Bài giảng kế toán quản trị tại CFVG
Kế toán quản trị ra đời chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội bộ của doanh nghiệp. Đối
với các cổ đông, các chủ nợ, hội đồng quản trị và tổng giám đốc doanh nghiệp, kế
toán quản trị cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong
một khoảng thời gian bất kỳ. Quan trọng hơn, kế toán quản trị còn giúp cho các
nhà quản lý đánh giá được hiệu quả của một kế hoạch để có thể kịp thời điều chỉnh
hoạt động và ra mục tiêu.
Vì lẽ đó, kế toán quản trị có một số đặc điểm khác so với kế toán thông thường:
(i) chủ yếu phục vụ mục tiêu nội bộ doanh nghiệp;
(ii) không nhất thiết phải tuân theo các chuẩn mực;
(iii) chứa đựng những thông tin tài chính, phi tài chính cũng như những đánh giá
chủ quan;
(iv) nhấn mạnh đến kết quả tương lai; và,
(v) đánh giá nội bộ, dựa trên những thông tin cụ thể.
Kế toán quản trị sơ khởi là những bản ghi chép thu và chi tiền mặt, và thống kê
những tài sản "quý giá" của công ty, thời bấy giờ là lương thực và các loại quặng
quý. Từ năm 1400-1600, những khái niệm cơ sở về thực hành kế toán quản trị
theo phương pháp hiện tại bắt đầu phát triển. Đầu thế kỷ 20, nhu cầu đánh giá hoạt
động của những bộ phận trong doanh nghiệp ngày càng lớn cùng với sự phát triển
của các công ty lớn, có tổ chức. Những đột phá về
hệ thống đánh giá chi phí và
hoạt động nở rộ vào nửa cuối thế kỷ 20.
Xu hướng hiện tại của kế toán quản trị là quản lý dựa trên hoạt động, tập trung vào
việc tăng giá trị sử dụng cho khách hàng và lợi nhuận cuối cùng. Những người làm
kế toán quản trị thường được gọi là financial controller. Một vài chương trình đào
tạo kế toán là CPA, CIA và CMA, trong đó CMA là chương trình chuyên đào tạo
kế toán QT. Chương trình CPA đã được biết tới khá nhiều trong ngành kế toán tài
chính tại Việt Nam, và CIA là chương trình đào tạo kiểm toán nội bộ.
Qui trình phân định chi phí.
•
Không có định nghĩa thống nhất về chi phí.
o
Khái niệm chi phí được phát triển và sử dụng cho một vài mục đích
cụ thể.
o
Cách thức sử dụng số liệu chi phí sẽ giúp xác định cách thức tính
toán chi phí.
o
Tăng độ chính xác của việc phân định chi phí giúp đưa ra những
thông tin có chất lượng cao hơn.
o
Ví dụ:
Việc phân định chi phí chính xác hơn giúp cho việc đưa ra giá
bán thuận lợi hơn.
o
Các kiểm soát viên tài chính (chịu trách nhiệm kế toán quản trị) có
thể sử dụng nhiều
hệ thống khác nhau, hoặc cách phân loại khác
nhau để phát triển thông tin chi phí.
•
Chi phí: Là giá trị bằng tiền hay tương đương tiền, được bỏ ra để đổi lấy
hàng hóa dịch vụ, với kỳ vọng sẽ đem lại lợi ích hiện tại hoặc trong tương
lai cho toàn bộ tổ chức.
•
Chi phí cơ hội: Là lợi ích đã bị bỏ qua khi thực hiện một lựa chọn.
•
Chi phí sử dụng hoàn toàn (expired cost): Là chi phí đã được sử dụng hết
trong quá trình sản xuất tạo doanh thu.
•
Phí tổn (expense) là tổng toàn bộ những chi phí sử dụng hoàn toàn, được
khấu trừ vào doanh thu khi lập bảng kết quả kinh doanh.
•
Chi phí và giá thành có liên quan với nhau theo nghĩa là giá thành phải vượt
chi phí thì công ty mới có được lợi nhuận.
•
Đối tượng chi phí: Là các thực thể mà chúng ta đo đạc và phân định chi phí.
o
Ví dụ: Sản phẩm/Khách hàng/Bộ phận/Dự án/Hoạt động
•
Việc phân định chi phí chính xác cho một đối tượng chi phí là việc cần
thiết, và cần phải thực hiện với độ logic cao.
•
Quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa chi phí phân định và đối tượng chi phí
là chìa khóa để lập phương án phân định chi phí hợp lý.
•
Khả năng truy nguyên (traceability): Là khả năng phân định một chi phí
cho một đối tượng chi phí theo một biện pháp khả thi về mặt kinh tế, theo
mối quan hệ nguyên nhân-kết quả.
o
Chi phí trực tiếp: Có thể dễ dàng và chính xác truy nguyên chi phí
này cho một đối tượng chi phí. Nếu phòng học là đối tượng chi phí,
thì chi phí trực tiếp là điện chiếu sáng, điện điều hòa.
o
Chi phí gián tiếp: Không thể dễ dàng và chính xác truy nguyên chi
phí này cho một đối tượng chi phí. Nếu lớp học là đối tượng chi phí,
thì chi phí điện là chi phí gián tiếp.
•
Càng nhiều chi phí có thể truy nguyên đến một đối tượng thì độ chính xác
của việc phân định chi phí càng cao.
•
Phương pháp truy nguyên: Việc phân định chi phí thực tế cho một đối
tượng chi phí thường áp dụng biện pháp quan sát quy mô nguồn lực được
sử dụng cho đối tượng chi phí đó.
•
Truy nguyên trực tiếp: Qui trình tìm và phân định chi phí liên quan hoàn
toàn và về phương diện vật lý với một đối tượng chi phí.
•
Khi một đối tượng chi phí không phải là đối tượng duy nhất sử dụng nguồn
lực, chúng ta cần áp dụng truy nguyên động cơ (driver).
•
Động cơ là những nhân tố có quan hệ nhân-quả và có khả năng quan sát
được. Những nhân tố này đo lường sự tiêu thụ nguồn lực của một đối tượng
chi phí.
•
Phân định chi phí gián tiếp, khi không tồn tại mối quan hệ nhân quả nào, là
quá trình gán một chi phí gián tiếp cho một đối tượng chi phí dựa vào mối
quan hệ giả định.
Sản phẩm hữu hình và vô hình. Những định nghĩa khác nhau về chi phí sản
phẩm.
•
Đầu ra: Sản phẩm và dịch vụ hữu hình.
•
Sản phẩm hữu hình: Được chuyển đổi từ nguyên vật liệu, thông qua việc sử
dụng lao động và vốn đầu vào.
•
Dịch vụ: Những hoạt động được tiến hành để phục vụ khách hàng hoặc
được khách hàng tự tiến hành, sử dụng các sản phẩm hoặc thiết bị của công
ty.
•
Ví dụ:
o
Dịch vụ y tế, kế toán là những dịch vụ được tiến hành để phục vụ
khách hàng.
o
Dịch vụ thuê xe, video là dịch vụ mà khách hàng sử dụng sản
phẩm/thiết bị của công ty.
•
Sự khác nhau giữa dịch vụ và sản phẩm hữu hình:
o
Tính vô hình: khách hàng không thể nhìn, cảm thấy, nghe thấy hay
ngửi thấy một dịch vụ trước khi họ mua nó.
o
Tính thời điểm: không thể lưu giữ dịch vụ để sử dụng trong tương
lai.