Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN một số giải pháp giúp học sinh lớp một học tốt môn toán( phần sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.64 KB, 13 trang )

PHẦN I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Chương trình Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình Toán tiểu học.
Chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học môn Toán
lớp Một ở nứơc ta; khắc phục một số tồn tại của dạy học Toán lớp 1 trong giai
đoạn vừa qua; thực hiện những đổi mới về giáo dục Toán học ở lớp 1 nói riêng,
ở tiểu học nói chung. Đồng thời đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào
tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đầu thế kỉ XXI.
Đối với trẻ em buổi đầu vào lớp Một, luôn là một thử thách đối với giáo
viên tiểu học. Việc dạy học ở học sinh đầu cấp này chiếm một vị trí rất quan
trọng ở bậc tiểu học. Bởi vì, các em chưa xác định giữa việc học và chơi của
mình và cũng chưa có động cơ để học tốt. Do đó, việc dạy học rất đa dạng về
phương pháp cũng như nội dung bài học. Vì vậy, giáo viên là người hướng học
sinh đi vào việc học tập, phải biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học để tạo
không khí của một tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, đạt hiệu quả cao.
Từ thực tế giảng dạy ở lớp Một. Tôi nhận thấy rằng, học sinh lớp Một học
xong chương trình Toán phải nắm được các nội dung sau :
1) Các số đến 10. Hình vuông, hình tam giác, hình tròn.
2) Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 10.
3) Các số trong phạm vi 100. Đo độ dài, giải bài toán.
4) Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100 (cộng, trừ không nhớ). Đo thời
gian.
5) Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Các em hoc tốt được môn Toán lớp Một để làm nền tảng cho các em học
tiếp môn toán các lớp trên ở bậc tiểu học cũng như bậc phổ thông.
Kĩ năng tính toán thuộc loại kĩ năng quan trọng nhất trong số các kĩ năng cơ
bản cần thiết cho mọi người lao động. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, bước đầu
các em phải nắm vững một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép
đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 10, về phép cộng, phép trừ trong phạm vi
10. Từ đó hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so sánh,
thực hiện các phép tính các số trong phạm vi 10. Do đó, đòi hỏi người giáo viên
phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, đặc điểm


tâm sinh lý, điều kiện phương tiện dạy học hiện có để nâng cao chất lượng dạy
học.
Qua những vấn đề trên, bản thân tôi thấy rằng cần phải nghiên cứu và thực
hiện đề tài:“Một số giải pháp giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán( phần
sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.)” nhằm góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp Một theo chương trình mới.

1


PHẦN II: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Nói đến dạng toán sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại,
điều được phân bố đều trong các tiết học từ đầu năm cho đến cuối năm của môn
Toán lớp Một, ở dạng toán này học sinh đa phần không hiểu yêu cầu của bài
thường xuyên viết đại số không đúng thứ tự. Khi thực hiện nhiều tiết dạy với
dạng toán phần này trong các năm học tôi phát hiện các em học sinh đọc số còn
chậm, nếu biết đọc số rồi lại không phân biệt được số lớn và số bé. Mới đầu điều
này làm tôi hơi lúng túng trong giảng dạy, học sinh lại không chịu phối hợp với
tôi, tôi máy móc dạy theo phương pháp sách giáo viên hướng dẫn, dẫn đến công
việc không như ý mình. Năm nào cũng vậy, qua giữa học kỳ I từ những bài tập
học sinh làm tôi thống kê được hiện trạng như sau:
Năm học

Số
lượng
34

Sĩ số

Tỉ lệ

(%)
89, 4

Hiện trạng
-Học sinh biết sắp xếp số theo
thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến
bé.
04
2017 – 2018
38
-Học sinh không biết sắp xếp số
10,6
theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn
đến bé.
Từ bảng thống kê trên cho thấy hiện trạng các em học sinh không nắm kỹ
năng sắp xếp số chiếm số lượng không nhỏ. Nguyên nhân vì sao có điều này?
Tìm hiểu tôi được biết là do các em đa phần trong các tiết học các chữ số từ 0
đến 10 không nắm được mặt số, đếm số chưa trôi chảy theo thứ tự. Một vài em
biết đếm nhưng không nhận biết được số khi đã viết chữ số ra, kỹ năng đọc, viết
số rất chậm,... như các em: Lê Phúc Thịnh, Hồ Tỉ Phú, Nguyễn Ngọc Thu, Trần
Bảo Long. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng những học sinh có kết quả như vậy là do
khả năng tiếp thu bài chậm. Một vài trường hợp do gia đình chưa quan tâm nên
các em đến lớp chưa có đủ đồ dùng học tập; có một học sinh còn ham chơi,
không chú tâm đến việc học dẫn đến việc nắm bắt kiến thức rất chậm. Từ những
trăn trở trên, tôi quyết tâm tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất giúp các em
học tốt môn Toán ở lớp Một. Từ đó giúp tôi đi vào tìm hiểu nghiên cứu đề tài
trên.
Từ thực trạng nêu trên, để đáp ứng được yêu cầu của chương trình Toán lớp
Một hiện nay. Nhằm giúp học nắm vững cách sắp xếp các số theo thứ tự từ bé
đến lớn, từ lớn đến bé, tôi phải thực hiện các nội dung sau:

1. Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận biết số nào lớn số nào bé.
2.Thực hành kỹ năng xếp số thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2


3.Tổ chức hội vui học tập giữa những học sinh học chậm.
4. Để hỗ trợ thêm trong công việc dạy học, tôi liên hệ phụ huynh của lớp mình
chủ nhiệm.

3


PHẦN 3. BIỆN PHÁP CẦN GIẢI QUYẾT
Để học sinh hình thành và rèn luyện kĩ năng thực hành: đọc, viết, đếm, so
sánh các số trong phạm vi 10 và phép cộng trừ trong phạm vi 10 của môn Toán
lớp Một thì cần áp dụng một số biện pháp như sau:
3.1. Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận biết số nào lớn số nào bé.
Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận biết số nào lớn số nào bé, nhằm giúp
học sinh đếm, so sánh tốt các số.
a/ Nhận biết tên từ số 0 đến số 10 và đếm số.
Lớp 1 được học các số từ 0 đến 100, để học sinh biết được các số từ 0 đến
100 thì trong hai tháng đầu của học kỳ I khi tiến hành dạy các em nắm các số từ
0 đến 10 là rất quan trọng, vì các số này là bước khởi đầu kế tiếp để các em biết
được các số lớn hơn sau này. Chính vì điều đó mỗi khi dạy xong một số tôi gắn
liền số đó với một số hình ảnh thân thuộc cùng với hành động cho các em dễ
nhớ, lâu quên tên số.
Ví dụ:
Số 0: Tôi làm động tác lắc tay
Số 1: Đưa cây thước
Số 2: Con vịt

Số 3: Mẹ và ai sinh ra con?
Số 4: Chỉ cái ghế
Số 5: Bàn tay
Số 6: Con chim gì biết nói?
Số 7: Cái búa
Số 8: Hai chữ o ghép lại.
Số 9: Quả có màu vàng
Nhận biết thuộc tên các số rồi, những em học sinh còn chậm tiếp thu hay
đếm lộn xộn lúc này tôi cho các em sử dụng que tính vừa cầm một que vừa đếm
một số liên tục hàng ngày trong mỗi buổi học nếu các em đếm hay quên tên số
tôi gợi nhớ đến hình ảnh.
Ví dụ: Khi đếm 0, 1, 2, 3, 4 có em khựng lại, tôi đưa bàn tay cho em đó
suy nghĩ chừng nào không nhớ mới nhắc 5, em đó phải lập lại cùng với động tác
gắn liền với số vừa quên.
b/ Xác định vị trí đứng của từng số.
Tôi cho các em viết số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 ở bảng con. Bản thân
viết số thật to ở khổ giấy lớn, với mỗi số tôi viết ẩn trong hình que tính.
Ví dụ:
Số 0: không có que
Số 1: Vẽ 1 que

4


Số 2: Vẽ 2 que
Số 3: Vẽ 3 que
Số 4: Vẽ 4 que
Số 5: Vẽ 5 que
Số 6: Vẽ 6 que
Số 7: Vẽ 7 que

Số 8: Vẽ 8 que
Số 9: Vẽ 9 que
Số 10: Vẽ 10 que
Bên cạnh đó tôi và các em xác định vị trí thứ tự của số, lấy số 5 là số ở
giữa, từ số 5 trở về tay phải là số lớn, tương tự như vậy từ số 5 trở về tay trái là
số bé, nhấn mạnh số 5 là số lớn nhất bên trái và là số nhỏ nhất bên phải, các số
bên trái luôn nhỏ hơn các số bên phải.
0, 1, 2, 3, 4, 5 6, 7, 8, 9, 10

<
<

Bên trái
Bên phải
Qua thời gian hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng nhận biết số lớn, số
bé tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ trong việc so sánh các số.
3.2. Thực hành kỹ năng xếp số thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
Dạng toán sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại) được
trải dài từ đầu học kỳ I đến cuối học kỳ II, khi học sinh chậm đã nắm vững được
thứ tự các số rồi, tôi hướng dẫn các em cách sắp xếp số.
a/ Với số có một chữ số.
Sách giáo khoa thường đưa ra những bài tập có các số lẫn lộn thứ tự
với nhau rồi yêu cầu sắp xếp lại.
Ví dụ:
Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 8, 5, 2, 9, 6.
-Tôi gọi các em đọc tên các số suy nghĩ lại xem trong những số đó số nào
ở bên tay nào (bên trái số 2; bên phải số 8, 9 ,6; ở giữa số 5) Từ đó các em biết
số bé nhất nêu lên tôi ghi phía dưới bảng đồng thời tôi dùng bìa che số đó lại
với bài này các em nhận thấy số nhỏ nhất là số 2 → ghi số 2. Che số 2 lại, lúc
này còn lại các số 8, 5, 2 9, 6

-Trong các số 8, 5, 9, 6 tôi hỏi số nào bé nhất, các em chỉ 5 → ghi 5 kế 2
tôi dùng bìa che số 5.
-Trên bảng còn 8, 9, 6 tôi hỏi 3 số, số nào bé nhất các em chỉ 6 → ghi 6 kế
5 tôi dùng bìa che số 6.
-Còn hai số 8 và 9 các em chỉ 8 bé hơn 9 → ghi 8 kế 6.
-Đem số còn lại xuống (số 9) ghi sau cùng. Như vậy với bài toán đó các
em sắp được theo thứ tự từ bé đến lớn đúng là: 2, 5, 6, 8, 9.

5


Thực hành ở bảng lớp xong, tôi yêu cầu các em ghi lại các số của bài tập
ở bảng con, trong bảng con không dùng bìa che lại mà tôi hướng dẫn các em khi
xác định số nào bé thì ghi liền phía dưới của bảng cùng với dùng khăn lau bôi số
vừa ghi ở hàng trên
8,
5,
2,
9,
6
2,

5,

6,

8,

9


Nếu trình bày ở tập trắng trước khi ghi kết quả tôi đều yêu cầu các em làm ở
bảng con kiểm tra đúng tôi cho các em ghi vào tập.
b/ Với các số có hai chữ số:
Dạy các em sắp xếp các số có hai chữ số cũng dựa vào kỹ năng của
cách sắp xếp các số có một chữ số.
Ví dụ: Viết các số: 28, 76, 54, 74 theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Các em nhận biết số hàng chục xem số nào giống nhau gạch chân ở
dưới: 28, 76, 54, 74,
- Nhìn vào số hàng chục có các số 2, 7, 5, 7 . Hỏi số nào lớn nhất? (Số 7)
số 7 gồm 76 và 74, giữa hai số 6 và 4 số nào lớn? (đó là số 6 ) Vậy số lớn
nhất là 76 viết 76 ở dưới (gạch số 76 ở trên). Kế số 76 là 74 , viết số 74 sau số
76 (gạch số 74 ở trên).
- Còn lại số 2 và 5 số lớn là số nào? (Số 5 ) ghi 54 kế 74 (gạch 54) còn lại
số 28 ghi ở sau cùng.
28, 76, 54, 74
 Bài Toán được làm đúng: 76, 74, 54, 28.
Qua thời gian hướng dẫn học sinh thực hành kỹ năng xếp số theo thứ tự từ
bé đến lớn, từ lớn đến bé tôi nhận thấy học sinh có nhiều tiến bộ rất nhiều.
3.3.Tổ chức hội vui học tập giữa những học sinh học chậm.
Học sinh chậm có rất nhiều nguyên nhân: Có em không thích học Toán
hay lơ là trong những tiết học từ đó dẫn đến mất căn bản, có em do tối dạ học
chậm trong khi thời gian dạy toán trên lớp của giáo viên có hạn nên khi chưa kịp
hiểu bài các em đã phải chuyển qua bài khác. Chính vì điều đó nên sử dụng
nhiều hình thức để truyền tải hết kiến thức cho học sinh học chậm nắm bắt và
vận dụng giải được bài tập là một nghệ thuật của giáo viên đứng lớp. Riêng bản
thân tôi, tôi áp dụng các hình thức:
a/ Thi sắp xếp số nhanh.
- Gọi 4 học sinh lên bảng tôi ghi các số vào những chiếc lá yêu cầu học
sinh gắn lá vào cây theo thứ tự từ lớn đến bé tính từ gốc cây lên ngọn cây. Em


6


nào gắn nhanh đúng được cả lớp tuyên dương.
2

9

7

5

- Ban giám khảo là những học sinh nhanh, nhạy bén.

b/ Thi nối nhà với số tuổi của nhà, nhà nào càng thấp thì số tuổi thấp,
nhà nào cao thì số tuổi cao:
- Gọi 3 học sinh lên bảng quay lưng lại, nghe hiệu lệnh các em quay lại
cầm phấn màu nối số tuổi thích hợp với số nhà theo yêu cầu.

2
0

5
5

1
7

3
3


4
2

- Gọi 3 em khác lên sắp xếp lại các ngôi nhà từ thấp đến cao và đính tuổi
đúng với ngôi nhà.
c/ Ghi đúng(đ), sai (s)vào ô trống:
30, 20, 50, 70
20, 30, 50, 70
70, 50, 20, 30

7


Việc tồ chức những hình thức như trên, tôi nhận thấy các em có nhiều
hứng thú, tích cực trong học tập, tham gia phát biểu hăng say trong giờ học. Các
em đã biết thực hiện so sánh các số để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn
hoặc từ lớn đến bé một cách dễ dàng.
3.4. Để hỗ trợ thêm trong công việc dạy học, tôi liên hệ phụ huynh của lớp
mình chủ nhiệm.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh phương pháp kèm con em mình
ở nhà ( gợi nhớ hình ảnh cụ thể để các em thuộc, nhận biết, đọc, viết đúng các
số từ 0 đến 10; liên hệ cụ thể trên bàn tay giúp các em nắm vững vị trí, thứ tự
các số trong dãy số, ...). Ngoài ra ở trong lớp học tôi phân công các em ngồi
chung một bàn trở thành đôi bạn học tập giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trong lớp
tôi luôn khen ngợi, tuyên dương các em mỗi khi em làm bài đúng, quan tâm và
giúp đỡ tận tình tạo cho các em lòng say mê học tập không còn thụ động mà
thay vào đó là tinh thần phấn khởi trong những giờ học Toán.

8



PHẦN 4. KẾT QUẢ
Bằng những biện pháp nêu trên, các em Lê Phúc Thịnh, Hồ Tỉ Phú,
Nguyễn Ngọc Thu, Trần Bảo Long đã tiến bộ rõ rệt, biết sắp xếp các số theo thú
tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé. Kết quả kiểm tra cuối học kì I cụ thể là như
sau:
Năm học

2017 – 2018

Sĩ số

38

Hiện trạng
-Học sinh biết sắp xếp số theo thứ
tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
-Học sinh không biết sắp xếp số
theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến
bé.

Số
lượng
38

Tỉ lệ
(%)
100


0

0

Từ bảng thống kê số liệu, tôi nhận thấy số lượng học sinh biết sắp xếp số
theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé đạt tỷ lệ cao(100%), số lượng học sinh
không biết sắp xếp số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé không còn nữa.

9


PHẦN 5. KẾT LUẬN
1/ Tóm lược giải pháp:
Qua sự chuyển biến của các em học sinh trong việc học môn Toán về sắp
xếp các số theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn tôi nhận thấy: Muốn giúp các
em tiến bộ không lãng tránh sợ học Toán đòi hỏi người giáo viên cần thực hiện
tốt các vấn đề sau:
a. Hình thành ở học sinh kỹ năng nhận biết số nào lớn số nào bé.
b.Thực hành kỹ năng xếp số thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
c.Tổ chức hội vui học tập giữa những học sinh học chậm.
d. Để hỗ trợ thêm trong công việc dạy học, tôi liên hệ phụ huynh của lớp
mình chủ nhiệm.
Trên đây là một số giải pháp của tôi để thực hiện đề tài: “Một số giải
pháp giúp học sinh lớp Một học tốt môn Toán( phần sắp xếp các số theo thứ
tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.)”
2/ Ý nghĩa đề tài:
Hưởng ứng “Nói không với bệnh thành tích” thể hiện trong hành động và
trong lương tâm nghề giáo của mỗi giáo viên, làm sao cho con đường tương lai ở
các em đều là những con đường xanh đầy ước mơ theo đúng với ước mơ của
mọi người gắn bó cuộc đời với nghề trồng người. Tôi nghĩ đề tài này có thể áp

dụng đối với học sinh lớp Một trường Tiểu học Bình Trinh Đông nói riêng và
các trường tiểu học trong huyện nói chung nhằm giúp học sinh biết sắp xếp số
theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.

10


TƯ LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm của PGD.
2. Sách giáo khoa Toán lớp 1.
3. Sách giáo viên Toán lớp 1.
4 .Tạp chí thế giới trong ta.
5. Tạp chí giáo dục.

11


Mục lục
Phần 1. Thực trạng đề tài.

Trang 1

Phần 2. Nội dung cần giải quyết.

Trang 2

Phần 3. Biện pháp giải quyết.

Trang 4


Phần 4. Kết quả.

Trang 9

Phần 4. Kết luận.

Trang 10

12


13



×