Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Tài liệu luận văn:Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 150 trang )

1

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Thực trạng và giải pháp thu hút
FDI từ Hoa Kỳ vào tỉnh Hà Tây trong điều
kiện hội nhập kinh tế quốc tế.”


2

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC
LỜI CẢM ƠN
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
LỚI MỞ ĐẦU

Trang
2
3
5
6

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH
THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
1.1 Định nghĩa, vai trò FDI và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI nói chung
1.1.1 Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức FDI
1.1.1.1 Định nghĩa FDI
1.1.1.2
Đặc điểm của FDI
1.1.1.3. Các hình thức FDI


1.1.2 Vai trị của nguồn vốn FDI nói chung
1.1.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
1.1.2.2 Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư
1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
1.1.3.1
Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư
1.1.3.2
Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư
1.2 Các lý thuyết về FDI
1.2.1 Mơ hình cái vịng luẩn quẩn của NUSKSE
1.2.2 Mơ hình MacDouglall-Kempt
1.3 Vai trị của khu vực FDI với nền kinh tế Việt Nam
1.3.1 FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
1.3.2 FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
1.3.3 FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
1.3.4 FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mơ
1.4 Tình hình thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
1.4.1 Đặc điểm hoạt động và xu hướng FDI của Hoa Kỳ hiện nay
1.4.1.1 Đặc điểm hoạt động FDI của Hoa Kỳ hiện nay
1.4.1.2 Về địa bàn đầu tư
1.4.1.3 Về cơ cấu đầu tư
1.4.1.4 Về hình thức đầu tư
1.4.2 Tình hình FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam qua các năm gần đây
1.4.2.1 Năm 2006
1.4.2.2 Năm 2007
1.4.2.3 Năm 2008
1.4.3 Chiến lược FDI của Hoa Kỳ trong những năm tới
1.4.3.1 Một số điều chỉnh trong chính sách đầu tư của Hoa Kỳ
1.4.3.2 Chiến lược FDI của Hoa Kỳ tại Việt Nam


8
8
8
8
9
9
10
10
11
12
12
12
16
16
18
20
21
21
22
22
23
23
23
25
26
28
31
31
33
36

37
37
39


3

1.5

Kinh nghiệm thu hút FDI từ Hoa Kỳ của một số nước
1.5.1 Kinh nghiệm của Thái Lan
1.5.2 Kinh nghiệm của Indonesia
1.5.3 Kinh nghiệm của Malaysia
1.5.4 Kinh nghiệm của Trung Quốc
1.6 Bài học của Việt Nam trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ
1.6.1 Mở cửa thu hút FDI nước ngoài từng bước, theo khu vực
1.6.2 Phương pháp thu hút công nghệ tiên tiến của nước ngoài
1.6.3 Về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI nước ngồi
1.6.4 Nhưng nâng cao hiệu quả đầu tư còn quan trọng hơn tăng lượng vốn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY TRONG ĐIỀU KIỆN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1 Thế mạnh của tỉnh Hà Tây
2.1.1 Hà Tây có vị trí địa lí rất thuận lợi
2.1.2 Tiềm năng văn hoá-du lịch cực kỳ phong phú
2.1.3 Cơ sở hạ tầng rất thuận lợi cho đâu tư
2.1.4 Tiềm năng phát triển làng nghề và tiểu thủ công nghiệp
2.1.5 Tiềm năng phát triển cơng nghệ cao
2.1.6 Hà Tây đón nhận vận hội mới
2.2 Thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trong những năm qua

2.2.1 Đánh giá số liệu
2.2.1.1 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005-2006
2.2.1.2 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2007
2.2.1.3 Hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây năm 2008
2.2.2 Những thành công trong công tác thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây
2.2.2.1 Hoa Kỳ trở thành đối tác FDI quan trọng của Hà Tây
2.2.2.2 Thu hút được các dự án lớn về công nghệ cao
2.2.2.3 Hà Tây đã cải thiện đáng kể môi trường đầu tư
2.2.3 Những hạn chế trong thu hút FDI từ Hoa Kỳ của Hà Tây
2.2.3.1 Công tác GPMB cịn vướng mắc
2.2.3.2 Cơ chế chính sách cịn rườm rà
2.2.3.3 Quy hoạch manh mún, thụ động và thiếu tầm chiến lược
2.2.3.4 Nguồn nhân lực thiếu trầm trọng

42
42
43
44
45
48
48
48
48
49
50

CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO TỈNH HÀ TÂY
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3.1 Các cam kết đã đạt được của Việt Nam và Hoa Kỳ về đầu tư

3.1.1 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ( BTA)
3.1.1.1 Đánh giá chung về tác động của BTA với Việt Nam
3.1.1.2
Tác động của BTA tới hoạt động FDI của Hoa Kỳ vào Việt Nam
3.1.2 Cam kết WTO của Việt Nam liên quan đến đầu tư
3.1.2.1 Danh mục hạn chế đầu tư theo cam kết WTO của Việt Nam
3.1.2.2 Lĩnh vực dịch vụ
3.1.3 Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư –TIFA
3.1.4 Định hướng thu hút FDI của Việt Nam
3.1.4.1 Mục tiêu tổng quát
3.1.4.2 Mục tiêu cụ thể
3.1.4.3 Định hướng thu hút FDI theo ngành, đối tác và vùng lãnh thổ
3.2 Định hướng của tỉnh Hà Tây
3.2.1 Danh mục 125 dự án đầu tư các lĩnh vực từ năm 2006- 2010 của Hà Tây

79

50
50
51
54
55
56
57
57
57
58
60
62
65

65
67
67
73
73
75
76
77

79
79
79
80
87
88
88
93
94
94
95
96
100
100


4

3.2.2
3.2.3


Về phát triển các khu công nghiệp
Quan điểm mục tiêu phát triển du lịch Hà Tây đến năm 2010 và những năm tiếp
theo
3.2.3.1 Quan điểm phát triển du lịch Hà Tây
3.2.3.2 Mục tiêu chung và một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010
3.3 Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
3.3.1 Phát huy và định hướng phát triển các KCN,KCNC
3.3.1.1 Phát triển khu công nghệ cao Láng –Hoà Lạc
3.3.1.2 Tạo đà thu hút đầu tư vào các khu cơng nghiệp khác
3.3.2 Quy hoạch và hồn chỉnh cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư
3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực
3.3.4 Tăng cường xúc tiến đầu tư
3.3.5 Về lĩnh vực du lịch, văn hóa ,dịch vụ giải trí
3.3.5.1 Đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển du lịch
3.3.5.2 Tăng cường đầu tư phát triển du lịch
3.3.5.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch
3.3.5.4 Về tuyên truyền quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch
3.3.5.5 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
3.3.5.6 Về huy động vốn đầu tư cho du lịch
3.3.6 Hà Tây phát huy những kết quả của BTA ,TIFA,cam kết WTO
3.3.6.1 Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ
3.3.6.2 Thực hiện chính sách tự do hóa FDI
3.3.6.3 Vận dụng cam kết với WTO để thu hút FDI Hoa Kỳ vào Hà Tây
3.3.7 Giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4

PHỤ LỤC 5
PHỤ LỤC 6
PHỤ LỤC 7
PHỤ LỤC 8
PHỤ LỤC 9

102
103
103
104
105
105
105
109
110
112
112
114
114
116
118
119
120
120
121
122
122
123
124
126

128
129
132
133
134
135
136
144
145
146


5

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào
tỉnh Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được thực hiện trong quá
trình thực tập tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng- Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế- Trường Đại
học Kinh tế quốc dân- Hà Nội. Trong quá trình tìm kiếm số liệu và các ý tưởng làm
luận văn, tơi đã nhận được sự đóng góp ý kiến quí báu cũng như sự tạo điều kiện
thuận lợi của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây và PGS.TS Nguyễn Thường
Lạng. Nhờ đó luận văn của tơi đã được chỉnh sửa và hồn thiện hơn rất nhiều.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Đầu tư và Kinh tế đối ngoại- Sở Kế
Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây và PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân- Hà Nội đã giúp đỡ
tôi thực hiện luận văn này.


6


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
TÊN
VIẾT TẮT

NGHĨA TIẾNG ANH

NGHĨA TIẾNG VIỆT

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-

ACFTA

Asean – China free trade area

AFTA

Asean free trade area

APEC

Asia-Pacific Economic Co- Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Áoperation

ASEAN

Trung Quốc
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Thái Bình Dương

Association of South- East Hiệp hội các nước Đơng Nam Á

Asian Nations

Bộ KH&CN
BTA

Bộ Khoa học và công nghệ
Bilateral trade agreement

CPIA

Hiệp định thương mại song phương
Chỉ số đánh giá môi trường chính
sách và thể chế quốc gia

CCN

Cụm cơng nghiệp

CNH- HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp-tiểu thủ cơng nghiệp

CNTT

Cơng nghệ thông tin


DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

Điểm CN

Điểm công nghiệp

EU

European union

Liên minh Châu Âu

EXIMBank

Export- import bank

Ngânhàng xuất nhập khẩu

FDI

Foreign direct investemnt

Đầu tư trực tiếp nước ngoài


GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm trong nước


7

GPMB

Giải phóng mặt bằng

IMF

International moneytary fund

JICA

Japanese

investement

Quỹ tiền tệ thế giới

co- Cơ quan hợp tác đầu tư Nhật Bản

operation agency
KCN


Khu công nghiệp

KCNC

Khu công nghệ cao

KCX

Khu chế xuất

MFN

Most Favoured Nations

NHTM

Quy chế Tối huệ quốc
Ngân hàng thương mại

NT

National treatment

ODA

Official

Quy chế đối xử quốc gia

development Vốn viện trợ phát triển chính thức


assistance
OECD

Organization for economic Tổ chức Hợp tác Phát triển Kinh tế
co- operating development

OPIC

Overseas private investement Cơng ty đầu tư tư nhân nước ngồi
company

QH

Quy hoạch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TCTD

Tổ chức tín dụng

TIFA

Trade and investment frame Hiệp định Khung về Thương mại và
agreement

TNC(s)


Throught

Đầu tư
national Công ty xuyên quốc gia

company(ies)
Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

UNCTAD

United nations’for trade and Diễn đàn về Thương mại và Phát
development

triển

WB

World bank

Ngân hàng thế giới

WEF


World economic forum

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

World trade organization

Tổ chức thương mại thế giới

XNK

Xuất nhập khẩu


8

DANH MỤC BẢNG VÀ ĐỒ THỊ
ĐỀ MỤC

Trang

Bảng 2.1: FDI của Hoa Kỳ ở một số địa phương lớn tính tới tháng 12 năm 58
2005
Bảng 2.2: Hai dự án FDI lớn của Hoa Kỳ vào Hà Tây giai đoạn 2005- 2006

59

Bảng 3.1: Chương 4.Điều 1.Khoản7. của BTA


82

Bảng 3.2: Điều 11 của BTA “Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương
mại”

82

Bảng 3.3: Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của Hà Tây giai đoạn 2006- 101
2010
Bảng P.1: Mục tiêu thu hút TNCs của Việt Nam giai đoạn 2006- 2010

130

Đồ thị 1.1: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Việt Nam đến 3/2008 25
theo vùng (kể cả qua nước thứ 3)
Đồ thị 1.2: FDI của Hoa Kỳ theo hình thức đầu tư (tính đến q I năm 29
2008)
Đồ thị 1.3: FDI đăng ký của Hoa Kỳ qua các năm (kể cả đầu tư qua nước 30
thứ 3) tính tới năm 2008
Đồ thị 2.1: Một số dự án FDI lớn nhất năm 2007 của Hoa Kỳ vào Hà Tây so 61
với các quốc gia khác
Đồ thị 2.2: FDI đăng ký và thực hiện của Hoa Kỳ vào Hà Tây tới năm 2008 66
so với một số địa phương (kể cả qua nước thứ 3)
Đồ thị 2.3: Hà Tây đứng thứ 2 trong 3 dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ vào 67
Việt Nam trong 3 năm 2005, 2006, 2007
Đồ thị 2.4: Vốn FDI của Hoa Kỳ so với các đối tác khác đầu tư vào Hà Tây 69


9


tính đến năm 2008
Đồ thị 2.5: Vốn FDI đăng ký của Hoa Kỳ vào Hà Tây và các vùng khác qua 71
các năm
Hình 1.1: Mơ hình cái vịng luẩn quẩn của các nước đang phát triển

16

Hình 1.2: Mơ hình MacDouglall- Kempt

19

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc thực hiện đề tài
Đối với các nước đang phát triển việc phát triển kinh tế cho quốc gia không
chỉ dựa vào tiềm lực và nỗ lực bên trong quốc gia đó là đủ vì thế các nước phải dựa
vào nguồn lực từ bên ngồi trong đó quan trọng nhất là FDI và ODA, mà FDI lại có
vai trị đặc biệt quan trọng hơn cả.Việt Nam cũng là nước đang phát triển nên thu
hút FDI là điều có tính chất chiến lược để phát triển kinh tế đất nước.Theo nhận
định của các chuyên gia kinh tế thế giới, các nguồn đầu tư rót vào các nước đang
phát triển đã phục hồi sau ba năm sụt giảm, với hoạt động của các công ty Hoa Kỳ
đang ngày càng khẳng định vị trí số 1 trên thế giới. Triển vọng FDI của Hoa Kỳ
đang ở mức cao hiện nay vẫn đang được duy trì. Cụ thể, xu hướng tiếp theo của các
dòng FDI Hoa Kỳ vẫn là chảy về các nước đang phát triển. Trong các nước đang
phát triển tại châu Á, Việt Nam là một trong những nước được Hoa Kỳ quan tâm
nhiều nhất. Với việc trở thành viên thứ 150 của WTO và vừa được bầu làm Ủy viên
không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chính phủ và Quốc hội
Việt Nam thể hiện rất cao quyết tâm đổi mới, vị thế của Việt Nam đã được nâng cao
hơn nhiều, trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu Á trong con mắt của các nhà đầu
tư Hoa Kỳ.
Việt Nam đã bước vào giai đoạn hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thế giới

với những làn sóng đầu tư ồ ạt, FDI trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay. Hoa
Kỳ là một trong những đối tác FDI chiến lược quan trọng nhất của Việt Nam và các
địa phương của Việt Nam trong đó có tỉnh Hà Tây. Luận văn này tóm tắt làn sóng
FDI mới của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong thời gian tới, nghiên cứu sâu tình hình


10

FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây và đưa ra các giải pháp thu hút FDI của Hoa Kỳ cho
Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong xu thế phát triển đầu tư của đất nước, Hà Tây là một trong những địa
phương có chuyển biến vượt bậc về thu hút FDI, trong đó có FDI của Hoa Kỳ.
Những năm gần đây Hoa Kỳ đã trở thành đối tác chiến lược của Hà Tây có thể sánh
ngang với các đối tác truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc.Với tiềm năng rất lớn
về văn hoá, du lịch, đất đai và vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng Hà Tây càng có điều kiện
bứt phá trong thu hút FDI của các nhà đầu tư Hoa Kỳ đặc biệt trong lĩnh vực du lịch
giải trí và cơng nghệ cao. Việc nghiên cứu vấn đề này là yêu cầu hợp với xu thế của
Việt Nam và thời đại. Trong quá trình thực tập tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh Hà
Tây, tôi nhận thấy việc liên hệ vấn đề trên với sự phát triển hiện nay của Hà Tây,
một địa bàn có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư là rất hợp lí.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Luận văn này xem xét thực trạng thu hút FDI của Hoa Kỳ vào Hà Tây trên
cơ sở thực trạng chung của Việt Nam, đề ra giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ cho
Hà Tây.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là 20 năm (1988- 2008), trên phạm vi
lãnh thổ Việt Nam và tỉnh Hà Tây. Đặc biệt xem xét giai đoạn 2005- 2008 vì giai
đoạn này Hà Tây có chuyển biến mạnh mẽ về FDI nói chung và FDI của Hoa Kỳ
nói riêng với khá nhiều dự án lớn của các đối tác và Hoa Kỳ.
4. Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở tổng hợp và phân tích số liệu từ nhiều nguồn tài liệu như website,
báo, tạp chí cùng phương pháp quy nạp và mở rộng vấn đề nhằm làm rõ một số
điểm nổi lên của FDI hiện nay của Hoa Kỳ tại Hà Tây trên cơ sở tình hình FDI của
Hoa Kỳ vào Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng các đồ thị và bảng biểu minh hoạ để
việc phân tích được sáng rõ và thêm sâu sắc.
5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu của luận văn gồm 3 chương:


11

Chương 1: Những vấn đề chung về FDI và tổng quan về tình hình
thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào Hà Tây trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 3: Định hướng và giải pháp thu hút FDI từ Hoa Kỳ vào
Hà Tây trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ FDI VÀ TỔNG QUAN VỀ
TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TỪ HOA KỲ VÀO VIỆT NAM
1.1. ĐỊNH NGHĨA, VAI TRÒ CỦA FDI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN THU HÚT FDI NĨI CHUNG

1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm và các hình thức FDI
1.1.1.1. Định nghĩa FDI
Có nhiều cách hiểu khác nhau về FDI:
Theo IMF, FDI là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà
đầu tư tại một doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà

đầu tư phải có vai trị quyết định trong quản lý doanh nghiệp.
Theo OECD, FDI bao gồm các hoạt động kinh tế của các cá nhân, kể
cả việc cho vay dài hạn hoặc sử dụng nguồn lợi nhuận tại nước sở tại nhằm
mục đích tạo dựng quan hệ kinh tế lâu dài và mang lại khả năng gây ảnh hưởng
thực sự về quản lý.
Theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 1), FDI là việc nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bất kỳ tài sản nào để
tiến hành hoạt động đầu tư.
Định nghĩa chung nhất cho rằng FDI là một loại hình di chuyển vốn


12

giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lí và
điều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư.
Như vậy về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư
bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn hay thậm chí tồn bộ các sơ sở kinh
doanh ở nước ngoài để làm chú sở hữu một phần hay tồn bộ sơ sở đó và trực
tiếp quản lí điều hành hoặc tham gia quản lí điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn
ra đầu tư. Họ chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.
1.1.1.2. Đặc điểm của FDI
FDI có 4 đặc điểm cơ bản sau:
Tỉ lệ vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án
đạt mức độ tối thiểu tuỳ theo luật đầu tư quy định.
Nhà đầu tư nước ngồi trực tiếp quản lí và điều hành dự án mà họ bỏ
vốn đầu tư. Quyền quản lí doanh nghiệp tuỳ thuộc vào tỉ lệ góp vốn của chủ đầu tư
trong vốn pháp định của dự án.
Kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án được
phân chia cho các bên theo tỉ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho
nước sở tại và trả lợi tức cổ phần (nếu có).

FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệp
mới, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổ
phiếu để thơn tính hoặc sáp nhập các doanh nghiệp với nhau.
1.1.1.3. Các hình thức FDI
Hiện nay tuỳ theo luật đầu tư của từng nước chia FDI thành 4 hình thức cơ
bản là:
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó
bên nước ngồi và bên nước chủ nhà cam kết thực hiện các nghĩa vụ và được
hưởng các quyền lợi tương xứng ghi trong một hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có đặc điểm cơ bản là không thành lập


13

pháp nhân mới, các hoật động đầu tư được quản lí trực tiếp bởi một ban điều
hành hợp danh trong khn khổ tổ chức doanh nghiệp trong nước.
Hình thức liên doanh là hình thức thành lập một doanh nghiệp giữa
một hoặc một số bên nước ngoài với một hoặc một số bên của nước chủ nhà để
đầu tư kinh doanh tại nước chủ nhà.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: nhà đầu tư nước ngoài
thành lập một pháp nhân mới theo luật pháp của nước chủ nhà. Doanh nghiệp
này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngồi.
Hình thức BOT và các hình thức phái sinh của nó: là hình thức đầu tư
tương đối mới với những đặc điểm cơ bản như phải có chính quyền nước chủ
nhà đứng ra kí hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư nước ngồi; sau khi kí hợp đồng
phải thành lập một pháp nhân mới điều hành quản lí dự án; hoạt động của dự án
BOT phải tuân theo một chu trình mẫu gồm 3 giai đoạn là xây dựng, khai thác
kinh doanh, chuyển giao.
Ngoài ra theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 thì cịn có một số hình
thức như hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng th tài chính…Trên thực tế, cịn

có nhiều hình thức khác nữa như mua lại và sáp nhập, cổ phần hoá doanh nghiệp
FDI, khu cơng nghiệp, khu chế xuất…
1.1.2.Vai trị của nguồn vốn FDI nói chung
FDI có vai trị quan trọng với cả nước chủ đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư,
cụ thể là:
1.1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng phục vụ cho chiến lược thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế cao, đặc biệt là với các nước đang phát triển. Các nước
đang phát triển vốn là những nước cịn nghèo, tích luỹ nội bộ thấp, nên để có
tăng trưởng kinh tế cao thì các nước này khơng chỉ dựa vào tích luỹ trong nước
mà phải dựa vào nguồn vốn tích luỹ từ bên ngồi, trong đó có FDI.


14

FDI có ưu điểm hơn các hình thức huy động vốn nước ngoài khác,
phù hợp với các nước đang phát triển. Các doanh nghiệp nước ngoài sẽ xây
dựng các dây chuyền sản xuất tại nước sở tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Điều này sẽ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận công nghệ tiên tiến, kỹ
năng quản lý hiện đại. Tuy nhiên, việc có tiếp cận được các công nghệ hiện đại
hay chỉ là các công nghệ thải loại của các nước phát triển lại tuỳ thuộc vào nước
tiếp nhận đầu tư trong việc chủ động hoàn thiện môi trường đầu tư hay không.
FDI giúp giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu nhập của dân cư. Vai
trị này của FDI khơng chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước
phát triển, đặc biệt là khi nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng theo chu
kỳ.
FDI có tác động làm năng động hoá nền kinh tế, tạo sức sống mới cho
các doanh nghiệp thông qua trao đổi công nghệ.
Với các nước đang phát triển thì FDI giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
sản xuất, phá vỡ cơ cấu sản xuất khép kín theo kiểu tự cấp tự túc.

FDI cho phép các nước đang phát triển học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng
quản lý dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ý
thức lao động công nghiệp của đội ngũ công nhân trong nước.
Tuy vậy, FDI cũng có mặt trái, đó là:
Nhà đầu tư nước ngồi có thể kiểm sốt thị trường địa phương, làm
mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nước ngồi.
FDI chính là cơng cụ phá vỡ hàng rào thuế quan, làm mất tác dụng
của công cụ này trong bảo hộ thị trường trong nước.
Tạo ra sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp
trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Gây ra tình trạng chảy máu chất xám, phân hoá đội ngũ cán bộ, tham
nhũng...
1.1.2.2. Vai trò của FDI đối với nước chủ đầu tư


15

Giúp các doanh nghiệp khắc phục xu hướng tỷ suất lợi nhuận bình
quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã
chuyển sang giai đoạn suy thoái, giúp nhà đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước
ngoài trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh.
Phá vỡ hàng rào thuế quan ở các nước có xu hướng bảo hộ.
Bành trướng sức mạnh về kinh tế và chính trị.
Tuy nhiên, FDI cũng có những bất cập đối với nước chủ đầu tư, đó là:
Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài sẽ làm giảm tăng trưởng GDP và việc
làm trong nước.
Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất các mặt hàng cùng
loại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngồi nước với
chính doanh nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu

tư.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FDI
Có nhiều nhân tố tác động đến việc thu hút FDI, song có một số nhân tố
chính sau đây:
1.1.3.1. Các nhân tố quốc tế, quốc gia đi đầu tư
Dòng chảy của nguồn vốn đầu tư trên thế giới cũng phụ thuộc vào rất nhiều
các nhân tố khác nhau. Khi nền kinh tế thế giới tăng trưởng tốt, dòng vốn này dồi
dào hơn, khi nền kinh tế thế giới gặp khó khăn thì dịng vốn này khan hiếm hơn.
Khan hiếm không phải do thiếu mà do niềm tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế
bị suy giảm, họ đầu tư vào những lĩnh vực an toàn hơn hoặc cất giữ tiền ở dạng
ngoại tệ mạnh hay vàng.
Độ mở của nền kinh tế toàn cầu cũng gây ra ảnh hưởng nhất định đến dòng
vốn này. Các nền kinh tế mở cửa, sự liên kết giữa các nền kinh tế cao sẽ khiến dòng
chảy vốn đầu tư nhanh và nhiều hơn là khi sự kết nối giữa các nền kinh tế kém.


16

Sự hiểu biết về quốc gia, vùng lãnh thổ dự định đầu tư, thông tin đươc tiếp
cận một cách dễ dàng, nhanh chóng, có độ tin cậy sẽ giúp nhà đầu tư yên tâm hơn,
có quyết định nhanh chóng và kịp thời trong đầu tư.
1.1.3.2. Nhân tố quốc gia, địa phương nơi tiếp nhận vốn đầu tư
Đối với quốc gia
Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững,
lạm phát được kiểm soát tốt.
Đây là nhân tố rất quan trọng trong thu hút FDI, bởi vì trong một mơi trường
kinh tế vĩ mơ thiếu ổn định thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy nhà đầu tư sẽ khơng
sẵn lịng bỏ vốn đầu tư.
Mơi trường chính trị- xã hội lành mạnh là nhân tố rất quan trọng trong thu hút
FDI.

Nếu hệ thống chính trị thiếu ổn định sẽ tạo ra rủi ro quốc gia và nguy cơ mất
vốn là rất lớn, do vậy, nhà đầu tư không thể an tâm khi bỏ vốn của mình để đầu tư.
Hơn nữa, trong một mơi trường xã hội thiếu lành mạnh, thiếu dân chủ, bất công xã
hội lớn, tâm lý dân cư thiếu niềm tin vào một sự cơng bằng xã hội... thì cũng khiến
các nhà đầu tư không an tâm bỏ vốn đầu tư.
Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và đồng bộ.
Hạ tầng cơ sở bao gồm hạ tầng cơ sở vật chất- kỹ thuật (hệ thống giao
thông, thông tin...) và hạ tầng cơ sở kinh tế- xã hội (hệ thống thị trường trong nước,
hệ thống luật pháp và hiệu lực thực thi, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực...).
Hệ thống hạ tầng cơ sở liên quan đến cả các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của hoạt động
kinh doanh, nên nó là điều kiện nền tảng để các nhà đầu tư có thể khai thác lợi
nhuận. Nếu hạ tầng cơ sở yếu kém và thiếu đồng bộ thì nhà đầu tư rất khó khăn để
triển khai dự án, chi phí đầu tư có thể tăng cao, quyền lợi của nhà đầu tư có thể
khơng được bảo đảm và do vậy, nhà đầu tư sẽ không muốn đầu tư vốn của mình.
Mặt khác, việc chuyển vốn ra nước ngồi của nhà đầu tư nhằm khai thác thị trường,
nên nếu thị trường của nước tiếp nhận đầu tư nhỏ, khả năng thanh toán của dân cư


17

bị hạn chế thì sẽ khơng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này lý giải tại sao
một số nước dành rất nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngồi nhưng khơng hấp
dẫn được luồng vốn FDI.
Thực tế đã chứng minh nơi nào thu hút được nhiều vốn FDI nơi đó có tốc độ
phát triển kinh tế nhanh và ổn định; đời sống nhân dân được cải thiện. Để ra quyết
định đầu tư nhà đầu tư luôn so sánh các điều kiện trong môi trường đầu tư giữa các
địa phương. Vì vậy vấn đề đặt ra với các địa phương hiện nay là làm thế nào để tạo
được môi trường đầu tư thuận lợi nhất.
Đối với từng tỉnh
Theo quan điểm đánh giá của các chuyên gia kinh tế cũng như các doanh

nghiệp đều cho rằng nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút FDI vẫn là quan
điểm, chủ trương của chính quyền địa phương. Quan điểm chính sách của tỉnh được
coi là tốt nếu:
Phát huy được nội lực, huy động được sự tham gia đóng góp của chính địa
phương mình. Bất cứ tỉnh, địa phương nào dù điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng có
thể khơng thuận lợi vẫn có cơ hội phát triển khơng nên phụ thuộc vào những thứ có
sẵn như vị trí địa lý, những cảng biển… Mỗi địa phương đều có cơ hội phát triển,
thu hút đầu tư nếu đủ năng động, có sáng kiến xuất phát từ chính điều kiện của địa
phương mình.
Tính minh bạch và nhất qn trong hệ thống chính sách.
Các nhà đầu tư khi ra quyết định đầu tư đều muốn được an toàn, nhanh rẻ và
kịp thời. Chính vì vậy việc tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng.
Trước khi quyết định đầu tư, các nhà đầu tư ln tìm hiểu kỹ về các vấn đề ở địa
phương như vướng mắc có được giải quyết khơng, có được cung cấp thông tin khi
cần thiết hay không. Những quyết định của các cấp đưa ra có nhanh chóng và nhất
quán hay khơng. Nói về tính nhất qn tức là giải quyết các sự việc có cùng tính
chất phải như nhau. Sự nhất quán phải thể hiện cả lời nói và hành động từ trên
xuống dưới, tạo lên sự tương thích. Sự nhất quán trong guồng máy hoạt động khi


18

giải quyết công việc rất quan trọng.
Dưới đây là quan điểm của các chuyên gia kinh tế và các doanh nghiệp về
môi trường đầu tư:
Quan điểm của chuyên gia kinh tế cho rằng yếu tố con người đóng
một vai trị quan trọng để tạo ra môi trường đầu tư khác biệt giữa các địa phương.
Hiện nay hệ thống chính sách, khung pháp lý của Việt Nam cịn chưa hồn
thiện vì vậy việc thực thi trên thực tế phụ thuộc nhiều vào cán bộ cơng qun cấp
địa phương. Mặc dù chính sách của Nhà nước là chung, thống nhất nhưng việc thực

thi có thể linh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế. Trên thực tế, cán bộ các tỉnh
phía Nam Việt Nam thường nắm tinh thần là chính, sau đó có các biện pháp thực thi
chính sách linh hoạt phù hợp với thực tế địa phương nên thúc đẩy được kinh tế phát
triển. Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam có xu hướng bám chặt văn bản
thiếu tính năng động cần thiết nên chưa phát huy được thế mạnh của mình.
Tính năng động, tích cực của chính quyền địa phương khơng chỉ thể hiện ở
việc thực thi chính sách linh động mà nó cịn thể hiện ở thái độ của chính quyền địa
phương đối với doanh nghiệp. Thứ nhất là cơ quan cấp tỉnh phối hợp hoạt động với
nhau tạo sự thống nhất tạo điều kiện các doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nhanh và
hiệu quả. Thứ hai các địa phương cần năng động thay mặt cho khối doanh nghiệp
giải quyết các vướng mắc không rõ về mặt văn bản luật pháp. Sự không rõ trong các
văn bản luật pháp thường gây ra các cản trở cho quá trình hoạt động của các doanh
nghiệp.
Quan điểm của các doanh nghiệp cho rằng các yếu tố quan trọng để nâng
cao tính hiệu quả của mơi trường đầu tư là: tính thân thiện, tính minh bạch và sự
cam kết ủng hộ phát triển các doanh nghiệp.
Thái độ thiện chí, cởi mở của các cán bộ cơ quan Nhà nước ở tỉnh là yếu tố
quan trọng góp phần làm tăng tính thiện cảm từ nhà đầu tư đối với chính quyền.
Tính minh bạch có vai trị quan trọng vì khi lập một dự án đầu tư, nhà đầu tư
phải tính tốn được bài tốn về chi phí, vốn và lợi nhuận. Chính vì vậy để tạo tâm lý
n tâm cho các nhà đầu tư thì cơng khai các khoản chi phí và thủ tục là rất cần


19

thiết.
Sự cam kết mạnh mẽ cùng ủng hộ phát triển doanh nghiệp là động lực quan
trọng có tác dụng khích lệ tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp. Các cam kết
ủng hộ này cần phải thực hiện bằng những hành động cụ thể. Bên cạnh các hội nghị
hàng năm để biểu dương các doanh nghiệp kinh doanh tốt, lãnh đạo tỉnh cần tổ chức

các cuộc đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp gặp khó khăn theo từng vấn đề cụ
thể như đất đai, thủ tục hành chính để cùng doanh nghiệp tháo gỡ.
Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam tiến hành nghiên cứu và đánh
giá về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh dựa trên các điều kiện tự nhiên và chính sách
của chính quyền địa phương đối với phát triển kinh tế. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
hay lợi thế so sánh tương đối về phát triển kinh tế và môi trường kinh doanh của
một số tỉnh và thành phố được thể hiện ở sự hấp dẫn về đầu tư và kinh doanh đối
với các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên các yếu tố sau:
- Các yếu tố truyền thống về các điều kiện tự nhiên và nguồn lực.
- Hạ tầng sẵn có cho sự phát triển các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Chính sách khuyến khích đầu tư được đưa ra và thực hiện trên địa bàn tỉnh.
- Mật độ và mức độ cạnh tranh của thị trường đó.
Như vậy có thể thấy bên cạnh các yếu tố lợi thế tự nhiên mà một địa phương
được thừa hưởng còn có các nhân tố khác cấu thành nên năng lực cạnh tranh. Đó là
sự nỗ lực chủ quan của nhà lãnh đạo và chính quyền địa phương sở tại. Điều này
làm cho một số tỉnh không giàu về điều kiện tự nhiên vẫn có thể phát triển mạnh về
kinh tế. Đối với các doanh nghiệp chỉ số canh tranh đóng một vai trò rất quan trọng.
Các doanh nghiệp sẽ rất muốn đầu tư tại địa phương có điều kiện thuận lợi, có thể
tiến hành hoạt động kinh doanh với chi phí thấp, thủ tục đơn giản… để đạt được
mục đích cuối cùng là thu được lợi nhuận cao.
1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ FDI

Dưới đây là một số lý thuyết về FDI:


20

1.2.1. Mơ hình cái vịng luẩn quẩn của NUSKSE
Mơ hình này cho rằng tiết kiệm của các nước đang phát triển là không đáng
tin cậy để phát triển kinh tế bền vững, mà muốn vậy phải nhờ FDI. Lý luận của

thuyết này là:
Khi chưa có FDI:
S1 = S2 + S3 + S4.
Trong đó:
S1: tiết kiệm quốc gia;
S2: tiết kiệm Chính phủ.
S3: tiết kiệm công ty trong nước.
S4: tiết kiệm gia đình trong quốc gia đó.
Hình 1.1: Mơ hình cái vịng luẩn quẩn của các nước đang phát triển

Thu nhËp b×nh

TÝch lũy vốn

quân thấP

thấp

Năng lực sản

Thiếu vốn cho

xuất thấp

đầu t

cỏc nước đang phát triển thì nguồn thu của Chính phủ chủ yếu là thuế.
Nhưng do quy mô nền kinh tế cịn nhỏ nên nguồn thuế là nhỏ. Chính phủ các nước
này lại có nhu cầu chi tiêu cao để tăng GDP và trợ cấp cho các chương trình cơng



21

cộng, phúc lợi xã hội nên hai điều này mâu thuẫn với nhau. Nó làm triệt tỉêu một
phần động lực phát triển kinh tế của các nước đang phát triển vì gây tăng nợ cho
Chính phủ của các nước này. Yếu tố S2 không tạo ra động lực mạnh cho nền kinh
tế.
Về yếu tố S3 và S4. Ở các nước đang phát triển, các cơng ty trong nước cịn
yếu về vốn và phương thức kinh doanh chưa hiệu quả nên chưa thể trở thành các
chủ thể kinh tế lớn, lợi nhuận thu được chưa cao như các tập đoàn xuyên quốc gia
nên xét về mặt quốc gia các công ty này khơng đóng góp nhiều về lượng cho tiết
kiệm quốc gia. Vậy ảnh hưởng S3 là nhỏ.
Còn với các hộ gia đình thì trong nền kinh tế đang phát triển, từng hộ gia
đình có thu nhập trung bình và khá thậm chí cịn kém thì chưa thể đóng góp nhiều
cho tiết kiệm được. Và như vậy ảnh hưởng của S4 cũng hạn chế.
Từ những nhận định trên 3 yếu tố cấu thành tiết kiệm quốc gia chưa lớn nên
tiết kiệm quốc gia sẽ không đủ lớn để cho cả quốc gia phát triển kinh tế. Các yếu tố
đó lơi kéo tác động đến nhau làm cho từng yếu tố không phát triển mạnh được và
không phát huy được sức mạnh của mình, tạo ra phản ứng dây chuyền làm chậm sự
phát triển của cả nền kinh tế gọi là “cái vòng luẩn quẩn”.
Để phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này, cần có tác động của yếu tố bên ngồi là
FDI và ODA của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước phát triển. Trong đó FDI
có vai trị rất quan trọng. Qua việc tăng và chuyển giao lượng tài chính và khoa học
cơng nghệ cùng nhân lực chất lượng cao vào nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư,
FDI tạo ra sức bật cho nền kinh tế của các nước này đủ sức thốt khỏi vịng luẩn
quẩn. Ví dụ điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam.
1.2.2. Mơ hình MacDouglall- Kempt
Mục tiêu của mơ hình MacDouglall– Kempt là phân tích năng suất cận biên
ở nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư làm ảnh hưởng tới đầu tư và hiệu quả đầu tư
cũng như tác động tới phát triển kinh tế của các nước.



22

Trên cơ sở đó, so sánh lợi ích thu được của các quốc gia khi có FDI và khi
chưa có FDI để làm nổi bật tầm quan trọng và ích lợi của FDI là FDI làm tăng tổng
sản phẩm trong nước của cả nước nhận đầu tư và cả nước đi đầu tư.
Mơ hình này có vai trị quan trọng là làm nổi bật hiệu quả của FDI với nền
kinh tế các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư dưới quan điểm của lý thuyết năng suất
cận biên.
Mơ hình đã minh hoạ khá rõ sự chuyển dịch tổng sản phẩm của các quốc gia
khi chưa có FDI và khi có FDI, tác động lên tổng sản phẩm mỗi nước thế giới như
thế nào, dù giá sử dụng vốn ở mỗi nước khác nhau nhưng khi có FDI thì tổng sản
phẩm hai nước vẫn tăng. Nguyên do là dòng FDI chảy từ nước có giá sử dụng vốn
cao sang nước có giá sử dụng vốn thấp.
Dưới đây là minh hoạ và lý luận của mơ hình này:

Hình 1.2: Mơ hình MacDouglall-Kempt
Trong đó:
OM: Năng suất cận biên ở nước đầu tư.
O’m: Năng suất cận biên nước chủ nhà.


23

OO’: Tổng vốn đầu tư của 2 nước.
OQ: Tổng vốn đầu tư của nước đầu tư.
O’Q: Tổng vốn đầu tư của nước chủ nhà.
Trước khi có FDI:
Nước đi đầu tư (quốc gia 1) sản xuất được GDP1 = OMTQ, có giá sử dụng

vốn là QU. Nước nhận đầu tư (quốc gia 2) có GDP2 = O’mUQ, có giá sử dụng vốn
là QT.
Do QT < QU nên vốn đầu tư chảy từ quốc gia 1 sang quốc gia 2 ( từ Q sang
S) đến khi năng suất cận biên hai nước bằng nhau: SP = OE = O’e.
Lúc đó tổng sản phẩm 2 nước là: Q1= OMTQ + O’mUQ.
Sau khi có FDI :
GDP1 = OMPS.
GDP2 = O’mPS.
Tổng sản phẩm 2 nước = Q2 = OMPS + O’mPS = Q1 + PUTV.
Vậy lợi ich thu được khi có FDI là:
- Tổng sản phẩm 2 nước tăng lên PUTV.
- Thu nhập quốc dân của nước đầu tư tăng lên = SPQW.
- Thu nhập quốc dân của nước nhận đầu tư tăng = PWU.
Như vậy cả 2 nước đều được lợi hơn khi có tác động của FDI. Xét trên diện
rộng FDI có lợi ích về mặt kinh tế cho tồn thế giới vì làm tăng tổng sản phẩm của
tồn thế giới.
1.3. VAI TRỊ CỦA KHU VỰC FDI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Đầu tư nước ngoài là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Việt
Nam luôn coi đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với các thành phần
kinh tế khác.
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi ngày càng khẳng định vai trò quan
trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trước hết, FDI là nguồn vốn bổ sung quan trọng


24

vào tổng đầu tư xã hội và góp phần cải thiện cán cân thanh toán trong giai đoạn vừa
qua. Các nghiên cứu gần đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam rút ra nhận định

chung rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đã đóng góp quan trọng vào GDP với
tỷ trọng ngày càng tăng.
Khu vực này góp phần tăng cường năng lực sản xuất và đổi mới công nghệ
của nhiều ngành kinh tế, khai thông thị trường sản phẩm (đặc biệt là trong gia tăng
kim ngạch xuất khẩu hàng hố), đóng góp cho ngân sách Nhà nước và tạo việc làm
cho một bộ phận lao động. Bên cạnh đó, FDI có vai trị trong chuyển giao cơng
nghệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tạo sức ép buộc các doanh
nghiệp trong nước phải tự đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các dự
án FDI cũng có tác động tích cực tới việc nâng cao năng lực quản lý và trình độ của
người lao động làm việc trong các dự án FDI.
1.3.1. FDI đối với vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng kinh tế
Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới với xuất phát điểm rất thấp. Do
vậy, xét về nhu cầu vốn, FDI được coi là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho
vốn đầu tư trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư cho phát triển. Đóng góp của
FDI trong đầu tư xã hội biến động lớn, một phần phản ánh diễn biến thất thường
của nguồn vốn này, một phần thể hiện những thay đổi về đầu tư của các thành phần
kinh tế trong nước. Trong suốt một thập kỷ qua, khu vực có vốn FDI chiếm tỷ trọng
ngày càng tăng trong GDP. Bên cạnh đó, khu vực có vốn FDI ln dẫn đầu về tốc
độ tăng giá trị gia tăng so với các khu vực kinh tế khác và là khu vực phát triển
năng động nhất, tốc độ tăng giá trị gia tăng của khu vực này ln cao hơn mức trung
bình của cả nước.
1.3.2. FDI với việc nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp và xuất khẩu
FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp, nhờ đó, trong
hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã cải thiện được nhiều ngành kinh tế quan trọng
như thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thơng, điện tử, xây dựng hạ tầng ...


25

Đến nay, khu vực có vốn FDI đóng góp 90% sản lượng của một số sản phẩm công

nghiệp như dầu khí, ơ tơ, máy giặt, điều hồ, tủ lạnh, thiết bị máy tính; 60% cán
thép; 28% xi măng; 33% máy móc thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế chính
xác; 55% sản lượng sợi; 49% sản lượng da giày... Nhìn chung, tốc độ tăng giá trị
sản xuất cơng nghiệp của khu vực có vốn FDI ln duy trì ở mức cao, cao hơn tốc
độ tăng trưởng chung toàn ngành, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI
luôn cao hơn so với tốc độ tăng trung bình của cả nước. Năm 1991, kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam đạt 2 tỷ USD, trong khi đó năm 2004 con số này đã là 26,5 tỷ
USD, tăng gấp 13,5 lần so với năm 1991... Mặc dù FDI có tỷ trọng xuất khẩu cao
song giá trị xuất khẩu ròng của khu vực có vốn FDI khơng cao. Sở dĩ như vậy vì các
dự án FDI trong cơng nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các dây chuyền lắp ráp có quy
mô nhỏ và sử dụng nguồn đầu vào từ nhập khẩu là chính.
1.3.3. FDI đối với việc làm và cải thiện nguồn nhân lực
FDI vẫn xuất hiện chủ yếu trong các ngành tập trung vốn và sử dụng lao
động có trình độ kỹ năng cao. Đó cũng là một cách lý giải cho mức thu nhập trung
bình của lao động trong khu vực này cao gấp 2 lần so với các doanh nghiệp khác
cùng ngành. Hơn nữa, số lao động này được tiếp cận với cơng nghệ hiện đại, có kỷ
luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức lao động tiên tiến. Đặc biệt, một số
chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp FDI đã có thể thay thế dẫn các
chuyên gia nước ngoài trong việc đảm nhiệm những chức vụ quản lý doanh nghiệp
và điều khiển các quy trình cơng nghệ hiện đại.
Bên cạnh số việc làm trực tiếp do FDI tạo ra nói trên, khu vực FDI còn gián
tiếp tạo thêm việc làm trong lĩnh vực dịch vụ và có thể tạo thêm lao động trong các
ngành công nghiệp phụ trợ trong nước với điều kiện tồn tại mối quan hệ mua bán
nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các doanh nghiệp này.
1.3.4. FDI với nguồn thu ngân sách Nhà nước và các cân đối vĩ mô


×