Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu Ôn tập kế toán quản trị ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.99 KB, 7 trang )

Câu 1: Theo quan điểm riêng của anh (chị), tổ chức bộ máy kế toán quản trị trong
các doanh nghiệp Việt Nam nên theo mô hình nào? Vì sao?
Hiện nay, tổ chức bộ máy kế toán quản trị bao gồm các hình thức như:
 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung.
 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán phân tán:
 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán:
Theo tôi, tùy theo quy mô của mình mà doanh nghiệp có thể chọn mô hình kế toán
quản trị cho phù hợp, theo tôi mô hình nên được sử dụng nhiều nhất là hình thức kết hợp. Với
hình thức này, các doanh nghiệp sẽ bố trí kế toán viên theo dõi phần hành kế toán nào thì sẽ
thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành đó Khi thực hiện theo hình thức
này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt các khoản chi phí cho bộ máy kế toán của mình đồng
thời tiết kiệm được nguồn nhân lực, từ đó có thể nâng cao nguồn nhân lực và hoạt động sản
xuất cũng như kinh doanh của mình.Mô hình này cho phép kế thừa được những nội dung của
kế toán tài chính đã tồn tại và biểu hiện cụ thể trong hệ thống kế toán hiện hành. Thực chất kế
toán tài chính và KTQT đều nghiên cứu sự biến động chi phí và kết quả của hoạt động. Song
KTQT mang nội dung chủ yếu vì nó cung cấp hệ thống thông tin về chi phí để các nhà quản
trị đưa ra hàng loạt các quyết định. Mặt khác, việc tồn tại một hệ thống kế toán sẽ tiết kiệm
được chi phí trong hạch toán kế toán, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả hơn là áp dụng
mô hình tách rời dường như sẽ tốn kém chi phí nhiều hơn so với lợi ích thu được. Việt Nam
có đến 95% các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nó phù hợp với trình độ cán
bộ kế toán tại các đơn vị, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho việc quản lý, kiểm tra, kiểm soát
của Nhà nước. Mỗi phần hành kế toán nên phân công nhiệm vụ rõ ràng để nâng cao tinh thần
trách nhiệm trong công việc của nhân viên kế toán, đồng thời tránh sự chồng chéo trong việc
thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho nhà quản trị doanh nghiệp.
Câu 2:Trình bày mối quan hệ của chi phí sản phẩm với chi phí thời kỳ
• Chi phí sản phẩm
Chi phí sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh lien quan đến việc sản xuất sản phẩm,
do vậy các chi phí này kết hợp tạo nên giá trị của sản phẩm hình thành qua giai đoạn
sản xuất. Bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.


- Chi phí sản xuất chung.
• Chi phí thời kỳ
Là những chi phí khi nó phát sinh làm giảm lợi tức của doanh nghiệp
Chi phí thời kỳ được trình bày trên Bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chi
phí thời kỳ bao gồm: giá vốn hang xuất bán, chi phí bán hang và chi phí quản lý doanh
nghiệp
• Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Trên Bảng cân đối kế toán, chi phí sản phẩm là những khoản mục hàng tồn kho và khi
thành phẩm, hang hóa được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm này trở thành chi phí thời kỳ thể
hiện ở giá vốn của hàng xuất bán được ghi nhận trong kỳ và được trình bày trên Bảng Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Loại hình doanh nghiệp Chi phí sản phẩm Chi phí thời kỳ
Doanh
nghiệp
sản xuất
Bộ phận sản xuất Tất cả chi phí phát
sinh là chi phí sản
phẩm. Ban đầu, nó
được đưa vào chi
Thành phẩm được
bán ra và trở thành
giá vốn hang bán
phí sản phẩm đang
chế tạo. Khi sản
phẩm được chế tạo
xong thì giá trị của
thành phẩm được
chuyển vào hang tồn
kho.
Bộ phận bán hang

và quản lý
Không có Tất cả chi phí phát
sinh
Doanh nghiệp thương mại Giá mua và chi phí
mua của hang hóa
tồn kho
Giá vốn của hang
hóa xuất bán và chi
phí bán hang cũng
như chi phí quản lý
doanh nghiệp
Doanh nghiệp dịch vụ Không có Tất cả chi phí phát
sinh trong kỳ. Vì
chúng không có
thành phẩm tồn kho
Sơ đồ: Các chi phí xét theo mối quan hệ giữa chi phí với lợi nhuận xác định trong từng
kỳ.
Chi phí sản phẩm
Chi phí SXCChi phí NCTTChi phí VLTT
-
=
+ - =
Câu 3: Thế nào là biến phí thực thụ (biến phí tỷ lệ), biến phí cấp bậc
Biến phí là các chi phí, xét về lý thuyết, có sự thay đổi tỷ lệ với các hoạt động. Biến
phí chỉ phát sinh khi có hoạt động xảy ra. Tổng số biến (tăng hoặc giảm ) tương ứng với sự
tăng (hoặc giảm) của mức độ hoạt động biến phí tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì
không thay đổi. Nếu ta gọi:
a: Biến phí tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị biến phí (y) sẽ là một hàm số có dạng: y= ax

Chi phí SX-KD dở dang
Doanh thu
Thành phẩm GVHB
Chi phí QLDN Chi phí bán hàng Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận thuần
Chi phí thời kỳ
Đồ thì biểu diễn sử biến thiên của biến phí theo mức độ hoạt động
Xét theo cách ứng xẻ khác nhau, biến phí còn chia thành hai loại: Biến phí thực thụ và
Biến phí cấp bậc
• Biến phí thực thụ (tỷ lệ)
Là những chi phí biến đổi tuyến tính (cùng một tỷ lệ) với sự biến đổi của mức độ hoạt
động.
Ví dụ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm
được sản xuất ra.
a: Biến phí tính theo 1 đơn vị mức độ hoạt động.
x: Biến số thể hiện mức độ hoạt động đạt được.
Ta có tổng giá trị biến phí (y) sẽ là một hàm số có dạng: y= ax
• Biến phí cấp bậc
Là những chi phí có thay đổi với mức độ hoạt động nhưng không tuyến tính.
Những chi phí này không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ít. Nó chỉ thay đổi
khi mức độ hoạt động thay đổi ở một mức đáng kể nào đó.
Y
(Biến phí)
Y= ax
x
Y
x
Y= ax
Ví dụ: Tại một doanh nghiệp, cứ một nhân viên bảo trì máy sẽ bảo trì 5 thiết bị, như
vậy tiền lương của nhân viên bảo trì là biến phí cấp bậc, bởi vì nếu doanh nghiệp trên

có từ một đến năm thiết bị thì chỉ trả lương cho một nhân viên bảo trì, nhưng nếu
doanh nghiệp tăng số thiết bị lên là sáu đến mười thiết bị thì phải cần hai thợ bảo trì và
mức lương trả cho thợ bảo trì cũng tăng lên.
Gọi a là biến phí trên một đơn vị mức độ hoạt động ở phạm vi i, ta có trình biến
phí cấp bậc y=a
i
x
i.
Đồ thì được thể hiện như sau:
Câu 4: Thế nào là định phí tùy ý, định phí bắt buộc.
Định phí là những chi phí, không có sự thay đổi theo mức độ hoạt động được. Tổng số
định phí là không thay đổi cho nên, khi mức độ hoạt động tăng hoặc giảm thì cũng không ảnh
hưởng tới định phí. Nếu ta gọi b là tổng số định phí thì đường biểu diễn định phí là một
đường thẳng có dạng y=b
• Định phí bắt buộc
Y
Y= a
i
x
i
x
Y
Y
x
Y=b
Y=b
x
Là những chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp
xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động.
Gồm có những đặc điểm sau:

- Bản chất lâu dài, tồn tại cùng với hoạt động sản xuất kinh doan của doanh nghiệp.
- Không thể cắt giảm bằng 0
Ví dụ: Khấu hao tài sản cố định, lương của cán bộ quản lý…
Định phí bắt buộc thường có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi. Do vậy, khi ra những
quyết định có lien quan đến định phí bắt buộc nhà quản lý phải cân nhắc rất kỹ. Chẳng
hạn như có mua nhà mới một nhà xưởng hay không? Có trang bị hay không một dây
chuyền sản xuất mới.
• Định phí tùy ý
Là những chi phí có thể dễ dàng thay đổi tùy vào điều kiện thực tế của mức độ hoạt
động. Nhà quản lý có thể ra các quyết định chi phí tùy ý hang năm.
Gồm có những đặc điểm:
- Có bản chất ngắn hạn, liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng tới
chi phí của doanh nghiệp hàng năm.
- Có thể cắt bỏ định phí này trong những trường hợp cần thiết
Ví dụ: chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu, chi phí quan hệ quần chúng…
Điểm khác nhau giữa định phí bắt buộc và định phí tùy ý là:
 Định phí tùy ý được lập kế hoạch trong thời kỳ ngắn còn định phí bắt buộc có lien
quan đến kế hoạch dài hạn và bao hàm nhiều năm.
 Trong những trường hợp cần thiết thì có thể cắt giảm bớt các định phí tùy ý. Còn đối
với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm.

×