Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.17 KB, 65 trang )

TR
ƯỜ
NG ĐẠ
Ơ
TRƯỜ
ƯỜNG
ĐẠII HỌC CẦN TH
THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NH
ÂN VĂN
NHÂ

Ữ VĂN
BỘ MÔN NG
NGỮ

���
�-------�

ỄN TH
ỌC DUY
ÊN
NGUY
NGUYỄ
THỊỊ NG
NGỌ
DUYÊ
MSSV: 6106307

GI
Á TR


ẨM
GIÁ
TRỊỊ TÁC PH
PHẨ
CHUY
ỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY
CHUYỆ
CỦA LUIS SEPULVEDA

Lu
Luậận văn tốt nghi
nghiệệp Đạ
Đạii học
Ng
ữ Văn
Ngàành Ng
Ngữ

ng dẫn: Th.s LÊ TH
ÊN
Cán bộ hướ
ướng
THỊỊ NHI
NHIÊ

ơ, 2013
Cần Th
Thơ



NG TỔNG QU
ÁT
ĐỀ CƯƠ
ƯƠNG
QUÁ
ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ
ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
1.1 Tác giả và tác phẩm
1.2 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn
1.3 Khái niệm kết cấu trần thuật
1.4 Khái niệm nhân vật văn học

CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM
ỆN CON MÈO DẠY HÀI ÂU BAY CỦA LUIS SEPULVEDA
CHUY
CHUYỆ
2.1 Hiện thực cuộc sống trong Chuy

Chuyệện con mèo dạy hải âu bay
2.2 Tính nhân văn trong Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay

CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
CHUY
ỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY CỦA LUIS SEPULVEDA
CHUYỆ
3.1 Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật
3.2 Tình huống và kết cấu truyện
3.3 Giọng điệu, ngôn ngữ và ngôi trần thuật
ẦN KẾT LU
ẬN
PH
PHẦ
LUẬ
ỆU THAM KH
ẢO
TÀI LI
LIỆ
KHẢ
M ỤC L ỤC

2


ẦN MỞ ĐẦ
U
PH
PHẦ

ĐẦU
1. Lí do ch
chọọn đề tài
Trong kho tàng văn học có vơ vàn những tác giả lớn nổi tiếng cả trong và ngoài
nước với những tác phẩm hay và xuất sắc, lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.
Hầu hết các tác phẩm của những tác giả ấy không thể phủ nhận một điều là rất đáng để
chúng ta tìm hiểu và nghiên cứu. Tuy nhiên, theo quan điểm riêng của chúng tơi thì
chúng tơi muốn tìm đến một tác phẩm mới lạ hơn; lạ ở đây khơng có nghĩa là xa rời
với những lề lối truyền thống mà đó là một tác phẩm có thể khơng đồ sộ, khơng triết lí
sâu xa nhưng vẫn mang lại những giá trị chân nguyên đến con người. Chúng tơi muốn
tìm đến một tác phẩm khơng chỉ dành riêng cho một lớp người nào đó mà là được viết
để dành cho tất cả mọi người, đặc biệt đó là khơng dùng con người để nói về con
người. Trải qua quá trình sàng lọc và lựa chọn, cuối cùng chúng tơi đã thống nhất đi
đến quyết định đó là sẽ nghiên cứu về tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay của
tác giả Luis Sepulveda, bởi vì tác phẩm này đã đáp ứng hầu như đầy đủ những mong
muốn của chúng tơi trước khi nghiên cứu cơng trình này.
Với sự nghiệp sáng tác tuy không đồ sộ nhưng cũng đủ để tác giả Luis

Sepulveda gây nên một tiếng vang khá lớn trên thế giới văn đàn, chính điều này làm
nên động lực để chúng tơi tìm đến với các tác phẩm của ông. Với mỗi một cuốn sách

Luis Sepulveda lại đưa chúng ta đến với những bài học khác nhau, cái mà chúng tơi
thích nhất trong hai tác phẩm của ơng nói chung và Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay
nói riêng đó là sự trong trẻo và nhân hậu sâu xa tồn tại trong từng câu chuyện đó.

Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay thực chất là một câu chuyện dành cho thiếu nhi, thế
nhưng khi chúng tôi tiếp xúc với tác phẩm thì chúng tơi đã nhận thấy rằng: cuốn sách

này được viết để dành cho mọi người lớn và trẻ em, bởi nó chứa đựng khá nhiều giá trị
hiện thực và nhân văn mà nhiều lúc người lớn như chúng ta đã vơ tình bỏ qn. Đối
với chúng tôi, điều thôi thúc cũng như cuốn hút bản thân đến với tác phẩm này mà
không phải một tác phẩm nào khác bởi lẽ đây là tác phẩm thấm đẫm cả tình mèo và
tình người nhiều nhất mà chúng tơi đã được biết đến. Nó khơng chỉ mơ tả một cách
sống động thế giới của những loài vật mà cịn là một cách nói ví von về thế giới lồi
người và có lẽ bất cứ ai khi tìm hiểu về tác phẩm này đều nhìn thấy được bản thân
mình đâu đó trong câu chuyện.
3


Chính nhờ vào những điều thú vị và quý giá đó trong các tác phẩm của mình
mà tác giả Luis Sepulveda đã trở thành một hiện tượng văn học trên thế giới. Xuất phát
từ lí do mong muốn người đọc có thể đi sâu và hiểu rộng thêm về tác phẩm của ơng
nên chúng tơi đã tiến hành cơng trình nghiên cứu này; cũng như một phần nào đó hiểu
rõ hơn về quan niệm và triết lí sống của tác giả.
2. Lịch sử nghi
nghiêên cứu vấn đề
Mặc dù đã là một tác giả nổi tiếng trên thế giới văn đàn, thế nhưng những cơng
trình nghiên cứu chun sâu về Luis Sepulveda hầu như rất ít. Nếu có thì đó cũng chỉ
là những đánh giá và nhận định của các tác giả khác về sự nghiệp sáng tác, tổng hợp
tất cả các tác phẩm của ông mà thôi. Chúng tôi hầu như khá khó khăn trong việc tìm
kiếm một số cơng trình nào đó đi sâu vào tìm hiểu và phân tích các tác phẩm văn học
của Luis Sepulveda nói chung và Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay nói riêng.
Sau đây là một số cơng trình nghiên cứu về tác giả Luis Sepulveda và tác phẩm
của ông của một số tác giả khác nhưng đa số chỉ là những bài cảm nhận mang xu
hướng cá nhân mà thôi:
Về tác giả Luis Sepulveda, tác giả Tiểu Quyên trong Nh
Nhàà văn Luis Sepulveda –


ững hành tr
vi
viếết từ nh
nhữ
trìình thi
thiêên di đã nhận định rằng: “Sức hút từ những câu chuyện
ngồn ngộn chất sống và thấm đẫm giá trị nhân văn mà Luis thể hiện trong tác phẩm
đã hoàn toàn chinh phục người đọc”, vì thế cho nên “Luis Sepulveda được xem là một
nhà văn đại diện cho nền văn học Chile đương đại”. Quả vậy, chỉ khi tìm đến với tác
phẩm của Luis Sepulveda thì mọi cung bậc cảm xúc, mọi giác quan trong con người
chúng ta mới được đánh thức một cách mạnh mẽ nhất. Chính nhờ vào điều đó mà
chúng ta hiểu được hơn về nền văn học Latinh này.
Tác giả Nam Giang trong Cảm ngh
nghĩĩ về Sepulveda đã nêu ra suy nghĩ của mình
về tác giả Luis Sepulveda và tác phẩm Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình như sau: “Tơi chỉ

muốn kể lại một sự ngộ nhận tình cờ của mình, một người đọc bình thường, đã dẫn tơi
tới việc tiếp cận nhà văn Luis Sepúlveda. Sự tình cờ này đã làm cho tôi biết tới một
nhà văn. Sự nổi tiếng của ông thực ra không quan trọng. Sự nổi tiếng nhiều khi chỉ là
một thương hiệu, để dẫn người ta tới một sự tiếp cận. Sau đó thích hay khơng thích,
u mến hay khinh ghét, đó là thái độ riêng của mỗi người, tuỳ thuộc vào những gì
người ta có thể rung cảm, đồng cảm được.

4



Tơi hi vọng rằng, bạn đọc sẽ tình cờ cầm cuốn sách này lên, có khi chỉ vì một lý
do rất tủn mủn chẳng dính dáng gì tới văn chương cả để rồi bắt đầu bị cuốn hút bởi
lối kể chuyện hấp dẫn của nhà văn Chile đương đại: Luis Sepulveda.” Chúng tôi –
những người nghiên cứu tác phẩm này cũng đến với nó theo một sự tình cờ khơng chủ
đích, thế nhưng chính những điều tường chừng như đơn giản ấy đã mang đến cho tâm
trí chúng tơi những cánh cửa đầy ánh sáng của những điều kì diệu mà đôi khi bản thân
bỏ quên trên đường đời.
Theo tác giả Ngọc Hà: “ Ngòi bút của nhà văn Luis Sepulveda đã dệt nên câu

chuyện nhân văn đầy tình người. Văn khơng cịn là văn, qua cuốn sách ta hiểu rằng
những trang văn chân chính chính là tình người, chính là cuộc đời.” Mỗi độc giả khi
đến với Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay đều dành những lời nói ngọt ngào cho nó,
điều này khơng phải là những cảm xúc nhất thời mà đó là những cảm giác chân thực
được tích tụ ngày qua ngày trong suốt một quá trình nghiên cứu sâu xa. Tác phẩm cho
người ta một cảm giác muốn trân trọng và nâng niu nó như tình cảm lớn lao mà bình dị
dành cho các nhân vật trong tuyến truyện thông qua tất cả những điều tốt đẹp mà
chúng mang đến.
Trang cũng đã đưa ra
một số suy nghĩ về tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay: “Chú mèo béo ú bụng

phệ Zobar cũng dạy tôi cách yêu thương và trân trọng, yêu thương một người đôi khi
là phải cho họ tự do, bay theo cuộc sống của họ và dành cho họ… cô bé hải âu Lucky
ln muốn mình là mèo con, để có thể mãi mãi ở bên Zobar và bầy mèo ở cảng song
hải âu luôn thuộc về bầu trời, bản năng của cô luôn vẫy gọi, khi ấy, yêu thương là
phải học cách bng tay, trở về là mình và cho người mình u thương được là chính
mình.” Câu chuyện là bài học to lớn về đức hi sinh và lịng thương người giữa những
cá thể khác nhau hồn tồn. Khơng phải ai cũng có thể mạnh dạn cho phép người khác
trở thành hình tượng mà họ muốn khi sống trong cộng động mà mình điều khiển. Thế

nên việc cộng đồng mèo chấp nhận hướng Lucky trở về với giống lồi của cơ bé là
một điều khơng tưởng về sự tốt bụng, rộng lượng trong xã hội.
Thêm một cảm nghĩ nữa về tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay trên

Chuy
trang thế này: “Chuy
Chuyệện con
5


mèo dạy hải âu bay mang nhiều triết lý thâm thúy chứa đựng trong những gì tươi
nguyên và dễ bắt gặp nhất. Khi ta yêu thương một ai đó, đừng bắt họ trở thành những
gì ta mong muốn mà hãy giúp họ trở thành hình tượng theo đúng bản chất của chính
mình.”
“Tác phẩm khơng chỉ là một câu chuyện ấm áp, trong sáng, dễ thương về lồi
vật mà cịn chuyển tải thông điệp về trách nhiệm đối với môi trường, về sự sẻ chia và
yêu thương cũng như ý nghĩa của những nỗ lực” – một cảm nhận được tìm thấy trên
trang

/>
1941/. Thật vậy, toàn bộ câu chuyện là những bài học nhân văn bình dị giữa đời
thường, giúp mỗi con người chúng ta mở rộng và khai sáng tâm trí lịng mình hơn.
Trên đây chỉ là một số ít những cơng trình hay nói đúng hơn là những bài cảm
nghĩ sâu sắc của các tác giả khác sau khi đã tiếp xúc với tác phẩm của Luis Sepulveda.
Tuy hầu hết chỉ là những bài cảm nhận nhưng dựa vào đó chúng ta có thể phần nào đó
hình dung ra được những ảnh hưởng sâu sắc của tác giả Luis Sepulveda và tác phẩm
của ông đối với cách sống và sự nhận thức của người đọc. Thế nhưng do số lượng hạn
chế của các cơng trình nghiên cứu nên cơng trình này của chúng tơi chủ yếu dựa vào
sự hiểu biết của bản thân về tác phẩm cùng với việc nghiên cứu sâu hơn về tác giả Luis


Sepulveda và những đặc điểm sáng tác của ơng.
ch nghi
3. Mục đí
đích
nghiêên cứu
Ra đời sau thành công vang dội của tác phẩm Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình,

Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay được độc giả chờ đợi và hi vọng khá nhiều vào
những điều mà nó sẽ mang lại như “người anh em” của nó. Đúng như mong ước,

Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay đã khơng làm thất vọng tồn thể độc giả - những
người yêu mến trung thành của tác giả Luis Sepulveda – tác phẩm mang lại thêm nhiều
hơn nữa so với tác phẩm thành công rực rỡ kia.

Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay mang đến cho tâm hồn người đọc khơng cịn
là những giây phút nghẹt thở, sống động và đầy lôi cuốn như Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện

tình, mà thay vào đó là những giá trị tốt đẹp đơn sơ chúng ta dễ dàng bắt gặp hay tìm
thấy trong chính cuộc sống đời thường. Bên cạnh đó, sau khi tìm hiểu tác phẩm, người
6



đọc sẽ có một cái nhìn khác hơn về thế giới mèo và thế giới con người, qua đó người
đọc có thể xâu chuỗi cũng như đối chiếu sự tương phản mà thông qua thế giới mèo tác
giả đã gửi gắm điều gì về thế giới con người. Cuối cùng nhưng cũng không kém phần
quan trọng, Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay là một viên ngọc q khó tìm giữa vô
vàn những viên ngọc quý khác, bởi lẽ tác phẩm tuy nhỏ về số lượng nhưng chất lượng
thì là một điều đáng để chúng ta học hỏi và khâm phục. Chính vì ba trong số nhiều
điều thú vị và tuyệt vời trên đây mà chúng tôi đã quyết định chứng minh một lần nữa
những giá trị tiêu biểu và điển hình của tác phẩm này, một lần nữa khắc họa nó rõ nét
hơn, đào sâu về bên trong hơn để độc giả có nhiều cái nhìn đa dạng và phong phú về
nó – Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay.
ạm vi nghi
4. Ph
Phạ
nghiêên cứu
Đối với đề tài này, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi chỉ xoay quanh tác phẩm

Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepulveda. Bên cạnh đó, chúng tơi cịn
nghiên cứu thêm về tác phẩm Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình để biết thêm về quan điểm
sáng tác của tác giả. Đặc biệt là những cơng trình, những bài viết có liên quan đến tác
giả và tác phẩm này đều được chúng tơi tìm đến, mong sẽ khám phá ra được nét gì đó
mới lạ hơn giúp cơng trình của mình thêm hấp dẫn và sinh động.
Đó cũng chính là những tài liệu chính để chúng tôi căn cứ và khảo sát Giá trị


của tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay
bay.
ươ
ng ph
5. Ph
Phươ
ương
phááp nghi
nghiêên cứu
Để đạt được kết quả tốt nhất khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã vận dụng
một số phương pháp sau:
Phân loại các chi tiết đã được chọn lọc cẩn thận và chặt chẽ để tiện cho q
trình phân tích, phân loại các chi tiết có liên quan với nhau thành những tiêu đề riêng
và tiến hành phân tích chúng theo tiêu chí thích hợp.
Hệ thống và khái quát những luận điểm về giá trị nội dung cũng như những giá
trị nghệ thuật đặc sắc để xây dựng lí luận chung về giá trị của tác phẩm.

7


Kết hợp với một số thao tác quan trọng quen thuộc theo xun suốt cả cơng
trình nghiên cứu, đó là phân tích, giải thích, chứng minh… những giá trị về mặt nội
dung và nghệ thuật trong tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay.

8



ẦN NỘI DUNG
PH
PHẦ
ƯƠ
NG 1 NH
ỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
NHỮ
ả và tác ph
ẩm
1.1 Tác gi
giả
phẩ
1.1.1 Tác giả Luis Sepulveda
1.1.1.1 Tiểu sử tác giả
Luis Sepulveda sinh năm 1949 tại thành phố Ovalle, Chile. Ông là nhà văn,
nhà báo, đạo diễn, nhà cách mạng nổi tiếng của Chile. Sau khi tốt nghiệp trung học ở
Santiago, ông học ngành sân khấu tại Đại học Quốc gia Chile.
Năm 1969, Luis Sepulveda học về kịch tại Đại học Tổng hợp Moscow. Năm
1978 ông đến Quito (Ecuador), thành lập đoàn kịch và trở thành đạo diễn của nhà hát
Aliance Francaise. Tại đây Sepulveda tham gia cuộc thám hiểm kéo dài bảy tháng do
UNESCO tổ chức và Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình được viết từ cảm hứng của chuyến
đi đó.
Ơng được biết tới nhiều nhất qua Lão gi
giàà mê đọ

đọcc truy
truyệện tình với 18 triệu bản
lưu hành trên toàn thế giới. Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay - cuốn sách dành cho
thiếu nhi đầu tiên của Luis Sepulveda, cho thấy một phong cách trong sáng, hài hước
đầy tinh tế, trái tim khao khát tự do cũng như tấm lòng quý giá của một con người
đối với tự nhiên và môi trường.
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác
Nhà văn Luis Sepulveda được độc giả lần đầu tiên biết đến qua tác phẩm Lão

gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình – đó là câu chuyện về một ông già sống đơn độc trong một
túp lều bên dịng sơng Amazon và những trải nghiệm cũng như chinh phục thiên
nhiên hoang dã, kì vĩ của chính ơng. Chính nhờ sự lơi cuốn đến nghẹt thở trong từng
chi tiết mà tác phẩm này đã chinh phục được hàng triệu trái tim người đọc say mê.
Dù chỉ là một tác phẩm được viết dành cho thiếu nhi nhưng Chuy
Chuyệện con mèo

dạy hải âu bay đã gây nên sự bất ngờ đến kích động trong giới độc giả, một tác phẩm
nhẹ nhàng mà lại chứa đựng rất nhiều điều tinh tế. Câu chuyện khởi đầu chỉ bằng
một lời hứa của con mèo mun mập ú với một con hải âu mẹ sắp lìa đời, ấy vậy mà
hành trình thực hiện lời hứa của con mèo đó đã dẫn dắt khơng chỉ thiếu nhi mà cịn
9


cả người lớn đi đến những giá trị cuộc sống vô cùng tốt đẹp mà không phải ai trong
chúng ta cũng có thể làm được điều đó.
Tuy chỉ với một sự nghiệp sáng tác khá nhỏ, nhưng nhà văn Luis Sepulveda đã

cho chúng ta thấy khơng phải chỉ có những thứ lớn, đồ sộ mới làm nên những áng
văn bất hủ và bài học để đời; với Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình và Chuy
Chuyệện con mèo

dạy hải âu bay Luis Sepulveda cũng đã làm được điều đó – những giá trị to lớn,
những bài học sâu sắc mà chưa chắc những tác giả khác có thể làm được. Và đến thời
điểm mà chúng tôi nghiên cứu về tác phẩm của ơng thì ở tuổi 50 tác giả Luis

Sepulveda đã có trong tay hơn 30 tác phẩm gồm nhiều thể loại văn học, kịch bản sân
khấu và cả báo chí; thế nhưng Lão gi
giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình và Chuy
Chuyệện con mèo dạy

hải âu bay vẫn là hai tác phẩm sáng giá nhất của ông.
Đặc điểm sáng tác
Tuy sự nghiệp sáng tác của tác giả trải dài qua nhiều thể loại, nhưng xét về
khía cạnh tác phẩm văn học chúng tơi chỉ tìm thấy những cơng trình hay những lời
nhận xét về hai tác phẩm kể trên, nên chúng tôi chưa thể thống nhất được phong cách
sáng tác của ông mà chỉ có thể nêu lên một số nét chính đặc sắc mà chúng tơi tìm
thấy được trên những câu văn mà tác giả đã gửi gắm mà thơi.
Có thể thấy văn phong mà Luis Sepulveda truyền tải trong hai tác phẩm xuất
sắc của mình là những câu văn chứa đầy sự phóng khống và bay lượn, khơng cầu kì,
sắc sảo nhưng mỗi câu, mỗi chữ đều cô đúc, ẩn chứa những thông điệp sâu xa. Trong

Lão gi

giàà mê đọ
đọcc truy
truyệện tình đó là những trang viết ngồn ngộn chất sống, trào dâng
niềm mãnh lực khao khát của con người đối với tự nhiên và sự thách thức chất ngất
ngược lại của thiên nhiên dành cho con người. Một cuộc thám hiểm chốn thâm sâu
hòa cùng với những biến thiên bất ngờ trong cuộc sống tự nhiên đã lôi cuốn độc giả
khắp nơi trên trang viết của Luis Sepulveda. Có một ý kiến đã nói về tác phẩm này
cũng như tác giả Luis Sepulveda như sau: “Cái tài của người viết là ln tạo được

kịch tính trong từng chương sách, miêu tả cuộc sống ở rừng già chi tiết như một cuốn
phim chiếu chậm. Đó cũng là một cách vận dụng nghệ thuật “phối cảnh, tạo tình
huống” của nhà văn kiêm đạo diễn Luis Sepulveda.”
Với Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay bằng một giọng văn trong trẻo và cách
khai thác nhân vật rất tài tình, tác giả đã đưa người đọc – dù là người lớn hay trẻ nhỏ
10


- ngược về với những giá trị đơn giản thuở ấu thơ – ngày tháng mà những bài học
làm người đầu đời ai cũng khẳng định rằng mình sẽ hiểu và nhớ hết tất cả nhưng
khơng có bao nhiêu người có thể làm đúng theo được như thế. Những thơng điệp mà
tác giả gửi gắm không cứng nhắc, giáo điều mà đó chỉ là một cách truyền đạt hết sức
nhẹ nhàng và tinh tế. “Vũ khí” chỉ là những cuộc hội thoại ngắn, những hành động
vô cùng đơn giản nhưng gom chung lại lại có thể tạo ra mn vàn ý nghĩa to lớn cho
mọi lứa tuổi con người.
Trên đây không được gọi là phong cách hay quan điểm sáng tác của nhà văn
nhưng theo cách nhìn nhận của chúng tơi thì đó là những nghệ thuật bút pháp ưu tú
nhất trong hai sáng tác của tác giả. Chính nhờ những câu văn đơn giản nhưng không
kém phần trau chuốt, phóng khống, tự do nhưng cũng khơng tách rời những quy ước
chung đã làm nên nét khác lạ trên sáng tác của Luis Sepulveda mà không phải tác giả

nào cũng có thể làm được điều đó. Đây chính là nét đặc sắc mà theo chúng tôi Luis

Sepulveda là một trong số ít những người sở hữu được nó.
1.1.2 Tác phẩm Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay
Tóm tắt tác phẩm
Mọi chuyện khởi thủy bằng lời hứa của con mèo mun to đùng mập ú Zorba
với cô nàng hải âu xấu số Kengah khơng may dính phải dầu loang trên biển và sắp lìa
đời. “Khơng được ăn quả trứng, chăm lo cho quả trứng đến khi con chim non chào
đời và sẽ dạy cho nó bay” là ba lời hứa của Zorba, cũng là điểm bắt đầu cho những
ngày tháng khác lạ khơng chỉ của Zorba mà cịn là của tất cả những con mèo trên bến
cảng. Đó là q trình Zorba và các đồng sự của mình gắn liền bản thân với quả trứng
hải âu và sau này cô chim bé nhỏ mang tên Lucky. Hành trình ấp trứng, chăm lo cho
chim non từng miếng ăn giấc ngủ đi đến thỏa thuận với kẻ thù, thậm chí khơng ngần
ngại khoe nanh múa vuốt để thị uy rốt cuộc cũng chỉ để bảo vệ an tồn cho cơ chim
bé nhỏ. Trải qua bao nhiêu ngày tháng với biết bao bài học quý báu mà một con mèo
dạy cho một con hải âu, cuối cùng cũng đi đến điểm kết thúc – dạy bay cho Lucky.
Cuộc thử sức, tính tốn kĩ càng của tốn mèo khơng làm cho Lucky có thể bay được,
đành bắt buộc chúng phải đưa ra phương án quyết định, đó là nhờ đến con người –
một người mà chúng có thể tin cậy được. Nhờ vào sự giúp đó mà hình ảnh Zorba
ngồi trên thành tháp cao nhìn theo sải cánh vững chãi của Lucky trên bầu trời lúc đó
11


Zorba mới nhận ra rằng hải âu là loài chim của bão tố, chỉ có sức mạnh của gió, của
mưa, của cuồng phong mới cất được cánh hải âu mà thôi.
ủ ngh
ực và ch
ủ ngh
ân văn

1.2 Kh
Kháái ni
niệệm ch
chủ
nghĩĩa hi
hiệện th
thự
chủ
nghĩĩa nh
nhâ

1.2.1 Chủ nghĩa hiện thực
Theo nghĩa rộng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực dùng để xác định quan hệ giữa
tác phẩm văn học đối với hiện thực, bất kể tác phẩm đó là của nhà văn thuộc trường
phái hoặc khuynh hướng văn học nào. Với ý nghĩa này, khái niệm chủ nghĩa hiện thực
gần đồng nghĩa với khái niệm sự thật đời sống, bởi lẽ tác phẩm văn học nào cũng phản
ánh hiện thực. Vì vậy, khi nói đến tính hiện thực hoặc chủ nghĩa hiện thực trong văn
học cổ, trong sáng tác Home, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị… là người ta muốn lưu ý rằng tác
phẩm của nền văn học đó, của các tác giả đó gần gũi, gắn bó với cuộc sống và mang
tính chân thực sâu sắc. Cách hiểu chủ nghĩa hiện thực như vậy hiện nay khơng cịn lưu
hành nữa vì khơng mang lại hiệu quả gì đáng kể cho nghiên cứu văn học.
Theo nghĩa hẹp, khái niệm chủ nghĩa hiện thực được dùng để chỉ một phương
pháp nghệ thuật, hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ,
xác định trên cơ sở các nguyên tắc mĩ học sau đây:
Thứ nhất, mơ tả cuộc sống bằng hình tượng tương ứng với bản chất những hiện
tượng của chính cuộc sống và bằng điển hính hóa các sự kiện của thực tế đời sống.
Thứ hai, thừa nhận sự tác động qua lại của con người và mơi trướng sống, giữa
tính cách và hồn cảnh, các hình tượng nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa hướng tới tái
hiện chân thực các mối quan hệ khác của con người và hoàn cảnh.
Thứ ba, cùng với sự điển hình hóa nghệ thuật, coi trọng những chi tiết cụ thể và

độ chính xác của chúng trong việc mô tả con người và cuộc sống, coi trọng việc khách
quan hóa những điểu được mơ tả, làm cho chúng tự nói lên tiếng nói của mình.
Chủ nghĩa hiện thực luôn luôn quan tâm đến sự đa dạng phong phú về hình thức.
Nó sử dụng cả huyền thoại, tượng trưng, cường điệu, ẩn dụ… song tất cả những cái đó
đều phục tùng những nguyên tắc sáng tác hiện thực chủ nghĩa, phục tùng sự nhận thức
con người trong các mối quan hệ phức tạp với những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể.
Nhà văn hiện thực chủ nghĩa tiếp cận với những hiện tượng đời sống không phải như
một người ghi chép thụ động dửng dưng mà với ý thức chủ động khám phá. Điều quan
trọng nhất đối với văn học hiện thực chủ nghĩa là sự trung thành, chính xác trong nhận
12


thực, chuyển đạt bản chất cuộc sống và tầm quan trọng của những tư tưởng mà nhà
văn muốn thể hiện. [4; Tr.66 - 67 - 68]

1.2.2 Chủ nghĩa nhân văn (còn gọi là chủ nghĩa nhân đạo)
Một hệ thống quan điểm triết học – đạo đức, chính trị - xã hội coi con người và
đời sống hiện thực, trần thế của nó, một đời sống văn minh, hạnh phúc, hữu ái, là mục
đích cao nhất. Nó giải thích những ngun nhân đã gây ra cho nhân loại cảnh bất hạnh,
tội lỗi, đồi trụy… và đề ra phương pháp giải quyết những hiện tượng đó để cho con
người được sống một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Những nhân tố của chủ nghĩa
nhân văn đã từng tồn tại trong văn học nhân gian, trong gia tài văn hóa tinh thần ở
nhiều dân tộc thời cổ. Nhưng phải đến thời kì Phục hưng ở phương Tây thì chủ nghĩa
nhân văn mới xuất hiện với tư cách là một hệ thống quan điểm triết học – đạo đức,
chính trị - xã hội, thuật ngữ “chủ nghĩa nhân văn” đến lúc này mới ra đời.
Chiến tranh phong kiến, chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo, chủ nghĩa cấm dục, chủ
nghĩa giáo điều, kinh viện, ngu dân, thói đàn ap tự do tư tưởng… là trái với tự nhiên,
là nguồn gốc của mọi cảnh bất hạnh, xấu xa, tội lỗi trên thế giới, gây ra rối loạn trong
đời sống. Từ đó các nhà nhân văn đã khẳng định: “Con người là vẻ đẹp của thế gian,
kiểu mẫu của mn lồi” (Secxpia). Boccaxio chế giễu thói đạo đức giả của giới tăng

lữ bằng những truyện cười ca ngợi sức hấp dẫn của “tòa thiên nhiên” đến mức làm cả
đấng bề trên, bề dưới mê mẩn tâm thần, quên mất cả những điều răn của Chúa. Secpia
cười cả những quý tộc sẵn sàng từ bỏ những cam kết “trung thế kỉ” của mình để tuân
theo tiếng gọi tình cảm thật, tự nhiên. Trong nhiều vở kịch cũng như hài kịch, ơng ca
ngợi tình u chân thành, trung thực, tự do, dũng cảm vượt qua những thành kiến về
màu da, địa vị, tiền tài, dòng dõi, đẳng cấp… Rabole và Mongtenho kết án toàn bộ nền
giáo dục trung cổ chỉ đào tạo ra những con người “vẹt”, ngu xuẩn, vơ dụng. Các ơng
đề ra một chương trình giáo dục toàn diện, bách khoa với những phương pháp sư phạm
khác hẳn: tôn trọng danh dự và nhân phẩm của học sinh, gắn với học hành, coi trọng
việc rèn luyện trí thơng minh, óc độc lập suy nghĩ hơn là những kiến thức và coi đó là
con đường làm cho nhân loại hạnh phúc. Xecvantec chế nhạo cái lỗi thời của lí tưởng
hiệp sĩ phong kiến… chủ nghĩa nhân văn giáng một đòn mạnh mẽ và quyết liệt vào
chủ nghĩa phong kiến, Giáo hội và hệ tư tưởng tôn giáo, góp phần quan trọng vào việc
giải phóng con người và tiến bộ xã hội. [3; Tr. 290 – 291]
ái ni
ật
1.3 Kh
Khá
niệệm kết cấu tr
trầần thu
thuậ
13


1.3.1 Tổ chức cốt truyện
Cốt truyện là một phương diện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật, nó chỉ lớp
biến cố của hình thức tác phẩm. Chính hệ thống biến cố (tức cốt truyện) đã tạo ra sự
vận động của nội dung cuộc sống được miêu tả trong tác phẩm. Tính truyện (có cốt
truyện) là một phẩm chất có giá trị quan trọng của văn học, sân khấu, điện ảnh và các
ngành nghệ thuật cùng loại. Trong các thể loại văn học, các cốt truyện là thành phần

quan trọng thiết yếu của tự sự và kịch, nhưng thường khơng có mặt trong tác phẩm trữ
tình.
Cốt truyện được xây dựng bằng nhiều biện pháp kết cấu khác nhau. Trình tự
thơng báo với người đọc về các sự kiện diễn ra, việc nhấn mạnh những liên hệ bên
trong mang ý nghĩa và cảm xúc giữa các sự kiện – là phạm vi kết cấu cốt truyện. Lối
kết cấu bằng trình tự liên tiếp trước sau của các sự kiện, ở những tác phẩm có giá trị
nghệ thuật thật sự, khiến người đọc ln thấy mới mẻ qua từng tình tiết, và đoạn cuối
thường là yếu tố trụ cột của cốt truyện… Một cách kết cấu quan trọng là đảo lộn trật tự
thời gian của các sự kiện, nhằm chuyển chú ý của người đọc từ sự việc sang nội tình
bên trong nhân vật… Kiểu kết cấu hồi cố trong tiểu thuyết và kịch sử dụng các đoạn
hồi ức của nhân vật, các quãng tuyến hành động nhân vật.
Các cốt truyện văn học được tạo ra theo các cách khác nhau. Có loại cốt truyện
trong đó các sự kiện là kết quả hư cấu thuần túy của nhà văn. Có loại cốt truyện sử
dụng nhiều nguyên mẫu của đời sống thực, đó là cốt truyện dựa trên các sự kiện lịch
sử có thực; hoặc là cốt truyện dựa trên tiểu sử của bản thân nhà văn (tác phẩm thuộc
loại tự truyện); hoặc cốt truyện dựa trên dấu tích các câu chuyện hình sự. Ngồi ra cịn
có loại cốt truyện được xây dựng dựa vào một hoặc những cốt truyện văn học đã được
biết đến, có nhào nặn lại, có bổ sung, hiệu chỉnh theo cách của mình; đó là cốt truyện
vay mượn. [3; Tr. 324 – 325 – 326].

1.3.2 Giọng điệu và ngôi trần thuật
1.3.2.1 Giọng điệu
Văn học thể hiện cái giọng điệu riêng mang thái độ tình cảm và đánh giá của tác
giả. Giọng điệu ở đây là một hiện tượng nghệ thuật, khơng nên đồng nhất giọng điệu
tác giả vốn có ngoài đời.
Trong thơ ca giọng điệu thuộc về chủ thể trữ tình, gần gũi với tác giả, phản ánh
cái Tơi thứ hai của tác giả. Trong truyện giọng điệu phức tạp hơn, thể hiện qua giọng
14



của người kể, mà người kể ấy có thể là nhân vật (xưng tơi) hay người kể vơ hình
nhưng cũng thể hiện kín đáo cái Tơi thứ hai của tác giả. Giọng điệu thể hiện ở cách
xưng hô, cách dùng từ ngữ nhằm biểu hiện tình cảm thầm kín, thân mật hay xa lạ,
khinh bỉ, châm biếm, giễu nhại. Một tiếng “chàng”, “nàng” trong văn hay một tiếng
xưng hô “hắn”, “thị” trong truyện đã tạo ra một trường từ vựng tương ứng và đặt
người đọc vào cái khơng khí đặc trưng do tác giả tạo ra. Truy
Truyệện Ki
Kiềều của Nguyễn Du
nổi bật lên giọng cảm thương, than ốn, đau xót. Nổi bật trong truyện ngắn Nguyễn

Công Hoan là giọng trào lộng, hài hước. Nổi bật trong truyện Thạch Lam là giọng
đồng cảm, trữ tình…
Giọng điệu cịn phối hợp với các chi tiết, tình tiết, mơ típ, nhịp điệu làm thành
cái khơng khí riêng của từng tác phẩm. [6; Tr. 64]
Bên cạnh đó giọng điệu cịn phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị
hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trị rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và
tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, như văn chưa thể
viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật.
Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu – là phương tiện biểu hiện qua lời nói, biểu
hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp điệu, chỗ ngừng… Giọng điệu
là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó địi hỏi người trần thuật hay nhà
thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng và điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với
giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp
với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường đa dạng, có nhiều
sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu. [4; Tr.112]

1.3.2.2 Ngôi trần thuật
Liên quan trực tiếp đến ngôi trần thuật việc đầu tiên phải đề cập đến là người
trần thuật. Người kể chuyện (người trần thuật) là một người do nhà văn tạo ra để thực
hiện hành vi trần thuật. Khác với người kể chuyện trực tiếp như trong diễn xướng dân

gian, người kể chuyện trong văn bản viết ẩn mình trong dịng chữ. Người kể chuyện ấy
có thể được kể bằng ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai và ngôi thứ ba. Người kể chuyện chỉ
có thể kể được khi nào họ cảm thấy như người trong cuộc, đang chứng kiến sự việc
xảy ra bằng tất cả giác quan của mình. Do đó về căn bản mọi người kể chuyện đều kể
theo ngôi thứ nhất. Cái gọi là kể theo ngôi thứ ba thực chất là hình thức kể khi người
kể chưa có ý thức (như trong truyện thần thoại, truyện cổ tích…) hoặc đã được ý thức
15


nhưng cố ý giấu mình (như trong truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại). Ví dụ đoạn mở
đầu Ch
Chíí Ph
Phèèo Nam Cao viết: “Hắn vừa đi vừa chửi, bao giờ cũng vậy, cứ rượu xong

là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời…” Thực chất câu trần thuật này là: “Tôi thấy hắn
vừa đi vừa chửi…”, nhưng nhà văn giấu vai trò mình thấy đi, cho nên là ngơi thứ ba
giấu mình. Vì vậy nhà nghiên cứu Pháp Paul Riceou nói hai ngơi đó khơng có gì khác,
đều là cái Tơi của người kể chuyện. Tuy nhiên ở đây có sự phân biệt quy ước.
Người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng “tôi” là một nhân vật trong truyện, chứng
kiến các sự kiện đứng ra “kể”. Kể theo ngơi thứ nhất là hình thức nghệ thuật xuất hiện
rất muộn, mãi đến đầu thế kỉ XIX mới có ở Châu Âu và thịnh hành dần cho đến ngày
nay. Ngự trị trong văn học cổ và văn học trung đại là hình thức ngơi thứ ba. Ngôi thứ
ba cho phép người kể cỏ thể kể tất cả những gì họ biết, cịn ngơi thứ nhất thì chỉ được
kể những gì mà khả năng của một người cụ thể có thể biết được, như vậy mới tạo được
cảm giác chân thực. Ngôi thứ hai (xưng anh) như trong tiểu thuyết Linh Sơn của Cao

Hành Kiện cũng mang cái Tôi của người kể, song với ngôi thứ hai nó tạo ra một khơng
gian gián cách: một cái tôi khác, một cái tôi được kể ra chứ không phải là tự kể như
ngôi thứ nhất. [6; Tr. 60 - 61]


1.3.3 Ngôn ngữ người trần thuật
Ngôn ngữ là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm
người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có
những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình
và biểu hiện ngơn ngữ. Chẳng hạn, trong Truy
Truyệện Ki
Kiềều, Nguyễn Du bên cạnh sử dụng
các từ ngữ tả thực sắc sảo, vẽ ra thần sắc của từng nhân vật, tình huống, cịn thiên về
sử dụng các từ ngữ tao nhã, quý phái theo nguyên tắc hoán dụ để miêu tả như “thu

thủy, xuân sơn”, “hoa cười ngọc thốt”, “trong ngọc trắng ngà”, “mai cốt cách, tuyết
tinh thần”; đồng thời xây dựng lời trần thuật cơ đúc dưới hình thức tiểu đối, đối xứng,
trùng điệp, hài hịa, có khả năng gây ấn tượng cảm xúc mạnh: “càng cay nghiệt lắm,

càng oan trái nhiều”, “hoa trôi giạt thắm, liễu xơ xác vàng”… Những đặc điểm này
cho thấy tác giả không chỉ tái hiện chân thực cuộc sống mà còn muốn miêu tả một
cách thẩm mĩ, trang trọng, cổ điển.
Ngôn ngữ người trần thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết Nam Cao lại được
xây dựng theo nguyên tắc khác. Sự trùng điệp (lặp lại) chồng chất các hiện tượng của
đối tượng trong từng câu văn, đoạn văn đã thể hiện cảm giác ghê tởm, khủng khiếp
16


trước tình trạng cuộc sống quá mức tồi tệ, quá mức chịu đựng của con người. Chẳng
hạn, chân dung của Oanh, Chí Phèo, Thị Nở, Lang Rận, đoạn tả cảm xúc của Thứ
trước khi rời Hà Nội về quê… Văn trần thuật Nam Cao có nhiều những từ ngữ và
phương thức cú pháp chỉ sự quá mức như: “đã thế… lại cịn”, “rất”, “suốt đời”,

“suốt ngày”, “càng ngày càng”, “tồn những”, “biết bao”… đã thể hiện quan điểm
cảm xúc của ông. Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong

phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái
nhìn giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngơn ngữ người trần thuật có thể có một giọng
(chỉ nhầm gợi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời nhại, mỉa mai, lởi nửa trực tiếp…)
thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng miêu tả.
Ngơn ngữ người trần thuật dưới hình thức lời người kể chuyện ngồi đặc điểm
như trên cịn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổ sung cho lập trường, đặc điểm tâm
lí, cá tính của nhân vật – người kể chuyện mang lại. Chẳng hạn ngôn ngữ của nhân vật

ườ
“tơi” trong Nh
Nhậật kí ng
ngườ
ườii điên của Lỗ Tấn. [4; Tr. 181 - 182]
ái ni
1.4 Kh
Khá
niệệm nh
nhâân vật văn học
Thuật ngữ chỉ hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu
về sự tồn tại trọn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người,
nhân vật văn học có khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được
gắn cho những đặc điểm giống với con người.
Là phương thức nghệ thuật nhằm khai thác những nét thuộc tính của con người,
nhân vật có ý nghĩa trước hết ở các loại văn học tự sự và kịch, ở sân khấu, điện ảnh,
điêu khắc, hội họa, đồ họa. Các thành tố tạo nên các nhân vật gồm: hạt nhân tinh thần
của cá nhân, tư tưởng, các lợi ích đời sống, thế giới xúc cảm, ý chí. Các hình thức và
hành động.
Tính toàn vẹn (chỉnh thể) của con người được thể hiện ở văn học trong giới hạn
những khả năng của ngôn từ nghệ thuật, chủ yếu là miêu tả (tạo hình) và biểu cảm. Ở
dạng đầy đủ, đó là hình tượng con người với tồn bộ những đặc điểm ngoại hình (nét

mặt, dáng người, tên riêng…) ; lối nghĩ, hành động, thế giới tinh thần, tâm hồn; do vậy
các khái niệm này gần với tính cách
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ, khơng phải bị
đồng nhất với con người có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét rất
gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm của nhà văn về
17


con người; nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân
vật văn học chỉ có được trong một hệ thống tác phẩm cụ thể. Vai trò và đặc trưng của
nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề “nhân vật – tác giả”. Theo
Bakhtin – “nhân vật - tác giả” tùy thuộc hai nhân tố: 1. Lập trường (công nhiên hoặc
che giấu) của tác giả trong quan hệ với nhân vật (lập trường đó có thể là anh hùng hóa,
mỉa mai, chế nhạo, đồng cảm…) và 2. bản chất thể loại của tác phẩm (ví dụ trong văn
học trào phúng sẽ có kiểu quan hệ nhân vật giữa tác giả đối với nhân vật khác với
trong văn xuôi tâm lí). Tùy thuộc hệ thống nghệ thuật của nhà văn, có những mức độ
tối đa – nhân vật đối lập và đối thoại với tác giả, tính “tự trị” của nó là đáng kể (đây là
cơ sở để nói lên logic nội tại của nhân vật), mức tối thiểu – nhân vật và tác giả mang
nét chung về tư tưởng, tác phẩm trở thành tâm gương soi những tìm tòi về tinh thần
của nhân vật, cũng là một bước đường tư tưởng của nhà văn.
Gắn với sáng tác ngôn từ của thời đại khác nhau, nhân vật văn học in dấu
những xu hướng tiến hóa của ngơn từ nghệ thuật. Tiêu biểu cho sử thi là nhân vật lí
tưởng hóa, ở chủ nghĩa cổ điển là nhân vật “mặt nạ” cố định, ở chủ nghĩa lãng mạng là
kiểu nhân vật bị vò xé bởi những mâu thuẩn; ở chủ nghĩa hiện thực: thế kỉ XIX-XX là
nhân vật được mô tả trong tính xã hội lịch sử cụ thể, có đời sống tâm lý; ở một số trào
lưu văn học và sân khấu thế kỉ XX cịn có phản nhân vật, tức là một kiểu nhân vật bị
tước bỏ nhiều nét vốn có của nó (so với các trào lưu truyền thống) nhưng vẫn ở vị trí
trung tâm tác phẩm.
Thực tiển sáng tác, phê bình và nghiên cứu văn học nên lên nhiều kiểu và loại
nhân vật văn học, tương ứng với những dấu hiệu phân loại khác nhau. Do vị trí, vai trị

khác nhau trong tác phẩm, người ta nêu ra “nhân vật chính” và “nhân vật phụ”. Do
phục vụ cho việc truyền đạt đánh giá và thể hiện lý tưởng xã hội của nhà văn, người ta
nêu ra “nhân vật chính diện” (tích cực) và “nhân vật phản diện” (tiêu cực). Cách phân
biệt này tuy ước lệ, nhưng lại tiêu biểu cho sáng tác của khá nhiều xu hướng văn học.
Do gắn với những thể loại văn học khác nhau, người ta phân biệt “nhân vật tự sự”;
“nhân vật trữ tình”; “nhân vật kịch”. Ngồi ra, các kết quả nghiên cứu sâu vào từng xu
hướng và thời đại văn học cịn cho phép nói tới các kiểu “nhân vật loại hình” như:
nhân vật chức năng (nhân vật – mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng.
Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem sáng tác của
một nhà văn, một khuynh hướng trường phái hoặc dòng phong cách. Những nét chung
18


về nhân vật cho phép nêu lên những hiện tượng văn học như: văn học về “con người
thừa” (ở văn học Nga thế kỷ XIX), văn học về “thế hệ mất mát” (văn học thế kỷ XX).
Những nhân vật trên thế giới trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi chính là những
hình tượng vĩnh cữu (như Promete, Fauxt, Đông Joang…) của văn học thế giới. [4: Tr.
1254 – 1255]

19


ƯƠ
NG 2 GI
Á TR
ẨM
CH
CHƯƠ
ƯƠNG
GIÁ

TRỊỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PH
PHẨ

ỆN CON MÈO DẠY HẢI ÂU BAY
CHUY
CHUYỆ
2.1 Hi
ực cu
Hiệện th
thự
cuộộc sống trong Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay

Về vấn đề ô nhiễm môi trường trong Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay
2.1.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân cái chết của cô chim hải âu Kengah – một cô chim hải âu đáng
yêu và chuẩn bị được làm mẹ đó là nạn tràn dầu - một hiện tượng nhức nhối đáng lên
án của con người, một hành động giết hại đi rất nhiều nguồn tài nguyên cũng như rất
nhiều sinh vật sống trong biển hoặc sống nương nhờ vào biển. Con người có thể là
nhân tố tạo ra rất nhiều vết thương dành cho thiên nhiên, nhưng có lẽ nỗi tức giận mà
thiên nhiên mang trả lại chưa đủ để khỏa lấp sự tham vọng, ích kỉ vẫn đang hằng ngày
sinh sơi nảy nở qua thời gian trong tâm trí họ. Vậy nên, việc miêu tả từng chi tiết cụ
thể về tình trạng, suy nghĩ và cảm xúc của Kengah trong cơn nguy kịch đã phần nào đó
nói lên sự bất nhẫn mà con người đã gây ra cho những chủng loài sống cùng “mảnh
đất Mẹ” với mình. Trong giờ phút cận kề cái chết, Kengah đã không ngừng nguyền rủa
con người – tác nhân trực tiếp tạo ra cái chết đáng sợ cho loài hải âu. “Các con tàu

chở dầu lớn thường lợi dụng những ngày có sương mù dọc bờ biển, chạy hơi nước ra
xa khỏi đất liền để thau rửa các thùng dầu”[Tr.27]. Ở đây người đọc có thể thấy khi

xã hội văn minh, phát triển, kéo theo đó là sự tiến bộ nhanh chóng về mặt nhận thức
cũng như trí tuệ của con người tăng vọt, thế nhưng điều đó khơng hồn tồn đối với tất
cả con người trong xã hội. Sự lười nhác, biếng việc cộng thêm sự vị kỉ cá nhân đã đưa
một số cá thể đi đến với những hành động ngu ngốc, gây tổn hại to lớn đến rất nhiều
nhân tố xung quanh. Việc đánh bắt thủy hải sản, việc vận chuyển các loại hàng hóa
bằng đường biển là một trong những cơng việc góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và
đưa đời sống cá nhân lên một bước mới sung túc hơn. Thế nhưng, sau khi đã lấy, đã
khai thác rất nhiều nguồn lợi từ biển cả, thay vì phải ra sức bảo vệ và cải thiện để
mang đến lợi ích lâu dài, một số cá nhân đã làm điều ngược lại, cũng có thể gọi những
hành động đó là một sự vơ ơn đối với nơi đã tạo ra cuộc sống cho bản thân cá nhân đó
và gia đình họ.
Cơng việc dọn dẹp tàu thuyền sau mỗi chuyến ra khơi là một điều tất nhiên và
bắt buộc phải làm, con người có thể chọn cách đưa thuyền vào bờ, đổ bỏ số dầu cặn đó
20


vào một chỗ chứa chắc chắn rồi mang số dầu nó đi tìm nơi để tiêu hủy; nhưng họ lại
khơng làm điều đó, có thể đối với họ cả quá trình làm từng việc ấy mất rất nhiều thời
gian và họ có thể dành số thời gian đó đi làm những việc khác để sinh lợi nhuận, xuất
phát từ tâm lí muốn sử dụng nhưng khơng thích dọn dẹp, họ đã thải ra biển – cách tiêu
hủy dầu nhanh chóng và tiện lợi – một cách không thương tiếc. Dõi theo kí ức của
Kengah về một trong số những lần cô trông thấy cảnh tượng ấy chúng ta cũng sẽ phải
bàng hồng, khơng thể nào hiểu nỗi tại sao con người có thể thản nhiên và bình thường
làm được một việc như thế, một việc mà họ ngốc nghếch tin rằng sẽ khơng ảnh hưởng
gì đến họ cả. Con người tự tin vào khả năng hiểu biết cũng như phán đốn tình huống
của bản thân, với những kiến thức mà bao năm họ trau dồi được đã củng cố niềm tin
của chính họ vào những việc làm của mình. Vì sao họ đổ dầu vào biển, có thể khơng
chỉ bắt nguồn từ việc lười biếng, vị kỉ mà còn với suy nghĩ theo họ là tích cực “vừa có
thể dọn dẹp sạch sẽ, vừa tiết kiệm công sức” và thế là biển cả giúp họ thực hiện điều
đó một cách dễ dàng. Cái gì khơng cịn nhìn thấy được trước mắt mình thì y như rằng

cái đó đã biến mất, dầu cũng vậy; sóng biển đánh dạt đám dầu loang trơi ra một vùng
nào đó, xa khỏi tầm mắt của những người đã đổ chúng xuống nên họ cứ đinh ninh rằng
chúng sẽ tan biến và vô hại; thế nên “con ma dầu” vơ hình ấy đã có dịp giương oai và
tàn sát rất nhiều lồi. Tiết kiệm cơng sức và tiền bạc là một điều rất tốt nhưng hành
động để đạt đến điều đó lại là hành động phá hoại bất nhẫn, dã man. Tuy nhiên, sống
trong cuộc đời ai mà khơng phạm phải lỗi lầm ít nhất là một lần, cái quan trọng là
đằng sau mỗi lỗi lầm ấy sự nhìn nhận, chuộc lỗi là như thế nào. Đến đây lại đưa cho
người đọc một hiện trạng đáng buồn khác nữa, đó là con người chúng ta hầu như
khơng bao giờ chịu chấp nhận mình là sai mặc dù hậu quả mà chúng ta gây ra đã hiện
rõ trước mắt. Có người nói việc chối bỏ sự sai phạm của mình là xuất phát từ một tâm
lí ích kỉ nào đó trong sâu thẳm trí não, thế nhưng đối với chúng ta tâm lí khơng có chỗ
đứng trong vấn đề này. Đóng vai trị quan trọng, chi phối ở đây là nhận thức, là lí trí
của mỗi bản thể; một người có nhận thức cao thì tự khắc họ sẽ nhìn thấy được lỗi sai
của mình và khắc phục chúng nhưng nếu đó là một người nhận thức thấp thì mọi việc
tự khắc sẽ ngược lại.
Một điều đáng buồn đó là trong câu chuyện này hầu như những người nhận
thức kém được đề cập đến khá nhiều; “và khi nào họ mới hiểu được việc họ đang

làm?” [Tr. 85] có lẽ đây là một câu hỏi vơ hạn về mặt thời gian trả lời, bởi biển cả nói
21


riêng hay mơi trường nói chung khơng thể đem con người ra tịa án kiện cáo để lấy lại
sự cơng bằng, cái mà mơi trường có thể làm chỉ là nổi cơn thịnh nộ và giết chóc, ấy
vậy mà sự thịnh nộ kia không làm lung lay hành động và suy nghĩ của không nhiều
người; họ vẫn đổ lỗi lẫn nhau, trách móc lẫn nhau mà quên đi rằng bản thân cũng đã
từng “góp sức” vào vấn nạn hủy hoại môi trường tự nhiên.

2.1.2 Hậu quả
Với những tác nhân đáng sợ ở trên thì tất yếu sẽ sản sinh ra những hậu quả

khôn lường đối với hệ sinh thái biển, trong đó bao gồm biển và tồn bộ những lồi
sinh vật trong biển và sống nhờ biển. Luis Sepulveda đã miêu tả như sau: “Người ta

trút xuống biển hàng nghìn lít thứ chất lỏng sền sệt, hơi hám đó rồi nhờ những con
sóng đánh dạt ra xa” [Tr.27]. Đó là hàng nghìn lít, nếu so với diện tích của biển cả
trên thế giới thì có lẽ con số hàng nghìn này khơng có ý nghĩa gì, nhưng nếu ngày nào
con số hàng nghìn ấy cũng đều xuất hiện, đều đè nặng sự tàn phá lên những sinh vật
trên biển thì thử hỏi điều đó sẽ tệ hại biết đến chừng nào. Dầu là một dạng gây ơ nhiễm
đặc biệt vì nó khơng trộn lẫn được với nước và có trọng lượng riêng nhẹ hơn nước, do
đó dầu khi bị tràn tạo ra một vệt dầu loang trôi trên bề mặt nước. Chính vết dầu loang
này là nguyên nhân gây nên nhiều sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh thái biển. Từ
các rạn san hô, các bãi cát, bãi bùn, các cây trồng chắn sóng đến sự sinh sản của cá đều
bị dầu tràn tiêu diệt triệt để. Trong đó, tác hại lớn nhất và cũng trực tiếp nhất mà chúng
ta dễ dàng nhận thấy được đó là làm ngạt và gây tử vong cho các sinh vật biển và một
số lồi khơng thuộc biển - ở đây là lồi chim hải âu mà điển hình là cơ chim Kengah.
Dầu loang không giết chết nạn nhân ngay tức khắc lúc vừa mới tiếp xúc mà chúng giết
nạn nhân một cách từ tốn như một tên sát nhân máu lạnh chứng kiến nạn nhân quằn
quại trong đau đớn và khổ sở rồi chết từ từ. Luis Sepulveda đã miêu tả khá rõ nét giờ
khắc gần kề cái chết của Kengah để phần nào giúp người đọc thấu hiểu nỗi kinh hoàng
ám ảnh ấy là như thế nào: “Kengah trải qua những giờ phút dài nhất trong cuộc đời

khi bập bềnh trên sóng, kinh hồng tự hỏi phải chăng cơ đang chờ đợi cái chết đáng
sợ nhất trên đời. Kinh khủng hơn chuyện bị một con cá ăn thịt, kinh khủng hơn chuyện
thể xác đau đớn vì nghẹt thở, đó là chết đói.”[Tr.27]. Chúng ta có thể nhận ra rằng dầu
khơng chỉ đơn thuần làm cho sinh vật khơng may dính phải ngạt thở rồi chết, mà có
thể nói ví von là dầu gây cho sinh vật muôn vạn kiểu để chết. Và dầu xuất phát từ đâu?
Đó xuất phát chính từ con người, tất nhiên ở đây không bao gồm tất cả mọi người, bởi
22



lẽ trong một số ít trường hợp xuất hiện “mấy chiếc tàu nhỏ đi áp sát đám tàu chở dầu

để ngăn chúng xả bừa bãi”[Tr.27]. Thế nhưng “những con tàu được phủ lên lớp sơn
bảy sắc cầu vồng đó thường không tới kịp để bảo vệ biển khỏi bị ô nhiễm”[Tr.27], một
câu kết thúc có vẻ nhẹ tênh nhưng chứa đầy sự ưu phiền và uất ức. Nếu như con người
có ý thức hơn đối với mơi trường, có trách nhiệm hơn đối với bản thân thì có lẽ họ sẽ
không hành động như vậy.
Nhiều lúc trước khi chúng ta làm một điều gì đó thì hãy dành ra một phút suy
nghĩ về những điều xung quanh để xem việc làm đó ảnh hưởng như thế nào và ra sao
đối với những điều ấy, có như thế thì cuộc sống chúng ta mới tốt đẹp và lâu bền. Thử
hỏi nếu như việc đổ dầu, tràn dầu cứ hàng ngày tiếp tục mà khơng có sự hạn chế hay
dừng lại thì các loài sinh vật biển sẽ ra sao, hệ sinh thái biển sẽ như thế nào và đến lúc
tận cùng con người sẽ bám víu vào điều gì để sinh tồn, để đảm bảo cuộc sống cho bản
thân và gia đình.

2.1.3 Thái độ của các nhân vật và tác giả về vấn đề ô nhiễm môi trường
Tất nhiên với việc hằng ngày được chứng kiến những cảnh tượng xấu xa đó thì
tự khắc hình thành trong đầu mỗi nhân vật một nỗi căm hờn rất lớn dành cho con
người – những người đã làm điều đó. Bên cạnh đó thơng qua việc nêu lên vấn nạn này
cũng thể hiện được thái độ lên án mãnh liệt thì phía tác giả. “Con người, khơng may

thay, lại rất khó lường. Thường thì với những ý định tốt nhất họ lại phá hoại nhiều
nhất” [Tr.84], bắt nguồn từ vấn nạn đổ dầu, tràn dầu đã được chúng tôi đề cập ở trên,
chúng ta dễ dàng lí giải câu nói này của ngài Đại tá. “Hãy nghĩ về cô hải âu tuyệt vời

kia. Cô ấy chết vì họ điên cuồng, làm ơ nhiễm đại dương với rác rưởi của họ” [Tr. 85].
Câu nói này có ghim sâu vào tâm khảm mỗi chúng ta hay khơng, có thể là có mà cũng
có thể là khơng, bởi vì trong nhận thức của nhiều người hải âu đơn giản chỉ là một loài
động vật mà động vật thì có lẽ được sinh ra nhằm phục vụ cho con người; mạng người
thì q cịn mạng động vật thì chẳng ăn nhằm gì cả. Thế nên việc một con hải âu

chẳng may dính phải váng dầu và chết chẳng tạo nên ý nghĩa gì trong suy nghĩ của một
số người cả. Tuy nhiên, qua hiện thực có đơi phần phũ phàng và tàn nhẫn này, tác giả

Luis Sepulveda cũng muốn nói rằng nếu đã là một lồi sống trên trái đất này thì đều có
quyền được sống ngang nhau, động vật cũng có suy nghĩ, cũng có linh hồn, cũng có
con cái và những ước mơ, vì vậy việc cướp đi sinh mạng của một lồi vật nào đó dù vơ
tình hay cố tình đều đáng bị lên án. “Điên cuồng” là tính từ mà đồng bọn mèo đã dành
23


cho con người cùng với hành động của họ, đó là khơng thể tự kiềm chế việc làm của
mình, cũng có thể là hung hăng đáng sợ. Việc dùng tính từ này đã tăng thêm hiệu ứng
mạnh mẽ cho việc hủy hoại biển cả của con người, có thể thấy họ không chỉ tàn phá
môi trường biển bằng dầu mà cịn bằng cả rác rưởi.
Khơng là những số liệu cụ thể, khơng là những đoạn băng ghi hình sống động,
khơng là những câu nói mạnh mẽ khi đề cập đến vấn đề; chỉ bằng những câu đối thoại
đơn giản, những câu nói bộc lộ cảm xúc nhẹ nhàng nhưng cũng chứa đầy nỗi tức giận
nhưng đã xoáy thật sâu vào vấn đề để hiện thực hiện ra một cách rõ ràng và thuyết
phục nhất. “Những điều kinh hoàng vẫn xảy ra trên biển. Thỉnh thoảng tôi vẫn tự hỏi

bọn người khùng hết cả rồi hay sao, họ đã biến đại dương thành một bãi rác thải
khổng lồ” [Tr. 96], đây chỉ là một câu nói của một con mèo, một loài giống thấp hơn
chúng ta gấp nhiều lần nhưng sức nặng mà câu nói này đem lại có thể thức tỉnh khơng
ít người. Chỉ một ít rác thải cũng có thể làm ơ nhiễm cả dịng sơng, vậy thì đại dương
thành bãi rác khổng lồ thì ước lượng sự ơ nhiễm sẽ là bao nhiêu, một con số đáng sợ
và khơng dám hình dung. Lời kể của Bốn Biển – một con mèo viễn dương: “Tôi vừa

mới đến đây sau cuộc nạo vét cửa sông Elbe và các anh không tưởng tượng nổi số rác
rưởi mà thủy triều đã đánh dạt vào đó đâu. Nhiều như khe trên mai rùa biển. Chúng
tôi kéo lên bao nhiêu là thùng thuốc trừ sâu, lốp xe hỏng, và hàng tấn chai nhựa đáng

ghê tởm mà con người đã vứt lại trên các bãi tắm” [Tr. 96], qua lời kể này mọi người
đang suy nghĩ về điều gì? Là suy nghĩ vì sao con người lại làm như vậy, là suy nghĩ vì
sao lại nhiều như thế, chẳng những nhiều mà còn đa dạng về mặt chủng loại rác nữa?
Tất cả những câu hỏi được đặt ra đều đúng, đều nhấn mạnh trọng tâm vấn đề nhưng ai
sẽ là người trả lời những câu hỏi vừa đặt ra ở trên, đây mới là câu hỏi khó tìm lời giải
đáp nhất. Mấy ai chịu chấp nhận đứng ra nhận lãnh hậu quả mà người khác cũng góp
phần làm nên khơng chỉ riêng mình, đó là dạng suy nghĩ cộng đồng. Nói thế nghĩa là
một người ít khi nào làm việc theo sự thúc đẩy của cá nhân mà họ phụ thuộc nhiều
nhất vào đám đông; đa số vẫn là thế chủ đạo trong thời khắc quyết định sự việc và ở
đây cũng thế. Một người không đủ sức làm ô nhiễm cả một đại dương, bởi vì người
này nhìn thấy người kia hành động, người kia lại thấy người nọ làm như thế… và rốt
cuộc tất thảy mọi người đều nhìn nhau để làm, ít ai làm điều ngoại lệ. Xuất phát từ tâm
lí cộng đồng cho nên lần lượt từng người từng người góp từng chút ít một rác thải đổ
đầy đại dương và khi tất cả mọi người đều cùng làm thì tại sao một cá nhân nào đó
24


phải lên tiếng hay thậm chí đứng lên chịu trách nhiệm chứ? Chính thái độ trong lời nói
cũng như hành động mà các nhân vật loài vật đề cập đến đã là minh chứng rõ ràng cho
việc làm sai và hậu quả nặng nề của nó là như thế nào.
Điều mà tác giả Luis Sepulveda muốn nhắn gửi đến qua việc thể hiện giá trị
hiện thực này trước hết là thể hiện rõ ràng hơn, cụ thể hơn, sống động hơn tác hại của
sự ô nhiễm môi trường hay chi tiết hơn là ơ nhiễm nguồn nước, kế đến có lẽ tác giả
muốn phần nào đó đánh thức những điều tốt đẹp trong tận sâu tâm hồn mỗi con người
chúng ta để mỗi khi quyết định làm một việc gì đó chúng ta sẽ trưởng thành hơn mà
khơng hành động sai lầm. Dù vẫn biết hiện thực có tàn nhẫn thì mới đủ sức đánh mạnh
vào nhận thức để hướng thiện cho bản ngã mỗi người, tuy nhiên một hiện thực có
nhiều phần tốt đẹp vẫn là hữu hiệu nhất cho cuộc sống của chúng ta phải không? Mong
rằng giá trị hiện thực mà tác giả mang đến cho tác phẩm sẽ phần nào đó làm được việc
này, thơng điệp từ lồi vật tác động mạnh đến con người.


2.2 Tính nh
nhâân văn trong Chuy
Chuyệện con mèo dạy hải âu bay

2.2.1 Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả
Câu chuyện được mở đầu bằng hình ảnh những sải cánh hải âu trên bầu trời
biển Hamburg, những sải cánh mạnh mẽ và đẹp như những ánh sao màu bạc; câu
chuyện cũng được mở đầu bằng những tưởng tượng của cô hải âu Kengah về chuyến
hành trình hứa hẹn đầy sự tốt đẹp của mình. Những suy nghĩ bay bổng và lung linh về
một tương lai tươi sáng, nơi đó “hải âu mái sẽ đẻ trứng, ấp ủ, bảo vệ chúng khỏi hiểm

nguy, và rồi sau khi chim non thay lông tơ và trổ những chiếc lông vũ đầu tiên, sẽ tới
khoảnh khắc đẹp đẽ nhất trong suốt cuộc hành trình: dạy những chú chim hải âu con
bay trên vịnh Biscay” [Tr. 14]. Người đọc sẽ nhìn thấy được điều gì sau câu văn ấy?
Có phải đó là một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái chứa đựng đầy sự thương yêu và trìu
mến dành cho những đứa con tương lai của Kengah hay khơng? Nếu độc giả có được
cảm giác ấy thì đó là một cảm giác khá chính xác đến điều mà tác giả đang muốn đề
cập. Quay ngược lại thế giới lồi người một chút, có thể bây giờ một số trong chúng ta
chưa từng trải qua cảm giác làm mẹ, tuy nhiên hãy nhớ lại khi mình bắt gặp một ai đó
đang mang thai thì họ sẽ như thế nào. Có phải thái độ và cách hành xử của họ cũng
giống như Kengah hay khơng, đó là những suy nghĩ vẩn vơ về đứa con chưa chào đời
của mình, những hi vọng và mong ước mà mỗi bà mẹ đặt vào đứa con bé nhỏ, là
25


×