Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kỹ thuật băng bất động xương đòn bằng băng chun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.91 KB, 4 trang )

KỸ THUẬT BĂNG BẤT ĐỘNG XƯƠNG ĐÒN BẰNG BĂNG CHUN
Bộ môn Ngoại - Trường Đại Học Y Hà Nội
1. Dụng cụ
Băng chun bề rộng khoảng 8cm, dài 3m.
Các dụng cụ cài băng chun: 4 cái
2. Kỹ thuật: minh họa với gãy xương đòn bên trái
3.
Bước 1 Bắt đầu với các vòng băng quanh khớp
vai trái từ trên xuống dưới ở phía trước
và vòng qua dưới nách, từ dưới lên
trên từ phía sau.
Nhìn trước
Bước 2 Sau khi đã tiến hành băng quanh vai
trái 2 hoặc 3 vòng, bạn vòng băng
quanh người sang phải ở sau lưng từ
phía dưới nách và kéo băng căng hết
mức có thể( động tác này rất quan
trọng vì sẽ giúp giữ khớp vai ở tư thế
đúng: về phía sau và ngoài so với
ngực).
Nhìn sau
Bước 3 Sau khi kéo căng dải băng ở phía sau
lưng, băng được kéo vòng qua nách
phải ra phía trước và vòng lên trên
quanh vai phải. Vì vai phải không bị
chấn thương nên chỉ cần quấn băng 1
lần quanh vai phải. Bước 3 này rất
quan trọng vì bạn phải kiểm soát xem
băng có được kéo căng hay chưa.
Nhìn trước
Bước 4 Sau khi đã vòng quanh vai phải, băng


được luồn dưới nách phải và vòng
sang nách trái từ phía trước, lúc này
băng không cần được kéo căng nữa.
Nhìn trước
1
Bước 5 Băng được vòng phía dưới nách trái
ra sau lưng và vòng ra trước xuống
dưới.
Nhìn sau
Bước 6 Lặp lại bước 1 thêm 2 vòng băng nữa.
Sau đó băng lại được vòng từ phía
dưới nách ra sau lưng và kéo căng hết
sức rồi vòng lên vai phải như bước 2
Nhìn sau
Bước 3 và bước 6 có thể được lặp lại tùy theo chiều dài cuộn băng và sức căng
của cuộn băng
Bước 7 Để tránh băng có thể bị trượt khỏi vai,
1 vòng băng bắt chéo được thực hiện
từ vai phải xuống dưới nách trái.
Nhìn sau
Bước 8 Băng được bắt chéo tiếp tục từ vai trái
xuống dưới nách phải. Bước 7 và 8
này có thể được thực hiện xen kẽ với
bước 3 và 6 hoặc thực hiện ở vòng
băng cuối cùng. Cố định băng bằng
dụng cụ cài băng ở đầu cuối của băng
và ở vị trí giao giữa phần ngang và
phần đứng của băng ở vai trái, mỗi vị
trí 2 cài băng.
Nhìn sau

Tài liệu tham khảo: o/index.php
2
PHẦN TEST CỦA BĂNG BẤT ĐỘNG XƯƠNG ĐÒN
Câu 1: Dụng cụ sử dụng cho kỹ thuật băng bất động xương đòn bao gồm:
A: nẹp, băng chun, bông độn
B: băng chun, bông độn, cài băng
C: băng chun, cài băng
D: nẹp, băng cuộn, bông độn
Câu 2: Kích thước của băng chun dùng cho băng bất động xương đòn là:
A: Rộng 8cm, dài 2m
B: Rộng 10cm, dài 2m
C: Rộng 8cm, dài 3m
D: Rộng 10cm, dài 3m
Câu 3: Kỹ thuật băng bất động xương đòn bằng băng chun tiêu chuẩn có số bước
là:
A: 6
B: 7
C: 8
D: 9
Câu 4: Trong các bước của kỹ thuật băng bất động xương đòn, bước nào có vai trò
quan trọng đảm bảo cho việc bất động ở tư thế đúng:
A: Bước 2
B: Bước 3
C: Bước 6
D: Cả ba bước trên
Câu 5: Số lượng cài băng chun sử dụng trong băng bất động xương đòn là:
A: 2
B: 3
C: 4
D: 6

Câu 6: Các câu sau đúng hay sai
Đ S
1 Khi thực hiện băng vòng qua khớp vai trong gãy xương đòn, số
vòng băng ở vai chấn thương và vai không chấn thương là như
nhau.
X
2 Có thể lặp lại một số bước của quá trình băng bất động xương đòn X
3 Bước 4 là bước quan trọng nhất của kỹ thuật băng bất động xương
đòn bằng băng chun
X
4 Việc cài cố định băng chun chỉ cần thực hiện ở đầu cuối cùng của
cuộn băng
X
5 Kích thước cuộn băng chun tiêu chuẩn sử dụng cho băng bất động
xương đòn là dài 3m và rộng 8cm
X
Kỹ năng 1: Thực hiện bước 1 của kỹ năng băng bất động xương đòn bằng băng
chun
Kỹ năng 2: Thực hiện bước 2 và 3 của kỹ năng băng bất động xương đòn bằng
băng chun
Kỹ năng 3: Thực hiện bước 7 và 8 của kỹ năng băng bất động xương đòn bằng
băng chun
Kỹ năng 4: Thực hiện cố định băng chun sau khi băng xong bằng dụng cụ cài
băng
Kỹ năng 5: Chuẩn bị dụng cụ cho băng bất động xương đòn
3
Bảng kiểm chung cho các kỹ năng:
Đánh giá
Kịp thời gian
và đúng(2)

Kịp thời gian
nhưng chưa
đúng(1)
Không kịp thời
gian(0)
Điểm tối đa
Điểm 10
4

×