Tải bản đầy đủ (.ppt) (89 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG III KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC Phần C & D pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.2 KB, 89 trang )


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
CHƯƠNG III
KHÁI LƯỢC
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
TRƯỚC MÁC
Phần C & D
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI

C. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG
I. Hoàn cảnh lịch sử và đặc điểm
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Thời kỳ Phục hưng (Renaissance) vào thế kỷ
XV-XVI, là thời kỳ khôi phục và phát triển những
giá trị văn hóa cổ đại sau “đêm dài Trung cổ”.
Nguyên nhân và đặc điểm của thời kỳ Phục hưng:
- Phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời,
phương thức sản xuất TBCN đang từng bước hình
thành. Sự ra đời của công trường thủ công làm cho
năng suất lao động tăng. Thương nghiệp, hàng hải
phát triển mạnh

+ Tìm ra châu Mỹ năm 1492
+ Tầng lớp tư sản xuất hiện. Vai trò kinh tế-xã
hội của nó ngày càng nâng cao. Mâu thuẫn giữa
tầng lớp tư sản và giai cấp địa chủ quý tộc ngày
càng phát triển.


+ Khoa học, đặc biệt là thiên văn học phát triển
mạnh.
+ Nghệ thuật cũng phát triển phong phú đa dạng,
đi vào ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống hiện thực
của con người.


2. Đặc điểm của triết học thời kỳ Phục hưng:
+ Các nhà triết học và khoa học từng bước đấu
tranh tách triết học và khoa học ra khỏi sự kiểm soát
của tôn giáo.
+ Thuyết nhật tâm được Côpecnic đưa ra và được
nhiều nhà khoa học phát triển để chống lại thuyết
địa tâm, đây là một thách thức lớn đối với uy quyền
của Nhà thờ.
+ Các nhà triết học chưa dám công khai tuyên bố
CNDV, quan điểm vô thần. Họ thường đứng trên
quan điểm thần luận (deism) hay phiếm thần luận
(pantheism) để hạ thấp một bước vai trò của
Thượng đế và Giáo hội.

1) Nicôlai Côpecnic
(Nicolaus Copernicus,
1473-1543)
Nhà Thiên văn học, nhà
triết học người Ba Lan.
Đưa ra thuyết nhật tâm để
chống lại thuyết địa tâm.

II. Một số nhà triết học tiêu biểu


Thuyết nhật tâm (heliocentric theory: thuyết
mặt trời là trung tâm của vũ trụ) do Côpecnich đưa
ra nhằm chống lại thuyết địa tâm (Geocentric
theory: thuyết quả đất là trung tâm vũ trụ, do một
nhà thiên văn học Hy Lạp đưa ra vào thế kỷ II và
được Nhà thờ phê chuẩn trở thành vũ trụ quan
chính thống của Kitô giáo, vì nó phù hợp với giáo
điều trong Kinh Thánh).
Thuyết nhật tâm được coi là “một cuộc cách
mạng ở trên trời” báo trước một cuộc cách mạng
trong các quan hệ xã hội.


hình
thuyết
Nhật
tâm
Côpecnich

2) Brunô (Giordano Bruno 1548-
1600).
Nhà triết học, khoa học, theo quan điểm
Phiếm thần luận (Pantheism: thuyết cho rằng
Thượng đế cũng chính là giới tự nhiên).
Brunô phát triển CNDV lên đỉnh cao thời
kỳ Phục hưng.
Brunô ủng hộ và phát triển thuyết nhật tâm
của Côpecnich. Theo ông vũ trụ là vô tận.
Ngoài hệ mặt trời còn có vô số những hệ

thống khác.

Năm 1592, Brunô
bị Tòa án dị giáo
xét xử bỏ tù 8
năm và bị đưa ra
thiêu sống trên
giàn hỏa ngày 17
- 2 - 1600.
Đến thế kỷ XIX,
một tượng đài
được dựng lên
nơi Bruno hy sinh
để ghi nhận và
tưởng nhớ sự hy
sinh của ông.

3) Galilê (Galile Galileo, 1564-1642)
Nhà triết học, toán học, vật lý học, thiên văn học ý)
Galilê thừa nhận thế giới vật chất tồn
tại khách quan, vô tận, vĩnh viễn ,
không có khởi đầu, không có kết thúc.
Những kết luận triết học này của ông
có cơ sở từ những quan sát, thực
nghiệm và suy lý khoa học.
Trong thiên văn học, Galilê có đóng góp rất lớn trong
việc phát triển kính viễn vọng và sử dụng nó để nghiên cứu
sự chuyển động của mặt trời và các hành tinh chung quanh
mặt trời, như sao Kim, sao Mộc và các vệ tinh của nó.



Những quan sát thiên văn của Galilê giúp cho
ông xác nhận tính đúng đắn của thuyết nhật tâm của
Côpecnich. Galilê có đóng góp lớn trong việc
nghiên cứu các quy luật chuyển động cơ học, quy
luật của sự rơi của các vật thể.
Trong lý luận nhận thức, Galilê phê phán việc áp
dụng thuyết Arixtốt một cách mù quáng, phê phán
chủ nghĩa kinh viện giáo điều, là người đầu tiên áp
dụng một cách có hệ thống phương pháp thực
nghiệm khoa học, với hình thức mô hình hóa toán
học, nhất là mô hình hóa hình học để giải thích các
hiện tượng tự nhiên.

Galilê thừa nhận khả năng nhận thức của
con người là vô hạn, đề cao vai trò của cảm
giác, lý tính và năng lực trí tuệ của con người,
chống lại sự đòi hỏi của tôn giáo rằng con
người phải từ bỏ lý trí để chấp nhận niềm tin
một cách vô điều kiện.
Ông nói: “Tôi không phải bắt buộc phải tin
rằng cùng một Thượng đế lại vừa ban cho
chúng ta cảm giác, lý trí và năng lực trí tuệ, lại
có khuynh hướng cấm chúng ta không được sử
dụng những cái đó”.

Galilê luận chứng cho việc giải phóng
khoa học ra khỏi sự can thiệp của tôn giáo.
Ông nói rằng khoa học và Kinh thánh là hai
cuốn sách không có liên quan với nhau.

Khoa học giúp con người khám phá quy luật
tự nhiên, còn Kinh thánh giúp dạy con
người điều phải trái trong cuộc sống. Trong
lĩnh vực khoa học, Kinh thánh không có tác
dụng gì cả.

D. TRIẾT HỌC TÂY ÂU
THẾ KỶ XVII-XVIII
I. Điều kiện lịch sử
- Xã hội Tây Âu thế kỷ XVII-XVIII là thời kỳ
phương thức sản xuất TBCN phát triển mạnh mẽ,
mâu thuẫn gay gắt với chế độ phong kiến dẫn đến các
cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Anh (1642-1648),
Cách mạng pháp (1789-1794).
- Khoa học tự nhiên có bước tiến nhảy vọt. Quá
trình phân ngành. Cơ học Niutơn là phát triển nhất.
Phương pháp thực nghiệm được đề cao và áp dụng
rộng rãi trong khoa học.

1) Phranxi Bêcơn
(Francis Bacon, 1561-1626), sinh
ở Luân Đôn, học Đại học
Cambridge, được bầu vào Hạ viện
Anh, được phong chức Bá tước.
II. Triết học Tây Âu thế kỷ XVII
Các triết gia tiêu biểu:
Ph. Bêcơn là nhà triết học duy vật, được
coi là ông tổ của chủ nghĩa kinh nghiệm Anh.

Bêcơn đề cao vai trò của tri thức. Chỉ có

tri thức mới giúp cho con người hiểu biết
quy luật tự nhiên và nhờ đó chinh phục được
những sức mạnh tự nhiên.
Ông có câu nói nổi tiếng
“Tri thức là sức mạnh”
(Knowledge is power).


Ông cũng nói: “Tri thức và sức mạnh của
con người hợp lại làm một; bởi vì bất cứ ở nơi
nào mà nguyên nhân không được nhận thức
thì hiệu quả cũng không được đem lại. Để
điều khiển được giới tự nhiên thì phải phục
tùng giới tự nhiên; và cái gì là nguyên nhân
trong sự quan sát thì cũng là quy luật trong
quá trình hoạt động”.
(Human knowledge and human power meet in one; for
where the cause is not known the effect cannot be
produced. Nature to be commanded must be obeyed; and
that which in contemplation is as the cause is in operation
as the rule).

Bêcơn đề xuất lôgic quy nạp; từ những sự
kiện quan sát được trong thực tế bằng phương
pháp quy nạp chúng ta mới có thể rút ra được
những nguyên lý, quy luật.
Bêcơn đề cao vai trò của tri thức kinh
nghiệm, vì thế được coi là ông tổ của chủ
nghĩa kinh nghiệm Anh. Theo ông, cảm giác
là nguồn gốc của nhận thức; mọi tri thức đều

bắt nguồn từ quan sát và thực nghiệm.
Để sử dụng tốt lôgic quy nạp, theo Bêcơn,
trước tiên cần phải khắc phục bốn loại “ảo
tưởng” (Latin: idola, Anh: Idols).

- Ảo tưởng chủng tộc (Idols of the Tribe)
là những sai lầm của nhận thức xuất phát từ
bản tính của loài người. Con người thường lấy
mình làm thước đo cho vạn vật, quy cho vạn
vật những đặc tính vốn có của chỉ bản thân con
người. Ngoài ra, giác quan và cảm giác con
người cũng có những hạn chế nhất định.


- Ảo tưởng hang động (Idols of the Cave)
lại xuất phát từ hạn chế của cá nhân con
người.
Theo Ph. Bêcơn:
“Mỗi người có một cái hang riêng của mình”, như
có cấu tạo cơ thể và tinh thần riêng, có bản tính riêng
hoặc đặc thù của mình, có hoàn cảnh giáo dục và
giao tiếp riêng, có những xúc cảm riêng, có tâm trạng
riêng, như tính hay băng khoăn, lo lắng hay bàng
quan, điềm tĩnh, v.v., từ đó có cách đánh giá, tiếp
nhận khác nhau, sai lệch đối với các sự vật hiện
tượng khách quan”.

Ảo tưởng công cộng (Idols of the Forum) lại
xuất phát từ sự giao tiếp của cá nhân với cộng
đồng. Bêcơn đặc biệt nhấn mạnh sự sai lầm do

ngôn ngữ chung gây ra.
Ảo tưởng nhà hát (Idols of the Theater)
được Bêcơn dùng để nói về những hạn chế do
sự du nhập vào trong đầu óc con người “những
giáo điều triết học khác nhau” và “những phép
chứng minh không đúng”
Bêcơn coi những hệ thống triết học cũng giống như những vở kịch được sáng
tác và biểu diễn trên sân khấu, “bởi vì theo sự xét đoán của tôi, tất cả những hệ thống
được cho là đúng chẳng qua chi là những vở kịch đại diện cho những thế giới do
chính họ sáng tạo ra, theo một phong cách như trên sân khấu, không chân thật”.

2) Tômat Hôpbơ
(Thomas Hobbes, 1588- 1679),
sinh ở Westport, Wiltshire,
nước Anh, tốt nghiệp Trường
Đại học Oxford năm 1608.
Trong quan điểm duy vật của mình,
Hôpbơ cho rằng đối tượng nghiên cứu của
triết học là vật chất và vận động, nhưng chủ
nghĩa duy vật của ông mang tính siêu hình,
máy móc.

Hôpbơ coi con người như một cái máy,
cho rằng bản tính tự nhiên của con người là
ích kỷ và độc ác; con người chỉ tìm cách thực
hiện những lợi ích riêng của cá nhân mình.
Hôpbơ mô tả cuộc sống con người là “cô
độc, tồi tệ, bẩn thỉu, độc ác và thiển cận”
(“solitary, poor, nasty, brutish, and short”); xã
hội con người là “cuộc chiến tranh của tất cả

chống lại tất cả” (“war of all against all”) và
trong cuộc chiến này thì “không có chỗ tồn tại
cho khái niệm về đúng và sai, công bằng và
bất công”.

Giải pháp duy nhất cho tình trạng này theo
Hôpbơ là mọi người phải thỏa thuận tuân theo
một chính quyền duy nhất, có toàn quyền, đủ
mạnh để bắt buộc mọi người chấp hành luật lệ
và sống trong hoà bình.
Trên cơ sở lập luận như thế, Hôpbơ tưởng
tượng ra một “khế ước xã hội” (“a social
contract”) giữa công dân với nhau, trong đó
mọi công dân thỏa thuận từ bỏ trạng thái tự
nhiên và tự nguyện phục tùng một quyền lực
tuyệt đối, quyền lực này có thể là nhà vua hay
nghị viện.

×