Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu CHỈ ĐẠO NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐỂ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.91 KB, 14 trang )


Đề tài : CHỈ ĐẠO NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
ĐỂ RÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU
HỌC

Chương I - Đặt vấn đề
1. Lí do chọn đề tài.
a/ Cơ sở lí luận :
Trong chương trình tiểu học đang hiện hành, nội dung về dấu câu được
học từ lớp 2. Có 10 dấu câu thường dùng và được học ở tiểu học là : dấu chấm, dấu
chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoắc đơn ,
dấu ngoặc kép, dấu chấm phẩy và dấu chấm lững. So sánh nội dung biên soạn sách
giáo khoa cũ và mới, ta thấy cách giúp học sinh lĩnh hội kiến thức có khác nhau về
quan điểm. Ở sách cũ, sách đề ra các cách sử dụng cụ thể của từng loại dấu rồi mới
đưa ra bài tập vận dụng. Ở chương trình mới, thông qua các bài tập , học sinh luyện
tập cách sử dụng ngay, không thông qua lí thuyết. Sự thay đổi về quan điểm biên soạn
sách cũng phần nào làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học vốn đã ăn sâu vào
trong bản thân mỗi giáo viên , nhất là giáo viên dạy học lâu năm.
Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ
điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác
nhau. Nếu sử dụng dấu câu sai dẫn đến việc người đọc , người nghe hiểu sai nội dung
diễn đạt. Vì thế, dạy cho học sinh sử dụng đúng các loại dấu là yêu cầu quan trọng của
giáo viên tiểu học.

b/ Cơ sở thực tiễn
Ngay ở lớp 1, khi dạy nói và đọc, giáo viên cũng đã chú ý đến dấu câu.
Hai dấu câu đơn giản nhưng quan trọng nhất là dấu chấm và dấu phẩy đã được làm
quen ở lớp 1. Và ngay đầu học kì 1 ở lớp 2, các em đã học cách sử dụng dấu chấm và
dấu phẩy. Các dấu câu còn lại , các em tiếp tục làm quen và học cách sử dụng ở năm
học lớp 3,4,5. Đến cuối bậc tiểu học, 10 loại dấu câu cơ bản này, học sinh đã có kĩ
năng sử dụng, đặc biệt là đối tượng học sinh giỏi. Tuy vậy, nhưng đến khi học xong


lớp 5, nhiều học sinh, nhất là học sinh yếu vẫn chưa có ý thức sử dụng đúng nơi ,
đúng chỗ hai dấu câu cơ bản này . Điều đó chứng tỏ việc sử dụng dấu câu ở học sinh
tiểu học còn rất tuỳ tiện. Vì thế , tôi chọn đề tài : Chỉ đạo nội dung và phương pháp
dạy học để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tiểu học để thực hiện biện
pháp nâng cao hiệu quả dạy và học trong trường tiểu học Hàm Nghi.
Chương II
Thực trạng việc dạy và học của giáo viên và học sinh về
cách sử dụng dấu câu
2.1 . Thực trạng việc dạy học của GV.
Do quan điểm biên soạn sách giáo khoa thay đổi, coi trọng thực hành luyện
tập và thông qua luyện tập thực hành để rèn kĩ năng nên việc giảng dạy của giáo viên
còn mắc phải các hạn chế sau đây:
* Không chốt lại được kiến thức vì không có phần bài học về cách sử dụng
dấu câu .
* Khi sửa bài tập làm văn , giáo viên ít chú ý sửa dấu câu sử dụng sai cho
HS.

* Chưa chú ý hướng dẫn cách đọc thể hiện dấu câu đặc biệt là ngữ điệu câu
kể, câu hỏi , câu cảm và câu khiến.
* Hệ thống bài tập chuẩn bị để rèn kĩ năng sử dụng dấu còn khô khan, sơ sài
thiếu trọng tâm, đặc biệt là các giáo viên dạy lớp 4,5.
* Quy trình dạy các bài tập điền dấu chưa phát huy được tính sáng tạo của
học sinh, chủ yếu chỉ tập trung vào đối tượng học sinh trung bình, khá mà không chú ý
đến đối tượng học sinh giỏi đã có khả năng sử dụng dấu câu thành thạo.
2.2. Thực trạng về việc học của học sinh.
Với kiến thức về dấu câu, học sinh thường mắc phải những lỗi sai sau đây:
* Lỗi không dùng dấu câu : Là những câu sai do không dùng dấu câu ở
chỗ cần thiết. Cả một đoạn văn dài có nhìeu ý riêng biệt, học sinh cứ viết mà không có
bất kì một dấu phẩy , dấu chấm nào được sử dụng. Học sinh đã không sử dụng dấu
chấm kết thúc câu và dấu phẩy ngăn cách các thành phần trong câu. Như vậy, học

sinh đã vi phạm quy tắc sử dụng dấu câu. Việc đó gây khó khăn trong giao tiếp, người
đọc không thể nhanh chóng hiểu được nội dung truyền đạt, thậm chí không xác định
được ý muốn diễn tả.
* Lỗi sử dụng dấu câu sai : Là lỗi của những câu học sinh sử dụng dấu
không hợp lí, không đúng quy tắc, đáng lẽ phải dùng dấu này lại dùng dấu khác, phải
đặt ở chỗ này lại đặt ở chỗ khác.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên.
Việc học sinh không sử dụng dấu câu và sử dụng sai dấu dấu nhiều chứng
tỏ các em chưa thấy được tác dụng của dấu câu trong việc diễn đạt nội dung và chưa
nắm được cách sử dụng chúng. Nói chung các em còn ngại sử dụng dấu câu, chưa có

ý thức sử dụng đúng dấu câu. Một nguyên nhân khác cùng quan trọng không kém đó
là tác động từ phía giáo viên. Nếu chúng ta chú ý đến mảng kiến thức này thường
xuyên và có kế hoạch ôn luyện phù hợp thì sẽ nâng dần kĩ năng sử dụng dấu câu cho
học sinh . Sau đây là một số biện pháp chỉ đạo về nội dung và phương pháp dạy học
để rèn kĩ năng sử dụng dấu câu cho học sinh tại trường tiểu học Hàm Nghi đã được áp
dụng từ 2 năm học : 2006-2007 và 2007-2008.
Chương III - Giải quyết vấn đề
Để khắc phục các tồn tại nêu trên, bản thân tôi là một cán bộ quản lí
giáo dục, đã nhận thấy rằng : Muốn nâng cao chất lượng dạy học phải đi từ nội dung
dạy học và phương pháp dạy học. Vì thế các biện pháp chỉ đạo công tác dạy học của
tôi cũng được thực hiện qua hai mảng này.
3.1. Nội dung dạy học rèn kĩ năng sử dụng dấu câu.
a/ Thông qua các bài tập để rèn kĩ năng thực hành sử dụng dấu.
Như ta đã biết, thông qua luyện tập thực hành, học sinh lĩnh hội kiến
thức là quan điểm dạy học coi trọng khả năng thực hành. Vì thế , đối với nội dung dạy
học về dấu, tôi cũng chú trọng đến việc đưa ra những bài tập để giúp học sinh luyện kĩ
năng sử dụng dấu câu thành thạo.
Các dạng bài tập có thể sử dụng là :
1. Điền dấu ( có thể là dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm hỏi....) vào câu

văn hay đoạn văn cho đúng ( Dấu điền có yêu cầu cụ thể )
Ví dụ: * Điền dấu phẩy vào câu sau cho đúng:
Mùa xuân hoa đào hoa mai thi nhau nở rộ.

( Bài tập dành cho lớp 2)
* Điền dấu phẩy , dấu chấm , dấu chấm cảm , dấu chấm hỏi vào đoạn
văn sau đây cho thích hợp và trình bày lại đoạn văn cho đúng chính tả :
Thấy bà Thần Chết ngạc nhiên hỏi :
- Làm sao ngươi có thể tìm tới tận nơi đây
Bà mẹ trả lời:
- Vì tôi là mẹ hãy trả lại con cho tôi
( Bài tập dành cho lớp 3)
2. Điền dấu vào ô trống ( dấu điền có yêu cầu cụ thể )
Ví dụ: Điền dấu phẩy , dấu chấm vào ô trống cho đúng :
Tôi tròn xoe mắt Nhưng rồi vui vẻ nhận lời vì đó là việc làm
mà tôi đã nói trong bài tập làm văn
( Bài tập dành cho lớp 2)
Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào ô trống cho đúng: ( dấu không được yêu cầu
cụ thể)
Sẻ Non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa Nó
chắp cánh bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi
đáp xuống Cành hoa chao qua chao lại Sẻ Non cố đứng vững Thế là bông
hoa chúc hẳn xuống lọt vào khuôn của sổ
Lập tức sẻ nghe tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng

×