Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Nghiên cứu một số quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.56 KB, 100 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT





NGUYỄN MẠNH HÀ






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG




LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC





















HÀ NỘI - 2009
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT




NGUYỄN MẠNH HÀ







NGHIÊN CỨU MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH

TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG

Chuyên ngành: Luật quốc tế
Mã số: 60 38 60

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS Đinh Ngọc Vượng














HÀ NỘI - 2009

7


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 9
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 9
2. Phạm vi nghiên cứu: 12
3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 12
4. Bố cục của luận văn 12
CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN 14
1.1 Khái quát chung 14
1.1.1 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh: 15
1.1.2 Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (kiểm soát độc quyền) 17
1.2. Các quy định của pháp luật quốc tế về cạnh tranh 19
1.2.1. Các hệ thống pháp luật cạnh tranh điển hình 19
1.2.2 Quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh 24
1.2.3 Quy định về chống hạn chế cạnh tranh (kiểm soát độc quyền) 26
1.2.4 Một số điều ƣớc quốc tế về cạnh tranh 27
1.3 Quá trình hình thành và pháp luật của Việt Nam về cạnh tranh 30
1.3.1. Nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam và các biểu hiện cạnh tranh 30
1.3.2. Pháp luật Việt Nam về cạnh tranh 40
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG 63
2.1. Pháp luật quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông 63
2.1.1. Một số điều ƣớc quốc tế 63

8
2.1.2. Các cam kết liên quan đến cạnh tranh viễn thông của Việt Nam khi
gia nhập WTO 66
2.2. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt
Nam 72
2.2.1 Một số đặc điểm trong cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt

Nam 72
2.2.2 Các văn bản pháp luật về cạnh tranh trong viễn thông 77
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG 81
3.1. Thực hiện các điều ƣớc quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
81
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh
vực viễn thông phù hợp với các cam kết gia nhập WTO 83
3.2.1 Xu hƣớng cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông Việt Nam 83
3.2.2 Một số kiến nghị nhằm phát triển thị trƣờng cạnh tranh có hiệu quả
85
KẾT LUẬN 89
PHỤ LỤC 1 91
PHỤ LỤC 2 92
PHỤ LỤC 3 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Các nƣớc đang phát triển tiến hành cách mạng viễn thông đều nhận thức
đƣợc rằng viễn thông là động lực quan trọng cho tăng trƣởng kinh tế và phát
triển. Bằng chứng trong hơn hai thập kỷ qua trên thế giới cho thấy công nghệ
thông tin thúc đẩy phát triển, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế giúp cải thiện cuộc
sống cho ngƣời nghèo, cải thiện chất lƣợng giáo dục, tăng hiệu quả và sự
minh bạch của chính phủ, đƣa chính phủ đến gần với ngƣời dân hơn, và giúp
các quốc gia có khả năng cạnh tranh cao hơn, hội nhập sâu hơn vào nền kinh
tế toàn cầu. Cải cách mạnh mẽ, tăng cƣờng cạnh tranh trong lĩnh vực viễn
thông là nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy xã hội và chính phủ sử dụng công

nghệ thông tin và đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng kinh tế nói chung.
Thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của
dịch vụ và công nghệ viễn thông cũng nhƣ thƣơng mại quốc tế về dịch vụ.
Điều đó đã buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông phải cạnh
tranh ngày càng quyết liệt với nhau để giành thị phần và theo đó các tổ chức
quốc tế, các quốc gia cũng phải không ngừng hoàn thiện pháp luật về cạnh
tranh để điều chỉnh những hành vi cạnh tranh, đảm bảo lợi ích của xã hội và
ngƣời tiêu dùng.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, khu vực viễn thông của nền kinh tế có
năng lực cạnh tranh và hiệu quả nếu có sự cạnh tranh trong nội bộ ngành viễn
thông. Tuy nhiên, sự tồn tại của hai hoặc nhiều nhà cung ứng dịch vụ viễn
thông chƣa có nghĩa là đã tồn tại cạnh tranh thực sự. Cạnh tranh tồn tại khi:
- Tất cả hoặc một số lƣợng lớn khách hàng đƣợc tự do lựa chọn giữa các
loại giá, dịch vụ và chất lƣợng do nhiều (hơn 2) nhà cung ứng dịch vụ cung
cấp;
- Ngƣời tiêu dùng có thể lựa chọn, nhu cầu của họ đƣợc cung cấp và đáp
ứng;

10
Cạnh tranh để thu hút khách hàng, thông qua phát triển và điều chỉnh các
lựa chọn và giá cả của các dịch vụ cung ứng là lực lƣợng điều tiết cơ bản
trong ngành.
Nếu ngành viễn thông đáp ứng các điều kiện trên thì đƣợc coi là có cạnh
tranh. Nhƣ vậy ngành viễn thông có khả năng cạnh tranh khi môi trƣờng kinh
doanh vi mô của ngành thuận lợi cho việc tăng năng suất nhanh chóng nhờ
cạnh tranh đem lại. Cuộc đua tranh mạnh mẽ hơn do cạnh tranh thúc đẩy làm
cho việc cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả hơn. Đó là đối với những
doanh nghiệp đang có khả năng cạnh tranh, còn có cạnh tranh đƣợc hay
không còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trƣờng hoạt động của doanh nghiệp.
Năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên thị

trƣờng quốc tế là rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hàng hóa dịch vụ có thể
chiếm lĩnh khách hàng của các hàng hóa và dịch vụ hiện có trên thị trƣờng thế
giới. Nếu giá cả, chất lƣợng và chủng loại hàng hóa dịch vụ của một nền kinh
tế có ƣu thế hơn thì thị trƣờng sẽ có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của quốc
gia đó và hàng hóa dịch vụ của họ sẽ đƣợc tiêu thụ tốt hơn so với hàng hóa
dịch vụ của các nƣớc khác.
Quan điểm về tự do hoá viễn thông của Việt Nam là thu hút sự tham gia
của các thành phần kinh tế vào khu vực viễn thông, chuyển doanh nghiệp viễn
thông truyền thống thuộc sở hữu nhà nƣớc sang kinh doanh và từng bƣớc mở
rộng cạnh tranh. Quan điểm này đƣợc thể hiện trong các chính sách chung
cũng nhƣ các văn bản pháp luật do Quốc hội thông qua.
Chiến lƣợc phát triển Công nghệ thông tin - viễn thông Việt Nam đến
năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 của Bộ Bƣu chính viễn thông năm
2003 [ 9 ] đã khẳng định: tạo thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế tham
gia phát triển viễn thông trong môi trƣờng cạnh tranh công bằng và minh
bạch. Cụ thể, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông đƣợc đa
dạng hoá, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nƣớc, nhà nƣớc

11
nắm giữ cổ phần thống lĩnh hoặc đặc biệt, hoặc doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác. Chính sách này đƣợc khẳng định trong Pháp lệnh Bƣu
chính Viễn thông.
Tuy nhiên, mức độ tham gia của khu vực tƣ nhân vào lĩnh vực bƣu chính
viễn thông là rất khác nhau giữa các hoạt động viễn thông. Các doanh nghiệp
kinh doanh mạng, trong đó có các doanh nghiệp IXP, phải là doanh nghiệp
100% vốn sở hữu của nhà nƣớc hoặc có cổ phần thống lĩnh hoặc đặc biệt của
nhà nƣớc, trong khi đó các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có thể
là doanh nghiệp Việt Nam thuộc tất cả các thành phần kinh tế, trong đó có các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ISP và OSP. Chính sách này đƣợc áp dụng
đối với hầu hết các dịch vụ giá trị gia tăng.

Chính sách phát triển ngành viễn thông đã khẳng định sự chuyển đổi
viễn thông từ độc quyền sang cạnh tranh, nhƣng khu vực kinh tế nhà nƣớc có
vai trò chủ đạo. Cụ thể, thị phần của các doanh nghiệp mới dự kiến sẽ đạt 25-
30% vào năm 2005 và 40-50% vào năm 2010. Cũng theo kế hoạch, đến năm
2005 sẽ có thêm 3 đến 5 nhà cung cấp IXP, 30 đến 40 ISP và nhiều nhà cung
cấp OSP đƣợc cung cấp dịch vụ Internet. Cách tiếp cận chung đối với tự do
hoá viễn thông là mở rộng thị trƣờng cạnh tranh cùng với tăng cƣờng vai trò
chủ đạo của doanh nghiệp nhà nƣớc; cho phép các doanh nghiệp trong nƣớc
có điều kiện, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc, cung ứng các dịch vụ giá
trị gia tăng cũng nhƣ dịch vụ cơ bản và từng bƣớc mở của khu vực viễn thông
cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài theo các cam kết quốc tế; hoạt động cung cấp
dịch vụ sẽ đƣợc tự do hoá mạnh hơn kinh doanh mạng viễn thông.
- Tìm hiểu về quy định pháp luật quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực
viễn thông
- Nghiên cứu tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt
Nam thời gian gần đây, xu hƣớng cạnh tranh sẽ diễn ra giữa các doanh nghiệp

12
viễn thông Việt Nam và quốc tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá
hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh của Việt Nam hiện nay
- Phân tích các điểm hạn chế trong pháp luật về cạnh tranh và đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh tại Việt
Nam.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ nghiên cứu về quy định pháp luật quốc tế và Việt Nam về cạnh
tranh trong kinh doanh các dịch vụ viễn thông, các vƣớng mắc và hƣớng giải
quyết.
3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận khoa học đƣợc vận dụng trong luận văn này là hệ thống lý
luận của học thuyết Mác – Lê nin, các lý thuyết về khoa học kinh tế và quan

điểm của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về ngành viễn thông.
Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng để thực hiện đề tài này là:
Phƣơng pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, thống
kê, so sánh, dự báo… Từ đây đƣa ra các giải pháp để hoạt động cạnh tranh
viễn thông đƣợc tốt hơn.
4. Bố cục của luận văn
Để thực hiện mục tiêu nói trên, luận văn bao gồm ba chƣơng sau đây:
CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN
- Khái quát chung
- Các quy định của pháp luật quốc tế về cạnh tranh
- Quá trình hình thành và pháp luật của Việt Nam về cạnh tranh
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG

13
- Pháp luật quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
- Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam
CHƢƠNG 3. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CẠNH TRANH
TRONG LĨNH VỰC VIỄN THÔNG
- Thực hiện các điều ƣớc quốc tế về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông
- Các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cạnh tranh trong lĩnh vực
viễn thông phù hợp với các cam kết gia nhập WTO
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Quốc gia
Hà Nội, nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Luật và Khoa Sau Đại học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt tôi xin trân
trọng cảm ơn PGS. TS Đinh Ngọc Vƣợng đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong việc
nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các cán bộ thuộc Bƣu điện TP Hà Nội
và Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã hỗ trợ, giúp đỡ thu

thập thông tin, tài liệu phục vụ cho luận văn. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp
và gia đình đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu để hoàn thành luận văn này.


14
CHƢƠNG 1. PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

1.1 Khái quát chung
Cho đến hiện nay đã có nhiều học thuyết về cạnh tranh, song không có
sự xác định về mặt pháp lý nội hàm của khái niệm cạnh tranh. Các học thuyết
về cạnh tranh chỉ thống nhất với nhau ở chỗ phải ngăn cản và cấm đoán
những hành vi gây rối, ngăn cản hoặc hạn chế cạnh tranh mà thôi. Xuất phát
từ sự bất lực của pháp luật khi điều chỉnh các hành vi cạnh tranh mang tính
tích cực (cạnh tranh hợp pháp), các nhà làm luật trong lịch sử đều tiếp cận từ
mặt trái của những hành vi cạnh tranh (cạnh tranh không lành mạnh). Vì vậy,
pháp luật cạnh tranh không thể đƣa ra đƣợc những dấu hiệu để xác định cạnh
tranh hợp pháp và vì vậy không có khái niệm cạnh tranh bất hợp pháp mà chỉ
có hành vi cạnh tranh không lành mạnh (hiểu theo nghĩa rộng).
Thứ hai, cạnh tranh là hoạt động, hành vi của các chủ thể hoạt động theo
luật tƣ, trong khi đó việc cấm đoán, ngăn cản những hành vi cạnh tranh của
pháp luật có khi lại phải đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của luật công. Hơn
thế nữa, hình thức và phƣơng pháp cạnh tranh là “luật chơi” riêng của thƣơng
trƣờng. Trong khi đó, trong cơ chế thị trƣờng con ngƣời đƣợc tự do và sáng
tạo nên lại không thể có luật chơi cụ thể cho mọi thành viên trong mọi điều
kiện và hoàn cảnh (mà pháp luật phải cụ thể). Trong thƣơng trƣờng, không
thể áp dụng luật chơi và thƣớc đo thành tích nhƣ trong thể thao, bởi nếu
không, con ngƣời lại phải hành động theo một khuôn mẫu thống nhất, mà
theo đó họ bị hạn chế khả năng sáng tạo. Tuy nhiên, tự do cũng chỉ là sự nhận

thức quy luật và quyền tự do nào cũng có điểm dừng của nó. Điểm dừng này
phụ thuộc vào nhiều yếu tố và chính vào lúc này, Nhà nƣớc và pháp luật xuất
hiện. Vì vậy, tiếp cận từ mặt sau và không triệt để về tính xác định của nội
dung là đặc điểm căn bản của pháp luật về cạnh tranh. Đây là những dấu hiệu

15
của phân biệt pháp luật về cạnh tranh với những lĩnh vực pháp luật khác nhƣ
luật công ty hay luật hình sự. Có lẽ vì lý do đó mà ở nhiều quốc gia phƣơng
Tây đều coi pháp luật cạnh tranh là chế định pháp luật cơ bản của luật kinh tế.
Ở các quốc gia có sự ổn định tƣơng đối về pháp luật cạnh tranh, mặc dù có cơ
cấu của hệ thống pháp luật cạnh tranh khác nhau, song khi xem xét các cấu
thành cụ thể, họ đều chia pháp luật cạnh tranh thành hai lĩnh vực khác biệt.
Đó là pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống hạn
chế cạnh tranh (hay còn gọi là chống độc quyền hay kiểm soát độc quyền). Sở
dĩ có sự phân biệt nhƣ vậy là vì, nhƣ đã trình bày ở trên, tính chất của hành vi,
mức độ của hành vi và mức độ nguy hại của chúng đối với thị trƣờng và theo
đó là phƣơng thức và tính cƣơng quyết trong sự “trừng trị” của pháp luật đối
với hai nhóm hành vi này là khác nhau. Tuy rằng, suy cho cùng chúng đều
làm hại đến sự vận động bình thƣờng của thị trƣờng.
1.1.1 Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh:
Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cụ thể của một chủ thể,
nhằm mục đích cạnh tranh, luôn thể hiện tính không lành mạnh (chứ không
chỉ là trái pháp luật) và vô tình hay cố ý gây thiệt hại cho một đối thủ cạnh
tranh hay bạn hàng cụ thể. Ở đây, tính không lành mạnh của hành vi cạnh
tranh lệ thuộc vào nhiều yếu tố của quan hệ thị trƣờng và luôn đƣợc điều
chỉnh bằng phƣơng thức của luật tƣ. Tức là ngƣời bị ảnh hƣởng, bi thiệt hại
hay có nguy cơ bị thiệt hại chừng nào chƣa đƣa ra sự phản đối và khiếu kiện
thì pháp luật và Toà án chƣa thể vào cuộc. Chế tài pháp luật ở đây là bị buộc
đình chỉ hành vi vi phạm và bồi thƣờng thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
Theo kinh nghiệm của các nƣớc, thể hiện qua nội dung của pháp luật

cạnh tranh không lành mạnh, những hành vi cạnh tranh không lành mạnh
đƣợc chia làm 5 nhóm:
1. Thâu tóm khách hàng: Bao gồm những phƣơng pháp cạnh tranh trái
với tập quán để tác động lên khách hàng và bạn hàng. Tính trái với tập quán ở

16
đây thể hiện ở chỗ nó gây ảnh hƣởng đến sự tự do trong quyết định của bạn
hàng hay khách hàng. Nó biểu hiện trong những dạng cụ thể nhƣ:
- Dối trá, thông tin sai về quan hệ mua bán.
- Bán cƣỡng bức nhƣ bán kèm.
- Gạ gẫm, quấy rầy.
2. Ngăn cản: Đƣợc thực hiện để chống đối thủ cạnh tranh về giá, tẩy
chay nói xấu hay phân biệt đối xử. ở đây, vấn đề không chỉ là ở chỗ gây ảnh
hƣởng tới đối thủ mà chính là ở chỗ tính không đúng đắn trong cạnh tranh.
3. Bóc lột: Loại hành vi này cũng có mục đích chống lại đối thủ song chủ
yếu lại không nhằm vào sản phẩm của đối thủ. Thực ra vấn đề nàyđƣợc giải
quyết chủ yếu trong pháp luật về sở hữu công nghiệp. Song tính không lành
mạnh ở đây thể hiện sự lợi dụng trái với tập quán những sản phẩm của ngƣời
khác. Chẳng hạn nhƣ: bắt chƣớc kiểu dáng công nghiệp, man trá về nguồn
gốc của sản phẩm hay dựa dẫm vào uy tín của sản phẩm khác (đặt tên giống
với sản phẩm của ngƣời khác) hoặc lôi kéo khách hàng hoặc ngƣời làm công
của đối thủ.
4. Vi phạm pháp luật: Những vi phạm loại này thƣờng diễn ra trong lĩnh
vực luật kinh tế hay luật thuế song chỉ bị coi là không lành mạnh khi hành vi
vi phạm có chủ ý can thiệp trái phép đến đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra những
vi phạm pháp luật khác cũng có thể đồng thời bị coi là cạnh tranh không lành
mạnh (thí dụ: lừa đảo). Những vi phạm hợp đồng cũng có thể đồng thời vi
phạm pháp luật cạnh tranh nếu nó gắn liền với việc phá vỡ niềm tin cạnh
tranh hoặc lạm dụng lòng tin của bạn hàng.
5. Gây rối thị trường: Loại hành vi này không nhằm vào một đối thủ

cạnh tranh nào, song nó có tác động chung gây rối thị trƣờng. Chẳng hạn,
doanh nghiệp lớn hạ giá sản phẩm làm ảnh hƣởng đến những doanh nghiệp
nhỏ; hay một doanh nghiệp quảng cáo giật gân gây tâm lý chung hoảng sợ.

17
1.1.2 Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh (kiểm soát độc quyền)
Trong khi pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nhằm vào từng
hành vi, từng quan hệ thì pháp luật chống hạn chế cạnh tranh lại nhằm vào
hiện tƣợng có tính chất độc quyền bất kể đó là độc quyền hành chính hay độc
quyền tự nhiên; là độc quyền hay độc quyền nhóm - những hiện tƣợng làm
thay đổi cơ cấu thị trƣờng và theo nghĩa đó, pháp luật chống hạn chế cạnh
tranh (chống độc quyền) là pháp luật bảo vệ cơ cấu và tƣơng quan thị trƣờng,
vì vậy có liên hệ mật thiết với pháp luật về gia nhập thƣơng trƣờng.
Nếu xét về mức độ gây thiệt hại cho thị trƣờng thì hạn chế cạnh tranh,
tạo thế độc quyền có mức hại cao hơn so với cạnh tranh không lành mạnh và
bị xử lý nghiêm khắc hơn về mặt pháp luật. Tuy nhiên, chúng không phải là
cấu thành tội phạm và chỉ đƣợc xử lý chủ yếu bằng công cụ hành chính (pháp
luật hành chính kinh tế). Theo nghĩa đó, một hành vi hạn chế cạnh tranh khi bị
phát hiện bất luận có phải bởi đối thủ cạnh tranh hay không, đều có sự xuất
hiện của pháp luật và các quyết định hành chính bắt buộc. Các khả năng của
việc áp dụng các chế tài ở đây là mạnh mẽ, đa dạng và nghiêm khắc nhƣ cấm,
buộc từ bỏ, tuyên bố vô hiệu, phạt hành chính và bồi thƣờng thiệt hại
Thông thƣờng, hạn chế cạnh tranh hình thành từ 3 hƣớng:
1. Các hợp đồng, thoả thuận hay nghị quyết mà theo đó hình thành nên
cartel, xanh-đi-ca, tờ-rớt, những thoả thuận này có thể hình thành theo chiều
ngang hay chiều dọc của các quy trình kinh doanh. Những thoả thuận này có
thể tồn tại ở bất cứ hình thức nào và tác hại của chúng là thủ tiêu sự cạnh
tranh giữa các thành viên tham gia thoả thuận và loại bỏ khả năng tham gia
của các đối thủ cạnh tranh khác vào khu vực thị trƣờng này. Nội dung của
những thoả thuận này có thể liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau nhƣ về giá,

hạ giá, điều kiện mua bán, bảo vệ khách hàng và phân chia thị trƣờng. Về
nguyên tắc, những thoả thuận kiểu này đều bị pháp luật cấm và khi xuất hiện

18
chúng bị tuyên bố vô hiệu. Tuy nhiên, ở các nƣớc khác nhau có những dạng
khác nhau về ngoại lệ của việc cấm này.
2. Việc sáp nhập (M&A) của nhiều doanh nghiệp là con đƣờng nhanh
nhất để tạo khả năng độc quyền của một doanh nghiệp mới. Đây là vấn đề
càng ngày càng trở nên trọng tâm của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh. Vì
vậy hoạt động kiểm tra, giám sát, cấp phép, ngăn cản và thậm chí cƣỡng bức
phân chia doanh nghiệp là mối quan tâm ngày càng lớn của các cơ quan chấp
pháp. Sáp nhập doanh nghiệp đƣợc nói ở đây có thể đƣợc thực hiện theo chiều
ngang, chiều dọc và hỗn hợp của các doanh nghiệp theo dấu hiệu về các quy
trình kinh doanh. Việc sáp nhập doanh nghiệp có thể dẫn đến hậu quả và sự
xuất hiện đột ngột (không thông qua sự gia tăng của hiệu quả kinh tế hay tăng
trƣởng kinh tế hay mở rộng kinh doanh) của một doanh nghiệp độc quyền
hoặc một doanh nghiệp lớn đến mức mà đột nhiên các doanh nghiệp khác mất
đi năng lực cạnh tranh. Mặc dù, tự do khế ƣớc và tự do lập hội là nguyên tắc
căn bản của cơ chế thị trƣờng song để duy trì cạnh tranh, mọi sự sáp nhập
doanh nghiệp đều phải đƣợc giám sát. Sự giám sát đó có thể đƣợc thực hiện ở
nhiều mức độ khác nhau:
- Thông báo.
- Báo cáo.
- Xin phép.
- Cho phép.
- Cấm sáp nhập và huỷ bỏ việc sáp nhập.
Tiêu chí cơ bản để áp dụng các hình thức giám sát đó là tỷ lệ thị phần
(tính theo doanh số hàng năm) hoặc sự lạm dụng sức mạnh kinh tế của doanh
nghiệp hình thành do sáp nhập trong thƣơng trƣờng.
3. Về lý thuyết cũng nhƣ thực tế, trên thƣơng trƣờng sẽ có những doanh

nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển không ngừng mà không cần có sự

19
trợ giúp đặc biệt của quyền lực công cộng, của chụp giật và của sự thiếu lành
mạnh chúng cũng trở thành những doanh nghiệp khổng lồ hoặc có vị thế độc
quyền. Đƣơng nhiên, pháp luật không thể cấm hay hạn chế sự phát triển lành
mạnh đó. Song dƣới giác độ của cạnh tranh thì pháp luật phải tỉnh táo trƣớc
nguy cơ lạm dụng sức mạnh cuả những doanh nghiệp này và phải xuất hiện
nhƣ một sức mạnh vô hình để làm đối trọng với sức mạnh kinh tế và năng lực
cạnh tranh của loại hình doanh nghiệp này để bảo toàn (nhƣ có thể) năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu. Trong bối cảnh nhƣ vậy, ngoài việc
giám sát về sự lạm dụng sức mạnh kinh tế của các doanh nghiệp có vị trí độc
quyền, Nhà nƣớc cần phải tạo điều kiện để nhiều doanh nghiệp mới gia nhập
thƣơng trƣờng nhằm tìm cách phá vỡ thế mất cân sức trong cạnh tranh. Chính
tại đây, ngƣời ta nói tới chức năng và nhiệm vụ kiểm soát độc quyền của Nhà
nƣớc và pháp luật.
Tóm lại, ngoài một số quy định về cơ chế áp dụng pháp luật và địa vị
pháp lý của loại cơ quan đặc thù có trách nhiệm áp dụng pháp luật cạnh tranh
thì những nội dung cơ bản của pháp luật cạnh tranh (theo nghĩa rộng) bao
gồm pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh (vì ra đời trƣớc trong lịch
sử nên đƣợc gọi là pháp luật cạnh tranh cổ điển hay theo nghĩa hẹp) và pháp
luật chống hạn chế cạnh tranh hay còn gọi là chống hoặc kiểm soát độc
quyền.
1.2. Các quy định của pháp luật quốc tế về cạnh tranh
1.2.1. Các hệ thống pháp luật cạnh tranh điển hình
1.2.1.1 Hệ thống pháp luật cạnh tranh của Mỹ.
Theo điều 1 của Đạo luật Sherman (Sherman Act) năm 1890, các thoả
thuận nhằm hạn chế thƣơng mại sẽ bị cấm. Các thoả thuận có thể thể hiện
dƣới bất kỳ hình thức nào, bộc lộ hoặc ngụ ý giữa hai hay nhiều ngƣời để hạn
chế cạnh tranh; một sự liên kết là sự tiếp tục hợp tác trong việc hạn chế


20
thƣơng mại và xuất hiện một âm mƣu khi hai hay nhiều ngƣời cùng chung
mục đích để hạn chế thƣơng mại sẽ bị cấm theo luật này.
Có hai sự kiện đáng chú ý, mà theo đó Toà án tối cao Mỹ đã giới thiệu
cho nƣớc Anh lý thuyết nguyên tắc hợp lý “Rule of Reason” vào năm 1911 ,
theo đó, bị đơn muốn đƣợc miễn trừ việc áp dụng pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh theo nguyên tắc Rule of Reason phải có nghĩa vụ cung cấp các
bằng chứng chứng minh hành vi của mình là “hợp lý”.
Bên cạnh đó, một số nhóm hành vi nhƣ Cartel giá, Cartel quota rõ ràng
chống lại cạnh tranh, không thể biện hộ bằng bất cứ lý do nào sẽ đƣợc áp
dụng theo nguyên tắc tự dạng (Perse Rule). Bất cứ nhà kinh doanh nào chỉ
cần có hành vi đƣợc mô tả trong luật đều bị xử lý bởi pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh với nghĩa vụ chứng minh thuộc về các cơ quan công quyền. [24,
24]
1.2.1.2 Hệ thống pháp luật cạnh tranh của Châu Âu.
+ Các hệ thống trung thành với nguyên tắc cấm đoán.
Khuôn mẫu của pháp luật chống hạn chế cạnh tranh trong những năm
gần đây theo mẫu của Điều 85 và 86 của Hiệp định EC đƣợc thấy ở Bỉ, Hy
Lạp, Ai Len, Italia, Tây Ban Nha.
Pháp luật chống hạn chế cạnh tranh của các nƣớc này hầu hết phù hợp
với điều 85 và 86 của Hiệp định EC ở nguyên tắc áp dụng pháp luật, theo đó,
các hoạt động hạn chế cạnh tranh thể hiện dƣới các hình thức: Các thỏa thuận,
các nghị quyết, các quyết định của các hiệp hội kinh doanh đều bị cấm và vô
hiệu ngay lập tức. Các ngoại lệ của sự cấm đoán đƣợc chấp nhận hoặc mang
tính riêng lẻ trong hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan cạnh tranh hoặc
đƣợc tập hợp lại trên cơ sở phân loại các thoả thuận hiện tại. Sự lạm dụng vị
trí thống trị thị trƣờng đƣợc đánh giá rất khắt khe, bị pháp luật cấm và không
có bất cứ ngoại lệ nào.


21
+ Các hệ thống trung thành với các nguyên tắc lạm dụng.
Trong khi các quốc gia đƣợc đề cập ở trên - ít nhất cũng đã mở rộng
phạm vi - cấm đoán hạn chế cạnh tranh bằng pháp luật và theo đó có thể nói
rằng là trung thành với nguyên tắc cấm đoán thì một số các quốc gia trong EU
nhƣ Đan Mạch, Anh, Hà Lan lại dựa vào việc mở rộng sự kiểm soát lạm
dụng. Trong hệ thống pháp luật cạnh tranh của họ, sự cấm đoán chỉ đƣợc áp
dụng đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh hiện tại mà nền tảng của nó có
liên quan đến cố định giá.
+ Các hệ thống phối hợp cả hai nguyên tắc.
Sự phối hợp phức tạp của nguyên tắc cấm đoán và nguyên tắc lạm dụng
đƣợc tìm thấy trong pháp luật chống hạn chế cạnh tranh của Đức. Trong khi
pháp luật của Đức cấm hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang - các thoả thuận
và các hành động có liên quan khác “ tạo ra một mục đích chung” [Điều 1/1
của Luật chống hạn chế cạnh tranh 1990, abbr GWB] - thì nó lại bộc lộ sự
phản ứng dễ dãi hơn đối với các hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. Trong đó,
chỉ có sự cố định giá và hạn chế điều kiện giao dịch bị cấm đoán một cách
ngặt nghèo (Điều 15). Các trƣờng hợp hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc
khác, chẳng hạn nhƣ các hợp đồng phân phối có điều kiện loại trừ chỉ là đối
tƣợng của sự kiểm soát lạm dụng. Sự phối hợp giữa hai nguyên tắc này cũng
đƣợc đƣa ra liên quan đến việc kiểm soát các doanh nghiệp có địa vị thống trị
thị trƣờng.
1.2.1.3 Hệ thống pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ở các nƣớc Châu Á
(trừ Nhật Bản).
Hiện nay, 23 nƣớc Châu Á (trừ Nhật Bản) đều có pháp luật về chống hạn
chế cạnh tranh.
Xem xét pháp luật chống hạn chế cạnh tranh theo trình tự thời gian và bỏ
qua nƣớc Philipines - một quốc gia đã có luật về vấn đề này vào năm 1925,

22

thì chúng ta thấy rằng Ấn Độ và Pakistan đã đề cập và xây dựng luật vào
khoảng những năm 70, sau đó là Thái Lan, Hàn Quốc 1980 và Srilanka 1987.
Cho đến những năm 1990, ở những nƣớc này đã xuất hiện sự đột phá trong
việc xây dựng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh và sau đó Đài Loan đã
ban hành luật vào năm 1991. Sự chuyển đổi của các nƣớc xã hội chủ nghĩa
sang hệ thống kinh tế thị trƣờng dẫn tới việc ban hành luật về cạnh tranh ở
một số nơi nhƣ: Trung Quốc, Mông Cổ vào năm 1993 và một số nƣớc thuộc
Liên Xô cũ nhƣ Kazaxtan, Uzbekistan, Azetbaijan và Kyzgistan từ năm 1991
đến 1994. Hơn nữa, những nƣớc ban hành pháp luật về chống hạn chế cạnh
tranh đã tích cực sửa đổi luật của họ. Nhìn tổng thể, đã có nhiều biến động
trong việc ban hành và sửa đổi pháp luật cạnh tranh ở châu Á vào đầu những
năm 80 và từ đó cho đến nay, có một xu hƣớng ổn định là cố gắng củng cố
lĩnh vực pháp luật này - một hiện tƣợng trở nên có ý nghĩa đặc biệt trong
những năm 90.
Các quốc gia này hoặc là đã trải qua một thời kỳ làm thuộc địa của các
nƣớc thực dân trong lịch sử hoặc là có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trƣờng hoặc là phát triển kinh tế thị
trƣờng ở trình độ thấp. Bởi vậy, pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh của họ
đƣợc xây dựng theo khuôn mẫu của các nƣớc phát triển ở Châu Âu hoặc là
Mỹ (Philipines, Hàn Quốc). Do đó, họ cũng sử dụng nguyên tắc cấm đoán và
kiểm soát lạm dụng để chống lại các hiện tƣợng hạn chế cạnh tranh mặc dù sự
phối hợp giữa hai nguyên tắc này ở các nƣớc là rất khác nhau.
Vì là các quốc gia đi sau cho nên trong pháp luật của các quốc gia Châu
Á về hạn chế cạnh tranh có những quy định không tìm thấy trong pháp luật về
hạn chế cạnh tranh của các quốc gia có nền kinh tế phát triển.
Ở các nƣớc đang chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trƣờng, trong pháp luật chống hạn chế cạnh tranh của họ còn có
những quy định hạn chế sự can thiệp chống lại cạnh tranh từ phía các cơ quan

23

hành chính. Có thể nói, những quy phạm pháp luật đƣợc xây dựng để cấm độc
quyền hành chính và lạm dụng quyền lực hành chính là sản phẩm lập pháp
riêng có của các quốc gia này.
Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh ở các nƣớc này nghèo nàn và
không hiệu quả khi so sánh với pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của
chính họ.

Thông qua việc phân tích chính sách cạnh tranh và phân loại các hệ
thống pháp luật chống hạn chế cạnh tranh ở một số quốc gia điển hình ở trên,
chúng ta có thể nhận định:
Một là: Hạn chế cạnh tranh là hiện tƣợng mang tính quy luật ở tất cả các
nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng. Bởi vậy, nguyên tắc cấm đoán và nguyên tắc
lạm dụng đều đƣợc các quốc gia này sử dụng làm nền tảng cho thái độ ứng xử
của mình trƣớc các hành vi hạn chế cạnh tranh, thể hiện thông qua hai nguyên
tắc kỹ thuật trong pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh- nguyên tắc tự dạng
(Perse Rule) và nguyên tắc hợp lý (Rule of Reason). Song cũng chính vì phải
đối mặt với hiện tƣợng hạn chế cạnh tranh trong các bối cảnh khác nhau nên
mức độ kết hợp giữa nguyên tắc cấm đoán và nguyên tắc lạm dụng trong
chính sách cạnh tranh, giữa nguyên tắc tự dạng (Perse Rule) và nguyên tắc
hợp lý (Rule of Reason) trong pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh cũng
khác nhau nên đã hình thành các hệ thống pháp luật cạnh tranh theo khu vực
địa lý do các điều kiện kinh tế tƣơng đồng và đồng thời tạo bản sắc riêng
trong pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh của từng quốc gia.
Bởi vậy, trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá của hoạt động thƣơng mại quốc tế
đã làm xuất hiện nhu cầu tất yếu phải có một chính sách cạnh tranh toàn cầu
và theo đó là một “luật chơi” chung trong hoạt động thƣơng mại quốc tế. Do
đó, xây dựng pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống hạn chế cạnh

24
tranh trong khuôn khổ cuả WTO là có cơ sở khi thiết lập không gian kinh tế

chung đòi hỏi sự thống nhất trong tính đa dạng.
Hai là: Nếu nhìn từ thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh
tranh thì pháp luật của Mỹ và của các nƣớc Tây Âu không có sự khác biệt lớn.
Điều đáng chú ý là, nếu nhƣ ở các quốc gia Tây Âu sự phân hoá điều chỉnh
pháp luật đối với các sắc thái của độc quyền đƣợc thể hiện trong luật vật chất
thì ở Mỹ sự phân hoá điều chỉnh pháp luật đối với các sắc thái của độc quyền
đƣợc thể hiện trong luật hình thức.
Ba là: Trừ Nhật Bản, Hàn Quốc và Philipine có pháp luật chống hạn chế
cạnh tranh theo mô hình của Mỹ, các nƣớc Châu Á khác có pháp luật chống
hạn chế cạnh tranh theo mô hình của Châu Âu.
1.2.2 Quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh hiện đại đã đƣợc xây dựng vào
giữa thế kỷ XIX bằng các án lệ của pháp luật nƣớc Pháp với tính cách là một
loại hình mới của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở
những điều khoản chung của Bộ luật dân sự.
. Bằng một loạt những điều đƣợc bổ sung, Công ƣớc Paris về quyền sở
hữu công nghiệp [33] đã thiết lập các biện pháp bảo hộ quốc tế chống lại các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Tiến trình này đã đƣợc bắt đầu bằng
việc áp dụng nguyên tắc chế độ tối huệ quốc. Bƣớc tiếp theo là, việc xác định
nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên cam kết bảo đảm xử lý các hoạt động
cạnh tranh không lành mạnh một cách có hiệu quả. Bƣớc phát triển thứ ba là,
trong mẫu hình pháp luật hiện đại, phải bao gồm các điều khoản chung và liệt
kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh quan trọng nhất phải bị cấm.
Điều cốt yếu của sự điều chỉnh pháp luật đã đƣợc thể hiện trong Điều
10bis Công ƣớc Paris. Nội dung của nó đã trở thành một định nghĩa quốc tế:
“Bất cứ hành vi cạnh tranh nào đi ngƣợc lại các hành động trung thực, thiện

25
chí trong công nghiệp hoặc trong thƣơng mại đều là hành vi cạnh tranh không
lành mạnh”

Điều khoản chung đƣợc bổ sung bằng một loạt những chỉ dẫn có nêu rõ
3 nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh quan trọng nhất -đó là:
- Các hành vi gây rối (lộn xộn)
- Các hành vi bôi nhọ, nói xấu
- Các luận điệu lừa dối
Đièu 10bis đã thiết lập nghĩa vụ cho các quốc gia thành viên cam kết có
những biện pháp pháp lý thích hợp để kiểm soát các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh và chấp nhận Hiệp hội các nhà công nghiệp, các nhà sản xuất hoặc
các thƣơng gia từ các quốc gia thành viên khác có thể khởi kiện tại Toà án
nhƣ các Hiệp hội của quốc gia đó.
Các quy định của Công ƣớc Paris đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các thiết chế trong mỗi quốc gia chống lại các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trên toàn thế giới. Các quốc gia hiện nay nhƣ Vƣơng quốc
Bỉ, Italia trong thập kỷ 20 và 30 đã chấp nhận điều 10bis Công ƣớc Paris nhƣ
thể nó là một bộ phận của pháp luật quốc gia và đƣợc sử dụng nhƣ pháp luật
quốc gia để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, nó đƣợc tuyên bố
nhƣ vậy là vì khi áp dụng nó không chỉ đem lại lợi ích cho ngƣời nƣớc ngoài
mà còn đem lại lợi ích cho chính công dân nƣớc sở tại.
Theo ảnh hƣởng này,nhƣng không mâu thuẫn với quan điểm trong các
tài liệu pháp luật, Điều 10bis Công ƣớc Paris là một điều khoản tự hành một
cách trực tiếp thông qua việc thừa nhận các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc xử
lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thậm chí ở các quốc gia kém phát
triển. Công việc này đƣơng nhiên chỉ đƣợc tiến hành ở các quốc gia thành
viên- nơi mà Công ƣớc quốc tế này đựoc áp dụng không cần thông qua quá
trình chuyển hoá vào “nội luật” của từng quốc gia.

26
Định nghĩa cổ điển về cạnh tranh không lành mạnh của Công ƣớc Paris
đến nay không còn phù hợp với tính cách là chuẩn mực chung của Cộng đồng
quốc tế nếu chúng ta xem xét sự cần thiết thực tế cho việc bảo vệ lợi ích

ngƣời tiêu dùng và lợi ích công đƣợc đƣa vào pháp luật cạnh tranh không lành
mạnh nhƣ một công cụ cơ bản trong việc kiểm soát các hành vi thị trƣờng.
Hiệp định TRIPS dƣờng nhƣ đƣợc dựa trên và cùng hƣớng tiếp cận với Công
ƣớc Paris; xa hơn nữa, chỉ là khía cạnh bên lề của pháp luật canh tranh không
lành mạnh. Đến nay, tiến trình hiện đại hoá pháp luật đƣợc xây dựng trong
quá trình hiện đại hoá pháp luật đƣợc xây dựng trong quá trình hài hoà hoá
pháp luật của từng khu vƣc.
1.2.3 Quy định về chống hạn chế cạnh tranh (kiểm soát độc quyền)
Hạn chế cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế là thoả thuận kinh doanh
hoặc dàn xếp giữa các bên thuộc các nƣớc khác nhau để gây ảnh hƣởng bất
lợi đến nền kinh tế của một nƣớc cụ thể nào đó.
Thông thƣờng, hạn chế cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế biểu hiện
qua các dạng cơ bản sau:
- Thiết lập Cartel quốc tế: Với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mang
nhiều quốc tịch khác nhau.
- Áp đặt giá bán lẻ,
- Bán phá giá hoặc đặt giá độc quyền,
- Phân biệt đối xử,
- Ký hợp đồng mua bán riêng rẽ nhằm phân chia thị trƣờng,
- Thoả thuận mang tính chất ràng buộc theo đó việc mua một loại sản,
phẩm nhất định lại phụ thuộc vào sản phẩm khác,
- Từ chối cung ứng sản phẩm,
- Áp đặt các điều kiện hạn chế trong các hợp đồng Lixăng,

27
- Sáp nhập nhằm mục đích độc quyền,
- Các hợp đồng hạn chế xuất khẩu trên cơ sở phân chia thị trƣờng nhằm
tránh những hạn chế về thủ tục,
- Thành lập các xí nghiệp liên doanh với xu hƣớng độc quyền.
Hạn chế cạnh tranh quốc tế là hiện tƣợng tiêu cực bởi chúng làm lệch lạc

các nguyên tắc cơ bản cuả thị trƣờng tự do - nguyên tắc cơ bản của nền
thƣơng mại quốc tế. Đây cũng là lý do nhiều quốc gia đã ban hành pháp luật
về chống hạn chế cạnh tranh quốc tế. Mục đích của việc ban hành này là ngăn
chặn tình trạng hạn chế cạnh tranh nhằm thâu tóm thị trƣờng theo thoả thuận
giữa các công ty trong nƣớc và nƣớc ngoài.
Mỹ là nƣớc đi đầu trong việc ban hành pháp luật về chống hạn chế cạnh
tranh có phạm vi áp dụng mang tính trị ngoại pháp quyền dựa trên thuyết ảnh
hƣởng dây chuyền. Các Toà án của Mỹ cho phép áp dụng pháp luật chống
hạn chế cạnh tranh trong nƣớc trên trƣờng quốc tế để chống lại mọi hoạt động
có ảnh hƣởng xấu đến thƣơng mại của Mỹ.
Liên minh Châu Âu có Hiệp ƣớc EC - với tính cách là một trong hai
Hiệp ƣớc nền tảng - đã chứa đựng nhiều điều khoản về chống hạn chế cạnh
tranh trong thị trƣờng Châu Âu. Liên minh Châu Âu còn có Bản quy tắc kiểm
soát việc hợp nhất giữa các doanh nghiệp trong công đồng và can thiệp có
điều kiện vào hoạt động này.
1.2.4 Một số điều ƣớc quốc tế về cạnh tranh
Vào ngày 5/12/1980, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết
36/63 về Bộ nguyên tắc và quy tắc bình đẳng đƣợc thoả thuận đa phƣơng về
các hoạt động hạn chế kinh doanh (gọi tắt là Bộ quy tắc). Có thể nói rằng, Bộ
quy tắc này vẫn là khuôn khổ đa phƣơng đầy đủ và duy nhất về hoạt động
cạnh tranh tại thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, Bộ quy tắc nàycủa Liên hiệp

28
quốc có đặc điểm là một “đạo luật mềm” chỉ đóng vai trò khuyến nghị đối với
các quốc gia.
UNCTACD, WB, và OECD đã rất tích cực trong viẹc phổ biến các
nguyên tắc về chính sách và luật cạnh tranh trên thế giới trong khi các cơ
quan quản lý cạnh tranh ở các nƣớc thành viên cũng rất tích cực trong hoạt
động này, cả trên bình diện đơn phƣơng lẫn trong việc hợp tác với các tổ chức
quốc tế. Điều này thể hiện ở số lƣợng các ấn phẩm về cạnh tranh của các tổ

chức quốc tế này ngày càng gia tăng.
Ngày nay, việc xây dựng một Đạo luật về cạnh tranh quốc tế nhƣ là một
Hiệp ƣớc thƣơng mại đa biên GATT / WTO là điều mong mỏi của cộng đồng
quốc tế trƣớc xu hƣớng toàn cầu hoá. Kể từ năm 1991, một nhóm các chuyên
gia đã soạn thảo “Dự thảo luật cạnh tranh quốc tế”.
Dự thảo Đạo luật cạnh tranh quốc tế nhƣ là một hiệp ƣớc thƣơng mại đa
biên trong khuôn khổ GATT/ WTO đƣợc xây dựng trên những nguyên tắc:
- Nguyên tắc không lựa chọn luật thống nhất nhƣng để pháp luật chống
độc quyền quốc gia phổ biến hơn. Một tham vọng thấp hơn thống nhất pháp
luật là hài hoà hoá pháp luật. Sự hài hoà hoá pháp luật tồn tại ví dụ nhƣ, kết
quả của sự thực thi của Điều 220 Hiệp định EC.
- Nguyên tắc thứ hai của Dự thảo này đƣợc đƣa ra từ những Công ƣớc
lớn – Công ƣớc Paris 1883 và Công ƣớc Berne sửa đổi 1886. Đó là nguyên
tắc chế độ đãi ngộ quốc gia (national treatment) cũng đƣợc áp dụng trong
pháp luật chống độc quyền quốc tế. GATT cũng dựa trên cơ sở của nguyên
tắc này. Trong ngữ cảnh hiện tại, nó có nghĩa là Luật cạnh tranh quốc gia và
Luật cạnh tranh quốc tế không có sự đối xử mang tính phân biệt.
- Nguyên tắc thứ ba cũng có nguồn gốc từ những Công ƣớc lớn từ năm
1883 – 1886. Đó là nguyên tắc của những tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu thiếu vắng
nguyên tắc của những chuẩn mực tối thiểu này, nó chỉ đơn thuần là Luật quốc

29
gia và chế độ đãi ngộ quốc gia. Nó ngụ ý là ngƣời nƣớc ngoài bị điều chỉnh
bởi Luật quốc gia nhƣ ngƣời trong nƣớc.
Tuy nhiên, sự khác biệt trong pháp luật của các quốc gia sẽ ngăn cản các
chuẩn mực quốc tế hiện tại. Theo đó, các chuẩn mực quốc tế tối thiểu sẽ đƣợc
các quốc gia thành viên lĩnh hội đến mức nó sẽ trở thành các quy định quốc tế
tƣơng đƣơng tối thiểu.
- Nguyên tắc thứ tƣ đòi hỏi sự giải nghĩa một số thuật ngữ. Ba nguyên
tắc đƣợc đề cập ở trên đƣợc biết tới nhƣ những công cụ trong các Hiệp định

quốc tế. Nguyên tắc thứ tƣ mang lại những điểm mới cơ bản. Nếu chúng ta
nghĩ về Công ƣớc Paris và Công ƣớc sửa đổi Berne, các nguyên tắc tiếp theo
trong hàng ngũ các nguyên tắc nền tảng cho các Công ƣớc lớn này là đặc
điểm sự tự thi hành của chúng. Đặc điểm sự tự thi hành của các Công ƣớc
không đƣợc quy cho nó bởi hầu hết các thành viên, tới Hiệp định GATT. Do
đó, chúng ta phải đối đầu với một sự thật là, hầu hết các thành viên của GATT
đã không tôn trọng các quy tắc của GATT nhƣ pháp luật của quốc gia họ.
Bằng một cuộc họp về dự thảo này, ngƣời ta đã tìm thấy một nguyên tắc
giống với công cụ tác động hiệu quả nhƣ nghĩa vụ tự thi hành. Nguyên tắc
mới ấy ngƣời ta đặt tên nó là “ nguyên tắc bắt đầu thủ tục tố tụng quốc tế
(Principle of International Procedural Initiative) viết tắt là IPI. Mọi quốc gia
thành viên áp dụng luật chống độc quyền của quốc gia họ. Các luật chống độc
quyền này có thể đề cập đén các tiêu chuẩn tối thiểu. Nếu nó đƣợc áp dụng,
dƣới chế độ đãi ngộ quốc gia, là không có sự phân biệt giữa ngƣời trong nƣớc
và ngƣời nƣớc ngoài. Thêm vào đó, ở đó sẽ có các tổ chức quốc tế đƣợc giao
phó việc bảo vệ sự áp dụng pháp luật quốc gia, dƣới những điều kiện, trong
các trƣờng hợp khi mà các quốc gia thành viên không bắt đầu thủ tục của họ.
Nguyên tắc thứ 5 cũng rất đơn giản. Dự thảo này đƣợc xây dựng để áp
dụng cho các trƣờng hợp vƣợt ra bên ngoài biên giới quốc gia. Những hoạt
động hạn chế cạnh tranh nảy sinh trong lãnh thổ của quốc gia này sẽ thuộc

×