ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------
ĐÀO NGỌC MAI PHƯƠNG
CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN
BÌNH NGUN LỘC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, tháng 4/2021
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
---------
ĐÀO NGỌC MAI PHƯƠNG
CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI TRONG CÂU VĂN
BÌNH NGUN LỘC QUA MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Bùi Trọng Ngoãn
Đà Nẵng, tháng 4/2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi: Đào Ngọc Mai Phương xin cam đoan:
Những nội dung trong khóa luận này là tơi nghiên cứu, thực hiện dưới sự hướng
dẫn của GVHD: PGS.TS Bùi Trọng Ngỗn.
Mọi tham khảo trong khóa luận này đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên
cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung khoa học trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 04 tháng 04 năm 2021
Người thực hiện
Đào Ngọc Mai Phương
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
I. Tính cấp thiết của đề tài: .......................................................................................... 1
II. Lịch sử vấn đề nguyên cứu: ..................................................................................... 1
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: ............................................................................. 2
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: ...................................................... 2
V. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................ 2
VI. Dự kiến đóng góp: ..................................................................................................... 3
VII.Bố cục khóa luận: ..................................................................................................... 3
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN
BÌNH NGUYÊN LỘC ...................................................................................................... 4
1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................................... 4
1.1.1. Tình thái trong ngơn ngữ học ......................................................................... 4
1.1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt ....................................... 7
1.1.2.1. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng ..................................... 8
1.1.2.2. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp .................................. 9
1.2. Bình nguyên Lộc và truyện ngắn của ông ....................................................... 11
1.2.1. Nhà văn Bình nguyên Lộc ............................................................................ 11
1.2.2. Các tác phẩm truyện ngắn của Bình nguyên Lộc......................................... 12
CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI TỪ VỰN
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC ....................................... 15
2.1. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 15
2.2. Một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng có số lần xuất hiện
cao 17
2.2.1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ đoạn vị từ .................................... 17
2.2.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm (Tiền phó từ) ...................................... 17
2.2.1.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự phủ định ..................... 19
2.2.1.1.2. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị quan hệ sự tình với thời
gian.
21
2.2.1.1.3. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự lặp lại, tương tự .......... 26
2.2.1.1.4. Phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự hạn định ............................. 27
2.2.1.2. Các phó từ đứng sau trung tâm (Hậu phó từ) .......................................... 28
2.2.1.2.1. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về phương
hướng. 31
2.2.1.2.2. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự nối kết,
tác động qua lại .................................................................................................. 35
2.2.1.2.3. Các phó từ đứng sau trung tâm biểu thị nghĩa tình thái về sự gia tăng
37
2.2.2. Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương
đương 38
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI NGỮ PHÁP
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC .............................. 43
3.1. Kết quả khảo sát ................................................................................................ 43
3.2. Một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp có số lần xuất
hiện cao ....................................................................................................................... 46
3.2.1. Các kiểu câu ghép chính – phụ .................................................................... 46
3.2.1.1. Câu ghép chính – phụ thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả ...... 46
3.2.1.2. Câu ghép chính – phụ thể hiện mối quan hệ điều kiện/ giả thiết – kết quả.
.................................................................................................................48
3.2.1.3. Câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ nhượng bộ - tăng tiến................ 49
3.2.1.4. Câu ghép chính – phụ biểu thị quan hệ mục đích – sự kiện .................... 50
3.2.2. Câu tỉnh lược thành phần (Câu rút gọn) ...................................................... 51
3.2.3. Câu đặc biệt.................................................................................................. 54
CHƯƠNG 4: TẦM TÁC ĐỘNG CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI ĐỐI VỚI
VĂN BẢN BÌNH NGUYÊN LỘC ................................................................................. 57
4.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nội dung phản ánh của
tác phẩm...................................................................................................................... 57
4.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nội dung câu chuyện . 57
4.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với các tình tiết nghệ thuật
......................................................................................................................61
4.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với nghệ thuật cá tính hóa
nhân vật ...................................................................................................................... 63
4.2.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả
nhân vật .................................................................................................................... 63
4.2.1.1. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả
nhân vật Cộc trong Rừng mắm.............................................................................. 63
4.2.1.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả
nhân vật Sáu Sửu và ả hồ ly trong Ba con cáo ..................................................... 65
4.2.1.3. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện miêu tả
nhân vật Tơn trong Pì pế Hán ............................................................................... 66
4.2.2. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phương diện ngôn ngữ
của nhân vật ............................................................................................................. 67
4.3. Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với phong cách ngơn ngữ
Bình ngun Lộc ........................................................................................................ 69
4.3.1. Các phương tiện tình thái gợi dẫn phong cách viết văn giàu yếu tố tình thái
của Bình nguyên Lộc ................................................................................................ 70
4.3.2. Các phương tiện tình thái gợi dẫn lối viết văn đậm tính khẩu ngữ Nam Bộ
Bình ngun Lộc. ...................................................................................................... 71
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 75
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 90
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngơn ngữ là phương tiện giao tiếp đắc lực của con người. Vai trị của ngơn ngữ
khơng chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin đơn thuần cho người đọc, người nghe mà nó
cịn đóng vai trị như một phương tiện truyền tải tình cảm, thái độ của người nói, người
viết. Vai trị ấy được tạo nên bởi các phương tiện tình thái trong ngơn ngữ. Hay nói một
cách khác, để có thể truyền tải được chính xác những suy nghĩ, cảm xúc của mình, con
người đã phải tìm đến một yếu tố ngơn ngữ thích hợp đó chính là: phương tiện tình thái.
Vì thế việc đi sâu vào nghiên cứu các phương tiện tình thái khơng chỉ có tầm quan trọng
trong việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản văn học mà cịn có tầm quan trọng trong việc
nghiên cứu cả ngơn ngữ thuộc về đời sống con người.
Về tác giả Bình nguyên Lộc, ông là một nhà văn lớn của Việt Nam. Số lượng tác
phẩm mà ông để lại vô cùng đồ sộ mà như tác giả đã từng tiết lộ: Chỉ xét về truyện ngắn
đã có hơn 1000 tác phẩm. Văn của ông mang một vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị và mộc mạc.
Trái ngược với gia tài tác phẩm đó, các bài nghiên cứu về văn chương Bình ngun Lộc
vẫn chưa nhiều hay có thể nói là rất hiếm. Từ đó mà ta có thể nhận thấy được “khoảng
trống” này trong lĩnh vực nghiên cứu văn học.
Trong thực tiễn, cho đến nay đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về các
phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Tuy nhiên vẫn chưa có
bài viết nào đề cập đến phương tiện tình thái trong ngôn ngữ một cách cụ thể đối với các
tác phẩm truyện ngắn của Bình nguyên Lộc – một tác giả có số lượng tác phẩm lớn trong
nền văn học Việt Nam. Khoá luận này được thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu đó.
II.
Lịch sử vấn đề nguyên cứu:
Ngày nay, vấn đề về các phương tiện tình thái đang dần chiếm được sự chú ý của
các nhà nghiên cứu ngơn ngữ trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ở Việt
Nam cũng đã bắt đầu xuất hiện các cơng trình nghiên cứu về khái niệm này. Trong Cơ sở
ngữ nghĩa phân tích cú pháp (2008), Nguyễn Văn Hiệp đã thống kê được rằng các
phương tiện tình thái thuộc phương diện từ vựng có thể chia thành 12 nhóm chính, bao
gồm: phó từ, vị từ, qn ngữ tình thái, thán từ, tiểu từ tình thái, trợ từ,... [7; tr.140-141].
Bên cạnh đó cịn có các cơng trình tiêu biểu khác trong nước như sau: Tiếng Việt – Mấy
vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của Cao Xuân Hạo (1998), Một số phương tiện biểu
đạt nghĩa tình thái trong tiếng Anh và tiếng Việt của Võ Đại Quang (2009), Logic – Ngơn
ngữ học của Hồng Phê (2011), Nghĩa học Việt ngữ của Nguyễn Thiện Giáp (2014),...
Một số các bài nghiên cứu như: “Một số phạm trù tình thái chủ yếu trong ngơn ngữ” của
Nguyễn Văn Hiệp (2007), “Tình thái trong câu – phát ngôn: Một số vấn đề lí luận cơ bản”
của Võ Đại Quang (2007),... Một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ: Khảo sát các động từ
tình thái trong tiếng Việt của Bùi Trọng Ngoãn (2004) (luận án tiến sĩ, Trường Đại học
I.
2
Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội), Khảo sát ý nghĩa và cách
dùng các quán ngữ biểu thị tình thái trong tiếng Việt của Đoàn Thị Thu Hà (2000) (luận
văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội),
Cách diễn đạt ý nghĩa tình thái của hành động phát ngơn trong truyện ngắn Nam Cao của
Trần Thị Kim Chi (2003) (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), Nghĩa
tình thái của câu ghép chính phụ tiếng Việt của Phạm Huỳnh Hồng Diễm (2016) (luận
văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng), Nghĩa tình thái của phó từ đứng sau
trong ngữ đoạn vị từ tiếng Việt và cách chuyển dịch sang tiếng Anh của Châu Văn Thủy
(2018) (luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng).
III. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu về các phương tiện tình thái và tầm tác động
của chúng đối với văn bản truyện ngắn Bình nguyên Lộc.
Để thực hiện mục đích đó, chúng tơi đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho khóa luận
như sau:
- Tập hợp, khảo sát những phương tiện tình thái trong một số truyện ngắn Bình ngun
Lộc.
- Nhận diện khả năng tình thái hóa và khả năng diễn đạt của một số phương tiện tình
thái trong tiếng Việt.
- Nhận diện khả năng diễn đạt của đơn vị tình thái trong một số truyện ngắn Bình
nguyên Lộc.
IV. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nguyên cứu là các phương tiện tình thái trong một số truyện ngắn Bình
nguyên Lộc. Cụ thể, khóa luận sẽ nghiên cứu các phương tiện tình thái từ vựng và các
phương tiện tình thái ngữ pháp trong văn bản nghệ thuật truyện ngắn Bình nguyên Lộc.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Toàn bộ văn bản của 3 truyện ngắn:
- Rừng mắm
- Ba con cáo
- Pì pế Hán
V.
Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp phân tích miêu tả: phương pháp này giúp cún tôi rút ra được ý nghĩa
và làm rõ giá trị, phong cách ngôn ngữ trong một số truyện ngắn của Bình nguyên
Lộc.
2. Thủ pháp tổng hợp - thống kê: vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ khảo sát
về các phương tiện tình thái trong các tác phẩm. Trên cơ sở đó phân loại chúng
thành nhiều tiểu loại theo từng tiêu chí nhất định và khái quát nên những kết luận
3. Phương pháp đối chiếu – so sánh: vận dụng phương pháp này, chúng tôi sẽ có cái
nhìn đa dạng hơn về các phương tiện tình thái trong tiếng Việt khi so sánh, đối
3
chiếu về hiện tượng vận dụng các phương tiện tình thái trong các phát ngơn của
chủ thể.
VI. Dự kiến đóng góp:
Khóa luận này sẽ tập trung tìm hiểu nghiên cứu về “Các phương tiện tình thái
trong câu văn Bình nguyên Lộc qua một số truyện ngắn”. Nếu cơng trình này thành cơng,
sẽ một lần nữa khẳng định vai trị quan trọng của các phương tiện tình thái đối với ngơn
ngữ. Đồng thời chỉ ra được những phương tiện tình thái xuất hiện trong truyện ngắn của
tác giả Bình nguyên Lộc, mơ tả và nhận diện khả năng tình thái hóa và khả năng diễn đạt
của tất cả các phương tiện tình thái ấy trong văn bản và với thực tiễn. Từ đó mà chứng
minh, làm rõ được những nét độc đáo, khác biệt, tầm tác động của đơn vị tình thái đối với
các văn bản truyện ngắn của Bình nguyên Lộc.
VII. Bố cục khóa luận:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận và tổng quan về truyện ngắn Bình ngun Lộc
Chương này trình bày những vấn đề có liên quan đến đề tài, làm cơ sở để phân tích
các chương tiếp theo. Trong đó, chúng tơi sẽ trình bày về tình thái trong ngơn ngữ, các
phương tiện biểu thị nghĩa tình thái trong Tiếng Việt, bao gồm các phương tiện thuộc
phạm vi từ vựng và các phương tiện thuộc phạm vi ngữ pháp. Đồng thời, trong chương
này, chúng tôi cũng sẽ trình bày đơi nét về tác giả Bình ngun Lộc cũng như là các tác
phẩm truyện ngắn của ông.
Chương 2: Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng trong truyện ngắn Bình
ngun Lộc
Ở chương này, chúng tơi sẽ phân tích nghĩa sự tình (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình
thái của phương tiện tình thái từ vựng có xuất hiện trong phạm vi khảo sát là ba truyện
ngắn: Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc.
Chương 3: Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp trong truyện ngắn
Bình nguyên Lộc
Ở chương này, chúng tơi sẽ phân tích nghĩa sự tình (nghĩa miêu tả) và nghĩa tình
thái của phương tiện tình thái ngữ pháp có xuất hiện trong phạm vi khảo sát là ba truyện
ngắn: Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc.
Chương 4: Tầm tác động của các phương tiện tình thái đối với văn bản Bình nguyên
Lộc
Chương này là sự nhìn nhận tổng quát về sức ảnh hưởng của các phương tiện tình
thái đến các giá trị về hình thức và nội dung của các tác phẩm truyện ngắn Bình nguyên
Lộc.
4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VÀ TỔNG QUAN VỀ TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUN LỘC
Cơ sở lí luận
Trong khoảng vài thập kỉ trở lại đây, vấn đề về tình thái trở thành một trong những
vấn đề trọng tâm của nghiên cứu Ngơn ngữ học. Điều đó đã chứng tỏ được sự thay đổi
trong tư duy của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ về đối tượng nghiên cứu của mình. Họ
khơng cịn coi việc nghiên cứu ngơn ngữ là một cơng việc đi tìm hiểu, phân tích các con
chữ nằm n trên giấy mà đó cịn là một cơng việc đào sâu vào các phát ngôn trong thực
tế của con người. Trong thực tế, ngôn ngữ mà con người hằng ngày đã, đang và sẽ sử
dụng chứa đựng biết bao vấn đề phức tạp chưa được lí giải, chưa được giải quyết rạch rịi.
Và khi nhìn nhận được vấn đề đó, giới nghiên cứu đã suy xét đến những đặc trưng tính
chất của ngơn ngữ khi nó đi vào đời sống thực tế của con người và một trong số đó chính
là các phương tiện tình thái.
1.1.
1.1.1. Tình thái trong ngơn ngữ học
Các khái niệm về tình thái cho đến bây giờ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất, tùy
theo cá nhân các nhà nghiên cứu hiểu “tình thái” theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, hay dựa
vào khuynh hướng ngôn ngữ nào,... mà sẽ định nghĩa bằng nhiều khái niệm khác nhau.
Có nhiều nhà nghiên cứu hiểu nó theo cách chiết tự: “tình thái” là tình cảm và thái độ của
người nói đối với sự tình được bao hàm trong phát ngôn. Tuy nhiên cách hiểu như vậy là
chưa đầy đủ và khái quát được tính chất phức tạp của khái niệm này. “Ngay đến cả việc
xác lập một cách đầy đủ và có hệ thống một kiểu tình thái chủ quan cũng đã là một nhiệm
vụ của tương lai, khó thực hiện được” - Volf E.M (1985). Việc tìm thấy hai tác giả có
quan niệm hồn tồn giống nhau về tình thái trong ngơn ngữ là hết sức khó khăn. Bởi lẽ
“các ý nghĩa tình thái trong ngơn ngữ làm thành một bảng màu cực kì đa sắc, đan nhau,
giao hòa vào nhau, chồng chéo lên nhau, chúng liên quan đến những bình diện rất khác
nhau của tổ chức phát ngôn, tới đồng nghĩa, đa nghĩa, tới việc xác định cấp độ và phạm
trù khác của ngôn ngữ v.v... mà khơng dễ gì có thể phân biệt rạch rịi giữa các bình diện”
[6; tr.5]. Và các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng: tình thái dường như là vấn đề
thiếu nhất trí nhất trong lĩnh vực ngữ pháp.
Có lẽ Ch. Bally là người đầu tiên nhắc đến vấn đề tình thái. Ơng phân biệt tình thái
(modus) và ngơn liệu (dictum) như là hai thành phần cấu tạo nên một cấu trúc nghĩa của
phát ngơn. Trong đó, ngơn liệu chứa đựng nội dung sự tình ở dạng tiềm năng mang tính
miêu tả của ngơn ngữ; cịn tình thái là bộ phận gắn với tính chất chủ quan, thể hiện những
nhân tố như ý chí, thái độ, đánh giá của người phát ngôn về đối tượng đang được nhắc
5
đến trong phát ngôn. Đồng thời ông cũng cho rằng chỉ khi có sự tác động của tình thái, thì
ngơn liệu (tức nội dung đang ở dạng tiềm năng) mới thật sự trở thành một phát ngơn. Hay
nói một cách khác, trong bất kì phát ngơn nào của con người, tình thái là một thành phần
tồn tại tất yếu song song với nội dung sự tình. Phát biểu của Bally được phần lớn các nhà
nghiên cứu đồng tình, chẳng hạn như:
- Fillmore đã phát biểu quan niệm của ông về tình thái tương tự với Bally: Cấu tạo
nghĩa của câu bao gồm hai thành phần là mệnh đề và tình thái mà mối quan hệ của chúng
đối với nhau, và đối với nghĩa của câu được thể hiện qua công thức: S = M + P (M là
thành phần tình thái, P là thành phần mệnh đề).
- Đến V. G. Gak, ơng định nghĩa: “Tình thái phản ánh mối quan hệ của người nói
đối với nội dung phát ngơn và nội dung phát ngơn đối với thực tế. Tình thái biểu hiện
nhân tố chủ quan của phát ngơn; đó là sự khúc xạ của một phân đoạn thực tế qua nhận
thức của người nói”.
- Lyons (1977): “Tình thái là thái độ của người nói đối với nội dung mệnh đề mà
câu biểu thị hay cái sự tình mà mệnh đề đó miêu tả”
Palmer (1986): “Tình thái là thơng tin ngữ nghĩa của câu thể hiện thái độ hoặc ý
kiến của người nói đối với điều được nói đến trong câu”. [dẫn theo 25; tr.12]
- Liapol (1990) thì cho rằng: “Tình thái là phạm trù ngữ nghĩa chức năng thể hiện
các dạng quan hệ khác nhau của phát ngôn với thực tế cũng như các dạng đánh giá chủ
quan khác nhau đối với điều được thơng báo”
Từ đó cho thấy, nhiều nghiên cứu ngôn ngữ học thống nhất xác định hai thành
phần cơ bản trong nghĩa của câu như sau:
(1) Nội dung nghĩa biểu hiện là phần cốt lõi của câu. Nó được tạo nên bởi nội dung
của sự tình, bao gồm lõi hạt nhân của vị từ và những tham tố xoay quanh nó. Nghĩa biểu
hiện là nội dung chính của mệnh đề.
(2) Nội dung nghĩa tình thái được tạo nên từ mối quan hệ giữa nội dung của câu
với hiện thực khách quan, với tình huống phát ngơn, với người nói, tức thái độ của người
nói với nội dung ấy [25; tr.11]
Ở Việt Nam, cũng đã có nhiều những nhận định của các nhà nghiên cứu khi viết về
khái niệm tình thái:
- Cao Xuân Hạo khẳng định: Nội dung của bất kỳ một lời phát ngôn nào cũng chứa
đựng một tình thái nếu khơng phải là kết hợp nhiều thứ tình thái... Các yếu tố tình thái
phần lớn đều có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tính hiện thực, tính tất yếu và tính
khả năng như trong logic nhưng dưới nhiều sắc thái khác nhau và có nhiều cách biểu hiện
khác nhau [10; tr.50-51]
- Hoàng Trọng Phiến thì cho rằng: Tính tình thái là phạm trù ngữ pháp của câu. Ở
trong dạng tiềm tàng, nó có mặt trong tất cả các kiểu câu. Điều này thể hiện ở chỗ câu có
giá trị thời sự. Nó có tác dụng thơng báo một điều gì mới mẻ qua câu người nhận hiểu rõ
người đó có thái độ như thế nào đối với hiện thực, người nói trình bày hiện thực với sự
đánh giá của mình…” [dẫn theo 25; tr.14-15]
6
- Nguyễn Văn Hiệp cho rằng: Cần bắt đầu từ những đối lập cơ bản để xem xét về
vấn đề tình thái mà trong số đó, đối lập cơ bản nhất, then chốt nhất chính là giữa tình thái
và ngơn liệu. “Ngôn liệu thực chất là thông tin miêu tả ở dạng tiềm năng , cịn tình thái là
phần định tính cho thơng tin miêu tả ấy” [8; tr85]. Đồng thời ơng cũng hiểu khái niệm
tình thái theo nghĩa rộng nhất được thể hiện qua các kiểu cơ bản nhất như sau:
+ Các ý nghĩa khác nhau thể hiện sự đánh giá, thái độ, lập trường của người nói
đối với nội dung thơng báo: người nói đánh giá nội dung thơng báo về độ tin
cậy, về tính hợp pháp của hành động, xem đó là điều tích cực (mong muốn) hay
tiêu cực (khơng mong muốn), là điều bất ngờ, ngồi chờ đợi hay bình thường,
đánh giá về tính khả năng, tính hiện thực của điều được thơng báo.
+ Các ý nghĩa đối lập giữa khẳng định và phủ định đối với sự tồn tại của sự tình.
+ Những đặc trưng liên quan đến sự diễn tiến của sự tình, liên quan đến khung
ngữ nghĩa - ngữ pháp của vị từ cũng nhiều mối quan hệ giữa chủ thể được nói
đến trong câu và vị từ ( ý nghĩa về thời, thể và các ý nghĩa được thể hiện bằng
vị từ tình thái cho biết chủ thể có ý định, có khả năng, mong muốn thực hiện
hành động).
+ Các ý nghĩa phản ánh các đặc trưng khác của phát ngôn và hành động phát
ngơn có liên quan đến ngữ cảnh, xét theo quan điểm đánh giá của người nói. Ví
dụ, sự đánh giá của người nói về mức độ hiểu biết của người nghe, sự đánh giá
của người nói đối với các quan điểm, ý kiến khác,...
+ Các ý nghĩa thể hiện phát ngơn của người nói, hay nói theo lý thuyết hành động
từ, là thể hiện kiểu mục đích tại lời mà người nói thực hiện (xác nhận, bác bỏ,
thề, hỏi, ra lệnh, yêu cầu, khuyên, mời,...) xét ở bình diện liên nhân
(interpersonal), thể hiện sự tác động qua lại giữa người nói và người đối thoại.
[12; tr.91-92]
- Nguyễn Thị Lương đã hiểu khái quát tình thái là “một phần nghĩa của câu thể hiện
thái độ hay quan hệ giữa người nói và người nghe, giữa người nói với hiện thực (sự tình)
được phản ánh trong câu, giữa nội dung được phản ánh trong câu với hiện thực ngoài thực
tế khách quan” [dẫn theo 25; tr.15]
- Hồng Phê đã có nhận định khái quát rằng: “Trong nội dung ngữ nghĩa của lời,
bên cạnh các yếu tố có tính chất thuần túy lo-gic, thường có những yếu tố có tình thái,
phản ánh nhận thức, sự đánh giá, thái độ... của con người đứng trước hiện thực, chính
những yếu tố tình thái này tạo nên tính cụ thể, tính sinh động của lời nói” [dẫn theo 25;
tr.15]
Từ những quan niệm của các nhà nghiên cứu trong và ngồi nước như đã trình bày
trên, chúng tơi đúc kết được rằng: Tình thái là một trong hai yếu tố tồn tại tất yếu trong
phát ngôn nhằm cấu thành nghĩa của câu (nghĩa của phát ngôn) bên cạnh yếu tố ngôn liệu
(phản ánh nội dung sự tình). Bản chất của tình thái chính là một vấn đề xoay quanh mối
quan hệ giữa ba yếu tố: người nói, thực tế và nội dung miêu tả trong phát ngơn. Nếu các
nhà Lo-gic học cho rằng tình thái chính là mối quan hệ mang tính khách quan, thì với các
7
nhà nghiên cứu Ngơn ngữ học, tình thái mang tính chất chủ quan, hay nói một cách khác,
họ chú ý đến nhân tố trong giao tiếp.
1.1.2. Các phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt
Hệ quả của sự phức tạp về mặt khái niệm tình thái chính là sự đa dạng trong cách
phân chia các phương tiện biểu thị tình thái. Như Hồng Trọng Phiến cũng đã từng nhận
xét: “Trong các ngơn ngữ khác nhau tính tình thái được biểu hiện khác nhau”. Ở các ngơn
ngữ biến hình, một số các nhà nghiên cứu cho rằng nghĩa tình thái của phát ngôn thuộc ba
yếu tố: thời, thức và ngôi; nhưng cũng có một số các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng nó
cịn phụ thuộc vào các yếu tố: phủ định, động từ tình thái, tiểu từ, vị từ, phụ tố tình thái,
trạng từ và tính từ tình thái v.v...
Đối với loại hình ngơn ngữ đơn lập như tiếng Việt, các nhà nghiên cứu cũng có
nhiều cách phân chia khơng hồn tồn giống nhau:
- Hồng Tuệ cho rằng tình thái trong tiếng Việt được biểu thị qua các phương tiện
sau:
(1) Những phương tiện ngữ pháp được gắn với vị ngữ. Trong tiếng Việt, đó là
những phụ từ thường làm yếu tố phụ cho yếu tố chính của vị ngữ.
(2) Những phương tiện từ vựng được dùng không gắn với vị ngữ mà ở ngoài cấu
trúc vị ngữ.
(3) Trong câu ghép, thành phần chính biểu thị tình thái, thành phần phụ biểu thị nội
dung cốt lõi của câu [dẫn theo 25; tr.19-20]
- Theo Bùi Trọng Ngỗn, có 3 phương tiện biểu thị tình thái gồm (1) ngữ điệu, (2)
cấu trúc câu, (3) từ biểu thị tính tình thái: động từ tình thái, động từ chỉ thái độ mệnh đề,
động từ ngữ vi, quán ngữ tình thái, tiểu từ tình thái, thán từ, phó từ tình thái.
- Võ Đại Quang cũng đã viết điều tương tự trong một bài báo: Tình thái có thể được
chuyển tải bằng phương tiện ngơn ngữ thơng qua con đường từ vựng hố (lexicalisation),
ngữ pháp hố (grammaticalisation) và ngơn điệu hố (prosodifcation) [22; tr.133]
- Nguyễn Văn Hiệp thì chỉ mới xác định các phương tiện tình thái thuộc phương
diện từ vựng trong Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp. Tuy nhiên ơng lại phân chia hết
sức cụ thể và khái quát các biểu hiện tình thái của từ vựng tiếng Việt thành 12 nhóm.
- Trần Kim Phượng thì tập hợp các phương tiện tình thái trong tiếng Việt bao gồm:
động từ tình thái, tình thái từ, đại từ nhân xưng, quán ngữ tình thái và các kiểu câu bao
gồm: câu đảo, câu tỉnh lược, câu kết hợp đặc biệt và các loại câu ghép. [21; tr.1-7]
Nhìn chung, tuy quan niệm của các nhà nghiên cứu là khơng hồn tồn giống nhau
nhưng vẫn có một số điểm chung nhất định. Khóa luận này của chúng tơi sẽ học tập các
kết quả nghiên cứu của các bậc đi trước, đồng ý với quan niệm rằng: Các phương tiện tình
thái trong tiếng Việt sẽ được phân chia thành ba nhóm lớn, bao gồm: (1) Phương tiện tình
thái thuộc phạm vi ngữ âm, (2) Phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng và (3)
Phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp. Tuy nhiên với những hạn chế nhất định
8
trong phạm vi của khóa luận này, chúng tơi chỉ xin được xét đến hai phương diện về từ
vựng và về ngữ pháp.
1.1.2.1. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng
Từ vựng không chỉ là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên câu mà nó cịn là một trong
những phương tiện quan trọng trong việc diễn đạt nghĩa tình thái của phát ngơn. Khóa
luận này của chúng tơi thống nhất với quan điểm của Nguyễn Văn Hiệp về cách phân chia
các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng 12 nhóm như sau:
(1) Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ đoạn vị từ:
- 7 nhóm phó từ đứng trước trung tâm (Tiền phó từ):
+ Tiền phó biểu thị sự lặp lại, tương tự: cũng, đều,...
+ Tiền phó từ biểu thị tần số: thường, hay,...
+ Tiền phó từ biểu thị quan hệ sự tình với thời gian: đã, từng, đang, sẽ, vừa,
mới,...
+ Tiền phó từ biểu thị sự khuyến lệnh: hãy, đừng, chớ,...
+ Tiền phó từ biểu thị mức độ: rất, quá, hơi,...
+ Tiền phó từ biểu thị sự phủ định: khơng, chưa, chẳng,...
+ Tiền phó từ biểu thị sự hạn định: chỉ
- 11 nhóm phó từ đứng sau trung tâm (Hậu phó từ)
+ Hậu phó từ chỉ phương hướng: đi ra, bước lui, vươn tới,...
+ Hậu phó từ chỉ trạng thái, q trình: đi ngay, nói liền,...
+ Hậu phó từ chỉ mệnh lệnh: chờ với, hát lên, ngủ đã,...
+ Hậu phó từ chỉ sự kết thúc: làm xong, nghe rồi,...
+ Hậu phó từ chỉ kết quả: bay mất, hao đi,...
+ Hậu phó từ chỉ cách thức: làm lấy, tìm lấy,...
+ Hậu phó từ chỉ sự nối kết, tác động qua lại: trộn với đường, hòa vào nước,...
+ Hậu phó từ chỉ sự góp thêm: nói vào, bàn vào,...
+ Hậu phó từ chỉ sự giảm sút: cào ra, ủi đi,...
+ Hậu phó từ chỉ sự gia tăng: tăng lên, đầy lên
+ Hậu phó từ chỉ sự sơ lược: nhìn qua, xem sơ,...
(2) Các động từ tình thái: toan, bèn, định, dám, được, bị, phải, nên…
(3) Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh đề: tôi e rằng, tôi
sợ rằng, tơi nghĩ rằng…
(4) Các qn ngữ tình thái: ai bảo, ai mượn, ai đời, hình như, có lẽ, ngó bộ, thảo nào,
hèn gì, hèn chi, tội gì, kể ra, làm như thể, đằng thằng ra…
(5) Các vị từ ngôn hành trong kiểu câu ngôn hành (với những điều kiện về ngôi, về
chỉ tố thời) như: ra lệnh, van, xin, đề nghị, yêu cầu…
(6) Các thán từ: ôi, chao ôi, eo ôi, ồ…
(7) Các tiểu từ tình thái cuối câu và các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương: à, ư,
nhỉ, nhé, thơi, chứ, đi, mất, thật, cũng nên, lại cịn, thì chết…
9
(8) Các vị từ đánh giá và tổ hợp có tính đánh giá: may (là), may một cái (là), được
một cái (là), xui một cái (là), đáng buồn (là), đáng mừng (là), đáng tiếc (là)…
(9) Các trợ từ: đến, những, mỗi, ngay, chính, cả, đích thị, chỉ…
(10) Các đại từ nghi vấn được dùng trong những câu phủ định – bác bỏ: P làm gì?, P
thế nào được?, các liên từ dùng trong câu hỏi, như Hay P?, Hay là P
(11) Các từ ngữ chêm xen biểu thị tình thái: nó biết cóc gì, nó biết cóc khơ gì, mua
cha nó cho rồi, hỏi cái đếch gì…
(12) Nhóm kiểu câu điều kiện, giả định: nếu...thì, giá....mà,...
Tuy nhiên, trong mỗi phát ngôn, không phải lúc nào cũng tồn tại tất cả 12 loại
phương tiện đã kể trên mà mỗi phát ngôn chỉ tồn tại từ một đến một vài các phương tiện
kết hợp với nhau để tạo nên nghĩa tình thái của câu.
1.1.2.2. Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp
Về các phương tiện tình thái thuộc phạm vi ngữ pháp, các nhà nghiên cứu phần lớn
nhất trí một số kiểu câu đặc biệt mang khả năng biểu thị tình thái. Theo khóa luận của
Đặng Linh Nhâm, một số kiểu câu biểu thị tình thái bao gồm: câu khẳng định, câu phủ
định, kiểu câu trùng ngôn, kiểu câu hồi chỉ nhấn mạnh chủ ngữ, kiểu câu đảo chủ vị,...
Khóa luận của Nguyễn Tường Vi lại khẳng định các kiểu câu bất thường: câu đặc biệt,
câu dưới bậc, câu tỉnh lược, các kết từ trong câu ghép chứa đựng tình thái; Cịn trong luận
văn của Châu Văn Thùy, ơng lại cho rằng đó là câu đặc biệt, câu dưới bậc, câu tỉnh lược,
câu lặp lại chủ ngữ, câu khẳng định, câu phủ định. Tổng hợp các ý kiến trên, chúng tơi
cho rằng các kiểu câu sau có khả năng biểu thị nghĩa tình thái thuộc phương diện ngữ
pháp.
(1) Các kiểu câu ghép:
Dựa vào khái niệm câu ghép được nhiều nhà nghiên cứu thống nhất của Diệp
Quang Ban: Câu ghép là loại câu “do hai (hoặc hơn hai) câu đơn kết hợp với nhau theo
kiểu không câu nào bao chứa câu nào; mỗi câu đơn trong câu câu ghép tự nó thoả mãn
định nghĩa về câu”, cũng như quan niệm cần phải phân biệt rạch ròi giữa câu phức và câu
ghép: “Về mặt ngữ pháp, sự khác biệt này được diễn tả bằng các thuật ngữ bị bao nhau và
không bị bao (hay nằm ngồi nhau) của các “câu” có mặt bên trong mỗi cấu tạo như thế”
[3; tr.339], khóa luận của chúng tôi sẽ chỉ xem xét đến các kiểu câu ghép mà các vế câu,
khi tách chúng ra thành các câu khác nhau, vẫn đáp ứng được hình thức cơ bản của một
câu hoàn chỉnh.
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đồng ý nhiều nhất với cách phân chia các loại
câu ghép bao gồm 3 loại: Câu ghép đẳng lập, câu ghép chính - phụ và câu ghép qua lại.
Trong mỗi kiểu câu còn được phân chia thành các kiểu nhỏ hơn dựa trên chức năng riêng
của chúng, cụ thể như sau:
- Bốn kiểu câu ghép đẳng lập:
+ Câu ghép liệt kê: và, rồi,...
Ví dụ: Nó học bài và nó xem ti vi.
10
Nó học bài rồi họ xem ti vi.
+ Câu ghép lựa chọn: hoặc, hay,...
Ví dụ: Nó học bài hoặc nó xem ti vi.
+ Câu ghép đối chiếu: nhưng, mà, song,...
Ví dụ: Nó học bài nhưng nó xem ti vi.
+ Câu ghép tiếp nối (hay cịn gọi là chuỗi)
Ví dụ: Nó học bài, nó xem ti vi.
- Bốn kiểu câu ghép chính phụ:
+ Câu ghép chính phụ thể hiện mối quan hệ ngun nhân – hệ quả: Vì...nên, do...
nên, bởi vì...nên,...
Ví dụ: Vì trời mưa nên bà lão càng thấy rét
+ Câu ghép chính phụ thể hiện mối quan hệ điều kiện/ giả thiết – hệ quả: Nếu...thì,
miễn (là)...thì, hễ...thì, giá...thì,...
Ví dụ: Nếu nó học hành chăm chỉ thì nó đã chẳng bị điểm kém.
Miễn là nó học hành chăm chỉ thì nó sẽ được điểm cao.
Hễ nó học hành chăm chỉ thì nó được điểm cao.
+ Câu ghép chính phụ thể hiện mối quan hệ nhượng bộ - nghịch đối (tương phản):
Mặc dù...nhưng, tuy...nhưng, thà...chứ,...
Ví dụ: Mặc dù nó học hành chăm chỉ nhưng nó chẳng được điểm cao.
Thà nó lười học rồi bị điểm kém chứ nó học rất chăm.
+ Câu ghép chính phụ thể hiện mối quan hệ mục đích: Để...thì,...
Ví dụ: Để nó đạt điểm cao trong bài kiểm tra thì nó đã phải học hành rất chăm
chỉ.
- Hai kiểu câu ghép qua lại:
+ Dùng phó từ: vừa...đã, chưa....đã, đang...thì, đang...mà,...
Ví dụ: Nó vừa đến lớp, tiết học đã bắt đầu.
Nó chưa đến lớp, tiết học đã bắt đầu
Nó đang đến lớp thì giáo viên gọi nó lại.
+ Dùng đại từ: bao nhiêu...bấy nhiêu, càng...càng, sao...vậy,...
Ví dụ: Nó có bao nhiêu tiền, nó tiêu hết bấy nhiêu.
Mẹ nó càng mắng, nó càng khóc to hơn.
Mẹ nó nói sao, nó làm y vậy.
(2) Các kiểu câu có tính đặc thù
- Câu tỉnh lược thành phần (Câu rút gọn)
Theo quan niệm của Diệp Quang Ban, “Tỉnh lược được hiểu là một bộ phận nào đó
của câu lẽ ra phải có mặt trong câu, nhưng vì những lí do nào đó nó được rút bỏ đi mà vẫn
khơng làm ảnh hưởng đến việc hiểu nghĩa của câu đang xét” [3; tr.394]. Tuy nhiên ông
cũng khẳng định rằng các thành phần đã bị lược bỏ vẫn có thể được “phục hồi” vào câu
tạo nên một câu hồn chỉnh rất tự nhiên.
Ví dụ:
11
- Tội nghiệp! Thế anh đó có vợ con gì chưa?
- Bẩm chưa... (Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Câu dưới bậc
Về thực chất, câu dưới bậc là câu được tách ra từ một câu hồn chỉnh. Hình thức
của câu dưới bậc có thể được coi là khá giống với câu tỉnh lược nhưng phần bị khuyết của
câu dưới bậc không thể được “phục hồi” một cách tự nhiên giống như câu tỉnh lược được.
Chính vì thế câu dưới bậc khơng tồn tại độc lập và giá trị của nó phụ thuộc vào các câu ở
cạnh nó.
Ví dụ: Hồng đi về xóm trọ, một mình, trong đêm.
Một mình, trong đêm, Hồng đi về xóm trọ.
Một mình. Trong đêm. Hồng đi về xóm trọ.
- Câu đặc biệt (câu đơn, câu ghép)
Ví dụ: - Nhà bà Hịa.
Hễ mưa thì úng.
- A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này?
(Lão Hạc – Nam Cao)
- Câu đẳng thức
Ví dụ: Hay hỏi đâu đâu
Là con chó vện.
- Câu trùng ngơn
Ví dụ: Kỉ luật là kỉ luật.
Trẻ con là trẻ con.
Lí thuyết là lí thuyết.
Chúng tơi đã bày tỏ rõ quan điểm của mình trước khi đi vào tìm hiểu, phân tích
vấn đề tình thái, cụ thể là các phương tiện biểu thị tình thái thuộc phạm vi từ vựng và ngữ
pháp thông qua việc nêu lên các cơ sở lí luận như trên. Dựa vào cơ sở đó, chúng tơi sẽ đi
khảo sát, phân tích và rõ các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng và ngữ pháp
trong một số truyện ngắn cụ thể của tác giả Bình nguyên Lộc.
1.2. Bình nguyên Lộc và truyện ngắn của ơng
1.2.1. Nhà văn Bình ngun Lộc
Bình ngun Lộc (7/3/1914 - 7/3/1987) tên thật là Tơ Văn Tuấn, sinh ra trong một
gia đình trung lưu tại làng Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
Lên năm tuổi, ông theo học chữ Nho của một thầy đồ trong làng, sau đó theo học
tại một trường tiểu học ở quê nhà. Năm 1928, ông tự luyện tiếng Pháp rồi thi vào trường
trung học Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký ở Sài Gòn. Sau bốn năm học (1929-1933) ở
trường trung học Pétrus Ký, ông về quê lập gia đình với bà Dương Thị Thiệt. Ơng làm
cơng chức tại Kho Bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương) rồi ơng thi đỗ vào
ngạch thư ký hành chính nên lại đi Sài Gòn để làm việc tại Tổng Nha Ngân Khố.
12
Ông nên duyên với sự nghiệp cầm bút một cách vơ cùng tình cờ. Sau khi được
người quen nhờ vả tìm người làm báo, ơng thường xun gặp gỡ, trị chuyện với giới văn
nghệ sĩ. Dần dần, ông cũng bắt đầu nảy sinh tình cảm với cơng việc viết lách này. Bình
Nguyên Lộc đồng ý cộng tác với báo Thanh niên vào năm 1942 và đặc biệt, nhờ công
việc này mà ơng trở nên gắn bó với các văn nhân nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Tố
Hữu, giao du với Đỗ Đức Thu, Mặc Đỗ, Nguyễn Văn Bỗng,.. mà khi đó cũng thuộc ban
biên tập. Năm 1949, ơng nghỉ hẳn việc ở Tổng Nha Ngân Khố và bắt đầu làm việc như
một nhà văn và nhà báo.
Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu từ tập truyện ngắn và tùy bút Hương gió
Đồng Nai, là một tác phẩm dài hơi mà ông đã sáng tác trong gần mười năm (1935-1942).
Đây là một tác phẩm mà tác giả đã tự nhận xét là một tác phẩm “bát ngát hương đồng gió
nội, và dẫy đầy màu sắc địa phương này, đã được hai nhà thơ có tiếng đương thời: Xuân
Diệu và Huy Cận tán thưởng”[15]. Sự nghiệp viết lách của Bình nguyên Lộc bắt đầu từ ấy.
Ông là một trong nhà văn có bút lực dồi dào khi ơng cho ra đời lần lượt rất nhiều các tác
phẩm từ phương diện văn chương đến văn hóa, ngơn ngữ, mà theo như Minh Thư đã
thống kê trong một bài báo được đăng trên trang báo trực tuyến Văn chương phương Nam
là: “ ngoài bút ký và thơ là khoảng 50 tiểu thuyết, 1.000 truyện ngắn, 4 quyển nghiên cứu
độc đáo, mỗi quyển hơn nghìn trang” [26]. Thế nhưng đó cũng mới chỉ là những con số
được thống kê dựa trên các tác phẩm cịn sót lại của ơng chứ chưa kể đến các bản thảo
còn bị thất lạc cho đến ngày nay.
Như vậy mới thấy Bình nguyên Lộc là một trong những nhà văn có sức viết bậc
nhất của nền văn chương Nam bộ nói riêng và của nền văn chương Việt Nam nói chung.
1.2.2. Các tác phẩm truyện ngắn của Bình ngun Lộc
Như đã nói trên, Bình ngun Lộc có cả một khối tài sản truyện ngắn đồ sộ lên tới
hơn 1000 truyện, phần lớn được xuất bản trong các tập truyện, cịn một số truyện khác thì
chỉ mới được in trên các trang báo. Các tập truyện ngắn gây ấn tượng của ơng có thể kể
đến các tập như: Nhốt gió (1950), Ký thác (1960), Những bước lang thang trên hè phố
của gã Bình Nguyên Lộc (1966), Tình đất (1966), Thầm lặng (1967), Cuống rún chưa
lìa (1969)...
Mặc dù là một người con được sinh ra và lớn lên ở vùng đất phía Nam đất nước
nhưng trong Bình ngun Lộc vẫn luôn là một trái tim hướng về cội nguồn vô cùng tha
thiết. Trong quyển Từ điển tác gia văn hoá Việt Nam, Nguyễn Q. Thắng cũng đã trình bày
khá rõ về sự nghiệp sáng tác của Bình Nguyên Lộc: “Hầu hết các tác phẩm của Bình
Nguyên Lộc đều viết về sinh hoạt nông thôn Nam Bộ - nhất là miền Đông Nam Bộ.
Trong từng trang viết ông làm sống dậy trong tâm thức người đọc cái hồn nhiên dung dị,
chân chất mà đầy tình nghĩa của con người sinh trưởng tại miền đất mới. Con người ấy có
đủ bản lĩnh và khả năng để chiến đấu với thiên nhiên, đấu tranh với xã hội” [24; tr.28]. Đó
là một chủ đề mà ta dễ nhận thấy trong các truyện ngắn như: Rừng mắm, Những đứa con
thương của đất mẹ, Hương hành kho, Thèm mùi đất,… Qua đó, ơng thể hiện tình yêu quê
13
hương, lịng q mến với nơi chơn rau cắt rốn của mình, đồng thời mang đến cho người
đọc một cái nhìn mới về cuộc sống mn hình vạn trạng của con người Nam Bộ mà ta
khó có thể thấy được trong tác phẩm của các nhà văn khác.
Lê Phương Chi nhận xét rằng: “Nhà văn Bình Ngun Lộc có một bút pháp sắc
bén, đôn hậu, quan sát tinh tế với những tình tiết phong phú và rất đặc sắc trong thể loại
truyện ngắn” [dẫn theo 14; tr.7]. Đọc văn xuôi của Bình ngun Lộc, ta có thể dễ dàng
nhìn thấy được sức nặng của văn hóa được chứa đựng trong những câu văn mộc mạc,
bình dị mang đậm tính khẩu ngữ của người Nam Bộ qua giọng văn của ông. Với giọng
văn đặc biệt này, ông thường bị các nhà phê bình đánh giá là khơng mang đến những giá
trị về mặt thẩm mĩ cho người đọc. Thế nhưng, chúng tôi lại tin rằng chất giọng ấy của ông
là một trong những yếu tố góp phần lớn trong việc tạo nên sức quyến rũ cho các tác phẩm.
Thông qua giọng văn thơ sơ, có phần “q mùa”, văn viết mà như văn nói của mình, Bình
ngun Lộc đã tái hiện một cách chi tiết cho người đọc một cuộc sống hồn nhiên, dung dị
của những con người Nam Bộ: họ là những con người lao động chân chất, bình dị với một
đời sống tinh thần hết sức đa dạng, phong phú. Thế nhưng, thi thoảng trong một số tác
phẩm khác, giọng văn của ơng lại được thay đổi. Ơng nói về những điều bất thường
nhưng lại dùng giọng rất nhẹ, kể chuyện như đùa như truyện ngắn Ba con cáo, Có những
xác diều,... Thế là chuyện bất thường trở thành rất bình thường, nhưng bình thường rồi thì
lại càng thấy bất thường.
Với một kho tàng truyện ngắn phong phú, một lối viết đặc sắc, giàu tính nghệ thuật,
thế nhưng văn chương của Bình nguyên Lộc vẫn chưa là một đối tượng được nhiều người
quan tâm. Khóa luận được viết lên với mong muốn rằng sẽ góp được một phần nào đấy
vào việc lấp đầy khoảng trống này trong nghiên cứu ngơn ngữ và nghiên cứu văn chương
của Bình ngun Lộc.
14
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Nhìn chung, nội dung chương I chúng tơi đã trình bày cơ bản một số lí thuyết về
tình thái và phương tiện tình thái trong tiếng Việt, đồng thời trình bày khái quát về nhà
văn Bình nguyên Lộc. Trong đó:
- Về khái niệm tình thái, chúng tơi đã trình bày các quan điểm từ Lo-gic học đến
Ngơn ngữ học. Từ đó có thể cho thấy một cách khái quát khái niệm về tình thái và hướng
đi của chúng tơi khi tìm hiểu về vấn đề này.
- Về vấn đề các phương tiện tình thái, chúng tơi đã trình bày rõ quan điểm của mình
khi thống nhất với một số nhà nghiên cứu rằng có ba phương tiện để biểu thị nghĩa tình
thái, lấy đó làm cơ sở rồi xác nhận lại một lần nữa phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Về Bình nguyên Lộc và truyện ngắn của ông, chúng tôi đã điểm qua một số điểm
nổi bật trong cuộc đời, sự nghiệp, truyện ngắn, cũng như là những đặc trưng về chủ đề, lối
viết của ông.
Với nền móng cơ sở đã được xây dựng, chúng tơi sẽ dựa trên cơ sở bền vững đó để
áp dụng vào việc khảo sát, phân tích và lí giải các phương tiện tình thái xuất hiện trong
các truyện ngắn: Rừng mắm, Ba con cáo, Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc.
15
CHƯƠNG 2
CÁC PHƯƠNG TIỆN TÌNH THÁI THUỘC PHẠM VI TỪ VỰNG
TRONG MỘT SỐ TRUYỆN NGẮN BÌNH NGUYÊN LỘC
Dựa trên các cơ sở lí luận đã trình bày ở chương I, chương II sẽ đi vào khảo sát các
phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng trong truyện ngắn của Bình ngun Lộc, cụ
thể, thơng qua ba truyện: Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán. Từ đó, chúng tơi sẽ phân
tích một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng có số lần xuất hiện cao.
2.1. Kết quả khảo sát
Như đã trình bày ở trên, phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng vơ cùng
phong phú và đa dạng. Từ vựng tiếng Việt đã nhiều, sự kết hợp giữa các từ vựng đó với
nhau cịn nhiều khơng kém, đồng thời do có sự xuất hiện của hiện tượng đồng âm, nhiều
nghĩa trong tiếng Việt mà việc phân chia rạch ròi các loại từ vựng thuộc phương tiện tình
thái từ vựng nào khơng phải là một điều dễ dàng cho các nhà nghiên cứu. Một từ vựng
này có thể thuộc phương tiện tình thái từ vựng này nhưng có khi lại thuộc phương tiện
tình thái từ vựng khác. Chính vì vậy để có thể phân chia, sắp xếp chúng, rất cần phải quan
tâm đến các yếu tố về vị trí, chức năng, nghĩa của từ vựng đó trong hồn cảnh của phát
ngơn. Có như vậy mới có thể giải quyết phần nào vấn đề này. Thơng qua việc khảo sát ba
truyện ngắn của Bình ngun Lộc, chúng tơi thống kê các nhóm từ vựng biểu thị nghĩa
tình thái và số lần xuất hiện của chúng như sau:
Bảng 2.1: Các phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng và số lần xuất hiện
của chúng trong một số truyện ngắn Bình nguyên Lộc
STT
1
2
Các phương tiện tình thái
thuộc phạm vi từ vựng
Các phó từ
làm thành
phần phụ
của ngữ
đoạn vị từ
Số lần
xuất hiện
Các phó từ đứng
trước trung tâm
(Tiền phó từ)
407
Các phó từ đứng
sau trung tâm
(Hậu phó từ)
274
Các động từ tình thái
36
Dẫn chứng
- Đất thánh khơng phải ở giữa rún
đất nên khơng đọng nước.
- Khi đốn tràm cháy, tía thằng Cộc
đã trù xa, đốn ở trên cháng gau ấy
độ một gang rưỡi, nên bây giờ học
mới có nọc nạng rất tiện để gác
lúa.
- Từ lâu, nó chỉ có một chiếc quần
xà lỏn trên người, mùa nắng cháy
như mùa mưa lạnh.
- Chị đàn bà nắm tay nó, rị nó
ngồi xuống bên cạnh chị, vỗ lên
đầu nó rồi dỗ ngọt.
- Cộc nhìn ruộng mình một hơi rồi
cười khan lên.
Nó có ló ra, con hồ ly mới ăn nem
nướng được, cịn nó mà trùm chăn
16
3
Các vị từ chỉ thái độ mệnh đề
trong cấu trúc chỉ thái độ mệnh
đề
4
4
Các vị từ ngôn hành trong kiểu
câu ngơn hành
0
thì chồn cái ũng đành trùm mền
mà nhịn đói.
Tơn tiếc rằng đã không ngông
được như thi sĩ người Đức Henri
Heine, thi sĩ Pháp La Fontaine để
từ chối mọi cuộc đưa đón mời mọc
của những ơng nhà giàu thì ké cái
thơm lây của văn nghệ sĩ.
Trồng ổi cũng phải lâu mới có
trái, trong khi đó, nó tiếp tục thèm
chè, thèm xưng xa, nhớ đám cúng
đình, nhớ hát bội và bị một hình
ảnh mới quyến rũ, hình ảnh của
con Thơi, chắc là giống hệt chị
nhổ bồn bồn, tức là có duyên lắm.
Già rồi mà còn hò với hát, bắt với
ghẹo. Bộ cịn trai gái gì đó sao!
Anh Sáu bước tới vén màn lên thì
ơ này lạ, chủ nhân bà (chớ khơng
phải chủ nhân ơng) là một thiếu
phụ tóc quăn.
Thì lo cái việc xa xơi, đất lạ đó mà
5
Các vị từ đánh giá và tổ hợp có
tính đánh giá
7
6
Các qn ngữ tình thái
1
7
Các thán từ
8
8
Các tiểu từ tình thái cuối câu và
các tổ hợp đặc ngữ (idiom)
tương đương
38
9
Các trợ từ
21
Đi tay không đã không được rồi,
mà làm sao hắn ta mang cả gỗ, tre
và lá ra đó để cất nhà?
10
Các đại từ nghi vấn được dùng
trong những câu phủ định – bác
bỏ: P làm gì?, P thế nào được?,
các liên từ dùng trong câu hỏi,
như Hay P?, Hay là P
2
Đủ gì mà đủ - má nó nói – nhà
mình phải ăn trăm rưỡi là số chót.
11
Các từ ngữ chêm xen biểu thị
tình thái
2
Cịn khối ơng nhà giàu khác chẳng
coi văn nghệ sĩ ra cái cóc rác gì
hết thì sao!
Thơng qua bảng thống kê có thể thấy rõ được rằng, nhóm Các phó từ làm thành
phần phụ của ngữ đoạn vị từ có số lần xuất hiện nhiều nhất trong toàn bộ ba truyện ngắn
của Bình ngun Lộc. Tiếp theo sau đó là nhóm Các tiểu từ tình thái đứng cuối câu và
các tổ hợp đặc ngữ (idiom) tương đương có lần xuất hiện nhiều thứ hai. Những nhóm cịn
lại có số lần xuất hiện khá ít, cịn có nhóm khơng xuất hiện lần nào trong cả ba truyện
17
ngắn (nhóm Các vị từ ngơn hành trong kiểu câu ngơn hành). Với dung lượng có hạn của
khóa luận, chúng tơi sẽ chỉ tập trung vào các phương tiện tình thái từ vựng mà được Bình
nguyên Lộc thường xuyên sử dụng nhất trong các tác phẩm truyện ngắn của mình, bao
gồm hai nhóm có số lần xuất hiện nhiều nhất như đã trình bày trên.
Một số lớp phương tiện tình thái thuộc phạm vi từ vựng có số lần xuất hiện
cao
2.2.1. Các phó từ làm thành phần phụ của ngữ đoạn vị từ
Phó từ khơng cịn là một khái niệm xa lạ đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ.
Diệp Quang Ban và Hồng Văn Thung cho rằng: “Phó từ là hư từ thường dùng kèm với
thực từ (động từ, tính từ). Chúng biểu thị ý nghĩa về quan hệ giữa quá trình và đặc trưng
với thực tại, đồng thời cũng thể hiện ý nghĩa về cách thức nhận thức và phản ánh các quá
trình và đặc trưng trong hiện thực” [1; tr.124-125]. Chính vì phó từ chỉ đóng vai trò như là
một thành tố phụ đi kèm với các vị từ trong câu cho nên cũng có nhiều nhà nghiên cứu
gọi nó là phụ từ, từ phụ hay từ kèm. Bên cạnh đó, phó từ cịn được gọi là trạng từ theo
một số nhà nghiên cứu khác. Nguyễn Thiện Giáp khẳng định rằng: Trạng từ (adverb) còn
được gọi là phó từ, là từ loại diễn tả những hồn cảnh của một hành động: Nó xảy ra ở
đâu (here “ở đây”, elsewwhere “ở một nơi nào khác”, overhead “ở trên đầu”), khi nào
( tomorrow “ngày mai”, often “thường”, rarely “hiếm khi”, never “không bao giờ””, như
thế nào (fast “nhanh”, well “tốt”, carefully “cẩn thận”,..) [7; tr.264]. Thế nhưng cho dù
phó từ có những tên gọi khác nhau, nhưng phần lớn các nhà khoa học vẫn khá thống nhất
về khái niệm và đặc trưng của nó.
Dựa trên vị trí của phó từ đối với ngữ đoạn vị từ, phó từ được chia thành hai nhóm:
tiền phó từ và hậu phó từ. Dựa theo vị trí và đặc trưng chức năng mà phó từ biểu hiện các
ý nghĩa tình thái tương ứng.
2.2.
2.2.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm (Tiền phó từ)
Các phó từ đứng trước trung tâm hay cịn gọi là tiền phó từ là những từ đứng trước
ngữ đoạn vị từ đóng vai trị là trung tâm của câu, mang nghĩa sự tình của phát ngơn.
Trong ba truyện ngắn của Bình ngun Lộc, tiền phó từ được tác giả sử dụng nhiều nhất,
các từ được sử dụng cũng đa dạng nhất và biểu thị được phong phú nghĩa tình thái nhất.
Có thể thấy rõ điều đó quan bảng sau:
Bảng 2.2: Các phó từ đứng trước trung tâm và số lần xuất hiện của chúng trong
phạm vi khảo sát là ba truyện ngắn Bình nguyên Lộc.
Biểu thị
Số lần Tổng số
Các
STT nghĩa tình
xuất lần xuất
Dẫn chứng
phó từ
thái
hiện
hiện
Tía nó nói mười năm nữa tràm chết
Cũng
65
Lặp lại,
cũng vẫn còn đưa cẳng lên như vậy
1
86
tương tự
Lại
10
Anh lại thở ra, ngồi bó gối bên cạnh
18
2
3
4
5
6
Đều
11
Thường
5
Tần số
Quan hệ sự
tình với
thời gian
Khuyến
lệnh
6
Hay
1
Đã
63
Đang
13
Sẽ
19
Vừa
6
134
Vẫn
(cịn)
13
Mới
16
Sắp
4
Đừng
2
Càng
3
Mức độ
Phủ định
2
11
Rất
8
Khơng
130
145
một người mà anh sẽ chịu đồng cảnh
vài ngày nữa đây.
Tất cả tân khách trong phòng đều lắc
đầu từ chối.
Những chiều nghi ngút sương từ đất
lầy bốc lên, và những đêm mưa rào
gió hú, những người ấy thường kể
chuyện cho Cộc nghe những chuyện
đời xưa đẹp như một mái lá, hoặc
những chuyện ma, rởn ốc như ăn phải
trái bần chua.
Họ hay kể chuyện xóm làng, chuyện
đám cưới, đám ma, đám hát, đám
cung đình, tóm lại là tất cả sinh hoạt
làng mạc mà từ lâu Cộc không thấy
và ngậm ngùi tưởng đến như nhớ
những kỉ niệm xa xơi.
Bà ta đã q mùa hị rồi!
Họ đoán biết người chơi đàn đang đi
trong hành lang dài, ở giữa những
gian phòng của tửu lâu
Con cháu của con sẽ là xồi, mít,
dừa, cau
Con cháu của con sẽ là xồi, mít,
dừa, cau
Một người bạn văn, ao ước một cây
viết máy EV đã ba năm rồi mà vẫn
chưa mua được
Nó có ló ra, con hồ ly mới ăn nem
nướng được, cịn nó mà trùm chăn thì
chồn cái ũng đành trùm mền mà nhịn
đói.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao lại
muốn bỏ mà đi.
Ăn cơm khuya rồi xuống đồng cho
sớm, đừng đi đâu hết.
Trong những ngày buồn tẻ phẳng lì
giữa cảnh bùn lầy nước đọng ấy,
thằng Cộc càng nao nức muốn về
làng.
Trong giây phút, chàng nhớ lại nhiều
việc rất là không vui.
Họ cất vây tứ phía ngơi đất thánh và
vịng vây cứ càng ngày càng xiết chặt
19
7
Hạn định
Chưa
9
Chẳng
4
Khỏi
1
Đâu
1
Chỉ
23
23
lại, người chết khơng cịn lối nào để
thốt ra được nữa cả.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa
hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp.
Hỏi nhau khơng ai đáp được, mà
cũng chẳng mong phỏng vấn thằng
cha dị hợm kia, họ đành thôi,
Không phải kể chuyện cho khách
nghe, hồ ly khỏi phải thi vị hóa tuổi
thiếu thời của mình, khơng cần lịe ai,
con cáo già cũng khỏi phái anh hùng
hóa bước giang hồ của hắn.
Nếu mình dám vài trong đó mà ở thì
đâu có phạm tội như vầy.
Thi sĩ xơng pha mưa gió chỉ nên thơ ở
đâu, nhưng ở đây thì thật là tủi thân.
2.2.1.1.1. Các phó từ đứng trước trung tâm biểu thị sự phủ định
Đây là loại tiền phó từ có số lần xuất hiện nhiều nhất trong phạm vi khảo sát là ba
truyện ngắn Rừng mắm, Ba con cáo và Pì pế Hán của Bình nguyên Lộc. Âu cũng là điều
dễ hiểu vì bên cạnh các câu có ý khẳng định, con người cịn có nhu cầu biểu thị ý nghĩa
phủ định khi phát ngơn. Phó từ biểu thị sự phủ định là những hư từ đứng trước động từ,
tính từ để phủ nhận một sự việc, hiện tượng nào đó và đứng trước danh từ khi phủ nhận
sự tồn tại của một sự vật. Người ta sử dụng các phó từ này nhằm phủ định một điều gì đó
trong phát ngơn mà họ đưa ra, tỏ ý từ chối, không chấp nhận, không đồng thuận,.. về sự
tình được nhắc đến, đồng thời để bộc lộ sự đánh giá, cảm xúc, thái độ của người phát
ngơn đó. Trong các truyện ngắn của Bình ngun Lộc, ơng sử dụng nhóm phó từ này với
những từ khơng (130 lần), chẳng (4 lần), chưa (9 lần), khỏi (1 lần), đâu (1 lần). Vì số lần
xuất hiện của khỏi và đâu q ít, chúng tơi sẽ khơng đề cập đến trong khóa luận này.
KHƠNG
- Nghĩa sự tình: biểu thị một điều gì đó khơng xảy ra hoặc khơng tồn tại.
- Nghĩa tình thái: thể hiện ý phủ định của người nói về một sự vật, hiện tượng, tình
chất, trạng thái, hoạt động, tính cách.
- Phân tích một số ví dụ trong phạm vi khảo sát:
Đó là những người bạn bí mật của nó, nó giữ kín khơng cho nhà nó biết. (Rừng
mắm)
+ Nghĩa sự tình: Thằng Cộc giấu kín với gia đình việc nó gặp những người lao
động khác trên Ơ Heo.
+ Nghĩa tình thái: hồn tồn phủ nhận việc thằng Cộc cho gia đình biết việc nó
hay lên Ơ Heo, thể hiện thằng Cộc sợ ơng của nó biết nó làm trái lời của ơng và để
nó vẫn cịn có thể tiếp tục lên Ô Heo chơi.