Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật việt nam về an ninh phi truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.09 KB, 68 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---0-0---

HỌC PHẦN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Hải Đăng
Sinh viên thực hiện:

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

4

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

4

2. Mục đích nghiên cứu

6

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứ

7



4. Phương pháp nghiên cứu

8

5. Kết cấu bài nghiên cứu

9

NỘI DUNG

9

Chương I. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống
trên biển ở Việt Nam và trên thế giới

9

1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống trên biển
ở trong nước

9

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống trên biển
ở nước ngoài
Chương II: Một số vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống trên biển
2.1. Khái niệm

13
15

15

2.2. Lịch sử ra đời của An ninh phi truyền thống

15

2.3. Tác động của an ninh phi truyền thống

19

2.3.1. Đối với quốc phòng

19

2.3.2. Đối với kinh tế

22

2.3.3. Đối với chính trị

23
2


2.3.4. Đối với pháp luật hình sự Việt Nam
2.4. Các mối đe dọa của an ninh phi truyền thống

23
28


2.4.1. Những mối đe dọa của an ninh phi truyền thống với Việt Nam hiện
nay

28

2.4.2. Đặc điểm

32

2.4.3. Phân loại

32

2.4.4. So sánh an ninh truyền thống và phi truyền thống:

33

Chương III: Pháp luật quốc tế về an ninh phi truyền thống trên biển

35

3.1. Các quy định, công ước về an ninh phi truyền thống trên biển:

35

3.2. Thực trạng thực hiện quy định pháp luật quốc tế về an ninh phi truyền
thống

39


Chương IV. Pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống trên biển Việt
Nam

43

4.1. Quy định pháp luật về an ninh phi truyền thống trên biển Việt Nam 43
4.1.1. Cơ sở pháp lý về an ninh - an toàn hàng hải trên biển Đông

43

4.1.2. Pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống trên biển
4.2. Thực trạng về vấn đề an ninh phi truyền thống tại biển VN

47
48

4.3. Giải pháp

51

KẾT LUẬN

55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

3



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANPTT

An ninh phi truyền thống

ANQG

An ninh quốc gia

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

QPVN

Quốc phòng Việt Nam

4


MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên Trái đất, có đến 71% diện tích bề mặt bao phủ là biển và đại dương,
chính vì điều này mà mơi trường Trái đất có những điểm khác cơ bản so với các
hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Biển và đại dương được các nhà khoa học công
nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Khơng có biển và đại dương, cuộc
sống như được biết hơm nay có thể khơng tồn tại. Bởi lẽ, biển và đại dương có
nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của Trái đất. Thiếu biển và đại
dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của lồi người

trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn. Chính vì diện tích diện tích bề mặt đại dương bao
phủ lớn đến như vậy, nên từ xa xưa con người đã khao khát chinh phục đại dương
để đến các châu lục khác nhau từ đó phục vụ cho nhu cầu giao thương, bn bán
của mình. Ngành hàng hải quốc tế cũng vì thế mà phát triển từ rất sớm, tuy nhiên
càng phát triển, ngành hàng hải lại càng phải đối mặt nhiều nguy cơ về an ninh trên
biển, đặc biệt là cướp biển, khủng bố hàng hải, vận chuyển trái phép chất ma túy
bằng đường biển, và các tội phạm khác trên biển. Trước những thách thức về an
ninh đối với ngành hàng hải thế giới, Liên hợp quốc, Tổ chức hàng hải quốc tế, các
tổ chức quốc tế khu vực đã soạn thảo, banh hành nhiều văn bản pháp lý về an ninh
hàng hải đối với tàu biển, cảng biển, tạo cơ sở cho các quốc gia thành viên nội luật
hóa và thực thi trong hệ thống pháp luật quốc gia.
Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền
kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Vùng biển và thềm lục địa Việt
Nam chứa đựng nhiều tài nguyên và tiềm năng phong phú, rất thuận lợi cho phát
triển kinh tế biển. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ
thông thương và gần các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược


phát triển kinh tế biển. Biển Đông là một trong các khu vực có tầm quan trọng
chiến


lược đối với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng và các
quốc gia khác trên thế giới nói chung. Biển Đơng nằm trên tuyến đường giao thơng
huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương; Châu Âu - Châu Á; Trung
Đông - Châu Á. Là vùng biển có 1 trong số 10 tuyến đường hàng hải lớn nhất trên
thế giới đi qua. Giao thông nhộn nhịp đứng thứ 2 trên thế giới (sau Địa Trung Hải).
Hàng ngày có khoảng 150 - 200 tàu qua lại, khoảng 50% là tàu trên 5.000 tấn, hơn
10% là tàu trên 30.000 tấn, chiếm 1/4 lưu lượng tàu hoạt động trên biển của thế
giới. Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển và

45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đơng. Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng vận
chuyển qua Biển Đông gấp 15 lần qua kênh đào Panama. Khu vực Biển Đơng có
những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển
nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển Hormuz). Biển Đông rất quan trọng đối
với nhiều nước trong khu vực xét về vị trí địa lý – chiến lược, an ninh, giao thông
hàng hải và kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế biển, ngành Hàng hải đóng
vai trị quan trọng, trong đó cảng biển là hạt nhân phát triển, là đầu mối tiếp nhận,
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu và lưu thơng tới mọi miền đất nước. Vận tải
biển hiện đảm nhiệm tới 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và một phần hàng
hóa tới các vùng miền, là huyết mạch chính trong hệ thống vận chuyển, phân phối
hàng hóa của nền kinh tế.
Nhận thức rõ vai trò của việc tăng cường đảm bảo an ninh hàng hải đối với
tàu biển, cảng biển trong sự phát triển cùa ngành hàng hảng, Việt Nam đã sớm phê
chuẩn và gia nhập nhiều công ước quốc tế về an ninh hàng hải, đồng thời ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật để nội luật hóa và thi hành các công ước quốc tế
về an ninh hàng hải mà Việt Nam đã phê chuẩn, tham gia. Tuy nhiên, pháp luật
Việt Nam hiện hành thực sự thiếu vắng các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh


phi truyền thống đối với tàu biển và cảng biển. Một số văn bản quy phạm pháp luật
còn chưa rõ ràng, chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn trong thực tiễn thi hành
Tại khu vực Đông Nam Á, vấn đề an ninh phi truyền thống đối với tàu biển
và cảng biển là một vấn đề đang được quan tâm. Cướp biển tại khu vực Đơng Nam
Á đang là “điểm nóng” đe dọa trực tiếp tới an ninh hàng hải đối với tàu biển Việt
Nam bởi Đông Nam Á là tuyến vận tải truyền thống với 80% số tàu làm nhiệm vụ
trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam tới các cảng lớn trong khu vực. Vận chuyển
trái phép ma túy bằng đường biển cũng đang là hiểm họa trực tiếp với nhiều
phương thức, thủ đoạn tinh vi. Khủng bố hàng hải luôn là hiểm họa tiềm tàng bởi
sự gia tăng của các tổ chức khủng bố quốc tế và khu vực. Trộm cắp, phá hoại, dịch
bệnh truyền nhiễm đường biển cũng đang đe dọa trực tiếp tới an ninh hàng hải tại

Việt Nam
Như vậy, từ những vấn đề được đặt ra ở trên, việc nghiên cứu thực trạng hệ
thống pháp luật về an ninh phi truyền thống đối với tàu biển và cảng biển, tìm ra
những bất cập, hạn chế nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật là một
đòi hỏi bức thiết về cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nhóm 1 xin đưa ra đề tài: “Quy
định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống”. Bài
làm còn nhiều hạn chế, thiếu xót, nhóm mong rằng thầy có thể đưa ra những nhận
xét, chỉnh sửa để bài làm được hoàn thiện nhất. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực trạng pháp
luật và thực tiễn thi hành pháp luật quốc về và Việt Nam về an ninh phi truyền
thống trên biển, chỉ ra những tồn tại, bất cập để từ đó đề xuất một số giải pháp góp
phần tăng cường đảm bảo an ninh hàng hải đối với tàu biển và cảng biển của Việt
Nam


Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
(1) làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về an ninh phi truyền thống đối với hàng
hải; (2) phân tích thực trạng pháp luật quốc tế và thực tiễn thi hành một số quốc
gia; (3) phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống đối
với hàng hải và thực tiễn thi hành pháp luật tại Việt Nam; (4) tìm hiểu các hiệp
định hợp tác trong khu vực để giải quyết vấn đề an ninh phi truyền thống đối với
hàng hải
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các điều ước quốc tế về an ninh phi
truyền thống đối với hàng hải trên thế giới, các điều ước quốc tế về an ninh phi
truyền thống đối với hàng hải mà Việt Nam tham gia, các điều ước liên quan đến
vấn đề chống cướp biển, khủng bố trên biển, vận chuyển trái phép chất ma túy
bằng đường biển
Vấn đề về an ninh phi truyền thống trong hoạt động hàng hải là một vấn đề

rất rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như môi trường sinh thái, khủng bố
xuyên quốc gia, bn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và tôn giáo, dịch bệnh, tội phạm
xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép, cướp biển, biến đổi khí hậu, dịch
bệnh,... Trong đó, trên phạm vi hàng hải thì nổi cộm nhất là những vấn đề khủng
bố, cướp biển, bn lậu vũ khí, bn bán trái phép chất ma túy, dịch bênh,.. Vì vậy,
trong khn khổ của bài nghiên cứu ngắn gọn, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu
những quy định của một số công ước quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam
về những vấn đề khủng bố, cướp biển, bn lậu vũ khí, buôn bán trái phép chất ma
túy, dịch bệnh,..


4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các
phương pháp luận sau: Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin. Hai phương pháp này được nhóm
nghiên cứu áp dụng để định hướng cho các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể mà nhóm thực hiện trong quá trình nghiên cứu
Đối với từng nội dung cụ thể, đề tài sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học khác nhau như: phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích, phương
pháp so sánh, phương pháp lịch sử
- Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong q trình
thu thập tài liệu, phân tích các quan điểm, đề xuất và kiến nghị các cơ quan
chức năng tăng cường biện pháp bảo đảm an ninh trước những thách thức từ an
ninh phi truyền thống đối với hàng hải
- Phương pháp phân tích, kết hợp với nghiên cứu lí luận với thực tiễn là phương
pháp chủ đạo được sử dụng trong hầu hết các chương, đặc biệt là chương III và
chương IV
- Phương pháp so sánh là phương pháp quan trọng nhằm phân tích và đối chiếu pháp
luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống đối với hàng hải.
Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng ở chương II, khi so sánh an ninh phi

truyền thống và an ninh truyền thống với nhau, từ đó làm rõ khái niệm, bản chất
của an ninh phi truyền thống
- Phương pháp lịch sử, được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát
triển của các chế định liên quan đến an ninh phi truyền thống đối với hàng hải


5. Kết cấu bài nghiên cứu
Kết cấu bài nghiên cứu gồm: phần mở đầu, bốn chương nội dung, phần kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo
Nội dung chính các chương cụ thể như sau:
Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống
trên biển ở Việt Nam và trên thế giới
Chương II: Một số vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống trên biển
Chương III: Pháp luật quốc tế về an ninh phi truyền thống trên biển
Chương IV: Pháp luật Việt Nam về an ninh phi truyền thống trên biển

NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống
trên biển ở Việt Nam và trên thế giới
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống trên
biển ở trong nước
Hiện nay, vấn đề an ninh phi truyền thống là một vấn đề nghiêm trọng được
cộng đồng quốc tế quan tâm, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi phạm vi đó. Do vị
trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc, về ANPTT, cũng như mối đe dọa của ANPTT đối với sự phát triển bền
vững của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới là chủ đề thu hút sự chú ý của
nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước. Mặc dù các cách tiếp
cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, song các cơng trình nghiên cứu đã phác họa
được bức tranh tổng thể về vấn đề quan trọng và phức tạp này. Các kết quả nghiên



cứu đó là cơ sở cứ liệu, căn cứ quan trọng để tác giả tập hợp nguồn tư liệu, kế thừa
và tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung của luận án.
- TS. Võ Xuân Vinh với đề tài cấp Bộ về “Hợp tác an ninh phi truyền thống trên
biển ở Đơng Nam Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” đã đạt loại xuất sắc.
Trong nghiên cứu, tác giả đã đi tìm hiểu về ANPTT trên biển ở Đông Nam Á, tiếp
theo tác giả đã nêu ra những hiện trạng hợp tác an ninh phi truyền thống trên biển ở
Đông Nam Á từ năm 2003 đến năm 2018, phân tích thực trạng hợp tác ứng phó với
các thách thức như khủng bố trên biển, cướp biển và bảo vệ môi trường biển từ các
cấp độ: trong khuôn khổ của ASEAN, trong khuôn khuôn khổ của các cơ chế do
ASEAN dẫn dắt như ARF, ADMM+, EAS, EAMF, và một số cơ chế khu vực khác
như CSCAP hay ReCAAP để từ đó đưa ra Một số nhận xét, đánh giá và gợi ý cho
Việt Nam, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về thành công và hạn chế hợp tác an
ninh phi truyền thống trên biển ở Đông Nam Á từ 2003 đến 2018, từ đó đưa ra một
số gợi ý cho Việt Nam trong hợp tác ở Đông Nam Á về chống khủng bố trên biển,
chống cướp biển và bảo vệ môi trường biển.
- PGS. TS. Trịnh Tiến Việt đã có đề tài “Nhận thức an ninh phi truyền thống theo
tinh thần Đại hội XIII của Đảng và những vấn đề đặt ra đối với pháp luật hình sự
Việt Nam” đăng trên Tạp chí Cộng sản. Trong nghiên cứu, tác giả đã nêu ra những
nhận thức về ANPTT tại Đại hội XIII của Đảng, nêu ra những thách thức của
ANPTT đặt ra đối với pháp luật hình sự Việt Nam để từ đó tác giả đưa ra những
kiến nghị, giải pháp sửa đổi sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế
- Tác giả Nguyễn Văn Ngừng với cuốn sách: “Xu hướng phát triển kinh tế thế giới
hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu,
tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận động trong
thời gian tới; từ đó đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam và
những ảnh hưởng đối với an ninh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đề


xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn

trật tự an toàn xã hội dưới tác động mạnh mẽ của tồn cầu hóa.
- Tác giả Lục Trung Vĩ với cuốn sách: “Bàn về an ninh phi truyền thống” đã trình
bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an ninh kinh tế,
an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như an ninh tiền tệ, an
ninh năng lượng, an ninh khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường sinh thái đã ít
nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ
nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về an ninh chính trị nhiều
hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn lậu ma tuý, an ninh dân số,
cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội.
Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công vào
mạng tin học trên mức độ khác nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên
quốc gia.
- Tác giả Nguyễn Xuân Yêm với cuốn sách: “An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và
gia nhập WTO” đã cho rằng vấn đề an ninh kinh tế chiếm một vị trí trung tâm
trong lĩnh vực an ninh quốc tế và ANQG hiện nay và sẽ chỉ đạo hướng đi của an
ninh quốc tế trong thế kỷ XXI cũng như việc chế định chiến lược an ninh của các
nước. Tác giả hiểu an ninh kinh tế trên hai bình diện quốc gia và quốc tế; vấn đề
an ninh kinh tế trên bình diện quốc tế là sự kéo dài của an ninh kinh tế ở bình diện
quốc gia.
- Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị
thành niên xuất bản cuốn sách: "Phịng chống bn bán người" đã cho thấy bức
tranh buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em, cả môi giới hôn nhân
bất hợp pháp tác động đến quyền của phụ nữ trẻ em.
- Tác giả Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp viết cuốn sách: “Chủ quyền quốc
gia dân tộc trong xu thế tồn cầu hố và vấn đề đặt ra với Việt Nam” của


Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp đã đưa ra quan niệm về chủ quyền quốc gia
dân tộc, những nội dung đảm bảo chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế tồn cầu
hóa và rút ra những vấn đề mang tính định hướng trong đấu tranh xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
- Hoàng Mạnh Chiến với bài viết “Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố” đã đề cập đến
quan niệm của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố và liên quan tới luật pháp Việt Nam.
- Hồng Kơng Tư là tác giả của bài báo “Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng
bố” đã đề cập khái niệm, luật pháp điều chỉnh tội phạm khủng bố
của một số nước và Việt Nam.
+ Tác giả Lê Văn Cương với bài viết: “Tác động của nhân tố an ninh phi
truyền thống đối với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á” đã cho rằng từ
khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mơ tồn cầu khơng cịn,
song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an ninh xã
hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng gay gắt.
Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an ninh tài
chính tiền tệ, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà kính với sự
nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy, dịch bệnh truyền
nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công mạng, di dân bất
hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển,... Các nhân tố ANPTT
nói trên hầu hết đã tồn tại trong thời kỳ đối đầu Đông - Tây (1946 - 1991), một số
đã có trước đây hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn năm (như hoạt động khủng
bố, chủ nghĩa dân tộc, tơn giáo cực đoan, tội phạm có tổ chức). Tác giả cho rằng
tồn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ làm cho các
vấn đề thuộc ANPTT có điều kiện phát triển dưới biểu hiện mới, quy mơ ngày càng
lớn, tính chất ngày càng gay gắt và gây hậu quả ngày càng khó lường cho an ninh
toàn


cầu, an ninh quốc tế, an ninh khu vực, an ninh quốc gia, an ninh xã hội và an ninh
con người.
1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về an ninh phi truyền thống trên
biển ở nước ngoài
- Norman Myers viết cuốn sách “Khía cạnh mơi trường đối với vấn đề an ninh”

(The environmental dimension to security issues) đã chứng minh sự bần cùng hóa
mơi trường là ngun nhân chính cho sự căng thẳng và xung đột giữa các quốc gia.
Tác giả cho rằng, các khái niệm an ninh phải bao gồm thước đo của sự ổn định môi
trường; sự tồn tại của chúng ta không chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng quân sự, mà
còn là sự hợp tác tồn cầu để đảm bảo một mơi trường sinh thái bền vững.
- Samuel Hungtington xuất bản cuốn: “Đụng độ giữa các nền văn minh” (The
Clash Of Civilizations), đây một công trình nghiên cứu về học thuyết chính trị đối ngoại. Theo tác giả, sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang một hệ thống
với chủ thể là các nền văn minh khác nhau, khó có thể tránh khỏi việc đụng độ
nhau. Tác giả chia thế giới thành hai nền văn minh là văn minh phương Tây và
văn minh không phải phương Tây; đưa ra kết luận là nền dân chủ phương Tây sẽ
phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, trào lưu chính thống của các nền văn minh
khác và phải chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức mới của lịch sử. Cơng trình này
mang tính “học thuyết” phù hợp với quan điểm đối ngoại của Chính quyền Mỹ. Vì
vậy, Tổng thống Mỹ G.Bush lúc đó đã sử dụng để diễn thuyết nguyên nhân khủng
bố; tiến hành cuộc chiến chống khủng bố là “khách quan”, là “sứ mệnh” của Mỹ;
việc Mỹ và phương Tây viện trợ dân chủ, nhân quyền cho các nước có khủng bố
là nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nền văn minh, từ đó giải quyết triệt để chủ
nghĩa khủng bố.
+ Vogler, John, Mark F,Imber là các tác giả của cuốn: “Môi trường và quan
hệ quốc tế” (Environment & International Relations) (1996) đã nêu lên những vấn


đề chung về an ninh mơi trường; kinh tế chính trị quốc tế và thay đổi mơi trường
tồn cầu; lý thuyết về thực thể mới, chủ nghĩa thể chế mới và cơng ước thay đổi
khí hậu.
- Cuốn sách “Sách trắng Quốc phòng” của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã chỉ
ra rằng những mối đe dọa ANPTT như tội phạm xuyên quốc gia, môi trường xấu
đi, ma túy ngày một nổi bật, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố
- Vương Dật Châu với cuốn: “An ninh quốc tế trong thời đại tồn cầu hóa”đã
phân tích dưới nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị, ngoại giao, tạo nên

bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại tồn cầu hóa; đã phân tích
nội hàm của quan niệm ANPTT, đồng thời có sự phân biệt giữa ANPTT với
ANTT. Những đánh giá và nhận định trên lĩnh vực an ninh quốc tế cũng như ảnh
hưởng của nó đến độc lập và phát triển có giá trị tham khảo đối với Việt Nam.
- Saurabh Chaudhuri trong cuốn sách: “Định nghĩa đe dọa an ninh phi truyền
thống” (Defining non- traditional security threats) đã lý giải khá sâu sắc về mối đe
dọa ANPTT khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động của tồn cầu hóa,
đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh. Bản chất của các mối đe dọa an ninh
không ngừng thay đổi và việc đảm bảo an ninh vượt ra ngồi khn khổ nhà nước
và an ninh quân sự. Với sự sụp đổ của mơ hình CNXH ở Liên Xơ và các nước
Đơng Âu, mơi trường quốc tế có sự chuyển đổi, làm cho chiến lược an ninh toàn
cầu cũng thay đổi theo, chuyển trọng tâm từ sức mạnh quân sự - yếu tố quyết định
chính trật tự thế giới trước đây đến ANPTT với nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Theo tác giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi
trong nghiên cứu, phân tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi
truyền thống.


Chương II: Một số vấn đề lý luận về an ninh phi truyền thống trên biển
2.1. Khái niệm
An ninh phi truyền thống là khái niệm động, thay đổi tùy thuộc vào cách
thức tiếp cận, chủ yếu sử dụng để phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ
các mối đe dọa, thách thức phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, dân tộc,
cộng đồng và sự ổn định của mỗi con người, có nguồn gốc phi quân sự từ các tác
nhân, chủ thể phi nhà nước.
Trên thế giới hiện nay có khá nhiều cách hiểu, quan niệm về an ninh phi
truyền thống. Ở cấp độ hợp tác, tổ chức khu vực, an ninh phi truyền thống cũng
được đưa ra thảo luận và có quan niệm cụ thể, rõ ràng, tiêu biểu như trong Tuyên
bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực an ninh phi truyền thống
thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu giữa các nước thuộc Hiệp hội các

quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc tại Phnôm Pênh (Campuchia)
ngày 01-11-2002. An ninh phi truyền thống được hiểu là những vấn đề về các loại
tội phạm xuyên quốc gia, đặc biệt là tội phạm khủng bố và ma túy đe dọa an ninh
khu vực và thế giới, đồng thời tạo ra những thách thức mới đối với hịa bình, ổn
định trong và ngoài khu vực.
An ninh phi truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực như an ninh kinh tế, môi
trường sinh thái, khủng bố xuyên quốc gia, buôn lậu vũ khí, xung đột sắc tộc và
tơn giáo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, buôn lậu ma túy, di cư trái phép,
cướp biển, rửa tiền, …
2.2. Lịch sử ra đời của An ninh phi truyền thống
An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn đến
khá nhiều trong thời gian gần đây; là vấn đề của thế giới hiện đại, xuất hiện
trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, trong bối cảnh thế giới có nhiều
biến


động, diễn biến phức tạp; đặc biệt, kể từ sau sự kiện khủng bố 11/9 tại nước Mỹ,
khái niệm này xuất hiện nhiều và dần trở nên phổ biến.
An ninh phi truyền thống, trước những năm 60 của thế kỷ XX, hầu như
không được nhắc đến, các văn kiện của các tổ chức chính phủ và liên chính phủ chỉ
nhắc đến các vấn đề liên quan đến các vấn đề an ninh truyền thống, bắt đầu từ thập
niên 70, sau những năm 1970 đã bắt đầu nhấn mạnh đến những vấn đề mới xuất
hiện có ảnh hưởng tới an ninh. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc
bắt đầu nhìn nhận các vấn đề mơi trường, lương thực, nhân quyền, kinh tế… dưới
góc độ an ninh và đưa ra các thuật ngữ như an ninh môi trường, an ninh kinh tế…
Bước sang những năm 90 của thế kỷ XX, Liên hợp quốc tiếp tục chỉ ra, an ninh
quốc tế không chỉ giới hạn trong ý nghĩa truyền thống của nó mà cịn bao gồm
những hàm nghĩa an ninh mới xuất hiện. Cách hiểu này dựa trên cơ sở phát triển và
mở rộng phạm vi, sức ảnh hưởng, đối tượng tác động của an ninh truyền thống.
Năm 1994, trong Báo cáo “Phát triển con người” Liên hợp quốc đã định nghĩa an

ninh con người là “sự an toàn của con người trước những mối đe dọa kinh niên
như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống
hằng ngày”. Báo cáo cũng đưa ra 7 nội dung chủ yếu của an ninh con người gồm:
an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh sức khỏe, an ninh môi trường, an ninh
cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị. Mặc dù đã chỉ ra được những vấn
đề thuộc về an ninh phi truyền thống nhưng Liên hợp quốc vẫn chưa đưa ra được
một khái niệm chung nhất về an ninh phi truyền thống.
Tại Mỹ và các nước phương Tây, từ sau Chiến tranh lạnh với sự phát triển
của các lý thuyết triết học cùng với hoàn cảnh cụ thể về sự chuyển biến của khu
vực cũng như thế giới như học thuyết về quyền lực mềm, quyền lực cứng, quyền
lực thông minh được vận dụng để phát triển chính thức thành học thuyết cho an
ninh quốc gia. Trong bối cảnh tranh chấp quốc tế, chủ nghĩa khủng bố diễn biến


phức tạp, thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại mơi trường nghiêm trọng diễn ra
trên phạm vi tồn cầu, từ đó các nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm an ninh truyền
thống trước đây cịn bó hẹp. Năm 1983, giới nghiên cứu Mỹ và phương Tây bắt
đầu thảo luận về an ninh phi truyền thống, an ninh phi quân sự. Học giả Mỹ
Richard H. Ullman, thành viên Ban Biên tập tờ New York Time, Giáo sư ngành
quan hệ quốc tế được xem là người đầu tiên đưa ra khái niệm về an ninh phi
truyền thống một cách ngắn gọn, ông đã đề cập tới tầm quan trọng của uy hiếp phi
quân sự trên cơ sở đó, đưa các vấn đề đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai, suy thối
mơi trường vào phạm trù an ninh. Tuy nhiên, trước đó, Hedley Bull trong một
nghiên cứu về an ninh đã chỉ ra chiến lược và an ninh là 2 vấn đề mang tính cốt
lõi, ơng cũng chỉ ra rằng các quốc gia cần hợp tác với nhau trong việc đối phó với
các vấn đề an ninh, từ đó làm sáng tỏ những ràng buộc mang tính quy phạm của
trật tự quốc tế và việc hoạch định chính sách. Cịn Barry Buzan lại có cách tiếp cận
an ninh phi truyền thống dựa trên việc phân tích các đặc trưng, tính chất của an
ninh truyền thống. Trong bài viết: “Luận bàn về an ninh phi truyền thống” của
mình tại hội nghị quốc tế về an ninh phi truyền thống do Đại học Triết Giang

(Trung Quốc) tổ chức ngày 18-19/09/2009, Barry Buzan chỉ ra 5 vấn đề cơ bản
của an ninh truyền thống từ đó tách biệt và khẳng định an ninh truyền thống và an
ninh phi truyền thống hồn tồn khơng có sự trùng lắp với nhau.
Tại Trung Quốc, từ sau sự kiện 11/9, giới nghiên cứu Trung Quốc bắt đầu
dành nhiều quan tâm tới các vấn đề an ninh phi truyền thống đang diễn ra trong
chính nội tại Trung Quốc và trên thế giới. Giới học giả Trung Quốc đã đưa ra
nhiều khái niệm về an ninh phi truyền thống dựa trên các cách tiếp cận khác nhau,
tuy nhiên vẫn chưa hình thành được một khái niệm được công nhận phổ biến. Có
thể quy các khái niệm an ninh phi truyền thống thành 4 loại chủ yếu sau: Thứ
nhất, tiếp cận theo phương pháp mang tính loại trừ, tức là coi những vấn đề nằm
ngoài


an ninh truyền thống là vấn đề an ninh phi truyền thống. Đây là cách tiếp cận đơn
giản nhất. Thứ hai, tiếp cận theo phương pháp liệt kê. Một số học giả như Trương
Quân Xã đã khái quát vấn đề thuộc về an ninh phi truyền thống bao gồm: “Chủ
nghĩa khủng bố, cướp biển, buôn bán ma túy, di dân phi pháp, dịch bệnh, rửa tiền,
xung đột dân tộc và tôn giáo, cạn kiệt tài nguyên”… Thứ ba, tiếp cận theo phương
pháp phân loại yếu tố như hành vi và lĩnh vực. Theo đó, có thể chia an ninh phi
truyền thống thành 3 loại: các vấn đề an ninh khác ngồi lĩnh vực chính trị, qn
sự xảy ra giữa chủ thể hành vi là quốc gia như vấn đề chế tài kinh tế, xuất khẩu vũ
khí phi pháp; vấn đề xảy ra giữa chủ thể hành vi quốc gia và chủ thể hành vi phi
quốc gia như chủ nghĩa khủng bố, ly khai dân tộc; vấn đề xảy ra giữa chủ thể hành
vi quốc gia với giới tự nhiên như vấn đề mơi trường, suy thối, bệnh truyền
nhiễm(4). Thứ tư, là định nghĩa theo cách gián tiếp. Một số học giả như Chu Phong
lại không trực tiếp định nghĩa an ninh phi truyền thống mà chỉ chỉ ra một số đặc
tính khi cho rằng trong lý luận và thực tiễn an ninh phi truyền thống không nhất
thiết loại trừ an ninh truyền thống, cũng không thể thay thế an ninh truyền thống.
Mặt khác, ông cho rằng “xác định khái niệm an ninh phi truyền thống là bởi vì nó
đã đề ra và xây dựng lĩnh vực vấn đề khác với nghiên cứu an ninh trước đây và đã

phát triển thành phương pháp nghiên cứu và lý luận mang tính giải thích khác. Bản
thân khái niệm an ninh truyền thống ra đời do đã có an ninh phi truyền thống”.
Tại Việt Nam, Vấn đề an ninh phi truyền thống được Đảng Cộng sản Việt
Nam nhận thức từ rất sớm và thể hiện trong Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày
17-12-1998, của Bộ Chính trị khóa VIII, cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức
đối với an ninh quốc gia, trong đó có vấn đề an ninh phi truyền thống. Tiếp đó, vấn
đề an ninh phi truyền thống tiếp tục được đề cập, nêu rõ trong nội dung các văn
kiện Đại hội XI, XII của Đảng. Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đã tiếp
tục khẳng định nhận thức, quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của anh


ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Các
học giả cũng đưa ra một số cách tiếp cận đối với vấn đề an ninh phi truyền thống
nhưng tựu chung có thể chia thành hai trường phái. Trường phái thứ nhất, quan
niệm an ninh phi truyền thống là an ninh tổng hợp bao gồm an ninh quân sự, chính
trị, kinh tế, xã hội, môi trường. Theo các học giả, an ninh phi truyền thống không
đối lập với an ninh truyền thống mà là mở rộng nội hàm của khái niệm an ninh
truyền thống. Còn trường phái thứ hai, quan niệm an ninh phi truyền thống đối lập
với an ninh truyền thống, không bao hàm an ninh quân sự. Quan niệm này xuất
phát từ mối tương quan, so sánh với an ninh truyền thống. “Trường phái thứ hai rõ
ràng hơn về mặt ngữ nghĩa, nhưng cũng thừa nhận, các vấn đề an ninh phi truyền
thống có thể dẫn tới xung đột, chiến tranh. Ở Việt Nam, quan điểm chính thống và
quan niệm của hầu hết các học giả theo cách tiếp cận của trường phái thứ hai, tức
quan niệm an ninh phi truyền thống là đối lập với an ninh truyền thống, bao gồm
các lĩnh vực an ninh ngoài quân sự, phi vũ trang”.
2.3. Tác động của an ninh phi truyền thống
2.3.1. Đối với quốc phòng
Thứ nhất, làm suy giảm sức mạnh quốc phòng của đất nước. Sức mạnh quốc
phòng Việt Nam (QPVN) là sức mạnh tổng hợp của quốc gia, sức mạnh của khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, sức mạnh của sự gắn kết chặt chẽ giữa tiềm lực, lực

lượng và thế trận quốc phịng của cả nước. Vì thế, những tác động làm giảm khả
năng huy động cũng như khả năng phát huy các yếu tố tiềm lực quốc gia đã ảnh
hưởng lớn tới sức mạnh quốc phòng của đất nước. Với tiềm lực chính trị - tinh
thần, nó tác động tạo tâm lý hoang mang, làm suy giảm ý chí, quyết tâm và lịng
tin của nhân dân đối với chế độ; đồng thời, có thể làm gia tăng mâu thuẫn xã hội,
nhất là giữa các tầng lớp dân cư. Với tiềm lực kinh tế, tác động từ ANPTT sẽ làm


kìm hãm, thậm chí phá hoại sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn trong việc
kết


hợp kinh tế với quốc phòng và mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế; làm suy giảm
đáng kể khả năng dự trữ và huy động cơ sở vật chất từ nền kinh tế cho các nhiệm
vụ quốc phòng cũng như khả năng đầu tư cho quốc phịng nói chung, cho hiện đại
hóa quân đội nói riêng. Hơn thế, tác động của ANPTT cịn ảnh hưởng khơng nhỏ
đến khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào lĩnh vực quốc
phòng, chất lượng xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng cũng như xây dựng
các khu vực phịng thủ, cơng trình quốc phịng, nhất là sự tàn phá do thảm họa,
thiên tai gây ra.
Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu do khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà
kính; các loại chất thải nhà máy, khai thác mỏ, đắp đập ngăn sông, cháy rừng, phá
rừng, rị rỉ chất phóng xạ, sự cố tràn dầu, động đất, sóng thần, bão, lũ lụt, núi lửa,
… gây ra đã trực tiếp tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội, thậm chí
cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, để lại hậu quả nghiêm trọng trong nhiều
năm, tiêu tốn nhiều tiền của các quốc gia. Điển hình là sóng thần ở Ấn Độ Dương
ngày 26-12-2004 đã cướp đi sinh mạng của 255.000 người, để lại hậu quả nghiêm
trọng cho 11 quốc gia trong khu vực; vụ động đất gây sóng thần ở Nhật Bản ngày
11-3-2011 đã làm thiệt hại cho nước này khoảng trên 300 tỉ USD. Tất cả các vấn đề
trên đều làm giảm đáng kể sức mạnh quốc phòng của đất nước và đó là nguy cơ

khơng thể xem thường.
Thứ hai, gây mất ổn định của quốc gia. Mục tiêu tập trung nhất của QPVN
là phải giữ vững hịa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, tạo điều
kiện cơ bản để giải quyết thắng lợi các tình huống về quốc phòng. Thực tiễn cho
thấy, mất ổn định đất nước do nhiều nguyên nhân; trong đó, tác động từ ANPTT là
một trong những nguyên nhân quan trọng, khó lường. Hậu quả từ ANPTT có thể
gây ra mất ổn định đất nước trên nhiều lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, văn hóa -


xã hội, quốc phòng - an ninh (QP-AN) và đối ngoại, v.v. Trong đó, tác động từ
tình


hình biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố và tội phạm
ma túy,... sẽ có tác động trực tiếp làm kìm hãm phát triển kinh tế, gia tăng đói
nghèo. Từ đó, làm thay đổi kết cấu xã hội, mâu thuẫn nội bộ gia tăng, tạo tâm lý
bất bình, chống đối của dân chúng đối với chính quyền, gây khủng hoảng xã hội
trầm trọng. Ngồi ra, tác động của an ninh thông tin với các biểu hiện là “chiến
tranh thông tin”, “chiến tranh mạng” cũng tạo ra nguy cơ mất ổn định đất nước.
Đặc biệt hiện nay, an ninh thơng tin có thể gây rối loạn hệ thống mạng của đất
nước, dẫn đến sự sụp đổ toàn bộ hệ thống điều khiển quốc gia; tạo ra các luồng
thơng tin xun tạc, bóp méo sự thật, gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo, làm mất lòng tin
của nhân dân, dẫn đến sai lệch định hướng của quốc gia. Lợi dụng điều đó, các thế
lực thù địch đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hịa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”, kích động gây rối, biểu tình, bạo loạn, làm mất ổn định đất nước,
tạo cớ can thiệp từ bên ngồi.
Thứ ba, tác động hình thành nguy cơ xung đột và chiến tranh. Xét về tổng
thể, nguy cơ xung đột và chiến tranh được hình thành từ nhiều nguyên nhân, cả
chủ quan và khách quan, cả bên trong và bên ngồi; trong đó có các ngun nhân
từ tác động của ANPTT, nhất là từ khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy,

xung đột dân tộc, sắc tộc và khai thác tài nguyên, v.v. Vì vậy, ngăn chặn, đẩy lùi
nguy cơ xung đột và chiến tranh đến với nhiều quốc gia thực chất là ngăn chặn, đối
phó với các thách thức ANPTT và đây được coi là một trong những mục tiêu cơ
bản của QP-AN mỗi nước. Trên thực tế, hai cuộc chiến tranh tại I-rắc (năm 1991,
2003) xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ nguồn lợi dầu lửa; chiến tranh Nam
Tư xảy ra từ xung đột dân tộc, sắc tộc; chiến tranh Áp-ga-ni-xtan xuất phát từ
chống khủng bố. Đối với Việt Nam, nguy cơ xung đột và chiến tranh từ tác động
của ANPTT có thể ít xảy ra nhưng khơng thể khơng dự báo. Hiện nay, các loại tội
phạm về an ninh mạng, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội rửa tiền và các loại
tội phạm trên lĩnh


×