TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN TRIẾT HỌC
Họ Và tên: Hứa Minh Hải
Năm sinh: 01-10-1985
Lớp: Thạc sĩ Tiếng Anh 1
Hà Nội1- 2016
Bài tiểu luận
Họ và tên: Hứa Minh Hải
Lớp: Thạc sĩ tiếng anh
Đề bài
Trình bày nội dung nguyên tắc toàn diện. Anh (Chị) hãy phân tích, lý giải
câu châm ngôn “Dụng nhân như dụng mộc” theo nguyên tắc toàn diện và liên hệ
với thực tế đánh giá, sử dụng đội ngũ cán bộ ở cơ quan, đơn vị mình.
Bài làm
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ cổ chí kim chuyện dụng nhân đã được viết, được bàn trên nhiều lĩnh vực
họat động có liên quan đến việc lựa chọn, điều khiển, chỉ huy con người. Trên thế
giới, nhiều nước đã có khoa Dụng Nhân Học và đã đưa vào nội dung giảng dạy
trong một số trường đại học đặc biệt: Ở nước ta tuy chưa có điều kiện nghiên cứu
và hình thành một bộ môn rõ rệt nhưng thực tế đã được ứng dụng trên nhiều lĩnh
vực trong xã hội. Câu Dụng Nhân như dụng mộc là lời nói của đức Khổng tử mà
xưa nay đã trở thành câu nói quen thuộc trong dân gian
Nói Dụng nhân như dụng mộc là các mà người Việt dùng để nhắc nhở và để răn
dạy con cháu mốn có được một thước gỗ đẹp, bền chắc, và phù hợp với người sử
dụng, tính chất công việc, sử dụng cần thiết phải biết kết hợp nhiều yếu tố như đôi
mắt bàn tay, khối óc và giác quan thứ 6 để đánh gía và nhận xét một các tòan diện
và cụ thể. Có băt tay thử làm mộc mới hiểu câu này ý nghĩa sâu sắc thế nào. Đương
nhiên, trong xã hội ta, chẳng nhiều người thử làm mộc, dù chỉ là làm chơi. Thế nên
nhân tài trôi dạt, người hiền đức như lá mùa thu. con người cũng vậy có rất nhiều
người nhiều tính cách nhiều lối sống, hoàn cảnh sống và khả năng khác nhau,
không ai sinh ra để được gọi là kẻ vô dụng cả, chỉ có những người không biết
“Dụng” họ vào từng thời điểm, từng vị trí và phân công, công việc cụ thể phù hợp
với sở trường sở đoản của người ta mà thôi. Loại gỗ nào đáng làm cột, làm kèo,
làm xà thì phải dùng loại gỗ đó. Loại gỗ nào tạp chỉ đáng để làm rui mè, thưng
1 cột, làm xà.... Dùng gỗ mà sai thì vừa vi
vách. Không thể tùy tiện mang loại gỗ làm
phạm, không khéo lại sập cả nhà chứ chẳng đùa.
Con người nếu không muốn đánh mất giá trị thực tế của một đội quân, một tổ
chức, một tập thể hay cũng có thể là một nhóm người nào đó thì điều đầu tiên
người chỉ huy cần phải có đôi mắt nhìn người thật tinh tế, nắm bắt khả năng của
từng người, từ tính cách thể trạng và năng lực để bố trí sao cho phù hợp, hoạt động
ăn khớp có hiệu quả đảm bảo về tính chuẩn xác, nhanh gọn hợp lý và hiệu quả cao
nhất, phải có tài chỉ huy, tài giao tiếp- ăn nói, tài quan sát và sử lý moị vấn đề sảy
ra hoặc có thể diễn ra một cách ổn thỏa mà vẫn đảm bảo guồng quay không bị gián
đoạn dù trong sx kinh doanh thời bình hay chỉ huy một đội quân trong các trận
đánh.
1. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích:
Từ việc giải thích trâm ngôn „Dụng nhân như dụng mộc’ dưới góc độ triết học,
đề tài sẽ chỉ ra một số đóng góp hữu ích của quan niệm đó từ xưa cho đến nay
Nhiệm vụ:
Làm rõ cách dùng người của người xưa
Sử dụng nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay
Giá trị của câu nói „Dụng nhân như dụng mộc’
Phân tích những ý nghĩa chủ yếu và đưa ra một số nhận xét và đánh giá về quan
niệm đó
2. Cơ sơ lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
Tiểu luận được thực hiện trên nền tảng lý luận và phân tích các quan điểm về
mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xh về lịch sử triết học nói
chung, triết học nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp logic kết hợp với PP lịch sử, phân tích và tổng hợp hệ thống hóa
và so sánh
I. NỘI DUNG
Ý nghĩa câu châm ngôn „Dụng nhân như dụng mộc’ trước hết ta đi vào phân
tích về mặt ngữ nghĩa của từng từ trong 1câu triết lý một cách cụ thể. Từ dụng có
nghĩa là dùng, từ nhân có nghĩa là người, và từ mộc có nghĩa là cây hoặc là gỗ theo
nghĩa hán việt. Vậy nói một cách nôm na „Dụng nhân như dụng mộc’ là cách sử
dụng con người ví như là cách sử dụng cây, gỗ vậy. Thật vậy cây hay gỗ là nguồn
nguyên liệu cần thiết cho ngành công nghiệp phát triển, được sử dụng rộng rãi
trong việc xây dựng, trang trí nội thất. nếu sử dụng cây, gỗ đúng với tính chất thì
lợi ích của nó rất lớn, ví dụ: một cây gỗ tự nhiên của nó thì có rất nhiều bộ phận
như rễ cây, than cây, cành cây lá cây... thì tùy vào bộ phận mà ta có thể sử dụng
phù hợp như than cây thẳng ta có thể sử dụng làm cột chống, đoạn cành cây cong
có thể làm cày, đoạn uốn lượn có thể làm những chi tiết trang trí trong đền chùa. lá
cây có thể sử dụng làm chất đôt. Nếu sử dụng ko đúng thì sẽ tiêu tốn rất nhiều công
sức co khi không đạt được mục đích.
Tại sao nói dụng nhân khó hơn dụng mộc? Sở dĩ vậy, việc sử dụng cây, gỗ là rất
khó, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm, kiến thức nhất định với kỹ năng thành
thạo mới có thể lựa chọn được những chủng loại cây gỗ nhất định phù hợp với
những đồ mà mình định đóng. Sau khi chọn phù hợp rồi thì việc còn lại là tiến
hành đóng cho ra sản phẩm.
Nhưng đối với việc sử dụng người, sau khi lựa chọn được một người vào vị trí
phù hợp thì không phải chỉ dừng lại ở đó, mà phải tiếp tục theo dõi, phát huy điểm
mạnh của họ, thực hiện các chính sách phát triển nhân sự. sau đó cất nhắc người đó
lên các cương vị quan trọng hơn.
Mỗi người chúng ta đều có sở trường và tài năng riêng, do vậy việc sử dụng con
người „Nhân’ - cũng rất khó, giống như việc sử dụng cây gỗ. Nếu sử dụng không
đúng theo tài năng của từng người thì không giải quyết được việc gì cả, đồng thời
không phát huy được tài năng và sở trường của họ.
Bác Hồ cũng đã có ý kiến như sau về việc dùng người “Chúng ta phải nhớ rằng
người đời ai cũng có chỗ hay chỗ dở ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người
chữa chỗ dở. dùng người như dùng gỗ. người thợ khéo thì gỗ to nhỏ, thẳng cong,
đều tùy chỗ mà dùng được”.
1 .Quan điểm về việc dùng người của người xưa
Với quy trình phát triển lâu đời và bề dầy văn hóa lịch sử hàng nghìn năm ở các
quốc gia phương đông đã xuất hiện các nhà
tư tưởng lớn mà học thuyết do họ đề
1
xướng đã trở thành rường cột và khuôn mẫu ứng sử không những cho một quốc
gia, một cộng đồng mà còn cho từng cá nhân trong quốc gia, cộng đồng đó. Trong
đó học thuyết có sức sống lâu nhất, ảnh hưởng lan truyền nhất không những chỉ ở
một quốc gia mà còn ở nhiều quốc gia, trong đó có VN, không phải chỉ ở đương
thời mà còn mãi cho đến ngày nay, đó chính là học thuyết “đức trị ” của Khổng Tử
hay còn gọi là “Nhân trị” vì vậy có thể nói đức trị chính là nền tảng chính mà trên
cơ sở của nó, tư tưởng quản trị nhân sự phương đông ra đời Khổng tử chủ trương
trị người bằng đức là chính, nghĩa là thu phục và dẫn dắt người khác, nhà quản trị
phải tự mình học tập và tu dưỡng để có được những đức tính cần thiết, chẳng hạn
như: Nhân, Nghĩa, Lễ Trí, Tín, Dũng. Trong đo, “Đức, Nhân” đựơc đặt lên hàng
đầu và là trung tâm vì con người và từ con người không tử coi nhân là gốc Lễ là
ngọn, Nhân là mục tiêu, Lễ là chính sách. Để thực thi được đạolý và mục tiêu
Khổng tử chủ trương sử dụng phương thức chính danh. Khổng tử cho rằng chỉ có
một sô ít người có năng lực đặc biệt và có nhân cách đặc biệt mới có thể hiểu và
thực hành được công quản trị. Vì vậy Học thuyết của ông đề xướng thường tồn tại
dưới các nguyên lý, nguyên tăc. Ông chủ trương: Đã chỉ cho một góc rồi mà không
suy ra 3 góc còn lại thì không dạy nữa, hoặc là “Ôn cũ biết mới”
Không tử cũng chỉ rõ các nguyên tắcliên quan đến các nội dung và các công việc
cụ thể của công tác quản trị nhân sự như: Sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, đào tạo nhân
sự. Chẳng hạn về sử dụng nhân sự. Khổng tử chủ trương
1.1 Cách tuyển dụng nhân tài của người xưa
Quan điểm nhất quán của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò to lớn của nhân tài
và việc trọng dụng những người có tài có đức cho sự nghiệp kiến thiết đất nước là
rất quan trọng. Bài viết “Nhân tài và kiến quốc” cũng như bài “Tìm người tài đức”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh như các “chiếu cầu hiền” của các bậc minh vương các
triều đại phong kiến tiến bộ của nước ta trong lịch sử. Nhờ có quan điểm và tư
tưởng trọng dụng nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ đã thu hút được rất
nhiều người có tài, đức vào sự nghiệp kiến quốc và bảo vệ đất nước ngay từ những
ngày đầu vô cùng khó khăn của chính quyền cách mạng
Hồ Chí Minh hằng mong muốn dân tộc Việt Nam phải giàu mạnh, phú cường, hơn
nữa dân tộc ta nhất định phải trở thành một dân tộc thông thái, xã hội xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải là một xã hội văn 1hóa cao. Để khát vọng đó trở thành hiện
thực sinh động phải có nhiều nguồn lực, vốn liếng, của cải, phải có rất nhiều người
tài đức, tức là nhân tài, hiền tài tham gia vào công cuộc kiến thiết chế độ.
Không có nguồn lực, nguồn vốn, của cải, tài sản nào quý hơn, quan trọng hơn là
vốn người, nguồn lực con người, tài nguyên con người, “tư bản” người. Nói rộng
ra đó là chất lượng con người Việt Nam trong cộng đồng dân tộc, trong các thế hệ
nối tiếp nhau. Tinh hoa ưu tú trong lực lượng người đông đảo ấy là những nhân tài
ở mọi lĩnh vực hoạt động, mọi nghề nghiệp, mọi cấp độ phát triển xã hội.
Muốn phát triển và hưng thịnh thì phải có nhiều người tài giỏi, hơn nữa phải sử
dụng và trọng đãi họ sao cho xứng đáng.
Trong quản lý và điều hành công việc quốc gia, phải coi lãng phí nguồn lực con
người là lãng phí lớn nhất. Để mai một nhân tài là gây ra thiệt hại lớn nhất, làm suy
yếu chính thể nhanh nhất. Đất nước sẽ đánh mất triển vọng phát triển, xã hội sẽ tự
làm hao mòn động lực phát triển nếu để xảy ra tình trạng nhân tài không được sử
dụng, không được tôn trọng. Cứ nhìn vào thái độ ứng xử và sự thi hành chính sách
đối với dân chúng, đặc biệt là đối với trí thức của những người cầm quyền trong bộ
máy công quyền và trong chính giới nói chung mà người ta có thể thấy tính chất và
hiện trạng của nhà nước và xã hội sẽ như thế nào.
Có thể nói, tuyển dụng, sử dụng nhân tài có hệ thống và quy củ ở nước ta bắt
đầu từ thời nhà Lý. Năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng trường đại
học đầu tiên, đó là Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Lúc đầu, Văn Miếu - Quốc Tử
Giám chỉ đào tạo người tài trong số con em tầng lớp quý tộc, sau đó, đào tạo những
người thi tuyển tài năng và đỗ đạt của mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt địa
vị xã hội, sang hèn. Đến năm 1075, vua Lý Nhân Tông mở khoa thi Minh kinh bác
học đầu tiên để tuyển chọn nhân tài ra làm quan (Lê Văn Thịnh là người đỗ Tiến sỹ
đầu tiên trong kỳ thi này).
Phương pháp tuyển chọn nhân tài bằng thi cử ở Việt Nam bắt đầu từ thời nhà Lý
và kéo dài đến thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX). Cùng với Trường Quốc Tử Giám
(để đào tạo văn quan), còn có các Giảng Võ đường để đào tạo võ quan. Các võ
quan cũng thường tham gia các kỳ thi tài theo định kỳ. Năm 1721, chúa Trịnh
Cương (1709 - 1729) lập ra Trường Võ học; năm 1724, lần đầu tiên tổ chức thi
tuyển võ. Người đỗ cao nhất được gọi là1 Tạo sỹ (Quận công Hoàng Đình Bảo đỗ
đầu bảng trong kỳ thi đầu tiên này) và hình thức thi tuyển võ này tồn tại cho đến
thời vua Tự Đức (1847 - 1883) nhà Nguyễn.
Đối với các triều đại phong kiến Việt Nam, tuyển chọn nhân tài có nhiều cách,
nhưng việc tuyển chọn tốt nhất, công bằng nhất là tổ chức các khoa thi. Các khoa
thi được tổ chức thường xuyên, ngày càng nghiêm túc và chặt chẽ; trở thành cơ chế
tuyển chọn nhân tài chủ yếu cho bộ máy cai trị ở trung ương và các cấp địa
phương. Dưới triều Lê sơ, khoa cử đã được quy định tương đối hoàn chỉnh. Cách
ba năm có một kỳ thi. Mỗi kỳ thi, thí sinh phải qua ba hoặc bốn đợt thi (gọi là tam
trường hay tứ trường): đợt một thi kinh nghĩa; đợt hai thi chiếu, chế, biểu; đợt ba
thi thơ, phú; đợt bốn thi văn sách.
Để tỏ lòng yêu mến “kẻ sỹ”, nhiều ông vua phong kiến Việt Nam đã đề ra các
chính sách khác nhau để khuyến khích, động viên việc học. Những người thi đỗ
trong các kỳ thi Hội, thi Đình đều được triều đình ban cấp mũ áo, được vinh quy
bái tổ, khắc bia tiến sỹ và được bố trí những chức quan tương xứng.
Gần mười thế kỷ khoa cử trong lịch sử hành chính nhà nước Việt Nam (từ khoa
thi Nho học đầu tiên dưới triều Lý năm 1075 đến khoa thi cuối cùng dưới triều
Nguyễn năm 1919), đã có 118 kỳ thi Hội, thi Đình, tuyển chọn được 2.898 tiến sỹ,
trong đó có 48 người đỗ trạng nguyên, 48 bảng nhãn và 78 thám hoa[3]. Trong số
đó, có nhiều nhà chính trị, ngoại giao, giáo dục, văn hóa... nổi tiếng.
Ngoài hình thức thi tuyển, ông cha ta còn sử dụng hình thức tiến cử nhằm
không để sót nhân tài, vì lý do nào đó đã không thể tham gia các kỳ thi. Thực hiện
hình thức tuyển chọn quan lại này, nhiều ông vua đã ban “Chiếu cầu người hiền
tài”, khuyến khích các quan lại tiến cử người tài. Để khắc phục tình trạng quan lại
“tiến cử bừa” nhằm tạo phe cánh và tham nhũng, các ông vua quy định, nếu quan
lại nào tiến cử đúng người hiền tài thì được triều đình khen thưởng, ngược lại thì bị
phạt rất nặng.
Nhờ có lòng yêu kẻ sỹ, trọng dụng nhân tài mà không ít vua quan ở nước ta đã
không ngần ngại cất nhắc, sử dụng nhân tài, không căn cứ vào hoàn cảnh xuất thân
và địa vị xã hội sang - hèn của họ.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền mới do Chủ tịch Hồ Chí
Minh lãnh đạo đã có nhiều chính sách để thu hút nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã tự viết “Chiếu cầu người hiền tài”, kêu gọi mọi người, các địa phương tiến cử
1
người hiền tài cho Chính phủ. Trong khi vừa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức
mới, Người đã mạnh dạn sử dụng nhiều nhân sỹ, trí thức yêu nước phục vụ cho nhà
nước cách mạng. Trong số họ, có nhiều người đã từng học tập, làm việc ở nước
ngoài, có người đã từng tham gia bộ máy của chế độ cũ, như ông Nguyễn Văn
Huyên, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Lương Đình Của, Vũ Đình Hòe, Trần Đại
Nghĩa, Huỳnh Thúc Kháng... Họ đã có những cống hiến to lớn cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc.
2.1 Thu hút và trọng dụng nhân tài ngày nay
Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, trọng dụng nhân tài, trong
đó: “Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử
dụng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [4], đặc
biệt, trước xu thế mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta xác định rõ hơn trong việc
xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài, coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu
trong việc thực hiện chiến lược cán bộ.
Xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài là một công việc khó khăn và phức
tạp, đòi hỏi cần có “cái tâm, cái tầm” của người lãnh đạo. Để chiến lược thu hút và
sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay đi đúng hướng và ngày càng phát huy hiệu
quả, cần:
Thứ nhất, thống nhất về mặt nhận thức đối với vai trò, vị trí của nhân tài.
Thống nhất nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý cấp cao về tầm quan trọng đặc biệt của việc xây dựng và thực
hiện chính sách nhân tài trong thời đại ngày nay là một việc rất quan trọng. Thực
hiện được nhiệm vụ này, cần phải coi việc phát hiện và sử dụng nhân tài phục vụ
cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là trách nhiệm của toàn xã
hội, trước hết là của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở trung ương cũng như ở địa
phương, đồng thời, phải có chính sách đoàn kết, tập hợp rộng rãi những người có
tài, có đức, không phân biệt họ là người trong Đảng hay ngoài Đảng, người trong
nước hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài; những người có đức, có tài, có
tâm huyết đối với quê hương, đất nước đều phải được trọng dụng, khắc phục tư
tưởng thành kiến, hẹp hòi, phân biệt đối xử.
Khuyến khích mọi CBCC phát hiện và tiến cử người tài trong xã hội. Đề cao
trách nhiệm phát hiện, sử dụng nhân tài của
1 người đứng đầu các tổ chức, cơ quan,
đơn vị, đồng thời, quy định rõ trách nhiệm của họ trong việc tuyển chọn, bố trí, sử
dụng nhân tài, tạo áp lực cạnh tranh thu hút và sử dụng người tài giữa các tổ chức,
cơ quan, đơn vị, tức là tạo ra “cầu” thật sự về nhân tài.
Thứ hai, áp dụng các hình thức để phát hiện và thu hút nhân tài.
Thực tế cho thấy, tuyển được nhân tài đã khó, nhưng việc giữ được nhân tài còn
khó khăn hơn nhiều, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nhân tài từ khu vực ngoài
nhà nước vốn rất năng động và nhiều cơ hội như hiện nay. Do đó, cần xây dựng
chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng nhân tài một cách đồng bộ, hợp lý và cần
thực hiện theo một quy trình thống nhất, liên hoàn gồm nhiều khâu: Phát hiện, đào
tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, trong đó sử dụng vừa là mục tiêu vừa là động lực
của quy trình phát triển tài năng. Bên cạnh đó, cần kiện toàn tổ chức bộ máy và
nâng cao năng lực của các cơ quan làm công tác cán bộ; quy định rõ hơn nữa trách
nhiệm của người lãnh đạo trong việc phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài. Sử
dụng tổng hợp các phương pháp phát hiện nhân tài như kiểm tra nền tảng học vấn,
kinh nghiệm; xem xét lời giới thiệu của các cá nhân, tổ chức có uy tín và trách
nhiệm; tổ chức kiểm tra, sát hạch về khả năng nhận thức, về năng lực, sở trường;
kết hợp nhiều hình thức phỏng vấn khác nhau như phỏng vấn tình huống; phỏng
vấn hành vi; phỏng vấn bằng các câu hỏi duy lý; phỏng vấn tạo áp lực...
Nghiên cứu, xây dựng chính sách thích hợp để thu hút được những nhân tài tiềm
năng như sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng ở trong nước và trên
thế giới; những người sớm bộc lộ các năng khiếu đặc biệt trong các lĩnh vực hoạt
động cụ thể...
Thứ ba, thực hiện đúng đắn chính sách bổ nhiệm, đề bạt công chức lãnh đạo.
Chú trọng công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo thông qua thi tuyển cạnh
tranh, công khai, dân chủ nhằm tạo động lực và sự quan tâm của nhân tài. Áp dụng
chính sách “tiến cử” và “tự tiến cử”; quy định rõ trách nhiệm của người tiến cử;
công khai hóa người tiến cử và nhân tài được tiến cử để xã hội có điều kiện giám
sát. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cán bộ và quy trình đề bạt cán bộ. Các tiêu chí
đánh giá cán bộ phải cụ thể, căn cứ chủ yếu vào tài đức của họ, gắn với nhiệm vụ,
vị trí công việc được giao, sát hợp với yêu cầu, đặc điểm của cơ quan, đơn vị, đồng
thời, phải áp dụng quy trình đề bạt, thử thách nhân tài rõ ràng, công khai, minh
bạch. Bổ nhiệm, đề bạt phù hợp với năng lực, trình độ để vừa phát huy được tối đa
1
tài năng của nhân tài, vừa giúp nhân tài tiếp tục phát triển và cống hiến.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ, trọng dụng nhân tài một cách thỏa đáng.
Ngoài nhu cầu bình thường trong sinh hoạt hàng ngày, CBCC còn tích cực
nghiên cứu khoa học. Nhiều công trình nghiên cứu nhiều khi chưa được xã hội
chấp nhận ngay. Đã có không ít phát minh khoa học của họ chỉ được thừa nhận khi
họ đã nghỉ hưu, thậm chí khi không còn sống. Chính vì vậy, chế độ đãi ngộ đối với
người tài phải rất khác so với những người bình thường.
Để thu hút nhân tài cần cải cách mạnh mẽ chế độ tiền lương của đối tượng này
nhằm đảm bảo cuộc sống của họ ở mức khá so với mức sống của các tầng lớp khác
trong xã hội, thu nhập của họ không thấp hơn thu nhập của những người có cùng
trình độ, năng lực làm việc ở khu vực tư; có chính sách hỗ trợ về nhà ở và các
phương tiện làm việc cần thiết. Nhà nước cần xem xét thành lập Quỹ nhân tài, đồng
thời, có chính sách hỗ trợ để người tài có thể tham gia các hội thảo khoa học, các
khóa học nâng cao ở trong nước và ngoài nước.
Thứ năm, tạo môi trường thuận lợi để nhân tài phát huy tài năng.
Nhà nước cần tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho CBCC như
không khí làm việc dân chủ, công khai; điều kiện làm việc đầy đủ, phương tiện
thông tin nhanh, kịp thời; đảm bảo cho nhân tài có quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm cá nhân; quyền tự do tư duy, phát triển ý tưởng khoa học.
Muốn thu hút được người tài, điều kiện quan trọng nhất là Đảng, Nhà nước phải
tuyển chọn được người đứng đầu các cơ quan nhà nước thật sự có tài, có đức, có
tâm.
Kẻ bất tài thường có tầm nhìn ngắn, cách nghĩ cạn, có thói quen ích kỷ, hẹp hòi, đố
kỵ, khó có thể đồng cảm, đồng điệu, tri âm, tri kỷ được với những người tài. Khi
người lãnh đạo bất tài thường sẽ không muốn sử dụng những người tài vì sợ người
tài lấn át “cái danh” của mình và đến một lúc nào đó, họ sẽ chiếm mất “ghế” quyền
lực; nên người lãnh đạo bất tài sẽ chọn kẻ giúp việc theo kiểu “ngưu tầm ngưu, mã
tầm mã”. Như vậy, môi trường toàn những kẻ bất tài thì chắc chắn chất lượng và
hiệu quả công việc sẽ rất yếu kém.
Thứ sáu, tôn vinh, đề cao vị trí xã hội của nhân tài.
Có rất nhiều biện pháp để tôn vinh, đề cao vị trí xã hội của nhân tài. Xưa kia,
những người thi đỗ tiến sỹ, thám hoa, bảng nhãn, trạng nguyên đều được lưu danh
vào bia tiến sỹ, được nhà vua ban tặng mũ, áo và lệnh cho quê hương, bản quán
1
của họ phải tổ chức các lễ nghi khi các tân khoa “vinh quy bái tổ”. Những người đỗ
đạt cao đều được bố trí vào những vị trí quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Đến nay, việc tôn vinh đề cao nhân tài đang được phát huy và có tác dụng lớn
như vừa qua, thành phố Hà Nội tổ chức long trọng lễ tuyên dương 112 thủ khoa
xuất sắc đại diện cho 50 trường đại học, cao đẳng trên toàn thành phố với sự có
mặt của nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong việc tôn vinh, đề cao vị trí xã
hội của nhân tài.
Thứ bảy, thành lập cơ quan chuyên trách để thực hiện chiến lược thu hút và sử
dụng nhân tài.
Muốn thu hút được người hiền tài thì phải có chính sách cụ thể của Đảng và
Nhà nước chứ không thể tùy thuộc vào chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” của từng địa
phương như hiện nay. Chính phủ cần thiết phải thành lập một cơ quan chuyên trách
trực thuộc Bộ Nội vụ (có thể là Vụ đào tạo, bồi dưỡng tài năng) để thực hiện chiến
lược thu hút, đào tạo và sử dụng nhân tài. Cơ quan chuyên trách này chịu trách
nhiệm nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhân tài thống nhất từ
trung ương đến địa phương, đồng thời, cũng phải có đủ thẩm quyền và nguồn tài
chính để triển khai các công việc cần thiết; kết hợp với các cơ quan, tổ chức có liên
quan để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đào tạo và sử dụng nhân tài.
Ngoài cơ quan trực thuộc Bộ Nội vụ, ở các tỉnh và thành phố lớn trong cả nước cần
có các văn phòng đại diện để trực tiếp theo dõi và thực hiện chính sách quan trọng
này.
Thứ tám, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.
Việc Nhà nước cử những sinh viên ưu tú đi đào tạo ở các học viện và các
trường đại học danh tiếng trên thế giới là một hướng đi đúng, cần được phát huy.
Thu hút nhân tài là người nước ngoài, Việt kiều đang sinh sống và làm việc ở các
nước là một chính sách quan trọng để Việt Nam hòa nhập và phát triển mạnh mẽ
hơn trong những năm tới.
Chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài của cha ông ta đang được Đảng, Nhà
nước ta ngày nay tiếp tục vận dụng, phát huy. Tuy nhiên, trước tình hình mới, để
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chính sách
thu hút và trọng dụng nhân tài cần phải có những quyết sách mới phù hợp hơn và
có hiệu quả hơn./.
1
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC HIỆN NAY
Trong sự nghiệp xâ dựng và bảo vệ đất nước,chúng ta rất cần đội ngũ những người
giỏi
về quản lý, có nghề, thạo việc chuyên sâu. Việc mở trường lớp dạy học, đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn, thợ giỏi là việc làm bắt buộc, thường
xuyên và là nhân tố đầu tiên để có lớp thầy giỏi, thợ giỏi,. Các nước tiên tiến có
trình độ khoa học kỹ thuật cao đi trước chúng ta vài chục năm kinh nghiệm cũn đào
tạo theo quy chuẩn trường lớp: Thầy dạy, trò học. Vấn đề là dạy như thế nào? Học
như thế nào? Nhưng ta còn khác họ ở chỗ đó.
Nói về nhân lực là chuyện đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng con người. Đây là các khâu
khép kín trong quá trình học tập và tu dưỡng rèn luyện, làm việc và cống hiến của
mỗi người lao động trong xã hội. Vì thế mối quan hệ tương tác giữa chủ thể khách
thể ở mỗi khâu (như nhà trường, ngành giáo dục - đào tạo, cơ quan, đơn vị địa
phương và người quản lý sử dụng lao động, chủ doanh nghiệp, hệ thống tổ chức
cán bộ, cơ quan chủ quản) có tác động rất lớn đến khâu đào tạo bồi dưỡng sử dụng
lao động.
Trong hệ thống giáo dục- đào tạo, các cấp học, ngành học phải thực hiện thật tốt 3
nhiệm vụ: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đây là nhiệm vụ
thường xuyên, lâu dài, mang tính chiến lược phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước mà sứ mạng này giao cho oàn hệ thông chính trị và cả xã hội
cùng làm chứ không phải là công việc riêng của ngành giáo dục đào tạo. vì giáo
dục là sự nghiệp của toàn dân. Cả nước cả dân tộc chung tay chung sức nâng cao
dân trí. Mở mang trí tuệ qua các hệ thống đào tạo bồi dưỡng, xây dựng xã hội học
tập.
Xã hội học tập xây dựng xã hội học tập chính là tạo môi trường là mảnh đất màu
mỡ để phát triển sự nghiệp giáo dục toàn dân. Vì thế chúng ta rất cần phải xác định
thật chuẩn phương hướng nhiệm vụ quy mô đào tạo các loại hình lao động để cung
cấp cho xã hội nguồn nhân lực có chất lượng cao, tạo tiền đề phát triển kinh tế tri
thức phụ vụ sự nghiệp các mạng thời kỳ mới.
Việc sử dụng lao động cũng là vấn đề bức xúc xã hội. Lớp trẻ không khỏi toan tính
học gì? Học nghề gì? Nhưng khó khăn vất vả bội phần là học xong để được làm gì?
Làm ở đâu? Cũng không thể trách cứ thanh niên thời nay là thực dụng bởi “cơm áo
1
không đùa với khách thơ” “có mới vực được đạo” Mỗi người phải biết tự nuôi
sống mình và gia đình thì mới tồn tại và phục vụ xã hội “Dụng nhân như dụng
mộc”chính là ở chỗ này. Chất lượng nguồn nhân lực có được khai thức đúng lúc,
đúng chỗ, đúng đối tượng để “gỗ nào vào việc ấy”, mọi người mới phát huy hết sở
trường sở đoản phục vụ xã hội.
III. Kết luận
Lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta, trải qua bao thăng trầm trước mọi cuộc
xâm lăng với những tên đế quốc sừng sỏ nhất vẫn trường tồn và phát triển cho đến
ngày nay là do nhiều yếu tố, trong đó không thể đề cập đến chính sách sử dụng và
trọng dụng nhân tài của người xưa.
Ngày nay trong xu thế hội nhập và phân công lao động gày càng sâu sắc và toàn
diện giữa nước ta với phần còn lại của thế giới, trong môi trường cạnh tranh gay
gắt thì việc sử dụng và trọng dụng nhân tài không hề giảm đi ý nghĩa của nó mà
ngược lại,nó mang tầm vóc mới là yếu tố quan trọng trong cạnh tranh , đưa nước ta
đuổi kịp các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới. Để sớm đưa
nước ta thoát khỏi các nước kém phát triển và trở thành một nước phát triển như đã
đề cập ở trên sánh vai với các cường quốc năm châu như thành một yêu cầu bức
xúc toàn diện cách mạng và triệt để.
“Dụng nhân như dụng mộc” với hàm ý không có người nào là vô dụng chỉ cần sử
dụng đúng người đúng việc thì sẽ phát huy hiệu quả con người đó. Câu châm ngôn
trên từ xưa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và là bài học sâu sắc mà ông cha ta
để lại
1
.
1