Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lịch sử Đảng Thi kết thúc học phần_ point 8.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.77 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH - TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Sinh viên thực hiện: Trương Khánh Linh
MSSV: 31201023847
Mã lớp HP: 22D1HIS51002616
Tên HP: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam
Giảng viên giảng dạy: TS. Phạm Thành Tâm

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022


Đề: Bằng những kiến thức đã học về môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, anh, chị hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của Việt Nam sau Tháng Tám năm
1945, Đảng và chính quyền cách mạng đã có những chủ trương, đường lối như
thế nào để có thể vượt qua tình thế trên (1945-1946)? (4 điểm)
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam ta rơi vào tình thế “ngàn cân
treo sợi tóc” của nền độc lập và chính quyền non trẻ khi vừa phải cùng lúc đối phó với
nạn đói, nạn dốt và đấu tranh chống lại bọn thù trong, giặc ngồi. Trong tình hình khó
khăn đó đã đặt ra những nhiệm vụ cấp bách trước mắt cho tồn Đảng tồn dân ta là đề
ra những chính sách, đường lối đúng đắn nhằm bảo vệ nền độc lập, bảo về chính
quyền cách mạng mà nhân dân ta dùng biết bao mồ hôi xương máu mới giành lại
được. Những chủ trương, đường lối mà Đảng và chính quyền cách mạng đặt ra yêu
cầu chúng ta vừa phải xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng ở các cấp, khôi
phục kinh tế, giải quyết nạn đối, nạn thất học; vừa phải đấu tranh chống các thế lực
thù địch để bảo vệ chính quyền cách mạng và khẳng định vị thế của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa.
Trước hết là đối sách xây dựng chế độ mới và chính quyền cách mạng:
Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến


quốc, vạch ra con đường đi lên cho Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Bản chỉ
thị bao gồm 4 nội dung.
Một là nội dung về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu cách mạng Việt
Nam lúc này vẫn là “Dân tộc giải phóng”, với khẩu hiệu “Dân tộc là trên hết, tổ quốc
là trên hết”, tư tưởng chỉ đạo lúc này không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc
lập.
Hai là xác định kẻ thù: BCH nêu rõ “Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp
xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
Ba là về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách,
cần khẩn trương thực hiện là “ củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược,
bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Bốn là về những biện pháp cụ thể để thực hiện những nhiệm vụ trên: xúc tiến bầu
cử Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền
nhân dân, động viên lực lượng tồn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc
kháng chiến lâu dài. Đảng chủ trương kiên trì nguyên tắc: “Bình đẳng tương trợ”,
“Thêm bạn bớt thù”, thực hiện khẩu hiệu “Hoa- Việt thân thiện” đối với quân Tưởng
Giới Thạch và “Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.
Tổng kết lại, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc đã giải quyết kịp thời những vấn đề
quan trọng về chỉ đạo chiến lược và sách lược cách mạng trong tình thế mới vơ cùng
phức tạp và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa vừa mới khai sinh.
“Kháng chiến và kiến quốc” là tư tưởng chiến lược của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí
Minh nhằm phát huy sức mạnh của Đoàn kết dân tộc, quyết tâm đẩy mạnh kháng
chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Có thể nói chỉ thị trên đã
nêu bật hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ là xây dựng
đất nước đi đôi với bảo vệ đất nước.


Đối sách của Đảng và Chính phủ trong việc tiêu diệt giặc đối, giặc dốt và nạn
tài chính khan hiếm
- Chống giặc đói, đẩy lùi nạn đói:

Diệt “giặc đói” là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn này. Đảng,
Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, động viên quần chúng nhân
dân tham gia các cuộc vận động, các phong trào lớn để vượt qua nạn đói. “Tăng gia
sản xuất, thực hành tiết kiệm” là các biện pháp lâu dài được Đảng đề ra để diệt tận gốc
nạn đói. Ngồi ra, Chính phủ cịn bãi bỏ thuế thân, giảm tơ 25% và nhiều thứ thuế vô
lý từ chế độ cũ để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân phát triển sản xuất; kêu
gọi quyên góp với tinh thần “nhường cơm sẻ áo”; nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ
gạo. Nói đi đơi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực hiện “Mười ngày nhịn ăn một
bữa”; hưởng ứng lời kêu gọi và noi theo gương của Người, nhân dân cùng góp gạo
chống giặc đói, truyền thống đồng cam cộng khổ, yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong
quần chúng nhân dân được phát huy cao độ. Với những biện pháp tích cực trên, kết
quả là chỉ trong một thời gian ngắn (vào đầu năm 1946), nạn đói cơ bản được đẩy lùi,
sản xuất nơng nghiệp đã bước đầu có sự khơi phục.
- Khắc phục tình trạng tài chính khan hiếm:
Cịn đối với nạn khan hiếm tài chính, trước mắt Chính phủ phát động “Tuần lễ
vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm kêu gọi đồng bào tồn quốc đóng góp, ủng hộ nên độc lập
của đất nước. Chỉ trong một thời gian ngắn nhân dân đã ủng hộ 370 kg vàng, 20 triệu
đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng vào Quỹ Đảm phụ Quốc phịng. Để ổn định nền
tài chính lâu dài , Chính phủ đã phát hành tiền mới là tổ chức thuế khóa. Ngày 23-111946 quyết định lưu hành tiền Việt Nam chính thức được thực thi.
- Chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ:
Nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân Pháp dùng để
cai trị chúng ta. Trước “giặc dốt”, hàng trăm nghìn lớp “Bình dân học vụ” mà ở đó
người biết chữ dạy người khơng biết chữ, người biết ít học người biết nhiều. Kết quả
là trong một năm Nhà nước đã tổ chức được 76000 lớp học, cuối năm 1946 cả nước
có thêm 2,5 triệu đồng bào biết đọc, biết viết. Nhờ đó đã khơi dậy tinh thần hiếu học
của quần chúng nhân dân, tình trạng 95% dân số nước ta mù chữ đã dần bị xóa bỏ.
Chiến thắng “giặc dốt” khơng chỉ làm nâng cao trình độ hiểu biết của nhân dân, đẩy
lùi các tệ nạn xã hội mà còn tạo điều kiện cho nhân dân phát huy được quyền làm chủ
mà trước đây chúng ta chưa có cơ hội làm được.
Khẩn trương xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng:

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời (ngày 3-9-1945) đã bàn về những
vấn đề cấp bách mà chúng ta cần phải giải quyết, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh có
đề nghị đó là phải tiến hành cuộc Tổng tuyển cử theo nguyên tắc Phổ thông đầu phiếu.
Ngày 6-1-1946, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa tổ chức Tổng tuyển cử bầu
Quốc hội trong cả nước thắng lợi. Thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
cơng dân đủ 18 tuổi trong cả nước đã nơ nức đi bầu cử. Kết quả là có hơn 89% cử tri
đi bỏ phiếu, mặc cho những âm mu của Pháp và bọn phản động. Cả nước đã bầu ra
333 đại biểu ưu tú nhất vào bộ máy Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Ngày 2-3-1946, Quốc hội thơng qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng
chiến chính thức của nước ta, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và cũng chính Người đã
lập ra Ban dự thảo Hiến pháp. Chính ta cũng rất thành công trong việc bầu cử Hội


đồng nhân dân các cấp ở khắp các địa phường và Hiến pháp đầu tiên của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa được Quốc hội thơng qua (9-11-1946). Những thắng lợi lớn
trong cuộc bầu cử của nước ta đã giáng một địn chí mạng và âm mưu chia rẽ nội bộ,
lật đổ và xâm lược của bọn thực dân và tay sai. Đồng thời đặt cơ sở cho việc xây dựng
Chính quyền dân chủ nhân dân, nhà nước của dân, do dân, vì dân; nâng vị thế của nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên trường quốc tế, gây dựng lòng tin vững chắc
cho nhân dân về một nhà nước vững mạnh trong tương lai. Bên cạnh đó tạo cơ sở
pháp lý cho nhà nước Cách mạng thực hiện những nhiệm vụ đối nội, đối ngoại. Về
mặt quân sự, các đội tự vệ được củng cố và mở rộng. Sau nhiều lần thay đổi, đến giữa
năm 1946 các đơn vợ giải phóng trong Cách mạng thắng Tám lấy tên là quân đội
Quốc gia Việt Nam. Ngày 29-5-1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là
Liên Việt) được thành lập với những chính sách kêu gọi sự đồn kết từ tất cả các đảng
phái.
Tổ chức cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ, đấu
tranh bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ:
- Ở miền Nam:
Đêm 22 rạng sáng ngày 23-9-1945, quân đội Pháp đã nổ súng gây hấn đánh chiếm

Sài Gòn – Chợ Lớn (Nam Bộ), quân Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ,
mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần hai. Trước hành động xam lược
của thực dân Pháp đã ảnh hưởng đến độc lập tự do của dân tộc ta, Đảng chính phủ ta
đã sớm xác định kẻ thù chính là thực dân Pháp và đưa ra chủ trương kháng chiến
chống Pháp ở Nam Bộ. Hội nghị liên tịch giữa Xứ ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban
kháng chiến và đại diện Tổng bộ Việt Minh đã thống nhất đề ra chủ trương hiệu triệu
quân; nhân dân Nam Bộ đứng lên tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày
25/10/1945, Hội nghị cán bộ Đảng bộ Nam Bộ họp tại Thiên Hộ, Cái Bè (Mỹ Tho)
quyết định những biện pháp cấp bách củng cố lực lượng vũ trang, xây dựng cơ sở
chính trị và vũ trang bí mật trong nội đơ; tổ chức và phát động toàn dân kháng chiến,
kiên quyết đẩy lùi cuộc tấn công của quân Pháp.
Ngày 26/9/1945, những chi đội đầu tiên ưu tứu nhát của quân đội đã lên đường
Nam tiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào Nam Bộ, tuyên dương và
tặng nhân dân Nam Bộ danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”.
- Ở miền Bắc:
Đảng đã chủ trương thực hiện sách lược “triệt để lợi dụng mâu thuẫn kẻ thù, hịa
hỗn, nhân nhượng có ngun tắc” với quân Tưởng để làm thất bại âm “diệt Cộng,
cầm Hồ, phá Việt Minh” của quân Tưởng và tay sai. Để tránh phải cùng lúc đối phó
với nhiều kẻ thù, Đảng chủ trương rút về hoạt động bí mật bằng việc ra “Thông cáo
Đảng Đông Dương tự ý giải tán, ngày 11-11-1945”, chỉ để lại một bộ phận hoạt động
công khai với danh nghĩa “Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”
Đối với quân Tưởng, Đảng ta thực hiện chủ trương hịa hỗn, nhượng bộ một số
quyền lợi về kinh tế và chính trị. Về kinh tế, ta chấp nhận tiêu tiền Quan kim, Quốc tệ
mất giá trị của chúng song hành với đồng bạc Đông Dương; cung cấp lương thực,
thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng. Về chính trị, ta chia cho chúng một số ghế trong
chính phủ liên hiệp và 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử.
Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được ký kết với nội dung thỏa thuận để
Pháp đưa quân đội ra Bắc vĩ tuyến 16 làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay thế cho
20 vạn quân Tưởng rút về nước. Hiệp ước này đã chà đạp thô bạo lên Chủ quyền và



Độc lập của nước Việt Nam ta và đặt nhà nước cách mạng ta đứng trước hai lựa chọn:
Một là hòa với một kẻ thù, đuổi kẻ thù còn lại về nước; Hai là cùng lúc đánh với hai
kẻ thù. Trước tình hình đó, ta đã chủ động đàm phán và tạm hịa hỗn với thực dân
Pháp nhằm mục đích là đuổi qn Tưởng về nước, có thời gian hịa hoãn để chuẩn bị
cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Pháp là J.Xanhtơny bản
Hiệp định Sơ bộ tại Hà Nội. Về nội dung Hiệp định: Pháp công nhận Việt Nam là một
quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, tài chính và qn đội riêng nằm trong Liên
bang Đơng Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp; Việt Nam chấp nhận để 15.000 quân
đội Pháp ra miền Bắc thay thế 20 vạn quân Tưởng và sẽ rút dần trong 5 năm; hai bên
sẽ tạm ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức
tại Paris.
Để giữ vững nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, Đảng, Chính phủ tiếp
tục cuộc đấu tranh ngoại giao kiên trì, kiên quyết, đầy khó khăn, phức tạp trong suốt
năm 1946 ở cả mặt trận trong nước và ngồi nước. Từ ngày 19-4 đến ngày 10-5-1946,
đại diện Chính phủ Việt Nam và Pháp gặp nhau tại Hội nghị trù bị ở Đà Lạt. Từ ngày
31-5-1946, theo lời mời của Quốc hội và Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cùng phái đồn của Chính phủ Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hịa Pháp,
chuyến thăm kéo dài hơn 4 tháng và đã thu được nhiều thành công về mặt đối ngoại,
làm cho dư luận Pháp, nhân dân Pháp và giới chính trị Pháp tiến bộ hiểu thêm cuộc
đấu tranh chính nghĩa, vì nền độc lập thực sự của Việt Nam. Cũng trong thời gian này,
phái đoàn Quốc hội Việt Nam do ông Phạm Văn Đồng dẫn đầu đi thăm thân thiện và
tham dự đàm phán chính thức giữa hai bên Việt-Pháp tại Hội nghị Fontainebleau,
(Phôngtenơblô, Paris-Pháp) từ ngày 6-7 đến ngày 10-9-1946, song khơng thành cơng
vì vấp phải lập trường hiếu chiến và dã tâm xâm lược của thực dân Pháp. Để cứu vãn
tình hình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Pháp bảng tạm ước Việt-Pháp ngày 14-91946, nội dung bản Hiệp ước đề cập ta tiếp tục nhượng bộ cho Pháp quyền lợi kinh tế,
văn hóa ở Việt Nam.
Ngày 20-10-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và phái đồn Việt Nam về đến cảng Hải
Phịng an tồn trong khơng khí đón chào nồng nhiệt của nhân dân, đồng bào, đồng chí.

Người đã viết bài “Cơng việc khẩn cấp bây giờ” nêu rõ những nhiệm vụ cụ thể và cấp
thiết phải làm để chuẩn bị cho cuộc đối đầu quân sự giữa Việt Nam và Pháp.
Tổng kết lại: Như vậy từ tháng 9-1945 đến thắng 12-1946 nhà nước cách mạng
của ta đã chủ trương đại đoàn kết dân tộc vừa kháng chiến vừa kiến quốc, Đảng Chính
phủ đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những chỉ đạo sáng suốt, khơn khéo, tài
tình trong việc giải quyết những khó khăn và đặc biệt với chủ trương cứng rắn trong
nguyên tắc, mềm dẻo trong sách lược đối phó với kẻ thù đã giúp ta thốt khỏi tình thế
“ ngàn cân treo sợi tóc” thực hiện thắng lợi nhiệm vụ củng cố và xây dựng chính
quyền Dân chủ Nhân dân và chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- + Để làm thất bại âm mưu “diệt Cộng, cầm Hồ” của quân Tưởng và tay sai,
Đảng
2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng trong giai
đoạn trên. Từ việc nghiên cứu những sự kiện lịch sử trên anh, chị rút ra được bài
học kinh nghiệm nào cho bản thân? (6 điểm)


Ý nghĩa lịch sử:
Có thể nói nếu ví tình thế Cách mạng Việt Nam 1945-1946 như “ngàn cân treo sợi
tóc” thì bất kỳ quyết định chiến lược, chủ trương nào của Đảng và Chính quyền trong
giai đoạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nền độc lập của nước Việt Nam ta. Vì vậy để
vượt qua tình thế khó khăn này không thể không cảm phục sự lãnh đạo tài tình của
Đảng ta, nhờ vào sự kết tinh của sách lược mềm dẻo, khơn khéo với lịng tin vững
chắc của khối đại đoàn kết toàn dân mà Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại đã phá thế bao vây của kẻ thù, bảo vệ chính quyền và thành quả Cách mạng
tháng Tám.
Nhờ vào sự lãnh đạo của Đảng, cụ thể là những chủ trương, đường lối đúng đắn
kịp thời của Đảng và chính quyền nhân dân cùng với việc Đảng đã đánh giá đúng
tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám, để từ đó xây dựng và phát huy được
sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn khó khăn trên, điều này đóng
vai trị then chốt, để lại dấu ấn mang ý nghĩa lịch sử vĩ đại trong tình thế “ngàn cân

treo sợi tóc”:
-Thứ nhất là bảo vệ được nền độc lập của nước nhà ta, giữ vững chính quyền cách
mạng.
-Thứ hai, nhờ vào các biện pháp giải quyết khó khăn nhằm phục vụ quyền lợi của
nhân dân lao động, bồi dưỡng niềm tin cho nhân dân về một cuộc sống ấm no, một
chính quyền mới dân chủ và vững mạnh.
-Thứ ba là xây dựng được những nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới
– chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Bên cạnh đó cịn chuẩn bị được những điều
kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến tồn quốc sau đó.
Thắng lợi bước đầu đó đã làm cho nhân dân cảm nhận được bản chất tốt đẹp của
chế độ mới, chế độ Dân chủ Nhân dân, của dân, do dân, vì dân, càng thêm tin tưởng,
gắn bó và quyết tâm xây dựng , bảo vệ chế độ ấy.
Bài học kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng:
Bằng sự sáng suốt, đúng đắn trong đường lối chỉ đạo của Đảng đã bảo vệ được
những thành quả cách mạng to lớn Việt Nam đạt được sau Cách mạng Tháng Tám,
quan trọng hơn hết là giữ vững được nền độc lập mà những người lính, người chiến sĩ
cách mạng đã dùng mồ hôi xương máu để giành lại từ tay của kẻ thù xâm lược. Trong
suốt quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn từ tháng 2-1945 đến
tháng 12-1946, những bài học kinh nghiệm quý báu được rút ra là:
Bài học đầu tiên là Đảng đã tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng quần chúng nhân dân,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vào mục tiêu chung của cách mạng, dựa vào
sự ủng hộ vật chất là chính trị, tinh thần của tồn dân; dựa vào dân để xây dựng và bảo
vệ chính quyền cách mạng non trẻ.
Bài học thứ hai đó là xem xét, đánh giá đúng tình hình, triệt để lợi dụng trong mâu
thuẫn nội bộ kẻ thù, tập trung chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính để khơng tránh đối đầu
cùng lúc với nhiều kẻ thù khi chính quyền ta vừa mới thành lập, mọi sự nhân nhượng
có nguyên tắc với kẻ địch cũng là một biện pháp đấu tranh cách mạng cần thiết trong
hoàn cảnh cụ thể (đặc biệt là giai đoạn khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” sau cách
mạng Tháng Tám), những sách lược mềm dẻo “lấy lùi làm tiến” đã khiến địch lơ là
phòng bị và khiến chúng không kịp trở tay.



Bài học thứ ba là tận dụng khả năng hòa hoãn, đàm phán để tranh thủ thời gian để
ta xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền nhân dân; đồng thời vẫn đề cao cảnh giác,
sẵn sàng ứng phó với khả năng chiến tranh lan ra cả nước khi kẻ địch bội ước.
Trên đây là những bài học kinh nghiệm nổi bật từ sự lãnh đạo cách mạng của Đảng
ta trong giai đoạn 1945-1946.
Bài học kinh nghiệm cho bản thân:
Bài học về sức mạnh đoàn kết
Bài học về mềm dẻo về chiến lược, cứng rắn về nguyên tắc
Mở rộng mối quan hệ hữu nghị giữa xóm giềng, bạn bè năm châu
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo 2017, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB
chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 60-68
2. Đảng Cộng sản Việt Nam 2000, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.



×