Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tranh chấp thương mại giữa 2 doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.15 KB, 2 trang )

Tranh chấp thương mại giữa 2 doanh nghiệp: Rắc rối bởi toà án

Một vụ án đơn thuần tranh chấp hợp đồng kinh tế, nhưng thời gian qua, Toà án Nhân dân
(TAND) Q.7 (TPHCM) đã làm rắc rối thêm vụ việc, khi ban hành các biện pháp khẩn cấp tạm
thời không cần thiết, ngăn chặn và phong toả tài sản tiền gửi của DN, gây nhiều khó khăn cho
DN.
Kiện ra toà để "xù" tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
Ngày 11.8.2009, Cty CP Kim Phú Gia (bên bán) và Cty CP vật tư nông sản (bên mua) ký với
nhau một hợp đồng kinh tế. Theo đó, Cty Kim Phú Gia sẽ bán 12.500 tấn phân urea N46% (do
Nga sản xuất) cho Cty vật tư nông sản (VTNS). Tổng giá trị mua - bán số lượng phân hơn 3,4
triệu USD (61,8 tỉ đồng VN).
Hai bên thoả thuận, Ngân hàng NNPTNTVN - chi nhánh 8 ở TPHCM, sẽ phát hành một
chứng thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tương ứng 3% giá trị lô hàng (1,8 tỉ đồng) cho bên
bán. Một khi bên bán - Cty Kim Phú Gia - không giao hàng, thì bên mua - Cty VTNS - sẽ tịch
thu khoản tiền 1,8 tỉ đồng của bên bán.
Bên cạnh đó, Cty VTNS (bên mua) cũng yêu cầu Ngân hàng Đầu tư - Phát triển VN (BIDV) -
chi nhánh Hà Thành - phát hành một chứng thư bảo lãnh thanh toán 100% giá trị hợp đồng
(61,8 tỉ đồng VN) cho bên bán. Người được thụ hưởng chứng thư bảo lãnh trên là Ngân hàng
TMCP Phương Nam (TPHCM).
Trong khi hợp đồng mua - bán 12.500 tấn phân trên chưa thực hiện; bất ngờ xảy ra tranh cãi
giữa 2 Cty Kim Phú Gia và VTNS. Theo Cty Kim Phú Gia, chứng thư bảo lãnh của BIDV Hà
Thành phát hành không được Ngân hàng Phương Nam đồng ý (?). Cty Kim Phú Gia cũng cho
rằng Ngân hàng Phương Nam "đòi hỏi những cái không cần thiết" v.v Từ đó, Cty Kim Phú
Gia đề nghị chuyển người thụ hưởng từ Ngân hàng Phương Nam sang Ngân hàng NNPTNT -
chi nhánh Sài Gòn. Song, phía bên mua là Cty VTNS đã không đồng ý thay đổi này.
Ông Nguyễn Tiến Dũng - Tổng GĐ Cty VTNS - cho biết: "Chúng tôi đã làm theo đúng như
cam kết trong hợp đồng. Việc thay đổi người thụ hưởng là ngân hàng này hay ngân hàng kia,
hợp đồng không ràng buộc, đó là việc của bên mua tự sắp xếp; không phải việc của chúng
tôi". Sau đó, hợp đồng mua - bán phân bón phải tiếp tục được thực thi như đã cam kết. Khi
Cty Kim Phú Gia không hoàn thành trách nhiệm giao hàng, lẽ đương nhiên Cty VTNS tịch
thu 1,8 tỉ đồng tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng của Cty Kim Phú Gia.


Tuy nhiên, Cty Kim Phú Gia đã không để điều này xảy ra, mà nhanh tay, kiện luôn Cty
VTNS ra TAND quận 7, TPHCM với xung quanh các bất đồng nói trên giữa 2 Cty. Cty VTNS
từ không vi phạm điều gì, chưa kịp tịch thu 1,8 tỉ đồng, bỗng dưng trở thành bị đơn (?!).
Toà án làm thêm rắc rối!
Trước khi khởi kiện, ngày 10.11.2009, Cty Kim Phú Gia có đơn yêu cầu TAND quận 7 ngăn
chặn và phong toả khoản tiền 1,8 tỉ đồng tại Ngân hàng NNPTNT - chi nhánh 8. Đây là việc
làm không đúng quy định và vi phạm hợp đồng. Nhưng ngày 13.11.2009, TAND quận 7 vẫn
chiều lòng Cty Kim Phú Gia, ban hành thông báo số thụ lý vụ án và ra luôn công văn gửi
Ngân hàng NNPTNT - chi nhánh 8, yêu cầu không cho giao dịch số tiền 1,8 tỉ đồng (?!).
Tiếp theo, ngày 3.2.2010, toà ra quyết định số 01/2010/QĐ-BPKCTT, áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời và tiếp tục đề nghị ngân hàng không cho thực hiện giao dịch trên. Phía Cty
VTNS liên tục có văn bản phản đối việc TAND quận 7 phong toả tài khoản 1,8 tỉ đồng.
Không giải quyết khiếu nại của Cty VTNS, ngày 30.3.2010, toà tiếp tục có quyết định số
02/2010/QĐ- BPKCTT, áp dụng biện pháp phong toả khẩn cấp tạm thời số tài khoản và số
tiền trên với thời hạn 6 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Trong khi đó, TAND quận 7 không hề có văn bản thu hồi hay huỷ bỏ những văn bản "phong
toả" trước đó.
Hoá ra, ở thời điểm hiện tại, 1 văn bản và 2 quyết định áp dụng biện pháp phong toả khẩn cấp
tạm thời của TAND quận 7 đều có hiệu lực như nhau (?).
Theo luật sư Võ Xuân Trung - Đoàn luật sư TPHCM: "Việc toà án ra lệnh phong toả tài khoản
tại ngân hàng, buộc phía DN có yêu cầu phong toả phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Biện
pháp này phải được thực hiện trước, rồi toà án mới ra quyết định phong toả. Trong trường hợp
này, toà án đã không buộc Cty Kim Phú Gia thực hiện biện pháp bảo đảm, mà nhanh nhảu ban
hành quyết định "phong toả" là trái quy định của luật pháp.
Mặt khác, không hiểu dựa vào đâu, TAND quận 7 kéo dài phong toả tài khoản tới 6 tháng?
Trong khi luật chỉ cho phép 2 tháng, cùng lắm thêm 1 tháng nữa, không quá 3 tháng.
Hơn nữa, phía Cty VTNS hoàn toàn không có lỗi trong thực hiện hợp đồng. Lỗi là phía bên
bán - Cty Kim Phú Gia, không giao hàng, nghiễm nhiên bị tịch thu 1,8 tỉ đồng tiền bảo lãnh
thực hiện hợp đồng. Phải chăng, việc khởi kiện chẳng qua là chiêu "xù" tiền bảo lãnh thực
hiện hợp đồng ?".

"Xù" trách nhiệm nộp tiền phạt vì không giao hàng cho đối tác là không thể chấp nhận được,
vậy mà không hiểu tại sao, với thẩm quyền của mình, TAND quận 7 không nhận ra; trái lại, cố
ban hành những văn bản trái quy định luật pháp ủng hộ cho hành động sai trái kể trên?

×