Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(SKKN 2022) THIẾT lập sơ đồ KIẾN THỨC và BẢNG SO SÁNH GIAI đoạn 1930 1945 LỊCH sử VIỆT NAM lớp 12 để CỦNG cố KIẾN THỨC CHO học SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313 KB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LƯƠNG ĐẮC BẰNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

THIẾT LẬP SƠ ĐỒ KIẾN THỨC VÀ BẢNG SO SÁNH
GIAI ĐOẠN 1930-1945 LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12
ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHO HỌC SINH.
Người thực hiện: Lê Thị Vân
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THT Lương Đắc Bằng
SKKN thuộc mơn: Lịch sử

sTHANH HĨA, NĂM 2022


MỤC LỤC
1.

2.

Mở đầu
1.1.
Lí do chọn đề tài.
1.2.
Mục đích nghiên cứu.
1.3.
Đối tượng nghiên cứu.
1.4.
Phương pháp nghiên cứu.


1.5.
Những điểm mới.
Nội dung
2.1.
Cơ sở lí luận.
2.2.
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
2.3.
Các giải pháp đã được sử dụng.
2.3.1. Những yêu cầu khi tiến hành củng cố kiến thức.
2.3.2. Phương pháp tiến hành sử dụng sơ đồ để củng
cố kiến thức.
2.3.3. Phương pháp tiến hành sử dụng bảng so sánh
2.4.
Hiệu quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề.

3. Kết luận và đề xuất

1

Trang
2
2
2
3
3
3
4
4
6

7
7
12
16
17



Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

MỞ ĐẦU
1.1 . Lý do chọn đề tài.
Hiện nay, với chương trình cải cách sách giáo khoa Lớp 10 năm 2022, Lịch sử
sẽ là môn học tự chọn. Vấn đề đặt ra là khi môn Lịch sử là mơn học tự chọn thì
học sinh có chọn sử để học nữa hay không? Những giáo viên dạy trong Nhà trường
và đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy mơn Lịch sử đã có câu trả
lời rất rõ ràng: Học sinh thích tìm hiểu Lịch sử nhưng khơng thích học Lịch sử. Đó
cũng là điều dễ hiểu vì kiến thức Lịch sử trong sách giáo khoa Chương trình THPT
mang khối lượng kiến thức lớn, khô khan, tư liệu về nhân vật, về trận đánh lịch sử,
về sự kiện mang tính bước ngoặt cịn ít. Để học sinh đi sâu tìm tiểu, nắm được bản
chất cốt lõi của dòng chảy lịch lịch sử là điều khơng dễ dàng, đặc biệt những kiến
thức đó lại cần phải nhớ kĩ để phục vụ cho các em làm bài trắc nghiệm khách quan
trong thi cử.
Trong bối cảnh hiện nay những đòi hỏi của nghề nghiệp trong tương lai khiến
rất nhiều học sinh khơng cịn mặn mà, tâm huyết với môn Lịch sử, làm cho người
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy Lịch sử cũng có nhiều băn khoăn, trăn trở. Là
một giáo viên giảng dạy môn Lịch sử tơi ln trăn trở về việc dạy của mình, làm
sao để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử?Làm thế nào có thể có thể hệ thống
kiến thức để các em nhớ nhanh nhất, lâu nhất, vận dụng bài học lịch sử vào thực tế

cuộc sống và vận dụng hiệu quả cao nhất vào bài thi trắc nghiệm của mình?
Thái độ học môn Lịch sử của các em học sinh cịn mang tính chất đối phó với
các kì thi, kiểm tra, ghi nhớ kiến thức, sự kiện lịch sử một cách máy móc, học vẹt,
khơng hiểu sâu sa bản chất vấn đề.Đó là những quan niệm sai lầm và là ngun
nhân làm suy giảm chất lượng mơn học.
Trong khi đó, có một số giáo viên trong dạy học Lịch sử chưa sử dụng công
nghệ thông tin, đổi mới phương pháp vào dạy học, chủ yếu là nói lại nội dung sách
giáo khoa, nên gây tâm lí nhàm chán, ngại học mơn Lịch sử.
Bộ mơn Lịch sử trong nhà trường góp phần quan trọng trong việc hình thành và
phát triển lịng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thê hệ trẻ hôm
nay.Những kiến thức khoa học Lịch sửđịi hỏi học sinh khơng chỉ nhớ mà cịn phải
hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Cho nên, cùng với các
môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo
cho học sinh.
Vậy trước thực trạng trên, nguyên nhân tại đâu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên. Song cần phải kể đến một số nguyên nhân rất quan trọng như:
+ Nội dung kiến thức quá nhiều trong khi thời lượng ít làm cho cả thầy và
trò phải chạy theo thời gian để học hết chương trình. Tiết ơn tập, bài tập của Lịch
1.

4


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

sử lớp 12 là rất ít. Giáo viên và học sinh phải căng mình để học các bài cho kịp
PPCT. Trong PPCT Lịch sử lớp 12 có 48 tiết thực dạy, nhưng chỉ có 2 tiết ơn tập
đó là 2 bài Tổng kết khi hoc hết phần: tiết 13 của Bài 11 và tiết 48 của Bài 27. Quá
nhiều các sự kiện học sinh phải nhớ.

Để đảm bảo giờ dạy cho đúng PPCT, giáo viên khơng có điều kiện để cung
cấp nhiều thơng tin, khơng được trình bày một cách cụ thể về sự kiện lịch sử, hiện
tượng lịch sử, nhân vật lịch sử… Học sinh không làm việc trực tiếp với sử liệu
Điều này khiến các em “sợ” học môn Sử.Người giáo viên, không tận dụng được
khả năng tạo ra sự xúc động, sự rung cảm của học sinh trước các sự kiện, hiện
tượng lịch sử. Do đó, tác dụng giáo dục bộ mơn bị hạn chế. Người học còn bị thụ
động trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
Quan niệm coi mơn Lịch sử là mơn phụ vẫn cịn tồn tại phổ biến trong nhà
trường, học sinh, phụ huynh học sinh và cả xã hội. Năm 2022, Bộ giáo dục đưa
môn Lịch sử là mơn tự chọn trong chương trình giáo dục THPT, điều này đã tạo ra
một sự bất bình đẳng giữa mơn Lịch sử với các môn học khác trong nhà trường.
Trong khi đó, các mơn học đều có nhiệm vụ trong việc góp phần giáo dục thế hệ trẻ
theo nội dung, sở trường và ưu thế của bộ mơn mình.
Việc đổi mới chương trình sách giáo khoa ở trường THPT đã đặt ra một yêu
cầu cấp bách đối với giáo viên giảng dạy môn Lịch sử. Yêu cầu đặt ra đối với việc
đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở Trường THPT cần đạt là phát huy tính tích
cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập.Và một trong những biện pháp
quan trọng để học sinh dễ nhớ, dễ học, học sinh không thấy sợ khi học môn Lịch sử
là thiết lập sơ đồ hóa kiến thức và bảng so sánh một số vấn đề, các giai đoạntrong
dạy học Lịch sử ở trường THPT.
Với mong muốn nâng cao chất lượng học tập của bộ môn, nâng cao chất
lượng thi THPT quốc gia và phục vụ cho các bài thi năng lực, tôi đã sử dụng
phương pháp dạy học tích cực trong khi dạy cho học sinh. Kết quả thực tế đã phát
huy hiệu qua cao. Phương pháp đó được thể hiện trong đề tài của tôi: THIẾT LẬP
SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC VÀ BẢNG SO SÁNHGIAI ĐOẠN 1930 – 1945 LỊCH SỬ VIỆT
NAM LỚP 12 ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHO HỌCSINH.

1.2.Mục đích nghiên cứu
Phương pháp thiết lập hệ thống bảng so sánhđể ôn tập cho học sinh giai đoạn
1930-1945 ở Lịch sử lớp 12 nhằm đơn giản và hệ thống hóa kiến thức, khắc sâu

kiến thức cho học sinh, vận dụng vào bài thi TNKQ đạt hiệu quả cao.
Từ những kiến thức được học sẽ bồi đắp thêm lòng yêu Tổ quốc, thấy được
trách nhiệm của bản thân đối với đất nước hôm nay. Đồng thời các em rút ra bài
học thực tế vận dụng cho bản thân trong cuộc sống.
Rèn luyện cho học sinh kỹ năng tổng hợp, khái quát vấn đề.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.

5


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Thiết lậpsơđồ hóa kiến thức và bảng so sánh của phần Lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945 trong chương trình Lịch sử lớp 12.
1.4.Phương pháp thực hiện:
Đề tài đưa ra đã sử dụng phương pháp thiết lập sơ đồ hóa kiến thức và bảng
so sánh là chủ yếu về một số vấn đề, giữa các giai đoạn với nhau, để học sinhn
củng cố và khắc sâu kiến thức, nâng cao chất lượng của bài thi trắc nghiệm khách
qua. Ngồi ra, trong q trình ôn tập với hệ thống bảng, giáo viên kết hợp với các
phương pháp dạy học khác như nhận xét, đặt câu hỏi, sử dụng kênh hình, tư liệu để
tạo nên sự lơi cuốn, kích thích tinh thần học cho các em.
1.5. Những điểm mới của SKKN
Giai đoạn lịch sử 1930 -1945 gồm 3 bài:14, 15,16 trong chương trình Lịch
sư lớp 12 gồm có tổng là 7 tiết (từ tiết 19 đến tiết 25 theo kế hoạch giáo dục của
Nhà trường). Trong đó, đã có một số mục học sinh tự học ở nhà theo khung phân
phối chương trình của Bộ giáo dục. Nên tôi đã vận dụng linh hoạt trong dạy học,
dành 1 tiết trong 7 tiết đó để hệ thống kiến thức lại cho hoc sinh sau khi học xong
giai đoạn 1930- 1945.
Đề tài đã tổng hợp hệ thống lại kiến thức bằng sơ đồ hóa kiến thức làm cho

kiến thức đã học cả một giai đoạn được xâu chuỗi logic với nhau, giúp học sinh rút
ra mối liên hệ của các sự kiên, các bài trong một giai đoạn.
Thiết lập bảng so sánh giữa các vấn đề hoặc các giai đoạn nhỏ với nhau sau
khi học xong bài 14, bài 15, bài 16 thuộc giai đoạn 1930 – 1945 Lich sử Việt Nam
thuộc chương trình Lịch sử Lớp 12 sẽ giúp học sinh tìm ra điể giống và khác nhau,
giúp học sinh tìm ra cách nhớ khơng cảm thấy bị rối, lẫn lộn giữa các nội dung na
ná nhau.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề.
- Căn cứ vào tài liệu chuẩn kiến thức chuẩn kĩ năng môn lịch sử 12, căn cứ
vàosách giáo khoa lịch sử 12 cơ bản, căn cứ vào chương trình giảm tải mơn lịch
sử11 – Bộ giáo dục và đào tạo thực hiện từ năm 2012 .
- Căn cứ vào chương trình tập huấn của sở GD và ĐT Thanh Hóa về ra đề
thitheo hình thức trắc nghiệm.
- Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy phải đề ra
những phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt
nhanh và lưu giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét, đánh giá một sự kiện. Tạo nên
hứng thú trong quá trình chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì vậy phương
pháp thiết lập hệ thống bảng so sánh trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan
trọng trong q trình giảng dạy lịch sử ở các lớp THCS nói chung và lớp 12 cuối
cấp THPT nói riêng.
2.2.Thực trạng vấn đề
6


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Giai đoạn 1930-1945 trong Lịch sử Việt Nam là một giai đoạn quan trọng
trong tiến trình Lịch sử nước nhà. Mười lăm năm từ khi Đảng mới thành lập, với

những sách lược linh hoạt kịp thời, Đảng lãnh đạo nhân dân vượt qua mọi khó khăn
tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ. Ngày 2/9/2945 Chủ Tịch
Hồ Chí Minh thay mặt đồng bào ta đã đọc “Bản tuyên ngôn Độc lập” Khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Lịch sử dân tộc Việt Nam lại bước sang một
trang mới.
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 trong chương trình SGK Lịch sử
Lớp 12 được sắp xếp ở3 bài: Gồm bài 14, bài 15, bài 16 với tổng thời lượng là 7tiết
(từ tiết 19 đến tiết 25- theo kế hoạch giáo dục của Nhà trường, môn Lịch sử, năm
học 2021 – 2022). Sau khi học xong 7 tiết lại tiếp tục dạy học sang một giai đoạn
mới là: Việt Nam 1945 – 1954. Đến tiết 33 mới có 1 tiết ôn tập để ôn tập cho học
sinh ôn thi học kì I. Nếu giáo viên mà thực hiện đúng theo PPCT thì bài ơn đó chỉ
mang tính chất đại khái “Cưỡi ngựa xem hoa”, giáo viên sẽ không củng cố, khắc
sâu được kiến thức, nâng cao kiến thức cho học sinh làm cho chất lượng bài thi trắc
nghiệm sẽ không đạt hiệu quả cao. Với tổng thời lương7 tiết này, đã có 1 số phần
giảm tải nên khi dạy học tơi đã có kế hoạch dạy trong vịng 6 tiết, 1 tiết còn lại
dành cho việc củng cố lại kiến thức cho học sinh bằng sơ đồ hóa kiến thức và bảng
so sánh môt số nội dung quan trọng, mang tính chất khắc sâu và nâng cao.
Đối với học sinh,đa số các em rất u thích mơn Lịch sử, hứng thú đối với
những tiết dạy mà giáo viên vận dụng linh hoạt các dạng bài tập. Nhưng còn một
bộ phận học sinh cho rằng môn Lịch sử là môn phụ nên khơng chịu khó đầu tư vào
học hoặc đây là mơn cực kì khó đối với những học sinh lười học nên cố gắng qua
điểm liệt khi thi tốt nghiệp THPT mà thôi.
Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu
hết bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử.
Phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp đa dạng các
phương pháp trong ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong giảng dạy chưa cao. Các em
hầu như không xác định được kiến thức trọng tâm, học trước quên sau, không hiểu
và không nắm được bản chất của sự kiện. Mặt khác có em nhớ lẫn lộn giữa kiến
thức lịch sử thế giới với lịch sử Việt Nam, kiến thức bài này nhầm sang kiến thức
bài khác ...Đặc biệt sau khi học xong một phần, một bài, hoặc một chương yêu cầu

các em hệ thống lại kiến thức trọng tâm hầu như các em không làm được . Vì vậy,
kết quả học tập của học sinh cịn thấp đặc biệt là chất lượng làm bài thi trắc nghiệm
khách quan ở các bài khảo sát hoặc ở các kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia cịn chưa
đạt kết quả cao.
Với trăn trở làm thế nào để các em ghi nhớ lịch sử dễ dàng hơn, nắm được
bản chất của sự kiện, vấn đề tôi mạnh dạn sử dụng một tiết học cho củng cố kiến
thức sau một giai đoạn lịch sử. Kết quả học sinh đã nắm bắt và ghi nhớ kiến thức một
cách dễ dàng hơn, các em lại tìm ra một phương pháp ghi nhớ, quá trình tư duy tổng hợp,
7


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

so sánh, nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi đã
quyết định chọn đề tài: THIẾT LẬP SƠ ĐỒ HÓA KIẾN THỨC VÀ BẢNG SO SÁNH
GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12, ĐỂ CỦNG CỐ KIẾN THỨC
CHO HỌC SINH, để nêu lên một số kinh nghiệm bản thân, đóng góp vào q trình đổi

mới mơn học nâng cao khả năng nhận thức và kết quả học tập môn Lịch sử ở lớp 12 cuối
cấp THPT. Với phương pháp này, giáo viên có thể vận dụng vào nhiều bài và nhiều giai
đoạn khác trong quá trình dạy học.s
2.3. Các giải pháp thực hiện
2.3.1. Những yêu cầu khi tiến hành củng cố kiến thức.
Sử dụng sơ đồ hóa kiến thức là cách hình hóa các thơng tin dạng văn bản
thành sơ đồ trực quan sinh động, dễ hiểu. Có sự kết hợp của từ khóa làm kích thích
thị giác và não bộ dễ dàng ghi nhớ thong tin một cách chính xác.
Với phương pháp ôn tập trên sẽ giúp hoc sinh ghi nhớ tổng quát một vấn đề,
dễ dàng giúp bộnão liên kết thơng tin một cách có hệ thống thơng qua sơ. Việc ôn
tập kiến thức cần chú ý phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành bộ môn của

học sinh. Vì vậy, khi tiến hành bài ơn tập giáo viên phải suy nghĩ sâu sắc, cẩn thận
về nhiệm vụ giáo dục, phát triển về nội dung và biện pháp tiến hàsnh.
Khác với bài nghiên cứu kiến thức mới, ở đây giáo viên khơng trình bày kiến
thức mới mà hướng dẫn học sinh nhớ lại những điều đã học, uốn nắn những hiểu
biết sai, bổ sung, khái quát hóa, rút ra những kết luận để nhận thức sâu sắc, toàn
diện hơn.Đối với học sinh việc ôn tập các kiến thức đã học không tăng khối lượng
mà chủ yếu là nâng cao chất lượng học tập lịch sử ở hai mặt: củng cố kiến thức đã
tiếp thu, nắm vững sự kiện lịch sử một cách hệ thống trong mối quan hệ hữu cơ của
chúng
Tiết củng cố kiến thức muốn đạt hiệu quả cao cần đảm bảo các điều kiện
sau:
Học sinh phải chuẩn bị bài trước ở nhà, nắm được kiến thức đã học từ các
tiết trước.
Lựa chọn đúng vấn đề, xác định nội dung, khối lượng tài liệu ơn tập, tính
logic và phương pháp tiến hành ôn tập tổng kết của giáo viên với vai trò người
hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực, độc lập tư duy.
Những yêu cầu cơ bản trên giúp cho việc nhận thức lịch sử của học sinh
được vững chắc, sâu sắc, tránh tình trạng “học trước qn sau” hoặc chỉ học thuộc
lịng mà khơng hiểu.
Giáo viên cần xác định rõ những nội dung trọng tâm của các giai đoạn lịch sử, điều
tra những phần học sinh còn hổng kiến thức, hiểu sơ sài để tăng cường củng cố.
Giáo viên phải linh hoạt trong phương pháp, mỗi 1 vấn đề thì sẽ áp dụng
phương pháp phù hợp nhất để tạo ra khơng khí ơn tập sơi nổi, tránh nhàm chán,
kích thích sự hứng khởi cho cho học sinh.
8


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.


Khi đã xác định được những yêu cầu quan trọng đó, giáo viên có thể áp dụng
nhiều phương pháp phối hợp cho tiết củng cố kiến thức này.
* Yêu cầu đối với sơ đồ hóa kiên thức:
Giáo viên đã chuẩn bị trước ở nhà nội dung chính để củng cố kiến thức, nội
dung nào cần sử dụng sơ đồ hóa kiến thức. Nên trong tiết củng cố này, giáo viên
dẫn dắt vừa tái hiện kiến thức để hướng tới nội dung chính cần lên sơ đồ.
Từ một vấn đề hay chủ đề chính đưa ra các ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ
ba... mỗi ý lớn lại có các ý nhỏ liên quan với nó, mỗi ý nhỏ lại có các ý nhỏ hơn ...
các đường nhánh có thể là đường thẳng hay đường cong.
Giáo viên cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ tư duy trên giấy: Chọn từ khóatên chủ đề hoặc hình vẽ của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm.Vẽ sơ đồ tư duy
theo nhóm hoặc từng cá nhân (giới hạn thời gian cụ thể)
* Cách ghi chép trên sơ đồ hóa kiến thức:
Cần viết ngắn gọn nội dung chính.
Tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng và dành quá nhiều thời gian để
ghi chép.
Tránh ghi chép quá nhiều ý vụn vặt không cần thiết và làm sơ đồ quá rườm
rà sẽ làm học sinh rối khi đọc, dẫn đến đi ngược lại mục tiêu của tiết học.
2.3.2. Phương pháptiến hành sử dụng sơ đồ để củng cố kiến thức.
Đối với tiết ôn tập này, giáo viên khơng q ơn đồm kiến thức, cũng khơng
nên nói lại quá nhiều kiến thức cơ bản, mà giáo viên nên tổng hợp kiến thức của cả
giai đoạn theo chủ đề, theo vai trò của một nhân vật, hay tiến trình của một sự kiện
lớn. Trên cơ sở kiến thức tổng hợp đó, giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi tái hiện
lại kiến thức cũ đã học để kiểm tra tinh thần học và ghi nhớ của các em.
Với các bài 14, bài 15, bài 16 của phần Lịch sử Việt Nam thuộc SGK lớp 12
đã được giảm tải một số mục dạy – học ở trên lớp và học sinh tự học ở nhà:
Tên bài
Nội dung học sinh tự học
Bài 14. Phong trào cách mạng Mục III. Phong trào cách mạng trong những
1930 - 1935
năm 1932-1935

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - Mục I.2. Tình hình trong nước
1939
Mục II.2. Phần b. Đấu tranh nghị trường;
phần c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí
Bài 16. Phong trào giải phóng dân Mục II.2. Những cuộc đấu tranh mở đầu
tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám thời kì mới.
(1939-1945). Nước Việt Nam Dân
chủ cộng hòa ra đời.
Những nội dung cịn lại giáo viên lựa chọn kiến thức để hình thành sơ đồ hóa
kiến thức. Giáo viên sử dụng những sơ đồ hóa kiến thức cho tiết cho việc củng cố
kiến thức với nội dung sau:
- Sơ đồ khái quát các giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1930 -1945
9


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Sơ đồ phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh và chính quyền Xơ viết Nghệ -Tĩnh.
Sơ đồ nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Sự chuẩn bị của Đảng cộng sản Đông Dương (từ 1939-1945) cho tổng khởi
nghĩa Cách mạng Tháng 8 /1945.
Cụ thể như sau:
Ví dụ 1: Vẽ sơ đồ khái quát các giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1930 – 1945.
Khi ơn tập về giai đoạn lịch sử nói chung và về giai đoạn 1930 – 1945 nói
riêng, trước khi đi vào cụ thể của từng giai đoạn, giáo viên nên khái qt tiến trình
của giai đoạn đó. Để học sinh hệ thống liên kết được sự liền mạch của các bài các
giai đoạn nhỏ đã học với nhau.
Phương pháp:
Bước 1: Giáo viên đưa ra câu hỏi nhận thức để kiểm tra khả năng nắm bắt

bài giảng và xâu chuỗi kiến thức của học sinh: Từ 1930 – 1945, lịch sử Việt Nam
được chia làm mấy giai đoạn? Nội dung chính của từng giai đoạn?
Bước 2: học sinh phác họa nhanh ra giấy hoặc lên bảng bằng sơ đồ và trình
bày kiến thức của mình.
Bước 3: Giáo viên gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên nhận xét, bổ sung
cho các em và hoàn thiện nhanh sơ đồ khai quát các giai đoạn của lịch sử Việt Nam
1930 -1945:
- Giai đoạn 1930 – 1945 được trải qua các giai đoạn nhỏ.
+ phong trào cách mạng 1930 -1931.
+ đấu tranh phục hồi cách mạng: 1932 – 1935
+ phong trào dân chủ: 1936 – 1939.
+ phong trào giải phóng dân tộc 1939 -1945. Trong giai đoạn 1939 -1945, lại
có các thời kì khác nhau chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945
-

Hình 1: Sơ đồ khái quát các giai đoạn Lịch sử Việt Nam 1930 -1945.
Qua sơ đồ trên học sinh sẽ khái quát được kiến thức của toàn bộ chương 2
trong SGK Lịch sử Lớp 12: Việt Nam 1930-1945,sẽ có cái nhìn tổng quan về lượng
10


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

kiến thức trọng tâm trong từng giai đoạn lịch sử .Từ đó thấy được quy luật phát
triển của lịch sử một cách rõ nét .Cụ thể như sau : Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam
ra đời đã trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng qua các thời kì 1930-1931,19321935,1936-1939,đặc biệt 1939-1945,mỗi thời kì có một nhiệm vụ khác nhau nhưng
đều chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 thành công.Đặc biệt, qua sơ
đồ này học sinh còn thấy được vai trò to lớn của Đảng qua các thời kì phát triển
cũng như thối trào.Từ cái nhìn khái qt trên học sinh có biểu tượng để phân tích

triển khai những ý cơ bản trong bài .
Từ sơ đồ khái quát giai đoạn, giáo viên đi vào các kiến thức cơ bản cụ thể để ôn tập
cho học sinh bằng các sơ đồ đồ cụ thể. Nhưng trong thời gian ơn tập có hạn, giáo
viên không thể đi vào cụ thể từng bài, nói lại kiến thức đã học ở tiết trước, rất dễ
làm cho học sinh nhàm chán. Nên giáo viên có thể chọn kiến thức để lên sơ đồ, còn
những phần khơng vẽ sơ đồ và bảng hệ thống thì giáo viên dùng các câu hỏi nhanh
để kiểm tra nắm bắt bài học từ các tiết học trước và dẫn vào phần vẽ sơ đồ cho liền
mạch.
Ví dụ 2: Sơ đồ Phong trào Xơ Viết Nghệ - Tĩnh và chính quyền Xô viết Nghệ
Tĩnh( sử dụng củng cố kiến thức bài 14: Phong trào cách mạng 1930-1935).
Bước 1: giáo viên sử dụng hình ảnh bằng tranh: “Đấu tranh trong phong trào
Xơ viết Nghệ- Tĩnh” trên máy tính kết nối với tivi thơng minh. Giáo viên cho học
sinh trình bày lại nét chính của phong trào Xơ viêt Nghệ - Tĩnh.

Hình: Đấu tranh trong phong trào Xô viết Nghệ _ Tĩnh.
Bước 2: từ kiến thức đã học, Học sinh phác họa nhanh nội dung cần hình
thành sơ đồ kiến thức .
Bước 3 Gv bổ sung kiến thức và tổng hợp kiến thức lại bằng sơ đồ sau:
11


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Dâng cao từ tháng 9/1930 (tiêu biểu
ở Hưng Ngun)
Phong
trào Xơ
Viết Nghệ
- Tĩnh


Phong trào
Nghệ - Tĩnh

Hình thức: biểu tình kết hợp với vũ trang
tự vệ (tính quyết liệt)
Kết quả: chính quyền thực dân phong kiến
bị tê liệt và tan rã ở nhiều thơn, xã (tính
triệt để).
Các cấp ủy Đảng ở thôn xã, lãnh đạo nhân
dân tự quản lí đời sống ở địa phương gọi

Xơ Viết
Nghệ - Tĩnh

Nhiệm vụ: các Xô viết đã thực hiện quyền
làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt
đời sống xã hội
Các chính sách : - Chính trị
- Kinh tế
- Văn hóa
Kết qủa: - chỉ tồn tại 4 đến 5 tháng
- Cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong
cả nước.
- là đỉnh cao của phong trào cách mạng
1930- 1931.

Qua sơ đồ trên, học sinh đã xác định kiến thức cơ bản của bài, nội dung cần
ghi nhớ trên sơ đồ. Từ đó, giáo viên dẫn dắt và gợi nhớ lại kết quả, ý nghĩa, bài học
của phong trào cách mạng 1930 -1931. Phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc

diễn tập đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám 1945.
Ví dụ 3: Sơ đồ nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936 – 193 (sử
dụng khi củng cố kiến thức bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939).
Đối với nội dung kiến thức trọng tâm của bài này là nguyên nhân dẫn tới
bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939, giáo viên có thể rút ngắn thời gian vừa
kiểm tra kiến thức của học sinhvừa lênsơ đồ hóa kiến thức ln. Và kết quả hình
thành sơ đồ như sau:
12


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936 1939
Thế giới

Xuất hiện chủ nghĩa phát xít
7/1935, Đại hội Quốc tế cộng sản:
- Nhiện vụ: chống phát xít
- Mục tiêu: giành dân chủ, bảo vệ hịa bình, thành lập
mặt trận nhân dân.
Chính trị: Tồn quyền mới của chính phủ Pháp ân xá 1
số tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.

Trong nước

Kinh tế: được phục hồi và phát triển, nhưng vẫn lạc hậu
và lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Xã hội: đời sống nhân dân cực khổ và khó khăn

Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống
phong kiến

Hội nghị BCH Trung
ương ĐCS Đông
Dương, tháng 7/1936
(Thượng Hải- TRung
Quốc)

Nhiệm vụ trực tiếp: chống phản động thuộc
địa, chống phát xít, chống chiến tranh, địi tự
do, dân chủ, cơm áo và hịa bình
Phương pháp đấu tranh: cơng khai kết
hợp bí mật, hợp pháp kết hợp với bất hợp
Hình hức mặt trận: thành lập Mặt trận
thống nhất nhân dân phản đế đông Dương
(1938 là Mặt trận dân chủ Đông Dương)
Ý nghĩa: Dưới sự lãnh đao của ĐCS Đông
Dương, nhân dân hăng hái đấu tranh đòi tự
do, cơm áo.
13


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Với nội dung kiến thức từ sơ đồ trên, học sinh nhanh chóng ghi nhớ dễ dàng
các ý cơ bản. Và học sinh hiểu rằng tình hình thế giới và trong nước thay đổi, nên
Đảng Cộng sản Đơng Dương đã nhanh chóng thay đổi sách lược cho phù hợp.
Chứng tỏ sự nhạy bén, kịp thời, đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đáp ứng

đúng kịp thời nguyện vọng của nhân dân, Đảng đã làm bùng lên phong trào dân
chủ của quần chúng rộng khắp, để lại nhiều bài hoc kinh nghiệm và là cuộc diễn
tập lần thứ 2 cho Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945.
Ví dụ 4: Sự chuẩn của Đảng cộng sản Đông Dương (từ 1939-1945) cho
tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng 8 /1945
Chính tri: vận động quân chúng vào mặt
trận Việt Minh. Cao Bằng, nơi thí điểm
xây dựng Hội Cứu Quốc. Tập hợp binh
lính trong quân đội pháp và ngoại kiều ở
Đơng Dương cùng chống phát xít.
Sự chuẩn
của Đảng
cộng sản
Đơng
Dương
(từ 19391945)
cho tổng
khởi
nghĩa
Cách
mạng
Tháng 8 /
1945

Về lực lượng
Vũ trang:: - xây dưng đội du kích Bắc Sơn.
- Phát triển lực lượng vũ trang, thành lập các
Trung đội Cứu quốc quân.
- 22/12/1944: Đội Việt Nam TTGPQ ra đời.
- 15/5/1945 hợp nhất VN CCQ và VNTTGPQ

thành Việt Nam giải phóng quân.
Căn cứ
địa:

Đường lối

-Bắc SƠn, Võ Nhai, Cao Bằng là 2 căn cứ đầu tiên.
- Khu giải phóng Việt Bắc – là căn cứ địa lớn nhất cả
nước, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.
- thể hiện qua Hội nghị BCH TƯ ĐCS Đông
Dương tháng 11/1939 và tháng 5/1941.
- 2/1943 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương
Đảng tại Võng La (Đông Anh – Hà Nội)
Hội nghị BTV Trung ương Đảng tại Đình Bảng
( Bắc Ninh)3/1943 xác định thời cơ tới nhưng
chưa chin muồi.
- Khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thời cơ khách
quan thuận lợi đã đến Đảng ta đã họp Hội nghị
toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân (chớp
thời cơ).
-

Thời cơ và
chớp thời


14


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức

cho học sinh.

Đây là, một sơ đồ khó hơn vì kiến thức của cả một giai đoạn lớn từ 19391945, có khối lượng kiến thức lớn mang tính tổng hợp. vì vậy, giáo viên cần khái
qt lại các vấn đề về sự chuẩn bị của Đảng từ 1939-1945 gồm: chuẩn bị về lực
lượng chính trị và lực lượng vũ trang, chuẩn bị về căn cứ địa cách mạng, chuẩn bị
về đường lối, chuẩn bị về thời cơ và chợp thời cơ. Trên cơ sở các ý lớn, giáo viên
cho học sinh triển khai các ý nhỏ có liên quan để kiểm tra nhận thức của các tiết
học trước. Giáo viên triển khai thành sơ đồ kiến thức để các em hình thành và khắc
sâu kiến thức hơn.
Trên cơ sở của sơ đồ trên, giáo viên trình chiếu hoặc sử dụng lược đồ Tổng
khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám 1945, cho học sinh trình bày lại diễn biến chính
của Cách mạng Tháng Tám 1945

Hình: Lược đồ về Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945.

15


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Dựa vào lược đồ trên, giáo viên cho học sinh trình bày và phải đảm bảo được
kiến thức cơ bản sau: 4 tỉnh giành chính quyền sớm (Bắc Giang, Hải Dương, Hà
Tĩnh, Quảng Nam); nhân dân giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gịn; địa
phương giành chính quyền muộn nhất là Hà Tiên và Đồng Nai Thượng.
Giáo viên kiểm tra lại kiến thức của các em về nguyên nhân thắng lợi, kết
quả, ý nghĩa của Cách mang Tháng Tám 1945.
2.4.2. Phương pháp củng cố kiến thức cho học sinh bằng hệ thống bảng
so sánh.
Bảng hệ thống so sánh là bảng để dùng đối chiếu, so sánh các sự kiện diễn ra

cùng thời điểm lịch sử hoặc các giai đoạn, hay các vấn đề gần giống nhau để rút ra
bản chất, kết luận.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bài ôn tập ,tổng kết ,hoặc
những nội dung mang tính chất so sánh, liệt kê các sự kiện. Phương pháp hệ thống
này giúp các em hệ thống kiến thức và so sánh sự kiện hoặc nội dung từng bài,
hoặc từng chương ,hoặc giúp các em có thể so sánh, đối chiếu giữa nội dung này
với nội dung kia, giai đoạn này, giai đoạn khác ...,Đặc biệt với phương pháp này sẽ
giúp các em khắc phục được tình trạng nhầm lẫn kiến thức giữa nội dung sự kiện
này với nội dung sự kiện khác, kiến thức trọng tâm giai đoạn lịch sử này với giai
đoạn lịch sử khác ...Từ đó giúp các em hiểu sâu được bản chất của lịch sử, quy luật
phát triển của lịch sửvà nhất là hiểu được ý nghĩa của việc học mơn lịch sử và dần
u thích mơn lịch sử hơn .Với phương pháp này giáo viên cũng có thể lưu ý với
học sinh có thể sử dụng vào bài kiểm tra ,bài thi khi đề bài yêu cầu .
Sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh
* Đối với giáo viên:
- Xác định rõ mục tiêu kiến thức cơ bản của nội dung ơn tập chính xác, trọng
tâm để từ đó thiết lập bảng vừa cơ đọng, vừa xúc tích. Giáo viên hình thành ở nhà
trên máy tính, để đối chiếu với kết quả của hoc sinh sau khi làm
- Dặn dò và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho tiết ôn tập được hiệu quả.
* Đối với học sinh:
- Học sinh cần chuẩn bị bài ở nhà chu đáo.
- Tiến hành điền nội dung thông tin vào bảng theo sự hướng dẫn của giáo
viên. Có thể học sinh điền thơng tin chưa thật chính xác, nhưng cũng sẽ là 1
phương pháp kiểm tra kiến thức của các em.
- Lựa chọn kiến thức đảm bảo kiến thức cơ bản, chính xác, ngắn gọn khơng
nên ơm đồm kiến thức sẽ làm cho bảng rườm rà làm học sinh khó khắc sâu kiến
thức, mất đi tính hệ thống và logic.
Lựa chọn kiến thức để lập bảng gồm:
+ Bảng so sánh về Luận cương chính trị của Đảng cộng sản Đơng Dương với
Cương lĩnh chính trị của Đảng cơng sản Việt Nam.

+ Bảng so sánh phong trào Cách mạng 1930 -1931 với 1936- 939
16


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

+ Bảng so sánh về hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương
tháng 11/1939 với hội nghị BCH Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương tháng
5/1941.
Để tiến hành lập bảng, giáo viên tiến hành các bước như sau:
Bước 1: giáo viên hình thành khung bảng với các tiêu chí đưa ra.
Bước 2: gọi học sinh lên bảng và điền thông tin phù họp vào các mục tiêu
chí.
Bước 3: giáo viên nhận xét, bổ sung và trình chiếu các bảng này lên để học
sinh đối chiếu và ghi vào vở của minh.
Ví dụ 1: Bảng so sánh giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng
sản Việt Nam với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đơng Dương.
Tiêu chí
Cương lĩnh chính trị của ĐCS Luận cương chính trị của ĐCS
Việt Nam
Đơng Dương.
Đường
lối Tiến hành cách mạng tư sản dâ Lúc đầu là cách mạng tư sản dân
chiến lược
quyền và thổ địa cách mạng, tiến quyền, bỏ qua thời thời kì TBCN,
lên chủ nghĩa cộng sản.
tiến thẳng lên con đường XHCN.
Nhiệm vụ
Đánh đổ đế quốc Pháp, phong Đánh đổ đế quốc và đánh đổ

kiến và tư sản phản cách mạng phong kiến
làm cho nước Việt Nam được độc
lập, tự do.
Lực lượng
Công nhân, nông dân, tiểu tư sản Cơng nhân và nơng dân.
trí thức; cịn phú nơng, trung, tiểu
địa chủ và tư sản thì lợi dụng
hoặc trung lập.
Lãnh đạo
Đảng cộng sản Việt Nam đội tiên Đảng cộng sản Đông Dương đội
phong của giai cấp công nhân
tiên phong của giai cấp công nhân
Quan hệ quốc Cách mạng Việt Nam phải liên Cách mạng Đông Dương có quan
tế
lạc với các dân tộc bị áp bức và hệ khăng khít với cách mạng thế
vơ sản thế giới.
giới.
Nhận xét
Đây là Cương lĩnh cách mạng Luận cương còn hạn chế: khơng
giải phóng dân tộc sáng tạo, kết đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng
hợp đúng đắn vấn đề dân tộc với đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và
vấn đề giai cấp.
chưa nhìn thấy khả năng chống
đế quốc và phong kiến của 1 số
bộ phận của các giai cấp khác.
Ví dụ 2 : Bảng so sánh phong trào Cách mạng 1930 -1931 với phong trào dân
chủ 1936- 1939.
17



Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Khi dạy xong bài phong trào CMVN 1930-1931 và PTDC 1936-1939,giáo viên có
thể yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức những vấn đề cơ bản bằng bảng so
sánh nội dung 2 giai đoạn lịch sử trên.
Giai đoạn
Nội dung
Kẻ thù

1930-1931

1936-1939

Đế quốc và phong kiến

Phản động thuộc địa và tay sai

Nhiệm vụ

Chống đế quốc và phong
kiến giành độc lập cho dân
tộc và ruộng đất cho dân cày
Chưa thành lập

Chống phát xít, chống chiến tranh đế
quốc, chống bọn phản động thuộc tay
sai, đòi tự do dân chủ ...
Mặt trận
thành lập Mặt trận Thống nhất nhân

dân phản đế Đông Dương (3/1938
đổi tên thành Măt trận dân chủ Đơng
Dương).
Hình thức,phương Bí mật, vũ trang
Cơng khai kết hợp với bí mật, hợp
pháp CM
pháp kết hợp với bất hợp pháp.
Thơng qua bảng hệ thống này học sinh sẽ biết rõ được kẻthù, nhiệm vụ cách
mạng của từng giai đoạn lịch sử .Từ đó xác định được nhiệm vụ trọng tâm và hình
thức cụ thể trong từng giai đoạn. Mặt khác cịn giúp học sinh có thể lí giải được
hồn cảnh lịch sử trong nước và thế giới thay đổithì chủ trương sách lược cũng thay
đổi. Điều đó chứng tỏ sự nhạy bén, đúng đắn, kịp thời, phù họp với yêu cầu,
nguyện vọng của nhân dân.
Ví dụ 3:Lấp bảng so sánh về nội dung của hội nghị BCHTW Đảng cộng sản
Đông Dương (11/1939) với Hội nghị BCHTW Đảng cộng sản Đông Dương lần
VIII (5/1941).
Khi học xong bài phong trào giải phóng dân tộc dân chủ 1939-1945 ,phần nội dung
của các hội nghị (11/1939) và (5/1941),giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh hệ
thống kiến thức qua bảng biểu sau :
Hội nghị
Nội dung
Nhiệm
trước mắt
Khẩu hiệu

Hội nghị
(11/1939)

BCHTW


Đảng

vụ Đánh đổ đế quốc và tay sai làm
cho Đơng Dương hồn tồn độc
lập
Tạm gác khẩu hiệu cách mạng
ruộng đất đề ra khẩu hiệutịch
thu RĐ của đế quốc và tay sai,
chống tô cao, lãi nặng và thành

Hội nghị BCHTW Đảng
slần VIII (5/1941).
Giải phóng dân tộc
Tiếp tục tạm gác khẩu hiệu
CMRĐ ,đề ra khẩu hiệu
giảm tô thuế, chia lại ruộng
cơng và người cày có ruộng
18


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

lập Chính phủ dân chủ cộng hịa
Phương pháp Hoạt động bí mật ,bất hợp pháp Đi từ khởi nghĩa từng phần
CM
tiến lên tổng khởi nghĩa,
chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm
trung tâm của tồn Đảng
,tồn dân.

Hình thức mặt Thành lập MT thống nhất dân Thành lập Việt Nam độc lập
trận
tộc phản đế Đông Dương.
đồng minh (Việt Minh)
Ý nghĩa
Đánh dấu bước chuyển hướng Hoàn chỉnh chủ trương được
quan trọng của Đảng – đặt giải đề ra tại Hội nghị trung ương
phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa tháng 11/1939 nhằm giải
nhân dân tâ bước vào thời kì quyết mục tiêu số 1 của cách
trực tiếp vận động cứu nước.
mạng là giải phóng dân tộc.
Đây là những phần có lượng kiến thức gần giống nhau nên học sinh rất
hay nhầm giữa nội dung của hội nghị này với nội dung của hội nghị khác.Và qua
bảng so sánh trên học sinh sẽ thấy được điểm giống và khác của hai hội nghị. Đồng
thời, học sinh sẽ nhận thức rõ hơn về sự hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội
nghị lần thứ VIII tháng 5/1941 của Đảng. Từ đó, xác định nội dung Đảng đề ra cụ
thể của từng giai đoạn lịch sử là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Với bảng thống kê
này giúp học sinh tránh được tình trạng nhầm lẫn kiến thức trong hai hội nghị trên.
2.4. Hiệu quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Với thời lượng tiết ôn tập củng cố lại kiến thức cả một giai đoạn lịch sử lớn. Sau
tiết ôn tập này, giáo viên cho các em làm bài trắc nghiệm để đánh giá chất lượng
của buổi ôn tập. Kết quả đạt được là:
*Trước khi áp dụng phương pháp:
Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần I:
Trung
Tổng
Giỏi
Khá
Yếu
Kém

bình
số
Lớp
học
TL
TL
TL
TL
TL
SL
SL
SL
SL
SL
sinh
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
12a6
43
2 4,7%
6 14%
25 58% 10 23% 0
0
12a14 42
1 2,4%
5 12%
27 64% 9 21% 0

0
13,3
12a10 45
2 4,4%
6
28 62% 9 20% 0
0
%
*Sau khi áp dụng phương pháp:
Kết quả khảo sát bài kiểm tra lần II
Lớp Tổn
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
g số SL TL
SL TL SL
TL
SL TL SL TL
học
(%)
(%)
(%)
(%)
(%)
19


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức

cho học sinh.

12a2

sinh
43

5

11,7%

12

12a4

42

3

7,1%

13

12a10

45

4

8,9%


14

28
%
31
%
31
%

22

51%

4

9%

0

0

23

54,8
%

3

7%


0

0

24

53%

3

6.7
%

0

0

* Nhận xét:
Sau thời gian áp dụng phương pháp mới, kết quả đạt được như sau:
- Tỉ lệ học sinh giỏi và khá tăng lên rõ rệt
- Tỉ lệ học sinh trung bình và yếu giảm xuống.
Kết quả đạt được đối với những lớp chưa thực hiện phương pháp ôn tập
Năm học
Áp dụng Kết quả kiểm tra
đề tài
Giỏi
Khá
TB
Yếu

Kém
Lớp 12A7
Chưa
áp
27 ccc
4,0 %
22,6 % 43 %
2,0 %
dụng
%
Lớp 12A4
Chưa
áp
4,6 %
22,4% 43,5 % 28,3 % 1,2 %
dụng
Lớp 12A12
Áp dụng
8,6 %
32,9 % 48,6 % 9,9 %
0%
3. Kết luận và đề xuất
3.1. Kết luận
Qua quá trình thực hiện phương pháp củng cố kiến thức, căn cứ vào khả
năng học tập và kết quả đạt được trong việc thực hiện phương pháp tôi đã rút ra
được những kinh nghiệm sau:
Phương pháp củng cố kiến thức được tiến hành một cách phong phú đa dạng
trong phần học, kiến thức phù hợp với trình độ học sinh, chú ý nâng cao để phát
hiện bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bài tập thực hành cần kết hợp nhiều dạng khác nhau, từ câu hỏi trắc nghiệm

đến bài tập nhận thức, thực hành bộ môn, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống.
Ôn tập củng cố kiến thức trên cơ sở hệ thống kiến thức theo một trình tự
lôgic, tăng cường thực hành tại chỗ, để học sinh hứng thú học tập, nhớ nhanh, nhớ
lâu.
Có chế độ ưu tiên khuyến khích trong qúa trình ơn tập, tạo nên sự thi đua
lành mạnh trong học sinh.
Xây dựng "Ngân hàng đề" luôn tạo nên sự bất ngờ hứng thú, ham tìm hiểu
trong mỗi câu hỏi, mỗi giờ kiểm tra thực hành.
Sử dụng đa dạng phương pháp trong một buổi ôn tập tạo nên sự thoải mái
trong học tập của học sinh.
20


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

Tóm lại,Phương pháp củng cố kiến thức lịch sử lớp 12 cuối THPT là nhằm
cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức lịch sử nhằm trang bị cho học sinh
một hành trang để các em bước vào kì thi THPT quốc gia. Với phương pháp này
học sinh sẽ tiếp nhận kiến thức một cách nhanh chóng và có sức bền hơn. Tuy
nhiên khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải nắm vững kiến thức lịch
sử, sử dụng thành thục hệ thống phương pháp trong qúa trình giảng dạy.
Trên đây tuy là những ý kiến nhỏ nhưng cũng là một trong những biện pháp,
cách thức để củng cố kiến thức, gây hứng thú học tập bộ môn Lịch sử đối với học
nhà trường phổ thông, tuy là một vài biện pháp nhỏ nhưng góp phần hoạt động giáo
dục theo hướng tích cực hoá trong dạy và học hiện nay.
3.2. Đề xuất
Từ những kinh nghiệm rút ra đó, bản thân xin có một số đề xuất:
- Sở Giáo dục cần tổ chức tập huấn cho giáo viên những kỹ năng, phương pháp cần

thiết về phương pháp ôn tập Lịch sử .
- Mổi năm nên tổ chức một buổi “Dạ hội Lịch sử ”, tuỳ theo điều kiện mà tổ chức
vòng trường hay vòng huyện, xen vào các giờ sinh hoạt dưới cờ chương trình hái
hoa dân chủ tìm hiểu kiến thức về bộ môn.
- Cán bộ thư viện cần sắp xếp đồ dùng một cách khoa học tạo thuận lợi cho học
sinh tìm kiếm tài liệu một cách thuận tiện.
- Cần có các tiết ôn tập sau mỗi giai đoạn trong phân phối chương trình.
Quá trình thực hiện phương pháp là đúc rút từ kinh nghiệm trong thực tế giảng
dạy. Mong muốn của bản thân là góp một phần tiếng nói chung vào q trình đổi
mới mơn học để học sinh hiểu rõ lịch sử thế giới và dân tộc một cách hồn thiện
hơn./.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm
ĐƠN VỊ
2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội dung
của người khác.
Lê Thị Vân

21


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.


Phan Ngọc Liên (chủ biên): Phương pháp dạy học Lịch sử, NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội, 2002.
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng…Phát huy tính tích cực của học sinh
trong dạy học Lịch sử trường THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999.
Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, NXB giáo dục.

22


Thiết lập sơ đồ kiến thức và bảng so sánh giai đoạn 1930-1945 Lịch sử Việt Nam Lớp 12, để củng cố kiến thức
cho học sinh.

DANH MỤC
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
XẾP LOẠI, CẤP SỞ GD &ĐT VÀ CÁC CẤP CAO HƠN
XẾP LOẠI TỪ LOẠI C TRỞ LÊN
Tên đề tài sáng kiến

Năm cấp

Xếp loại

Nâng cao hiệu quả trong dạy học ôn
tập bài 27 “Tổng kết Lịch sử Việt Nam
từ 1919-2000”, Lịch sử lớp 12

2017

B


Số, ngày, tháng, năm của quyết
định công nhận, cơ quan banh
hành QĐ.
1112/QĐ-SGD&ĐT
ngày 18/10/2017

23



×