Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHAN TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỰ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG
GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------------------

PHAN TRỌNG NGHĨA

NGHIÊN CỨU SỰ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG
GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT NAM
Chun ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 9340201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ MINH HUỆ


2. TS. ĐẶNG TÙNG LÂM

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này này do tôi tự thực hiện và không vi
phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019

Người hướng dẫn khoa học

Tác giả luận án

PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Huệ

Phan Trọng Nghĩa


ii

LỜI CÁM ƠN

Luận án là kết quả của sự nổ lực cố gắng và nghiên cứu nghiêm túc của tác giả.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án, tác giả đã nhận được sự khích lệ
của thầy cơ, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Đầu tiên, tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
PGS.TS Nguyễn Thị Minh Huệ và thầy giáo hướng dẫn TS. Đặng Tùng Lâm, đã giúp
tác giả những qui chuẩn về nội dung, kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học và
cả sự động viên để tác giả hoàn thành nghiên cứu này.
Tác giả xin gửi lời cám ơn chân thành các thầy, các cô Viện Ngân hàng-Tài
chính, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã luôn quan tâm, chia sẻ và cung cấp các
kiến thức chun mơn trong q trình học tập và nghiên cứu tại Trường. Tác giả cũng
xin gửi lời cám ơn chân thành đến các cán bộ Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân đã động viên, hỗ trợ và hướng dẫn tận tình cho nghiên cứu sinh
hoàn thành nghiên cứu.
Tác giả xin chân thành cám ơn PGS.TS Hà Thanh Việt đã động viên và có
những định hướng ban đầu cho tác giả khi học nghiên cứu sinh. Qua đây tác giả xin
chân thành cám ơn các thầy, các cô và các đồng nghiệp tại Khoa Tài chính ngân hàng
& Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quy Nhơn đã luôn động viên và hỗ trợ công
việc cho tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Lời cuối cùng, nhưng cũng rất ý nghĩa với tác giả. Tác giả xin được gửi lời cám
ơn sâu sắc tới vợ và con gái, cùng ba mẹ và các thành viên trong gia đình đã ln giúp
đỡ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả có thể tập trung học tập,
nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Tác giả xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày
tháng năm 2019
Tác giả luận án

Phan Trọng Nghĩa



iii
MỤC LỤC

LỜI CAM KẾT ...............................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 1
1.1 Giới thiệu luận án ................................................................................................. 1
1.2 Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................ 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 6
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 6
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
1.6 Cách tiếp cậnvà phương pháp nghiên cứu ........................................................ 8
1.6.1 Cách tiếp cận ....................................................................................... 8
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10
1.7 Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỒNG
BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .......... 14
2.1 Tổng quan nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK ............. 14
2.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................. 14
2.1.2 Các nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu tại Việt Nam ............. 26
2.2 Cơ sở lý luận về đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK ............................. 30
2.2.1 Đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK ............................................ 30
2.2.2 Đo lường mức độ đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK ................. 37

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK .. 39
2.3 Phân tích khoảng trống nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu trên
TTCK Việt Nam ....................................................................................................... 50
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 53


iv
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................................. 54
3.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 54
3.1.1 Khung phân tích nghiên cứu ............................................................... 54
3.1.2 Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................. 56
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 57
3.2 Xây dựng giả thuyết khoa học .......................................................................... 60
3.2.1 Giả thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố cấu trúc sở hữu và đồng biến
động giá cổ phiếu........................................................................................ 61
3.2.2 Giả thuyết về mối quan hệ giữa nhân tố đặc thù của công ty và đồng
biến động giá cổ phiếu ................................................................................ 63
3.3 Mơ hình nghiên cứu và các biến nghiên cứu trong mơ hình .......................... 65
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu ........................................................................... 65
3.3.2 Các biến nghiên cứu trong mơ hình .................................................... 68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 73
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU VÀ
MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ
PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................. 74
4.1 Thực trạng chung về Thị trường chứng khoán Việt Nam ............................. 74
4.2 Thực trạng về đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam ............... 78
4.3 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam .............................................. 83
4.3.1 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................... 83

4.3.2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .............................................. 85
4.3.3 Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đồng biến động giá cổ phiếu ...... 86
4.3.4 Mối quan hệ giữa nhân tố đặc thù của công ty và đồng biến động giá
cổ phiếu .................................................................................................... 114
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................117
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................118
5.1 Kết luận về các mối quan hệ mang tính bản chất từ kết quả nghiên cứu
thực nghiệm ............................................................................................................ 118
5.2 Một số đề xuất từ kết quả nghiên cứu nhằm hạn chế sự đồng biến động giá
cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.............................................................................. 119
5.2.1 Đề xuất liên quan đến cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết ....... 119


v
5.2.2 Đề xuất từ kết quả nghiên cứu các biến kiểm sốt thuộc đặc thù của
cơng ty ..................................................................................................... 122
5.3 Một số khuyến nghị .......................................................................................... 123
5.3.1 Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý thị trường ............................... 123
5.3.2 Khuyến nghị đối với công ty niêm yết .............................................. 128
5.3.3 Khuyến nghị đối với các nhà đầu tư .................................................. 130
5.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................ 131
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ..........................................................................................133
KẾT LUẬN ................................................................................................................134
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ....................135
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................136
DANH MỤC PHỤ LỤC


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Nội dung

1.

CĐL

Cổ đông lớn

2.

CĐN

Cổ đông nhỏ

3.

CTNY

Công ty niêm yết

4.

CTSH


Cấu trúc sở hữu

5.

DN

6.

EMH

Giả thuyết thị trường hiệu quả

7.

FEM

Mơ hình hồi qui ảnh hưởng cố định

8.

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

9.

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội


10.

HOSE

Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

11.

LEV

Hệ số đòn bẩy

12.

MB

Giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

13.

MV

Qui mơ cơng ty

14.

NĐT

Nhà đầu tư


15.

NĐTNN

Nhà đầu tư nước ngồi

16.

NĐTTN

Nhà đầu tư trong nước

17.

OLS

Mơ hình hồi qui bình phương nhỏ nhất

18.

Ret12

Tỷ suất lợi tức năm của cổ phiếu

19.

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản


20.

SHNN

Sở hữu nhà nước

21.

StdRet

Tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu

22.

SYNCH

23.

TPCP

Trái phiếu chính phủ

24.

TTCK

Thị trường chứng khoán

25.


Turnover

Giao dịch cổ phiếu

26.

UBCKNN

Uỷ ban chứng khoán nhà nước

Doanh nghiệp

Đồng biến động giá cổ phiếu


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Giá trị vốn hóa tồn thị trường...................................................................... 74
Bảng 4.2: Số lượng doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch .................................... 75
Bảng 4.3: Khối lượng chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch ................................. 76
Bảng 4.4: Giá trị cao nhất và thấp nhất trong năm của chỉ số VN-Index trong giai
đoạn 2007-2017 ............................................................................................................. 77
Bảng 4.5: Thống kê mô tả đồng biến động giá cổ phiếu ............................................... 78
Bảng 4.6: Đồng biến động giá cổ phiếu phân loại theo Sở giao dịch ........................... 81
Bảng 4.7: Đồng biến động giá cổ phiếu theo năm nghiên cứu của các công ty niêm yết
trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 ......................................................... 82
Bảng 4.8: Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong mơ hình .................................... 84
Bảng 4.9: Ma trận hệ số tương quan ............................................................................. 85
Bảng 4.10: Sở hữu nhà nước và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường  ) .............. 87

Bảng 4.11: Sở hữu nhà nước và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường β) ................. 89
Bảng 4.12: Sở hữu Nhà nước và đồng biến động giá cổ phiếu theo sở giao dịch......... 91
Bảng 4.13: Sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường  ) kiểm
sốt ảnh hưởng biến cổ đơng nhỏ .................................................................................. 94
Bảng 4.14: Sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường β)kiểm soát
ảnh hưởng biến cổ đông nhỏ ......................................................................................... 96
Bảng 4.15: Sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường  ) kiểm
soát ảnh hưởng biến sở hữu nước ngồi ........................................................................ 98
Bảng 4.16: Sở hữu cổ đơng lớn và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường β) kiểm
soát ảnh hưởng biến sở hữu nước ngoài ........................................................................ 99
Bảng 4.17: Sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu (đo lường β) kiểm
soát ảnh hưởng biến sở hữu nhà nước .........................................................................100
Bảng 4.18: Sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu theo sở giao dịch ...101
Bảng 4.19: Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và SYNCH (đo lường  ) .......................103
Bảng 4.20: Sở hữu nhà đầu tư nước ngoài và SYNCH (đo lường β) ..........................105
Bảng 4.21: Sở hữu NĐTNN và đồng biến động giá cổ phiếu theo sở giao dịch ........107
Bảng 4.22: Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đồng biến động giá cổ phiếu loại bỏ
ảnh hưởng của thời kỳ khủng hoảng kinh tế năm 2008. .............................................109
Bảng 4.23: Mối quan hệ phi tuyến tính giữa sở hữu cổ đơng lớn và SYNCH ............110
Bảng 4.24: Tổng hợp hệ số ước lượng ảnh hưởng của các biến kiểm soát đối với biến
đồng biến động giá cổ phiếu ........................................................................................114
Bảng 5.1: Tóm tắt kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các biến kiểm soát đến đồng biến
động giá cổ phiếu .........................................................................................................122


viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu .......................................................................................... 9

Sơ đồ 3.1: Qui trình nghiên cứu .................................................................................... 56
Sơ đồ 3.2: Mơ hình nghiên cứu ..................................................................................... 66

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Giá trị cao nhất và thấp nhất của chỉ số VN-Index trong năm từ
2007-2017 ...................................................................................................................... 78


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu luận án
Luận án nghiên cứu về sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2007-2017.
Luận án bao gồm 137 trang, 25 bảng, 1 biểu đồ và 3 sơ đồ và được được bố cục
thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu
Giới thiệu những vấn đề tổng quan về luận án như: lý do lựa chọn đề tài, mục
tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về đồng biến động giá cổ
phiếu trên TTCK
Giới thiệu khái niệm cơ bản về đồng biến động giá cổ phiếu, đo lường mức độ
đồng biến động giá cổ phiếu, đồng biến động giá cổ phiếu và tính thơng tin giá cổ
phiếu, trên cơ sở đó làm nổi bật ý nghĩa của việc nghiên cứu đồng biến động giá cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán. Nội dung chương 2 cũng đề cập đến một số lý
thuyết nền tảng khi nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu, tổng quan nghiên cứu về
đồng biến động giá cổ phiếu ở góc độ vĩ mơ và góc độ cơng ty, phân tích mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và đồng biến động giá cổ phiếu. Trên cơ sở tổng quan các nghiên

cứu để phát hiện khoảng trống nghiên cứu của luận án.
Chương 3: Xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu
Trình bày về phương pháp nghiên cứu, xây dựng mơ hình nghiên cứu và xây
dựng các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về đặc thù
của công ty và nhân tố cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu tại
TTCK Việt Nam.
Chương 4: Thực trạng về đồng biến động giá cổ phiếu và mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam
Trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các công ty niêm yết tại TTCK Việt Nam, tiến
hành hồi qui các mơ hình để đo lường mức độ đồng biến động giá cổ phiếu tại Việt
Nam, phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc thù của công ty và ảnh
hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.


2
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Thảo luận các kết quả nghiên cứu, cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo trong
tương lai. Luận án cũng đề xuất những khuyến nghị nhằm hạn chế sự đồng biến động
giá cổ phiếu và tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khốn Việt Nam.
Trên cơ sở tổng quan từ các nghiên cứu về sự đồng biến động giá cổ phiếu
trong nước và trên thế giới, luận án đã nêu lên quan điểm về sự đồng biến động giá cổ
phiếu, đo lường sự đồng biến động giá cổ phiếu, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự
đồng biến động giá cổ phiếu, đặc biệt lượng hóa ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc sở
hữu và các nhân tố thuộc về đặc thù của công ty đến sự đồng biến động giá cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Làm rõ cơ chế tác động của cấu trúc
sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu.
Nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến
động giá cổ phiếu, với mẫu nghiên cứu là toàn bộ các công ty niêm yết trên TTCK
Việt Nam và trong khoảng thời gian đủ lớn (2007-2017) nhằm để giúp đánh giá các
mối quan hệ mang bản chất, có tính qui luật và mang tính đặc thù của TTCK Việt

Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếucủa
các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam, sở hữu cổ đông lớn và sở hữu của nhà đầu
tư nước ngồi có mối quan hệ tương quan ngược chiều với đồng biến động giá cổ
phiếu. Trong khi đó, sở hữu Nhà nước có mối quan hệ tương quan cùng chiều với
đồng biến động giá cổ phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mối quan hệ phi tuyến
tính giữa sở hữu cổ đơng lớn và đồng biến động giá cổ phiếu là khơng có ý nghĩa
thống kê tại TTCK Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các biến kiểm soát
thuộc về yếu tố đặc thù của công ty như: Qui mô công ty (MV), hệ số giá trị thị
trường trên giá trị sổ sách (MB), lợi nhuận trên tổng tài sản của cơng ty (ROA),
giao dịch cổ phiếu (Turnover), tính bất ổn định của lợi tức cổ phiếu (StdRet), tỷ
suất lợi tức năm của cổ phiếu (Ret12)cũng có ảnh hưởng đến đồng biến động giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trên cơ sở kết quả rút ra từ
nghiên cứu thực nghiệm, luận án đã đề xuất những khuyến nghị đối với cơ quan
quản lý TTCK, các nhà đầu tư và với các công ty niêm yết trên thị trường. Chỉ ra
những hạn chế của nghiên cứu và gợi mở vấn đề cho các nghiên cứu sau này.

1.2 Lý do lựa chọn đề tài
Thị trường chứng khoán được xem là hiệu quả về chức năng nếu thị trường đó
góp phần hướng các dịng vốn đầu tư đến những nơi sử dụng hiệu quả trong nền kinh
tế và do vậy đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh


3
tế (Tobin, 1984). Sự hiệu quả về chức năng của thị trường phụ thuộc phần lớn “hiệu
quả thông tin” (Informational efficiency) của thị trường, theo đó giá cổ phiếu phải
phản ánh đúng những thông tin liên quan, hay giá cổ phiếu phải mang tính thơng tin
cao (Informativeness). Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy rằng vốn
được phân bổ hiệu quả hơn trong nền kinh tế khi giá cổ phiếu mang tính thơng tin cao
(Wurgler, 2000; Durnev, Morck & Yeung, 2004). Một thị trường vốn hiệu quả là thị
trường mà giá của chứng khoán điều chỉnh tức thời khi xuất hiện các thơng tin mới hay

nói cách khác giá hiện tại của cổ phiếu phản ánh đầy đủ các thơng tin về cổ phiếu đó.
Nhận định này được Fama (1970) đưa ra với nền tảng vững chắc, lý thuyết thị trường
hiệu quả hay giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Market Hypothesis – EMH).
Quá trình thu thập, xử lý thông tin và quyết định đầu tư vào cổ phiếu của cơng ty dựa
trên các thơng tin đó được gọi là q trình chuyển hóa thơng tin vào giá cổ phiếu, và
do vậy sẽ làm giá cổ phiếu mang tính thơng tin cao (Grossman, 1980; Shleifer &
Vishny, 1997). Khi giá các cổ phiếu ít (hoặc khơng) phản ánh đúng các thông tin liên
quan đến công ty, giá các cổ phiếu sẽ có xu hướng đồng biến động với nhau
(Synchronicity) và tạo nên xu hướng đồng biến động chung của thị trường (Roll, 1988;
Morck và cộng sự, 2000; Jin & Myers, 2006). Giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng bởi nhiều
nhân tố bao gồm nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đại diện cho nhân tố
bên trong doanh nghiệp tác động lên giá cổ phiếu là hiệu quả hoạt động của cơng ty, từ
đó mang lại thu nhập cho cổ đông, môi trường thông tin, đặc điểm quản trị doanh
nghiệp,... Bên cạnh đó, giá cổ phiếu trên thị trường chịu chi phối của các nhân tố bên
ngoài như: lãi suất, lạm phát, GDP bình quân đầu người, thể chế chính trị,… Giá
chứng khốn phản ánh đầy đủ thơng tin trên thị trường sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư phân
tích các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động của công ty như: tỷ suất lợi nhuận, thu
nhập trên mỗi cổ phần, cổ tức và chính sách chia cổ tức,… từ đó đưa ra quyết định
mua hoặc bán chứng khoán nhằm đạt được mục tiêu gia tăng giá trị tài sản sở hữu của
nhà đầu tư.
Bên cạnh đó thị trường chứng khoán là một thị trường quan trọng của nền kinh
tế, là thước đo sức khỏe của nền kinh tế và đồng thời là công cụ điều tiết kinh tế của
Chính phủ. Thơng tin và hiệu quả của chính sách được phản ánh vào giá chứng khốn
càng đầy đủ thì mục tiêu quản lý của Chính phủ càng được hoàn thành, mang lại giá trị
gia tăng cho nền kinh tế, giảm thiểu chi chí cơ hội do độ trễ của việc chính sách điều
tiết đi vào thực tế nền kinh tế. Tuy nhiên, tại Việt Nam thị trường chứng khoán vẫn
chưa thật sự là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, chưa trở thành kênh
huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu của doanh nghiệp cũng như kênh đầu tư sinh



4
lợi đối với các nhà đầu tư. Trong đề án Tái cấu trúc thị trường chứng khốn, Chính
phủ cũng đã xác định rõ việc tái cấu trúc toàn diện thị trường chứng khoán nhằm phấn
đấu đến năm 2020 đưa thị trường trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn chủ yếu của
nền kinh tế. Việc tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán nhằm hướng đến các mục
tiêu: Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các hàng hóa trên thị trường; cấu trúc lại các
tổ chức kinh doanh chứng khốn cho phù hợp với qui mơ của thị trường; cấu trúc lại tổ
chức thị trường và các nhà đầu tư nhằm giúp thị trường hoạt động ổn định, lành mạnh
và hiệu quả dưới sự giám sát chặt chẽ của Nhà nước. Khi giá cổ phiếu trên thị trường
có tính thơng tin thấp hay các cổ phiếu có xu hướng biến động cùng chiều với nhau và
làm cho giá cổ phiếu không phản ánh đúng giá trị của công ty. Điều này làm cho thị
trường chứng khoán kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư và TTCK khó trở thành kênh dẫn
vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Thị trường đã xuất hiện hiện tượng đầu tư theo tâm lý “đám đông”, “bầy đàn”;
môi trường thông tin kém minh bạch; tỷ suất sinh lời cổ phiếu của các công ty niêm
yết biến động đồng bộ với nhau khi thị trường có những thay đổi của mơi trường vĩ mơ
như: lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng của nền kinh tế. Những biểu hiện
trên cho thấy tồn tại hiện tượng đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.
Nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm và phát hiện ra nhân tố cấu trúc sở hữu là nhân tố có ảnh hưởng đến
đồng biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng
biến động giá cổ phiếu chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển, rất ít nghiên
cứu tại các nước đang phát triển và nghiên cứu ở góc độ vi mơ của các nhân tố đặc
thù thuộc về cơng ty niêm yết. Thêm vào đó, ảnh hưởng cấu trúc sở hữu của các công
ty tại các quốc gia đang phát triển có những khác biệt nhất định so với các quốc gia
phát triển. Vì vậy, nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu nói chung và tác động
của cấu trúc sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu nói riêng tại các quốc gia
đang phát triển là việc làm rất cần thiết hiện nay.
Trước thực tế đó, một loạt các câu hỏi được đặt ra: Đo lường đồng biến động
giá cổ phiếu tại Việt Nam như thế nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự đồng

biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam? Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
sự đồng biến động giá cổ phiếu là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến? Cơ chế ảnh
hưởng của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động là gì? Các nhân tố thuộc về đặc thù
công ty ảnh hưởng như thế nào đến sự đồng biến động giá cổ phiếu? Làm thế nào để
hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường? Trên cơ sở nghiên cứu định
lượng, luận án sẽ giúp đánh giá được mức độ đồng biến động của giá cổ phiếu trên


5
thị trường, chỉ ra các nhân tố tác động và ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến sự đồng
biến động này. Thông qua các kết quả nghiên cứu, những khuyến nghị được đưa ra
nhằm hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu, giúp TTCK hoạt động một cách lành
mạnh, ổn định và thể hiện đầy đủ vai trò của nó đối với nền kinh tế.
Góp phần đáp ứng địi hỏi đó của thực tiễn, đề tài: “Nghiên cứu sự đồng biến
động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam” đã được lựa chọn nghiên cứu.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu mà đề tài hướng đến là phân tích ảnh hưởng của các nhân
tố vi mô thuộc về công ty niêm yết đến đồng biến động giá cổ phiếu và qua đó đề xuất
các khuyến nghị nhằm hạn chế mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty
niêm yết trên TTCK Việt Nam. Muốn hạn chế đồng biến động giá cổ phiếu thì cần
phải đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu và xác định các nhân tố tác động
đến đồng biến động giá cổ phiếu.
Đồng biến động giá cổ phiếu cao cũng đồng nghĩa với tính thơng tin trong giá
cổ phiếu thấp, điều này làm cho biến động giá cổ phiếu phụ thuộc rất lớn vào biến
động chung của tồn thị trường và qua đó làm tăng rủi ro hệ thống của thị trường
chứng khoán. Đề tài nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm
yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài tập trung vào việc đánh giá mức độ đồng
biến động giá cổ phiếu, chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ

phiếu, nhấn mạnh đến ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và cơ chế tác động của cấu trúc
sở hữu đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị trường,
xem xét ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về đặc thù của công ty đến sự đồng biến
động giá cổ phiếu. Từ đó đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm hạn chế mức độ
đồng biến động giá cổ phiếu, tăng tính thơng tin trong giá cổ phiếu và phát triển TTCK
trong thời gian tới.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi sau cần được nghiên cứu:
i. Mức độ đồng biến động giá cổ phiếu (Stock Price Synchronicity – SYNCH) của
các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam là như thế nào?
ii. Những nhân tố ảnh hưởng đến đồng biến động giá cổ phiếu là gì? Những nhân
tố thuộc về đặc thù của cơng ty ảnh hưởng như thế nào đến đồng biến động giá cổ
phiếu?


6
iii. Cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết (sở hữu nhà nước, sở hữu cổ đông
lớn và sở hữu nhà đầu tư nước ngoài) ảnh hưởng như thế nào đến đồng biến động giá
cổ phiếu? Cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu là gì?
iv. Mối quan hệ giữa sở hữu cổ đông lớn và đồng biến động giá cổ phiếu tại
TTCK Việt Nam là mối quan hệ tuyến tính hay phi tuyến tính?
Trên cơ sở trả lời các câu hỏi nghiên cứu, tác giả sẽ giúp nhà quản lý trả lời các
câu hỏi quản lý như sau:
Thứ nhất, những giải pháp nào đối với nhà quản lý thị trường và nhà hoạch định
chính sách nhằm hạn chế sự đồng biến động và qua đó làm tăng tính thơng tin trong
giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Thứ hai, nếu tồn tại mối quan hệ giữa sở hữu Nhà nước, sở hữu nước ngoài và sở
hữu của cổ đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu thì cần giải pháp nào để điều
chỉnh cơ cấu sở hữu và qua đó hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK?

Thứ ba, nếu tồn tại mối quan hệ giữa các yếu tố đặc thù của công ty với sự đồng
biến động giá cổ phiếu thì cần những giải pháp nào đối với nhà quản trị công ty để hạn
chế sự đồng biến động giá cổ phiếu?

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu
của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Trong đó đề tài tập trung làm rõ ảnh
hưởng của cấu trúc sở hữu và của các nhân tố đặc thù của công ty đến sự đồng biến
động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu
(SYNCH) trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 - 2017.
Nghiên cứu trong khoảng thời gian 10 năm và số quan sát là tồn bộ các cơng ty
phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam nhằm đánh giá toàn diện về SYNCH
và phát hiện ra các mối quan hệ mang tính bản chất và qui luật giữa các biến
nghiên cứu trong mơ hình.
Về mặt khơng gian: Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu của các cơng ty
phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở
giao dịch chứng khốn Hà Nội của TTCK Việt Nam.


7
Về nội dung: Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu là một chủ đề thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu hiện nay tập trung
làm rõ ảnh hưởng của môi trường thể chế, môi trường thông tin và các yếu tố vi mô thuộc
về đặc thù và đặc điểm quản trị công ty ảnh hưởng như thế nào đến sự đồng biến động giá
cổ phiếu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, tác giả thấy rằng SYNCH do các nhân
tố vĩ mơ chung của tồn thị trường và các yếu tố thuộc về đặc thù của công ty gây

ra. Khi nghiên cứu về nhân tố vĩ mơ thì cần phải thu thập bộ dữ liệu về chỉ số vĩ
mô theo thời gian đủ dài và của nhiều quốc gia khác nhau để làm rõ sự khác biệt
trong môi trường thể chế, môi trường thông tin và sự minh bạch trong thông tin
công bố giữa các quốc gia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến SYNCH (Morck và cộng
sự, 2000; Li và cộng sự, 2004; Jin & Myers, 2006; Chan & Hameed, 2006;
Fernandes & Ferreira, 2009; Kim & Shi, 2009;Hsin& Tseng, 2012). Ảnh hưởng
của các nhân tố vĩ mô là ảnh hưởng rộng trên tất cả các cổ phiếu. Do vậy khi
nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu tại một quốc gia riêng lẻ và đưa ảnh
hưởng của yếu tố vĩ mơ vào mơ hình nghiên cứu sẽ làm thay đổi kết quả nghiên
cứu và không phản ánh được các mối quan hệ mang tính bản chất, qui luật giữa
các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của công ty niêm yết và đồng biến động giá cổ
phiếu. Trong nghiên cứu này, khi nghiên cứu đồng biến động giá cổ phiếu tại một
quốc gia riêng biệt, tác giả thiết kế nghiên cứu theo hướng xem xét ảnh hưởng của
các yếu tố vĩ mô là chung đối với tất cả các cổ phiếu và cố định ảnh hưởng của
các nhân tố vĩ mô tại TTCK Việt Nam nhằm tập trung xem xét ảnh hưởng của
nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của công ty ảnh hưởng như thế nào đến SYNCH.
Cụ thể những nhân tố thuộc về môi trường vĩ mơ và ít thay đổi hàng năm như:
mơi trường thể chế, chính sách,… được tác giả ước lượng thông qua hệ số chặn
anpha ( a ) của mô hình nghiên cứu; cịn những nhân tố thuộc mơi trường vĩ mô và
thay đổi theo năm như: lạm phát, lãi suất, tăng tưởng kinh tế,… được tác giả ước
lượng thông qua hệ số  trong mơ hình nghiên cứu.
t
Cấu trúc sở hữu của các công ty niêm yết là một yếu tố quyết định quan trọng
của quản trị doanh nghiệp (Shleifer & Vishny, 1997; La Porta và cộng sự, 1999). Các
hình thức sở hữu ảnh hưởng đến mơi trường thơng tin cũng như hiệu quả quản trị của
các công ty niêm yết trên thị trường và khi xem xét trên góc độ vi mơ thì cấu trúc sở
hữu là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến SYNCH. Cấu trúc sở hữu giúp cải thiện
tính thơng tin trong giá cổ phiếu; nâng cao hiệu quả quản trị doanh nghiệp và tăng chất
lượng các thông tin của doanh nghiệp công bố (He và cộng sự, 2013; He & Shen,
2014); giúp giải quyết vấn đề người đại diện trong hoạt động của các công ty niêm yết



8
và hạn chế vấn đề bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán (Kang & Stulz,
1997; Jiang & Kim, 2004; Gul và cộng sự, 2010); giúp giảm thiểu chi phí trong việc
thu thập thơng tin, giảm chi phí giao dịch cho các nhà đầu tư và qua đó giảm chi phí
vốn cho cơng ty niêm yết (Henry, 2000; Fernandes & Ferreira, 2009). Ngoài ra, theo
nghiên cứu của Ding và cộng sự (2013) chỉ ra rằng cấu trúc sở hữu có thể giải thích
các mức độ khác nhau của sự đồng biến động giá cổ phiếu.
Như đã phân tích ở trên, nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu tại một
quốc gia riêng lẻ nên ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mơ đã được kiểm sốt cố định và chỉ
xem xét ảnh hưởng của các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù công ty niêm yết đến sự
đồng biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung xem xét
ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc sở hữu và nhân tố đặc thù của công ty đến sự đồng
biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Xuất phát từ thực trạng của Việt Nam
là một nền kinh tế chuyển đổi, nhiều công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có nguồn
gốc từ việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ
sở hữu tại công ty sau khi cổ phần hóa. Do đó cần phải có nghiên cứu xem xét mức độ
ảnh hưởng của sở hữu Nhà nước đến sự biến động giá cổ phiếu của cơng ty nói riêng
và sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty mà nhà nước sở hữu vốn được niêm
yết trên TTCK. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu của luận án sẽ làm rõ mức độ ảnh
hưởng của các hình thức sở hữu khác như: sở hữu của cổ đông lớn, sở hữu nhà đầu tư
nước ngoài đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

1.6 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Cách tiếp cận
Đồng biến động giá cổ phiếu có vai trị quan trọng đối với hoạt động của thị
trường, ảnh hưởng đến hiệu quả của thị trường chứng khốn. Để phân tích và đánh giá
thực trạng đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam, luận án tiếp cận dưới
các góc độ sau: (i) tìm hiểu những nội dung cơ bản của đồng biến động giá cổ phiếu;

(ii) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đồng biến động giá cổ phiếu và tìm hiểu cơ
chế ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc sở hữu đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu;
(iii) đo lường mức độ đồng biến động giá cổ phiếu và phân tích thực trạng đồng biến
động giá cổ phiếu trên TTCK Việt Nam; (iv) phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu
đến đồng biến động giá cổ phiếu, làm rõ mối quan hệ tuyến tính hay là phi tuyến tính
giữa sở hữu cổ đơng lớn và đồng biến động giá cổ phiếu; (v) dựa trên kết quả phân tích
thực nghiệm từ sự đồng biến động và mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đồng biến
động giá cổ phiếu đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế sự đồng biến động giá cổ


9
phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Khung lý thuyết, tổng quan nghiên cứu các cơng trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài luận án và bối cảnh của TTCK Việt Nam

Khoảng trống nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và các yếu tố
thuộc về đặc thù của công ty đến sự đồng biến động giá cổ phiếu

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu

Nhân tố cấu trúc sở hữu:
- Sở hữu nhà nước
- Sở hữu cổ đông lớn
- Sở hữu nước ngoài

Đồng biến động giá
cổ phiếu (SYNCH)


Nhân tố thuộc về đặc
thù của công ty

Kết luận, thảo luận và khuyến nghị

Sơ đồ 1.1: Khung nghiên cứu
Qui trình nghiên cứu được thực hiện với các bước và được cụ thể hóa trong sơ
đồ trên. Đầu tiên, tác giả tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đồng biến
động giá cổ phiếu, ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và các nhân tố thuộc về đặc thù của
công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu và phát hiện khoảng trống nghiên
cứu của luận án. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, tác giả xây dựng các giả thuyết về
mối quan hệ giữa biến cấu trúc sở hữu, biến đặc thù của công ty và biến đồng biến
động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tiếp theo, các mơ
hình hồi qui được sử dụng để kiểm định các giả thuyết được đề xuất ở trên. Dựa trên


10
các kết quả hồi qui, các kết luận nghiên cứu được rút ra và các thảo luận, khuyến nghị
được tác giả đề xuất.

1.6.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích thống kê và kinh tế lượng được tác giả sử dụng để giải
quyết các câu hỏi của luận án. Tác giả hồi qui mơ hình kinh tế lượng để đo lường mức
độ đồng biến động giá cổ phiếu và kiểm định mối quan hệ giữa biến cấu trúc sở hữu và
đồng biến động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam. Phương pháp hồi qui gộp với bộ dữ
liệu bảng được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến đồng biến
động giá cổ phiếu. Tất cả các biến độc lập được đưa vào mơ hình với giá trị trễ
(lagged) nhằm hạn chế ảnh hưởng theo chiều ngược lại của biến đồng biến động giá cổ
phiếu đến biến cấu trúc sở hữu. Ảnh hưởng cố định ngành, cố định năm và cố định

theo Sở giao dịch được tác giả sử dụng trong mơ hình nhằm kiểm sốt tác động chi
phối của ngành, năm và Sở giao dịch lên mối quan hệ về ảnh hưởng của cấu trúc sở
hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu. Ngoài ra, tác giả sử dụng sai số chuẩn Robust để
giải quyết hiện tượng phương sai không đồng nhất và ước lượng sai số chuẩn theo cụm
mỗi công ty (cluster) để giải quyết hiện tượng tự tương quan khi tính giá trị thống kê t
(t-statistics) theo phương pháp của Petersen (2009). Bên cạnh đó, một số kỹ thuật định
lượng khác được tác giả sử dụng thêm nhằm giải quyết vấn đề nội sinh trong mơ hình
nhằm để khẳng định độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

1.7 Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu này có những đóng góp về học thuật và về thực tiễn. Kết quả
nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung thêm các vấn đề lý thuyết về SYNCH ở một thị
trường đang phát triển và có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
Những đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu, bài viết. Đề tài tập trung làm rõ cơ sở
lý luận về sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán như: khái niệm,
các lý thuyết liên quan tới đồng biến động giá cổ phiếu, đo lường mức độ đồng biến
động, chỉ ra các nhân tố tác động đến sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán. Nghiên cứu thực nghiệmnhằm đo lường và đánh giá mức độ đồng biến
động giá cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu làm rõ thêm mối quan hệ ảnh hưởng của các nhân tố đến
sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết, đặt biệt ở một nước có nền
kinh tế chuyển đổi và đang phát triển như Việt Nam (như đã đề cập ở trên, chưa có


11
nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở góc độ các nhân tố vi mô thuộc về đặc thù của
công ty niêm yết đến đồng biến động giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán của
Việt Nam).
Thứ ba, nghiên cứu làm rõ ảnh hưởng và cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến

sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Đồng thời làm rõ ảnh hưởng
của sở hữu nhà nước, sở hữu của cổ đông lớn, sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đến sự
đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Thứ tư, làm rõ ảnh hưởng của các biến kiểm soát thuộc về yếu tố đặc thù công
ty đến sự đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết.
Thứ năm, xem xét về sự tồn tại mối quan hệ phi tuyến giữa biến sở hữu của cổ
đông lớn và sự đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Những đóng góp về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đánh giá được mức độ đồng biến động giá cổ
phiếu trên TTCK Việt Nam, làm rõ tác động của các nhân tố thuộc về đặc thù của công ty
và của cấu trúc sở hữu đến đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Trên cơ sở phân
tích thực nghiệm về SYNCH tại thị trường Việt Nam, tác giả sẽ đề xuất một số khuyến
nghị nhằm hạn chế mức độ đồng biến động và qua đó làm tăng tính hiệu quả của thị
trường và phát triển TTCK Việt Nam trong thời gian tới.
Nghiên cứu có ý nghĩa cả đối với các thành viên tham gia thị trường như cơng
ty niêm yết, cơng ty chứng khốn, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán và nhà đầu
tư. Nghiên cứu có ý nghĩa đối với các cơ quan quản lý thị trường trong việc xây dựng
các chính sách nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động của TTCK, giảm rủi ro hệ
thống của thị trường, làm tăng tính hiệu quả của thị trường và hướng đến mục tiêu cuối
cùng để thị trường chứng khoán thật sự là kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế.
Nghiên cứu cũng có ý nghĩa đối với nhà đầu tư trong hoạt động phân tích, ra quyết
định đầu tư và xây dựng một danh mục đầu tư với chiến lược đầu tư hợp lý. Ngồi ra
kết quả nghiên cứu cũng hữu ích đối với các công ty niêm yết trong việc cải thiện môi
trường thông tin, nâng cao hiệu quả quản trị công ty nhằm làm gia tăng tính thơng tin
trong giá cổ phiếu của công ty. Kết quả rút ra từ nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị
công ty xây dựng chính sách nhằm tận dụng ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và các yếu
tố đặc thù của công ty để hạn chế sự đồng biến động giá cổ phiếu của cơng ty, gia tăng
giá cổ phiếu và qua đó gia tăng giá trị của công ty trên thị trường.



12


13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu một số nội dung cơ bản của luận án. Nội dung của chương
đề cập đến tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, chỉ rõ mục tiêu nghiên cứu và các câu
hỏi nghiên cứu cần phải trả lời trong luận án. Sự biến động giá cổ phiếu của các công
ty niêm yết chịu ảnh hưởng bởi các thơng tin chung của tồn thị trường và các thông
tin thuộc về đặc thù của các công ty niêm yết, khi giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng lớn bởi
các thơng tin chung của tồn thị trường mà ít phản ánh các thơng tin thuộc về đặc thù
của cơng ty thì sẽ làm gia tăng sự đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK. Khi một thị
trường có sự đồng biến động cao của các cổ phiếu niêm yết sẽ làm gia tăng rủi ro hệ
thống và làm giảm tính hiệu quả của TTCK. Đánh giá mức độ đồng biến động giá cổ
phiếu của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và làm rõ ảnh hưởng của các
nhân tố thuộc về đặc thù của công ty nói chung cũng như ảnh hưởng của cấu trúc sở
hữu của các công ty niêm yết đến sự đồng biến động giá cổ phiếu là mục tiêu nghiên
cứu mà đề tài hướng tới. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa thành các câu
hỏi nghiên cứu liên quan đến đo lường mức độ đồng biến động giá cổ phiếu, về mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và sự đồng biến động giá cổ phiếu và về mối quan hệ
giữa các yếu tố thuộc về đặc thù của công ty đến sự đồng biến động giá cổ phiếu.
Nội dung của chương cũng đã giới thiệu sơ bộ về bộ dữ liệu thứ cấp của các
công ty niêm yết và phương pháp phân tích sử dụng trong luận án. Ngoài ra, đối tượng
và phạm vi nghiên cứu cũng được tác giả trình bày trong chương này. Khung nghiên
cứu và những đóng góp mới của luận án được tác giả trình bày ở phần cuối chương
nhằm giúp việc theo dõi nội dung của luận án được dễ dàng hơn.
Như vậy, chương 1 đã làm rõ được tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, chỉ ra
được mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của đề tài, hướng tiếp cận, phương pháp
nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra.



14

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ ĐỒNG BIẾN ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2.1 Tổng quan nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu trên TTCK
2.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu sự đồng biến động giá cổ phiếu có ý nghĩa quan trọng cả về mặt
học thuật và thực tiễn, do đó nghiên cứu về sự đồng biến động giá cổ phiếu đã thu hút
được sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới ở cả góc độ vĩ mơ và góc độ cơng
ty. Các nghiên cứu về sự đồng biến động giá cổ phiếu được thực hiện chủ yếu tại thị
trường của các nước phát triển và một số ít nghiên cứu được thực hiện tại thị trường
của các nước đang phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Các nghiên cứu về sự đồng
biến động giá cổ phiếu tập trung làm rõ mức độ đồng biến động giá cổ phiếu, đánh giá
mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các nước phát triển và các nước đang phát
triển; phân tích các nhân tố ở khía cạnh tồn thị trường và ở khía cạnh đặc thù của
công ty ảnh hưởng đến sự đồng biến động giá cổ phiếu, phân tích ảnh hưởng của cấu
trúc sở hữu đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các công ty niêm yết trên thị
trường.

2.1.1.1 Các nghiên cứu về đồng biến động giá cổ phiếu ở góc độ vĩ mô
Trên cơ sở nghiên cứu của French & Roll (1986) và Roll (1988) xem xét
biến động giá cổ phiếu của các công ty riêng biệt so với biến động của toàn thị
trường, nghiên cứu của Morck, Yeung & Yu (2000) xem xét ảnh hưởng của môi
trường thể chế của quốc gia đến sự đồng biến động giá cổ phiếu và qua đó đánh
giá mức độ đồng biến động giá cổ phiếu của các nền kinh tế mới nổi với các quốc
gia phát triển. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, tại những nền kinh tế mới nổi,

đồng biến động giá cổ phiếu cao hơn so với những nước phát triển và nhân tố sự
hạn chế trong bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư cá nhân đóng vai trò quan
trọng dẫn đến đồng biến động giá cổ phiếu cao ở các quốc gia đang phát triển, các
nền kinh tế mới nổi.
Nghiên cứu của Jin & Myers (2006) bổ sung và phát triển thêm kết quả nghiên
cứu của Morck, Yeung & Yu (2000) và chứng minh rằng nhân tố bảo vệ quyền lợi của
nhà đầu tư không thể lý giải hết sự đồng biến động giá cổ phiếu, nếu bỏ qua vai trò


15
của sự minh bạch thông tin. Jin & Myers (2006) cho rằng bảo vệ quyền lợi của nhà
đầu tư và minh bạch thông tin phải đi cùng với nhau trong việc lý giải nguyên nhân
của sự đồng biến động giá cổ phiếu. Cụ thể dựa trên mẫu nghiên cứu gồm 40 quốc gia
trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 2001, các tác giả cho thấy rằng giá cổ
phiếu có xu hướng đồng biến động cao ở những nước với môi trường thông tin kém
minh bạch, sự thiếu minh bạch sẽ làm biến động giá cổ phiếu của công ty đồng bộ so
với biến động chung của toàn thị trường và cổ phiếu của những công ty kém minh
bạch đồng thời có đồng biến động giá cổ phiếu cao thì dễ gặp rủi ro phá sản trong
tương lai.
Nghiên cứu của Morck, Yeung & Yu (2000) và Jin & Myers (2006) đã đặt
nền tảng cho các nghiên cứu sau này về xem xét ảnh hưởng của môi trường thể chế,
môi trường thông tin, đặc điểm kinh tế vĩ mô đến sự đồng biến động giá cổ phiếu.
Li và cộng sự (2004) nghiên cứu trên mẫu gồm 17 quốc gia trong khoảng thời gian
từ 1990 đến 2001, nhằm xem xét ảnh hưởng của sự hội nhập của thị trường tài
chính đến sự đồng biến động giá cổ phiếu. Fernandes & Ferreira (2009) nghiên cứu
trên mẫu gồm 48 quốc gia từ năm 1980 đến năm 2003, nhằm đánh giá tác động của
việc thực thi luật giao dịch nội gián đến mức độ đồng biến động giá cổ phiếu. Eun,
Wang & Xiao (2015) nghiên cứu trên mẫu gồm 47 quốc gia trong khoảng thời gian
từ 1990 đến 2010 nhằm xem xét ảnh hưởng của văn hóa quốc gia đến sự đồng biến
động giá cổ phiếu.

Dang, Moshirian & Zhang (2015) nghiên cứu trên mẫu các công ty từ 41 quốc
gia trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2009 để xem xét sự tác động giữa việc sản
xuất thông tin của truyền thông, môi trường thể chế và đồng biến động giá cổ
phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc sản xuất thông tin của truyền thơng sẽ
khó khăn hơn ở các nước có mơi trường thể chế yếu, tại các nước có mơi trường thể
chế yếu thì báo chí truyền thơng khó tiếp cận thơng tin tin cậy của cơng ty, chi phí cho
việc sản xuất thơng tin cao, nhà đầu tư ít có nhu cầu đối với các thơng tin đặc thù của
công ty niêm yết. Kết quả là, thông tin mà báo chí truyền thơng cung cấp phản ánh chủ
yếu các thơng tin vĩ mơ chung của tồn thị trường và ít chứa đựng các thông tin đặc
thù của công ty niêm yết, nhà đầu tư giao dịch cổ phiếu dựa trên các thông tin vĩ mô và
làm gia tăng đồng biến động giá cổ phiếu trên thị trường. Kết quả này hàm ý rằng môi
trường thể chế của quốc gia có ảnh hưởng đến việc cơng bố các thơng tin đặc thù của
công ty, đồng biến động giá cổ phiếu thấp là do phản ánh nhiều hơn các thông tin đặc
thù của công ty vào trong giá cổ phiếu.


×