Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(SKKN 2022) Một số biện pháp giúp học sinh tiếp thu hiệu quả truyện cố tích Tấm Cám (Ngữ văn 10, tập 1, chương trình cơ bản)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm
2.3. Giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Kết hợp âm nhạc khi giảng dạy
2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hình ảnh trực quan
2.3.3. Biện pháp 3: Phát huy tính thời sự trong văn
bản
2.3.4. Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá cuối giờ học
2.4. Giáo án minh họa
2.5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
3
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRANG
2


3
3
3
3
5
6
6
7
15
16
19
24
24
25
26

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Mỗi môn học, mỗi một lĩnh vực đều có một sứ mệnh riêng của nó.
Có thể thấy, đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm cho thế giới tình
cảm phong phú hơn, sâu sắc hơn, nhạy cảm hơn, làm cho tâm hồn, cho trái tim
của mỗi con người rung lên chính là sứ mệnh của văn chương. Thực vậy văn
chương là một môn học có ý nghĩa quan trọng trong đời sống hàng ngày. Tuy
nhiên trong những năm trở lại đây, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng ta
nhận thấy một thực trạng đáng buồn về việc dạy và học Ngữ văn. Nhiều giáo
viên chưa chú trọng đến việc tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh cũng như
việc chỉ ra cho người học mợt con đường tích cực chủ đợng, sáng tạo để thu

nhận kiến thức, vì vậy việc lên lớp với học sinh như một giờ diễn thuyết. Bên
cạnh đó, hiện nay rất ít học sinh biết cảm thụ, rung động trước một tác phẩm văn
chương hay, lơ là về kiến thức bộ môn, hay suy luận chủ quan, sai kiến thức cơ
bản dẫn đến hiện tượng nhiều học sinh chán học môn Ngữ văn, việc tiếp thu bài
học hạn chế. Xã hội phát triển, sự tác động của cơ chế thị trường dẫn tới việc
phụ huynh học sinh không tha thiết với việc học Ngữ văn của con em mình.
Nhiều phụ huynh sẵn sàng đầu tư vào những môn Khoa học tự nhiên, Tiếng
Anh, nhưng lại xem nhẹ việc môn Ngữ văn. Trong xã hội hiện nay, các mơn
khối C ít được chú trọng, nên tình trạng học Ngữ văn và chất lượng mơn Ngữ
văn khơng cao. Trước tình trạng đó, ở vị trí là một giáo viên giảng dạy Ngữ văn,
bản thân tôi thiết nghĩ cần có sự sáng tạo, đổi mới trong cách giảng dạy, truyền
đạt kiến thức đến học sinh.
Dòng chảy văn học Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại, có thể hình
dung nó bắt ng̀n từ văn học dân gian, văn học trung đại đến văn học hiện đại.
Mỗi nền văn học có đặc điểm, đặc trưng riêng nên cách tiếp cận những tác phẩm
thuộc từng thời kỳ văn học đó sẽ khác nhau. Trong sáng kiến kinh nghiệm này,
người viết đề cập đến việc giảng dạy văn học dân gian, cụ thể là văn bản truyện
Tấm Cám, thuộc thể loại truyện cổ tích. Có thể thấy đây là tác phẩm của nghệ
nhân dân gian xưa, ra đời từ rất lâu và cách xa c̣c sống hiện tại. Đây cũng
chính là lí do khiến học sinh khó tiếp cận và cảm thụ văn bản. Vậy phải tổ chức
tiết học và giảng dạy như thế nào để giúp các em tiếp thu bài hiệu quả, cảm thấy
không áp lực, nhàm chán đồng thời khơi gợi được niềm say mê, rung cảm của
học sinh khi dạy văn học dân gian là điều tôi rất quan tâm.
Công cuộc đổi mới đất nước đang diễn ra sôi động trên mọi lĩnh
vực của đời sống. Môn Ngữ văn trong nhà trường cũng cần sự đổi mới về nội
dung và phương pháp giảng dạy, học tập của thầy và trị. Việc tích hợp các lĩnh
vực khác trong việc học Ngữ văn giúp am hiểu hơn sự kì diệu trong mỡi văn bản
văn chương. Trong q trình đó, mỗi người giáo viên cần nắm vững chuyên môn
2



mình dạy, đờng thời cần tích lũy, tìm tịi, học hỏi kiến thức ở những lĩnh vực
khác để bài giảng sáng tạo, thu hút học sinh, giúp học sinh thêm u thích mơn
học. Truyện cổ tích TẤM CÁM là mợt tác phẩm hay với nhiều bài học sâu sắc
có ý nghĩa giáo dục với độc giả, nhưng hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu nào
đi sâu vào vấn đề khai thác văn bản này theo hướng mới để phát huy năng lực
chủ động, sáng tạo của học sinh.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp giúp học
sinh tiếp thu hiệu quả truyện cố tích “Tấm Cám” (Ngữ văn 10, tập 1, chương
trình cơ bản)
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, người viết muốn chia sẻ cách tiếp cận và giải mã
một tác phẩm văn học của cá nhân, bên cạnh đó quá trình nghiên cứu tác phẩm
giúp cho người viết học hỏi kiến thức của các lĩnh vực khác, rèn luyện kĩ năng
nghiên cứu tác phẩm văn học dân gian, cụ thể là tác phẩm tḥc thể loại truyện
cổ tích, là 1 trong 12 thể loại của văn học dân gian.
Việc tích hợp liên hệ kiến thức các lĩnh vực khác trong bài giúp học
sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của việc học đều các môn, phát huy sự chủ
động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức và có niềm u thích mơn Ngữ văn
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm lấy đối tượng nghiên cứu chính là truyện cổ
tích Tấm Cám, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập 1, Nhà xuất bản giáo dục năm
2006, chương trình cơ bản.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm, tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết (Tham khảo sách, báo, tài
liệu, tạp chí có liên quan đến đề tài)
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin (Từ thực tế giảng dạy
của bản thân và đi dự giờ đồng nghiệp)

- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp thảo luận nhóm
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận
Ngay từ rất xa xưa văn học dân gian vốn đã được nghiên cứu một
cách nghiêm túc. Văn học dân gian; văn hoá dân gian là những sáng tác để định
hướng cho một nhóm người nào đó và được hình thành theo truyền thống của
các nhóm người, các thành viên phản ứng sự chờ đợi, niềm hi vọng của cộng
đồng trong những biểu hiện tương ứng với nó về nhận thức xã hợi và văn hố.
Các quy tắc giá trị của văn học dân gian được truyền đạt qua hình thức truyền
3


miệng, mơ phỏng bằng các con đường khác. Hình thức của nó là ngơn từ, âm
nhạc vũ đạo, trị chơi, thần thoại phong tục nghi lễ, nghề thủ công kiến trúc và
các loại nghệ thuật khác. Một trong những thể loại tiêu biểu thể hiện nét đẹp, sự
phong phú của văn học dân gian là truyện cổ tích. Vậy truyện cố tích là gì? Vì
sao truyện cố tích lại được sách giáo khoa THPT mới trang trọng đưa vào phần
đầu tiên như vây?
Truyện cổ tích là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình
tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã
hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao đợng. Truyện cổ
tích được chia làm ba loại: cổ tích về lồi vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh
hoạt. Truyện Tấm Cám tḥc thể loại cổ tích thần kì. Truyện cổ tích thần kì thể
hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao đợng về hạnh phúc gia đình, về lẽ cơng
bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người. Đặc trưng quan
trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát
triển của truyện (Tiên, Bụt, những vật có phép màu…) [1]
Đã có rất nhiều hội thảo, nhiều diễn đàn, nhiều bài viết, nhiều ý
kiến đưa ra về vệc đổi mới phương pháp dạy học nói chung mơn Ngữ văn nói

riêng. Chương trình giáo dục phổ thơng bàn hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QQĐ-BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã nêu: “phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tích cực tự giác, chủ
động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học. Bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác, rèn luyện, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế, tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học
sinh" . Theo các nhà nghiên cứu dạy học, phương pháp dạy học là cách thức, là
con đường đi tới nhận thức sự vật hiện tượng khách quan hay là sự tập hợp các
phương tiện để đạt đến mục đích đề ra. Cũng có các ý kiến cho rằng “phương
pháp dạy học là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động thống nhất của giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học”. Vậy, khi bàn đến phương
pháp dạy học, tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song tất cả đều hướng đến tính
mục tiêu của q trình dạy học và vai trị của giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy học. Dạy học là q trình truyền thơng nhiều chiều trong đó học sinh là
đối tượng trung tâm, là chủ thể và giáo viên đóng vai trị hướng dẫn để q trình
truyền thơng đạt hiệu quả.
Hướng dẫn học sinh tự học, chủ động tiếp cận vấn đề là một trong
những đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực. Mỡi mợt tiết dạy, giáo viên
có mợt phương pháp riêng, tìm ra những con đường để học sinh tiếp nhận nội
dung bài học một cách thoải mái, chủ đợng, tích cực. Sự xuất hiện của công
4


nghệ thông tin đã giúp giáo viên đổi mới sáng tạo hơn trong quá trình giảng dạy,
giúp tiết học sinh động, lôi cuốn, thu hút được học sinh. Và có lẽ chính vì vậy
mà trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT vào dạy – học đã và đang trở
thành một xu thế phát triển mạnh mẽ ở các trường học, cấp học.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã khẳng định: “Từ trực quan sinh

động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn - Đó là con
đường nhận thức chân lý, của sự nhận thức khách quan” Các môn khoa học khác
đã được xây dựng một cách cơ bản các phương tiện dạy học như: sơ đồ, biểu đồ,
các dụng cụ thí nghiệm, thực hành,… các phương tiện này đã và đang phát huy
tác dụng đối với quá trình dạy học. Phương pháp dạy học trực quan là phương
pháp mà trong đó giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp
đến các cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt hiệu quả của quá trình dạy học.
Trong phương pháp trực quan có nhiều hình thức trực quan khác nhau: tranh
ảnh, sơ đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, băng hình, sử dụng cơng nghệ thơng tin,
tham quan, kịch. Vì vậy việc sử dụng phương pháp trực quan là rất cần thiết và
không thể thiếu. Sử dụng phương pháp trực quan sẽ: - Làm cho những tri thức
phổ biến trong tự nhiên, xã hợi, mang tính khái, trừu tượng, lí luận đậm nét được
hiện thực hóa. - Giúp học sinh lĩnh hội những thông tin về các sự vật, hiện tượng
mợt cách chính xác, đầy đủ, mở rộng, kiểm tra và đánh giá những tri thức đã
được lĩnh hợi. - Giúp học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn các vấn đề
đang diễn ra đặc biệt là các vấn đề xã hội diễn ra xung quanh c̣c sống của họ.
Từ đó hình thành ở học sinh quan niệm sống, ý thức sống dựa trên cơ sở nhận
thức, vận dụng các quy luật khách quan và các chuẩn mực của xã hợi. Có thể
khẳng hình ảnh kết hợp với màu sắc có sự tác động rất lớn đến trí não con
người, nó để lại những ấn tượng giúp người nhìn ghi nhớ lâu hơn là việc quan
sát một văn bản với nhiều từ ngữ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong chương trình ngữ văn ở nhà trường phổ thơng, văn học dân
gian chiếm thời lượng khơng nhỏ trong chương trình ngữ văn 10 học kì 1. Tuy
nhiên vì văn học dân gian rất phong phú về nội dung, thể loại nên ở trên lớp
người giáo viên khó có thể nói hết cái hay cái đẹp của văn học dân gian Việt
Nam trong thời lượng một đến hai tiết học.
Thời lượng dành cho mỡi bài học trong chương trình Ngữ văn 10
nói chung và thời lượng dành cho phần văn học dân gian cịn hạn chế bởi ngồi
tác phẩm văn học, học sinh cần học thêm nội dung Tiếng Việt và các kỹ năng

cần thiết để tạo lập văn bản nghị luận xã hợi và nghị luận văn học. Để hồn
thành chương trình đúng tiến đợ, khơng cắt xén chương trình, đòi hỏi người giáo
viên giảng dạy phải đảm bảo tuân thủ nghiêm thời gian cho mỡi bài học. Chính
vì vậy khi tìm hiểu mợt tác phẩm văn học, giáo viên chỉ tập trung được vào
những nợi dung chính, cơ bản nhất để học sinh nhanh chóng nắm vững được
5


kiến thức trọng tâm và không đủ thời gian để liên hệ mở rộng so sánh nhiều vấn
đề có liên quan đến bài học. Điều này sẽ khiến bài học trở nên đơn điệu, nhàm
chán, học sinh dễ mất hứng thú khi tiếp xúc văn bản, cuối cùng dẫn đến tiếp thu
bài hiệu quả khơng cao.
Theo phân phối chương trình Ngữ văn 10 THPT hiện hành, truyện
cổ tích Tấm Cám là bài học nằm trong chủ đề “Truyện dân gian Việt Nam” được
dạy trong 2 tiết học (tương đương thời gian 90 phút). Đây là văn bản rất quen
thuộc với học sinh, tuy nhiên khi đi vào phân tích tìm hiểu văn bản, học sinh tiếp
cận tác phẩm chưa sâu sắc. Giáo viên giảng dạy, đôi khi ngại sử dụng cơng nghệ
thơng tin trong thiết kế bài học nên hình thức dạy học chay đã khiến bài học đơn
điệu, học sinh không chú ý trong giờ học, chưa nắm vững được nội dung bài
học. Cụ thể thực trạng của việc học môn Ngữ văn nói chung trong nhà trường và
việc tìm hiểu văn bản Tấm Cám nói riêng như sau:
* Về phía giáo viên:
- Giáo viên tự đợc diễn trên bảng (giảng, đọc, học sinh chép), giáo viên đặt câu
hỏi, học sinh nhìn sách giáo khoa trả lời.
- Giáo viên giảng bài học sinh chóng quên kiến thức, chưa khơi gợi được năng
lực tự học, chủ động sáng tạo của học sinh
* Về phía học sinh:
- Khơng hứng thú với việc tìm hiểu văn bản. Khơng tóm tắt được cốt truyện, ghi
nhớ thiếu nội dung, chi tiết quan trọng trong văn bản.
- Nhầm lẫn những lần hóa thân của Tấm

- Khơng nắm được nợi dung chính của văn bản, ý nghĩa của những lần hóa thân
của Tấm
- Chưa hiểu rõ và rút ra được bài học cho bản thân sau khi học xong văn bản.
- Học sinh tìm hiểu văn bản chỉ đơn giản một chiều, thụ động ghi chép lại nợi
dung bài giảng của giáo viên, ít có sự tương tác với giáo viên trong q trình
lĩnh hợi kiến thức.
2.3. Giải quyết vấn đề
2.3.1. Biện pháp 1: Kết hợp âm nhạc trong giảng dạy
Có thể thấy, âm nhạc là mợt loại hình nghệ thuật khơi gợi cảm xúc
và cảm giác mà bất cứ ai cũng có thể lĩnh hội được. Âm nhạc tác đợng lớn đến
trí não, để lại những ấn tượng sâu sắc khó phai mở. Bởi vậy có nhiều tác phẩm
văn thơ đã được phổ nhạc và những tác phẩm đó thực sự sống mãi với thời gian
và in sâu trong tâm trí người nghe.
Với vai trị như vậy, việc đưa âm nhạc vào một tác văn chương
nghệ thuật sẽ có hiệu quả với học sinh trong việc có hứng thú học bài và ghi nhớ
nội dung bài học. Theo phân phối chương trình, bài học truyện cổ tích Tấm Cám
được dạy trong 2 tiết. Tơi sẽ vận dụng, kết hợp ở tiết đầu tiên của bài học. Cụ
thể ở hoạt động Khởi động, giáo viên dẫn vào bài học bằng cách cho học sinh
6


nghe bài hát Bống bống bang bang . Bài hát được viết lời dựa trên nợi dung của
truyện cổ tích Tấm Cám, mang âm hưởng dân gian đương đại. Thay vì mở đầu
bài học bằng hình thức kiểm tra bài cũ quen thuộc với việc đặt câu hỏi, dễ tạo
cảm giác sợ hãi lo lắng cho học sinh khi bắt đầu vào tiết học. Việc mở đầu bài
giảng bằng một ca khúc với nhịp điệu sôi động, vui tươi sẽ tạo sự hứng thú cho
học sinh, giúp các em cảm thấy háo hức khi bước vào tiết học Ngữ văn. Sau khi
kết thúc bài học, giáo viên có thể quay lại ca khúc này và hỏi học sinh những
nhân vật, chi tiết hình ảnh được nhắc đến trong bài hát này.


2.3.2. Biện pháp 2: Sử dụng hình ảnh trực quan
Tấm Cám là truyện cổ tích rất quen tḥc với học sinh, nhưng việc
ghi nhớ diễn biễn các tình tiết, sự việc của câu chuyện không phải là dễ dàng.
Trong quá trình giảng dạy bài học, tơi sẽ sử dụng những hình ảnh trực quan
trong phần 2 - phần Đọc hiểu văn bản, tôi sẽ cho học sinh tóm tắt tác phẩm
thơng qua hệ thống các hình ảnh.Tơi trình chiếu slide hình ảnh về những sự việc,
chi tiết tiêu biểu diễn ra trình tự trong truyện cổ tích Tấm Cám, gọi mợt học sinh
tóm tắt từ 2 đến 3 slide hình ảnh về nội dung câu truyện. Việc tóm tắt văn bản
qua hệ thống các hình ảnh sẽ giúp học sinh tư duy, hình dung ra nợi dung của
câu chuyện, chủ đợng ghi nhớ trình tự các sự kiện diễn ra, những lần hóa thân
của Tấm. Việc tóm tắt văn bản theo tranh sẽ giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nói,
trình bày mợt vấn đề. Cụ thể nợi dung tóm tắt của từng slide như sau:
7


8


9


10


11


12



13


2.3.3. Biện pháp 3: Phát huy tính thời sự trong văn bản
14


Như đã trình bày ở trên, học Ngữ văn cịn hướng tới hình thành ở
học sinh các kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện. Chính vì vậy khi tìm hiểu văn
bản Tấm Cám ở phần Đọc hiểu văn bản, người viết sẽ đặt ra một số vấn đề xã
hội xoay quanh tác phẩm. Từ đó học sinh sẽ trình bày quan điểm suy nghĩ của
bản thân về vấn đề, bên cạnh đó học sinh sẽ trao đổi thảo luận, bình luận, tranh
luận về vấn đề giáo viên nêu ra. Việc dành thời lượng để học sinh được trình bày
suy nghĩ về vấn đề thực tiễn xã hội ngày nay sẽ giúp tiết học khơng đơn thuần
mang tính hàn lâm, sách vở. Khơng cịn kiểu giáo viên dạy, học sinh tiếp thu mà
có sự tương tác hai chiều giữa cô và trị, giữa trị với trị. Điều này sẽ hình thành
tính tích cực, chủ đợng của học sinh. Học sinh được rèn luyện kĩ năng trình bày
mợt vấn đề, tư duy phản biện.
Sau khi giáo viên và học sinh tìm hiểu xong phần một Mâu thuần,
xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám, giáo viên sẽ đưa ra các vấn đề sau đây:
- Vấn đề 1: Trong đời sống từ xưa đến nay, người Việt Nam có câu rằng:
Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng
Em suy nghĩ như thế nào về câu nói này trong xã hội chúng ta ngày nay?
Em có thể lấy ví dụ được khơng?
- Vấn đề 2: Sau khi đọc xong câu chuyện, em nhận xét dì ghẻ là người
như thế nào? Dì ghẻ tốt hay xấu? Dì ghẻ có yêu Cám không, có tốt với Cám
không?
- Vấn đề 3: Em nhận xét Cám là người như thế nào? Truyện phê phán kiểu
người như thế nào trong xã hội hiện nay?

- Vấn đề 4: Nếu không có sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có chiến thắng mẹ con
nhà Cám, giành lại sự sống và hạnh phúc của mình hay khơng? Từ truyện cổ
tích này, chúng ta rút ra bài học gì cho mình?
Những vấn đề nêu trên giáo viên sẽ dành thời gian cho học sinh suy
ngẫm, liên hệ trong cuộc sống xã hội hiện tại. Giáo viên sẽ điều hành cuộc thảo
luận của học sinh về những vấn đề đã nêu ra. Sau khi học sinh đưa ra quan điểm,
suy nghĩ của bản thân, giáo viên sẽ mở rộng liên hệ những câu chuyện trong
cuộc sống từ đó giáo dục, hướng học sinh tới những giá trị đẹp trong q trình
hồn thiện bản thân:
- Vấn đề 1: Giáo viên khái quát: Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện
thông tin đại chúng đưa nhiều tin về sự việc bạo hành trẻ em, khiến dư luận dậy
sóng, bất bình, phẫn nộ. Đó là sự việc một bé gái 8 tuổi ở thành phố Hờ Chí
Minh bị dì ghẻ bạo hành đến chết... Không lâu sau đó là sự việc một em bé 3
tuổi ở Hà Nội bị kẻ ác – người tình của mẹ đóng đinh vào đầu. Thật tàn nhẫn
hơn khi sự việc đó diễn ra, những người là cha là mẹ ruột của những em bé đó
đều là những tác nhân dẫn đến việc các em bị bạo hành. Và cuối cũng những kẻ
ác chắc chắn sẽ bị trừng phạt thích đáng. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những tấm
15


gương đẹp, có nhiều người mẹ không sinh thành nhưng có công rất nhiều trong
việc dạy dỗ, chăm sóc con riêng của chồng nên người. Từ đó, giáo viên giáo dục
học sinh về lối sống “ác giả ác báo”, “ở hiền gặp lành”, “gieo nhân nào gặp quả
ấy”
- Vấn đề 2: Học sinh sẽ suy luận theo hai hướng trái chiều: nhân vật dì ghẻ là
người ác và dì ghẻ là người mẹ tốt, yêu thương con mình. Ở đây giáo viên sẽ
nhận xét cụ thể để học sinh hiểu rõ: dì ghẻ chỉ tốt với Cám - con riêng của mình
và q nng chiều con. Việc q nng chiều con, và hành hạ người khác sẽ
làm ảnh hưởng đến chính c̣c sống của con mình... Dì ghẻ thương Cám, yêu
con nhưng lại chà đạp lên hạnh phúc, cuộc sống của Tấm. Như vậy dì ghẻ đại

diện cho tuyến ác.
- Vấn đề 3: Vấn đề này học sinh dễ dàng nêu được nhận xét đúng đắn về nhân
vật Cám, một trong những thói xấu của Cám giáo viên nhấn mạnh đó là thói lười
biếng, ích kỷ. Trong tồn bợ câu chuyện, Cám chỉ nghĩ cho riêng bản thân mình,
tranh giành mọi thứ đáng ra thuộc về Tấm từ chiếc yếm đỏ đến đoạn truyện đi
xem hội, Tấm trở thành vợ vua. Cuối cùng kẻ sống ác là Cám và mẹ Cám phải
nhận cái chết, kết quả thích đáng cho tợi ác mẹ con Cám gây ra.
- Vấn đề 4: Ở phần đầu tác phẩm, sau mỗi lần bị ngược đãi, hành hạ phản ứng
duy nhất của Tấm là chỉ biết khóc, nhận sự thua thiệt về mình; sau đó Tấm nhận
được sự giúp đỡ của Bụt. Nhưng ở phần sau, từ đoạn truyện về cái chết của Tấm
trở đi, Tấm đã có những phản ứng mạnh mẽ hơn. Tấm đã có hành đợng quyết
liệt để bảo vệ mình, diệt trừ cái ác, chủ động giành lại cuộc sống và hạnh phúc
cho mình. Như vậy chính sức sống mãnh liệt của con người, của cái thiện là
nguyên nhân quan trọng nhất tạo nên chiến thắng cuối cùng. Vì vậy, trong c̣c
sống, mỗi chúng ta hãy sống lương thiện, phải biết bảo vệ mình, tự mình có
trách nhiệm với chính bản thân mình. Phải biết đấu tranh chống lại cái ác, cái
xấu, đứng về lẽ phải, sự công bằng.
2.3.4. Biện pháp 4: Kiểm tra đánh giá cuối giờ học
Để đánh giá chất lượng tiết học của giáo viên có thành công,
đạt hiệu quả hay không có nhiều cách, và một trong số đó là kiểm tra đánh giá
nhanh việc tiếp thu bài của học sinh qua bài tập trắc nghiệm có liên quan đến nợi
dung bài vừa học.
Cách thức: Q trình kiểm tra đánh giá củng cố kiến thức được tiến hành
qua hình thức bài tập trắc nghiệm khách quan vào 10 phút cuối giờ để đánh giá
mức độ tiếp thu bài của học sinh.
Nội dung: Giáo viên đưa ra 10 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nợi dung
truyện cổ tích Tấm Cám. Học sinh trả lời trực tiếp sau mỗi câu hỏi của giáo viên
Cụ thể câu hỏi phần củng cố, kiểm tra đánh giá như sau:

16



17


18


2.3.5. Giáo án minh họa
Tuần 4
CHỦ ĐỀ: TRUYỆN DÂN GIAN VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS đạt được:
1.Kiến thức, Kĩ năng, Thái độ
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm thuộc thể
loại văn học dân gian Việt Nam: sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện
cười.
- Nhận biết mợt số đặc điểm cơ bản của thể loại văn học dân gian Việt Nam: sử
thi, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười.
- Đọc (kể) diễn cảm tác phẩm sử thi, truyện cổ tích, truyền thuyết, truyện cười
theo đặc trưng thể loại
- Phân tích văn bản theo đặc trưng thể loại
- Trân trọng di sản văn hóa phi vật thể của tiền nhân; nghiêm túc, chủ đợng trong
q trình tìm hiểu, tiếp nhận tri thức; hiểu rõ sự kế thừa và sáng tạo của cha ông;
thể hiện ý thức tự chủ, tự cường của dân tợc; tích cực vận dụng. u mến nhân
vật, căm ghét cái xấu, cái ác.
2.Định hướng hình thành năng lực:
- Năng lực giao tiếp: nghe, nói , đọc , viết.
- Năng lực tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản
- Năng lực đọc - hiểu nội dung cơ bản và Đọc - hiểu cảm thụ văn học.

- Năng lực tạo lập văn bản
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
19


B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
Thuyết trình, đàm thoại, phát vấn, thảo luận
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, bảng, phấn
- Học liệu: phụ lục kèm theo, phiếu bài tập trắc nghiệm
2. Chuẩn bị của học sinh
- Soạn bài.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu,...
D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Khơng)
3. Tiến trình bài học
Truyền cổ tích và văn bản Tấm Cám
(1) Mục tiêu: Nắm được khái niệm, phân loại và đặc trưng của truyện cổ tích
thần kì.
- Nhưng mâu thuẫn, xung đợt giữa dì ghẻ và con chờng trong gia đình phụ
quyền thời cổ, giữa thiện và ác trong xã hội. Sức sống mãnh liệt của con người
và niềm tin của nhân dân.
- Kết cấu của truyện cổ tích: người nghèo khổ, bất hạnh trải qua nhiều hoạn nạn
cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Sử dụng hợp lí, sáng tạo các yếu tố thần kì.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Chia nhóm. Thuyết trình; Vấn đáp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Trong lớp.
(4) Phương tiện dạy học: Máy chiếu; bảng phụ; SGK...
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG: (5p) Gv vào bài bằng cách học sinh nghe ca

khúc: Bống bống bang bang
GV: Ca khúc vừa rồi được viết dựa vào câu chuyện cổ quen thuộc nào? Có
những nhân vật nào được nhắc đến và những nhân vật đó đại diện cho điều gì
trong c̣c sống?
HS trả lời
GV dẫn vào bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu chung về
truyện cổ tích
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: - Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức bài
học qua việc đọc mục Tiểu dẫn, SGK NV10
tập1,
- HS phải trả lời các câu hỏi sau:

Yêu cầu cần đạt
I. Giới thiệu chung về truyện
cổ tích:
1. Khái niệm:
Là tác phẩm tự sự dân gian mà
cốt truyện và hình tượng được
hư cấu có chủ định, kể về số
phận con người bình thường
20


- CH: Nhắc lại khái niệm về truyện cổ tích?
- CH: Có mấy loại truyện cổ tích? VD?
- CH: Nêu đặc trưng của truyện cổ tích thần
kì?

- CH: Các yếu tố thần kì?
- CH: Truyện Tấm Cám tḥc loại truyện cổ
tích nào?
- CH: Tìm bố cục của truyện?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: đọc sách tìm câu trả lời
GV: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời của
từng nhóm lên bảng phụ. Sau đó chốt lại nội
dung của bài học.
HS: Trả lời câu hỏi
Bước 4. Phương án KTĐG: gọi HS tái hiện
kiến thức

Hoạt động 3: (25p)Tóm tắt văn bản
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS tóm tắt văn bản
- Yêu cầu HS tóm tắt văn bản dựa vào
các hình ảnh trên slide. Giáo viên chiếu lần
lượt các slide hình ảnh về diễn biến câu
chuyện Tấm Cám. Giáo viên gọi 1 học sinh
tóm tắt từ 2,3 slide. Học sinh dựa vào hình
ảnh và tóm tắt câu chuyện.
Hs tóm tắt câu chuyện
Gv nhận xét chốt nội dung
Hoạt động 4: (35p) Tìm hiểu văn bản
Bước 1: Giao nhiệm vụ: - HS phải trả lời các
câu hỏi sau:
- CH: Theo dõi toàn truyện, chúng ta thấy nổi


trong xã hội, thể hiện tinh thần
nhân đạo và lạc quan của nhân
dân lao đợng.
* Phân loại:
+ Truyện cổ tích lồi vật
+ Truyện cổ tích sinh hoạt
+ Truyện cổ tích thần kì
2. Đặc trưng của truyện cổ
tích thần kì:
- Là loại truyện cổ tích có sự
tham gia của các yếu tố thần kì
vào tiến trình phát triển của câu
chuyện (Tiên, Bụt, những lần
biến hóa...)
3. Truyện Tấm Cám:
a. Thể loại: Thuộc loại truyện
cổ tích thần kì.
b. Bố cục: 3 phần.
+ Mở truyện: “Ngày xưa... việc
nặng” Giới thiệu hồn cảnh,
các nhân vật chính của truyện.
+ Thân truyện: “Một hôm ... về
cung”  Tấm ở với gì ghẻ và
Cám đến khi thành hồng hậu:
Từ thân phận khổ đau trở thành
hoàng hậu.
 Tấm bị giết và hố thân: C̣c
đấu tranh khơng khoan nhượng
qua những kiếp hời sinh để

giành lại hạnh phúc.
+ Kết truyện: Còn lại Tấm trở
lại làm người, hưởng hạnh
phúc, trừng trị mẹ con Cám.
II. Đọc hiểu văn bản
1.Tóm tắt tác phẩm
2. Tìm hiểu văn bản
2.1* Nhân vật và mâu thuẫnxung đột chủ yếu:
- Trong quan hệ gia đình: mâu
21


bật lên sự đối lập và mâu thuẫn gì, giữa các
nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao
theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ
yếu? Vì sao?
- CH: Mâu thuẫn, xung đột giữa Tấm với Cám
và mụ gì ghẻ có thể phân thành mấy chặng?
- CH: Tóm tắt các sự việc chính trong từng
chặng?
- CH: Bốn lần hóa thân của Tấm nói lên điều
biến đổi gì trong tính cách, sức sống của nhân
vật?
- CH: Vai trị của các yếu tố thần kì (chim
vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị)
trong quá trình biến hóa của Tấm?
- CH: Gv nêu vấn đề để hs tranh luận: Đánh
giá việc Tấm trả thù mẹ con Cám, có hai luồng
ý kiến:
+ Đờng tình với cách trả thù của Tấm, cho

như thế là hợp lí, đích đáng.
+ Khơng đờng tình, cho rằng cách trả thù như
thế trái với bản chất hiền hậu của Tấm, làm
giảm vẻ đẹp của nhân vật khiến Tấm trở nên
hẹp hịi, tàn nhẫn
HS: - Đọc kĩ nợi dung
- Xác định nội dung câu trả lời.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ
HS: trả lời từng câu hỏi dựa vào SGK.
GV: - Vừa đọc câu hỏi, vừa trình chiếu hệ
thống câu hỏi trên các Slide để HS dễ theo dõi.
- Định hướng và gợi mở cho HS.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
GV: - Định hướng HS thảo luận ý kiến trả lời
của bạn.
- Chốt lại nội dung cần đạt
Bước 4. Phương án KTĐG: Yêu cầu HS vẽ sơ
đồ nội dung
Gv nêu vấn đề xã hội cho học sinh thảo luận
trình bày suy nghĩ, quan điểm của cá nhân
- Vấn đề 1: Trong đời sống từ xưa đến nay,
người Việt Nam có câu rằng:

thuẫn gia đình
Tấm  Cám (hai chị em
cùng cha khác mẹ)
Tấm  Dì ghẻ (con chờng
và dì ghẻ)
 Mâu thuẫn Tấm- Cám là chủ
yếu, xuyên suốt toàn truyện,

liên tục và ngày càng căng
thẳng, quyết liệt.
 Mâu thuẫn dì ghẻ- con chờng
chỉ đóng vai trị bổ sung, phụ
trợ, ko liên tục.
 Khái quát thành mâu thuẫn:
thiện  ác.
2.2*. Diễn biến của mâu
thuẫn- xung đột giữa Tấm và
mẹ con Cám:
Ba chặng:
(1) Bắt tép chăn trâu xem
hợi thành hồng hậu.
(2) Bốn lần bị giết bốn lần
hoá thân.
(3) Trả thù.
Chặng 1: Từ thân phận khổ
đau trở thành hoàng hậu.
Chặng 2: Cuộc đấu tranh
không khoan nhượng để
giành lại hạnh phúc.
Bốn lần bị giết, Tấm đều tìm
cách hố thân sang kiếp khác
và đấu tranh quyết liệt với kẻ
thù, tìm cách rủa mắng, tố cáo
tội ác giết chị, cướp chồng của
Cám.
Chặng 3: Trả thù- trừng trị kẻ
thù độc ác, giành lại hạnh
phúc trọn vẹn nơi trần thế.

Việc trả thù quyết liệt của
Tấm:
+ Phù hợp với quá trình chuyển
22


Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng
Em suy nghĩ như thế nào về câu nói này
trong xã hội chúng ta ngày nay? Em có thể lấy
ví dụ được khơng?
- Vấn đề 2: Sau khi đọc xong câu chuyện, em
nhận xét dì ghẻ là người như thế nào? Dì ghẻ
tốt hay xấu? Dì ghẻ có yêu Cám không, có tốt
với Cám không?
- Vấn đề 3: Em nhận xét Cám là người như thế
nào? Truyện phê phán kiểu người như thế nào
trong xã hội hiện nay
- Vấn đề 4: Nếu không có sự giúp đỡ của Bụt,
Tấm có chiến thắng mẹ con nhà Cám hay
không? Từ câu chuyện đó, trong cuộc sống
hiện tại mỗi cần cần làm gì đề bảo vệ mình?
Hoạt động 5: (5p) Tổng kết bài học
Bước 1. Giao nhiệm vụ
GV:- Hướng dẫn HS tổng kết qua trả lời các
câu hỏi sau:
CH: tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm?
HS: - HS làm việc cá nhân
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

HS : suy nghĩ cá nhân
.
GV: Trình chiếu câu hỏi trên các Slide
Bước 3. Thảo luận, trao đổi với nhau
GV :- Lắng nghe câu trả lời. Ghi câu trả lời
của lên bảng phụ.
- Nhận xét, giảng bổ sung.
HS: trình bày.

biến tính cách nhân vật: từ yếu
đuối, thụ động chấp nhận đã trở
nên mạnh mẽ, quyết liệt hơn,
kiên cường đấu tranh đến cùng
cho hạnh phúc của mình.
+ Thể hiện quan niệm về thiệnác, ước mơ cơng lí, tinh thần
lạc quan, tin tưởng vào lẽ tất
thắng của chính nghĩa, của cái
thiện của nhân dân.

III. Tổng kết
1. Nội dung:
- Sự biến hoá của Tấm đã thể
hiện sức sống, sức trỗi dậy
mãnh liệt của con ngưòi trước
sự vùi dập của kẻ ác. Đó là sức
mạnh của cái thiện thắng cái ác
qua cuộc đấu tranh ko khoan
nhượng.
- Mâu thuẫn và xung đột trong
truyện phản ánh mâu thuẫn và

xung đợt trong gia đình phụ
quyền thời cổ, mâu thuẫn xã
hội thiện- ác.
2. Nghệ thuật:
- Các yếu tố thần kì khiến câu
chuyện li kì, hấp dẫn.
Bước 4. Phương án KTĐG (10p)
- Khắc họa sự chuyển biến tính
Học sinh trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm liên cách của nhân vật Tấm từ yếu
quan đến nội dung bài học
đuối, thụ động đến kiên quyết
đấu tranh giành lại sự sống và
hạnh phúc của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

23


Vận dụng các phương pháp đã nghiên cứu vào thực tế giảng dạy tác
phẩm, tôi thấy kết quả khả quan hơn so với phương pháp trước đây. Cụ thể:
- Tiết học sinh động hơn, khơi gợi được hứng thú học tập của học sinh.
- 100% hào hứng với bài học, tích cực trao đổi thảo luận, đưa ra ý kiến cá nhân
về các vấn đề giáo viên đặt ra trong q trình tìm hiểu bài
- Học sinh ghi nhớ nợi dung bài học sâu sắc hơn.
- Học sinh đã cảm nhận được, hiểu được bài học cuộc sống, ý nghĩa giáo dục
những điều mà tác giả dân gian gửi gắm.
- Tác phẩm văn học dân gian đã thực sự sống trong lòng các em.
Khảo sát đối với lớp trực tiếp dạy: lớp 10A9. Sĩ số: 39 học sinh
Qua khảo sát, tôi nhận thấy đa số học sinh hứng thú với giờ học, tiếp thu bài học
tốt, ghi nhớ nội dung thông tin bài học. Kết quả: 100% học sinh được gọi trả lời

câu hỏi trắc nghiệm cuối giờ trả lời đúng nội dung câu hỏi
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
"Văn học dân gian là cội nguồn, là bầu sữa mẹ nuôi dưỡng tâm
hồn dân tộc Việt Nam. Qủa đúng như vậy, văn học dân gian vừa là cuốn bách
khoa tồn thư của đời sống, vừa là mợt phương tiện giáo dục những phẩm chất
tốt đẹp của con người. Tìm hiểu văn học dân gian chúng ta sẽ được sống lại với
hình ảnh những lũy tre làng ngàn đời bao phủ, những cánh đờng thơm đầy
hương lúa, những cánh cị trắng bay rập rờn trong những câu hát dân ca; được
nghe những lời khun chí tình mà lại rất nhẹ nhàng sâu lắng từ những câu
chuyện cổ, truyện cười…Trong nhịp sống khẩn trương bộn bề bao lo toan trăn
trở của con người thời hiện đại. Đến với văn học dân gian là được trở về cội
nguồn dân tộc, được sống trong bầu khơng khí dân gian, để tâm hờn mình được
thư thái trở lại. Việc đặt các tác phẩm dân gian vào thực tế, gắn với các hình
thức sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng, giúp người học thấy được
vẻ đẹp đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam.
Học ngữ văn là để trau dời tình cảm thẩm mĩ và nhân cách, phải
hướng vào cuộc sống để vận dụng kiến thức và để sống đúng, sống đẹp. Học
Ngữ văn phải gắn liền với quan điểm văn hóa và thực tiễn. Sau mỗi tác phẩm
văn chương đều hướng con người tới cái thiện, cái đẹp và mỗi độc giả sẽ tự rút
ra những bài học với ý nghĩa sâu sắc cho riêng mình.
Việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin, hình ảnh, vận dụng kiến thức
của lĩnh vực âm nhạc, kiến thức thực tế đời sống vào giảng dạy truyện cổ tích
Tấm Cám góp phần thay đổi phương pháp dạy học, tiếp cận văn bản khác với
phương pháp dạy học truyền thống trong nhà trường và bước đầu đã có hiệu quả
nhất định.
3.2. Kiến nghị
24



Đối với các tổ nhóm chuyên môn ở trường tăng cường đổi mới nội
dung họp nhóm chuyên môn theo hướng tích hợp dạy học liên mơn. Xây dựng
các nợi dung, chủ đề dạy học tích hợp đề dạy thử nghiêm, rút kinh nghiệm về
nội dung và phương pháp.
Đối với các Sở giáo dục, tiếp tục cuộc thi dạy học theo chủ đề tích
hợp đờng thời lên kế hoạch, tổ chức hợi thảo, bời dưỡng năng lực dạy học tích
hợp cho giáo viên có chất lượng và hiệu quả.
Các trường Đại học xác định năng lực dạy học tích hợp cần đào tạo
cho sinh viên sư phạm, xây dựng khung chương trình chi tiết cho việc đào tạo
sinh viên.
Bợ Giáo dục và đào tạo xây dựng khung chương trình theo hướng
dạy học tích hợp ở các mơn học mợt cách đờng bợ. Cho in màu các hình ảnh,
tranh, ảnh liên quan đến nội dung bài học. Biên soạn các cuốn sách về nợi dung
dạy học tích hợp, trong đó có các bài soạn mẫu.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 19 tháng 5 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, khơng sao chép nợi dung
của người khác.

Phạm Hương Diệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO
25



×