TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA CÔNG TRÌNH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
BÊ TÔNG NÂNG CAO
Họ tên giảng viên: TS. Dương Đức Tiến
Họ tên học viên: Phạm Văn A
Lớp: CH20 – ĐH2
Mã số học viên:
Ninh Thuận – 20..
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
KHOA CÔNG TRÌNH
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TRÌNH BÀY NỘI DUNG KHỐNG CHẾ CHẤT LƯỢNG
TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG ĐẬP BÊ TÔNG ĐẬP
LĂN
Họ tên giảng viên: TS. Dương Đức Tiến
Họ tên học viên: Phạm Văn A
Lớp: CH20 – ĐH2
Mã số học viên:
Ninh Thuận – 20..
2
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
(Nhóm 5)
1. Trình bày nội dung khống chế chất lượng trong quá trình thi công đập bê
tông đầm lăn?
2. Phân tích các yêu cầu kỹ thuật trong khống chế chất lượng BTĐL trong một
số công trình ở Việt Nam như Sơn la, Bản Vẽ, Lai Châu, Đồng Nai 5...
1. NỘI DUNG KHỐNG CHẾ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN.
Muốn cho chất lượng của đập bê tông đầm lăn đảm bảo theo yêu cầu thì phải tiến
hành quản lý chất lượng của bê tông đầm lăn trong quá trình thi công. Nội dung bao gồm:
- Khống chế chất lượng của vật liệu;
- Khống chế chất lượng tỷ lệ hỗn hợp trộn bê tông;
- Khống chế chất lượng tại khoảnh đổ, mẫu thử và khoan lấy mẫu thử v.v...
1.1. KHỐNG CHẾ CHẤT LƯỢNG NGUYÊN VẬT LIỆU
1.1.1. Xi măng
Mỗi đợt xi măng nhập kho, phải kiểm xem có phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia
không. Đối với xi măng đưa vào trộn cũng phải dùng phương pháp xác định cường độ
nhanh để kiểm tra xem xi măng trong khâu bảo quản có bị hiện tượng giảm sút chất
lượng hay không. Nếu thấy khác thường thì phải kịp thời xác minh nguyên nhân và giải
quyết
1.1.2. Tro bay
Mỗi đợt tro bay nhập kho, tiến hành lấy mẫu kiểm tra.Nếu thấy khác thường thì
phải kịp thời xác minh nguyên nhân và giải quyết.Tro bay khô trong quá trình vận
chuyển và bảo quản cần chú ý chống ẩm, chống ô nhiễm. Chỉ tiêu chất lượng của tro bay
xem bảng 1.1.
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chất lượng của tro bay
3
Số tiêu chuẩn
Độ mịn 0.08mm sàng
Lượng đốt
Lượng nước
SO3
Độ mở
còn(%)
cháy(%)
cần(%)
(%)
(%)
≤8
≤8
≤ 105
≤3
≤1
≤6
≤ 105
1,5
3
GB 1596-76
Lượng sót trên sàng
ASTMC-618
No 325 khi sàng ướt
tối đa ≤ 34
14 TCN
3
≤ 15
≤6
≤5
105-1999
Chú thích: GB 1596-76 là tro bay dùng trong xi măng va bê tông (Tiêu chuẩn
quốc gia) Trung Quốc.
1.1.3. Cát
Các mục kiểm tra chủ yếu của cát là modun độ mịn, tỷ lệ ngậm nước và độ ẩm. Nếu
dùng cát nhân tạo thì phải kiểm tra hàm lượng hạt nhỏ (< 0.075mm), bởi vì hàm lượng
cát nhỏ thay đổi sẽ làm thay đổi dung trọng của bê tông đầm lăn.
Mỗi ngày kiểm tra ít nhất 1 lần modun độ mịn của cát, nếu kết quả kiểm tra chênh
lệch với trị số đã cho ± 2% trở lên thì phải điều chỉnh lại tỷ lệ cấp phối.
Lượng nước của bê tông đầm lăn ảnh hưởng đến dung trọng và cường độ của bê
tông đầm lăn, vì thế kiểm tra tỷ lệ ngậm nước của cát là vô cùng quan trọng. Lượng ngậm
nước của cát phải ổn định. Cố gắng sao cho tỷ lệ nước của cát < 6%. Vì nếu hàm lượng
nước lớn hơn 6% thì sự dao động của tỷ lệ nước sẽ lớn và sẽ ảnh hưởng đến trị số VC.
Khi nước của cát dao động trên ± 0.5% thì phải điều chỉnh lượng nước dùng.
1.1.4. Đá
Đường kính vượt quá của các cấp đá phải khống chế trong phạm vi cho phép. Tỷ lệ
nước bề mặt của đá dao động trên ± 0.2% thì phải điều chỉnh lượng nước trộn.
Áp dụng sàng để kiểm tra đường kính quá cỡ, qui cách mắt sàng và tiêu chuẩn đánh
giá đường kính quá cỡ theo tiêu chuẩn qui định.
Kiểm tra tỷ lệ ngậm nước chủ yếu tiến hành với loại đá nhỏ.
1.1.5. Chất phụ gia
Theo dõi thời gian bảo quản chất phụ gia, ngày nhập kho.
Sau mỗi lần pha chế phải định kỳ kiểm tra lại nồng độ.
Trong thi công cứ mỗi ca lại lấy mẫu kiểm tra tỷ trọng của dung dịch, xác định nồng
4
độ thực tế. Khi nồng độ thay đổi ± 5% thì phải điều chỉnh lượng trộn dung dịch.
1.2. KHỐNG CHẾ CHẤT LƯỢNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT BÊ TÔNG
Trong quá trình sản xuất, việc khống chế chất lượng của hỗn hợp bê tông đầu tiên
phải kể đến là yêu cầu cân đo, đong đếm chính xác. Bê tông đầm lăn rất nhạy cảm với
nước, việc đong đo nước yêu cầu chặt chẽ hơn bê tông thường. Dụng cụ đo, số lần kiểm
nguyên vật liệu và dung sai cho phép xem bảng 1.2.
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn kiểm tra dung sai cân đo phối liệu
Tên vật liệu
Nước
Xi măng, tro bay
Cốt liệu thô, mịn
Chất phụ gia
Dung sai cân đo
± 1%
± 1%
± 2%
± 1%
Số lần kiểm tra
1 lần /tháng
Thời gian trộn đầy đủ là điều kiện cơ bản đảm bảo cho chất lượng bê tông . Mỗi ca
kiểm tra thời gian trộn không được ít hơn 4 lần. Khi cần có thể kiểm tra độ đồng đều của
hỗn hợp. Lấy mẫu ở bộ phận đầu, cuối của máy trộn, mỗi lần lấy mẫu thử không ít hơn
30kg, tiêu chí của trộn đều là:
1) Dùng phương pháp rửa để xác định tỷ lệ phần trăm của cốt liệu thô, trị số chênh
lệch của hai mẫu thử phải ít hơn 10%.
2) Với phương pháp phân tích dung trọng vữa cát xác định dung trọng, trị số chênh
lệch không được lớn hơn 30kg/m3.
Trong thi công bê tông đầm lăn, lượng nước dùng cho đơn vị thể tích hoặc trị số VC
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầm rung, cho nên khống chế lượng nước và VC là vô
cùng quan trọng
Khi lượng nước bề mặt cốt liệu sai khác qui định thì phải tăng, giảm lượng nước
trộn.
Lấy mẫu tại miệng máy trộn là phương pháp để kiểm tra chất lượng bê tông. Trong
khi lấy mẫu ở miệng máy, ngoài chế tạo mẫu thử cường độ ra còn phải chế tạo ra mẫu
thử chống thấm. Ngoài ra còn phải để một số lượng nhất định các mẫu thử để làm thí
nghiệm đối chiếu với mẫu lấy từ nõn khoan trong bê tông, để xây dựng mối quan hệ
tương ứng của hai loại này.
1.3. KHỐNG CHẾ CHẤT LƯỢNG MẶT KHOẢNH ĐỔ
Khống chế chất lượng khoảnh đổ chủ yếu gồm các nội dung sau:
5
1) Khống chế các hạng mục công việc như: đổ đống, san, đầm lăn.
2) Khống chế mức độ ẩm ướt của hỗn hợp khi đầm lăn (Vc).
3) Khống chế độ đầm chắc.
1.3.1. Khống chế các công việc đổ đống, san, đầm lăn
1. Giảm bớt sự phân ly của cốt liệu:
Hỗn hợp bê tông đầm lăn được tạo thành bởi hỗn hợp các nguyên vật liệu có khối
lượng khác nhau, và các độ hạt to nhỏ khác nhau. Để giảm nhẹ cốt liệu phân ly có thể áp
dụng hàng loạt các biện pháp bao gồm từ khâu thiết kế cấp phối đến khâu trộn, vận
chuyển, đổ đống, san đầm v.v...
2. Khống chế chiều dày lớp đổ:
Công việc đầm chặt mặt đập được xác định thông qua các thí nghiệm đầm chắc. Đối
với bê tông và các công cụ đầm chắc đã định, đầm lăn bao nhiêu lượt để có thể đạt yêu
cầu của thiết kế phải tuỳ thuộc chiều dày lớp đổ bê tông. Vì vậy chiều dày đổ thực tế phải
khống chế rất chặt chẽ, dung sai trong phạm vi ± 3cm. Đổ dày quá khó đầm chắc lớp
dưới và sẽ làm giảm độ đặc chắc. Mặt san không đều làm ảnh hưởng đến sự làm việc của
máy đánh sờm. Kiểm tra chiều dày đổ có thể dùng thước nivo lade.
3. Giảm bớt sự phá hoại và ô nhiễm mặt tầng:
Khi chải và đục sờm, phải nắm vững thời gian, nếu thời gian quá sớm,dễ làm cho đá
bị lay lắc lỏng, khiến mặt tầng kết hợp không chắc.
Mặt tầng phải giữ cho sạch và luôn ở trạng thái ẩm ướt cho đến khi phủ lên tầng bê
tông mới. Có thể tiến hành bằng phương pháp phun sương hoặc tưới nước.
4. Nắm chắc thời gian giãn cách:
Muốn được chất lượng tốt thì thời gian các khâu vận chuyển, đổ đống, san, đầm
chắc cũng như đổ tầng trên là quãng thời gian quan trọng nhất, không được vượt qua thời
gian cho phép qui định nếu không thì khó mà đảm bảo được hai tầng kết hợp tốt với
nhau.
Một số thời gian có liên quan mật thiết tới chất lượng của bê tông đầm lăn, ví dụ
như Hội bê tông của Mỹ có đề xuất những yêu cầu sau:
1) Thời gian khi hỗn hợp bê tông đầm lăn ra khỏi máy trộn đến khi đầm lăn xong,
không vượt quá 40 phút.
6
2) Hỗn hợp bê tông đầm lăn từ lúc đổ vào khoảnh đổ đến khi bắt đầu đầm lăn
không được quá 10 phút.
3) Chất kết dính mặt tầng sau khi đã xử lý mặt khe thi công, từ lúc san đổ đến khi
phủ hết bê tông đầm lăn không vượt quá 15 phút
1.3.2. Kiểm tra hiện trường thời gian ninh kết ban đầu của bê tông
đầm lăn
Lấy thời gian ninh kết ban đầu của bê tông đầm lăn làm căn cứ để xác định thời
gian giãn cách cho phép giữa tầng bê tông trên và dưới.
A. Nguyên lý xác định thời gian ninh kết ban đầu:
2. Nguyên lý xác định ninh kết:
Tiêu chí của ninh kết ban đầu là sự chuyển biến của kết cấu vữa xi măng từ kết
dính sang kết tinh. E.E.KAЛMblKOBA và H.B.MUXAИOB dùng máy đo độ nhớt để
nghiên cứu quá trình hình thành kết cấu của vữa xi măng có tỷ lệ nước tro khác nhau τ0
W
= 0.28
C
120
η0 x 10 2 (Pa.s)
τ 0 x 10 2 (Pa)
và độ nhớt η0 biến hoá theo thời gian như hình 1-1.
W
= 0.5
C
W
= 0.4
C
80
W
= 0.5
C
6
4
40
0
W
= 0.28
10 C
W
= 0.4
C
8
2
120
0
240 360
thêi gian (phót)
60
120
360
240
thêi gian (phót)
Hình 1-2: Ứng lực cắt cực hạn của vữa xi măng τ0 và độ nhớt biến đổi theo thời gian
Xác định thời gian ninh kết của hỗn hợp bê tông trong nhà được tiến hành trong
điều kịên nhiệt độ, độ ẩm không đổi. Điều kiện môi trường tại hiện trường thi công so với
điều kiện trong nhà phức tạp hơn rất nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân biến đổi hoặc thúc
đẩy hoặc trở ngại đến sự chuyển đổi từ kết cấu kết dính sang kết cấu kết tinh, làm cho
thời gian ninh kết ban đầu hoặc rút ngắn hoặc kéo dài.
B. Thiết bị thử và phương pháp thử:
7
Thí nghiệm trong nhà dùng máy đo trở lực xuyên (hoặc máy tự động xác định thời
gian ninh kết của bê tông). Xác định thời gian ninh kết ban đầu tại hiện trường thi công
dùng máy đo thời gian ninh kết ban đầu hiện trường của bê tông đầm lăn .
1. Phương pháp xác định thời gian ninh kết ban đầu trong nhà của bê tông đầm
lăn:
Xác định theo các bước sau:
1. Sàng bỏ cát có đá lớn hơn 5mm.
2. Cân theo tỷ lệ cấp phối vữa cát bê tông đầm lăn để trộn mẫu thử vữa cát.
3. Đổ vữa cát chia đều vào 4 khuôn thử hình lập phương có cạnh dài 15 cm, để
khuôn thử lên bệ rung. Đặt khối nặng đè lên mặt vữa cát, tổng trọng lượng để tính theo
cường độ 2450 Pa. Sau khi rung, cạo gạt bỏ vữa cát thừa trên bề mặt mẫu thử, lau bề mặt.
4. Sau khi tạo hình xong mẫu thử lập tức dùng máy đo trở lực thường xuyên (hoặc
máy xác định thời gian ninh kết của bê tông) để đo trở lực xuyên. Sau đó, cách 1 giờ lại
đo trở lực xuyên một lần, cho đến khi trở lực xuyên của mẫu thử lớn hơn 30 MPa thì thôi.
Để mẫu thử vào tủ nhiệt độ không đổi ở 20 ± 20C, đậy tấm kính lên mặt khuôn để tránh
nước bay hơi.
2. Phương pháp đo thời gian ninh kết ban đầu tại hiện trường của bê tông đầm
lăn, các bước thao tác như sau:
1. Đồng thời cùng lúc với việc trộn bê tông, theo tỷ lệ cấp phối vữa cát trong bê
tông để trộn thành mẫu thử, trong đó cát đã được sàng bỏ hạt lớn hơn 5 mm.
2. Trên vị trí nhất định của bê tông đầm lăn hiện trường sau khi đã san đào một
diện tích không nhỏ hơn 40cm x 40cm, sâu 25~30cm, đổ vữa cát thử vào trong hố, khi đó
bề mặt mẫu thử cao hơn bề mặt bê tông .
3. Đánh dấu lại chu vi mẫu thử vữa cát, đậy lên mẫu thử một túi dệt bằng sợi nilon,
tiến hành đầm lăn của mẫu thử lẫn hỗn hợp bê tông và cùng bảo dưỡng. Chú ý trong khi
đầm lăn không được để đá rơi vào vữa cát. Đầm lăn xong tháo rỡ nilon đi.
4. Trước tiên dựa vào thời gian ninh kết ban đầu để tính ra áp lực xuyên tương ứng
rồi đem trừ đi trọng lượng của thanh trượt máy đo (hình 8-3) để làm tải trọng phụ khi đo
hiện trường.
5. Đặt máy đo hiện trường lên mẫu thử vữa cát , điều chỉnh vít chân lên xuống của
8
giá máy để cho máy thẳng đứng, vặn lại chốt để hãm thanh trượt, điều chỉnh êcu đầu đo
để đầu đo vừa vặn tiếp xúc với mặt mẫu thử.
6. Vặn lỏng ốc hãm để nới lỏng thanh trượt, cho tải trọng phụ lên đĩa đỡ tải cho tải
tăng dần trong 10s. Sau 10s lập tức rỡ bỏ tải trọng phụ, quan sát vạch đo thanh trượt ở
phía trên vòng hãm di chuyển, vạch đo này chính là chiều sâu xuyên đo được. Mỗi lần đo
3 điểm, lấy trị số trung bình làm kết quả.
7. Thời gian từ lúc đổ nước trộn bê tông đến khi xuyên sâu 25mm là thời gian ninh
kết ban đầu của hỗn hợp bê tông. Nếu xuyên sâu hiện trường nhỏ hơn 25mm, chứng tỏ bê
tông đã vượt quá thời gian ninh kết ban đầu, ngược lại xuyên sâu hơn 25mm chứng tỏ bê
tông chưa ninh kết ban đầu, không cần xử lý mặt tầng thi công mà có thể tiếp tục lên
tầng.
1.3.3. Khống chế mức khô, ướt của hỗn hợp bê tông đầm lăn
Mức độ khô ướt phù hợp của hỗn hợp bê tông đầm lăn là điều kiện tiên quyết của
việc đầm chặt. Để nắm vững trị số VC của hỗn hợp trong khoảng đổ có thể đặt máy đo
VC trên mặt bê tông, cũng có thể dùng máy phóng xạ đo mật độ hạt để xác định tỉ lệ
nước của hỗn hợp. Nhanh nhất vẫ là dùng mắt quan sát dựa vào kinh nghiệm để phán
đoán.
Trong lúc đầm lăn nếu phát hiện thấy độ khô ướt không thoả đáng thì điều chỉnh
ngay. Có hai cách điều chỉnh: Cách thứ nhất là thêm hoặc bớt nước để điều chỉnh độ khô
ướt của hỗn hợp.
Cách thứ hai là xử lý theo nguyên nhân. Nếu do hàm lượng nước của cốt liệu thay
đổi tạo ra sự thay đổi khô ướt của hỗn hợp thì chỉ thay đổi lượng nước dùng mà không
cần thay đổi lượng keo dính.
1.3.4. Kiểm tra và khống chế mức độ đầm chặt
Chỉ khi nào bê tông đầm lăn đạt đến trình độ đầm chặt quy định thì bê tông mới có
được cường độ, tính chống thấm và mô đuyn đàn hồi thiết kế.
Khi nguyên vật liệu và tỷ lệ cấp phối của bê tông không đổi, thì dung trọng lý luận
cấp phối bê tông đầm lăn là một hằng số. Trong thi công, do chất lượng đầm lăn giao
động mà làm dung trọng đầm chặt thực tế thay đổi, do đó mà độ đầm chặt tương đối cũng
thay đổi. Sự biến đổi của dung trọng đầm chắc thực tế của bê tông phản ảnh độ chặt
tương đối. Cho nên tại hiện trường thi công có thể trực tiếp dùng phương pháp xác định
9
dung trọng bê tông để kiểm tra độ đầm chặt tương đối, đạt đến mục đích khống chế chất
lượng đầm chặt. Hiện nay trong thi công bê tông đầm lăn với việc đo đạc và khống chế
dung trọng ướt thực chất là đo đạc và khống chế độ đầm chặt tương đối.
1.3.5. Dùng máy đo mật độ hạt để đo dung trọng đầm chặt
Kiểm tra chất lượng đầm chặt hiện trường của bê tông đầm lăn thường hay dùng
máy đo hạt. Theo nguyên lý đo và tham số đo thì có thể chia máy đo hạt thành: Máy đo
phóng xạ đơn; máy đo phóng xạ kép; đo trên bề đất thì gọi là kiểu bề mặt; khoan lỗ để đo
dưới đất gọi là kiểu tầng sâu; máy có thể đồng thời thay đổi theo chiều sâu thì gọi là kiểu
phân tầng.
1.3.6. Dùng đồng hồ đo đầm chặt để khống chế dung trọng đầm chặt:
Dùng máy đo mật độ hạt để đo dung trọng của bê tông đầm lăn chỉ hạn chế ở điểm
đo một phần cục bộ, không thể khống chế được một diện tích rộng của bê tông đầm lăn .
Vì vậy, Trung Quốc đã nghiên cứu chế tạo ra máy đo đầm chặt để khống chế chất lượng
đầm chặt của bê tông đầm lăn trên toàn mặt bãi thi công. Máy đo gia tốc được lắp trên
trục bánh xe rung, máy đo đầm chặt coi bánh xe rung là chi tiết đo lường để đo độ đầm
chặt của bê tông đầm lăn.
1.4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ NGHIỆM THU
Việc lấy mẫu tại miệng máy trộn chỉ mang tính chất cục bộ nên hiện nay các nước
đều áp dụng phương pháp lấy mẫu theo kiểu khoan lấy nõn: khoan lấy mẫu là phương
pháp tổng hợp đánh giá chất lượng của bê tông đầm lăn. Khoan lấy mẫu có thể tiến hành
3 tháng sau khi đổ bê tông đầm lăn. Số lỗ khoan lấy mẫu xác định theo quy mô công
trình.
Nội dung đánh giá mẫu khoan như sau:
1. Quan sát mặt lỗ khoan và nõn khoan để đánh giá tính chất đồng đều và tính đầm
chặt của bê tông đầm lăn.
2. Thí nghiệm ép nước: đánh giá tính chống thấm của bê tông đầm lăn.
3. Xác định dung trọng, cường độ chống nén, cường độ chống kéo, cường độ
chống cắt, modun đàn hồi và biến dạng v.v.. để đánh giá tính chất cơ lý và cường độ kết
cấu bê tông đầm lăn.
Dùng mũi khoan kim cương để khoan lấy mẫu.
10
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà kết quả thí nghiệm trên ruột mẫu cũng không
hoàn toàn đại diện cho chất lượng tổng thể của đập bê tông đầm lăn. Vì vậy hiện nay vẫn
áp dụng thí nghiệm ép mẫu đúc thí nghiệm ép nước, miêu tả nõn khoan và kết hợp với
các kết quả thí nghiệm cường độ trên nõn khoan, để đánh giá tổng hợp chất lượng đập bê
tông đầm lăn.
2. PHÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG KHỐNG CHẾ CHẤT
LƯỢNG BTĐL TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM:
2.1. CÔNG TRÌNH ĐẬP THỦY ĐIỆN SƠN LA:
2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đổ RCC.
Thông số kỹ thuật chủ yếu
Tỉ lệ hỗn hợp trộn RCC sẽ trong phạm vi dưới đây:
Kích cỡ dăm tối đa bình thường
(mm)
50
Nước tự do
(kg/m 3)
115-125
Xi măng pooclăng
(kg/m 3)
60
Tro bay
(kg/m 3)
160
Dăm hạt mịn
(kg/m 3)
725-850
Dăm hạt thô
(kg/m 3)
1275-1475
Hỗn hợp trộn sẽ bao gồm cả phụ gia đông chậm để duy trì tính công tác của bê
tông RCC( tức là giữ thời gian đầm rung VeBe) trong khoảng cách thời gian giữa lúc trộn
và lúc hoàn thành công tác đầm, đặc biệt vào thời điểm nóng hơn trong ngày. Dự định
thời gian ninh kết ban đầu của RCC sẽ là khoảng từ 15 đến 26 tiếng và thời gian ninh kết
kết thúc không được quá 72 giờ.
Cường độ phù hợp cho RCC sẽ là ở mức đảm bảo rằng 80% của tất cả các mẫu lập
phương thí nghiệm lớn hơn cường độ kháng nén là 20.4 MPa ở độ tuổi 365 ngày. Cường
độ RCC sẽ là 24 MPa.
Kiểm soát nhiệt độ
Nhiệt độ bê tông đến khối đổ nhỏ hơn 220 C.
11
Bề dày của RCC chưa đầm khi rải không vượt quá 75 cm sau đó sẽ được san, đầm
và sau khi đầm sẽ dày khoảng 30 ± 2 cm.
Thời gian lộ thiên cho phép cho lần đổ tiếp theo: Vận chuyển, đổ, rải. bê tông phải
hoàn thành trong vòng 75 phút sau khi nước trộn được hoà với vật liệu kết dính.
Công tác đầm phải hoàn thành trong vòng 30 phút sau khi rải.
Thời gian vebe tại vị trí đổ tuân theo điều kiện kỹ thuật (do 2 thiết bị Ve be khác
nhau).
Dung sai cho phép đối với các mặt đập đã hình thành theo tiêu chuẩn kỹ thuật.
2.1.2. Đổ RCC.
2.1.2.1. Vận chuyển RCC.
Từ trạm trộn đến khối đổ được vận chuyển bằng băng tải.
Vận chuyển tại nơi đổ: xe ben 40T, xe đổ sẽ được kiểm soát, xe chỉ đi lại với tốc độ
tối đa không quá 15km/h tại nơi đổ. Xe đi theo phương pháp tiến lùi, tránh xoay xe đột
ngột, phanh gấp vì có thể làm hỏng chất lượng bê tông ở lớp trên.
2.1.2.2. Đổ và rải.
Chỉ được bắt đầu đổ khi công tác đánh sờm đã được nghiệm thu, đổ theo từng làn.
Đặt và rải RCC bằng các phương pháp mà sẽ ngăn không cho phân tầng, nhiễm bẩn
hoặc làm khô RCC và ngăn làm bẩn hoặc gây hại cho lớp RCC đổ trước đó.
Ngoại trừ khi bắt đầu lớp mới, RCC sẽ luôn được đổ lên trên lớp RCC tươi được
trải, mà không phải trên đỉnh bề mặt lớp được đầm nện trước đó.
Không được phép đổ thành các đống rơi chất thành đống cuối cùng. Độ dày của
RCC lỏng khi rải không vượt quá 75 cm. RCC sẽ được rải, san trên một lớp mà sau khi
được đầm sẽ dày khoảng 30 ±2 cm.
Việc vận chuyển, đổ và dàn trải RCC được hoàn thành trong vòng 75 phút sau khi
nước trộn được hoà với vật liệu kết dính.
Mỗi lớp RCC phải được kiểm tra đều đặn kỹ lưỡng trong điều kiện rải ra nhưng
chưa đầm để kiểm trađộ đều và độ dày đúng quy định độ sâu mỗi lớp đổ có diện tích là
500m2 được đo tại hai vị trí.
RCC chỉ được đổ khi xe lu không gây sụt lún hơn 5 cm trong khi đầm RCC.
12
Mưa nặng hạt được coi là lớn khi cường độ mưa là 2,5 mm/giờ. Nếu có mưa lớn,
phải trì hoãn ngay công tác đổ và che bạt khu vực đang dải và đầm.
RCC đã được đổ và rải trước khi bắt đầu mưa có thể được đầm trước khi quá trình
công tác bị dừng, miễn là lớp vữa váng không tràn lên bề mặt. Sau đó bề mặt lớp đổ
trước đó sẽ được chuẩn bị như cho khe ấm, hoặc khe lạnh.
2.1.2.3. Công tác đầm RCC.
Mỗi lớp RCC sẽ phải được đầm nén đến một dung trọng trong vòng 30 phút sau khi
rải.
Khi bất cứ một hoạt động đầm nào bị chặn lại trước khi hoàn thành công tác đầm
quá 30 phút vì bất cứ một lý do gì, hoặc khi RCC bị ướt quá vì mưa hoặc khô quá, thì
toàn bộ lớp đổ bị ảnh hưởng đó sẽ phải bóc bỏ và sẽ được đổ thay thế theo đúng như
trong các Đặc trưng kỹ thuật quy định. RCC sẽ được đầm đồng nhất qua toàn bộ lớp. Bề
mặt đã đầm sẽ hoàn toàn phẳng, không bị uốn lượn nhấp nhô, không có các vết của trục
lăn hằn sâu hơn 5 cm.
Đối với công tác đầm chặt RCC, sẽ lu 2 lần đầu ở dạng tĩnh và 6 lần tiếp theo ở
dạng động.
Sử dụng đầm nhỏ để đo giao diện RCC/GEVR và phải sử dụng ở nơi nào máy đầm
rung lớn không thể tới được.
Kiểm soát dung trọng tại hiện trường.
Dung trọng trong phòng sẽ là 2500 kg/m 3. Giá trị này có thể thay đổi tuỳ theo thời
gian vì cấp phối hỗn hợp trộn và các loại vật liệu thay đổi trong toàn quá trình đổ bê tông.
Việc kiểm soát RCC được đầm chặt tại công trường sẽ chính là dung trọng của
RCC được đầm tuân thủ theo đúng như các giới hạn sau:
Với RCC được đầm có dung trọng ướt tại chỗ nhỏ hơn 97% so với dung trọng trong
phòng thí nghiệm thì sẽ phải loại bỏ. Vật liệu bị loại bỏ đó có thể được cán lại để đạt
được dung trọng bằng 99% so với dung trọng trong phòng thí nghiệm nếu như công tác
đầm chỉ tiến hành trong vòng 45 phút sau khi rải bê tông.
Trong phạm vi giới hạn trên, và dựa vào số liệu liên tiếp của các nhà thí nghiệm ở
RCC đã đổ trước đó và RCC đã được chấp nhận, tính đồng nhất của dung trọng ướt tại
chỗ sẽ là:
13
- Không quá 5% của RCC có mẫu đại diện được thí nghiệm sẽ có các dung trọng
ướt tại chỗ nhỏ hơn 98% của dung trọng trong phòng thí nghiệm;
- Dung trọng ướt tại chỗ trung bình của RCC đã được chấp nhận hoàn toàn sẽ không
dưới 99% của dung trọng trong phòng thí nghiệm;
- Sẽ chỉ có duy nhất một thí nghiệm trong số 10 thí nghiệm được tiến hành có dung
trọng nhỏ hơn 98% của dung trọng trong phòng thí nghiệm.
Kết quả dung trọng đọc được sẽ được lấy tại 2 vị trí trong diện tích đổ là 500m 2. Tại
mỗi vị trí trong phạm vi mạng lưới mặt cắt, việc xác định dung trọng hạt nhân sẽ được
thực hiện tại 2 độ sâu: 15 và 30 cm. Các kết quả ghi được tại mỗi độ sâu sẽ được tính
trung bình để có được kết quả dung trọng ở độ sâu đó.
Hàm lượng độ ẩm.
Trong qúa trình đầm RCC, hàm lượng độ ẩm tại chỗ phải được giữ sao cho chỉ tiêu
Cw (tỷ lệ nước/chất kết dính, tính theo trọng lượng ) nằm trong khoảng 0,02 của tỷ lệ Cw
thiết kế.
3. KẾT LUẬN:
Việc xây dựng các công trình bê tông bằng công nghệ RCC ở các nước trên thế giới
đang phát triển với tốc độ rất nhanh, diễn ra ở hầu khắp vùng khí hậu. Tại Việt Nam bắt
đầu năm 2003 hàng loạt các công trình đập dâng với công nghệ thi công bê tông đầm lăn
đã và đang được triển khai áp dụng cho các công trình thuỷ điện lớn như Sơn La,
Pleikrông, A Vương, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Sê San 4, Bản Chát, Bản Vẽ, Sông Tranh
2, Huội Quảng… chưa tính đến các công trình khác dự kiến sẽ được áp dụng công nghệ
thi công tiên tiến này. Tuy nhiên để bảo bảo chất lượng thì trong quá trình thi công cần
tuân thủ chặt chẻ quy trình quản lý khống chất lượng của bê tông đầm lăn.
14