Tải bản đầy đủ (.ppt) (47 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG III KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC Phần A & B ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.4 KB, 47 trang )


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC
CHƯƠNG III
KHÁI LƯỢC
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
TRƯỚC MÁC
Phần A & B
NGƯỜI BIÊN SOẠN
PGS.TS. NGUYỄN TẤN HÙNG
TS. LÊ HỮU ÁI

NỘI DUNG CHƯƠNG III
A. Triết học Hy Lạp cổ đại
B. Triết học Tây Âu thời Trung cổ
C. Triết học Tây Âu thời Phục hưng và cận đại
D. Triết học cổ điển Đức

A. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
I. Hoàn cảnh ra đời, quá trình phát triển và đặc
điểm của triết học Hy Lạp cổ đại
1) Hoàn cảnh ra đời
- Hy lạp (Greece) là một quốc gia ở Đông Nam
châu Âu. Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời từ thế kỷ
VI TCN, trong điều kiện chế độ nô lệ đang thịnh
hành. Người nô lệ bị coi là công cụ, là “động vật
biết nói”. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp nô lệ và
giai cấp chủ nô rất gay gắt.




- Sự phân công giữa lao động trí óc và lao động chân
tay dẫn đến sự hình thành một tầng lớp lao động trí óc.
- Sự phát triển của thủ công nghiệp, nông nghiệp,
thương nghiệp và hàng hải ở Hy Lạp dẫn đến sự ra đời của
hàng loạt những trung tâm đô thị và tạo điều kiện cho sự
phát triển của triết học, khoa học, văn hóa, nghệ thuật.
- Hàng trăm nhà nước nhỏ (polis, tiếng Hy Lạp dịch
sang tiếng Anh là city state: nhà nước thành thị, thành
bang). Mỗi nhà nước có một trung tâm đô thị ở giữa,
chung quanh là vùng nông thôn.
Aten (Athens) và Spác (Sparta) là hai thành bang lớn
nhất. Aten là trung tâm công nghiệp, thương nghiệp, theo
chế độ dân chủ.

Thành bang Spac đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp, theo chế độ quân chủ.
- Cuộc chiến tranh Pelopone giữa hai thành bang này
kéo dài hàng chục năm làm cho Hy Lạp suy yếu.
- Hy lạp có một nền văn hóa và khoa học phát triển rực
rỡ trong thời cổ đại.
Các môn khoa học như toán học, vật lý học, thiên văn
học, triết học, lôgic học, chính trị học, v.v được nghiên
cứu và đưa vào giảng dạy ở các trường học.
Viện Hàn Lâm (Academia) do Platôn sáng lập ở Aten
năm 387 TCN được coi là trường đại học đầu tiên của thế
giới.


- Aten được coi là quốc gia có nền dân chủ đầu

tiên của thế giới.
- Hy Lạp có sự giao lưu văn hóa với các nước
phương Đông.
Vào thế kỷ VIII-VII TCN, người Hy Lạp đã có hoạt động buôn bán, trao đổi
hàng hóa với các nước Cận Đông, nhất là Babylôn, Ai Cập nên có dịp tiếp
xúc, trao đổi, tiếp thu những yếu tố của văn minh Lưỡng Hà.
Năm 326 TCN, Hoàng đế Alexander Đại đế của Macedonia, sau khi thôn
tính Hy Lạp hình thành một đế quốc lớn mạnh liền đem quân chinh phục Ấn
Độ, nhưng sau đó phải rút quân vì quân lính nổi loạn, nhưng sự giao lưu văn
hóa giữa ấn Độ và Hy Lạp vẫn tiếp tục.
- Đến cuối thế kỷ II TCN, Hy Lạp bị La Mã chinh
phục, nhưng Hy Lạp vẫn giữ vai trò nòng cốt về văn
hóa trong đế chế La Mã.

2) Quá trình hình thành và phát triển của triết
học Hy Lạp cổ đại
Sự phát triển của Triết học Hy Lạp được chia thành ba
thời kỳ:
- Thời kỳ sơ khai (hay còn gọi là thời kỳ tiền Xôcrat
(pre-Socrated) từ thế kỷ VII-VI TCN. Gồm có :
-
Trường phái Milê có Talet (624-547 TCN), Anaximanđơ
(610-546TCN), Anaximen(585-525 TCN).
-
Trường phái Pitago do Pitago (580-500 TCN) sáng lập.
-
Trường phái Ephedơ, đại biểu là Hêraclit (520-460 TCN).
-
Trường phái Elê có Xênôphan (57-479 TCN), Pacmênit
(540-470TCN), Zênôn (490-430 TCN).


- Thời kỳ cực thịnh (thế kỷ V-IV TCN)
Các đại biểu xuất sắc:
● Anaxago ( 500-428 TCN)
● Empêđôc(490-430 TCN)
● Đêmôcrit ( 460-370 TCN)
● Xôcrat (469-399 TCN)
● Platôn ( 472-347 TCN)
● Arixtôt ( 384-322 TCN)
- Thời kỳ Hy Lạp hóa (thế kỷ IV-I TCN)
Nổi bật là trường phái Êpiquya do Êpiquya ( 341-
270 TCN) sáng lập.

3. Đặc điểm của Triết học Hy Lạp
- Triết học gắn với khoa học tự nhiên, các nhà triết học
cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên.
- CNDV chất phác và PBC tự phát
- Các trường phái triết học Hy Lạp là TGQ của giai
cấp chủ nô. Các quan điểm của họ không chỉ phản ánh
cuộc đấu tranh bảo vệ chế độ nô lệ, mà còn là cuộc đấu
tranh giữa hai phái dân chủ và quân chủ trong nội bộ giai
cấp chủ nô (đường lối Đêmôcrit và đường lối Platôn).
- Do có sự giao lưu với văn hóa phương Đông (Ai
Cập, Ấn Độ), nên triết học Hy Lạp cũng chịu ảnh hưởng
của triết học phương Đông.

1) Trường phái Milê

The school of Miletus
The school of Miletus

 Talet (Thales), 624-547 TCN,
nhà toán học, thiên văn học, triết
học, một trong bảy người thông
thái ở Hy Lạp cổ đại. Ông là nhà
toán học đầu tiên, người sáng lập
ra môn hình học với định lý Talet
nổi tiếng.
II. Một số trường phái và triết gia tiêu biểu

Là nhà triết học, ông đứng trên lập trường
duy vật cho rằng nước là bản nguyên của thế
giới.
Theo Talet, tất cả sinh ra từ nước và tan
biến thành nước trong một vòng tuần hoàn
bất tận, trong đó nước là cơ sở.
Sở dĩ Talet cho nước là bản nguyên của vũ
trụ, vì ông quan sát thấy “Thức ăn của mọi
vật đều ẩm ướt… Hạt giống của mọi vật đều
có bản chất ẩm ướt”.

 Anaximanđơ (Anaximander), 610-546
TCN, học trò hoặc bạn của Talet lại cho rằng
vạn vật được sinh ra từ một dạng vật chất đầu
tiên là Apâyrôn, là cái không xác định. Từ
apâyrôn nảy sinh ra những mặt đối lập như
nóng- lạnh, khô - ướt.
 Anaximen (Anaximenes), 585-525 TCN,
học trò của Talet, cho rằng không khí là
nguồn gốc sinh ra tất cả.


Hêraclit (Heraclitus), 546-480 TCN,
sinh ở Êphedơ (Ephesus) ở Iony, vùng
Tiểu Á, nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ. Ông là
nhà triết học duy vật, nổi tiếng với những
tư tưởng biện chứng.
2. Triết học Hêraclit
- Về bản thể luận: Ông cho rằng bản nguyên của vũ trụ
là lửa. Lửa tắt đi sinh ra vạn vật và vạn vật cháy lên thành
lửa theo con đường chuyển hóa đi xuống và đi lên.
Lửa → hơi → lỏng → rắn
Rắn → lỏng → hơi → lửa


Ông nói: “Vũ trụ này luôn luôn là như vậy, nó không do
thần thánh hay do con người làm ra; nó đã, đang và mãi mãi
sẽ là một ngọn lửa muôn đời sinh động bùng cháy lên và tắt
đi theo những quy luật nhất định”.
(This universe, which is the same for all, has not been made by any god or
man, but it always has been, is, and will be an ever-living fire, kindling itself by
regular measures and going out by regular measures).
“Tất cả mọi vật đều trao đổi với lửa và lửa trao đổi với
vạn vật như hàng hóa trao đổi với vàng và vàng trao đổi với
hàng hóa”.
(All things are an exchange for fire, and fire for all things, as goods for gold
and gold for goods).

Ông là người sáng lập ra phép biện chứng duy vật
cổ đại. Tư tưởng biện chứng của ông được thể hiện
trong những câu châm ngôn nổi tiếng.
Ông cho rằng vạn vật không ngừng biến đổi như

một dòng chảy.
“Mọi vật đều trôi chảy và không có gì đứng yên”
(Everything flows and nothing stands still).
“Chúng ta vừa tồn tại, vừa không tồn tại” (We are and
are not).
“Bạn không thể lội hai lần xuống cùng một dòng sông,
vì dòng nước khác đang liên tục chảy về phía bạn”. (You
could not step twice into the same river, for other waters
are ever flowing onto you)

Hêraclit nêu ra tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của mâu
thuẫn trong sự vật, hiện tượng. Bất cứ sự vật, hiện tượng
nào cũng bao hàm những mặt đối lập.
Ông nói: “Cùng một cái ở trong chúng ta - sống và chết,
thức và ngủ, trẻ và già”.
Các mặt đối lập làm tiền đề cho nhau, có mặt này mới
có mặt kia. “Bệnh tật làm cho sức khỏe quý hơn, cái ác
làm cho cái thiện cao cả hơn, cái đói làm cho cái no dễ
chịu hơn”.
Các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau. “Cái nóng
lạnh đi, cái lạnh nóng lên. Cái ướt khô đi, cái khô ướt lại”.
Người đương thời coi ông là nhà triết học tối nghĩa.

Ph. Ăngghen viết; “Cái thế giới quan ban đầu, ngây thơ,
nhưng xét về thực chất thì đúng đó là thế giới quan của các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại và lần đầu tiên đã được Hêraclit trình
bày một cách rõ ràng: mọi vật đều tồn tại và đồng thời lại không
tồn tại, vì mọi vật đang trôi đi, mọi vật đều không ngừng thay
đổi, mọi vật đều không ngừng phát sinh và tiêu vong”
(C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 20, tr. 35).

- Về lý luận nhận thức, Hêraclit cho rằng nhận thức
bắt nguồn từ cảm giác. Tuy nhiên, ông cho rằng thị giác
thường bị lừa, bởi vì “tự nhiên thích giấu mình”.
Do đó, nhận thức phải đạt tới cái “logos”, tức bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng.


3. Trường phái Pitago
Pitago (Pithagoras), 571-497 TCN,
là nhà toán học nổi tiếng. Ông thành lập
một Liên minh (gọi là Liên minh Pitago)
chống lại phái chủ nô dân chủ
Pitago cho rằng bản nguyên của thế giới
là con số. Số 1: điểm; số 2: đường thẳng;
số 3: mặt phẳng; số 4: hình khối. Số 10 là
con số hoàn thiện nhất.
Quy luật của con số chi phối toàn bộ vũ
trụ và con người. Nhận thức chính là nhận
thức những con số.

4. Trường phái Elê
(
The school of Elea)
The school of Elea)
Là trường phái duy vật siêu hình
 Xênôphan (Xenophanes), 570-487
TCN
Ông cho rằng thế giới là một khối duy
nhất bất động không do thần thánh sinh ra.
Con người sáng tạo ra thần thánh theo trí

tưởng tượng của mình.

“Nếu bò, ngựa, sư tử có thể vẽ được thì chúng sẽ mô tả
các vị thần theo hình dáng của mình”
(If oxen and horses and lions could draw and paint,
they would delineate the gods in their own image.)

 Pacmênit
(Parmenides)
(thế kỷ VI-V TCN)
Tồn tại là duy nhất, không
thể phân chia được, không vận
động biến đổi.
Ông khẳng định: “Tồn tại là
bất biến”. “Nó không sinh ra,
nên cũng không mất đi, nó
hoàn chỉnh, duy nhất, bất
động và vô hạn.

 Dênôn (Zeno), 490-430 TCN
Ông khẳng định tồn tại là duy nhất,
bất biến.
Ông đưa hàng loạt những nghịch lý
(aporia) để phủ nhận sự vận động:
- Nghịch lý phân đôi.
- Nghịch lý Asin không đuổi kịp con rùa.
- Nghịch lý: Mũi tên đang bay mà bất động.

5) Triết học Đêmôcrit
Đêmôcrit (Democritus), 460-370

TCN, là nhà triết học vĩ đại, có đầu óc
bách khoa. Ông sinh ở Ápde, đi nhiều
nước sau về sống ở Aten.
Ông hiểu biết sâu rộng nhiều lĩnh vực như
toán học, đạo đức học, tâm lý học, sinh vật
học, thiên văn học, mỹ học, ngôn ngữ học, v.v.

- Về nguồn gốc của vũ trụ: Đêmôcrit cho rằng
cơ sở đầu tiên tạo nên vũ trụ là nguyên tử (atomos:
không thể phân chia được).
Nguyên tử là hạt vật chất nhỏ nhất không thể
phân chia được nữa. Nguyên tử đồng nhất về chất,
chỉ khác nhau về hình dáng, kích thước, tư thế, trật
tự sắp xếp tạo nên những vật thể khác nhau.
Nguyên tử luôn luôn vận động trong chân
không (không gian).
Vũ trụ hình thành do sự va chạm của nguyên tử
trong cơn lốc nguyên tử.

- Về quan hệ giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
Đêmôcrit chỉ thừa nhận tất nhiên, phủ nhận
ngẫu nhiên, cho rằng ngẫu nhiên chỉ là hiện
tượng chưa tìm ra nguyên nhân.
- Về nhận thức, ông cho rằng nhận thức bắt
nguồn từ cảm giác. Nhưng nhận thức cảm tính
chỉ là sự nhận thức mờ tối; chỉ có nhận thức lý
tính mới phát hiện ra nguyên tử.

×