Tải bản đầy đủ (.docx) (215 trang)

Lịch sử triết học tây phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (802.71 KB, 215 trang )

[COMPANY NAME]
[Company address]

Lịch Sử Triết Học Tây Phương
Thời Trung Cổ (Bản giản lược)


LỰA CHỌN HƯỚNG LÀM VIỆC

1. Vấn Đề Triết Học
1.1 Việc Học Triết
Việc học triết trong chương trình đào tạo linh mục ln
là một vấn đề cần thiết1; trong đó, phần lịch sử triết học
được nhắc nhủ đặc biệt2. Điều này khơng phải là khơng
có lý do :
* Trong lịch sử Giáo Hội, Việc diễn tả tư tưởng thần học
vẫn luôn phải dùng đến những hạn từ, những quan điểm
triết học. Hơn nữa, mỗi một nền thần học hay một quan
điểm thần học thường dựa trên một hệ thống, một quan
niệm triết học nào đó.
* Mặt khác, triết học, hay nói rộng hơn, tư tưởng thực
sự vẫn chi phối thế giới, vẫn là nền tảng sâu xa của một
phong cách sống, một não trạng, và là nguồn gốc của
nhiều vấn đề lớn trong xã hội con người. Muốn hiểu
được thế giới và muốn rao giảng Tin Mừng cho thế giới
đó, người Kitô hữu không thể nào không biết đến triết
học.
1 Xc. Ratio fundamentalis institutionis sacerdotalis, số XI ; Tông Huấn
"CÁC MỤC TỬ", số 52; Xc: Phần phụ lục : Những chỉ dẫn của Giáo Hội về
môn triết.


2 Vat. II, ĐT 15a; Ratio fund. số XI.


* Mơn Lịch sử triết học chẳng những có thể giúp cho
chúng ta hiểu được các trào lưu, các lập trường triết học
cách đúng đắn; giúp hiểu được các giáo phụ và thần học
Kitơ giáo; mà cịn giúp cho những giải đáp của mình
khơng trở thành q ngây ngơ.
Nói chung, triết học được coi như khuôn mẫu tiêu biểu
của sự khôn ngoan nhân loại. Sự khôn ngoan này, đối
với người Kitơ hữu, tuy có nhiều khi bộc lộ ra trong thế
đối nghịch với sự khôn ngoan của Thiên Chúa; nhưng,
tự bản chất, nó vẫn là "sự khơn ngoan thuộc về Thiên
Chúa". Người Kitô hữu trưởng thành phải nhận ra được
sự khơn ngoan này thuộc về chương trình Sáng Tạo và
cần làm cho sự khơn ngoan đó lại thực sự trở thành nẻo
đường đưa đến sự Khơn Ngoan Đích Thực và Trọn Vẹn,
là chính Đức Kitơ và ơn Cứu Độ của Ngài, bằng một nỗ
lực nỗ lực "hội nhập văn hóa" hiểu theo nghĩa rộng rãi
nhất3. Bởi vì, đối với người Kitô hữu, cho dù dấn thân
vào lãnh vực nào đi nữa, sự khơn ngoan đích thực
khơng thể là gì khác hơn Chính Đức Kitơ. Nói cách
khác, cho dù có bị coi thường dưới mắt những người
"duy lý", chúng ta không có cách nào làm nhẹ đi điều
Thánh Augustin đã nói : "...chỉ có triết lý Kitơ giáo là
triết lý đích thực, nếu quả thật từ ngữ này có nghĩa là
sự nhiệt thành hoặc tình u đối với sự khơn ngoan"4.
3 Xc: Vat.II ĐT 15a,b ; Tông Huấn Các Mục Tử, số 55, b,c.

4 Contra Julianum, lib. 4,no.72, PL 44,774; trích lại trong Philippe Delhaye,

Philosophie Chrétienne au Moyen Age, Je sais - Je crois, p. 13; Xc. Vat.II
ĐT 15a,b ; Tông Huấn Các Mục Tử, số 55, b,c.


Như thế, triết lý không phải chỉ là một phương pháp để
phân tích và trình bày thần học; và triết lý cũng không
phải chỉ là một sự khôn ngoan để hiểu biết "đời người
và người đời". Thái độ thứ nhất dễ đưa tới cái nhìn giản
lược về con người; thái độ thứ hai thì lại khơng thể tạo
nên một sự thống nhất của một con người có niềm Tin,
với một ý hướng duy nhất trên con đường tìm giải đáp
cho vận mệnh của mình.
Sự nhìn nhận này chắc chắn phải đưa tới một cách thức
suy tư, phán đoán, cảm nhận... riêng biệt của người Kitô
hữu đối với triết học. Như thế, tuy đã có nhiều cách thức
đã được đề nghị5 để nghiên cứu lịch sử triết học Tây
Phương mà mỗi cách thức đều có sở trường, sở đoản;
cách thức của người Kitô hữu trước vấn đề triết học
không thể là gì khác hơn sự đối chiếu giữa triết học và
niềm Tin, để nhận ra và đi vào lịch sử cứu độ vẫn đang
"trở nên trọn vẹn" trong lòng thế giới hôm nay, như Lời
Chúa đã hứa trong Tin Mừng Gioan :

5 Như Henry Gouhier, trích lại trong Regards sur la Philosophie
contemporaine, Casterman 1957, 2è Edit., pp. 15-18. Hoặc : Denis
Huisman, Guide de l' Etudiant en Philosophie, Presses Universitaires de
France, 1956, Chap. IV, pp. 103-113.


"Thầy cịn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây

giờ anh em khơng có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí
Chân Lý đến, Người sẽ dẫn anh em tới Chân Lý tồn
Diện, Người sẽ khơng tự nói điều gì, nhưng tất cả
những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo
cho anh em biết những điều sẽ xẩy đến. Người sẽ tơn
vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy và loan
báo cho anh em. Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy.
Vì thế, Thầy đã nói : Người lấy những gì của Thầy và
loan báo cho anh em".
(Ga
16,12-15)
1.2. Triết Học Tây Phương
Khoảng vài chục năm nay, người ta nói đến một thứ
"phá sản của tư tưởng Tây Phương"6. Nhiều người cho
rằng phải quay về với những ý niệm, những lối nhìn của
Đơng Phương như là phương thuốc duy nhất để vượt
qua cơn khủng hoảng tư tưởng của thế giới. Mặt khác,
trong Giáo Hội Công Giáo, nhiều người thấy rằng triết
học tây phương chẳng những không thể diễn tả hết thực
tại Đức Tin, nhưng cịn có nhiều điều trái ngược với nền
tảng sâu xa của Đức Tin nữa.
Những điều đó khơng phải là khơng đúng. Tuy nhiên,
việc nhìn lại khoa triết lý tây phương trong viễn tượng
thần học Kitô giáo không phải chỉ là một thứ bảo thủ
hay "sính hàng ngoại", nhưng nó là "vấn đề lịch sử";
6 Xc. Lê Tôn Nghiêm, Heidegger trước sự phá sản của tư tưởng Tây
Phương, Lá Bối 1970.


nghĩa là dù sao đi nữa, từ khởi đầu Kitô giáo cho đến

nay, nền thần học Kitô giáo vẫn chấp nhận nền tảng triết
lý đó trong những nét căn bản.
Mặt khác, theo Renan, nền văn minh Tây Phương được
dựa trên hai cột trụ :
- Văn Minh Hy-La : mang lại những nền tảng đầu tiên
của lý trí, áp dụng trong nghệ thuật, văn chương, khoa
học và triết học.
- Tinh thần Do Thái-Kitô giáo : mang lại niềm tin tôn
giáo.
Hai nguồn cội đó có khá nhiều điểm khác nhau, nhiều
khi trái ngược nhau. Thế mà chúng lại thường được trộn
lẫn với nhau, nhiều khi ngay trong một hệ thống triết lý
hoặc thần học7. Nếu chúng ta nhìn ra được những nét
riêng của mỗi nguồn ảnh hưởng và biện phân được
những đường nét đó trong các hệ thống triết lý vốn có
liên can mật thiết đến thần học Kitơ giáo, thì cơ may để
tìm về gần hơn với thực tại cứu độ có lẽ sẽ gia tăng hơn
nhiều.
Một vài nhận định trên đưa chúng ta đến cách thức
nghiên cứu môn lịch sử triết học tây phương trong mối
tương quan với ơn gọi Kitô hữu (dĩ nhiên cũng bao hàm
ơn gọi làm người) và trong tương quan với sứ vụ của
7 Adolf Harnack (1851-1930), trong cuốn Manuel d' Histoire du Dogme, đã
coi tín điều Kitơ giáo như hậu quả của một tiến trình hy- lạp-hóa sứ điệp
Kitơ Giáo. Xc Rosino Gibellini, Panorama de la Théologie au XX è. S.,
Edition du Cerf, Paris 1994, p.11.


những người "mục tử". Cách thức này rất dễ đưa đến
những cái nhìn giáo điều, hẹp hịi, đơn giản hóa vấn đề.

Tuy thế, nó "thật" hơn; "thật" trong thân phận con
người, vì con người, trong tính cách giới hạn căn bản
của mình, ln phải khởi hành trong sự can đảm dám
liều; "thật" trong thực tế cuộc sống, vì người ta khơng
thể nào khởi đầu một hành trình mà khơng có một
"niềm tin" nào đó; và "thật" với chính mình, vì chúng ta
không thể nào tạm "cho vào trong ngoặc" niềm Tin của
mình. Chúng ta trân trọng đón nhận những lời tố cáo nói
trên như là một sự cảnh giác q báu, để đừng dễ dãi lấy
niềm Tin che lấp thực tại. Niềm Tin đích thực phải thúc
bách chúng ta ln cố gắng tìm hiều sâu sắc hơn "huyền
nhiệm con người", chứ khơng phải cản trở con đường
đó. Những nhận định trên cũng đưa tới một số vấn đề
cần phải làm sáng tỏ :
* Kitô giáo và thách đố của sự khơn ngoan.
* Vai trị của mỗi loại "tinh thần", "não trạng", của HyLa và Do Thái-Kitô giáo.
2. Kitô Giáo và Thách Đố của sự Khôn Ngoan Nhân
Loại 8
Với tư cách là một Kitơ hữu, vấn đề vai trị của triết học
được đặt ra giống hệt như dân Israel xưa và giống như
thời đầu của Kitô giáo : vừa như một thách đố, vừa như
một hồng ân.
8 Xc. Giáo trình Triết Học Nhập Môn, Nguyễn Trọng Viễn.


Dân Israel vừa cố gắng tin vào Thiên Chúa lại vừa bị
quyến rũ bởi nền văn minh của các dân tộc chung
quanh. Cám dỗ về sự khôn ngoan của "nhân loại" như
thế hình như là một đường căn bản trong dòng lịch sử
ơn Cứu Độ.

Cũng như dân Israel xưa, Giáo Hội sơ khai gồm phần
lớn là những người bị loại ra bên lề xã hội, bị loại trừ
khỏi con đường giải thốt bằng triết lý khơn ngoan của
người Hy Lạp (Xc.1Cr 1,26 tt).
Và cũng như dân Israel, người Kitô hữu thời sơ khai gặp
phải cũng gặp phải những thách đố của sự khôn ngoan
hết sức gay gắt; chúng ta nên đọc lại một lần nữa bản
văn 1Cr 1,17-25 để thấy rõ tính chất "quan trọng" và "ác
liệt" của thách đố này.
Thật ra, triết học, là một giá trị "nhân bản" mà đời sống
Đức Tin đích thực phải giúp cho tăng triển hơn chứ
khơng phải xóa bỏ đi cách dễ dàng9. Bởi vì, niềm tin
vào Thiên Chúa chẳng những khơng loại bỏ niềm tin
vào con người, mà lại càng củng cố hơn nữa niềm tin
đó. Tuy nhiên, nếu niềm tin căn bản được đặt nơi Thiên
Chúa, thì trước hết người ta phải nhìn nhận sự bất lực
căn bản của con người. Như thế, người tín hữu khơng
thể đặt niềm tin căn bản của mình vào một ai khác, một
giải pháp nào khác hơn chính Thiên Chúa và kế hoạch
cứu độ của Ngài.

9 Xc Vatican II, MV s.21c; s.34 c.


Vấn đề nằm ở chỗ làm cách nào niềm tin Kitơ Giáo
hồn tồn có thể và phải dung hợp với những nỗ lực của
con người. Ở đây, ta thấy được nét độc đáo của độc đáo
của mạc khải Kitô giáo, đó là tính cách "bao dung",
trong đó Thiên Chúa sử dụng con người khơng phải như
một dụng cụ hồn tồn thụ động, hồn tồn ù lì, nhưng

như những "dụng cụ có suy tư". Thiên Chúa khơng đọc
chính tả cho thánh ký hay cho Giáo Hội để xác định một
các cứng ngắt chân lý mặc khải, nhưng Ngài sử dụng,
thánh hóa, chuẩn y khả năng của con người để truyền
thông Sứ Điệp của Ngài. Khơng có mặc khải ở những
nơi mà, cách này cách khác, khơng dính dáng, khơng có
lịng tha thiết với cuộc sống, khơng gắn bó với vận
mạng của con người (Xc. Kh 3,15-16).
Hơn nữa, nét riêng biệt của niềm tin Kitơ giáo là vai trị
của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho những chân lý
mặc khải của Thiên Chúa trở thành chân lý của cuộc
sống thực. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong dòng lịch
sử ơn Cứu độ làm cho "Thiên Chúa trọn vẹn là Thiên
Chúa" và "con người trọn vẹn là con người"; làm cho
chân lý vừa luôn vĩnh cửu, vừa ln có một "sử tính";
làm cho sự sống của Thiên Chúa "nhập thể" trọn vẹn
vào cuộc sống con người, và nỗ lực của con người trọn
trẹn có thể trở nên siêu nhiên.
3. Não Trạng Do Thái - Kitô Giáo và não trạng Hy
Lạp
Chúng ta ghi nhận một vài nét chủ đạo và cố gắng nhìn
ra điều này trong tư tưởng của các triết gia.


3.1. Ảnh hưởng chính của Do Thái-Kitơ Giáo
3.1.1 Ý tưởng "sáng tạo vũ trụ từ hư vô"
Với người Do Thái, vũ trụ khơng vĩnh cửu, ý tưởng này
hồn tồn xa lạ với tư tưởng Hy Lạp. Tư tưởng Do Thái,
với niềm Tin về Thiên Chúa sáng tạo và hoàn tất lịch sử
trong ngày Cánh Chung đã tạo nên khái niệm thời gian

diễn tiến theo đường thẳng, có khởi đầu và kết thúc. Vũ
trụ chẳng những lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa và
Ngài không lệ thuộc hay bị điều kiện hóa do một ai
khác. Người Hy Lạp khơng biết đến sáng tạo nên cũng
khơng có một quan niệm về lịch sử đúng nghĩa. Người
Hy Lạp quan niệm thời gian đi theo đường vịng trịn;
do đó, lịch sử khơng có tính chất của một biến cố có tầm
quan trọng khơng thể thay thế dịng thời gian.
3.1.2 Ý tưởng về tính cách cá vị (personnalité) của
Thượng Đế
Người Sê-mít quan niệm Thiên Chúa có tính cách cá vị,
có quyết định, có tự do và có mối tương quan với con
người sống động. Nói tới tính cách cá vị là nói tới một
ngun lý hoạt động bằng tự do, có lý trí và ý muốn.
Trong khi người Hy lạp thì coi Thần Thánh chỉ như một
sự tự hiểu biết chính mình, khơng biết đến ai khác; và
được bộc lộ trong luật lệ của thành bang.
Về bản chất con người cũng thế, người Israel không biết
đến não bộ như người Hy Lạp; trọng tâm của con người
nằm trong trái tim, bao gồm trí nhớ, "trí hiểu" và lòng
muốn; và trái tim là để đi đến một cách "biết" mang tính
cách tương quan ngơi vị. Trong khi đó, người Hy Lạp
coi Thần Linh như một sự khôn ngoan, "giản lược" vào


luật lệ của thiên nhiên hay của thành bang; do đó, điều
cần thiết căn bản của con người là "hiểu biết".
Do đó, đối với người Do Thái, con người là thụ tạo của
Thiên Chúa và được kêu gọi sống trong những mối
tương quan ngơi vị. Nét căn bản để hồn thành vận

mạng con người không phải là hiểu biết các định luật
trong thiên nhiên như người Hy Lạp, mà là hướng mở
với một tha-thể, chính yếu là đời sống thân tình với
Thiên Chúa. Quan niệm đó làm cho đời sống của người
Do Thái được đặt trong khuôn khổ sự trung tín với lời
giao ước.… Trong khi đó, người Hy Lạp đề cao sự hiểu
biết thần minh, hiểu biết “qui luật của thần minh, biểu lộ
trong qui luật của thiên nhiên; do đó, yếu tố quan trọng
nhất trong đời sống con người là sự khơn ngoan của lý
trí.
3.2. Đóng góp của Hy Lạp
3.2.1 Thiết tha với tính cách khoa học
Trước tiên, người Hy Lạp là những người sáng tạo ra
khoa học, gồm những khoa học trừu tượng, tạo nên
những đường nét căn bản cho suy tư của người tây
phương như toán học; và những khoa học áp dụng, giúp
tăng tiến rất nhanh khả năng của nhân loại như y học,
thiên nhiên học, sinh vật học.
Chính người Hy Lạp đã biết thay thế những ghi nhận
đơn giản của các dân tộc khác, chỉ hoàn toàn do kinh
nghiệm, bằng những nguyên tắc phổ quát, dựa trên
những con số, những hình dáng chung nhất, để có thể áp
dụng cho nhiều sự kiện riêng lẻ.


3.2.2 Siêu hình học tự nhiên
Người Hy Lạp đã sáng tạo ra khoa "siêu hình học tự
nhiên", tức là một cách thức, thuần túy bằng lý trí, để
khám phá ra, đằng sau những dáng vẻ bên ngoài của sự
vật, những điều bất biến và phổ quát. Đó là một "con

mắt tinh thần" biết nhìn thấy những cơ cấu nền tảng
"siêu hình", nâng đỡ những sự vật khả giác hữu hình.
3.2.3 khoa triết học
Sau cùng, người Hy Lạp là những người đã sáng tạo ra
văn phạm, luận lý, biện chứng, triết học; mang lại cho
khoa học một dụng dụ phân tích độc đáo; hình thành
một thứ ngơn ngữ chính xác, uyển chuyển, giúp ích rất
nhiều cho các ngơn ngữ tây phương hiện nay. Chúng ta
có thể kể một vài từ ngữ và ý niệm thuần túy Hy lạp đã
trở thành những yếu tố căn bản trong ngôn ngữ và tư
duy của người tây phương như : "vô hạn", "tất yếu",
"bản thể", "hữu thể", "nguyên lý", "thiên nhiên", "mục
đích", "trật tự", "chất thể", "mô thể".....
4. Một số khác biệt căn bản
Trong lịch sử, người ta còn kể ra những khác biệt như
sau:
4.1 Người Hy Lạp coi cái hoàn hảo là cái đã hồn thành;
ngược lại, cái gì chưa hồn thành thì khiếm khuyết. Giá
trị này đã trái ngược lại hoàn toàn với tư tưởng Do Thái
Kitô giáo. Trong đức Tin, truyền thống Do Thái Kitô
giáo mở hướng đến siêu việt, coi Thiên Chúa là Đấng
khơng có giới hạn, vơ cùng. Lối nhìn đó đưa con người


vào một nẻo đường chỉ có thể hồn thành được nơi
Thiên Chúa.
4.2 Theo Kinh Thánh, con người làm chủ và cao trọng
hơn thiên nhiên; chứ khơng phải con người bó buộc
tuân theo các định luật tất định của thiên nhiên như
trong tư tưởng Hy Lạp. Nhưng việc làm chủ thiên nhiên

này không nằm riêng biệt mà là sứ mệnh của con người
đối với Thiên Chúa.
4.3 Người Israel không phân biệt rõ ràng hai phần hồn
xác trong con người như người Hy Lạp. Quan điểm
Kinh Thánh nhìn con người như một tồn thể, thể hiện
ra trong từng khía cạnh, nhưng vẫn thuộc về một tồn
thể. Thí dụ: "thân xác" diễn tả tính mỏng dịn, sự giới
hạn của tồn thể con người; "thân xác" không đối lập
với "linh hồn", nhưng đối lập với "thần khí".
4.4 Mầu nhiệm tội lỗi được nói tới ngay trong khởi đầu
của lịch sử nhân loại, cho thấy một sự xao xuyến căn
bản nào đó trong thân phận con người. Con người trong
viễn tượng Kinh Thánh khơng có một sự lạc quan tự
nhiên như các phương thức triết lý luân lý của người Hy
Lạp. Chẳng hạn lập trường của Socrate là: không ai làm
điều xấu một cách cố tình; cịn thánh Phaolơ nói trong
thư Roma là: "Sự thiện tơi muốn thì tơi khơng làm,
nhưng sự ác tơi khơng muốn tơi lại cứ làm" (Rm 7,19).
4.5 Cái nhìn của Kinh Thánh mang tính cách cụ thể.
Trong Kinh Thánh, ta chỉ thấy kể một chuỗi các hành
động, hầu như không có từ ngữ trừu tượng. Để nói về
"sự hiểu biết" như người Hy Lạp, người Do Thái nói
"mở tai", hoặc từ "biết" được hiểu là cả một mối liên hệ


thân quen. Thiên Chúa của Dân Israen cũng không phải
là do từ suy tư mà khám phá ra như với người Hy Lạp,
nhưng do kinh nghiệm hành động của Thiên Chúa trong
lịch sử.
***

Những đường nét đó khơng chỉ là những sự kiện quá
khứ, nhưng vẫn còn những ảnh hưởng sâu đậm, cách
này cách khác, trong những suy tư triết học cũng như
trong tâm thức của con người Tây Phương. Quả thật,
người Tây Phương là những người con thiêng liêng của
Kitô giáo và là những người con tinh thần của đất nước
Hy lạp.
Kết
Với hướng làm việc riêng, chúng ta sẽ luôn đối chiếu
những suy tư triết học Hy La với những chân lý đức Tin
Kitơ giáo, điều đó có thể giúp chúng ta nhận ra những
đường nét riêng biệt và độc đáo của Kitô giáo…
Với người Kitô hữu, triết lý không có chức năng giải
quyết vận mạng con người; vì điều đó chỉ có nơi Ơn
Cứu Độ của Đức Giêsu mà thơi. Nhưng triết lý thực sự
lợi ích, xét như là một cách thức nhìn, là một phương
tiện để soi xét cuộc đời, để thấy rõ những tầng sâu trong
cuộc sống và những gì bao quanh cuộc sống của con
người. Như thế, triết lý giúp ta thấy những nét đẹp tiềm
ẩn của cuộc đời và đồng thời cũng phải cho thấy những
bế tắc căn bản của vận mạng con người. Người Kitô
hữu trưởng thành không sợ triết học, mà cũng không thể
mê say triết học như là triết học; bởi vì triết học chỉ có


thể là nẻo đường hướng tới chân lý, chứ không phải là
chính chân lý.
Có thể, chính khi triết lý tự nhận thấy giới hạn của mình
và giúp nhìn ra sự bất lực căn bản của con người thì triết
lý lại làm trọn vẹn hơn sứ mạng của Người Chỉ Đường.



Bài Đọc Thêm
1/ Đức Gioan-Phaolô II, Tông Huấn "Các Mục Tử", ban
hành ngày 25-3-1992 :
"Học hỏi triết lý là một yếu tố nền tảng của việc huấn
luyện trí thức. Việc học hỏi này đưa đến sự hiểu biết
và giải thích sâu xa hơn về ngôi vị, về tự do, về các
mối tương quan của họ với thế giới và với Thiên Chúa.
Việc này hết sức cấp thiết, trước hết, do mối liên hệ
giữa các vấn đề triết lý và các mầu nhiệm cứu độ,
được nghiên cứu trong thần học, theo ánh sáng Đức
Tin, nhưng cũng do hoàn cảnh khá phổ biến của nền
văn hóa hiện nay, trong đó thuyết chủ quan được đề
cao như thước đo và tiêu chuẩn của chân lý. Khi đó,
chỉ có một nền triết lý lành mạnh mới có thể giúp các
ứng sinh linh mục phát triển ý thức phản tỉnh về mối
tương quan có tính cách xây dựng giữa lý trí con
người và chân lý, một chân lý được mặc khải trọn vẹn
cho ta qua Đức Giêsu Kitơ".
(...) "Đức Giáo Hồng Phaolơ VI nói : "Đức Kitô đã
nên người đồng thời với một số người, và đã tự bộc lộ
trong ngôn ngữ của họ. Trung thành với Đức Giêsu
tức là làm thế nào để Người tiếp tục là một người
đồng thời với chúng ta" ( số 52).
2/ Vatican II nhìn về lịch sử nhân loại


"Nhân loại ngày nay đang sống vào một giai đoạn mới
trong lịch sử của mình. Đó là giai đoạn chất chứa

những đổi thay sâu xa và mau chóng đang dần dần lan
rộng tới toàn thể hoàn cầu. Những thay đổi do óc
thơng minh và nỗ lực sáng tạo của con người khơi dậy,
đang trở lại ảnh hưởng trên chính con người, trên
những phán đoán và ước vọng cá nhân hay tập thể con
người, trên cách suy tư và hành động đối với sự vật
cũng như con người. Như vậy, chúng ta có thể nói đến
sự biến đổi đích thực về mặt xã hội cũng như văn hóa;
sự biến đổi này đang lan tràn tới cả đời sống tôn
giáo".
"Cũng như trong bất cứ cơn khủng hoảng tăng trưởng
nào, sự biến đổi này kéo theo những khó khăn khơng
nhỏ. Chẳng hạn như đang khi bành trướng q rộng
quyền lực của mình, khơng phải lúc nào con người
cũng có thể bắt nó phục vụ mình. Cố gắng đi sâu hơn
vào thâm tâm mình, con người nhiều khi lại tỏ ra
hoang mang hơn về chính mình. Dị dẫm tìm hiểu rõ
hơn những luật lệ đời sống xã hội, con người lại do dự
không dám định đoạt hướng đi cho mình".
(...) "Do những hồn cảnh phức tạp như thế chi phối,
rất nhiều người đương thời thấy khó lịng có thể nhận
chân được những giá trị trường cửu và đồng thời cũng
khó mà hịa hợp những giá trị ấy cho đúng với những
phát minh gần đây. Do đó, bị lay động giữa hy vọng và
âu lo, băn khoăn về sự xoay chuyển của thế giới đang
thách đố và thúc bách con người tìm câu giải đáp".


(...) "Chính lịch sử đang biến chuyển quá nhanh đến
nỗi từng cá nhân riêng rẽ khó lịng theo kịp. Vận mạng

cộng đồn nhân loại trở nên một và khơng cịn phân
ra nhiều thứ lịch sử tách biệt nhau nữa. Như vậy, từ
một quan niệm tĩnh về vũ trụ, nhân loại đã bước sang
một quan niệm động và tiến hóa hơn; do đó phát sinh
những vấn đề hết sức phức tạp mới mẻ, địi phải có
những phân tích và tổng hợp mới".
(Vatican II, MV. 5-6)


Bài 1
Khái Lược về Thời kỳ Triết Học Trung cổ

1. Tên Gọi
Tùy theo quan điểm của sử gia, người ta gọi thời kỳ triết
học này với những danh hiệu như sau :
* Triết học Kitô giáo;
* Triết học thời Trung Cổ.
* Triết học Kinh Viện.
1.1. Triết học Kitô-giáo
Tên gọi này nhằm phân biệt với thời kỳ triết học
Thượng Cổ, được gọi là thời kỳ "triết học ngoại giáo".
Xét riêng tên gọi này 10, ta thấy nó hàm hồ; vì tuy thời
hồng kim của giai đoạn này chính là thời của các triết
gia Kitô giáo, nhưng không thể dể dàng bỏ đi sự đóng
góp của các triết gia Ả Rập để dẫn đến thời hồng kim
đó.
Đúng hơn, có thể gọi thời kỳ này là thời kỳ triết học về
tơn giáo, vì nét chính yếu trong đó là nỗ lực muốn dung
hịa giữa niềm tin và lý trí. Ta có thể dùng tên gọi "triết
10 Lưu ý rằng, trong thời Trung Cổ, từ "triết gia" (philosophes) hầu như chỉ

được dùng để chỉ các nhà tư tưởng thời Thượng Cổ; còn từ "triết học"
(philosophie) lại được hiểu theo một nghĩa rất rộng, tương đương với các từ
"Khôn ngoan", "hiểu biết", "cách sống", "thế giới quan". Như thế, người ta
đã có thể dùng từ ngữ "triết học Kitô giáo" để chỉ một "sự khôn ngoan", một
"cách thức sống" của người Kitô hữu. Xc Delhaye, Sđd, trang 12.


học Kitô giáo" cho riêng giai đoạn triết học Kinh Viện
mà thơi.
Tên gọi "triết học Kitơ giáo" cịn bị đặt thành vấn đề, vì
theo một số học giả11, một triết gia đích thực khơng thể
chấp nhận trước một kết luận trên nẻo đường tìm kiếm
của mình, cho dù kết luận đó phát xuất từ niềm tin.
Đây là một phê bình có vẻ "nặng ký" và có tính triết lý.
Tuy nhiên, cũng chính vì muốn nại đến nét chính yếu
của tinh thấn triết lý như vậy mà lý lẽ này làm nẩy sinh
nhiều tranh luận và ta thấy cịn có nhiều điều phải làm
cho sáng tỏ hơn.
11Chẳng hạn : M. Nédoncelle, trong Encyclopédie du Catholique du XX è
S, bài "Existe-t-il une philosophie chrétienne", diễn tả lập trường đó như sau
: "Nếu một triết gia là người Kitơ giáo, thì ơng ta khơng có gì phải hổ thẹn
cả. Nhưng nếu ơng được nghe người ta hỏi : 'Vậy thì ơng có một triết học
Kitô giáo' (hay hơn nữa một triết học "Công Giáo","Tin Lành". . .) thì có lẽ
ơng khơng được hãnh diện bao nhiêu mà có khi cịn rất bực tức là khác. Vì
hỏi như thế, người ta có ý tun bố hay nói với ơng hơn kém rằng : "Ơng
khơng phải là một triết gia theo nghĩa chính xác, vì ông phải kêu gọi tới tôn
giáo của ông để làm sức mạnh cho những lý lẽ của ông. Vậy thưa ông, đó
chỉ là những tự phụ của ông; như thế có lẽ ơng đã thiếu sự chun mơn hay
thiếu khả năng".
Tuy nhiên, Nédoncelle đật vấn đề : "Nhận xét trên đây đã hiển nhiên và theo

đó, vấn đề đã được đặt xong"...."Không, sự việc không quá giản dị như thế
đâu. Trái lại nó cịn phức tạp là khác, nếu người ta biết suy nghĩ một chút"
(Trích lại trong Lê tơn Nghiêm, Lịch Sử Triết Hõc Tây Phương, Quyển 2,
Trung Tâm Sản Xuất Học Liệu, Bộ Văn hóa Giáo Dục và Thánh Niên,
trang112-114).


Đồng ý rằng triết lý là "đi tìm", và tìm đến những
nguyên do cuối cùng của sự vật. Tuy nhiên, trong thực
tế của cuộc sống, người ta không bao giờ có thể tạm
ngưng sống, hoặc sống nháp để chờ cho đến khi đã tìm
ra trọn vẹn nguyên do cuối cùng của cuộc sống. Do đó,
cuộc sống là một sự dấn thân "liều lĩnh" và luôn giả
định một "niềm tin" nào đó có trước, cho dù đó là niềm
tin của triết lý, tơn giáo hay của một thói quen mơ hồ
nào đó. Ngay cả thái độ xác tín về tinh thần "triết lý như
một cuộc lên đường tìm kiếm", thái độ đó cũng là một
niềm tin giả định trước. Như thế, vấn đề đích thực
khơng cịn phải là có hay khơng có một niềm tin giả
định trước, mà là vấn đề niềm tin đó hoặc đã chi phối
một cách độc đốn, hoặc hướng dẫn một cách tự do;
niềm tin đó là một sự áp đặt hay là một chọn lựa tự
nguyện; niềm tin đó khơi gợi cho nẻo đường tìm kiếm
hay bịt hết mọi nẻo đường trong một khn khổ đóng
kín. Nói như thế khơng có nghĩa là niềm tin Kitơ giáo,
trong thực tế lịch sử, khơng bao giờ mang tính chất "độc
đốn", "áp đặt", "đóng kín"; nhưng để ta thử hỏi liệu
những tính chất đó có phải là bản chất cố hữu của niềm
tin Kitơ giáo khơng12. Nói theo kiểu M. Maritain, niềm
tin chỉ là một tiêu chuẩn ngoại tại (critère extrinsèque)

của triết lý đích thực; hoặc như Blondel, triết học Kitô
giáo là một thứ triết học ý thức về sự thiếu thốn của
mình và hướng mở tới mặc khải13.
12Xc. Nguyễn Trọng Viễn, Triết Học Nhập Môn, trang 168-169.

13Xc. Philippe Delhaye, Sđd, trang 12.


Lối phê bình như trên, thật ra, khơng có ý nghĩa bao
nhiêu trong vấn đề "lịch sử triết học", (nhưng lại là vấn
đề thực sự có ý nghĩa trong phần triết học nhập mơn).
Vì trong thực tế, cho dù có phê bình thế nào đối với các
"triết gia Kitơ giáo", người ta vẫn không thể nào loại bỏ
một thánh Thomas, chẳng hạn, ra khỏi bất cứ một giáo
trình nào về lịch sử triết học tây phương.
Tuy nhiên, nếu như chúng ta khơng hồn tồn đồng ý
với lý lẽ phê bình thứ hai này, thì khơng có nghĩa là ta
khơng đồng ý với kết luận của nó. Có lẽ, tính cách đơn
sơ nhưng "liêm chính" của lý lẽ thứ nhất đủ để chúng ta
không nên dùng danh xưng "triết học kitô giáo" cho thời
kỳ này.
1.2. Triết học Kinh Viện
Danh xưng này lại mắc phải một khó khăn khác, vì nó
qui tất cả một thời kỳ triết học rộng lớn vào duy một
giai đoạn, cho dù đó là thời hồng kim. Dù sao, danh
xưng này cịn ít tinh thần tự mãn về tơn giáo như danh
xưng trước. Ta có thể tạm chấp nhận danh xưng này, xét
vì giai đoạn đi trước thời "hồng kim" cũng có thể được
coi như giai đoạn chuẩn bị, và thực sự cũng manh nha
một thái độ kinh viện rồi.

1.3. Triết học Trung Cổ
Danh xưng này phân chia lịch sử triết học theo tiêu
chuẩn của khoa sử học. Điều này khơng hồn tồn chính
xác; vì những diễn biến của triết học trong giai đoạn "sử


học" này chỉ có thể hiểu được với sự xuất hiện của Kitô
giáo cũng như với "triết học" của các giáo phụ.
Mặt khác, tên gọi "Trung cổ" (media aetas) là do những
nhà trí thức thời cận đại đặt ra với ý nghĩa xấu; họ coi
đây chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp, khơng có giá trị gì.
Tuy nhiên, càng ngày người ta càng nhận ra những gía
trị đích thực và không phải là giá trị nhỏ của thời kỳ
này14
Dù sao, tên gọi "trung cổ" đã trở thành phổ biến; và
chúng ta tạm chấp nhận trong tính cách tương đối của
nó.
2. Thời kỳ
2.1. Khởi đầu
Như đã nói, ta chỉ có thể hiểu được tinh thần và các học
thuyết của thời kỳ triết học này với biến cố Kitô giáo.
Biến cố này, cùng với việc hình thành một "xã hội Kitơ
giáo" tại Châu Âu, làm nên một sự thay đổi lớn trong
tâm thức con người tây phương.

14 Chateaubriand (1768-1848) đã bắt đầu biết thán phục kiểu thánh đường
gothique mà chỉ trước đó một thời gian người ta cho là mọi rợ; Victor Hugo
(1802-1885), cùng trào lưu lãng mạn, đã tỏ ra có thiện cảm với thời kỳ này;
từ thế kỷ XIX có nhiều nhà nghiên cứu càng ngày càng tìm thấy những lý
do để thán phục thời kỳ này hơn; Verlaine gọi là thời kỳ "vĩ đại và tinh tế".

Xc. Jean Thoraval, Les Grandes Étapes de la civilisation francaise, p10.


Về thời kỳ "Trung Cổ" theo sử học, người ta có thể kể
nhiều cột mốc khởi đầu khác nhau, tùy theo nhận định
của mỗi sử gia :
- 395 : Năm hồng đế Roma Théodore I qua đời, sau đó
đế quốc phân chia cho hai thái tử làm vua bên Đông và
bên Tây. Đế quốc Roma bất đầu tan rã vì những cuộc
xâm lăng của "man dân".
- 529 : Năm hoàng đế Julien ra lệnh đóng cửa trường
triết học cuối cùng của người Hy Lạp ở Athènes.
- 476 : Odoacri lật đổ Romulo Augustus và lên chiếm
ngai, với danh hiệu Rex Gentium. Lịch sử bắt đầu bước
vào một khúc quanh mới.
2.2. Phân chia
2.2.1. Thế kỷ 1 - 5, Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn này khởi đầu với biến cố Kitô giáo và triết
học các giáo phụ. Khởi từ Đức Giêsu Nagiareth, tinh
thần Kitô giáo trở thành một trong hai cột trụ chính của
nền văn minh tây phương15, chẳng những như một
truyền thống "tư tưởng", có nguồn gốc xa xơi trong tinh
thần sémitique và Do Thái giáo, nhưng cịn một biến cố
có tầm mức ảnh hưởng khơng nhỏ trên tồn thế giới. Dĩ
nhiên, truyền thống đó cũng tạo nên một trọng lực đáng
kể trong nền triết học tây phương.

15 Gồm Văn Hóa Hy-La và tôn giáo Kitô.



2.2.2. Thế kỷ 6 - 10 , Giai đoạn chuyển tiếp
Thời kỳ này, nền kinh tế của những nước Tây phương
suy sụp trầm trọng vì nhưng cuộc chiến tranh liên miên;
đời sống các dân tộc trở về gần với một nền kinh tế
nơng nghiệp, hình thành nên những chế độ phong kiến.
Khi đó, các hoạt động văn hóa như ngủ n.
Tuy nhiên, trong tình hình đó, Giáo Hội Kitơ giáo, từ
chỗ là một "người con" của đế quốc Roma và tưởng
rằng sẽ bị suy vi khi man dân đến, bỗng lại trở nên
"người đỡ đầu" cho các dân "man di". Do đó, thế lực
của Giáo Hội Kitơ giáo lại trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ
hết. Khởi đầu là biến cố vua Clovis chịu pháp Thánh
Tẩy tại Reims vào lễ Giáng Sinh năm 496. Biến cố này,
cùng với những thành quả của công cuộc truyền giáo,
khiến cho thế giới Châu Âu trở nên một thứ "la
chrétienté", một thứ xã hội Kitơ giáo.
Trong thời kỳ này, chỉ cịn một số đan viện đảm nhận
việc lưu trữ các tác phẩm văn học nghệ thuật; và nước
Anh, Ái Nhĩ Lan, nhờ vị thế đặc biệt, thốt khỏi những
cuộc cuộc chiến, là cịn có một vài sinh hoạt tri thức.
Vào năm 800 vua Charlemagne thiết lập một đế quốc
rộng lớn và lên ngơi hồng đế. Triều đại của
Charlemagne được gọi là một cuộc phục hưng của
Charlemagne (Renaissance carolingienne). Chính thời
kỳ này đã làm xuất hiện hai nhân vật đầu tiên của thời
kỳ triết học Kinh Viện : Alquin và Jean Scot Érigène.
Tuy nhiên, đế quốc này chẳng tồn tại được bao lâu.



×