Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận phân tích những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng đối với quốc hội và chính phủ trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.82 KB, 24 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu................................................................... 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................... 3
6. Kết cấu của tiểu luận.................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ…………………….....4
1.1 Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam........................................................................ 4
1.2 Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam......................................................................................7
CHƯƠNG II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM...........................................9
2.1 Đảng lãnh đạo Quốc hội ........................................................................9
2.2 Đảng lãnh đạo Chính phủ ...................................................................12
2.3 Quan điểm của Đảng về đổi mới Quốc hội, Chính phủ theo tinh thần Đại
hội tồn quốc lần thứ XIII ........................................................................14
CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ TRONG
TÌNH HÌNH HIỆN NAY..............................................................................17
3.1 Bối cảnh tình hình..................................................................................17
3.2 Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng đối với Quốc hội
và Chính phủ .............................................................................................18
KẾT LUẬN................................................................................................... 22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 23



2
MỞ ĐẦU
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp cơng nhân,
nhân dân lao động và tồn dân tộc Việt Nam. Thực tiễn Việt Nam gần một
trăm năm qua chứng minh, chỉ có Đảng Cộng sản mới có đủ uy tín và khả
năng lãnh đạo đất nước và khơng có một lực lượng chính trị nào có thể thay
thế được vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với
đất nước được thực hiện thơng qua hệ thống chính trị, nhưng quan trọng nhất
và chủ yếu là thông qua Quốc hội và Chính phủ.
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở nước ta là tất yếu. Đảng đã lãnh đạo
nhân dân làm cách mạng và lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa; giải
phóng dân tộc và thống nhất đất nước. Đảng Cộng sản ln giữ vai trị lãnh
đạo Quốc hội và Chính phủ từ khi giành được chính quyền cho đến nay và sẽ
còn tiếp tục lâu dài về sau. Nhà nước mà chúng ta hiện nay đang xây dựng là
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Về bản chất là Nhà nước xã hội chủ
nghĩa, tức là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội chủ yếu bằng
pháp luật, bản thân Nhà nước cũng phải tổ chức và hoạt động theo pháp luật.
Nhà nước tổ chức và hoạt động theo pháp luật còn Đảng lãnh đạo Nhà nước
bằng chủ trương, đường lối. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà
nước cụ thể hóa thành pháp luật, chính sách… để thực hiện trong tồn xã hội.
Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 đã
quy định rất rõ: “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công
nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt
Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Không chỉ
được hiến định trong Hiến pháp, mà trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và
đại biểu HĐND các cấp cùng nhiều văn bản pháp luật của nước ta cũng quy



3
định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã
hội.
Hiện nay cả nước ta đang bước vào tiến trình mới trong cơng cuộc xây
dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, quá trình triển khai thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các kết luận, quyết định chỉ đạo của
Đảng trong bối cảnh, tình hình có nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn trước
và gay gắt hơn so với dự báo, nhiều vấn đề mới nổi lên như dịch bệnh, biến
đổi khí hậu, vấn đề an ninh quốc gia, công nghệ số internet,… đã tác động
nhiều mặt đến trật tự, an toàn xã hội, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị và
tổ chức hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Đòi hỏi cần phải nâng cao hơn
nữa năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ để điều hành,
phát triển đất nuớc thích ứng với tình hình mới. Từ lý do trên, tơi chọn đề tài
“Phân tích những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của
Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ trong tình hình hiện nay” để nghiên
cứu viết bài tiểu luận kết thúc học phần môn Đảng lãnh đạo Nhà nước và các
lĩnh vực đời sống xã hội;
2. Mục đích của việc nghiên cứu:
Trang bị thêm kiến thức để nhận thức cơ sở lý luận, thực tiễn và nội
dung cơ bản về hoạt động, tổ chức của Quốc hội và Chính phủ nước ta hiện
nay và các phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cuả Đảng đối với Quốc
hội và Chính phủ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu về vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Quốc
hội và Chính phủ, nội dung lãnh đạo của đảng đối với Quốc hội và Chính phủ;
bối cảnh tình hình và các phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo cuả Đảng
đối với Quốc hội và Chính phủ.
4. Về cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở Hiến pháp và các quy định của pháp Luật

liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng với Quốc hội và Chính Phủ .


4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn:
Việc nghiên cứu phân tích các phương pháp nâng cao năng lực lãnh đạo
cuả Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ trong tinh hình hiện nay là cơ sở
quan trọng để chúng ta khẳng định lập trường, nâng cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, bảo
vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
6. Về kết cấu nội dung của tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần 1. Mở đầu
- Phần 2. Nội dung (gồm 3 chương)
+ Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
+ Chương 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
NƯỚC CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
+ Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG
LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY
- Phần 3. Kết luận: Tổng kết lại những vấn đề đã nghiên cứu


5
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
1.1 Vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Vị trí, vai trị:

- Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong
những cơ quan tối cao quan trọng của bộ máy Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa xã hội Việt Nam, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông bầu phiếu: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ
hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân”
(Điều 27 Hiến pháp sửa đổi).
- Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân Việt Nam, khi
nhân dân thực hiện quyền làm chủ nhà nước của mình; đồng thời về mặt
quyền lực nhà nước, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Điều
69 Hiến pháp sửa đổi (2013) qui định: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam”
- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, nên Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất có chức
năng lập Hiến, lập pháp. Do thực tiễn chính trị Việt Nam qui định, Quốc hội
là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện chức
năng lập hiến; việc lập Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp chưa thực hiện quyền
phúc quyết trực tiếp của toàn thể nhân dân. Mặt khác, Quốc hội cịn có chức
năng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước như: chính sách đối
nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước;
những nguyên tắc tổ chức và hoạt động chủ yếu của bộ máy nhà nước; về các
quan hệ xã hội xã hội và hoạt động của cơng dân; Quốc hội cịn là cơ quan
Nhà nước có chức năng giám sát tối cao đối với tồn bộ hoạt động của bộ


6
máy Nhà nước: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết
định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động
của Nhà nước” (Điều 69 Hiến pháp sửa đổi 2013).
b) Nhiệm vụ, quyền hạn

Điều 70 của Hiến pháp sửa đổi 2013 đã qui định nhiệm vụ, quyền hạn
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên những nội dung
cơ bản sau đây:
- Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật.
- Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và
nghị quyết của Quốc hội; xét báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Uỷ ban
thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và cơ quan khác
do Quốc hội thành lập.
- Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
- Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định,
sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;...quyết định dự toán ngân sách nhà nước và
phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
- Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Nhà nước.
- Quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính
phủ, Tồ án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia,
Kiểm tốn Nhà nước, chính quyền địa phương và cơ quan khác do Quốc hội
thành lập.
- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm từ Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước,
Chủ tịch Quốc hội, cho đến những người đứng đầu cơ quan khác do Quốc hội
thành lập; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm một số các chức danh
khác của cơ quan nhà nước.
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc
phê chuẩn.


7
- Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ;
thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ
cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật.
- Bãi bỏ văn bản của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát
nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Quyết định đại xá.
- Quy định hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân, hàm, cấp ngoại
giao và những hàm, cấp nhà nước khác; quy định huân chương, huy chương
và danh hiệu vinh dự nhà nước.
- Quyết định vấn đề chiến tranh và hồ bình; quy định về tình trạng
khẩn cấp, các biện pháp đặc biệt khác bảo đảm quốc phòng và an ninh quốc
gia.
- Quyết định chính sách cơ bản về đối ngoại; ...các điều ước quốc tế về
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và các điều ước
quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Quyết định trưng cầu ý dân.
c) Đặc điểm:
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan quyền
lực Nhà nước cao nhấ, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, làm
việc theo chế độ hội nghị và quyết đinh theo đa số. Nhà nước cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo mơ hình nhà nước pháp quyền, Quốc
hội được xác định là cơ quan quyền lực cao nhất, có quyền lập hiến, lập pháp,
giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước là một
đặc điểm rất khác biệt với nhà nước pháp quyền ở nhiều nước trên thế giới.
Chính phủ là cơ quan hành pháp, có nhiệm vụ chấp hành nghị quyết của Quốc
hội.
Về mặt tổ chức, Quốc hội bao gồm Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội


8

đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và các
đại biểu Quốc hội. Uỷ ban Thường vụ gồm: Chủ tịch và các phó chủ tịch
Quốc hội, các uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, các ban của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội; các uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không được
đồng thời là thành viên Chính phủ, làm việc theo chế độ chuyên trách. Các uỷ
ban của Quốc hội gồm: Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban kinh tế và ngân sách; Uỷ
ban quốc phòng và an ninh; Uỷ ban văn hoá giáo dục, thanh thiếu niên và nhi
đồng; Uỷ ban về các vấn đề xã hội; Uỷ ban khoa học, công nghệ và môi
trường; Uỷ ban đối ngoại. Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội là
những cơ quan của Quốc hội, làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa
số.
1.2 Vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a) Vị trí, vai trị của Chính phủ
Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong
những cơ quan trọng yếu nhất của bộ máy Nhà nước, thực hiện quyền hành
pháp và được xác định là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất, đồng thời là
cơ quan chấp hành của Quốc hội. Điều 94 của Hiến pháp (2013) xác định:
“Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành
của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công
tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”. Với vị trí,
vai trị nói trên, Chính phủ có nhiệm vụ soạn thảo các dự án luật, ban hành
các văn bản qui phạm pháp luật; tổ chức quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh
vực đời sống và xã hội.


9
b) Chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ
Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính

nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước bằng pháp luật
các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội, quốc phịng, an ninh và đối
ngoại; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo
đảm việc tôn trọng hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; bảo đảm ổn định và nâng
cao đời sống của nhân dân. Chính phủ được nhân dân uỷ quyền quản lý đất
nước bằng pháp luật và phải tuân theo pháp luật, được sử dụng quyền lực
công (công quyền), tức quyền lực của nhân dân được thể chế hố thành quyền
lực nhà nước, dưới hình thức Hiến pháp, pháp luật, đối với mọi tổ chức xã hội
và công dân. Chính phủ trong sạch, vững mạnh thì quyền làm chủ của nhân
dân được tôn trọng và phát huy. Đảng cầm quyền phải chăm lo xây dựng
Chính phủ trong sạch, vững mạnh để xứng với niềm tin của nhân dân đã uỷ
quyền cho Đảng.
Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, từ thực tiễn quản lý đất
nước, Chính phủ có nhiệm vụ soạn thảo và trình các dự án luật, ban hành các
văn bản pháp luật dưới luật; tạo lập mơi trường hành chính và thực thi luật
pháp bình đẳng để các thành phần kinh tế cùng phát triển. Luật tổ chức Chính
phủ qui định: “Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ
chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước;
bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở.. ,”


10
CHƯƠNG II
ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1 Đảng lãnh đạo Quốc hội
- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
Một là, Đảng định ra quan điểm, chủ trương xây dựng cơ cấu tổ chức,
bộ máy, cán bộ và nguyên tắc hoạt động của Quốc hội.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW)
khoá IX về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống
chính trị xác định rằng: đối với hoạt động của Quốc hội, “Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị lãnh đạo chặt chẽ bầu cử Quốc hội, định hướng tiêu
chuẩn, số lượng, cơ cấu, tỉ lệ đại biểu chuyên trách, tỉ lệ đảng viên ứng cử đại
biểu Quốc hội...; lãnh đạo việc sửa đổi bổ sung luật bầu cử,...; luật tổ chức
Quốc hội”
Hai là, Đảng lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu và
đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo qui định của pháp luật:
lập hiến, lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng
của đất nước. Về nội dung lãnh đạo này, Đảng ta cũng xác định rất cụ thể như
sau: “Trong lĩnh vực lập pháp: Ban Chấp hành Trung ương xác định chủ
trương, định hướng nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp. Bộ Chính trị cho ý
kiến về chương trình xây dựng luật của nhiệm kỳ Quốc hội; định hướng chính
trị đối với những nội dung lớn, quan trọng trong các luật, pháp lệnh theo đề
nghị của Đảng đoàn Quốc hội; lãnh đạo xây dựng cơ chế phán quyết về
những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Trong lĩnh vực giám sát: Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo Quốc
hội xây dựng chương trình kế hoạch thực hiện chức năng giám sát, định
hướng trọng tâm giám sát và có biện pháp nâng cao hiệu lực giám sát của
Quốc hội tại các kỳ họp, giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng


11
dân tộc và các uỷ ban và các đoàn đại biểu Quốc hội giữa các kỳ họp. Đối với
những vấn đề quan trọng của đất nước, Ban Chấp hành Trung ương sẽ lãnh
đạo, định hướng Quốc hội quyết định mục tiêu, chính sách lớn trong chiến
lược kinh tế xã hội 5 năm, 10 năm; vấn đề phân bổ ngân sách, chủ trương đầu
tư những cơng trình quan trọng của đất nước; phê chuẩn những hiệp ước quốc
tế; vấn đề sát nhập, chia tách bộ máy các bộ, địa giới hành chính các tỉnh

thành phố trực thuộc Trung ương...
Ba là, Đảng lãnh đạo phân cơng, phối hợp, kiểm sốt quyền lực giữa
Quốc hội, Chính phủ và cơ quan tư pháp.
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam không thực hiện cơ chế “tam
quyền phân lập” như mơ hình nhà nước pháp quyền nó chung mà thực hiện cơ
chế phân cơng cơng , phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Nhà
nước: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng duy nhất cầm quyền, nên Đảng là lực lượng chính trị lãnh
đạo thực hiện sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt các quyền lực cơ bản này
của bộ máy Nhà nước.
Bốn là, Đảng Lãnh đạo Quốc hội phối hợp hoạt động với với Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội trong hệ thống Chính trị
nhằm thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Quốc hội. với nội dung này, Đảng
ta lập Đảng đoàn Quốc hội xác định chức năng nhiệm vụ của Đảng đoàn
Quốc hội, thiết lập mối quan hệ cơng tác giữa Đảng dồn Quốc hội với Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các uỷ ban; mối quan hệ công
tác với Ban cán sự Chính phủ, Ban cán sự Viện kiểm sát nhân dân tối cao,
Ban cán sự Toà án nhân dân tối cao; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
Một là, Đảng lãnh đạo Quốc thông qua ban hành Cương lĩnh, đường
lối, chủ trương, chính sách để Quốc hội thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ
do pháp luật qui định. Cơ sở pháp lý của phương thức lãnh đạo này đã được
Điều 4 Hiến pháp sửa đổi năm 2013 qui định: Đảng Cộng sản Việt Nam là lực


12
lượng chính trị lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bởi vậy, Quốc hội có trách
nhiệm thực hiện cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng.
Hai là, Đảng kịp thời cho ý kiến định hướng những vấn đề quan trọng
thuộc chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội như: chủ trương xây dựng pháp luật;

quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; vấn đề cơ chế và nội dung
giám sát của Quốc hội.
Ba là, Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua tiến hành các măt công tác
của Đảng trong Quốc hội:
Đảng lãnh đạo thông qua tiến hành công tác tổ chức và cán bộ của
Đảng. Đảng thiết lập hệ thống tổ chức của Đảng và bố trí cán bộ, đảng viên
của Đảng nắm giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan Quốc hội (Đảng
đoàn Quốc hội, các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hoạt động trong Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc; các uỷ ban của Quốc hội); đảng viên
là đại biểu Quốc hội và các đoàn đại biểu Quốc hội.
Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua tiến hành công tác tư tưởng của
Đảng trong Quốc hội. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội,
chẳng những về mặt tổ chức, Đảng phải thiết lập hệ thống tổ chức của Đảng
trong các cơ quan của Quốc hội, phân công đảng viên hoạt động trong Quốc
hội, mà còn tiến hành công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong Quốc hội
nhằm tuyên truyền, vận động, thuyết phục đội ngũ đảng viên và các đại biểu
không phải là đảng viên của Đảng, phục tùng sự lãnh đạo của Đảng đối với
Quốc hội.
Để lãnh đạo chặt chẽ Quốc hội, cùng với việc tiến hành công tác tổ
chức cán bộ và công tác tư tưởng nói trên, Đảng ta cịn nắm chắc và thường
xuyên tiến hành công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với các tổ chức
đảng và đảng viên hoạt động trong Quốc hội. Bảo đảm cho đội ngũ đảng viên
của Đảng chấp hành nghiêm túc Cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng
trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và quyền, nghĩa vụ của đại
biểu quốc hội.


13
Bốn là, Đảng lãnh đạo Quốc hội thông qua phát huy vai trò tiền phong
gương mẫu của đội ngũ cán bộ, Đảng viên của Đảng hoạt động trong Quốc

hội. Tấm gương về trí tuệ, đạo đức, lối sống và phong cách, tấm gương về
tinh thần kỷ luật và trách nhiệm của người đảng viên trước pháp luật, tự nó là
mệnh lệnh không lời để dẫn dắt người khác tin tưởng và phục tùng sự lãnh
đạo của Đảng đối với Quốc hội. Cái khó của phương thức lãnh đạo này của
Đảng là, Đảng phải lựa chọn, giới thiệu được những đảng viên thực sự tiêu
biểu để nhân dân bầu làm đại biểu Quốc hội. Trên thực tiễn, có những đại
biểu Quốc hội là đảng viên, thậm chí là đảng viên có chức vụ cao trong bộ
máy của Đảng và Nhà nước thua kém xa những đại biểu không phải là đảng
viên trong Quốc hội.
2.2 Đảng lãnh đạo Chính phủ
- Nội dung lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ
Một là, Đảng định ra quan điểm, chủ trương xây dựng cơ cấu tổ chức,
bộ máy, cán bộ và nguyên tắc hoạt động của Chính phủ.
Hai là, Đảng lãnh đạo Chính phủ, các Bộ và cơ quan ngang Bộ của
Chính phủ thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định: soạn thảo các dự án
luật trình Quốc hội; ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, dưới luật: Nghị
định Chính phủ; Quyết định của Thủ tướng; Thông tư của các bộ nhằm thể
chế hố quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng.
Ba là, Đảng lãnh đạo Chính phủ xây dựng và ban hành các Chiến lược,
chính sách, kế hoạch Nhà nước về kinh tế, văn hố - xã hội, quốc phịng - an
ninh và chính sách đối ngoại của Nhà nước.
Bốn là, Đảng lãnh đạo các cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng
quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội, quốc
phịng - an ninh và chính sách đối ngoại.
Năm là, Đảng lãnh đạo cơng tác cải cách hành chính nhà nước.
Sáu là, Đảng lãnh đạo các cơ quan Chính phủ thực hiện nghị quyết của
Quốc hội; lãnh đạo phối hợp hoạt động của Chính phủ với các cơ quan tư


14

pháp; với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đồn thể chính trị xã hội trong
hệ thống Chính trị.
Về những nội dung lãnh đạo này, Đảng ta chỉ rõ, đối với các hoạt động
của Chính phủ, “Bộ Chính trị lãnh đạo việc sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức
Chính phủ để kiện toàn tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Chính
phủ.. .Giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu, phê chuẩn vào các chức vụ lãnh
đạo chủ chốt của Chính phủ; lập Ban cán sự đảng Chính phủ”. Trong lĩnh vực
kinh tế - xã hội, “Ban Chấp hành Trung ương định hướng xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội10 năm, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm và hàng năm, phân bổ ngân sách nhà nước, chủ trương đầu tư
những chương trình, dự án quan trọng của quốc gia, trước khi Quốc hội xem
xét, quyết định”. Trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong
cơng tác cán bộ của Chính phủ, Đảng ta cũng xác định rất rõ những nội dung
lãnh đạo này. Trong công tác cán bộ, đối với những cán bộ thuộc diện Bộ
Chính trị Ban Bí thư quản lý cơng tác tại các cơ quan, tổ chức trực thuộc
Chính phủ, “Ban cán sự đảng Chính phủ đề xuất nhân sự, nhận xét đánh giá
cán bộ được đề xuất; Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương
và các ban đảng Trung ương thẩm định, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem
xét, quyết định”
- Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Chính phủ
Để thực hiện nội dung lãnh đạo nói trên, Đảng thực hiện sự lãnh đạo
của Đảng đối với Chính phủ bằng phương thức sau:
Một là, Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua ban hành chủ trương,
đường lối, chính sách để Chính phủ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ do
pháp luật qui định.
Hai là, Đảng cho ý kiến về các chủ trương xây dựng dự án luật, chính
sách, kế hoạch, xây dựng luật, và những vấn đề liên quan.



15
Ba là, Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua cơng tác tổ chức, cán bộ của
Đảng.
Bốn là, Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua cơng tác tư tưởng và cơng
tác kiểm tra, giám sát của Đảng.
Năm là, Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua vai trị tiền phong gương
mẫu của cán bộ, Đảng viên của Đảng.
Sáu là, Đảng lãnh đạo Chính phủ thơng qua lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đồn thể chính trị-xã hội tham gia xây dựng và thực hiện
chức năng giám sát, phản biện các cơ quan Chính phủ thực hiện chức năng
theo luật định.
2.3 Quan điểm của Đảng về đổi mới Quốc hội, Chính phủ theo tinh
thần Đại hội tồn quốc lần thứ XIII
2.3.1 Đối với Quốc hội
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội
thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất.
Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, phát
huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây
dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; nhiệm vụ và quyền
hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân cơng rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng
cường kiểm soát quyền lực nhà nước.
Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả



16
thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng
của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo
đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội
thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà
nước cao nhất. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức
và hoạt động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây
dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; hoàn thiện cơ chế
bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với
những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê
chuẩn.
Thiết lập đồng bộ, gắn kết cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Bảo đảm tiêu chuẩn,
cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng đại biểu
hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành
pháp, tư pháp.
2.3.2 Đối với Chính phủ
Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp
quyền, chuyên nghiệp,hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn,
hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; phát
huy đầy đủ vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan
chấp hành của Quốc hội, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng thể chế, chiến



17
lược, quy hoạch, kế hoạch, tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất
chính sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính
phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa
phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành.
Nâng cao chất lượng dịch vụ công; tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các đơn
vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, bảo đảm chất lượng, hoạt động
hiệu quả.

CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO


18
CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ TRONG TÌNH
HÌNH HIỆN NAY

3.1 Bối cảnh tình hình
Đại hội tồn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược xây dựng,
phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội
10 năm 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa nước ta trở thành nước phát
triển có thu nhập cao và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5
năm 2021-2025. Hội nghị Trung ương 3 vừa qua đã kiện toàn một bước các
nhân sự chủ chốt trong hệ thống chính trị, ban hành Kết luận về kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư cơng trung hạn 5 năm 20212025; và đã được Quốc hội khố XV nhất trí, thể chế hố.
Tồn Đảng, tồn dân, tồn qn ta đang khẩn trương, tích cực triển khai
thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các kết luận, quyết
định chỉ đạo của Đảng trong bối cảnh, tình hình có nhiều khó khăn, thách
thức lớn hơn trước và gay gắt hơn so với dự báo. Hiện nay, cả nước vẫn phải
tiếp tục nỗ lực, quyết liệt chống dịch COVID-19; đợt bùng phát dịch lần thứ
tư lây lan rất nhanh, hết sức nguy hiểm, phức tạp, khó kiểm sốt và có thể cịn
tiếp tục kéo dài; thậm chí vẫn cịn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các đợt dịch
mới. Kinh tế-xã hội nước ta tuy tiếp tục phát triển, đạt được nhiều kết quả tích
cực so với cùng kỳ năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu đề ra. Sản xuất
kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng có dịch và những
ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch gặp nhiều khó khăn,
thách thức. Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng
chưa thật vững chắc; thương mại và đầu tư quốc tế suy giảm; nợ cơng tồn
cầu tăng mạnh, thị trường tài chính - tiền tệ thế giới tiềm ẩn nhiều rủi ro, vẫn
còn nguy cơ lâm vào khủng hoảng. Đại dịch COVID-19 có thể cịn tiếp tục
diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế


19
giới, khu vực, trong đó có khu vực Đơng Nam Á và nước ta; làm thay đổi sâu
sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị và tổ chức hoạt động kinh tế
và đời sống xã hội toàn cầu, buộc nhiều nước phải thay đổi định hướng, chiến
lược phát triển kinh tế theo hướng nâng cao nội lực, chú trọng phát triển thị
trường trong nước, phát triển kinh tế số, xã hội số...
Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ do Đại hội XIII, Hội
nghị Trung ương 3 của Đảng và Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khố XV đã đề
ra, Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 cần tiếp tục phát huy mạnh hơn nữa, tốt
hơn nữa truyền thống vẻ vang, những kết quả, thành tích to lớn và những bài
học kinh nghiệm quý báu mà Chính phủ qua các thời kỳ đã đạt được; nỗ lực

phấn đấu cao hơn nữa trên con đường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực,
hiệu quả hoạt động trong giai đoạn phát triển mới.
3.2 Giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng đối với
Quốc hội và Chính phủ
- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội,
Chính phủ
Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, làm rõ quan niệm về Đảng lãnh đạo
và Đảng cầm quyền. Nhấn mạnh Đảng lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ bằng
cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nguyên tắc; định hướng giải quyết các vấn
đề lớn, có ý nghĩa chính trị quan trọng về cơ cấu tổ chức, bộ máy các cơ quan
Nhà nước; lãnh đạo bằng công tác tổ chức cán bộ; bằng công tác kiểm tra,
giám sát thực hiện; bằng công tác tư tưởng của Đảng... Phát huy mạnh mẽ vai
trò chủ động sáng tạo của Nhà nước, Đảng kiên quyết không bao biện, làm
thay, đồng thời, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc: Đảng hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
- Nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự
đảng Chính phủ, Ban cán sự đảng các bộ, nghành và cơ quan ngang bộ trong
việc thể chế hoá quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng


20
Năng lực và uy tín lãnh đạo của Đảng trước nhân dân trong điều kiện
Đảng cầm quyền chính là hiệu lực và hiệu quả của bộ máy Nhà nước do Đảng
tổ chức và lãnh đạo. Vai trò cầm quyền của Đảng được phát huy đến mức nào
được thể hiện thông qua phát huy vai trò của Nhà nước là chủ yếu. Vì vây.
Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo các cơ quan Nhà nước thể chế hoá, cụ thể
hoá quan điểm, đường lối của Đảng thành luật pháp, chính sách và tổ chức
thực hiện tốt các luật và chính sách đó trong thực tiễn xã hội.
Đối với Quốc hội, Đảng lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra các cơ quan và
đội ngũ cán bộ đảng viên của Đảng hoạt động trong các cơ quan Quốc hội và

Hội đồng nhân dân trong việc xây dựng luật, nghị quyết theo đúng trình tự
pháp luật, đúng quan điểm, đường lối của Đảng. Lãnh đạo phát huy vai trò
quyết định ban hành luật của Quốc hội, vai trò giám sát thực thi luật pháp của
Quốc hội và hội đồng nhân dân.
Đối với các cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ, Đảng tăng cường lãnh
đạo quá trình soạn thảo các dự án luật, bảo đảm các dự án luật đệ trình Quốc
hội đúng quan điểm, đường lối, đúng trình tự pháp luật, phản ánh đúng những
địi hỏi của cuộc sống xã hội, có tính ổn định, bền vững. Trước khi ban hành
luật cần được điều tra nghiên cứu rất kỹ, không tiết kiệm thời gian nghiên cứu
khoa học phục vụ các dự án luật. Tuy nhiên, khi đã ban hành luật thì cần rút
ngắn thời gian từ lúc ban hành luật, đến khi luật có hiệu lực thực tế. Hoàn
thiện luật pháp là điều kiện thiết yếu để quản lý xã hội theo luật pháp, tuy
nhiên vấn đề quyết định lại ở chỗ thực thi luật pháp của các cơ quan Nhà
nước. Vai trò quản lý điều hành xã hội, quản lý chính các cơ quan Nhà nước
theo luật pháp lại thuộc về đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng hoạt động
trong các cơ quan Nhà nước.
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên
trách hoạt động trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các
Uỷ ban của Quốc hội


21
Đảng ta đã có chủ trương tiếp tục kiện tồn, tăng thẩm quyền cho Uỷ
ban Thườngv ụ Quốc hội, hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội.
Chuyển các ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thành ban của Quốc hội và
lập chức danh Tổng Thư ký của Quốc hội; nâng cao chất lượng hoạt động
thẩm định các dự án luật và ban hành các văn bản pháp luật theo thẩm quyền.
Tăng cường đại biểu chuyên trách, bảo đảm tính đại diện, tính chuyên nghiệp,
nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng đại biểu Quốc hội
- Kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hoạt động

trong Chính phủ các bộ và cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ
Đảng ta chủ trương tiếp tục đổi mới hoạt động của Chính phủ theo
hướng xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hợp lý
và thống nhất. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chế độ cơng vụ, cơng
chức. Đối với hính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Đảng ta chủ trương: “ Phát
huy vai trị, trách nhiệm của tập thể Chính phủ, đồng thời đề cao trách nhiệm
của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ”
- Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Đảng đoàn
Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các Bộ, Ngành và đội ngũ đảng
viên là công chức hoạt động trong Quốc hội và Chính phủ
Tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng đối với Đảng đoàn
Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ và các Bộ, Ngành và đội ngũ đảng viên
là công chức hoạt động trong Quốc hội và Chính phủ có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối với Đảng ta, nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước. Đây được xem là một trong những phương thức lãnh đạo hết sức hiệu
quả của Đảng đối với Nhà nước.
- Đảng lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng Quốc hội và Chính phủ
thơng qua phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị xã hội
Xây dựng cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận đối với cơ


22
quan nhà nước, công chức, viên chức nhà nước; đồng thời tăng cường vai trị
giám sát của các đồn thể chính trị - xã hội đối với cơ quan Quốc hội và
Chính phủ, với cơng chức, viên chức hoạt động trong các cơ quan đó. Nhân
dân khơng chỉ giám sát, phản biện, để qua đó kiểm sốt quyền lực nàh nước,
mà còn chăm lo bảo vệ và xây dựng bộ máy nhà nước của nhân dân, dơ nhân
dân và vì nhân dân.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội và Chính phủ là

một địi hỏi khách quan của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam. Để tăng cường và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với Quốc
hội và Chính phủ, nhất thiết phải nắm vững đối tượng, nội dung, phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Trên cơ sở đó chủ động đổi mới, tìm
kiếm các biện pháp để tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước nói chung, với các cơ quan nhà nước nói riêng./.

KẾT LUẬN


23
Vị trí lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước nói chung và Quốc hội nói
riêng được quy định bởi Hiến pháp “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong
của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác – LêNin
và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội cụ thể là
Quốc hội và Chính phủ. Mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật”. Song Đảng lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ như thế
nào và bằng phương thức gì ln là vấn đề hệ trọng mà Đảng ln phải tìm
tịi sáng tạo và vận dụng hợp lý trong từng thời kỳ của cách mạng Việt Nam.
Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tích cực thực hiện Chiến lược xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tếxã hội 10 năm 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đưa nước ta trở thành
nước phát triển có thu nhập cao và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế-xã hội 5 năm 2021-2025. Do đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
với Quốc hội chính là yếu tố có ý nghĩa quan trọng tới việc nâng cao năng lực
lãnh đạo của Đảng và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013



24
2. Luật tổ chức Chính phủ số 76/2015/QH13
3. Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 1, nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật 2021.
5. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, giáo trình Đảng lãnh đạo
Nhà nước và các lĩnh vực đời sống xã hội, năm 2021.



×