiếp.
Nhân viên y tế phải trực tại trường để xử trí khi có trường hợp xấu xảy ra.
Có sổ nhật ký được ghi rõ tên trẻ, lớp, tên thuốc, hàm lượng, liều uống, lơ sản
xuất để đề phịng xảy ra tác dụng không mong muốn. Ghi sổ nhật ký sức khoẻ
hàng ngày cho trẻ, có diễn biến gì đặc biệt khơng.
Ví dụ: Khi đón trả trẻ, thì đón trả tại cổng, với các thủ tục là đo thân nhiệt,
rữa tay bằng nước sát khuẩn, những trẻ có diễn biến đặc biệt giáo viên đưa trẻ
xuống phòng y tế khám và sơ cấp cứu ban đầu rồi gọi điện báo cho phụ huynh
biết tình hình của con đến đón con về và trao đổi phụ huynh về tình học tập cũng
như tình hình sức khỏe của trẻ để có những xử lí kịp thời, Những hoạt động đó
được ghi rõ ràng từ lúc phát hiện trẻ bất thường đến khi trẻ được gia đình đón về.

Kiểm tra sổ nhật ký hàng ngày theo dõi sức khoẻ của trẻ ở các lớp, tủ
thuốc của trường và có sổ nhật ký ghi theo dõi các thuốc phụ huynh gửi cho trẻ
uống: tên thuốc, giờ uống, liều lượng, hạn sử dụng, số lô và chữ ký của phụ
huynh. Chú ý theo dõi các cháu vừa khỏi ốm đi học, các cháu có tiếp xúc gần với
những vùng có nguy cơ lây nhiễm cao, hay có tiếp xúc với những người đi từ
vùng dịch về….
7


Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Kiểm tra,
đôn đốc công tác vệ sinh các lớp, các bộ phận và môi trường xung quanh trường.
* Trang bị cấp cứu:
- Tủ thuốc của trường gồm có: Dụng cụ sơ cấp cứu và thuốc thiết yếu theo
quy định. Định kỳ kiểm tra và mua bổ xung thuốc, cơ sở vật chất, phương tiện,
dụng cụ, thuốc men cho phòng y tế. Mua tài liệu về chăm sóc sức khoẻ và tham
gia các lớp tập huấn học tập về chăm sóc sức khoẻ của trẻ do sở, phòng , trung
tâm y tế tổ chức.
Đầu năm và cuối năm đều tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ. Theo kế hoạch
năm học 2020-2021 của trường mầm non . Ngày 06/3/2021 Trường mầm non đã
tổ chức khám sức khỏe cho toàn thể các cháu đợt 2 năm học 2020- 2021.Trong
các hoạt động của nhà trường, cơng tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ là một
việc làm luôn được nhà trường đặc biệt quan tâm. Từ nhiều năm nay, việc tổ chức
khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ đã được nhà trường duy trì thành nề nếp thực hiện
thường xuyên theo kế hoạch. Ngay từ đầu năm học 2020 - 2021 nhà trường đã
phối hợp với Trạm y tế để tổ chức khám sức khỏe toàn diện cho toàn thể các con
trong trường. Sau đợt khám đầu tiên, ban chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà
trường đã tổng hợp kết quả khám và có thơng báo ngay đến các phụ huynh học
sinh bằng văn bản, công khai lên trang Web của nhà trường. Từ đó phụ huynh học
sinh đã đưa con đến chuyên khoa thăm khám sâu hơn để có biện pháp trong điều
trị, chăm sóc trẻ kịp thời.

Đợt khám sức khỏe lần 2 này, nhà trường cũng đã lên kế hoạch, thông báo
lịch khám tới phụ huynh, chủ động phối hợp cùng trạm y tế để đạt tỉ lệ khám
100%. Các y bác sĩ của Trạm y tế đã khám và kiểm tra với các nội dung kiểm tra:
Cân nặng, chiều cao, khám tai, mắt, mũi, họng, kiểm tra tim phổi và một số bệnh
liên quan đến đường hô hấp, da liễu ... Kết quả kiểm tra sức khoẻ của các con đã
được nhân viên y tế nhà trường ghi chép cụ thể trong sổ theo dõi sức khỏe, chấm
biểu đồ phân loại sức khỏe trẻ và được giáo viên nhà trường thông báo đến phụ
huynh. Đặc biệt một số trẻ mắc bệnh đã được thông báo đến từng phụ huynh để
có biện pháp điều trị kịp thời, tốt nhất.

8


Khám sức khoẻ định kỳ cho các cháu là việc làm hết sức cần thiết. Thông
qua việc khám sức khỏe định kỳ cho trẻ đã góp phần khơng nhỏ vào việc phát
hiện sớm một số bệnh thường gặp ở trẻ, nâng cao nhận thức cho phụ huynh về
phòng chống các bệnh thường gặp ở lứa tuổi mầm non. Qua hồ sơ quản lý sức
khỏe cá nhân điện tử, qua trang Web của trường, từ đây phụ huynh học sinh cũng
như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường có cơ hội khám, theo dõi
sức khỏe tiện ích nhất. Hoạt động này đã đem lại sự phấn khởi, tin tưởng của các
bậc phụ huynh về một môi trường giáo dục an tồn và thân thiện, góp phần khẳng
định, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường.
*.Theo quy định chung của sở sổ sách y tế gồm có:
+ Sổ nhật ký sức khoẻ tồn trường : Ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt
phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đốn, xử trí, đến khi trả trẻ về và
kết quả..
+ Sổ sức khoẻ của từng cháu : Biểu đồ sức khoẻ theo dõi cân nặng và chiều
cao định kỳ (tháng 9,12,3). Lên lịch cân đo cho từng lớp, nếu cháu nào nghỉ học
sẽ cân bù vào ngày sau khi cháu đi học,theo dõi sự cân đo của từng lớp..
+ Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ tồn trường : số cháu kênh bình

thường, tỉ lệ suy dinh dưỡng, béo phì , tỉ lệ bệnh tật và tăng cân, giảm cân…
+ Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng , béo phì , trẻ dưới 24 tháng tuổi và trẻ mắc
các bệnh mạn tính: tim, hen, động kinh, tự kỷ...
+ Sổ theo dõi bệnh học đường.
Qua đó, các cơ giáo nắm bắt được sức khỏe , thể trạng của từng trẻ để phối
kết hợp với nhân viên dinh dưỡng và phụ huynh có chế độ chăm sóc bữa ăn cho
cháu đảm bảo đủ chất và lượng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ có sức
đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra.
Giải pháp 2: Giáo dục cho trẻ nâng cao nhận thức và ý thức phòng
tránh dịch bệnh covid -19.
Giáo viên truyền tải thơng tin về tình hình dịch bệnh covid -19 cho trẻ
thơng qua các hoạt động: Đón trẻ, trò chuyện sáng, hoạt động chiều, hoạt động trả
trẻ, trang zalo, messenger nhóm lớp bằng cách cho trẻ xem các video, hình ảnh về

9


đại dịch Covid 19, bên cạnh đó cơ đọc tin cập nhật hàng ngày cho trẻ nghe để trẻ
hiểu hơn về dịch bệnh này. Cụ thể :
Covid - 19 là viết tắt của Coronavirus disease 2019 - một đại dịch truyền
nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 - một chủng mới của virus Corona, gây
viêm đường hô hấp cấp ở người và có khả năng lây lan từ người sang người với
tốc độ lây lan rất nhanh trong cộng đồng và dẫn đến nguy cơ gây tử vong rất cao.
Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid – 19 bắt đầu bùng phát từ tháng 12
năm 2019 tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc,
Giữa tháng 1 năm 2020, dịch bắt đầu bùng phát, lan rộng từ Trung Quốc sang hơn
120 quốc gia trên toàn thế giới. Đại dịch do virus corona gây ra được xác nhận
lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 23 tháng 1 năm 2020. Và đến nay thì hơn 250
nước trên thế giới có ca nhiễm và gây tử vong cho 3.329.966 người. Nếu trong
địa phương có 1 ca nhiễm cộng đồng thì nguy cơ lây sẽ lan rất nhanh nếu khơng

có biện pháp phòng chống đúng cách.
*Các triệu chứng của COVID - 19
Các triệu chứng của bệnh nhân mắc nCoV từ nhẹ đến nặng có thể bao
gồm: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày
sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.
Tới thời điểm khởi phát, Covid - 19 gây sốt và có thể làm tổn thương
đường hơ hấp. Trường hợp nặng, gây viêm phổi và nhiều cơ quan khác trong cơ
thể khiến bệnh nhân tử vong, nhất là các trường hợp có bệnh nền.
*Các biện pháp phịng chống COVID – 19 chung của cộng đồng:
+ Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hơ hấp cấp tính (sốt,
ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách
trên 02 mét khi tiếp xúc.
+Người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến
nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu
chứng kể trên.
+ Rửa tay thường xuyên với xà phịng và nước sạch trong ít nhất 30 giây.
Trong trường hợp khơng có xà phịng và nước sạch thì dùng các sản phẩm vệ sinh

10


tay có chứa cồn (ít nhất 60% cồn); súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước
súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.
+ Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc
khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không
khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
+ Chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
+ Khơng đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Tránh mua bán, tiếp xúc với
các loại động vật nuôi hoặc hoang dã.
+ Giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt

hợp lý, luyện tập thể thao.
+ Tăng cường thơng khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa
sổ, hạn chế sử dụng điều hịa. Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu
trang bảo vệ, thơng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều
trị kịp thời. Hiện tại, người dân có thể liên hệ 2 số điện thoại đường dây nóng của
Bộ Y tế để cung cấp thông tin về bệnh Covid – 19 là: 1900 3228 và 1900 9095;
Khuyến cáo mọi người dân phải khai báo y tế đầy đủ.
Với những thông tin dịch bệnh trên ở lớp học tôi đã thơng qua cac hoạt
động tạo hình, âm nhạc, thơ…. Để giúp trẻ biết được đây là bệnh dịch nguy hiểm,
có tốc độ lây lân nhanh, phổ biến, nâng cao ý thức tự bảo vệ bản thân của trẻ,
nâng cao sức khỏe và ln thực hiện các biện pháp phịng chống dịch bệnh.
Trẻ đến lớp cũng phải thực hiện đeo khẩu trang trong giờ đón trẻ và trả
trẻ. Ngồi giãn cách mỗi cháu cách nhau một mét, khi ăn cơm cô kể bàn cho hai
cháu một bàn đảm bảo cách nhau một mét, khi ngủ cũng thực hiện giãn cách để
đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Liên tục nhắc trẻ rửa tay bằng xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn. Uống nhiều nước ấm, súc miệng bằng nước muối pha lỗng
để khoang miệng hầu họng ln sạch sẽ. Nhắc trẻ không khạc nhổ bừa bãi đi vệ
sinh đúng nơi quy định…
Đặc biệt là cô tuyên truyền Thông điệp 5K của Bộ Y Tế cho trẻ ghi nhớ, đó
là:
    “Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y
tế”.
11


Khi sử dụng giải pháp này đã giúp cho trẻ hiểu thêm về cách phòng tránh
dịch bệnh Covid 19 khi dịch bệnh kéo dài. Biết việc phòng chống dịch bệnh là
việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, bảo
vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người, không để dịch bện lây lan trong
cộng đồng.

Giải pháp 3: Rèn cho trẻ một số kỹ năng phịng tránh dịch bệnh covid
-19.
Tơi tiến hành rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng chống dịch Covid - 19 như
sau:
a. Kỹ năng súc miệng bằng nước muối.
Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày giúp loại bỏ hết vi khuẩn, làm
sạch khoang miệng, amidan, họng. Từ xưa ông cha ta đã truyền miệng nhau rằng
súc miệng bằng nước muối giúp răng chắc khỏe.
Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm thường trước.
Độ tuổi để áp dụng phương pháp này là trẻ từ 3 - 4 tuổi trở lên, tức trẻ có khả
năng súc miệng mà khơng nuốt phải nước muối.
Các bước súc miệng bằng nước muối:
- Chuẩn bị : Nước muối tự pha hoặc nước muối trong chai, khăn, giấy lau,
ca cốc, nước sát khuẩn hoặc xà phòng.
+ Bước 1 : Rữa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn.
+ Bước 2: Rót nước vào ca.( 1 lượng khoảng 60-90ml)
+ Bước 3 : Tiến hành súc miệng. (Mím chặt mơi đẩy nước muối làm sạch
khoang miệng trong khoảng 30 giây)
+ Bước 4: súc vòm họng .(Ngữa cổ ra sau khoảng 30o, khép chặt cuống
họng, cho nước muối chạm thành họng, dùng hơi đẩy nước muối ra tạo tiếng kêu
“khò khò” đều đặn trong khoảng 30 giây)
+ Bước 5: Nhổ nước muối(vào bồn rữa mặt, hoặc vào bơ có nắp đậy)
+ Bước 6: Lấy khăn hoặc giấy rồi lau miệng.
Trong quá trình rèn cho trẻ kỹ năng súc miệng tơi sẽ giáo dục cho trẻ biết
tác dụng của việc súc miệng bằng nước muối và luôn thực hiện đều đặn vào các
thời điểm như sau khi ăn trưa, trước và khi ngủ dậy, sau khi ăn quà chiều…ở nhà
cũng như ở lớp. Qua đó trẻ có ý thức súc miệng hàng ngày, để nâng cao ý thức

12



bảo vệ sức khỏe của bản thân hơn nữa cô giáo dục trẻ súc miệng và kết hợp với
việc đánh răng hàng ngày khi trẻ ở nhà.
b. Kỹ năng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô.
Trẻ mầm non hoạt động liên tục trong ngày, trẻ thường xuyên tiếp xúc với các
đồ dùng, dụng cụ học tập, hay môi trường xung quanh. Các tác nhân trên vơ tình
khiến bàn tay trẻ bị bẩn. Trẻ mầm non còn nhỏ nên nhiều khi trẻ đưa tay lên mắt,
mũi, miệng khi trẻ đang hoạt động, điều này cũng có thế khiến vi khuẩn xâm
nhập vào cơ thể của trẻ. Do vậy việc rửa tay thường xuyên sau khi hoạt động hay
trước khi ăn là vô cùng cần thiết đối với trẻ.Rửa tay đúng cách là biện pháp đơn
giản, hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Trong thời gian dịch bệnh việc rửa tay là vô cùng cần thiết không chỉ rửa tay
bằng nước mà cịn có cách rửa tay khơng cần dùng nước. Đó là rửa tay bằng dung
dịch sát khuẩn hay cịn gọi là rửa tay khơ. Chúng ta có thể rửa tay mọi lúc, mọi
nơi khi chúng ta đi ra ngồi mà khơng có nước.
Nước rửa tay khơ hay cịn gọi là dung dịch rửa tay khơ, Khi sử dụng loại sản
phẩm này thì các con khơng cần rửa tay lại bằng nước. Rữa tay trước và sau khi
ăn, trước và sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi, tiếp xúc với các bề mặt nơi công
cộng…
Các bước rữa tay bằng dung dịch rữa tay khô:
- Chuẩn bị : Dung dịch sát khuẩn hay còn gọi là nước rữa tay khơ.
+ Bước 1 : Ấn vịi hoặc nhỏ chai nước sát khuẩn (khoảng 1-2 giọt) vào lòng
bàn tay.
+ Bước 2: Chà sát 2 bàn tay vào nhau, bao phủ cả bề mặt của 2 lòng bàn
tay.
+ Bước 3 : Chà lòng bàn tay này xoa đều lên mu bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 4: Xoay đều các ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 5: Chà các kẻ ngón tay của 2 bàn tay.
+ Bước 6: Chụm đều các đầu ngón tay của bàn tay này xoay đều vào lòng
của bàn tay kia và ngược lại.

*Một số lưu ý nhắc trẻ khi sử dụng dung dịch rửa tay khô:
- Không nên chạm vào thức ăn hoặc bất cứ thứ gì cho đến khi tay khơ hồn
tồn.

13


- Khi sử dụng nước rửa tay khô nên tránh không cho chúng tiếp xúc với các
vết thương hở trên da, sẽ gây dị ứng da không mong muốn.
-Sau khi trẻ học tạo hình với đất nặn, bút sáp, đi vệ sinh hoặc hoạt động với
thiên nhiên thì trẻ phải rữa tay bằng xà phòng.
Ở lớp trẻ vừa rửa tay bằng nước vừa rửa tay bằng dung dịch rửa tay khơ.
Vì vậy chúng ta có thể an tâm về sức khỏe của trẻ khi trẻ ở trường.
c. Kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách.
Đeo khẩu trang là một việc làm hết sức cần thiết và quan trọng đối với
mỗi con người nói chung và đói với trẻ nói riêng. Đeo khẩu trang khơng chỉ giúp
chúng ta tránh khói bụi mà còn giúp chúng ta phòng tránh được nhiều bệnh
truyền nhiễm. Đặc biệt là căn bệnh viên đường hô hấp cấp do chủng mới Covid
-19 gây ra thì việc đeo khẩu trang sẽ giúp ngăn ngừa giọt bắn hô hấp khi tiếp xúc
gần, đeo khẩu trang có thể ngăn ngừa dịch bệnh đối với cộng đồng…Vậy đeo
khẩu trang như thế nào là đúng cách?
- Đầu tiên cô cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang vào những thời điểm nào
(khi ra khỏi nhà, khi đến chỗ đông người, khi tiếp xúc với những người có biểu
hiện bệnh,…)
- Tiếp theo cơ hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang:
+ Chuẩn bị : Dung dịch nước sát khuẩn (dung dịch rữa tay khô) hoặc xà
bông, khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải.
+Bước 1: Rữa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch rữa tay nước sát khuẩn có
chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
+Bước 2:Xác định phần phía trên phía dưới khẩu trang (có gọng hay khơng

gọng đối với khẩu trang y tế).
+Bước 3 : Xác định mặt trong mặt ngoài theo màu sắc, đường may hoặc
phần lồi lõm (khẩu trang vải).
+Bước 4: Cầm 2 quai khẩu trang bằng 2 tay sau đó đeo 2 quai vào 2 tai.
+Bước 5:Chỉnh khẩu trang mép phía dưới sao cho ơm trọn cằm.
+Bước 6 : Bóp phần gọng sắt ở phía trên làm sao cho ôm trọn sống mũi.

14


Lưu ý: Khơng chạm tay vào mặt ngồi khẩu trang trong suốt quá trình sử
dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay
sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
-Sau khi sử dụng khẩu trang cô hướng dẫn trẻ cách tháo khẩu trang:
+Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (khơng chạm
vào mặt ngồi của khẩu trang).
+Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và/hoặc bỏ vào thùng rác có
nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
+Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phịng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn
có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau: mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn.
Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Tái sử dụng khẩu trang 870 (Khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn):
Giặt bằng tay, giặt riêng, phơi tự nhiên, sấy hoặc là khô.
d. Dạy trẻ một số kỹ năng khác:
Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn
tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc
nhổ bừa bãi nơi công cộng.Việc này giúp trẻ có cảm giác kiểm sốt cơ thể mình
và khiến con cảm thấy ở ngồi kia có những điều đáng sợ đang xảy ra, nhưng có
những việc đơn giản mình có thể làm để kiểm sốt chúng.

Dạy trẻ có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh, cha mẹ cần dạy cho trẻ mọi lúc, mọi
nơi ( ví dụ: Không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi quy định…). Qua đó giúp
trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cho mọi người.
Giáo dục trẻ kỹ năng nên tránh đụng vào các bề mặt tại nơi công cộng. Và
việc cần thiết phải rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh, hoặc đi từ nơi cơng cộng về
nhà.
Qua đó, trẻ đã hình thành các thói quen, các kỹ năng trong cuộc sống như súc
miệng bằng nước muối, đeo và tháo khẩu trang đúng cách, rữa tay bằng nước sát
khuẩn, che miệng khi ho hắt hơi sổ mũi….Trẻ có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân
và giữ gìn mơi trường an tồn, tránh các bệnh lây nhiễm.

15


Giải pháp 4: Thông qua hoạt động học cô trang bị kiến thức phịng chống
dịch Covid 19 cho trẻ.
Ví dụ 1: Khi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cơ có thể tổ chức dạy
trẻ đeo khẩu trang.
*Thi đeo khẩu trang
- Trên bàn có rất nhiều khẩu trang. Các con hãy cùng lên chọn khẩu trang mà
mình thích về nhóm tự đeo xem ai đeo giỏi nhất nhé. Cô phụ chụp ảnh.
- Sau khi trẻ đeo cô cho trẻ đứng thành vòng tròn cùng quan sát và nhận xét
xem ai đeo vừa đẹp vừa đúng, sau đó cơ hỏi trẻ vì sao bạn đeo khẩu trang đúng và
đẹp.
+ Chú ý nhận xét khẩu trang vải và khẩu trang y tế.
* Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách cô làm mẫu.
- Khẩu trang vải:
+ Cầm hai dây của khẩu trang vải sao cho mặt trái ở phía trên và mặt phải ở
phía dưới. Phần hơi nhọn của khẩu ở phía ngồi, phần khơng nhọn ở phía trong
+ Từ từ đưa khẩu trang úp vào mũi và miệng ( Chú ý khơng đưa cao q sẽ che

mắt khơng nhìn thấy, thấp q lại hở mũi thì khơng hiệu quả)
+ Tay trái đưa dây bên trái quàng vào tai trái, tay phải đưa dây bên phải quàng
vào tai phải.
+ Đưa tay lên bóp phần nhọn có kim loại mềm bên trong bóp nhẹ để phần nhọn
của khẩu trang ơm gọn mũi
+ Sau khi đeo khẩu trang cân đối ôm trọn mũi và phần dưới ơm kín miệng cằm
là chuẩn.
*Đối với khẩu trang y tế: Chú ý thêm bước phân biệt mặt trái, phải: mặt
xanh( đen) được sản xuất với tính thấm nước sẽ khơng thấm vào trong và mặt
trắng có tính hút ẩm, giúp bạn dễ thở hơn khi đeo khẩu trang.
- Thực hiện các bước như trên ( Chú ý nếp gấp xi xuống dưới để nếu có giọt
bắn sẽ theo chiều trơi xuống)
- Cuối cùng cầm vào phía dưới khẩu trang kéo xuống để khẩu trang ơm kín
cằm.
- Cơ cho một trẻ lên thực hiện mẫu. Cho các bạn nhận xét.
16


- Cô cho cả lớp đeo khẩu trang lại theo các bước cho đúng và cho trẻ nói cảm
nhận. Cơ phụ chụp ảnh các nhóm đeo khẩu trang.
* Ơn luyện củng cố:
- Chơi gắn số đúng quy trình : Cơ cho trẻ đi lấy tranh quy trình đeo khẩu trang.
Cho trẻ viết số theo thứ tự 1,2,3,4 cho các bước trong quy trình đeo khẩu trang.
- Cơ nhận xét chính xác hóa quy trình. Thi đánh dấu cho khẩu trang.
+ Mỗi trẻ sẽ nghĩ ra cách đánh dấu cho chiếc khẩu trang của mình để tránh
nhầm lẫn. Sau khi xong cho trẻ giới thiệu quy trình của mình và cất về nơi quy
định.
- Phát tờ rơi về quy trình rửa tay, quy trình đeo khẩu trang đúng, các cách bảo
vệ cơ thể chống dịch bệnh Covid - 19.
Như vậy qua giờ học tơi có thể dạy trẻ cách đeo khẩu trang đúng và phòng dịch

hiệu quả. Những giờ học khác tơi có thể đổi nội dung như dạy trẻ rửa tay đúng 6
bước của Bộ y tế.
Ví dụ 2 :Thơng qua hoạt động âm nhạc:
Trong thời điểm diễn ra dịch bệnh, các bài hát liên quan đến việc phòng
chống dịch bệnh cũng được chia sẻ và công bố rộng rãi để người dân có thêm
thơng tin về dịch bệnh. Do sức ảnh hưởng của cơng nghiệp giải trí cũng tạo làn
sóng mạnh đến cộng đồng. Ví dụ một số ca khúc đang thịnh hàng như Vũ điệu
rửa tay, ca khúc Ghen CoVy do ca sỹ Erik trình bày…
Với trẻ mầm non, các con cũng rất yêu thích âm nhạc, các bài hát sẽ giúp
trẻ dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Những ca khúc với nhạc điệu vui tươi tạo được hứng
thú cho trẻ, trẻ sẽ yêu thích và ghi nhớ nhanh hơn. Các bài hát có thể được suy
tầm hay chính giáo viên trong lớp có thể sáng tác các bài hát cho trẻ, viết lời mới
hoặc dựa theo các ca khúc quen thuộc với trẻ.
Ví dụ: Bài hát: Corona virut (dựa theo nhạc bài hát Lý cây xanh dân ca nam bộ)
(ST: Cô giáo Phạm Duyên)
Dịch bệnh lây qua đường hô hấp dễ lây lan khi tiếp xúc với mọi người, bởi
vậy, khi dịch bệnh xảy ra, hạn chế tiếp xúc với người khác và tránh những nơi
đông người là biện pháp tốt nhất để tránh lây lan trong cộng đồng.

17


Qua các giờ học, các hoạt động và các trò chơi nêu trên, trẻ sẽ có thêm
những kiến thức về dịch bệnh, biết những triệu chứng khi mắc bệnh, biết được sự
nguy hiểm của dịch bệnh để có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Việc giáo dục trẻ về các dịch bệnh về đường hô hấp cũng giúp trẻ có thói
quen vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang khi tiếp xúc đông người trong những thời
điểm dịch bệnh. Trẻ có ý thức hơn và biết hạn chế tiếp xúc đơng người, đồng
thời, chính trẻ cũng phần nào nhắc nhở cha mẹ và gia đình của trẻ về các dịch
bệnh mà trẻ đã được tìm hiểu.

Giải pháp 5 : Chú trọng công tác vệ sinh lau, chùi, quét dọn đảm bảo mơi
trường trong và ngồi lớp học an tồn tuyệt đối nhằm phịng chống dịch bệnh
tốt nhất.
Mơi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ.
Hàng ngày trẻ tiếp xúc trực tiếp với môi trường trong lớp và khuân viên trong
trường. Môi trường học tập của trẻ có sạch sẽ thì trẻ mới có thể phát triển khỏe
mạnh. Nếu mơi trường lớp học không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn đến việc trẻ dễ bị
mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Do vậy việc vệ sinh trường lớp
là vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ cũng như đối phó với dịch bệnh chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng
vi rút corona gây ra .
Các hoạt động vệ sinh cụ thể phải được tiến hành nghiêm túc theo kế hoạch
(kế hoạch vệ sinh trường học, vệ sinh khn viên trường, vệ sinh các phịng ban,
các phịng chức năng trong nhà trường) và thời gian quy định. Một số các hoạt
động vệ sinh tại trường cụ thể như sau:
+Vệ sinh lớp học: Đảm bảo khơng khí thơng thống: Nhắc các cô giáo bật
quạt vừa phải mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Buổi sáng đến lớp cô dùng nước
nóng để vệ sinh cốc uống nước và khăn mặt cho trẻ.
Đảm bảo đủ ánh sáng: Thường xuyên kiểm tra hệ thống đèn điện, mở hết
của sổ khi trẻ hoạt động và học tập.
Đồ dùng đồ chơi được sát khuẩn thường xuyên bằng dung dịch Cloramim
và sắp xếp gọn gàng ngăn nắp, khoa học, đẹp mắt.

18


Loại bỏ bụi bẩn trong lớp, trong đồ dùng của trẻ, tránh các loại đồ dùng, đồ
chơi được tạo từ bụi nhỏ như cát, bột…
Phòng ăn, ngủ, học, chơi đảm bảo thơng thống, đủ ánh sáng, đảm bảo n
tĩnh và lau dọn thường xuyên.

Nền nhà được lau thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày.
Phịng nhóm lớp được phun thuốc khử khuẩn.
+ Giáo viên kết hợp với lao công dọn dẹp sạch sẽ tất cả các khu vực trong
trường, khơng bỏ sót bất kỳ nơi nào: cầu thang, hành lang mà trẻ có thể tiết xúc từ
tay nắm cầu thang, đồ chơi trong trường, cầu thang, sân cỏ…được lau bằng dung
dịch sát khuẩn thường xuyên.
+ Vệ sinh thường xuyên nhà bếp, các phòng ban, sử dụng dung dịch
Cloramim B để khử khuẩn thường xuyên.
+Tổng vệ sinh chung:
Môi trường xung quanh: Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều kiểu
dáng để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh, sạch cho cảnh quan môi trường sư phạm,
không để cây cối mọc thành bụi rậm tạo điều kiện cho virut, vi khuẩn sinh sôi và
phát triển…
Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngồi trường.
Qua những cơng việc các cơ đã làm ở trên khi các con đến lớp sau những
ngày nghỉ dịch thì lớp học của các con vẫn sạch sẽ đảm bảo vệ sinh.
Giải pháp 6: Cung cấp kiến thức về các loại thực phẩm tăng sức đề kháng.
Trước tình hình các bệnh về đường hơ hấp ngày một nhiều và nguy hiểm
hơn, thì hệ miễn dịch của con người là yếu tố vô cùng quan trọng để tránh khỏi
dịch bệnh. Bổ sung các loại thực phẩm nhằm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
cho trẻ cũng như cho các cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là hết sức cần
thiết. Tăng sức đề kháng từ bên trong cơ thể là tạo cho cơ thể 1 loại vũ khí tối tân
để chiến đấu với virut gây bệnh.
- Một số các loại thực phẩm có thể bổ sung trong bữa ăn của trẻ để tăng sức
đề kháng cho trẻ mà nhân viên dinh dưỡng và phụ huynh có thể lựa chọn để đưa
vào khẩu phần ăn cho trẻ:

19



*Hành – thực phẩm tăng sức đề kháng cho bé: Hành có chứa allicin – một
chất kháng sinh cực mạnh có khả năng chống viêm, diệt khuẩn, ngừa vi rút hiệu
quả.
*Gừng – cần bổ sung thường xuyên cho trẻ: Gừng khơng chỉ là gia vị phổ
biến trong nhiều món ăn mà cịn có tác dụng chữa nhiều bệnh như chữa ho, giải
cảm, chữa viêm họng, loại dịch nhầy ra khỏi phải.
* Tỏi – tăng sức đề kháng cho trẻ: Tỏi chứa allicin có tác dụng tăng sức đề
kháng, hỗ trợ bạch cầu hoạt động tốt hơn để chống lại các vi rút, vi khuẩn.
* Trái cây họ cam, quýt tốt cho trẻ: Trái cây họ cam, quýt chứa hàm lượng
vitamin C dồi dào có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn
dịch, chống oxy hóa, chống viêm hiệu quả.
* Bổ sung món súp gà trong thực đơn bữa phụ của trẻ: Súp gà khơng chỉ là
món ăn giàu dưỡng chất mà cịn có khả năng làm lỗng dịch nhầy trong phổi,
trong mũi.
*Nấm – có khả năng tăng cường miễn dịch cho trẻ: Nấm là một trong những
thực phẩm bổ dưỡng hàng ngày.
*Bí đỏ – giúp tăng sức đề kháng cho trẻ: Từ lâu bí đỏ được biết đến là thực
phẩm giàu dưỡng chất, dồi dào hàm lượng vitamin C và carotene.
* Cho trẻ ăn sữa chua hằng ngày: Sữa chua khơng chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa
mà cịn có khả năng kháng viêm, tăng cường miễn dịch cực tốt.
* Khoai lang rất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ: Khoai lang là thực phẩm dồi
dào năng lượng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
* Các loại rau màu xanh thẫm: Các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót,
rau dền, rau họ cải, súp lơ xanh…chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C cùng nhiều
khoáng chất quan trọng khác.
Việc bổ sung kiến thức cho trẻ về các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cũng
tạo nên yếu tố tâm lý tích cực khi trẻ tham gia vào các bữa ăn hàng ngày, không
chỉ các bữa ăn trên lớp mà cả trong các bữa ăn trong gia đình.
Giải pháp 7: Thường xuyên phối kết hợp với phụ huynh trong cơng tác
phịng chống dịch bệnh Covid 19.


20


Bệnh dịch có ảnh hưởng lớn đến tính mạng con người và cả cộng đồng, đặc
biệt là trẻ em sức đề kháng còn rất yếu nên dễ mắc. Trong trường học số người
tập trung đông, nhiều thành phần phức tạp do đó việc tun truyền giáo dục ý
thức phịng bệnh là cần thiết. Đặc biệt là với phụ huynh học sinh: Có các bảng
tuyên truyền ở lớp, ở những nơi mọi người hay qua lại trong trường, hoặc trao
đổi trực tiếp với phụ huynh, thơng qua trang nhóm lớp như zalo, mesenger…
- Dán những thông tin liên quan về dịch: triệu chứng bệnh, các biện pháp
phòng chống và phòng ngừa tại phòng y tế
- In ấn tài liệu tuyên truyền về cơng tác vệ sinh phịng chống dịch bệnh dán
vào bằng tuyên truyền của lớp.
- Tuyên truyền qua trang mạng điện tử của trường của lớp về các công tác
phồng chống dịch bệnh.
Ví dụ: Cơng tác vệ sinh của nhà trường trong thời gian dịch bệnh như:
Thường xuyên quét dọn vệ sinh khu vực trong và ngoài trường, lớp tiến hành vệ
sinh khu vực đã được nhà trường phân công. Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung
quanh, xử lý rác hàng ngày….Trồng cây xanh, bố trí cây cảnh theo nhiều dáng
kiểu để tạo bóng mát, vẻ đẹp xanh sạch cho cảnh quan mơi trường sư phạm.
- Vì vậy vào các giờ đón và trả trẻ tơi thường xun trao đổi trực tiếp với
cha mẹ trẻ về kiến thức phòng tránh dịch bệnh, các biện pháp mà cô và trẻ đang
thực hiện trên lớp. Giúp trẻ có thói quen tốt, giữ gìn vệ sinh, cha mẹ cần dạy cho
trẻ mọi lúc, mọi nơi ( ví dụ: Khơng vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ lung tung, đi
vệ sinh đúng nơi quy định…). Qua đó giúp trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh bảo vệ
sức khỏe cho bẩn than và cho mọi người. Cha mẹ là tấm gương cho trẻ noi theo,
động viên nhắc nhở trẻ kịp thời, giúp đẩy lùi bệnh dịch lây lan trong cộng đồng.
- Tôi cũng đã trao đổi với cha mẹ cần có niềm tin và giao cho trẻ những
công việc lao động tự phục vụ phù hợp với khả năng của trẻ như: Mặc quần áo,

đánh răng, rửa mặt, cất gọn đồ dùng, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh mơi
trường…
- Bên cạnh đó, trong thời gian nghỉ dịch kéo dài tơi đã tương tác với các bậc
phụ huynh và trẻ qua các hình thức như: Tơi lập một nhóm zalo, facebook của
riêng lớp mình, mọi thơng tin tun truyền phịng chống dịch bệnh tôi đều thông
21


báo trển nhóm để phụ huynh, học sinh được biết. Tôi tư vấn giúp đỡ cha mẹ trẻ
việc khai báo y tế là việc cấp thiết phải làm ngay. Ngoài ra dưới sự hỗ trợ của
giáo viên cùng lớp chúng tôi đã làm được những video như: Hướng dẫn trẻ rửa
tay bằng xà phòng, rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, hướng dẫn trẻ cách đeo
khẩu trang, hướng dẫn trẻ những bài tập thể dục đơn giản mà lại nâng cao được
sức khỏe, các trò chơi vận động như nhảy lò cò, đứng thăng bằng bằng một
chân…thường xuyên đăng lên nhóm trường, nhóm lớp để phụ huynh theo dõi cho
trẻ xem và làm theo cô.
- Các bậc phụ huynh đã tương tác với cô bằng cách như: Hỏi cô các bước để
hướng dẫn trẻ làm theo, rèn cho trẻ thói quen thường xuyên tập thể dục buổi sáng.
Một số phụ huynh đã quay lại video trẻ đã rèn ở nhà như thế nào và giủ lại cho
cô để cô đăng lên nhóm cho các bạn cùng xem. Cha mẹ trẻ gọi video cho cô giáo
qua zalo, facebook để trẻ gặp cơ và được trị chuyện nghe cơ hướng dẫn cách đeo
khẩu trang, cách rửa tay bằng dung dịch rữa tay khơ…
- Tích cực tun trun Thơng điệp 5K của Bộ Y Tế  “Khẩu trang - Khử
khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế” đến từng phụ huynh để
mỗi người dân đều có ý thức hơn trong việc phòng chống dịch covid 19.
Phối hợp với phụ huynh là một biện pháp vô cùng quan trọng đối với mỗi
giáo viên và với mỗi nhà trường. Trong lớp tôi nhờ làm tốt công tác tuyên truyền
mà trường và lớp tơi đã rất thành cơng trong việc phịng chống dịch bệnh nói
chung và phịng chống dịch bệnh covid-19 nói riêng.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng các giải pháp:

Sau khi áp dụng “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 5 – 6 tuổi phòng chống dịch
bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non” tơi thu được kết quả trên
trẻ như sau.
-100% trẻ có nhận thức về tác hại của dịch Covid 19 đối với sức khỏe của bản
thân, gia đình và xã hội, bên cạnh đó trẻ có ý thức chung tay với cộng đồng
phòng tránh dịch bệnh covid -19 rất tốt.
- Rèn cho trẻ một số kỹ năng phòng tránh dịch bệnh covid -19:
+ 100 % trẻ được rèn luyện kỹ năng rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn biết nhẹ
nhàng lấy một lượng dung dịch để rửa tay, không lấy nhiều q, khơng lấy ít q.
22


Chủ động rửa tay khi tham gia xong các hoạt động, ln có ý thức bảo vệ giữ gìn
đơi bàn tay sạch sẽ.
+ 100 % trẻ được rèn luyện kỹ năng ho hắt hơi biết che miệng biết chủ động
lấy tay che miệng khi sắp hắt hơi, khi hắt hơi xong biết đi rửa tay sạch sẽ để
phòng chống sự lây lan của dịch covid - 19.
+ 100 % trẻ có kỹ năng khéo léo dùng ngón tay trỏ đưa lên tai để tháo khẩu
trang ra, và biết cách đeo khẩu trang sao cho che kín mũi, miệng khơng có khe hở
giữa khẩu trang và mặt. Trẻ có thói quen đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài, đeo
khẩu trang khi tới chỗ đông người, khi tiếp xúc với người có nguy cơ mặc bệnh.
+100 % trẻ có kỹ năng súc miệng bằng nước muối, biết việc súc miệng thường
xuyên là bảo vệ khoang miệng, hầu, họng...tránh được các bệnh về viêm đường
hô hấp.
-100% trẻ biết các loại thực phẩm tăng sức đề kháng cho bản thân và gia đình.
Qua đánh giá số liệu trên tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tôi đã rất thành thạo trong
việc rèn các kỹ năng phịng chống dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid - 19
nói riêng. Trẻ lớp tơi đều chủ động và thành thạo trong các kỹ năng vệ sinh cơ thể
như: Biết rửa tay; đeo khẩu trang; súc miệng bằng nước muối; biết lấy tay hoặc
khăn che miệng khi ho hoặc hắt hơi; không tiếp xúc gần với bề mặt cầu thang

nơi ... và thực hiện một số kỹ năng khác mà không cần đến sự nhắc nhở hay sự
giúp đỡ của cơ. Bên cạnh đó, trẻ cịn biết cùng với cô tuyên truyền đến ông bà, cha
mẹ, những người thân trong gia đình và những người xung quanh trẻ phòng dịch
bệnh Covid - 19.
Sau khi áp dụng và thực hiện các giải pháp đã đem lại hiệu quả thiết thực đối
với trẻ trong tồn trường nói chung và trẻ lớp tơi nói riêng. Giáo viên đã chủ động
và tích cực hơn trong mọi hoạt động đặc biệt là việc rèn kỹ năng phòng chống
dịch bệnh cho trẻ và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho học sinh lớp mình cũng như
học sinh toàn trường. Trẻ đã biết cách nâng cao ý thức phòng chống bệnh covid
-19 qua những việc như: Tập thể dục hàng ngày, thực hiện các kỹ năng rửa tay,
súc miệng thường xuyên, biết đeo khẩu trang đúng cách…Trẻ có sức khỏe tốt, đã
biết cách phịng chống bệnh covid -19 mọi lúc mọi nơi. Trẻ đi học đầy đủ hơn.

23


Phụ huynh đã quan tâm hơn đề sức khỏe của con em mình, nhiệt tình ủng hộ và
tham gia xây dựng mơi trường xanh, sạch, đẹp.
Ngồi kết quả đạt được trên trẻ thì đối với giáo viên và phụ huynh cũng đã
thu được một số kết quả sau:
* Với giáo viên:
- Bản thân tơi đã tích lũy thêm được kinh nghiệm, kiến thức và có sự tự tin,
sáng tạo hơn trong việc dạy kỹ năng phịng tránh dịch bệnh nói chung và dịch
bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (Covid 19) cho trẻ.
- Biết phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, phụ huynh tổ chức các hoạt
động giáo dục kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ để nâng cao súc khỏe và tránh
được mọi dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
- Hình thành thói quen thường xuyên vệ sinh đồ dùng đồ chơi, môi trường
trong và ngoài lớp học sạch sẽ, an toàn tuyệt đối.
- Tạo được uy tín đối với phụ huynh và với trẻ, được phụ huynh tín nhiệm

trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
* Với phụ huynh:
- Phụ huynh đã biết coi trọng trẻ và bản thân phụ huynh cũng đã tích cực
tham gia vào các hoạt động giáo dục của trẻ ở nhà trường.
- Phụ huynh đã có nhận thức đúng đắn trong việc tạo điều kiện cho trẻ hoạt
động, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng
vệ sinh cá nhân cho trẻ, trao đổi tình hình súc khỏe trẻ với giáo viên bằng nhiều
hình thức thơng qua bảng thơng tin dành cho phụ huynh, bảng đánh giá trẻ ở lớp,
và đặc biệt hơn cả là trao đổi qua trang điện tử của trường, lớp phụ huynh rất
quan tâm.
- Mối quan hệ giao tiếp giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó, gần gũi. Cha
mẹ biết lắng nghe và trao đổi thường xuyên với trẻ về các kĩ năng vệ sinh cá
nhân, biết hướng dẫn trẻ tự làm những công việc phục vụ bản thân như: Trẻ tự
tắm, tự đánh răng rửa mặt, tự súc miệng bằng nước muối sau khi ăn xong, tự rữa
tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn...hoặc những công việc tự phục vụ bản
thân tại gia đình

24


- Cha mẹ cảm thấy hài lòng với kết quả của con mình đạt được và đã có sự
quan tâm bằng việc ủng hộ giáo viên những nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn, để
phục vụ cho trẻ ở lớ
3 . PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp
Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số giải pháp giúp cho trẻ 56 tuổi phòng chống dịch bệnh Covid - 19 đạt hiệu quả cao ở trường mầm non”
tôi nhận thấy sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại nhiều hiệu quả và ý nghĩa
đó là:
- Nhà trường, lớp học ln ln chú trọng cơng tác chăm sóc sức khoẻ của
trẻ, đặt sức khỏe của trẻ lên mục tiêu hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục

tại nhà trường.
- Việc giáo dục cho trẻ về nâng cao nhận thức và ý thức phòng tránh dịch
bệnh covid -19; dạy trẻ kiến thức về dịch bệnh covid 19 và việc rèn luyện một số
kỹ năng phịng chống dịch bệnh ở trường mầm non đã hình thành cho trẻ kiến
thức và kỹ năng ban đầu về phòng chống dịch bệnh covid 19, cách bảo vệ sức
khỏe cho bản thân và bảo vệ sức khỏe cho mọi người, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân
khi ở lớp cũng như ở nhà. Đặc biệt hơn cả là biết giữ vệ sinh nơi công cộng bảo
vệ sức khỏe cho cả cộng đồng.
- Thông qua hoạt động học như tiết kỹ năng sống, lĩnh vực âm nhạc, thơ…
cơ có thể trang bị kiến thức phòng chống dịch Covid 19 cho trẻ một cách thiết
thực và hiệu quả.
- Chú trọng công tác vệ sinh lau, chùi, quét dọn đảm bảo môi trường trong
và ngoài lớp học an toàn tuyệt đối nhằm phòng chống dịch bệnh tốt nhất.
- Các bậc cha mẹ học sinh quan tâm, đã biết phối hợp chặt chẽ với giáo
viên, nhà trường trong việc giáo dục, dạy trẻ kỹ năng phòng tránh dịch bệnh
covid -19 phù hợp với độ tuổi của trẻ.
- Bản thân tôi và giáo viên trong nhà trường nhận thức sâu sắc được tầm
quan trọng của việc dạy trẻ một số kỹ năng phòng tránh dịch bênh covid -19
trong trường mầm non. Từ đó tơi luôn cố gắng tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao
trình độ chun mơn nghiệp vụ, để có nhiều phương pháp và kinh nghiệm dạy kỹ
25


×