Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Các quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại và ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 147 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT








ĐỖ MINH ÁNH




CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH
VẤN ĐỀ KHAI THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI VÀ Ý NGHĨA
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC











Hà Nội – 2010



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT







ĐỖ MINH ÁNH





CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT QUỐC TẾ ĐIỀU CHỈNH
VẤN ĐỀ KHAI THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ
NHẰM MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI VÀ Ý NGHĨA
LÝ LUẬN, THỰC TIỄN ĐỐI VỚI VIỆT NAM



Chuyên ngành : Luật quốc tế

Mã số : 60 38 60


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ DIẾN

Hà nội – 2010


1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 3
MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUỐC
TẾ VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ MỤC ĐÍCH
HÒA BÌNH 6
1.1. Khoảng không vũ trụ và khai thác khoảng không vũ trụ: 6
1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ: 6
1.1.2. Khái niệm khai thác khoảng không vũ trụ: 7
1.1.3. Tầm quan trọng của khoảng không vũ trụ và khai thác khoảng không vũ trụ
trên toàn cầu hiện nay: 9
1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế về sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ vì mục đích
hòa bình: 14
1.2.1. Hệ thống các điều ƣớc quốc tế về vấn đề sử dụng, khai thác khoảng không vũ

trụ vì mục đích hòa bình: 14
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích hòa bình: 19
1.2.3. Pháp luật quốc gia trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ: 25
CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ VẤN ĐỀ KHAI
THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ NHẰM MỤC ĐÍCH THƢƠNG MẠI 39
2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích
thƣơng mại: 39
2.1.1. Các văn bản pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động khai thác khoảng không
vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: 39
2.1.2. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ
nhằm mục đích thƣơng mại: 41
2.2. Thực tiễn hoạt động và vấn đề thực thi các quy định pháp luật quốc tế về khai
thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: 44
2.2.1. Các hình thức thƣơng mại hoá việc sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ
trên thế giới hiện nay: 44
2.2.2. Sự phát triển của một số dạng thức khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục
đích thƣơng mại: 46

2
2.2.3. Những vấn đề đặt ra – thách thức trong quá trình thực thi các quy phạm pháp
luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: 64
2.2.4. Vấn đề hoàn thiện pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích thƣơng mại: 87
CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG KINH
NGHIỆM PHÁP LÝ VỀ KHAI THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ NHẰM
MỤC ĐÍCH THƢƠNG MẠI ĐỐI VỚI VIỆT NAM 96
3.1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề sử dụng, khai thác khoảng
không vũ trụ: 96
3.1.1. Sự cần thiết của việc xây dựng pháp luật về khoảng không vũ trụ của Việt

Nam và áp dụng pháp luật quốc tế về sử dụng khoảng không vũ trụ vào Việt Nam:
96
3.1.2. Những kinh nghiệm pháp lý quốc tế và nƣớc ngoài trong việc xây dựng mô
hình khung và nội dung pháp luật về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích
thƣơng mại: 98
3.1.3. Vận dụng lý luận pháp lý quốc tế và nƣớc ngoài vào việc xây dựng mô hình
khung và nội dung pháp luật của Việt Nam về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích thƣơng mại: 103
3.2. Hoạt động thực tiễn và các kinh nghiệm pháp lý quốc tế trong lĩnh vực khai
thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại của Việt Nam: 121
3.2.1. Một số hoạt động thực tiễn nổi bật mà Việt Nam đã và đang tham gia trong
lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: 121
3.2.2. Một số giải pháp và đề xuất rút ra đối với Việt Nam trong quá trình khai thác
khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại: 131
KẾT LUẬN 137
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 138

3
DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 - Sơ đồ vệ tinh viễn thông
Hình 2.2 - Sơ đồ hoạt động của vệ tinh GPS
Hình 2.3 - Cấu tạo hệ thống vệ tinh GPS
Hình 2.4 - Mô hình khách sạn trong vũ trụ của Orbital Technologies
Hình 2.5 - Hình ảnh minh hoạ rác vũ trụ
Hình 2.6 - Quỹ đạo địa tĩnh trong khoảng không vũ trụ
Hình 3.1 - Trình tự đăng ký hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ (theo đề xuất)

4
MỞ ĐẦU

Khoảng không vũ trụ đã và đang chiếm một vị thế ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế thế giới. Các tổ chức thƣơng mại luôn dành sự quan tâm đặc biệt
đến khoảng không vũ trụ bởi lẽ, nhiều ngành kinh tế hiện đại sẽ không thể tồn tại và
phát triển đƣợc nếu thiếu vai trò của các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất làm
nhiệm vụ truyền thông. Trên quy mô thế giới, có khoảng 1.100 hãng và công ty có
các hoạt động liên quan đến khai thác khoảng không vũ trụ. Trƣớc tình hình khai
thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại ngày càng gia tăng, hệ thống
quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ nói
chung và khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại nói riêng là
công cụ cần thiết và hữu hiệu để đƣa các hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ
vào “quỹ đạo” pháp lý quốc tế. Mặt khác, để quá trình khai thác khoảng không vũ
trụ nhằm mục đích thƣơng mại đem lại hiệu quả kinh tế và hợp pháp thì cần nghiên
cứu kỹ lƣỡng các quy định pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ và
vấn đề thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế này. Những hiểu biết càng sâu sắc
bao nhiêu về các quy phạm pháp luật quốc tế trong lĩnh vực khai thác khoảng không
vũ trụ thì càng giúp ích cho quá trình áp dụng vào hoạt động thực tiễn, xây dựng hệ
thống pháp luật quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực khai thác khoảng không vũ trụ.
Đó chính là động lực để tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho Luận văn cao học: ―Các
quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh vấn đề khai thác khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích thương mại và ý nghĩa lý luận, thực tiễn đối với Việt Nam‖.
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài trƣớc hết là hệ thống lại những kiến
thức về các quy định pháp luật quốc tế về sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ vì
mục đích hòa bình trên thế giới. Đồng thời, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn của các quy phạm pháp luật quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích thƣơng mại. Bằng những lập luận, phân tích khoa học, tác giả sẽ đề xuất
những quan điểm, phƣơng hƣớng và kiến nghị cụ thể để xây dựng pháp luật về khai
thác vũ trụ của Việt Nam nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bảo vệ chủ quyền

5
quốc gia và quyền khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại của

Việt Nam.
Hiện nay trên thế giới, đã có một số lƣợng không nhỏ các công trình khoa
học, nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau liên quan đến vấn đề khai thác khoảng
không vũ trụ vì mục đích hòa bình. Tại Việt Nam, pháp luật vũ trụ quốc tế đƣợc đề
cập đến trong các Giáo trình luật quốc tế của Đại học Luật, Khoa Luật - Đại học
Quốc gia Hà Nội và một số sách báo, tạp chí, bài viết. Pháp luật vũ trụ cũng là đề tài
nghiên cứu đồ sộ đang đƣợc thực hiện bởi các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và
các tổ chức khoa học có uy tín, trong đó có Trung tâm Luật biển và Hàng hải quốc
tế - Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. Cũng theo tác giả đƣợc biết, một số đề
tài luận văn thạc sĩ về pháp luật vũ trụ đang đƣợc tiến hành. Có thể nhận định rằng
pháp luật vũ trụ đang ngày càng dành đƣợc sự quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Tuy
nhiên, ngoài việc tìm hiểu tổng quan về hệ thống các quy phạm pháp luật quốc tế
trong lĩnh vực sử dụng khoảng không vũ trụ, tác giả còn đặt mục tiêu tìm hiểu sâu
về xu hướng thương mại hóa các hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ. Bởi lẽ,
giá trị thƣơng mại, kinh tế là một trong những lợi ích quan trọng của việc khai thác
khoảng không vũ trụ, bên cạnh lợi thế về quân sự, chính trị mà khoảng không vũ trụ
đem lại cho nhân loại. Điểm mới mà tác giả kỳ vọng đạt đƣợc trong phạm vi đề tài
là ý nghĩa lý luận và thực tiễn rút ra từ việc nghiên cứu các quy phạm pháp luật
quốc tế về khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại có thể đƣợc
vận dụng vào Việt Nam.
Luận văn đƣợc cấu trúc theo ba chƣơng:
- Chƣơng 1: Khái quát về hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế về sử dụng,
khai thác khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.
- Chƣơng 2: Nội dung của pháp luật quốc tế về vấn đề khai thác khoảng không
vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại.
- Chƣơng 3: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật và những kinh nghiệm pháp lý về
khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại đối với Việt Nam.

6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG QUY PHẠM PHÁP LUẬT

QUỐC TẾ VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ VÌ
MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH
1.1. Khoảng không vũ trụ và khai thác khoảng không vũ trụ:
1.1.1. Khái niệm khoảng không vũ trụ:
Khoảng không vũ trụ (thƣờng gọi tắt là vũ trụ) là khoảng không tồn tại bên
ngoài bất kỳ thiên thể (hành tinh) nào bao gồm cả Trái Đất. Nó không hoàn toàn
trống rỗng (có nghĩa là toàn bộ chân không), nhƣng chứa một mật độ thấp các hạt,
chủ yếu là hydro plasma, cũng nhƣ các bức xạ điện từ, từ trƣờng và nơtrino. Về mặt
lý thuyết, nó cũng chứa vật chất tối và năng lƣợng tối.
Theo ý nghĩa khoa học, khoảng không vũ trụ là vùng tƣơng đối chân không
của khoảng không vũ trụ tầng khí quyển của các thiên thể (hành tinh) [82]
Theo từ điển Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: ―Vũ trụ là toàn bộ hệ thống
không-thời gian trong nó chúng ta đang sống, chứa toàn bộ năng lượng hay vật
chất.‖
Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ Việt Nam của Viện khoa học xã hội Việt
Nam: ―Vũ trụ là toàn bộ thế giới vật chất xung quanh ta, trong đó vật chất tồn tại và
biến hoá dưới mọi dạng khác nhau. Phần quan trọng nhất của Vũ trụ tập trung ở các
thiên thể.‖
Trong thiên văn học, Vũ trụ còn có nghĩa là phần thế giới vật chất có thể
nghiên cứu đƣợc bằng các phƣơng tiện thiên văn.
Triết học duy vật biện chứng khẳng định Vũ trụ tồn tại khách quan, không
phải do một lực lƣợng siêu nhiên nào tạo ra, và điều này đã đƣợc chứng minh bằng
các sự kiện khoa học. Khi việc nghiên cứu Vũ trụ càng phát triển, càng tìm ra nhiều
phát minh mới lạ. Ví dụ: hiện tƣợng giãn nở Vũ trụ dẫn đến giả thuyết về vụ nổ lớn

7
tuy nhiên còn nhiều điều chƣa rõ. Bởi vậy việc thám hiểm Vũ trụ bằng các trạm Vũ
trụ hoặc tàu Vũ trụ là hƣớng nghiên cứu quan trọng của thời đại ngày nay.[29]
Theo Giáo trình Luật quốc tế của Trƣờng đại học Luật Hà Nội:
Khoảng không vũ trụ là khoảng không nằm ngoài khoảng không khí quyển

(môi trường hoạt động của phương tiện bay hàng không) và các hành tinh. Khoảng
không vũ trụ được xác định là phạm vi hoạt động đặc thù (độc đáo) của nhân loại mà
tính chất hoạt động này rất đặc biệt. [26, tr. 226]
Giới hạn của khoảng không vũ trụ sẽ đƣợc xác định theo đƣờng biên giới
trong và đƣờng biên giới ngoài. Trong đó, đƣờng biên giới ngoài của khoảng không
vũ trụ hoàn toàn đƣợc xác định theo khả năng khoa học - kỹ thuật của nhân loại, và
trình độ khoa học của loài ngƣời vƣơn xa đƣợc tới đâu trong việc khám phá và chinh
phục vũ trụ vƣơn xa tới đâu trong việc khám phá và chinh phục vũ trụ thì biên giới
phía ngoài của khoảng không vũ trụ sẽ vƣơn xa đến đó. Có nhiều quan điểm về
đƣờng biên giới phía trong của vũ trụ. Có quan điểm cho rằng đƣờng biên giới phía
trong của vũ trụ nằm ỏ độ cao các điểm bay thấp nhất của quỹ đạo bay nhân tạo của
trái đất. Độ cao này là 100 km + 10 km. Có quan điểm cho rằng đƣờng biên giới
trong của vũ trụ, theo “quy tắc cận điểm”, hoặc giới hạn tối đa của chủ quyền không
gian, là tối thiểu 90 km trên mặt biển (gần bằng điểm thấp nhất của quỹ đạo của vệ
tinh nhân tạo khi bay quanh trái đất vào năm 1957). [81, pg. 15]
1.1.2. Khái niệm khai thác khoảng không vũ trụ:
Từ “khai thác” (“exploitation”) trong cụm từ “khai thác tài nguyên thiên
nhiên của Mặt trăng và các thiên thể khác” (“exploitation of the natural resources of
the Moon and other celestial bodies”) đƣợc ghi nhận chính thống trong Hiệp định
điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng và các thiên thể khác (Liên
hiệp quốc thông qua ngày 18/12/1979) và nhiều điều ƣớc quốc tế có liên quan.
Để tìm hiểu khái niệm của “khai thác khoảng không vũ trụ” cần đi từ khái

8
niệm “khai thác”.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thƣ tiếng Việt thì khai thác là “hoạt động để
thu lấy những sản vật có sẵn trong tự nhiên”
Theo từ điển tiếng Anh trực tuyến Oxford thì từ “exploit” trong tiếng Anh
đƣợc định nghĩa là “to utilize, esp. for profit; turn to practical account” [48]. Khai
thác là sử dụng để hƣởng lợi ích; nhằm đạt đƣợc lợi ích thực tế.

Theo từ điển Oxford thì “exploit” đƣợc định nghĩa là “make full use of and
derive benefit from (a resource)” – toàn quyền sử dụng và nhận đƣợc lợi ích từ (một
nguồn tài nguyên).
Theo Từ điển tiếng Anh của Webster thì “exploit” có nghĩa là “to utilize; to
make available; to get the value or usefulness out of…” - sử dụng, làm cho sẵn có
để dùng; lấy giá trị hoặc công dụng từ…”
Theo Từ điển bách khoa toàn thƣ mở wikipedia thì “exploit” đƣợc giải thích
là “the act of using something for any purpose” - hành vi sử dụng thứ gì đó cho bất
kỳ mục đích nào, đồng nghĩa với “sử dụng”. [82]
Theo từ điển tiếng Anh của Webster đƣợc đăng trên một số website thì từ
“use” trong tiếng Anh đƣợc định nghĩa là “the act of employing anything, or of
applying it to one's service; the state of being so employed or applied; application;
employment; conversion to some purpose (law) the exercise of the legal right to
enjoy the benefits of owning property”. Hành vi sử dụng chính là cách ứng xử của
con ngƣời đối với những phƣơng tiện, những công cụ, những cơ sở vật chất nhằm
đạt đƣợc mục đích của chủ thể - con ngƣời. Cụm từ “sử dụng khoảng không vũ trụ”
(“use of outer space”) cũng đã đƣợc ghi nhận một cách chính thống tại Hiệp ƣớc về
các nguyên tắc hoạt động của các quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng
không vũ trụ, bao gồm cả mặt trăng và các hành tinh khác do Liên hiệp quốc thông
qua ngày 27/01/1967 và nhiều điều ƣớc quốc tế có liên quan.

9
Nhƣ vậy, khi nói đến ―khai thác khoảng không vũ trụ‖ là nhằm diễn đạt sự
sử dụng nhƣng với gắn với việc có đƣợc những lợi ích của khoảng không vũ trụ,
hay chính xác hơn là nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khoảng không vũ trụ, trên
các hành tinh trong vũ trụ. Tài nguyên thiên nhiên trong khoảng không vũ trụ có thể
kể đến nhƣ: năng lƣợng mặt trời trực tiếp, gió, không khí… và tài nguyên trên các
hành tinh trong vũ trụ là các tài nguyên gồm 3 dạng chính:
- Phục hồi: thủy triều, dòng chảy
- Không phục hồi: nhiên liệu dƣới đất, khoáng sản kim loại, khoáng sản phi

kim
- Có thể phục hồi: tài nguyên nƣớc, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học
Mặc dù trong các văn bản pháp luật quốc tế lại không quy định những hành
vi đƣợc coi là “khai thác khoảng không vũ trụ” hoặc “sử dụng khoảng không vũ
trụ”. Tuy nhiên về mặt pháp lý có thể hiểu khai thác khoảng không vũ trụ là việc
một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện các hành vi phù hợp với pháp luật nhằm một
hoặc nhiều mục đích nhất định để hưởng lợi ích và công dụng của khoảng không vũ
trụ.
Trong số nhiều mục đích mà con ngƣời hƣớng đến trong quá trình khai thác,
sử dụng khoảng không vũ trụ thì có mục đích thƣơng mại có nghĩa là nhằm hƣởng
những lợi ích vật chất mang giá trị kinh tế cho con ngƣời.
1.1.3. Tầm quan trọng của khoảng không vũ trụ và khai thác khoảng
không vũ trụ trên toàn cầu hiện nay:
1.1.3.1. Tầm quan trọng của khoảng không vũ trụ:
Có thể khái quát các giá trị của khoảng không vũ trụ thể hiện ở các mặt:
Về mặt tự nhiên, loài ngƣời cần khoảng không vũ trụ để tồn tại, vạn vật trong

10
tự nhiên đều tồn tại giữa khoảng không vũ trụ bao la và sự sống của con ngƣời khởi
nguồn không thể tách rời khỏi khoảng không vũ trụ. Khoảng không vũ trụ là nơi tồn
tại của không khí, khí quyển và đem đến những vật chất thiết yếu cho không chỉ con
ngƣời mà cả các động vật, thực vật và các thực thể sống khác trong khoảng không
vũ trụ. Khoảng không vũ trụ cũng là nơi chứa tài nguyên không khí, năng lƣợng
gió, tài nguyên tần số, quỹ đạo vệ tinh và chứa các hành tinh; trên mỗi hành tinh đó
lại chứa tài nguyên riêng mà trái đất và mặt trời, mặt trăng chỉ là một trong những
hành tinh mà chúng ta biết đến trong vô vàn hành tinh trong khoảng không vũ trụ.
Về mặt xã hội, khoảng không vũ trụ có một vai trò vô cùng quan trọng trong
đời sống kinh tế, chính trị, quân sự của loài ngƣời. Từ nửa cuối thế kỷ XX, trên thế
giới bắt đầu một cuộc chạy đua về khoa học, thể diện quốc gia, ƣu thế công nghệ,
sức mạnh quân sự và kinh tế, khởi nguồn từ sự kiện lần đầu tiên Liên Xô phóng

thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất (04/10/1957) và tiếp đến là Mỹ lần đầu
tiên đƣa ngƣời đổ bộ xuống Mặt Trăng (20/07/1969). Đến nay, bị cuốn hút vào cuộc
chạy đua trong vũ trụ không chỉ có Nga và Mỹ, mà còn nhiều quốc gia khác nhƣ
Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU Có ý kiến cho rằng khoảng
không vũ trụ - "chiến trƣờng thầm lặng" có thể trở thành "chiến trƣờng nóng" trong
thế kỷ XXI. Điều không thể phủ nhận là vai trò của khoảng không vũ trụ đối với
nền kinh tế thế giới ngày càng tăng. Các tổ chức thƣơng mại ngày càng quan tâm
đến vũ trụ bởi lẽ, nhiều ngành kinh tế hiện đại sẽ không thể tồn tại và phát triển
đƣợc nếu thiếu vai trò của các vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái Đất làm nhiệm vụ
truyền thông. Hiện nay, trên quỹ đạo xung quanh Trái Đất có khoảng 550 vệ tinh,
trong đó đa số thực hiện các chức năng dân sự. Một nửa số vệ tinh này là của Mỹ,
phần lớn là vệ tinh phục vụ mục đích dân dụng. Nhiều tổ chức thƣơng mại ngày
càng bị cuốn hút vào vũ trụ. Thí dụ, hãng truyền thông vệ tinh quốc tế "International
Telecom Satellite Organization" đã phóng lên quỹ đạo 60 vệ tinh, nhiều hơn cả số
vệ tinh của cả nƣớc Đức và nƣớc Pháp cộng lại. Chỉ tính riêng trong năm 2001, đầu
tƣ của các công ty tƣ nhân vào các chƣơng trình vũ trụ đã lên tới con số khổng lồ,
vào khoảng 100 tỉ USD, và có xu hƣớng không ngừng gia tăng từ đó tới nay. Trên

11
quy mô thế giới, có khoảng 1.100 hãng và công ty có các hoạt động liên quan đến
khai thác khoảng không vũ trụ. Tổng số các đơn đặt hàng của ngành công nghiệp vũ
trụ Mỹ hàng năm tăng 20%. Theo dự báo của Tạp chí "Air Force" (Mỹ ), trong 5
năm tới, thế giới sẽ đầu tƣ khoảng 500 tỉ đô la Mỹ cho các chƣơng trình vũ trụ và sẽ
có 1000-1500 vệ tinh mới đƣợc phóng lên quỹ đạo. Hãng nghiên cứu khoa học
"Forecast International" dự báo, khối lƣợng thị trƣờng sản xuất các thiết bị quang
học điện tử cho các khí tài vũ trụ trong 10 năm tới sẽ đạt tới con số 15,7 tỉ đô la Mỹ.
Nhiều khu vực khác đều hoạt động dƣới quyền kiểm soát hoàn toàn của các hãng
công nghiệp ở Mỹ nhƣ "Lockheed Martin", "Raytheon", "Rafael", "Northrop",
"Grumman" và "Boeing" [17].
Khoảng không vũ trụ có giá trị kinh tế, thƣơng mại: đem lại cho chúng ta tài

nguyên, vật chất để phục vụ sản xuất, kinh doanh nghiên cứu; ứng dụng khoa học
công nghệ vũ trụ đem lại cho chúng ta những tiến bộ cho cuộc sống, làm giảm sự
vất vả lao động cho con ngƣời và khiến cuộc sống của con ngƣời hiện đại, văn minh
hơn. Ví dụ: việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ vũ trụ để đƣa vệ tinh lên khoảng
không vũ trụ đã giúp cho con ngƣời có đƣợc những hình ảnh cho dịch vụ truyền
hình, viễn thám trái đất đem lại những kết quả ảnh về thời tiết làm giảm rủi ro cho
con ngƣời… Xu thế của thế giới đang có ngành sản xuất trong khoảng không vũ trụ,
sử dụng năng lƣợng gió và năng lƣợng mặt trời để chạy máy móc sản xuất, du lịch
vũ trụ…
1.1.3.2. Tầm quan trọng của việc khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục
đích hòa bình, bao gồm cả mục đích thương mại:
Bắt đầu từ cuối những năm 1980, thƣơng mại hóa vũ trụ cuối cùng trở thành
một vấn đề thực tiễn. Ngoài dịch vụ viễn thông và truyền hình, vệ tinh và viễn
thám, hiện nay du lịch vũ trụ đang đƣợc xem nhƣ một lĩnh vực đầy hứa hẹn trong
thập kỷ qua. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng và khám phá khoảng không vũ trụ vẫn là
hoạt động duy nhất đặc trƣng xuất phát từ mục đích quân sự và an ninh. Các điều
ƣớc có liên quan đến khoảng không vũ trụ của Liên hiệp quốc cũng nhƣ các văn bản

12
pháp luật quốc gia của những nƣớc đầu tƣ nhiều cho khoảng không vũ trụ đã phản
ánh đặc trƣng này.
Thương mại hóa khoảng không vũ trụ là việc một tổ chức kinh tế hoặc quốc
gia sử dụng các thiết bị đã được phóng vào hoặc xuyên qua khoảng không vũ trụ để
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị thương mại. Ví dụ: hiện nay của việc sử
dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại bao gồm: hệ thống vệ tinh
hàng hải, vệ tinh truyền hình và vệ tinh vô tuyến điện… Các lĩnh vực hoạt động
khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại là:
- Vệ tinh viễn thông:
- Dịch vụ thuê vệ tinh
- Thuê mua hệ thống phát sóng vô tuyến

- Sản xuất thiết bị mặt đất
- Sản xuất vệ tinh
- Hình ảnh vệ tinh
- Vệ tinh hàng hải
- Vận tải khoảng không vũ trụ
- Du lịch khoảng không vũ trụ (không gian)
Nhờ có hoạt động ứng dụng, khai thác khoảng không vũ trụ thì các giá trị
của vũ trụ mới đến đƣợc với con ngƣời, phục vụ cho lợi ích của con ngƣời. Tuy
nhiên, hoạt động khai thác khoảng không vũ trụ phải nhằm mục đích hòa bình thì
mới đem đến vai trò tích cực; trái lại nếu hoạt động khai thác vũ trụ nhằm mục đích
phi hòa bình thì sẽ đi ngƣợc với trât tự, ổn định của hòa bình thế giới, đe dọa an
ninh và đem đến ảnh hƣởng tiêu cực cho cuộc sống con ngƣời trên thế giới.
1.1.3.3 Tình hình khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích thương mại:
Trong cuộc sống có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta sử dụng từ
lâu bắt nguồn từ việc khai thác khoảng không vũ trụ nhƣ: dịch vụ truyền hình sử
dụng vệ tinh, sản phẩm pin năng lƣợng mặt trời, những chiếc máy đun nƣớc, sấy

13
khô nông sản sử dụng năng lƣợng mặt trời, những chiếc cối xay gió sử dụng năng
lƣợng gió… Gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những ứng dụng của việc khai thác
khoảng không vũ trụ với sự trợ giúp của công nghệ vũ trụ hiện đại đã đƣợc thƣơng
mại hóa nhƣ: những bức ảnh quan sát trái đất bằng vệ tinh, bản đồ vệ tinh có thể
giúp chúng ta xem từng nóc nhà, những chuyến du lịch bằng tàu vũ trụ… Điều đó
cho thấy khoảng không vũ trụ đã, đang và sẽ còn rất nhiều lợi ích mà loài ngƣời có
thể khai thác.
Hiện nay, quá trình khai thác khoảng không vũ trụ trên thế giới đang diễn ra
một cách mạnh mẽ bởi các quốc gia có thế mạnh về công nghệ vũ trụ lẫn và các
quốc gia đang phát triển. Quá trình khai thác khoảng không vũ trụ nhằm mục đích
thƣơng mại đƣợc thực hiện trên cả hai phƣơng diện: khai thác các nguồn lợi tự
nhiên và khai thác lợi thế kinh tế, xã hội của khoảng không vũ trụ. Trong cuộc

trƣờng chinh đầy hấp dẫn và tốn kém khám phá và khai thác không gian vũ trụ, các
cƣờng quốc đi theo những lộ trình khác nhau, nhƣng mục tiêu quan trọng nhất vẫn
là giá trị thƣơng mại của khoảng không vũ trụ. Đặc biệt là một số hƣớng khai thác
mới đang đƣợc các cƣờng quốc vũ trụ mở ra.
Thay vì đi tìm các tài nguyên, kim loại quý hiếm dƣới lòng đất hoặc trong
lòng đại dƣơng, một số quốc gia trên thế giới đang có kế hoạch đi tìm các “kho báu”
trong khoảng không vũ trụ. Đó là những thiên thạch chứa vàng, bạc và có thể cả
kim cƣơng.
Theo kết quả phân tích tại các trung tâm nghiên cứu vũ trụ, không chỉ kim
cƣơng mà hàm lƣợng của nhiều loại khoáng sản tài nguyên quý hiếm khác có trong
các thiên thạch đều vƣợt xa hàm lƣợng có trong vỏ trái đất. Với tốc độ phát triển
hiện nay của nền văn minh, những nguồn tài nguyên khoáng sản quý hiếm trở thành
thứ đặc biệt có giá trị. Cuộc sống của con ngƣời trên trái đất sẽ đƣợc cải thiện khôn
lƣờng nếu một khi chúng ta với tới đƣợc sự giàu có của dải ngân hà. Và công cuộc
nghiên cứu tìm cách khai thác nguồn tài nguyên quý giá từ vũ trụ đã đƣợc đông đảo
giới khoa học vũ trụ, thiên văn học của nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm.

14
Mới nghe, ý tƣởng khai thác kho báu vũ trụ có vẻ nhƣ không tƣởng. Nhƣng
với trình độ kỹ thuật hiện nay, công việc đã trở lên khá đơn giản. Các nhà khoa học
Mỹ và Nga đã lập ra một phƣơng án mang tính khả thi cao. Phần lớn các thiên thạch
quanh trái đất đều chuyển động xung quanh mặt trời theo các quỹ đạo gần với quỹ
đạo của trái đất. Vì thế có thể dễ dàng phóng các trạm vũ trụ tự động lên các thiên
thạch để làm nhiệm vụ trinh sát mở đƣờng. Theo tính toán của nhà khoa học Mỹ
Cargen thuộc Trung tâm địa lý thiên văn, nhiên liệu để phóng tàu vũ trụ lên một số
thiên thạch ít hơn cả nhiên liệu cần thiết để phóng tàu vũ trụ lên mặt trăng. Việc
quay trở về từ các thiên thạch còn dễ dàng hơn nhiều việc đổ bộ lên nó. Khi đã biết
chắc chắn trên các thiên thạch có mỏ tài nguyên quý hiếm, các trạm vũ trụ tự động
sẽ đƣợc phóng tiếp lên đó mang theo đầy đủ thiết bị kỹ thuật để lắp ráp thành nhà
máy tự động. Việc khai thác kim loại quý hiếm trên các thiên thạch khá dễ dàng nhờ

môi trƣờng siêu lạnh trong vũ trụ. Với nhiệt độ gần với độ 0 tuyệt đối, đa số kim
loại sẽ dòn và dễ vỡ nhƣ thủy tinh. Kim loại sau khi tinh luyện đƣợc nung nóng
chảy và đổ thành từng viên tròn nặng tới 20 tấn rồi đƣợc chuyển về trái đất. Lợi
nhuận thu đƣợc từ chƣơng trình khai thác kho báu vũ trụ theo dự tính hoàn toàn có
thể đủ để bảo đảm thực hiện các đề án vũ trụ đầy tham vọng trong tƣơng lai.[9]
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ vũ trụ của thế giới trong thế kỷ 21 sẽ
giúp loài ngƣời tính đến việc xây dựng trạm phát điện vệ tinh bằng năng lƣợng mặt
trời vận hành trên quỹ đạo của Trái đất. Đó là “hạ tầng cơ sở không gian” để loài
ngƣời có cơ hội khai thác bề mặt Mặt trăng và các hành tinh khác. Có nhiều triển
vọng sẽ phát triển phòng thí nghiệm trên không, xây dựng viện điều dƣỡng trên
không, tăng cƣờng các loại hình quản lý Mặt trăng.
1.2. Cơ sở pháp lý quốc tế về sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ vì
mục đích hòa bình:
1.2.1. Hệ thống các điều ƣớc quốc tế về vấn đề sử dụng, khai thác
khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình:

15
1.2.1.1. Các điều ước quốc tế đa phương về sử dụng khoảng không vũ trụ
nhằm mục đích hòa bình:
a. Các điều ước đa phương do Liên hiệp quốc, Đại hội đồng Liên hiệp quốc
thông qua về vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình:
- Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc
nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt trăng và các thiên thể
khác (Liên hiệp quốc thông qua ngày 27/01/1967);
- Hiệp định về cứu hộ phi hành gia, trả lại phi hành gia và trả lại các vật thể đã
đƣợc phóng vào Khoảng không Vũ trụ (Liên hiệp quốc thông qua ngày
22/04/1968);
- Công ƣớc về trách nhiệm quốc tế đối với những thiệt hại do các tàu vũ trụ
gây ra (Liên hiệp quốc thông qua ngày 29/03/1972);
- Công ƣớc về đăng ký các vật thể đƣợc phóng vào Khoảng không Vũ trụ

(Liên hiệp quốc thông qua ngày 14/01/1975);
- Hiệp định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng và các thiên
thể khác (Liên hiệp quốc thông qua ngày 18/12/1979).
- Tuyên bố về các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh hoạt động của các quốc gia
trong việc nghiên cứu và sử dụng Khoảng không Vũ trụ (Đại hội đồng Liên hiệp
quốc thông qua ngày 13/12/1963);
- Quy tắc điều chỉnh việc các quốc gia sử dụng vệ tinh nhân tạo Trái đất cho
viêc truyền sóng hình trực tiếp quốc tế (Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua
ngày 10/12/1982)
- Quy tắc liên quan đến viễn thám Trái đất từ Khoảng không Vũ trụ;
- Quy tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lƣợng hạt nhân trong
Khoảng không Vũ trụ;
- Tuyên bố về việc hợp tác quốc tế trong việc nghiên cứu và sử dụng Khoảng

16
không Vũ trụ vì lợi ích của tất cả các quốc gia, có tính đến nhu cầu cụ thể của các
nƣớc đang phát triển.
- Hiệp ƣớc cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong khí quyển, trong khoảng
không vũ trụ và dƣới nƣớc ngày 05/08/1963.
- Các Nghị quyết của Liên hiệp quốc về chống chạy đua vũ trang trong khoảng
không vũ trụ.
b. Các điều ước quốc tế đa phương về truyền thông và phát sóng trực tiếp
bằng vệ tinh:
- Công ƣớc quốc tế liên quan đến việc sử dụng phát sóng vì mục đích hoà bình
ngày 23/09/1936
- Hiệp định về việc thực hiện dự án Viễn thông châu Âu về chủ đề "Mạng
không gian với cơ chế kiểm soát ".
- Công ƣớc ngày 21/05/1974 về phân phối tín hiệu mang chƣơng trình truyền
qua vệ tinh.
- Nghị quyết 37/92 của Liên hiệp quốc ngày 10/12/1982 về các nguyên tắc

chung của việc sử dụng Vệ tinh trái đất nhân tạo để phát sóng truyền hình quốc tế
trực tiếp của các quốc gia.
- Công ƣớc của Liên hiệp quốc ngày 18/06/1998 về việc cung cấp nguồn
truyền thông để khắc phục thiên tai và hoạt động cứu trợ
- Công ƣớc của Liên minh Châu Âu ngày 05/05/1989 về truyền hình xuyên
biên giới.
c. Các điều ước quốc tế đa phương về quan sát và viễn thám trái đất từ
khoảng không vũ trụ:
- Công ƣớc ngày 19/05/1978 về chuyển giao và sử dụng dữ liệu viễn thám về
Trái đất từ khoảng không vũ trụ.

17
- Nghị quyết 41/65 của Liên hiệp quốc ngày 03/12/1986 về nguyên tắc liên
quan đến viễn thám Trái đất từ khoảng không vũ trụ.
- Khuyến nghị 555 của Liên minh Tây Âu tháng 12/1993 về phát triển hệ
thống quan sát trên không gian (phần II) của Châu Âu.
- Khuyến nghị 555 của Liên minh Tây Âu tháng 30/11/1994 về phát triển hệ
thống quan sát trên không gian (phần III) của Châu Âu.

[65, pg. 2-3]
Ngoài các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, vấn đề khai thác, sử dụng khoảng
không vũ trụ nhằm mục đích hòa bình còn đƣợc thể hiện qua một nguồn không kém
phần quan trọng, đó là các báo cáo và ấn phẩm của Liên hiệp quốc nhƣ: Phần “Pháp
luật vũ trụ” - Báo cáo về các sự kiện nổi bật về vũ trụ năm 2006, năm 2007, năm
2008 và năm 2009
1.2.1.2. Các điều ước quốc tế song phương giữa các Quốc gia:
a. Các điều ước quốc tế song phương về sử dung khoảng không vũ trụ nhằm
mục đích hoà bình:
- Hiệp định trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực viễn thông qua vệ tinh thử
nghiệm. giữa Hoa Kỳ và Pháp ngày 31/03/1961.

- Công ƣớc về hợp tác kỹ thuật và công nghiệp trong lĩnh vực phát thanh vệ
tinh giữa Chính phủ nƣớc Cộng hòa Pháp và Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức.
- Hiệp định dƣới hình thức trao đổi thƣ giữa Chính phủ Cộng hòa Pháp và
Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức theo Công ƣớc ngày 29/04/1980 liên quan đến
hợp tác kỹ thuật và công nghiệp trong lĩnh vực phát thanh vệ tinh.
- Hiệp định giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Liên minh châu Âu phát sóng
(EBU) về việc sử dụng vệ tinh Olympus ngày 28/05/1985 (ESA2)
- Hiệp định giữa Tổ chức Viễn thông châu Âu truyền hình vệ tinh (Eutelsat) và
Cơ quan Vũ trụ châu Âu về hệ thống viễn thông vệ tinh châu Âu cho dịch vụ cố
định ngày 12/03/1986. (ESA2)

18
- Hiệp định giữa Chính phủ Liên bang Áo và Cơ quan Vũ trụ châu Âu về sự
tham gia của Áo trong chƣơng trình chuẩn bị cho hệ thống dữ liệu vệ tinh chuyển
tiếp ngày 28/11/1986. (ESA2)
- Biên bản ghi nhớ giữa một số thành viên của Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ
quan Vũ trụ châu Âu liên quan đến việc thực hiện các dự án MERCURE ngày 25
tháng 11 năm 1994. (ESA2)
- Hiệp định giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Liên Hợp Quốc liên quan đến
việc mua sắm, lắp đặt và thử nghiệm hệ thống truyền thông MERCURE ngày
25/11/1994. (ESA2)

[65, pg. 6]
b. Điều ước quốc tế song phương về quan sát /giám sát/viễn thám vũ trụ:
- Bản ghi nhớ giữa Hoa Kỳ quốc gia hàng không vũ trụ (NASA) và Cơ quan
Vũ trụ châu Âu liên quan đến tài nguyên trái đất vệ tinh, Landsat, SEASAT-1 ngày
07/10/1978 (ESA2)
- Hiệp định giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Tổ chức Kỹ thuật Hàng không
Quốc gia (Instituto Nacional de Técnica Aérospacial - INTA) liên quan đến việc sử
dụng các trạm Maspalomas cho việc xử lý dữ liệu viễn thám ngày 21/11/1988.

(ESA2)
- Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Australia đối với việc thực hiện các dự
án viễn thám từ xa ngày 08/02/1990 (Philippines)
- Hiệp định liên quan đến sự tham gia của Phần Lan trong Chƣơng trình
DRTM của Cơ quan vũ trụ châu Âu ngày 18/01/1991. (ESA2)
- Hiệp định liên quan đến sự tham gia của Phần Lan trong Chƣơng trình
ASTP-4 của Cơ quan vũ trụ châu Âu ngày 18/01/1991. (ESA2)
c. Các điều ước quốc tế song phương về các hoạt động vũ trụ nhằm mục đích
thương mại:
- Biên bản ghi nhớ giữa Bộ Bƣu chính và Truyền thông của Cộng hoà

19
Indonesia (Ditjen Postel) và Cơ quan Vũ trụ và Hàng không của Hoa Kỳ (NASA)
về việc thực hiện phóng và hợp tác với Tàu Vũ trụ PALAPA-B Space Craft ngày
09/04/1979.
- Bản ghi nhớ thoả thuận giữa Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa liên quan đến hoạt động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại quốc tế ngày
26/01/1989
- Hiệp định giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Liên bang Nga về hoạt
động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại quốc tế ngày 02/09/1993
- Hiệp định giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa về hoạt động vũ trụ nhằm mục đích thƣơng mại quốc tế tháng 3/1995
- Hiệp định giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Liên bang Nga sửa đổi Hiệp
định giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Liên bang Nga về hoạt động vũ trụ
nhằm mục đích thƣơng mại quốc tế ngày 30/01/1996 (đăng trên Công báo Luật Vũ
trụ năm 1996, trang 183)
- Hiệp định giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ về hoạt động vũ trụ nhằm
mục đích thƣơng mại quốc tế ngày 21/02/1996 (đăng trên Công báo Luật Vũ trụ
năm 1996, trang 187) [65, pg. 9]
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng, khai thác khoảng không

vũ trụ nhằm mục đích hòa bình:
Các điều ƣớc quốc tế về Khoảng không Vũ trụ cùng thể hiện một số nguyên
tắc chung xuyên suốt, cụ thể trong hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ
trụ nhằm mục đích hòa bình nhƣ sau:
 Việc nghiên cứu và sử dụng Khoảng không Vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và
các thiên thể khác đƣợc tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia, không
phân biệt trình độ phát triển kinh tế hay khoa học, và là lãnh thổ của toàn nhân loại.
 Khoảng không Vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác, đƣợc tất cả

20
các quốc gia tự do nghiên cứu, sử dụng không phân biệt chỉ đƣợc sử dụng vào mục
đích hoà bình;
 Không đƣợc đƣa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết ngƣời hàng loạt khác
vào vũ trụ;
 Nhà nƣớc chịu trách nhiệm quốc tế về hoạt động vũ trụ của mình.
Xuất phát từ quy định tại Điều II của Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh
hoạt động của các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ,
bao gồm mặt trăng và các thiên thể khác (Liên hiệp quốc thông qua ngày
27/01/1967) [sau đây gọi tắt là Hiệp ƣớc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ
trụ 1967]:
―Khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, không
bị phụ thuộc vào sự chiếm hữu của quốc gia bằng cách tuyên bố chủ quyền, bằng
cách sử dụng hoặc cư trú, hoặc bởi bất kỳ cách thức nào khác‖
Có thể kết luận rằng khoảng không vũ trụ là vùng khai thác chung, không
phụ thuộc vào ý chí đơn phƣơng của các quốc gia về vấn đề xác định chủ quyền
hoặc những hoạt động công nghệ hay sử dụng vũ trụ trên thực tế của các quốc gia
trên thế giới. Vì vậy, Điều I của Hiệp ƣớc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ
trụ năm 1967 đã nêu:
- Việc thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các
thiên thể khác, đƣợc thực hiện vì nhu cầu và lợi ích của tất cả các quốc gia,

không phân biệt trình độ phát triển kinh tế hoặc khoa học, và là lãnh thổ của toàn
nhân loại.
- Khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, sẽ đƣợc
tự do thăm dò và sử dụng bởi tất cả các quốc gia mà không có phân biệt đối xử, trên
cơ sở của bình đẳng và phù hợp với luật pháp quốc tế, và việc tiếp cận đến

21
tất cả các khu vực của các thiên thể.
- Việc nghiên cứu khoa học về khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và
các thiên thể khác là tự do, và Liên hiệp quốc sẽ tạo điều kiện và khuyến khích hợp
tác quốc tế trong việc nghiên cứu đó.
Mặc dù vậy, sự “tự do” trong vấn đề hoạt động công nghệ và sử dụng
khoảng không vũ trụ đƣợc nhắc đến ở đây liệu có thể là sự tự do tuyệt đối? Nghĩa
là, các quốc gia có quyền hoạt động công nghệ và sử dụng khoảng không vũ trụ
theo kế hoạch của mình mà không phải tuân theo một trật tự chung? Câu trả lời là
không! Minh chứng là Điều 3 - Hiệp ƣớc về các quy tắc điều chỉnh hoạt động của
các quốc gia trong việc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm mặt
trăng và các thiên thể khác đã nêu:
Các quốc gia với Hiệp ƣớc phải thực hiện các hoạt động trong thăm dò và sử
dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, theo quy
định luật pháp quốc tế, bao gồm Điều lệ của Liên Hiệp Quốc, nhằm duy trì hòa bình
và an ninh quốc tế và thúc đẩy hợp tác quốc tế.
Điều 2 - Hiệp định điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên mặt trăng và
các thiên thể khác (Liên hiệp quốc thông qua ngày 18/12/1979) quy định:
“Mọi hoạt động trên Mặt Trăng, bao gồm việc thăm dò và sử dụng, đƣợc
thực hiện theo quy định của pháp luật quốc tế, cụ thể là Hiến chƣơng Liên hiệp
quốc, tuân theo Tuyên bố về các nguyên tắc của Luật quốc tế liên quan đến quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia theo quy định của Điều lệ của Liên Hiệp
Quốc, đƣợc Đại hội đồng thông qua vào ngày 24 /10/1970, vì lợi ích của việc duy
trì hòa bình và an ninh quốc tế và thúc đẩy hợp tác quốc tế và hiểu biết lẫn nhau, và

cùng có lợi với các quốc gia khác.”
Nhƣ vậy, cũng nhƣ mọi hoạt động khác, hoạt động công nghệ vũ trụ và sử
dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia cho dù đƣợc diễn ra “tự do” nhƣng là

22
“tự do” trong một khuôn khổ pháp lý, đó là: quy định pháp luật quốc tế và các quy
định của Liên hiệp quốc.
Ngoài ra, Hiệp ƣớc nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ còn đƣa ra
một số giới hạn cần thiết cho việc khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ tại các
điều tiếp theo:
“Điều IV: Các quốc gia tham gia Hiệp ƣớc cam kết không để các đối tƣợng
mang vũ khí hạt nhân hoặc bất kỳ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hoạt động trong
quỹ đạo vòng quanh Trái Đất, cài đặt các vũ khí đó trên các thiên thể, hay trạm vũ
khí trong khoảng không vũ trụ bằng bất cứ cách nào khác. Mặt Trăng và các thiên
thể khác đƣợc sử dụng bởi tất cả các quốc gia tham gia Hiệp ƣớc nhằm mục đích
duy nhất vì hòa bình. Việc thành lập căn cứ quân sự, các thiết bị và công sự, các thử
nghiệm của bất kỳ loại vũ khí nào và thực hiện việc của diễn tập quân sự trên các
thiên thể đều bị cấm.”
“Điều IX: Các quốc gia tham Hiệp ƣớc đƣợc thực hiện các nghiên cứu về
khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, và tiến hành
thăm dò để tránh ô nhiễm có hại và cả những thay đổi bất lợi trong môi trƣờng của
Trái đất gây ra do vật chất ngoài trái đất và trong trƣờng hợp cần thiết, sẽ chấp
thuận biện pháp thích hợp vì mục đích này. Nếu một quốc gia tham gia Hiệp ƣớc có
căn cứ để tin rằng một hoạt động hoặc thử nghiệm do quốc gia hoặc công dân của
mình lập kế hoạch trong khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên
thể khác, sẽ can thiệp có hại đến các hoạt động của các quốc gia khác trong thăm dò
và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác một
cách hoà bình, thì tiến hành tham vấn quốc tế thích hợp trƣớc khi tiến hành bất kỳ
hoạt động hoặc thử nghiệm đó. Một quốc gia tham gia Hiệp ƣớc có căn cứ để tin
rằng một hoạt động hoặc thử nghiệm do quốc gia thành viên khác lập kế hoạch

trong khoảng không vũ trụ, bao gồm cả Mặt Trăng và các thiên thể khác, sẽ can
thiệp có hại cho các hoạt động thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao gồm
cả Mặt Trăng và các thiên thể khác một cách hoà bình thì có thể yêu cầu tham vấn

23
liên quan đến hoạt động hoặc thử nghiệm đó.
Nhƣ vậy, có thể khái quát lên những điểm chủ đạo nhất trong các quy định
về pháp luật quốc tế về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhƣ sau:
 Về cơ bản những nguyên tắc chung về các hoạt động công nghệ vũ trụ và sử
dụng khoảng không vũ trụ đƣợc quy định trong Hiệp định về nguyên tắc chung về
các hoạt động của các quốc gia trong thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ, bao
gồm cả Mặt Trăng và các hành tinh khác năm 1967 và đƣợc cụ thể hoá trong các
điều ƣớc quốc tế đa phƣơng có liên quan.
Các văn bản pháp lý quốc tế không đề cập đến chủ thể sử dụng khoảng
không vũ trụ và tiến hành hoạt động công nghệ vũ trụ là các tổ chức hoặc cá nhân
mà chỉ đề cập đến các quốc gia và nguyên tắc áp dụng đối với các quốc gia. Các
quốc gia chịu trách nhiệm đối với các hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ và
hoạt động công nghệ vũ trụ của các cá nhân, tổ chức cƣ trú hoặc mang quốc tịch của
quốc gia đó.
Luật pháp quốc tế bao gồm các điều ƣớc quốc tế của Liên hiệp quốc ghi nhận
quyền tự do sử dụng, khai thác khoảng không vũ trụ; tuy nhiên đồng thời cũng
tuyên bố các nguyên tắc, khuôn khổ pháp lý mà cá nhân/tổ chức thực hiện hoạt
động công nghệ vũ trụ, sử dụng khoảng không vũ trụ phải tuân theo:
- Việc nghiên cứu và sử dụng Khoảng không Vũ trụ, bao gồm Mặt trăng và các
thiên thể khác phải đƣợc tiến hành cho và vì lợi ích của tất cả các quốc gia.
- Khoảng không vũ trụ chỉ đƣợc sử dụng vào mục đích hoà bình;
- Không đƣợc đƣa vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí giết ngƣời hàng loạt khác
vào vũ trụ;
- Cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hoạt động công nghệ vũ trụ, sử dụng
khoảng không vũ trụ của quốc tế là Liên hiệp quốc và các quốc gia có trách

×