Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.71 KB, 55 trang )

KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BỘ MÔN LUẬT HÀNG HẢI QUỐC TẾ



BÀI LUẬN NHÓM 8
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN
CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Mai Hải Đăng

Hà Nội – 2022
1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6. Bố cục của bài luận


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật trên thế giới về bảo hiểm hàng hóa



vận chuyển bằng đường biển........................................................................................... 9
1.2

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng

hóa vận chuyển bằng đường biển.................................................................................. 10
1.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng

đường biển....................................................................................................................... 11
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Một số khái niệm liên quan.................................................................................... 13
2.1.1.

Bảo hiểm.......................................................................................................... 13

2.1.2. Bảo hiểm hàng hải............................................................................................ 14
2.1.3. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển......................................15
2.2.

Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm................................................................... 15

2.3. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển............................ 17
2.3.1.

Khái niệm rủi ro............................................................................................... 17


2.3.2.

Phân loại rủi ro................................................................................................. 18

1) Căn cứ theo nghiệp vụ bảo hiểm......................................................................... 18
2) Căn cứ theo nguyên nhân.................................................................................... 21
2.4.

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.....................21

2.4.1.

Định nghĩa........................................................................................................ 21


2.4.2.

Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải...................................................... 22

1) Căn cứ vào mức độ tổn thất có thể phân ra tổn thất toàn bộ, tổn thất bộ phận.....22
2) Căn cứ vào mối quan hệ về quyền lợi giữa các bên chia thành tổn thất chung và tổn
thất riêng.................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1. Đối tượng bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm............................................................ 24
3.1.1.

Đối tượng bảo hiểm.......................................................................................... 24

3.1.2.


Quyền lợi bảo hiểm.......................................................................................... 25

3.2.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm........................................... 26

3.2.1.

Giá trị bảo hiểm................................................................................................ 26

3.2.2.

Số tiền bảo hiểm............................................................................................... 27

3.2.3.

Phí bảo hiểm..................................................................................................... 27

3.3.

Thời gian và hành trình bảo hiểm....................................................................... 28

3.3.1.

Thời gian bảo hiểm có hiệu lực........................................................................ 28

3.3.2.

Hành trình bảo hiểm......................................................................................... 29


3.4. Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế.............29
3.4.1.

Nội dung các điều kiện bảo hiểm gốc 1/1/1963................................................ 29

1) Điều kiện bảo hiểm miễn tổn thất riêng (Institute cargo clause Free From
particular average - F.P.A).......................................................................................... 29
2) Điều kiện bảo hiểm có tổn thất riêng (W.A)........................................................ 30
3) Điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (AR).................................................................... 31
3.4.2.

Nội dung các điều kiện bảo hiểm xuất bản 1/1/1982........................................ 32


1) Điều kiện bảo hiểm A (Institute Cargo clauses A - ICC 1/1/1982)......................32
2) Điều kiện bảo hiểm B (Institute Cargo clauses B - ICC 1/1/1982)......................33
3) Điều kiện bảo hiểm C (Institute Cargo clauses C - ICC 1/1/1982)......................34
4) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh........................................................................... 35
5) Điều kiện bảo hiểm đình cơng............................................................................. 36
6) Điều kiện bảo hiểm thiệt hại do ác ý (Malicious Damage Clauses-MDC)..........36
CHƯƠNG 4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HIỂM HÀNG
HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
4.1.

Định nghĩa hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển..........37

4.2.

Hình thức hợp đồng bảo hiểm.............................................................................. 37


4.3.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm....................................................................... 38

4.4.

Quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm ký kết hợp đồng.........................39

4.5.

Quyền và nghĩa vụ của các bên khi có tổn thất xảy ra....................................... 40

4.5.1.

Đối với người được bảo hiểm........................................................................... 40

4.5.2.

Đối với người bảo hiểm................................................................................... 41

4.6.

Các loại hợp đồng bảo hiểm hàng hóa................................................................. 42

4.6.1.

Hợp đồng bảo hiểm chuyến (Voyage Policy)................................................... 42

4.6.2.


Hợp đồng bảo hiểm bao (Open Policy)............................................................ 42

4.7.

Các biện pháp giải quyết tranh chấp................................................................... 43

4.7.1.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có hướng giải quyết đúng đắn.........43

4.7.2.

Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải................................................................. 44

4.7.3.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài................................................................ 45


4.7.4.
4.8.

Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.................................................................... 46

Hiện trạng thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường

biển ở Việt Nam............................................................................................................... 48
4.8.1.


Những thành tưu đạt được trong quá trình thực thi pháp luật Việt Nam...........48

4.8.2.

Những hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật Việt Nam........49

4.8.3.

Một số định hướng, giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt

Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển............................................. 50
1) Định hướng và yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển......................................................................................................... 50
2) Các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển............................................................................... 50
3) Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển............................................................................................ 51
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, hợp tác quốc tế không ngừng phát triển. Yếu tố
ngoại thương dần trở thành một địi hỏi khách quan, khơng thể thiếu trong q trình mua
bán và trao đổi hàng hóa ở tất cả các quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đang là mắt
xích quyết định trong dây truyền sản xuất, có vị trí chủ đạo trong thương mại quốc tế.
Theo thống kê, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm tỷ trọng khoảng 90% tổng
khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới.
Trong quá trình hoạt động, ngành vận tải biển thường xuyên phải đối mặt với các rủi

ro, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để khắc phục, hạn chế tới mức thấp nhất những
thiệt hại có thể xảy ra thì giải pháp hữu hiệu là bù đắp kinh tế bằng bảo hiểm hàng hải.
Trong đó, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển có vai trị quan trọng nhất,
phải chịu sự điều chỉnh của một hệ thống quy phạm pháp luật hết sức phức tạp. Tính chất
quốc tế của nó địi hỏi một sự tương thích nhất định giữa luật bảo hiểm hàng hải của mỗi
quốc gia với các chuẩn mực tiên tiến về bảo hiểm hàng hải quốc tế. Bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển bằng đường biển quốc tế ở nước ta là một nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, được
quy định trong Bộ luật hàng hải Việt Nam, mới phát triển và được coi trọng trong giai
đoạn gần đây.
Từ thực tiễn cho thấy, việc nghiên cứu toàn diện những vấn đề pháp lý về bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế để củng cố sự hiểu biết của nhân dân, đồng
thời tìm ra những giải pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực
này có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, nhóm 8 đã quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài " PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA
VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ".
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài luận là các vấn đề pháp lý, quy định của quốc tế về bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Luận văn khơng nghiên cứu các vấn đề kinh
tế hay các vấn đề thuộc các lĩnh vực khác liên quan tới bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển.
Phạm vi của bài luận tập trung vào những nội dung cơ bản nhất của bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển, nghiên cứu về những quy định pháp luật thực hiện điều
chỉnh lĩnh vực này trong: Bộ luật Hàng hải Anh năm 1906, các điều kiện bảo hiểm ICC
1963, các điều kiện bảo hiểm ICC 1982, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích:
 Nghiên cứu một cách có hệ thống pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển, đặc biệt là những quy định của Bộ luật Hàng hải Anh

năm 1906.
 Tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường trong Bộ luật Hàng hải mới nhất năm 2015.
 Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam
điều chỉnh lĩnh vực bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
- Nhiệm vụ:
Liệt kê những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, vướng mắc trong thực
tiễn thực thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế tại Việt
Nam. Từ đó, đặt ra các vấn đề pháp lý, xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm hướng
tới một sự hoàn thiện hơn trong các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng
hóa vận chuyển bằng đường biển.
4. Phương pháp nghiên cứu


Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong Luận dựa trên nền tảng chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. Các phương pháp đó
bao gồm: phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đối chiếu các số liệu và tình tiết
thực tiễn; phương pháp phân tích qui phạm và phân tích vụ việc; phương pháp so sánh
pháp luật; phương pháp điển hình hóa các quan hệ xã hội…
Các phương pháp này được Luận văn sử dụng đan xen để thực hiện mục đích nghiên
cứu của đề tài đặt ra. Đặc biệt Luận văn nhấn mạnh tới phương pháp phân tích qui phạm
bởi mục đích quan trọng của Luận văn là thơng qua việc tìm hiểu các qui định của pháp
luật thực định tìm các bất cập của chúng và tìm kiếm các giải pháp cho hiện tại và tương
lai khắc phục các bất cập này trong công tác lập pháp cũng như thực hành.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Những nghiên cứu của bài luận sẽ góp phần hồn thiện những vấn đề lý luận về bảo
hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế trong khía cạnh pháp lý. Trên cơ sở
chỉ ra những khiếm khuyết của pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm
hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, những vấn đề pháp lý đặt ra qua hiện trạng thực
thi pháp luật về bảo hiểm hàng hóa, kết quả nghiên cứu của luận văn là căn cứ cho việc

định hướng hoàn thiện pháp luật bảo hiểm ở Việt Nam.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của Luận văn bao gồm 2 chương sau đây:
 Chương 1: Tổng qua về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
 Chương 2: Một số vấn đề về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
 Chương 3. Quy định chung của pháp luật quốc tế về bảo hiểm hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển
 Chương 4. Quy định của pháp luật việt nam về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển
bằng đường biển


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật trên thế giới về bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển

Năm 1468 tại Venice nước Ý đạo luật đầu tiên về bảo hiểm hàng hải đã ra đời.
Năm 1779, các hội viên của Lloyd's đã thu thập tất cả các nguyên tắc bảo hiểm hàng
hải và quy thành một hợp đồng chung gọi là Hợp đồng mẫu Lloyd’s Plicies. Đây là hợp
đồng mẫu lâu đời nhất từ 1779 và được các tổ chức bảo hiểm của Anh dùng cho đến tận
cuối năm 1981. Từ ngày 1/1/1982, đơn bảo hiểm hàng hải mẫu mới đã được Hiệp hội bảo
hiểm London thông qua mẫu hợp đồng mới, kèm theo các điều kiện của hợp đồng mới
(ICC 1982) để thay thế mẫu hợp hợp đồng cũ và các điều khoản cũ (ICC 1963) và được
sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay.
Các điều khoản, luật lệ, tập quán của London được các thị trường bảo hiểm khác áp

dụng, nhất là Luật bảo hiểm của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906) và
các điều khoản thơng dụng như: các điều khoản bảo hiểm hàng hóa, các điều khoản bảo
hiểm thân tàu và các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa theo mẫu của Lloyd’s của Viện những
người bảo hiểm London ILU.
Sự phát triển của thương mại hàng hải đã dẫn đến sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của
bảo hiểm hàng hải và hàng loạt các thể lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến
thương mại và hàng hải như: Công ước Brucxen 1924, Hague Visby 1986, Hăm Bua
1978, Incoterms 1953, 1980, 1990, 2000,... Các điều khoản về bảo hiểm hàng hải cũng ra
đời và ngày càng hoàn thiện.


1.2 . Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về bảo hiểm hàng hóa
vận chuyển bằng đường biển
Bước ngoặt lớn nhất trên khía cạnh pháp lý là việc ban hành Bộ luật hàng hải Việt
Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7
thơng qua ngày 30/6/1990 và chính thức có hiệu lực từ 1/1/1991.
Sau 15 năm áp dụng, Bộ luật này đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế và lỗi thời, Bộ luật
hàng hải Việt Nam mới được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 14/6/2005
và có hiệu lực thi hành từ 1/1/2006. So với Bộ luật năm 1990, Bộ luật hàng hải Việt Nam
2005 có nhiều điểm mới phù hợp hơn với hệ thống pháp luật hàng hải quốc tế, bám sát
với đòi hỏi của thực tiễn hoạt động hàng hải và bảo hiểm hàng hải, đồng thời khắc phục
được nhiều khiếm khuyết trong Bộ luật trước. Ưu điểm lớn nhất liên quan đến hoạt động
bảo hiểm hàng hải đạt được trong Bộ luật này là những những thay đổi trong quy định về
nghĩa vụ và trách nhiệm của người vận chuyển.
Đến nay, Việt Nam ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13 ngày 25
tháng 11 năm 2015. Việc ban hành Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 trong bối cảnh nước
ta đã và đang gia nhập các tổ chức thương mại thế giới mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, Luật kinh doanh bảo hiểm ngày 9/12/2000 và
chính thức có hiệu lực từ 1/4/2001. Ngồi ra, Bộ Tài chính cịn ban hành quy tắc chung về
bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển 1990 (OTC 1990). Quy tắc này được

soạn thảo theo nội dung của bộ điều khoản bảo hiểm của Hiệp hội bảo hiểm London 1982
(ICC 1982). Đây là cơ sở quan trọng để các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam vận dụng
trong kinh doanh bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển.
Cùng với những văn bản pháp lý trên, hàng loạt văn bản dưới luật được ban hành để
hướng dẫn thi hành Bộ luật hàng hải và Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam.
Liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển như:


 Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BGTVT năm 2018 hợp nhất Nghị định về điều kiện
cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
 Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng
hải.
 Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh
trong lĩnh vực hàng hải.
 Thông tư 14/2017/TT-BGTVT hướng dẫn Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện
cung cấp dịch vụ bảo đảm an tồn hàng hải.
 Thơng tư 14/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng phí bảo đảm hàng hải
thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước và cơ chế tài chính trong lĩnh vực cung ứng
dịch vụ cơng ích bảo đảm an tồn hàng hải.
1.3.

Các cơng trình nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển

Các cơng trình nghiên cứu khoa học bao gồm: sách tham khảo, luận án, bài viết đăng
trên các tạp chí khoa học và các hội thảo khoa học,...
Các nghiên cứu liên quan đến bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
đã được nhiều nhà khoa học trong và ngồi nước quan tâm nghiên cứu nhằm phân tích,
luận giải dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Điển hình:

 GS.TS Hồng Văn Châu vào năm 2015 trong “Cơng ước quốc tế về chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của Việt Nam” 1, đã giới thiệu
tổng quan về Các công ước quốc tế và vận tải biển, nội dung chính các cơng ước
quốc tế về vận tải biển hiện hành, so sánh quy tắc Rotterdam với quy tắc Hague,
phân biệt quy tắc Hague Visby với quy tắc Hamburg 1978. Theo tác giả, Quy tắc
1

Hoàng Văn Châu (2015), “Công ước quốc tế về vận tải hàng hóa bằng đường biển và vấn đề gia nhập của Việt
Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội.


Rotterdam là quy tắc tiên tiến, hiện đại theo kịp với sự phát triển của khoa học
công nghệ trên thế giới, đảm bảo công bằng giữa chủ hàng và người chun chở.
 T.S Nguyễn Vũ Hồng phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản của hợp đồng thuê
tàu chuyến như khái niệm, phân loại, nguồn luật điều chỉnh trong “Pháp luật về
quyền tự do hàng hải và mối quan hệ với quyền năng của quốc gia ven biển” 2.
Bài viết này phân tích rõ việc xác định được chủ thể cùng các điều khoản quan
trọng và tiêu chuẩn của hợp đồng thuê tàu chuyến. Thực tế, lĩnh vực hàng hải đã
phát sinh nhiều tranh chấp từ hợp đồng thuê tàu chuyến liên quan đến các điều
khoản của hợp đồng. Vì vậy các bên ký hợp đồng cần quy định rõ ràng cụ thể
nhằm xác định rõ quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Tác giả nhận xét
hợp đồng thuê tàu chuyến là loại hợp đồng phổ biến nhưng phức tạp, liên quan đến
nhiều khía cạnh khác nhau của thương mại và hàng hải. Hiểu biết và nắm bắt được
các đặc điểm của hợp đồng này sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao hiểu biết
của cá nhân, tổ chức về luật hàng hải quốc tế, từ đó giảm thiểu các tranh chấp hàng
hải.
 Ngơ Văn Hưng vào năm 2020 đã làm luận văn thạc sĩ về “Pháp luật về bảo hiểm
hàng hải” 3, nghiên cứu tồn diện, có hệ thống các khía cạnh pháp lý về bảo hiểm
hàng hải tại Việt Nam.
Về hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển trong hàng hải quốc tế,

các nghiên cứu mới nhất như:
 Thầy Nguyễn Tiến Vinh – giảng viên của Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, có
bài viết về “Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển trong
bối cảnh hội nhập quốc tế” trong Tạp chí Khoa học ĐHQGHN.

2

Nguyễn Vũ Hoàng (2013), “Pháp luật về quyền tự do hàng hải và mối quan hệ với quyền năng của quốc gia ven
biển”, Tạp chí Nhà nước pháp luật.
3

Ngơ Văn Hưng (2020), “Pháp luật về bảo hiểm hàng hải”, Luận văn Thạc sĩ luật học.


 Hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện
pháp luật Việt Nam, của Hà Việt Hưng.
 Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển ở Việt Nam,
của Nguyễn Hữu Nam.
 Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, của Phạm
Tường Huấn.
Bảo hiểm hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển nói
riêng là một lĩnh vực tương đối rộng và phức tạp, chứa đựng nhiều nội dung khác nhau,
không chỉ đối với pháp luật Việt Nam mà ngay cả đối với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BẢO HIỂM HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1. Một số khái niệm liên quan
2.1.1. Bảo hiểm
Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo
hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận

gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm
đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm.4
Một số khái niệm cơ bản cần lưu ý:
- Người bảo hiểm (insurer, underwriter): là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được
hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra.
- Người được bảo hiểm (the insured) hay người có lợi ích bảo hiểm: là người bị thiệt hại
khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. người được bảo hiểm là người có
tên trong hợp đồng bảo hiểm, là người phải nộp phí bảo hiểm.
4

Nguyễn Vũ Hồng, “Những khía cạnh kinh tế và luật pháp về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
trong thương mại quốc tế”, tr.16.


- Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): là lợi ích mang ra bảo hiểm, có thể là tài
sản, con người hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba.
- Phí bảo hiểm (premium): là khoản tiền mà khi rủi ro xảy ra thì người bảo hiểm phải trả
tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.5
2.1.2. Bảo hiểm hàng hải
Bảo hiểm hàng hải là những nghiệp vụ bảo hiểm những rủi ro trên biển, trên bộ, trên
sơng có liên quan đến hành trình đường biển. Hay có thể hiểu là hoạt động bảo vệ người
được bảo hiểm nhằm phân tán các thiệt hại tài chính khỏi những rủi ro, biến cố, hiểm họa
trong hoạt động hàng hải cho nhiều người gánh chịu để người này khơng phải chịu ảnh
hưởng tài chính q lớn phát sinh bởi các rủi ro, thiệt hại đó gây ra.
Có nhiều loại bảo hiểm hàng hải khác nhau, nhưng có ba loại chính là:
- Bảo hiểm hàng hố xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (Cargo Insurance):
là bảo hiểm những rủi ro trên biển hoặc những rủi ro trên bộ, trên sơng liên quan đến q
trình vận chuyển bằng tàu thuyền trên biển, gây ảnh hưởng đến các đối tượng chuyên chở
do đó gây nên tổn thất về hàng hóa.
- Bảo hiểm thân và máy tàu (Hull and Machinery Insurance): là bảo hiểm những thiệt

hại vật chất xảy ra đối với vỏ tàu, máy móc và các thiết bị trên tàu đồng thời bảo hiểm
cước phí, các chi phí hoạt động của tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu phải chịu
trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu hay còn gọi là bảo hiểm dự phòng và bồi
thường (P&I Insurance): là bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và
các chi phí theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu
(không kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do
quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra, bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.

5

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000.


2.1.3. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một dạng bảo
hiểm được áp dụng đối với hàng hóa, tài sản hay vật thể được vận chuyển bằng đường
biển từ địa điểm này sang địa điểm khác. Đơn vị cung cấp bảo hiểm sẽ cam kết trả
phí bảo hiểm cũng như bồi thường cho bên được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra
những rủi ro, thiệt hại đối với hàng hóa trong q trình bảo hiểm.
Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có các đặc điểm sau:
 Hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải đi qua các cửa khẩu biên giới quốc gia. Vì vậy,
nó phải tn thủ các quy chế của từng quốc gia về số lượng, chủng loại hàng hóa;
chịu sự kiểm tra, giám sát của hải quan, cơ quan kiểm dịch,...
 Hàng hóa xuất nhập khẩu đều được mua bán bằng hợp đồng mua bán ngoại thương
theo đúng thông lệ quốc tế và những quy định của từng quốc gia.
 Hàng hóa được vận chuyển theo thơng lệ quốc tế phải mua bảo hiểm, được thực
hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm có thể thực hiện giữa bên mua hoặc bên bán với
cơ quan bảo hiểm.
2.2.


Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm

Bảo hiểm, bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đều
phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nguyên tắc bảo hiểm mọi rủi ro
Người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm mọi sự cố, tai nạn, tai họa xảy ra một cách bất ngờ,
ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con người. Không bảo hiểm một sự chắc chắn xảy ra,
đương nhiên xảy ra hay đã xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do
rủi ro gây ra chứ không phải chắc chắn xảy ra.
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith)


Người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong mối quan hệ bảo hiểm phải tuyệt đối
thành thật, tin tưởng lẫn nhau, không được lừa dối nhau. Trong trường hợp một bên vi
phạm nguyên tắc này thì hợp đồng bảo hiểm trở nên vô hiệu lực.
- Nguyên tắc quyền lợi có thể bảo hiểm hay lợi ích bảo hiểm (insurable interest)
Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn bó với hay phụ thuộc vào
sự an toàn của đối tượng bảo hiểm.
Theo Luật bảo hiểm hàng hải Anh, sẽ là một vi phạm nếu người nào thực hiện một hợp
đồng bảo hiểm mà khơng có quyền lợi có thể bảo hiểm trên đối tượng bảo hiểm hoặc
không dự kiến hợp lý để tiếp nhận quyền lợi ấy.6
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyền lợi
có thể được bảo hiểm là yếu tố để xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Nguyên tắc bồi thường (indemnity)
Nguyên tắc: Khi có tổn thất xảy ra người bảo hiểm phải bồi thường cho người được
bảo hiểm như thế nào để người được bảo hiểm có vị trí tài chính như trước khi có tổn thất
xảy ra. Các bên khơng được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi. Số tiền bồi thường tối đa mà
người được bảo hiểm nhận trong mọi trường hợp không thể vượt quá giá trị thiệt hại mà
người đó gặp phải trong sự kiện bảo hiểm.

- Nguyên tắc thế quyền (subrogation)
Nguyên tắc thế quyền được thể hiện: Người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người
được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để địi người thứ ba có trách
nhiệm bồi thường cho mình.7

6

Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906.

7

Điểm g khoản 1 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm.


MIA 1906 quy định: “Nếu người bảo hiểm thanh toán tổn thất toàn bộ, hoặc một phần
của đối tượng bảo hiểm thì người bảo hiểm có quyền hưởng quyền lợi của người được
bảo hiểm về bất kỳ cái gì cịn lại của đối tượng bảo hiểm đã được bồi thường và do đó
người bảo hiểm được người được bảo hiểm chuyển lại mọi quyền hạn và hưởng quyền
được bồi thường về đối tượng đó kể từ khi tai nạn gây ra tổn thất”.8
Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng đã quy định: “Khi trả tiền bồi thường cho người được
bảo hiểm, người bảo hiểm được quyền truy địi người có lỗi gây ra tổn thất đó (gọi là
người thứ ba) trong phạm vi số tiền đã trả. Người bảo hiểm thực hiện quyền này theo quy
định đối với người được bảo hiểm”.9
Như vậy, thế quyền là một nguyên tắc mang tính chất luật định nhằm ngăn ngừa hiện
tượng trục lợi trong quan hệ bảo hiểm.
2.3. Rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
2.3.1. Khái niệm rủi ro
Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là
những tai nạn, tai hoạ, sự cố xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ
nguy hại sẽ gây lên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm.

Đặc điểm cơ bản của các loại rủi ro muốn được bảo hiểm là phải có tính ngẫu nhiên,
bất ngờ, tồn tại độc lập khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người và khi nó
đã xảy ra thì con người khơng thể chi phối được nó hay phải phụ thuộc vào nó và phải
gánh chịu hậu quả do nó mang lại.
Trong hợp đồng bảo hiểm, người ta quy định chỉ bồi thường những tổn thất do rủi ro là
những tai nạn bất ngờ ngồi biển, chứ khơng phải là mọi rủi ro trên biển. Nó phải là
những cái gì khơng thể thấy trước được, chứ không phải là những sự kiện chắc chắn sẽ
xảy ra.
8

Điều 79 Luật bảo hiểm hàng hải Anh 1906.

9

Điều 247 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005.

18


2.3.2. Phân loại rủi ro
1) Căn cứ theo nghiệp vụ bảo hiểm
A. Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là những rủi ro trong bất kỳ điều kiện nào
cũng được người bảo hiểm bồi thường, được chia thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất là những rủi ro chính - nguồn đe doạ chủ yếu và lớn nhất cho đối tượng
bảo hiểm, bao gồm 4 rủi ro sau:
- Mắc cạn (Grounding): Là hiện tượng đáy tàu sát liền với đáy biển hoặc chạm vào một
chướng ngại vật khác làm cho tàu không chạy được nữa và phải nhờ đến ngoại lực tàu
mới ra cạn được.
- Chìm đắm (Sinking): Là hiện tượng phương tiện vận chuyển chìm hẳn xuống nước, đáy
tàu chạm đáy biển làm cho tàu không thể chạy được và hành trình coi như bị chấm dứt.

Đắm làm cho tồn bộ phần nổi của tàu bị chìm sâu trong nước và tàu không thể chạy
được nữa.
- Cháy (Fire): Cháy thường do lửa gây ra, hiện tượng oxy hố hàng hố có toả nhiệt
lượng cao. Tuy cháy không phải là tai nạn bất ngờ ngồi biển, nhưng vấn đề nghiêm trọng
là khó dập tắt hơn trên đất liền.
- Đâm va (Collision): Là hiện tượng phương tiện vận chuyển va chạm với các vật thể
chuyển động hay cố định khác.
Nhóm rủi ro thứ hai là nhóm rủi ro thơng thường được bảo hiểm gồm:
- Hành động phi pháp của thuyền trưởng và thuỷ thủ đồn (Barratry): Nó bao hàm
khái niệm xảo trá, lừa gạt hoặc những hành động phạm pháp, cố ý do con người gây ra
đối với hàng hố có hại cho chủ tàu hoặc người thuê tàu. Ví dụ: Hành động buôn lậu dẫn
đến tàu bị bắt giữ, lái tàu đi chệch hướng vì mục đích riêng… Tuy nhiên, nếu chủ tàu biết
về việc làm sai trái đó thì khơng được bảo hiểm bồi thường.


- Tàu mất tích (Missing Ship): Khi một chiếc tàu không đến cảng đã quy định và sau một
thời gian hợp lý khơng nhận được tin tức gì về con tàu đó thì người ta coi như là tàu đã bị
mất tích. Ở Việt Nam, Bảo Việt quy định thời gian để được xem là mất tích khi đã quá ba
lần thời gian cần thiết cho tàu đi từ điểm xuất phát cuối cùng cho tới bến đến và thời gian
này khơng ít hơn 5 tháng và 6 tháng đối với vùng chịu ảnh hưởng của chiến tranh hoặc
hoạt động quân sự.
- Vứt hàng xuống biển (Jettision): Là hành động vứt hàng xuống biển để làm nhẹ tàu
hoặc để cứu tàu khi bị nạn. Đó là hành động hy sinh có tính chất tự nguyện để cứu và bảo
vệ tàu và hàng hố cịn lại.
- Mất cắp, giao thiếu hàng (Theft, piljerage nondelivery and shortage):
 Mất cắp, mất trộm có ý chỉ sự mất cắp nguyên cả kiện hàng hoặc hàng hố trong
bao bì khi bao bì bị cậy phá, rách vỡ. Nó là hành động ăn cắp có tính bí mật hoặc
do thuỷ thủ làm. Rủi ro ăn cắp không phải là rủi ro hàng hải mà là rủi ro đặc biệt
không được bảo hiểm theo điều kiện AR. Cho nên nó được gọi là rủi ro được bảo
hiểm riêng khi người bảo hiểm có yêu cầu kèm theo với điều kiện FPA hoặc WA.

 Giao thiếu hàng hoặc khơng giao hàng là hiện tượng mà tồn bộ một kiện hàng
khơng được giao tại cảng đến mà khơng có dẫn chứng về nguyên nhân tổn thất.
Rủi ro này chỉ được bảo hiểm bồi thường khi chủ hàng phải chứng minh được số
hàng hố thiếu đó đã được xếp lên tàu, số hàng bị giao thiếu có thể là do lầm lẫn
của người vận chuyển hoặc người xếp hàng không thể xác minh được.
B. Rủi ro được bảo hiểm riêng và rủi ro loại trừ
- Rủi ro được bảo hiểm riêng: Đó là rủi ro khơng có tính chất hàng hải mà nó có tính
chất chính trị như rủi ro chiến tranh, đình cơng,…Đối với loại rủi ro này thì người bảo
hiểm chỉ bồi thường khi người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm riêng với các rủi ro đó.
Hiện nay, hầu hết các hãng bảo hiểm trên thế giới đều áp dụng điều kiện bảo hiểm rủi ro
chiến tranh, đình cơng của hiệp hội bảo hiểm London 1/1/1982 để bảo hiểm cho hàng hoá


khi có u cầu. Riêng rủi ro cướp biển thì theo ICC 1/1/1982 thì cũng được coi là rủi ro
loại trừ hay rủi ro riêng.
- Rủi ro loại trừ (Excluded risks): Là những rủi ro không được bảo hiểm trong mọi
trường hợp như bị bắt, bị tịch thu tàu và hàng hoá, hay do khiếm khuyết nội tại của hàng
hoá hoặc do thuộc tính tự nhiên của hàng hố.
Khiếm khuyết nội tại đó là những khuyết tật bẩm sinh của hàng hố, là những hư hỏng
đã có sẵn, đương nhiên sẽ dẫn đến một tổn thất trong quá trình vận chuyển. Ví dụ như
hàng hố bị hư hỏng vì cơn trùng, sâu bọ, nấm mốc,…Hoặc dưới sự tác động của các
khuyết tật bẩm sinh này dẫn đến làm cho hàng hoá bị toả nhiệt, tự bốc cháy, hao hụt,…
Ở thị trường bảo hiểm Anh, theo điều kiện của hiệp hội bảo hiểm London thì những
rủi ro khơng được bảo hiểm là những rủi ro sau đây:
 Mất mát, hư hỏng, hoặc chi phí do cơng việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng không
đầy đủ;
 Do nội tỳ hoặc bản chất hàng hố;
 Mất mát, hư hỏng, hoặc chi phí mà nguyên nhân trực tiếp là chậm trễ;
 Tổn thất do khơng trả nợ được hoặc thiếu thốn về tài chính của chủ tàu, người quản
lý, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu;

 Thiệt hại cố ý, hoặc sự phá hoại đối tượng bảo hiểm do hành động phạm pháp của
bất kỳ người nào;
 Do việc sử dụng bất kỳ một cơng cụ chiến tranh nào có dùng đến phản ứng hạt
nhân, đốt nóng hạt nhân, hoặc sử dụng chất phóng xạ;
 Do tàu khơng đủ khả năng đi biển, hoặc khơng thích hợp trong việc vận chuyển
hàng hố mà người được bảo hiểm đã biết được điều đó vào lúc hàng hoá được xếp
lên phương tiện vận chuyển;


 Chiến tranh, nội chiến cách mạng, phiến loạn, khởi nghĩa, hành động thù địch;
 Bị chiếm đoạt, bị giữ lại, bị bắt, bị kiềm chế;
 Bị bom mìn, thuỷ lơi và các vũ khí chiến tranh khác;
 Tổn thất gây ra bởi bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc bất kỳ người nào hành động vì
động cơ chính trị.
Theo quy tắc bảo hiểm hàng hoá của cục bảo hiểm đối ngoại INGOSTRAX của Liên
Xô (cũ) quy định về cơ bản cũng giống như hiệp hội bảo hiểm London.
Qua đó cho thấy sự thống nhất có tính ngun tắc về vấn đề này giữa các cường quốc
bảo hiểm hàng hoá trên thế giới Tuỳ từng thị trường bảo hiểm, quy định một cách cụ thể,
chi tiết có thể hồn tồn không giống nhau nhưng bao giờ cũng đảm bảo sự thống nhất
chung là tất cả những rủi ro do lỗi của người được bảo hiểm, có tính chất hao hụt, hư
hỏng tự nhiên của hàng hố do bao bì khơng đúng quy cách, do vận chuyển chậm trễ đều
không được bảo hiểm bồi thường trong bất kỳ điều kiện nào, kể cả điều kiện "mọi rủi ro".
Riêng đối với rủi ro bảo hiểm chiến tranh, đình cơng, bảo hiểm chỉ bồi thường khi người
bảo hiểm đã mua bảo hiểm riêng cho từng loại rủi ro đó.
2)

Căn cứ theo nguyên nhân
 Rủi ro do thiên tai: bão, sóng thần, lốc, núi lửa phun,…
 Rủi ro do tai nạn bất ngờ: đâm va, mắc cạn, chìm đắm,...


2.4.

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

2.4.1. Định nghĩa
Tổn thất (Loss) trong bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển là những hư
hỏng mất mát thiết hại của đối tượng hàng hải do các rủi ro gây ra.


2.4.2. Phân loại tổn thất trong bảo hiểm hàng hải
1) Căn cứ vào mức độ tổn thất có thể phân ra tổn thất toàn bộ, tổn thất bộ phận
- Tổn thất bộ phận (Partial Loss) là một phần đối tượng bảo hiểm bị hư hỏng mất mát
(Có thể xảy ra về số lượng, trọng lượng hoặc phẩm chất “Giảm giá trị thương mại”)
- Tổn thất toàn bộ (Total Loss) là đối tượng bảo hiểm theo hợp đồng bị mất mát

thiệt

hại hoàn toàn và người bảo hiểm phải bồi thường toàn bộ giá trị bảo hiểm, hoặc số tiền
bảo hiểm. Tổn thất toàn bộ được chia thành hai loại: Tổn thất tồn bộ thực tế và tổn thất
tồn bộ ước tính.
 Tổn thất toàn bộ thực tế (Actual total Loss) là toàn bộ đối tượng bảo hiểm bị hư
hỏng mất mát, bị biến chất, biến dạng khơng cịn như lúc bảo hiểm nữa hay bị mất
đi bị tước đoạt đi không lấy lại được. Ví dụ: Một trăm hịm kính bị vỡ cả 100 hòm,
hoa quả bị thối, tàu bị đắm, mất tích…
 Tổn thất tồn bộ ước tính (Constructive Total Loss) là tổn thất của đối tượng bảo
hiểm có thể chưa đến mức toàn bộ nhưng đối tượng bị từ bỏ (Abandon) một cách
hợp lí vì tổn thất thực tế là khơng tránh khỏi, thêm vào đó các chi phí sửa chữa,
phục hồi sẽ vượt quá giá trị bảo hiểm.
2) Căn cứ vào mối quan hệ về quyền lợi giữa các bên chia thành tổn thất chung và
tổn thất riêng

- Tổn thất chung: Tổn thất xảy ra do sự hy sinh hoặc chi phí bất thường được thực hiện
một cách có ý thức và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá thoát khỏi một nguy
hiểm thực sự (nguy hiểm chung).
Thông thường người ta xác định tổn thất chung theo quy tắc YORK ANTWERP
(Y/A):
 Hành động vì an tồn chung, khơng đơn thuần an tồn một tài sản nào;
 Sự hy sinh hoặc chi phí phải là hành động cố ý hay tình nguyện;


 Hy sinh hoặc chi phí phảI có tính chất đặc biệt, khơng bình thường;
 Phải tồn tại nguy hiểm thực tế, nguy hiểm khơng cần thiết phải có trước mắt;
 Sự hy sinh phải hợp lý.
Một số trường hợp được tính tổn thất chung:
 Máy tàu bị hỏng do thuỳen trưỏng lệnh tăng hết máy sau khi tàu bị mắc cạn;
 Hàng dưới tàu bị cháy, thuyền trưởng ra lệnh chữa cháy bằng cách phá vách ngăn
để cứu tàu và hàng;
 Cước - hàng bị mất hết thì khơng cịn cước, hàng và cước được tính;
 Chi phí th tàu lai kéo tàu khi máy tàu bị trục trặc khơng tự hành trình được;
 Chi phí cho lương thực, thực phẩm, lương của thuyền viên sau khi tàu hỏngvà
được đưa vào sửa chữa;
 Do ảnh hưởng của thời tiết xấu hàng hố bị dích chuyển dẫn đến khơng an toàn
cho tàu, thuyền trưởng quyết định cho tàu ghé một cảng nào đó để xếp hàng cho an
tồn;
 Đưa tàu vào cạn để cứu tàu và hàng;
 Vứt hàng xuống biển;
 Vật liệu, hàng hoá trên tàu được đốt cháy để thay thế nhiên liệu;
 Chi phí bất thường về chuyển tải, thuê xà lan xếp chở lại hàng hoá nhiên liệu đồ
dùng dự trữ của tàu do bị dỡ đi hay di chuyển;
 Chi phí bảo quản, xếp lại hàng hoá, nhiên liệu, đồ dùng dự trữ của tàu do bị dỡ đi
hay di chuyển;



 Tiền lương, sinh hoạt phí hợp lý của thuyền viên phát sinh trong thời gian hành
trình bị kéo dài do tàu phải ghé nơi lánh nạn.
- Tổn thất riêng: Là những tổn thất chỉ liên quan đến quyền lợi của một bên, một số bên
nào đó có quyền lợi ở trên tàu (hay những tổn thất thiếu một trong 4 đặc chưng cơ bản
của TTC). Tức là những tổn thất thiếu ít nhất một trong những đặc trưng của tổn thất
chung.
Từ những vấn đề chung về bảo hiểm, ta có thể hiểu rủi ro là căn cứ hình thành bảo
hiểm, còn tổn thất là căn cứ xác định bồi thường.
CHƯƠNG 3. QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO HIỂM
HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
3.1. Đối tượng bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm
3.1.1. Đối tượng bảo hiểm
Đối tượng của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển chính là hàng hố. Chỉ
có những hàng hoá trong hợp đồng vận chuyển bằng đường biển thường được gọi là hàng
hoá xuất, nhập khẩu và là đối tượng chủ yếu của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng
đường biển.
Khi nghiên cứu hàng hoá là đối tượng của bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường
biển, đặc biệt quan tâm đến tính chất như: Hàng thơng thường, hàng nguy hiểm, hàng
mau hỏng, hàng dễ vỡ,… Những đặc điểm này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an tồn trong
hành trình, do vậy, khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, yêu cầu phải khai báo đầy đủ chi tiết về
đối tượng bảo hiểm như: Tên hàng hoá, ký hiệu, mã hiệu, trọng lượng, bao bì đóng gói …
giúp cho cơng ty bảo hiểm có thể dự trù trước một số sự cố bảo hiểm có thể xảy ra, trên
cơ sở đó hướng dẫn người mua bảo hiểm lựa chọn điều kiện bảo hiểm cho thích hợp,
tránh hậu quả khi có tổn thất lại khơng được bồi thường vì khơng thuộc rủi ro được bảo
hiểm. Những loại hàng hố có tỷ lệ tổn thất cao phải đóng phí bảo hiểm cao hơn những
loại hàng hoá khác, mặc dù cùng chung điều kiện bảo hiểm và cùng phiêu trình hàng hải.



×