Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Học để thích nghi. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.95 KB, 3 trang )

Kỷ luật tích cực và trẻ mẫu giáo: Học để
thích nghi.
Nhiều lúc bạn dường như cảm thấy rằng trong việc nuôi dạy con cái,
tất cả đều là học hỏi để thích nghi. Khi con của bạn thôi không bú
sữa, bạn phải học cách quên đi sự nuôi nấng gần gũi đặc biệt này.
Rồi đến lúc bạn không cần đong đếm lượng hoa quả con cần uống,
bởi vì giờ đây bé đã sử dụng được cốc như người lớn, bạn lại phải
học cách thích nghi lần nữa. Khi lần đầu tiên để con cho một người
khác chăm sóc, thậm chí chỉ khoảng nửa tiếng, bạn cũng phải học
cách để thích nghi.
Học để thích nghi là một quá trình bắt đầu từ lúc đứa trẻ tách ra khỏi
cơ thể của người mẹ, và điều này thật sự quan trọng đối với sự tăng
trưởng và phát triển khoẻ mạnh của mỗi đứa trẻ. Khư khư giữ chặt
con - điều thường xuyên các bà mẹ thể hiện tình mẫu tử - ngăn cản
trẻ phát triển khoẻ mạnh. Hãy nhớ rằng bạn sẽ phải học để thích nghi
lần nữa, khi con của bạn trải qua tuổi vị thành niên - mục tiêu là để
cho trẻ phát triển thành một người lớn có năng lực và hạnh phúc.
Thông thường đối với những bậc cha mẹ thì mỗi bước đi của con sẽ
đưa con ra xa hơn tầm tay của mình: một đứa trẻ lớn hơn, thì càng ít
cần đến cha mẹ hơn.

Thử thách của việc nuôi dạy con cái nằm ở chỗ: một mặt tìm ra sự
cân bằng giữa việc nuôi dưỡng, bảo vệ, và hướng dẫn; mặt khác cho
phép con khám phá, trải nghiệm và trở thành người tự lập. Sự thật là
trẻ luôn luôn cần sự hướng dẫn, động viên, tình yêu thương từ cha
mẹ, nhưng việc nuôi dạy con cái thì có nhiều hình thức khác nhau,
đặc biệt là khi trẻ trưởng thành và thay đổi.

Ở tuổi 14, trẻ sẽ cần cả tình yêu thương và những giới hạn, nhưng
trẻ phải tự đưa ra nhiều quyết định quan trọng cho chính mình. Trong
cách tương tự, ở độ tuổi 1-4 thì trẻ chưa thật cần tới sự độc lập,


nhưng chúng cũng cần một vài sự tự lập để học hỏi và thực hành
các kỹ năng mới. Tạo ra sự cân bằng giữa hướng dẫn và tự lập đòi
hỏi vai trò của cha mẹ trong cuộc đời của trẻ phải thay đổi cho phù
hợp, khi bé phát triển và đạt được những kỹ năng sống mới, để
chuẩn bị cho trẻ có một cuộc sống thành công khi rời khỏi vòng tay
bố mẹ.
Nên nhận thức rằng: Mọi vấn đề đều có thể được giải quyết, điều này
có thể giúp các bậc phụ huynh bớt căng thẳng hơn. Ngay cả bản
thân người lớn cũng cần tự trau dồi và học hỏi nhiều về kỹ năng giải
quyết vấn đề, nhằm đạt được sự hợp tác. Đây đồng thời là một trong
các kỹ năng mà cha mẹ đang muốn con mình học hỏi, tiếp thu. Hãy
luôn ghi nhớ rằng: con cái học tập và bắt chước từ cha mẹ mình đầu
tiên. Hãy xem những vấn đề này là cơ hội để học hỏi và phát triển
mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, cũng như phương
thức rút ra bài học kỹ năng sống có giá trị cho con cái.
Đôi khi một người lớn sẽ cảm thấy rằng một vấn đề đặc biệt thì đủ
quan trọng để quên đi những vấn đề khác và tiến tới một thoả hiệp.
Nếu như ngồi cùng trong suốt bữa tối có ý nghĩa rất quan trọng với
bố, thì có thể bố sẽ cho phép con ngồi tô vẽ ở bàn khi đã ăn xong.
Có nhiều "kịch bản" thay thế. Học để lắng nghe và biết chấp nhận,
tôn trọng ý kiến của người khác, đưa ra những cách mới để giải
quyết các khúc mắc này sẽ tạo nên sự gắn kết đích thực trong gia
đình.

×