Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Trình bày nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25111945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.17 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GTVT
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày
25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống
giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay?”

Sinh viên thực hiện:
Lớp: 70DC
MSV:
Khóa:
Giáo viên hướng dẫn:

K70

HÀ NỘI

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng là một hệ thống quan điểm,
chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của
cách mạng Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giành độc lập dân tộc.
Những quan điểm, chủ trương, chính sách đó gắn liền với hồn cảnh lịch sử cụ thể
của đất nước ta lúc bấy giờ.
Trước tình hình đó Đảng đã đề ra đường lối kháng chiến cho toàn dân với những
nội dung cơ bản, đúng đắn, sáng tạo phù hợp với tình hình nước ta lúc bấy giờ , kế


thừa được kinh nghiệm của tổ tiên, đúng với nguyên lí về chiến tranh cách
mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Chính vì thế đã đưa cuộc kháng chiến của dân tộc
ta nhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng và từng bước đi đến thắng
lợi. Vậy nên để làm sáng tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về đường lối kháng chiến
chống Pháp của Đảng, hiểu thêm về công cuộc xây dựng đất nước ta trong thời kỳ
này, em xin trình bày đề tài: “Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” của Trung ương
Đảng ngày 25/11/1945” để làm bài tiểu luận của mình.
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Gỉang viên Nguyễn Thị
Thơm. Trong suốt quá trình học tập và tìm hiểu về bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, cơ đã truyền tải tận tình để em tích lũy thêm nhiều kiến thức, từ đó có
cái nhìn hồn thiện và sâu sắc hơn trong cuộc sống. Vận dụng những kiến thức cơ
đã truyền tải đã giúp em hồn thành bài tiểu luận này. Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà
sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người ln tồn tại những hạn chế nhất
định. Do đó trong q trình hồn thành bài tiểu luận chắc chắn khơng thể tránh
khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những góp ý của cơ để bài
tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

3


PHẦN 1.NỘI DUNG
1.Trình bày nội dung chỉ thị “kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945.
1.1.Bối cảnh nước ta sau cách mạng tháng 8/1945.
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập
đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị
các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt.
Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị Pốtxđam
(Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch ồ ạt kéo vào nước ta
từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật. Theo chúng là lực
lượng tay sai phản động trong hai tổ chức "Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng)

và "Việt cách" (Việt Nam cách mạng đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng
Giới Thạch còn ráo riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh,
đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng.
Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đơng Dương dưới chế
độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng minh giải
giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân Pháp quay lại Đông
Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh
chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó cịn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.
Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh
dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam.
Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt
động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. Chúng quấy
nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền, kích động một số người đi theo
chúng chống lại chính quyền cách mạng và địi cải tổ Chính phủ lâm thời và các
bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở
4


Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù
trong, giặc ngồi như lúc này.Trong lúc đó, ta cịn phải đối mặt với những thách
thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra
chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Cơng nghiệp đình đốn. Hàng hóa
khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó
khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng
Đơng Dương cịn nằm trong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và
quan kim gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do
chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hoà chưa có nước nào cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ
ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc".
Tổ quốc lâm nguy!
Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tỉnh táo
và sáng suốt phân tích tình thế với 2 khả năng:
+ Đành mất chính quyền quay về kiếp sống nơ lệ.
+ Củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ
Từ chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới và sức
mạnh mới của dân tộc là cơ sở để vạch ra chủ trương và giải pháp đấu tranh giữ
vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao
trên trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát
triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hịa bình cũng
đang vươn lên mạnh mẽ. ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân
dân lao động đã làm chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang
phát triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dân

5


tộc, tồn dân, tồn qn đồn kết một lịng trong mặt trận dân tộc thống nhất,
quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân tộc.
Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những việc cấp
bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại
xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến
quốc. Chỉ thị nhận định tình hình thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ
bản và những thử thách lớn lao của cách mạng nước ta. Trung ương Đảng xác
định: Tính chất của "cuộc cách mạng Đơng Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng

dân tộc giải phóng"(1). Cuộc cách mạng ấy chưa hồn thành vì nước ta chưa hoàn
toàn độc lập. Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết".
Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với Đơng Dương, Trung ương nêu rõ "kẻ
thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu
tranh vào chúng"(2). Vì vậy phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân
Pháp xâm lược"(3). Mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân
dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập - tự do - hạnh
phúc cho dân tộc.
Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc nêu ra 4 nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân cả
nước ta lúc nay là "củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ
nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân"(4).
1.2.Nội dung chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng chiến kiến
quốc” 25-11-1945.
- Về chỉ đạo chiến lược: Đảng ta xác định tính chất của cách mạng Việt Nam lúc
này là “cuộc cách mạng dân tộc giải phóng”. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn,
nó chưa hồn thành, vì nước ta chưa được hoàn toàn độc lập” và đề ra khẩu hiệu
“Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết!” nhưng không phải là giành độc lập mà là giữ
vững độc lập dân tộc.
- Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc đối với Đông
Dương và chỉ rõ kẻ thù chân chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải
tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, phải "lập Mặt trận dân tộc thống
6


nhất chống thực dân Pháp xâm lược"; mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút
tầng lớp nhân dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào,...
- Về phương hướng: chủ trương kiên trì theo nguyên tắc bình đẳng, tương trợ,
“thêm bạn bớt thù”, thực hiện khẩu hiệu “Hoa – Việt thân thiện” đối với quân
Tưởng Giới Thạch, “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
- Về nhiệm vụ: chỉ rõ 4 nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng trong nước là phải củng

cố chính quyền, bài trừ nội phản, bảo vệ đời sống nhân dân và đánh đuổi thực dân
Pháp xâm lược. Củng cố về chính quyền là nhiệm vụ quan trọng nhất.
b) Triển khai chỉ thị của BCH Trung Ương về “kháng chiến kiến quốc”
- Về nội chính:
+ Ngày 11/11/1945, trước sức ép của bọn đế quốc và tình hình khó khăn lúc bấy
giờ, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật dưới
danh hiệu Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương giữ vững vai trị lãnh
đạo chính quyền và nhân dân. Ngày 6-1-1946, tồn dân Việt Nam nơ nức
tham gia cuộc bầu cử, có hơn 89% số cử tri đã đi bỏ phiếu dân
chủ lần đầu tiên, đồng bào Nam Bộ và một số nơi đi bỏ phiếu dưới
làn đạn của giặc Pháp. Cuộc bầu cử thành công rực rỡ đã bầu ra
Quốc hội đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm
333 đại biểu.
+ Đồng thời các địa phương cũng tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và
kiện tồn Ủy ban hành chính các cấp. Quốc hội cũng thành lập ra Ban soạn thảo
bản Hiến pháp mới và tại kỳ họp thứ 2 (9-11-1946), Quốc hội đã thông qua bản
Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp năm
1946). Cách mạng tháng Tám đã thổi một luồng gió mới vào mọi mặt của đời sống
xã hội, đem lại quyền làm chủ cho mỗi công dân.
- Về quân sự:
+ Đảng ta chú trọng đến việc xây dựng lực lượng vũ trang và củ cố về quốc phịng,
chủ trương xóa bỏ bộ máy cai trị chính quyền cũ, giải tán các Đảng phản động,
thẳng tay trừng trị bọn phản quốc, đồng thời cũng tăng cường cảnh giác, bảo vệ
7


chính quyền Cách mạng. Bên cạnh đó Đảng ta cũng chủ trương xây dựng hóa bộ
máy tồn dân, đội tự vệ được củng cố, mở rộng phạm vi toàn quốc, động viên lực
lượng toàn dân trường kỳ kháng chiến.
+ Động viên tồn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến

lâu dài, dùng lối đánh du kích cùng với phương pháp bất hợp tác triệt để của nhân
dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và phát
triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.
- Về kinh tế tài chính:
+ Đứng trước tình hình ngân sách trống rỗng, thiên tai xảy ra nhiều, tài nguyên cạn
kiệt nên Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào ta lập “tuần lễ vàng”, “hũ gạo
cứu đói”. Bác Hồ cũng nêu gương bằng cách 3 bữa sẽ nhịn ăn 1 bữa để góp gạo
cho dân nghèo. Thực hiện khuyến nông, sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát
hành giấy bạc, định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy
mạnh tăng gia sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu "Tấc đất tấc vàng", "Sẻ cơm
nhường áo", "Công việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc".
+ Mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư nhân được góp vốn vào
việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các giới cơng thương mở
hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước nhà.
- Về văn hóa:
+ Tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các trường đại học và
trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy nhồi nhét, cổ động
văn hoá cứu quốc, kiến thiết nền văn hoá mới theo nguyên tắc: khoa học hoá, đại
chúng hố, dân tộc hố. Ngày 8-9-1945, Đảng đã kí sắc lệnh thành lập nha bình
dân học vụ
+ Từ 9-1945 đến 3-1946 Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hịa hỗn,
nhân nhượng với qn đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung
chống Pháp ở miền Nam. Từ 3-1946 đến 12-1946, Đảng và Chính phủ ta đã chọn
giải pháp thương lượng với Pháp, nhằm mục đích buộc quân quân Tưởng rút ngay
về nước. Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô,
8


tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị
cho cuộc chiến đấu mới.

- Về ngoại giao:
+ Kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc "bình đẳng, tương
trợ". Phương châm là "làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn đồng minh hơn
hết" và "muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực". Đối với
Tưởng thì chủ trương Hoa - Việt thân thiện; đối với Pháp, độc lập về chính trị,
nhân nhượng về kinh tế.
 Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, hai Hội nghị Trung ương đã khẳng định
quyết tâm đánh Mỹ và kiên quyết đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế
quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền
Nam. Ta chia làm 2 giai đoạn khá rõ rệt :
- Giai đoạn 1: Từ ngày 2-9-1945 đến 6-3-1946:
+ Nêu rõ nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc lúc này là phải “kịp thời chuyển hướng tư
tưởng và tổ chức, chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc
phòng cho phù hợp với tình hình mới". Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương
cũng nêu ra những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng miền Bắc là: kịp thời chuyển
hướng nền kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho kịp với sự phát triển
của tình hình, ra sức tăng cường cơng tác phòng thủ, trị an, bảo vệ miền Bắc, kiên
quyết đánh bại kế hoạch địch ném bom, bắn phá, phong tỏa miền Bắc bằng không
quân và hải quân.
 Hoạt động của quân Pháp ở miền Nam: Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh,
Chính phủ Pháp thành lập đạo quân viễn chinh để tái chiếm Đông Dương. Ngay 29-1945 khi nhân dân Sài Gịn – Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc
lập”, Pháp xả súng vào đám đông khiến nhiều người chết và bị thương. Đêm 22
rạng sáng ngày 23-09-1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đánh úp Uỷ ban
nhân dân tỉnh Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, xâm lược nước ta lần
thứ hai. Điều này đã đe dọa nghiêm trọng đến nền độc lập còn non yếu, của nước
ta lúc bấy giờ, đặt nhân dân miền Nam trước 2 sự lựa chọn hoặc đầu hàng hoặc
9


chống Pháp. Và với tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân ta đã đứng lên

chiến đấu chống quân xâm lược.
+ Ra sức chi viện cho miền Nam để hạn chế dịch chuyển "chiến tranh đặc biệt" ở
miền Nam thành "chiến tranh cục bộ" và ngăn chặn địch mở rộng "chiến tranh cục
bộ" ra miền Bắc, kip thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức cho phù hợp với tình
hình mới; đẩy mạnh cơng tác đấu tranh ngoại giao nhằm tranh thủ sự ủng hộ của
bè bạn quốc tế, vạch rõ âm mưu mới của đế quốc Mỹ đối với cách mạng miền Nam
và miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
 Hoạt động của quân Tưởng ở miền Bắc: Cũng cùng thời gian đó, từ vĩ tuyến 16
trở ra, gần 20 vạn quân Tưởng là lực lượng tay sai phản động trong 2 tổ chức “Việt
Quốc” và “ Việt Cách” ồ ạt kéo vào nước ta lấy tư cách đồng minh vào giải giáp
quân đội Nhật. Nhưng sự thật quân Tưởng muốn thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng
ta, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng.
Điều này làm cho chúng ta một lúc phải đối mặt với nhiều kẻ thù. Chính vì vậy, để
gạt mũi nhọn tấn công của kẻ thù vào Đảng, chúng ta thực hiệ chủ trương hịa
hỗn với qn Tưởng với khẩu hiệu Hoa – Việt thân thiện.

- Giai đoạn 2: Từ

ngày 6-3-1946 đến 19-12-1946, Đảng ta chủ trương hịa hỗn với Pháp để nhanh
chóng đẩy quan Tưởng ra khỏi nước ta.
+ Ngày 28-02-1946, Hiệp ước Hoa – Việt được kí kết ở Trùng Khánh. Theo hiệp
ước này, quân đội Tưởng rút về nước nhường cho quân Pháp giải giáp quân đội
Nhật của chúng ở miền Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp trả lại các tô giới và các
nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa, nhượng cho Tưởng một đặc khu ở cảng
Hải Phòng.
Chỉ thị nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt
trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển:
+ Về Đảng, muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên "Đảng và Mặt trận Việt
Minh phải được củng cố và phát triển. Đảng phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật
và nửa cơng khai của Đảng, tuyển thêm đảng viên; giữ vững sinh hoạt của Đảng;

thành lập Đảng đoàn trong các cơ quan hành chính và các đồn thể quần chúng;
10


xây dựng hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội;
+ Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc. Thống nhất
các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quốc; sửa chữa lại điều lệ cho các đồn thể cứu
quốc cho thích hợp với hồn cảnh mới; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn
thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban
Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận
Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược.
PHẦN II:Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “ chống dịch như chống giặc”
của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử của tinh thần dân tộc luôn bách chiến, bách
thắng qua hàng ngàn năm văn hiến với những trang sử hào hùng, vẻ vang và vô
cùng oanh liệt, khắc đậm dấu ấn về ý thức dân tộc xuyên suốt các thời đại dựng
nước và giữ nước. Chưa bao giờ dân tộc Việt Nam lùi bước trước mọi khó khăn,
thách thức mà ngược lại dân tộc ta ln biến những khó khăn, thách thức ấy thành
thời cơ và vận hội nhằm đưa dân tộc vươn đến đỉnh vinh quang. Việt Nam trong
lịch sử dân tộc, chúng ta đã từng đối đầu và luôn chiến thắng trước sức mạnh của
các thế lực xâm lược hùng hậu nhất mọi thời đại. Đó là thắng lợi của tinh thần và
khí phách dân tộc Việt Nam. Ngay từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu lây lan ra khỏi
biên giới Trung Quốc, Đảng, Nhà nước ta đã lập tức xác định dịch này là một thứ
“giặc”, nhanh chóng ra văn bản chỉ đạo, kích hoạt sự vào cuộc của hệ thống chính
trị với tinh thần “chống dịch như chống giặc”. Mệnh lệnh coi dịch bệnh là giặc có
lẽ chỉ duy nhất ở Việt Nam. Các quyết sách sáng suốt, kịp thời, quyết liệt đã dẫn
tới thành công trong cơng tác phịng, chống Covid-19 ở nước ta thời gian qua,
được nhân dân trong nước tin tưởng, bạn bè quốc tế cảm phục.
- Vì sao chống dịch phải như chống giặc? “Chống dịch như chống giặc” được hiểu
là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.

Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch tồn cầu, có tốc độ lây lan nhanh, khơng

11


chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn khiến số
người tử vong ngày càng cao; được coi là vấn đề cấp bách nhất hiện nay. Thứ
hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và bọn cơ
hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống
phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những người giấu
bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp hành lệnh
cấm tụ tập, tiếp xúc đông người… làm lây lan dịch bệnh.... Các loại giặc trên đều
nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt (dịch COVID-19 là “giặc vơ
hình” (mắt thường không thể thấy được làm người ta mắc bệnh và tử vong; đó là
các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị; do đó, chống giặc dịch được hiểu là
chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ “giặc” cịn lại cũng
nguy hiểm khơng kém nên đặt ra tính cấp bách và là “đối tượng” phải phịng,
chống nhanh chóng và kịp thời.
2.1. Tác động của dịch COVID-19 đối với nước ta
 Đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Về kinh tế: đại dịch Covid-19 làm cho nền kinh tế mất ổn định, phá vỡ các chuổi
liên kết trong hệ thống sản xuất xã hội, năng suất lao động giảm. Sản xuất cơng
nghiệp bị đình đốn. Vừa tham gia sản xuất vừa phải phòng, chống đại dịch ở từng
phạm vi nhỏ đến quy mô lớn của một nền công nghiệp đang phát triển gắn liền với
sự phát triển của thời đại.
- Về phương diện xã hội: nguồn lực lao động sẽ là tác nhân bị tác động ảnh hưởng
nặng nề nhất và thiệt hại nhất là thể lực người lao động. Quá tải đối với y tế, chất
lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân thấp. Giáo dục và đào tạo chưa
chuyển hướng kịp, bị động đối với lĩnh vực dạy và học. Tất cả tài lực, vật lực của
toàn dân, tích lũy từ nền kinh tế quốc dân của Nhà nước dồn vào việc chống địch,

bảo đảm cho Nhân dân về an sinh xã hội, chính sách xã hội nhằm ổn định về mặt
xã hội.

12


- Về đời sống: Nhân dân cực kỳ khó khăn, hẫng hụt cả về vật chất lẫn tinh thần do
dịch bệnh kéo dài chưa thể một sớm, một chiều ngăn chặn được.
 Đối với từng cá nhân con người: Cá nhân mỗi công dân, đại dịch Covid-19 phá
vỡ mọi sinh hoạt đời thường làm đảo lộn các nếp sinh hoạt trong một gia đình cũng
như mối liên kết giữa các gia đình và gia đình với xã hội. Các nhu cầu về vật chất
thiết yếu nhất của mỗi con người đều không thể đáp ứng được một cách kịp thời,
đầy đủ nhất. Các nhu cầu về tinh thần bị gián đoạn, đình trệ… Tất cả dồn sức cho
nhiệm vụ chính là dập dịch.
2.2. Phát huy ý thức dân tộc cùng các giá trị tinh thần dân tộc Việt Nam trong
giai đoạn hiện nay sẽ là sức mạnh dân tộc, một động lực cơ bản trong cuộc
chiến đẩy lùi dịch Covid-19.
2.2.1. Cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm chính trị cao độ.
- Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường Kách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã luận giải: “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình
trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu
tranh. Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực lượng nào, đồn kết lực
lượng nào, cơ lập và phân hóa lực lượng nào, để tiêu diệt kẻ thù của giai cấp, của
nhân dân. Khẩu hiệu chính trị đúng, thì tồn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai
là bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của
cách mạng”. Vì vậy, khẩu hiệu“chống dịch như chống giặc” trong phòng, chống
dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu đó của Người. Đảng ta đã
có những chỉ đạo rất quyêt liệt và kịp thời :
+ Về tổ chức bộ máy: thành lập Ban chỉ đạo quốc gia và Ban chỉ đạo cấp tỉnh về
phòng, chống Covid-19.

+ Về tổ chức thực hiện: Quan điểm phòng, chống Covid-19: Chống dịch như
chống giặc. Mục tiêu phòng, chống Covid-19: Đảm bảo các mục tiêu vừa phải
phịng, chống dịch, khắc phục có hiệu quả, vừa phải phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh, quốc phịng, an tồn, an dân và ổn định chính trị.
13


+ Phương châm phịng, chống Covid-19: “Phịng ngừa tích cực, phát hiện sớm,
cách ly nhanh, điều trị hiệu quả, xử lý dứt điểm, nhanh chóng ổn định tình hình”
theo Cơng điện của Thủ tướng Chính phủ 28 tháng 4 năm 2021. “Đi từng ngõ, gõ
từng nhà, rà từng đối tượng”. Biện pháp phịng, chống Covid-19: "5K" chung sống
an tồn với dịch bệnh: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập, Khai
báo y tế.
+ Về quan điểm và phương châm: Tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân
tộc là trên hết; “khơng để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phịng bệnh hơn
chữa bệnh. Theo đó, việc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay điều kiện tiên
quyết là phải đề cao các biện pháp phòng dịch là chính; thậm chí “phải hy sinh lợi
ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân” như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư và
Chính phủ.
2.2.2.Hoạt động lãnh đạo “Chống dịch như chống giặc” của Đảng
- Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Trong bầu trời khơng gì q
bằng Nhân dân”, “Khơng có dân thì Chủ tịch nước cũng đành chịu”. Tư tưởng dân
là gốc là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Người, tin vào dân,
dựa vào dân, phát huy sức mạnh của toàn dân là nguyên tắc cơ bản trong chiến
lược cách mạng của người. Học từ Bác, ngay từ khi có dịch Covid-19 bùng phát,
đặc biệt là khi thực hiện giãn cách xã hội, Đảng luôn quan tâm, chăm lo đời sống
Nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân, mọi tầng lớp Nhân dân đều có sự
đồng lịng nhất trí, phát huy sức mạnh đại đồn kết tồn dân. Từ khi cuộc
chiến đấu chống “giặc COVID-19” được khởi động, chúng ta đã nhìn thấy tinh
thần quyết liệt, khẩn trương ở tất cả các cấp, các ngành và các địa phương. Nhiều

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã được ban hành để kịp
thời ứng phó với những diễn biến mới của “quân địch”:
 Các giải pháp trọng tâm của Đảng, Chính phủ:
+ Trong các chỉ thị, quyết định và hướng về phòng, chống dịch COVID-19 của
Đảng, Nhà nước ta đều chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa; phát hiện sớm, xử lý kịp
thời, hiệu quả”. Đặc biệt, phải “cách ly kịp thời, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt
14


để, điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng cường ngăn chặn là vô
cùng quan trọng; bởi vì, nếu chúng ta khơng kịp thời, khơng nhanh chóng thì dịch
bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa. Đối với những người “nối giáo cho giặc” cần
kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật; còn đối với
các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng
chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam thì kiên quyết tiêu diệt.
+ Khơng được chủ quan khinh địch, vì diễn biến dịch hết sức phức tạp và hậu quả
xảy ra trên diện rộng do đó phải hết sức chủ động phòng, chống kịp thời và hiệu
quả. Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh. Đó
chính là tinh thần chủ đạo chống dịch như chống giặc hiện nay.
+ Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các cấp
tích cực tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là bà con nhân dân vùng có
dịch hiểu rõ, tác hại củadịch và tích cực, chủ động tham gia phịng, chốngdịch với
nhiều hình thức và phương tiện tuyên truyền khác nhau hiệu quả. Đồng thời, phải
khơi dậy và phát huy sức mạnh của Nhân dân trong phòng, chống dịch; phân công,
phân nhiệm lực lượng phụ trách cụ thể với tác phong “đi tận ngõ, ngõ tận nhà”…
nhằm phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
+ Phải kết hợp việc tiêu diệt giặc COVID-19 với thực hiện các nhiệm vụ chính trị
khác. Đây là giải pháp căn cơ nhất bởi vì dịch bệnh có thể kéo dài, nếu chỉ tập
trung mọi nguồn lực cho một nhiệm vụ sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ cho cả nền kinh
tế, gây mất ổn định chính trị, mất trật tự an tồn - xã hội...Thời điểm này rất cần sự

đồng lịng, đồn kết của toàn dân và sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị để
vượt qua khó khăn, đảm bảo tình hình đất nước ổn định, chăm lo đời sống nhân
dân. Đặc biệt, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy hành
chính Nhà nước, khơng vì dịch bệnh mà đình trệ cơng việc. Trước mắt, là làm tốt
mọi công tác chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội
lần thứ XII của Đảng.
+ Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để
ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm
15


dẻo, vừa cương quyết; sẵn sàng nhận hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm xử lý dịch,
chữa trị người nhiễm với cộng đồng quốc tế. Đây chính là tư tưởng cách mạng tiến
công của đường lối chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào “cuộc chiến
chống dịch COVID-19” hiện nay.
+ Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm cuối thực hiện Chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và khả năng sẽ ảnh hưởng đến một
vài năm đầu của giai đoạn 2021 - 2030 đang đặt ra những thách thức mới khơng
lường trước được. Vì thế, để nền kinh tế nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo phát
triển bình thường mới, cú sốc dịch bệnh “vơ tiền khống hậu” này cần được xử lý
kịp thời, không để kéo dài và không để các vấn đề phát sinh trong thời kỳ dịch
bệnh tồn đọng dai dẳng, kéo chậm tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế. Trước tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế, Chính phủ nhanh
chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh
nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc COVID-19, cụ
thể là : áp dụng gói chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và
xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng, gói cho vay mới với tổng hạn
mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thơng
thường từ 1% - 2,5%/năm, gói tài khóa (giãn, hỗn thuế và tiền thuê đất, giảm một
số thuế và phí) với tổng giá trị 180.000 tỷ đồng, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng

cho hơn 20 triệu lao động và đối tượng yếu thế.
+ Cùng với việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống
dịch, Bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng và thực hiện phương án đáp ứng
nhu cầu lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu, tuyệt đối khơng để ai
thiếu đói, đồng thời phải bảo đảm các yêu cầu an toàn phòng, chống dịch bệnh; kịp
thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi.
+ Về y tế: đã tiến hành phân loại, quản lý chăm sóc, thu dung, điều trị ca bệnh
ngay tại cơ sở, tại các trạm y tế lưu động để giảm ca bệnh nặng, giảm tử vong; phát
hiện sớm, cách ly nhanh, điều trị tích cực, khơng để q tải y tế ở tuyến trên, áp
dụng các phương pháp cổ truyền với hiện đại trong điều trị. Bên cạnh đó, tuyên
16


truyền “vắc-xin tốt nhất là vắc-xin tiêm sớm nhất”; tổ chức tiêm vắc-xin khoa học,
ưu tiên cho lực lượng tuyến đầu, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ.
+ Các cấp chính quyền thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày theo phân cấp để kịp
thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong q trình triển khai, tổ chức thực
hiện; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng
doanh nghiệp; kết hợp công - tư kịp thời, hiệu quả ngay tại xã, phường, thị trấn.
- Tuy nhiên, bên cạnh nỗ lực hết mình của Đảng, chính quyền, hệ thống y tế, ngành
chức năng và người dân, vẫn còn một bộ phận nhỏ cá nhân, tổ chức do thiếu ý thức
nên đã vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh, gây hậu quả nghiêm
trọng. Chính vì vậy, việc các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc, xử lý
nghiêm các đối tượng, tung tin giả (fake news) trên các trang mạng xã hội nhằm
câu like, câu view, gây hoang mang trong dư luận, kích động mâu thuẫn vùng
miền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc; bất chấp quy định giãn cách, ngang nhiên
tụ tập đông người để đánh bạc, .. là hết sức cần thiết và được đông đảo người dân
đồng tình, ủng hộ.
 Lịng u nước đã trở thành “bảo vật vô giá”, là phẩm chất tự hào của dân
tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Nó được

hun đúc trong mỗi người Việt Nam và thể hiện rõ nhất trong các cuộc chiến đấu
chống giặc ngoại xâm. Theo nghĩa nào đó, COVID-19 cũng chính là “giặc ngoại
xâm”, đang tìm cách lây lan, gây phương hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức
khỏe nhân dân, ảnh hưởng đến đà phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước luôn được duy trì ở mức cao trong những năm gần đây. Trước khi “tên giặc
này” xâm phạm “bờ cõi” với ca dương tính đầu tiên ngày 23/01/2020, Đảng và
Nhà nước ta đã nhanh chóng nhận thức rõ sự “hung hãn” của nó nên đã chỉ đạo các
cơ quan chức năng và các địa phương trong cả nước làm tốt công tác nắm tình hình
diễn biến dịch bệnh, đồng thời tập trung huy động nguồn lực nhằm chiến đấu và
chiến thắng “giặc COVID-19”. Chúng ta đã không chần chừ một giây phút nào mà
thống nhất chủ trương, quan điểm sẵn sàng chấp nhận những thiệt hại về kinh tế có
thể xảy ra khi thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm phòng, chống dịch bệnh.
17


Chủ trương, quan điểm này được cả hệ thống chính trị và tồn dân một lịng hưởng
ứng. Qua đây, chúng ta cũng thấy được bản chất nhân văn, nhân đạo, tính ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa đã và đang xây dựng ở nước ta dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
KẾT LUẬN
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” là Cương lĩnh hành động trước mắt của Đảng và
nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến đi đơi với kiến quốc khơng
những có giá trị lý luận chỉ đạo công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, mà cịn
có giá trị lý luận to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Đối với Quân
đội ta, phải luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ
Chí Minh về kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế; thực hiện tốt
chức năng, nhiệm vụ đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động
sản xuất, góp phần xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới. Không còn con đường nào
khác là tiến lên, nỗ lực thật nhiều, đoàn kết và thực hiện thật tốt những quy định

của Bộ Y tế, của chính quyền địa phương.Khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc”
trong phòng, chống dịch COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu của
Bác- Người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới và tất yếu
Việt Nam sẽ sớm giành thắng lợi trước thứ giặc nguy hiểm này.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Nguồn từ sách,báo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử ĐCSVN, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
2. Hội đồng Lý luận Trung ương, Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2006, 2011.
3. Một số chuyên đề lịch sử Đảng
4. Bộ Giaó dục và Đào tạo, Lịch sử 12, Nhà xuất bản giáo dục và đào tạo Hà Nội,
2009
II. Nguồn từ Internet
5. />6. />7. />7. />
19


20



×